LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1 :
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.Thương mại quốc tế - ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.Sự ra đời và khái niệm về thương mại quốc tế
1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của thương mại quốc tế
1.1.3.Các hình thức và nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
1.1.3.1.Các hình thức của xuất nhập khẩu
1.1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
1.2.Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua
1.2.1.Tiềm năng và xu thế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
1.2.2.Những nội dung cơ bản của chính sách xuất nhập khẩu hiện nay
1.2.3.Những kết quả và hạn chế của xuất nhập khẩu trong những năm qua
Chương 2 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
2.1.Tổng quan về công ty mỹ thuật Trung ương
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2.Quy mô các nguồn lực
2.2.4.Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
2.2.Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương
2.2.1.Cách thức hoạt động
2.2.1.1.Nghiên cứu thị trường và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu
2.2.1.2.Phương thức giao dịch
2.2.1.3.Ký kết hợp đồng xuất khẩu
2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu
2.2.2.1.Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng
2.2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
2.2.2.3.Hiểu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương
2.2.3.Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
2.2.3.1.Tổng lợi nhuận từ hoạt động doanh thu xuất nhập khẩu
2.2.3.2.Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động xuất nhập khẩu
2.3.Phân tích hiểu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương
2.3.1.Hiểu quả kinh tế
2.3.2.Hiểu quả xã hội
2.3.Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương
2.3.1.Những mặt đã đạt được
2.3.2.Những hạn chế
Chương 3 :
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
3.1.Mục tiêu và Phương hướng phát triển xuất khẩu trong thời gian tới
3.2. Các giải pháp nhàm nâng cao hiểu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương.
3.2.1.Giải pháp về thị trường
3.2.2.Giải pháp về sản phẩm
3.2.3.Giải pháp về vốn
3.2.4.Nâng cao công tác quản lý cán bộ
3.2.5.Mở rộng hình thức kinh nghiệm phát hiện thị hiếu
3.2.6.Một số kiến nghị đối với chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty mỹ thuật trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hoá phẩm
Xưởng tư vấn thiết kế
Chi nhánh công ty ở phía nam tại TPHCM
Chi nhánh công ty ở Hải Dương
Chi nhánh công ty ở thành phố Huế
Văn phòng đại diện ở Đức và Hàn Quốc
Phòng xuất nhập khẩu
Trung tâm xuất khẩu lao động
Xí nghiệp xây dựng công trình
Phòng kinh doanh tiếp thị
Các cửa hàng.
b) Các đơn vị gián tiếp gồm:
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tài chính – kế toán
Phòng kế hoạch kinh doanh
2.1.2.Quy mô của các nguồn lực
* Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là một trong ba nguồn lực cơ bản của quá trình tái sản xuất, vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vốn tồn tại dưới nhiều hình thức: nhà xưởng, đất đai, máy móc, ...Tuy nhiên ở đây ta xét trên phương diện vốn tài chính thì nó được biểu hiện bằng tiền. Vốn có tác động điều hoà và lưu thông mọi hoạt động của công ty. Nếu không có vốn hoặc không đủ vố để hoạt động sẽ làm cho mọi hoạt động của công ty bị ngưng trễ, giảm sút. Chính vì điều này mà hiện nay công ty đang cố gắng nâng cao vốn kinh doanh hiện có nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Với vốn lưu động từ ngày thành lập chỉ có 177.00 đồng, đến nay đã có 2.770.974.079 đồng do công ty tự làm nên. Hàng năm nạp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Cùng với số vốn lưu động ít ỏi thì tài sản cố định của công ty khi mới thành lập chỉ trị gía 434.000 đến nay số tài sản cố định này đã lên tới 7.784.025.055 đồng, bao gồm nhà xưởng, thiết bị, máy móc, thiết bị, xe cộ ...
Với số vốn ngày càng được củng cố, công ty từng bước đi vào kinh doanh những mặt hàng yêu cầu nhiều vốn, lợi nhuận cao như: trang trí nội ngoại thất, điêu khắc, kinh doanh xuất nhập khẩu, ... Qua đó lợi nhuận thu được từ các hoạt động này tăng thêm, đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm chiếm khoảng 20% tổng lợi nhuận của công ty. Chính vì thế vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế cũng có những chuyển biến đáng kể (Công ty là một trong 3 công ty cấp I trong tổng số 63 doanh nghiệp thuộc Bộ văn hoá thông tin) mà như chúng ta đã biết khi vị thế của chúng ta được nâg cao thì đồng nghĩa với nó là lợi nhuận lớn hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn.
Mặc dù vậy, không phải việc kinh doanh lúc nào cũng suôn sẻ.Trong quá trình làm ăn, nhiều khi công ty có vốn nhưng không kịp thu hồi do khách hàng nợ hoặc cùng một lúc thu mua các nguồn hàng để xuất khẩu. Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra đều đặn, công ty phải tạm thời vay vốn của ngân hàng, các quỹ tín dụng hoặc xin gia hạn thanh toán chậm. Như vậy , một mặt công ty mất uy tín, một mặt lợi nhận bị hạn chế do phải trả lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, do đặc điểm của công ty là vừa hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực mỹ thuật, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, do vậy đồng vố bị phân chia mà chủ yếu là tập trung cho các công trình nghệ thuật, bởi thế gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Từ những điểm đã nói trên ta có thể thấy rằng nguồn vốn có một ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và công việc kinh doanh nói chung của côngty. Với thành quả hoạt động được đến nay từ chỗ hầu như không có vốn kinh doanh, chứng tỏ công ty đã làm ăn rất hiểu quả.
* Công nghệ kỹ thuật
Do tính chất công việc của công ty là chuyên về hoạt động nghệ thuật và kinh doanh. Vì vậy, công nghệ kỹ thuật của công ty không đáng là bao mà chủ yếu là dựa trên khối óc và bàn tay tài hoa của tập thể cán bộ công nhân viên công ty.Công ty không tự sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu, mà các nguồn hàng này chủ yếu được đặt ở các làng nghề truyền thống (Hà Tây, Bát Tràng, Bắc Ninh, Hải Dương. Thái Bình ...) trên cơ sở đơn đặt hàng và mẫu mã thiết kế của công ty.
* Nguồn nhân lực
Với hơn 20 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong những năm đầu hiểu quả của công ty còn chưa cao.Nhưng trong quá trình hoạt động, công ty không ngừng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, kết hợp tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu nặg động, tinh thông nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác. Do vậy, hiểu quả kinh doanh nói chung và hiểu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng cao và ổn định.
Hiện tại, công ty đã có đội ngũ hơn 150 các nhà điêu khắc, hoạ sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và cử nhân kinh tế. Trong đó phòng xuất nhập khẩu của công ty có 18 người, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đã và sẽ là những thuận lợi, ưu thế rất lớn để cho công ty nâng cao hiểu quả hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Một minh chứng cụ thể là trong năm 1998 mặc dù kinh doanh vô cùng khó khăn (do cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực) kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm ở một số nước, nhưng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhâph khẩu năng động, sáng tạo, nhờ đó công ty đã thu được kết quả khá khả quan, lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu vẫn ở mức cao.
2.1.4.Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2000 - 2001)
TT
Các chỉ tiêu
ĐV tính
Thực hiện
2000
Thực hiện
2001
% 2001 so 2000
1
Tổng số CBCNV trong danh sách (Bao gồm cả lao động ngắn hạn)
Trong đó số người làm việc thường xuyên
Người
640
140
924
210
144%
146%
2
Tuyển thêm lao động dài hạn
Người
30
70
233%
3
Giá trị tổng sản lượng
Tr. đồng
38.015
53.000
139%
4
Tổng doanh thu thực hiện
Tr. đồng
32.054
45.998
121%
5
Sản phẩm chủ yếu
C. trình
37
38
129,7%
6
Bình quân 1 người nộp
ngân sách
1000đ
2.666
3.372
126%
7
Tổng vốn kinh doanh
Tr. đồng
6.065
6.565
108%
8
Lợi nhuận thực hiện
Tr. đồng
1.140
1.435
109%
9
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng số vốn kinh doanh
%
18
22
122
8
Bình quân thu nhập người/ Tháng
Tr. đồng
2,1
2,3
109%
* Công tác quản lý cán bộ
Về tổ chức công ty đã chủ động nghiên cứu hoàn thiện chức năng đã có và triển khai thành lập kịp thời các chức năng mới được bổ sung. Trong năm 2001 công ty bổ sung thêm 4 đơn vị đó là:
Công ty hội chợ – triển lãm quốc tế và trong nước
Chi nhánh ở Huế
Chi nhánh ở Hải Dương
Văn phòng đại diện ở Hàn Quốc
Năm 2001, công ty đã tuyển dụng thêm được nhiều lao động ngoài xã hội tham gi vào các bộ phận trức tiếp cuả công ty. Năm nay, công ty tuyển dụng hơn 50 lao động thường xuyên và 300 lao động thời vụ cho tất cả các đơn vị.
Do nhiều chức nâưng mới và tuyển dụng nhiều lao động mới nên việc triển khai công tác có nơi còn lúng túng. Tuy vậy, hầu hết anh chị em mới vào cũng hoà nhập được không khí chung doàn kết, hăng say lao động của công ty. Đặc biệt là xưởng điêu khắc hoành tráng, xưởng trang trí nội ngoại thất, xưởng tư vấn thiết kế kiến truc,xí nghiệp xây dựng công trình,phòng tài vụ, phòng xuất nhập khẩu, chi nhánh tại TPHCM và một số bộ phận khác.
* Thực hiện nhiệm vụ chính trị, văn hoá - xã hộ
Bám sát chức năng nhiệm vụ của mình, công ty đã ttriển khai tốt các lĩnh vực hoạt động. Các công trình nghệ thuật,công trình tượng đài, di tích, bảo tàng,tranh tuyên truyền cổ động quảng cáo ...đều chú trọng đến tính khoa học trong nội dung trình bày. Tìm giải pháp thể hiện hợp lý để nhấn mạnh những nội dung chính ở các thời kỳ lịch sử, tránh tình trạng giàn trải, trùng lắp.
Từ năm 2000 đén nay, công ty đã tiến hành thiết kế và thi công một số công trình di tích như: Phú Quốc, Tân Trào, Nha công an ở Tuyên Quang, tượng đài Trần Hưng Đạo, di tích đại thi hào Nguyễn Du, di tích Nguyễn Trãi ở Côn Sơn ... Uy tín của công ty với các địa phương, các ngành ngày càng vững vàng, nên chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật ngày càng tiến bộ.Giá thành sản phẩm được hạ nhiều so với các đơn vị khác. Đến nay công ty đã có mặt trên gần 40 tỉnh thành trên cả nước với gần 50 công trình nghệ thuật và một số công trình nghệ thuật ở nước ngoài.
Từ năm 2000 đến nay, công ty đã chủ động mở rộng thị trường ra nước ngoài như mở văn phòng đại diện tại CHLB Đức, mở trung tâm văn hoá Việt Nam tại Hannover, mở hội chợ ở Bỉ và Đan Mạch, ý. Năm 2001 công ty đã gioa lưu với nhiều thị trường quốc tế. Đặc biệt là Đức, Bỉ, Canađa, Mỹ, đã có các trung tâm trưng bày hàng mỹ thuật, mỹ nghệ ở Đức, Canađa, Bỉ và nghiên cứu thêm một số nước khác. Nhằm khai thác sức mạnh triệt đệ của các làng nghề, các nghệ nhân có đôi tay vàng trong cá nước. Công ty đã được Bộ cho thành lập trung tâm dạy nghề truyền thống và hiện nay đang tập trung xây dựng cơ sở vật chất để triển khai đào tạo.
* Thực hiện kế hoach kinh tế – tài chính
Song song với việc phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công ty cũng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế, tài chính được Bộ giao.
Phát huy những thành tích đã đạt được những năm trước. Năm nay, cán bộ công nhân viên ở công ty đã hoàn thành vượt mức ở tất cả các chỉ tiêu được giao. Hơn 50 công trình và hàng loạt sản phẩm được khai có hiểu quả với giá trị doanh thu hơn 45 tỷ đồng, lãi và các chỉ tiêu kinh tế hoàn thành vượt mức.
Nhiệm vụ đóng thuế, nộp ngân sách cho nhà nước công ty đã làm tròn trách nhiệm. Tuy vậy, vì vốn lưu động thiếu, không cấp đủ định mức nên nhiều lúc công ty chiếm dụng nguồn vốn kể cả thuế, để ứng cho công trình , một số công trình ở miền núi, vùng cao khó khăn lại phải chấp nhậ thanh toán chậm. Bình quân thu nhập đầu người trên tháng cũng tăng đáng kể, năm 2001 đạt 2.300.000 đồng/tháng, tăng 109% so với năm 2000. Công tác xuất nhập khẩu, kể cả xuất khẩu uỷ thác năm nay so với năm trước đạt mức cao hơn. Riêng mấy lĩnh vực: tranh cổ động, tranh đồ hoạ, xuất khẩu lao động vẫn còn gặp khó khăn. Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế ở các lĩnh vực này còn chưa tốt. Nhưng nhìn chung tổng hợp lại công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch ở tất cả các chỉ tiêu.
2.2.Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Mỹ Thuật Trung Ương
2.2.1.Cách thức hoạt động
2.2.1.1.Nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu
Để thành công trong hoạt động xuất khẩu, công ty phải nhận diện các thị trường xuất khẩu, thu hút, đánh giá tiềm năng xuất khẩu đối với sản phẩm của mình càng chính xác càng tốt. Việc nghiên cứu và dự báo thị trường vì thế có vai trò rất quan trọng.Bởi vậy, cần đánh giá quy mô của thị trường và các đặc điểm nhu cầu, sở thích của khách hàng, cũng như những khác biệt về văn hóa – xã hội có thể ảnh hưởng đến phương thức kinh doanh của công ty với thị trường đó. Do đó, từ năm 2000 công ty đã chủ động mở thị trường ra nước ngoài, giao lưu văn hóa với các nước như : CHLB Đức, Bỉ, Canađa, ý .... ở các khu vực trên công ty đã cử nhiều lao động sang làm việc và nghiên cứu thị trường nhằm hướng lâu dài. Họ sẽ liên kết cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam ặt chẽ với phòng xuất nhập khẩu của công ty để thông tin chọn các mặt hàng xuất khẩu sang và nhập khẩu về một cách chính xác có hiểu quả hơn. Công ty cho đây là một định hướng đúng để mở rộng quan hệ làm ăn với các nước trên xu thế hội nhập nhằm phát triển ngành nghề Thủ công mỹ nghệ truyền thống của đất nước. Khai thác triệt để sức mạnh của các làng nghề, các nghệ nhân có đôi tay vàng trong cả nước.
Song song với công tác nghiên cứu thị trường quốc tế, công ty cũng rất quan tâm đến thị trường trong nước, như thường xuyên cử các nhân viên về các làng nghề để tìm kiếm các sản phẩm mới, để đa dạng hóa các sản phẩm, đa dạng hoá phương thức kinh doanh và có thể liên kết các làng nghề với công ty để cùng hợp tác làm ăn lâu dài.
2.2.1.2.Phương thức giao dịch
* Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà công ty trực tiếp bàn bạc, thảo luận hoặc thông qua điện tín, fax ...Có thể nói, đây là phương thức kinh doanh cơ bản của công ty (chiếm 60% trong tổng xuất khẩu), được công ty áp dụng kinh doanh ngay từ những ngày đầu thành lập. Công ty trực tiếp nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các bạn hàng tiêu thụ và đồng thời kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phục những thiếu sót. Từ đó, công ty chú trọng xây dựng các phương án kinh doanh cho từng mặt hàng, từng hợp đồng, phân loại mức độ tiêu thụ, tạo nguồn để sử dụng hiểu quả đồng vốn bỏ ra. Đồng thời công ty có thể xác định được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, sự cạnh tranh của các đối thụ trên thị trường.
Tuy nhiên trong giao dịch này, công ty sẽ gặp khó khăn bởi những đối thủ tầm cỡ trên thị trường. Do vậy sản phẩm cũng dễ bị ép giá hoặc không xâm nhập được thị trường thế giới. Hơn nữa, còn bị ràng buộc bởi chi phí cho điều tra nghiên cứu thị trường, chi phí cho đi lại, giao dịch.
*Xuất khẩu uỷ thác:
Xuất khẩu uỷ thác là phương thức giao dịch mà công ty quy định những điều kiện trong giao dịch và mua bán hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán phải qua người thứ ba (người trung gian buôn bán).
Giao dịch qua trung gian, rất thuận lợi cho các công ty khi mới bắt đầu xâm nhập thị trường, đưa sản phẩm của mình vào thị trường hoặc trưng bày sản phẩm mới. Qua hình thức này, công ty có thể tránh được rủi ro, khi những thông tin phản hồi từ khách hàng là không chính xác đôi khi còn là những thông tin sai lệch do đối thủ đưa ra.
Việc thực hiện xuất khẩu uỷ thác đem lại cho công ty cũng như bên nhận uỷ thác nhiều lợi ích khác nhau. Bên uỷ thác thì xuất khẩu được mặt hàng của mình ra thị trường nước ngoài, còn bên uỷ thác thì tăng thêm kim ngạch xuất nhập khẩu
Nhưng trong giao dịch này, công ty không trực tiếp thâm nhập thị trường nên không hiểu rõ thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và đối thụ cạnh tranh. Ngoài ra, công ty còn phải chịu một khoản chi phí rất lớn cho bên nhận uỷ thác. Chính vì những hạn chế đó mà hàng năm lưu lượng xuất khẩu theo hình thức uỷ thác của công ty chỉ chiếm khoảng 10%.
* Giao dịch tại hội chợ triển lãm:
Thông qua giao dịch tại hội chợ, công ty có thể mở rộng buôn bán với các nước, mở rộng thị trường bằng cách trực tiếp đàm phán với các đối tác và phát triển tần số thông tin về sản phẩm của mình với các khách hàng một cách trực tiếp. ở loại hình giao dịch này rất có lợi, doanh nghiệp có thể trực tiếp gặp gỡ khách hàng của mình, có thêm những thông tin về nhu cầu của khách hàng và tự làm nổi bật mặt mạnh của công ty.
Hàng năm, lượng hàng hoá giao dịch của công ty tại hội chợ chỉ khoảng 30% nhưng 70% giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là thông qua hình thức này.Có thể nói đây là hình thức giao dịch rất quan trọng, bởi thế mà ngày nay hầu hết các hợp đồng thương mại được ký kết thông qua các hộ chợ.
Sau khi giao dịch, tìm kiếm được bạn hàng.Hai bên đã thoả thuận với nhau về hàng hoá, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, phương thức thanh toán ... và cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng.
2.2.1.3.Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Trình tự hợp đồng xuất khẩu theo các bước sau:
Kiểm tra
LC
Uỷ thác
Thuê tàu
Chuẩn bị hàng hoá
Xin giấy phép xuất khẩu
Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Kiểm nghiệm hàng hoá
Làm thủ tục
Bảo quản
Giao hàng lên tàu
Mua bảo hiểm
Giải quyết khiếu nại
Làm thủ tục
Thanh toán
- Xin giấy phép xuất khẩu của bộ thương mại, bao gồm: đơn xin phép xuất khẩu
- Chuẩn bị hàng hoá, bao gồm: Thu gom hàng hóa, bao bì đóng gói, ký mã hiệu.
- Thuê tàu: Tuỳ theo phương thức thuê tàu (theo giá CIF hoặc FOB) có hình thức thuê tàu khác nhau.
- Kiểm tra chất lượng hàng hoá
- Làm thủ tục hải quan: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá, thực hiện các quy định của hải quan
- Mua bảo hiểm, gồm có: hợp đồng bảo hiểm bao, hợp đồng bảo hiểm chuyến, các đIều kiện bảo hiểm A, B, C mà công ty có thể sử dụng.
- Giao hàng lên tàu
- Làm thủ tục thanh toán: Công ty thường thanh toán bằng phương thức TTR
2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu
2.2.2.1.Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng
Hiện nay cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Mỹ thuật trung Ương bao gồm một số mặt hàng chủ yếu sau:
- Đồ gỗ (gỗ mỹ nghệ, gỗ chạm khảm) bao gồm: bàn ghế, tủ, giường, tượng các loại…
- Đồ gốm: bát đĩa, cốc chén, bình hoa, các loại tượng…
- Sơn dầu cốt tre: đĩa, bát, khay…
- Mây tre đan: giỏ, kệ, bàn ghế, lẵng, chỏng, đèn lồng…
- Các hàng khác: Sơn mài, khung tranh, hàng đa, thổ cẩm, ren thêu
Bảng 3: Kim nghạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ (1998 - 2002)
Đơn vị tính: USD
Tên hàng
1998
1999
2000
2001
1.Đồ gỗ
83.536
118.460
188.540
234.568
2.Gốm sứ
45.755
73.038
77.139
99.112
3.Sơn dầu cốt tre
39.854
39.218
26.285
24.455
4.Mây tre đan
10.685
14.636
21.473
30.597
5.Các loại khác
4.944
10.384
9023
12.503
Tổng kim ngạch
184.774
255.736
322.460
401.235
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty trong những năm qua về cơ bản không có gì thay đổi. Mặc dù mới bắt đầu hoạt động xuất khẩu từ cuối năm 1996 nhưng tốc độ tăng trưởng của công ty khá đều qua các năm. Đặc biệt năm 2000 và 2001, điều này xuất phát từ lý do năm 1998 là một trong hai năm khởi đầu hoạt động xuất khẩu ở công ty, phải tìm kiếm thị trường, nguồn hàng,phải thiết lập quan hệ mới với bạn hàng, uy tín của công ty cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam ưa có, độ tin cậy của khácộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam hàng đối với công ty phần nào bị hạn chế. Hơn nữa do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu á, nên từ cuối năm 1997 và đầu năm 1998 nhu cầu về hàng hoá nói chung và nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng ở một số nước đều giảm, đồng thời một số nước xuất khẩu khác lại giảm gía (do đồng tiền của nước họ mất gía so với đồng USD) nên việc cạnh tranh đã khó lại còn khó khăn hơn, làm cho công ty cũng phải giảm giá để duy trì quan hệ với bạn hàng. Vì vậy trong những năm đầu họ chỉ quan hệ mang tính chất thăm dò, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu không cao. Với kim nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và sự khẳng định bằng uy tín, khả năng thực thế, công ty đã nhanh chóng thu hút được bạn hàng, mối quan hệ buôn bán dần được xác lập, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng ở mức cao.
Do có quan hệ bạn hàng tốt, từ chỗ năm 1998 kim nghạch xuất khẩu chỉ có 184.774 USD đến năm 1999 con số này đã lên tới 255.736 USD, tăng 138% so với năm 1997, đây là mức tăng khá cao so với tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chung của đất nước (Năm 1999 hàng thủ công mỹ nghệ đạt 165 triệu USD, tăng 48,6% so với năm 1998). Năm 2000 kim nghạch xuất khẩu của công ty vẫn tiếp tục tăng và ổn định trên thị trường, đạt 322.460 USD, chiếm 126% so với năm 1999. Mặc dầu tỷ trọng xuất khẩu năm 2000 giảm so với năm 1999 nhưng không đáng kể.
ở năm 2001 sở dĩ kim nghạch xuất khẩu tăng vọt lên ở mức 401.235 USD, chiếm 124% so với năm 2000 là do uy tín của công ty tiếp tục được nâng lên, phía đối tác không ngừng tăng kim ngạch qua các hợp đồng lớn. Hơn nữa, do công ty không ngừng tìm kiếm bạn hàng mới, trên cơ sở vẫn duy trì những đối tác cũ nên đã tăng được lượng khách hàng đến với công ty. Nhờ vậy, công ty đã không những giữ vững được thế ổn định mà ngày càng phát triển.
* Về cơ cấu hàng xuất khẩu:
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong những năm qua về cơ bản không có gì thay đổi, nhưng về cơ cấu mặt hàng năm sau so với năm trước có nhiều biến động. Đặc biệt hai mặt hàng, đồ gỗ và gốm sứ có sự biến động rất lớn. Riêng mặt hàng gỗ năm 1998 chỉ có khoảng 42,8% nhưng đến năm 2001 đã lên đến 58,5% tổng kim nghạch xuất khẩu . Nguyên nhân là do mấy năm trở lại đây thị trường đồ gỗ lên ngôi, đặc biệt là đồ gỗ chảm khảm. Còn hàng gốm sứ năm 1998 đạt 23,5% tổng kim nghạch xuất khẩu thì năm 2001 đạt 25%.
Đối với mặt hàng sơn dầu cốt tre có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này được thể hiện là năm 1998 tỷ trọng hàng sơn dầu cốt tre chiếm 20,5% đến năm 2001 đã tụt xuống ở mức 6,4%. Trong khi ở một số mặt hàng khác đều có sự tăng trưởng khá cao thì hàng sơn dầu cốt tre lại giảm là do trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều mặt hàng này với giá cả cạnh tranh hơn và mẫu mã phong phú đa dạng.
Còn mặt hàng mây tre đan cũng có vẻ thuận lợi, tỷ trọng của mặt hàng này tăng đều qua bốn năm, là do công ty đã bổ sung thêm một số mặt hàng mới với mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng cao hơn nên đã thu hút được thêm nhiều khácộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam hàng. Từ chỗ 5,5% năm 1998 đến năm 2001 chiếm 7,6% tổng kim nghạch xuất khẩu .
Những mặt hàng còn lạI chiếm tỷ trọng nhỏ, mức tăng trưởng hàng năm không đều, tăng giảm không đáng kể.
Qua số liệu trên chứng tỏ rằng, tốc độ tăng trưởng của tổng kim nghạch xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương đạt được ở mức cao những năm gần đây chủ yếu là do nhóm hàng đồ gỗ và đồ gốm sứ tạo ra. Đây là hai mặt hàng chủ lực và là thế mạnh của công ty.
2.2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Là sản phẩm mang đậm chất văn hoá, hàng thủ công mỹ nghệ không phải là mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho nên việc tìm được thị trường tiêu thụ là rất khó khăn, nó là mấu chốt cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại, thậm chí đến cả sự tồn tại của một doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mỗi thị trường có yêu cầu riêng biệt về chủng loại hàng hoá, màu sắc, kiểu dáng… Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên công ty luôn chú ý và làm tốt vấn đề này.
Bằng kinh nghiệm và sự năng động của mình, thời gian qua công ty đã tìm kiếm được một số thị trường quan trọng như: CHLB Đức, Vương quốc Bỉ, Canađa, Pháp, Đài Loan … Trong khi nhà nước mở ra chế cho mọi doanh nghiệp đều được xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ , công ty Mỹ thuật trung Ương lại càng phải vất vả chèo chống để tìm kiếm thị phần. Công ty một mặt lo tìm kiếm thị trường, mặt khác vẫn gắn bó với các cơ sở sản xuất và các làng nghề, tạo điều kiện để người lao động có công ăn viẹc làm ổn định và thu nhập cao. Đối với thị trường bên ngoài, công ty thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm, đặt văn phòng đại diện ở nước ngoàI, … Đây là điều kiện thuận lợi giúp công ty nắm bắt rõ thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để có xu hướng xuất khẩu phù hợp.
Bảng4: Thị trường xuất khẩu của công ty (1998 - 2001)
Đơn vị tính: USD
Năm
Thị trường
1998
1999
2000
2001
1. CHLB Đức
62.365
82.370
122.220
144.800
2. Vương quốc Bỉ
51.800
67.932
83.736
130.223
3. Canađa
32.183
45.070
50.070
57.680
4. Pháp
26.454
31.254
47.668
51.370
5. Đài Loan
11.972
29.110
18.766
17.162
Tổng kim ngạch
184.774
255.736
322.460
401.235
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty
Bảng trên cho ta thấy, cộng hoà liên bang Đức là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của công ty, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, chứng tỏ tiềm năng ở thị trường này là rất lớn và có vẻ khả quan trong những năm tới.Từ chỗ chỉ có 62.365 USD kim nghạch xuất khẩu năm 1998 nhưng đến năm 2001 đã lên đến 144.800 USD, tăng 215% so với năm 1998, chiếm 36% tỷ trọng cả năm 2001.Tuy nhiên công ty cần chú ý quan tâm, có những biện pháp tót nhất để khai thác có hiểu quả hơn nữa vì trong buôn bán người Đức nói riêng và Châu Âu nói chung rất thận trọng và đề cao uy tín.
Bỉ cũng đã và đang là một thị trường đầy hứa hẹn đối với công ty, qua bốn năm kim nghạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao. Với kim ngạch năm 1998 là 16.800 USD đến năm 2001 đã đạt được 130.223 USD, chiếm 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả năm. Sỡ dĩ có được kết quả này là do năm 2001 hai chính phủ đã chính thức có quan hệ cấp nhà nước, đã ký các hiệp định song phương, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm nhiều ưu đãi, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ
Đối với thị trường Canađa và Pháp cũng có sự tăng trưởng nhẹ qua các năm nhưng không đáng kể. Đây cũng là những thị trường quan trọng, hàng năm có kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn. Theo cơ quan xúc tiến thương mại Canađa thì hiện nay nước này nhập khẩu gần 300 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ . Năm qua, chúng ta cũng đã xuất khẩu sang Pháp 28,8 triệu USD. Vì vậy, công ty cần có chiến lược đúng đắn để củng cố các thị trường này.
Còn thị trường Đài Loan, kim nghạch xuất khẩu có chiều hướng biến động nhưng không đáng kể, năm 2001 có xu hướng giảm. Hơn nữa, ta và Đài Loan chỉ có quan hệ buôn bán, không có quan hệ cấp quốc gia giữa hai chính phủ.
Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng, các nước Đức, Bỉ, Pháp, thuộc khối EU là những bạn hàng có mối quan hệ làm ăn rất tốt với công ty. Nếu tính chung, hiện nay các nước EU chiếm gần 50% kim nghạch xuất khẩu , đây là thị trường trọng điểm về đồ gỗ gia dụng,, cũng là nơi tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm gốm , sứ mỹ nghệ của Đồng Nai, Bình Dương, Bát Tràng. Đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe. Bởi thế, muốn duy trì và phát triển mối quan hệ này hơn nữa, công ty cần nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng hó mẫu mã, giao hàng đúng chất lượng, đúng hẹn để tăng cường thêm uy tín của mình.
2.2.2.3.Hiểu quả hoạt động xuất nhập khẩu
Muốn biết một doanh nghiệp làm ăn có hiểu quả hay không thì chúng ta phải đánh giá hiểu quả sản xuất kinh doanh của nó. Có thể nói hiểu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh.
Trên phương diện lý thuyết có nhiều cách khác nhau để phân tích và tính toán hiểu quả kinh doanh như: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,hiểu quả sử dụng vốn …Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thì ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34262.doc