MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: 4
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 4
I. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 4
1. Nhận thức chung về tập đoàn kinh tế 4
2. Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 6
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (TKV) 9
1. Quá trình hình thành và phát triển 9
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 12
2.1 Chức năng nhiệm vụ 12
2.2. Cơ cấu tổ chức 14
3. Các ngành nghề kinh doanh 17
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH THAN CỦA TKV NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 18
III. ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT MẠNH VÀ MẶT YẾU CỦA TẬP ĐOÀN 24
1. Mặt mạnh 24
2. Mặt yếu 27
Chương 2: 30
THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 30
I. THỊ TRƯỜNG THAN THẾ GIỚI 30
1. Phân bổ trữ lượng than trên thị trường thế giới 30
2. Đặc điểm thị trường than thế giới hiện nay 33
II. MẶT HÀNG THAN TRONG CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 35
III. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 37
1. Kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu 37
1.1 Kim ngạch xuất khẩu 37
1.2 Thị trường xuất khẩu 39
2. Giá cả than xuất khẩu 42
2.1 Tình hình giá than xuất khẩu thời gian gần đây 42
2.2 Chính sách giá than của Tập đoàn 43
2.3 Giá than nhìn từ góc độ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững . 45
3. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu 48
V. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV 49
1. Thành công 49
1.1 Về chất lượng, chủng loại than xuất khẩu 49
1.2 Về giá than xuất khẩu 52
1.3 Về kim ngạch xuất khẩu 52
1.4 Về mặt phương thức xuất khẩu 53
1.5 Về thị trường xuất khẩu 54
1.6 Về hiệu quả xuất khẩu 54
1.7 Xúc tiến thương mại trong hoạt động bán hàng 56
2. Hạn chế cần khắc phục 57
2.1 Về chất lượng than xuất khẩu 57
2.2 Về giá than xuất khẩu 58
2.3 Về phương thức xuất khẩu 58
2.4 Về mặt đảm bảo an toàn cho người lao động 58
Chương 3: 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 60
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV 60
1. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam 60
2. Xu hướng thị trường than thế giới trong thời gian tới 63
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TKV TRONG THỜI GIAN TỚI 64
1. Những thách thức chính đối với ngành than trong thời gian tới 64
2. Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển bền vững 66
2.1 Quan điểm phát triển 66
2.2 Mục tiêu phát triển 67
3. Định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 69
3.1 Về thị trường 70
3.2 Về đầu tư 70
3.3 Về khoa học công nghệ 71
3.4 Về môi trường 71
3.5 Về huy động vốn 71
3.6 Về hội nhập quốc tế 71
3.7 Về phát triển các nguồn nhân lực 71
3.8 Về thương hiệu và truyền thống văn hoá 72
3.9 Về kế hoạch xuất khẩu 72
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV TRONG THỜI GIAN TỚI 72
1. Giải pháp nhằm hạn chế xuất khẩu than của Tập đoàn trong tương lai 72
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu than của Tập đoàn trong thời gian tới và vì mục tiêu phát triển bền vững 75
2.1 Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị phụ tùng 75
2.2 Đầu tư trong sản xuất than 77
2.3 Phát triển nguồn nhân lực 78
2.4 Bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo hiệu quả khai thác than 80
2.5 Tăng cường hoạt động phân phối và xúc tiến thương mại 83
IV. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 85
1. Giải pháp của Nhà nước nhằm hạn chế xuất khẩu than thông qua thuế xuất khẩu than . 85
2. Các biện pháp và chính sách khác của Nhà nước 87
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4355 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng số than Antraxit xuất khẩu trên thế giới. Than Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường khoảng 30 nước, lớn nhất là thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 40% tương đương 2,5 triệu tấn than Antraxit). Ngoài ra thị trường châu Âu (Tây Âu và Bungary), các nước ASEAN và gần đây là thị trường châu Mỹ (kể cả Mỹ) và Nam Phi cũng trở thành điểm đến trong xuất khẩu than của Tập đoàn.
2. Giá cả than xuất khẩu
Tình hình giá than xuất khẩu thời gian gần đây
Giá than xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Giá than xuất khẩu của Tập đoàn từ 2000 – 2006
Đơn vị: USD/tấn
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Ta thấy giá than xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2003 giảm, nhưng từ năm 2003 đến nay giá than xuất khẩu của Việt Nam lại tăng trở lại. Năm 2003 giá than xuất khẩu mới là 25.51 USD/tấn thì đến năm 2006 đã là 40.04 USD/tấn.
Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do giá than xuất khẩu của Tập đoàn do giá than thế giới quyết định. Trước năm 2003 trở lại, tuy nhu cầu tiêu thụ than thế giới tiếp tục tăng nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than của thị trường thế giới, nhiều nước đã triển khai thực hiện các chính sách đẩy mạnh khai thác, sản xuất và xuất khẩu than. Như ngành than của Nga đẩy mạnh thực hiện chính sách tư nhân hoá. Chính phủ Trung Quốc thì có chính sách rõ ràng về phát triển ngành than nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các mỏ than đá cỡ lớn và trung bình đồng thời xây dựng nhiều mỏ than đá hiện đại; sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong khâu tuyển, rửa than. Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hợp nhất thành các tập đoàn lớn, thiết lập mối quan hệ giữa các nhà máy than và nhà máy điện để sản xuất và tiêu thụ than có hiệu quả. Cùng với việc nhiều nước áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất than để hạ giá thành, cuộc cạnh tranh xuất khẩu than tiếp tục diễn ra gay gắt. Nổi lên trong cuộc cạnh tranh trên thị trường than thế giới là cuộc cạnh tranh xuất khẩu than của Ôxtrâylia với các nước Trung Quốc, Nga và Inđônêxia.
Còn từ năm 2003 đến nay, giá than thế giới cũng như Việt Nam lại tăng lên. Nguyên nhân là do các quốc gia dần hạn chế nguồn cung do nhận thấy nguồn tài nguyên than quý giá đang dần cạn kiệt và ưu tiên hơn cho tiêu dung nội địa tránh lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia trong khi nhu cầu than của thế giới vẫn không ngừng tăng lên và trong thời gian tới có lẽ giá than sẽ ngày càng tăng chứ không giảm nữa.
Chính sách giá than của Tập đoàn
Trong tình hình kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp nào cũng muốn bán được sản phẩm của mình với giá cao, thu được lợi nhuận cao nhất có thể. Nếu không doanh nghiệp đó không thể tồn tại lâu dài được bởi vì hiện nay có rất nhiều đối thủ cạch tranh trên thị trường, họ sẵn sàng giảm giá để thu hút khách hàng. Vì vậy để có thể phát triển trong tương lai thì Tập đoàn TKV phải có chính sách giá thích hợp để làm sao vừa có mức giá cạch tranh, vừa đảm bảo doanh nghiệp thu được khoản lợi nhuận xứng đáng trong dài hạn. Tập đoàn TKV đã xác định rằng mình không thể chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải tính tới lợi nhuận trong lâu dài. Do vậy, Tập đoàn thường rất linh động trong chính sách giá của mình, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đề ra mức giá cho phù hợp nhất là đối với các thị trường khó tính và nhạy cảm.
Thông thường, Tập đoàn đề ra quy định đối với giá các loại than xuất khẩu là mức giá sàn. Giá than xuất khẩu được xác định thông qua chi phí sản xuất và giá cả các loại than đồng loại trên thị trường than thế giới. Còn mức giá đưa ra cho khách hàng thì còn tuỳ thuộc vào sự tính toán về chi phí hợp lý và các yếu tố khác. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, mức giá được Tập đoàn áp dụng là giá FOB và CIF. Sau khi đã tiến hành tính toán tất cả các chi phí như phí uỷ thác, phí kiểm định, phí chuyên chở…Tập đoàn sẽ đưa than ra bến cảng và đưa đi xuất khẩu, lúc này giá than xuất khẩu ở cảng sẽ là một trong hai loại giá trên (FOB hoặc CIF). Nhưng thông thường, Tập đoàn xuất khẩu theo giá FOB tức là khi hàng hoá được chuyển qua lan can tàu thì Tập đoàn sẽ không còn phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá nữa, quá trình chuyên chở từ cảng về đến điểm đích cuối cùng sẽ do phía khách hàng chịu mọi trách nhiệm. Hình thức này giúp cho Tập đoàn bớt phải lo một công đoạn khó khăn trong khâu giao hàng nhưng lại bỏ qua một lợi thế cạnh tranh. Tuy đối với tàu có trọng tải nhỏ hơn thì áp dụng theo giá CIF nhưng nhìn chung mức giá xuất khẩu của Tập đoàn chủ yếu là giá FOB, điều này chưa thực sự đem lại hiệu quả cho Tập đoàn vì chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển và điều này cũng làm cho giá than xuất khẩu của Việt Nam thường cao hơn.
Tuy rằng các nước có nhu cầu lớn về nhập khẩu than của Việt Nam nhưng trên thế giới vẫn còn rất nhiều các nhà cung cấp than xuất khẩu khác như Nam Phi, Australia, Trung Quốc, Indonesia…khiến cho tình hình xuất khẩu than ngày càng quyết liệt. Hiện nay so với giá xuất khẩu các loại than cùng loại của các nước thì giá của Việt Nam là tương đối cao. Có thể lấy ví dụ về giá than cám và than đá xuất khẩu bình quân của Việt Nam và của thế giới để thấy rõ hơn về mức giá than xuất khẩu của Việt Nam cao hơn như thế nào:
Bảng 8: Giá một số loại than xuất khẩu bình quân
Đơn vị: USD/tấn
Chủng loại than
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Than cám
Việt Nam
16,58
17,1
19
20
27
28,5
29
Thế giới
14,2
15
15,8
16
25
26,7
28,2
Than đá
Việt Nam
30,2
31,41
32,14
32,87
39,24
40,1
42,2
Thế giới
29,5
30,1
30,8
30,8
35,6
37,4
39,7
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Như vậy Tập đoàn vẫn phải tiếp tục hoàn thiện chính sách giá cho hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh kinh tế thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
2.3 Giá than nhìn từ góc độ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững
* Giá than ảnh hưởng xuất khẩu than tăng
Những năm gần đây xuất khẩu than liên tục giá tăng với tốc độ ngày càng cao, cụ thể như trên bảng sau:
Bảng 9: Sản lượng than xuất khẩu những năm gần đây
Đơn vị XK
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Sản lượng XK (triệu tấn)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Cả nước
4,3
6,0
39,5
7,3
21,7
11,6
58,9
18,0
55,2
21,3
18,3
TKV
4,2
5,5
31,0
6,5
18,2
10,5
61,5
14,7
40,0
20,9
42,2
Đơn vị khác
0,1
0,5
400,0
0,8
60,0
1,1
37,5
3,3
200,0
0,4
-87,9
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006
Theo bảng trên ta thấy trong 2 năm 2004 – 2005, sản lượng than xuất khẩu của cả nước có tốc độ tăng là 58,9% và 55,2%; trong đó của TKV là 61,5% và 40,0%, của các đơn vị khác là 37,5% và 200,0%. Việc tăng nhanh sản lượng than xuất khẩu đã khiến cho dư luận quan tâm lo ngại về sự mau chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái tạo này và sự thiếu hụt trong việc đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế trong tương lai. Vậy nguyên nhân làm cho xuất khẩu than ngày càng tăng nhanh là gì?
Trước hết, nguyên nhân căn bản là giá bán than trong nước thấp hơn so với giá thành và quá thấp so với giá xuất khẩu, đặc biệt là giá bán than cho các hộ tiêu thụ trọng điểm gồm: nhiệt điện than, xi măng, phân bón, hoá chất như bảng sau:
Bảng 10: Giá thành than tiêu thụ và giá bán than
Đơn vị: 1000đồng/tấn
2000
2001
2002
2003
2004
2005
(1) Giá thành than tiêu thụ
269,4
292,0
302,5
313,0
343,9
406,3
(2) Giá than nội địa bình quân
225,2
267,0
284,8
310,0
329,4
380,8
(3) Giá than xuất khẩu bình quân
403,1
386,4
387,5
395,7
482,2
641,7
(2) / (1) (%)
85,6
91,4
94,1
96,2
95,8
93,7
(2) / (3) (%)
55,9
69,1
73,5
76,1
68,3
59,3
Nguồn: Báo cáo tài chính của TKV từ 2000 – 2005
Như vậy giá than nội địa bình quân thời gian qua luôn thấp hơn giá thành tiêu thụ và chỉ bằng 3/5 – 3/4 giá than xuất khẩu bình quân. Trong đó giá than bán cho các hộ tiêu thụ trọng điểm so với giá than xuất khẩu cùng loại còn thấp hơn nhiều. Có thể thấy rõ điều này qua tìm hiểu giá một số loại than được bán cho các hộ tiêu thụ trọng điểm trong bảng 11:
Bảng 11: Giá các loại than cho các hộ tiêu thụ trong điểm năm 2005
Giá than
Loại than dùng cho
Sản xuất ximăng
Sản xuất điện
Sản xuất phân bón
SX giấy
Cám 3a HG
Cám 3b HG
Cám 4b HG
Cám 5a HG
Cục xô HG1A
Cám 4b HG
Cám 4a HG
Giá XK
(USD/tấn)
56,0
51,8
37,0
31,5
76,0
37,0
40,0
(1000Đ/tấn)
890,4
823,6
588,3
500,8
1208,4
588,3
636,0
Giá nội địa (1000Đ/tấn)
384,8
369,5
322,0
315,0
614,0
316,2
316,2
Tỷ lệ Giá nội địa/Giá XK (%)
43,2
44,9
56,4
62,9
50,8
53,7
49,7
Nguồn: Báo cáo tài chính của TKV
Qua số liệu 3 bảng trên ta thấy chênh lệch giữa giá than nội địa và giá than xuất khẩu càng lớn thì sản lượng than xuất khẩu càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trường. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì ngược lại với ta: giá than nội địa cao hơn giá than xuất khẩu nên xuất khẩu than giảm xuống, chẳng hạn than xuất khẩu của Trung Quốc năm 2005 giảm xuống còn 71,8 triệu tấn, trong khi xuất khẩu năm 2003 đạt trên 90 triệu tấn.
Do giá than nội địa thấp nên trong thời gian qua TKV xuất khẩu than là để: (1) Bù lỗ phần sản lượng than tiêu thụ trong nước; (2) Thu lợi nhuận để tái đầu tư duy trì và nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế ngày càng tăng cao; (3) Xuất khẩu một số chủng loại than mà trong nước tạm thời chưa có nhu cầu, trong đó có cả nguyên nhân nhu cầu than thực tế cho sản xuất điện và ximăng luôn thấp hơn nhu cầu dự kiến trong kế hoạch và quy hoạch. Chẳng hạn năm 2005, TKV xuất khẩu 14,7 triệu tấn, trong đó theo tính toán gần 2 triệu tấn than để bù lỗ cho than tiêu thụ trong nước, khoảng 10 triệu tấn để thu lợi nhuận đáp ứng 30% tổng vốn đầu tư, số còn lại khoảng 2,7 triệu tấn là các loại than trong nước chưa có nhu cầu. [Nguồn: (8)]
Nguyên nhân thứ hai làm tăng xuất khẩu là do quản lý phần than tiêu thụ trong nước chưa chặt chẽ. Do giá than trong nước thấp và giá than xuất khẩu cao như đã nêu trên nên một khối lượng than gọi là tiêu thụ trong nước nhưng đã bị xuất khẩu lậu để ăn chênh lệch giá. Như năm 2006 có khoảng 2,7 triệu tấn than đã xuất khẩu lậu theo kiểu này.
* Giá than ảnh hưởng tới tổn thất than trong quá trình khai thác.
Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác thời gian qua tuy phần nào đã được cải thiện nhờ có tích luỹ đầu tư áp dụng công nghê mới song vẫn ở mức cao, nhất là ở các mỏ hầm lò. Một trong những nguyên nhân làm cho tổn thất than còn ở mức cao là do giá than thấp nên trong nhiều trường hợp một phần than có giá thành khai thác cao bị doanh nghiệp bỏ lại trong lòng đất và ngoài bãi thải.
Rõ ràng qua những phân tích ở trên cho thấy nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm tăng cao xuất khẩu than là do giá bán than trong nước quá thấp. Việc duy trì cơ chế bán than nội địa thấp, nhất là giá bán cho các hộ tiêu thụ chính không những gây tiêu cực trong buôn bán và xuất khẩu than mà còn góp phần làm cho việc sử dụng than lãng phí, đồng thời cũng làm tăng đà suy thoái môi trường, gây thiệt hại cho ngành kinh tế, đẩy nhanh quá trình cạn kiệt nguồn “vàng đen” hữu hạn không thể tái tạo của đất nước.
3. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu càng ngày càng tăng, được thể hiện qua bảng 11. Bảng đã tính toán cho thấy trước năm 2004, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là do sản lượng tăng nhanh, còn giá xuất khẩu lại giảm. Từ năm 2004 đến nay, giá đã tăng trở lại, sản lượng xuất khẩu còn tăng nhanh hơn nữa làm kim ngạch xuất khẩu tăng vượt bậc, doanh thu xuất khẩu cũng có những bước tiến dài. Theo bảng ta cũng tính được mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân từ 2000 - 2006 là 49,03%/năm, trong đó giai đoạn 2000 - 2003 là 22,95% trong khi giai đoạn 2003 - 2006 tăng bình quân là 75,10%. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao giúp Tập đoàn bù lỗ cho phần sản lượng than tiêu thụ trong nước, thu lợi nhuận để tái đầu tư.
Bảng 12: Sản lượng kim ngạch xuất khẩu trung bình qua từ 2000 – 2006
Năm
Số lượng xuất khẩu (nghìn tấn)
Giá xuất khẩu trung bình (USD/tấn)
Kim ngạch xuất khẩu trung bình (triệu USD)
2000
3095
28,9
89
2001
4197
26,4
111
2002
5507
25,7
142
2003
6468
25,4
165
2004
10500
30,0
315
2005
14741
33,0
485
2006
21611
41,8
875
Nguồn: Số liệu báo cáo của Tập đoàn
V. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV
1. Thành công
Để đánh giá chính xác lợi ích kinh tế mà hoạt động xuất khẩu mang lại, chúng ta cần xem xét những khía cạnh trong xuất khẩu, đó là: chất lượng, chủng loại than xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu; giá cả; phương thức xuất khẩu; hiệu quả xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại.
1.1 Về chất lượng, chủng loại than xuất khẩu
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả xuất khẩu vì có thực hiện tốt khâu này thì than Việt Nam mới có thể được các nước biết tới, chấp nhận nhập khẩu than của Việt Nam và có thể nâng cao kim ngạch sang nước đó. Chất lượng sản phẩm than là kết quả của quá trình sản xuất trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, chất lượng than chính là yếu tố đánh giá cuối cùng của quá trình sản xuất. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng đặc biệt chú ý tới chất lượng than xuất khẩu.
Đầu tiên, mẫu mã, quy cách phẩm chất của các loại sản phẩm than đều được các khách hàng quy định rất cụ thể, rõ ràng trong các hợp đồng mua bán sản phẩm giữa hai bên. Chính vì vậy việc đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng phải được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm túc ngay ở dưới các hầm mỏ khai thác than sao cho quá trình khai thác và sàng tuyển chọn ra được những loại than phù hợp với yêu cầu khách hàng. Thông thường việc xuất khẩu than của Việt Nam chỉ việc dựa vào những tiêu chuẩn kỹ thuật mà khách hàng đòi hỏi như về độ trơ, độ ẩm, chất bốc lưu huỳnh, cácbon cố định, nhiệt năng và cỡ hạt của than. Đây là những đặc tính kỹ thuật quan trọng nhất nói đến tính năng sử dụng cũng như khả năng đáp ứng tiêu chuẩn để có thể làm nguyên liệu cho quá trình cung cấp năng lượng và nhiệt lượng trong sản xuất. Tuy nhiên quá trình để than từ các mỏ đến tay người tiêu dùng còn phải trải qua một quá trình bao gồm nhiều công đoạn và những công đoạn này thường có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng than. Như trong quá trình vận chuyển có thể có sự va đập dẫn đến cỡ hạt của than nhỏ hơn so với quy định ban đầu hoặc khi trời mưa làm ảnh hưởng tới độ ẩm của than. Vì vậy trước khi tiến hành xuất khẩu than Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) đã thành lập Công ty cổ phần Giám định Than Việt Nam để thực hiện các khâu giám định như đo lường và giám định chất lượng. Đây là đơn vị trực thuộc Tập đoàn được thành lập để thực hiện nhiệm vụ giám định và kiểm tra xem các sản phẩm có phụ hợp với quy cách phẩm chất yêu cầu trước khi xuất khẩu hay không.
Bên cạnh việc thành lập Công ty cổ phần Giám định Than Việt Nam thì TKV còn thiết lập các mối quan hệ với hai trung tâm kiểm tra và giám định chất lượng khác là VINACONTROL và SGS. Đây là 2 trung tâm kiểm tra và giám định chất lượng sản phẩm tại Việt Nam và đều giám định chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hai trung tâm này cũng thường là những trung tâm được các bên khách hàng của Tập đoàn chọn là cơ quan kiểm định than trước khi xuất khẩu. Việc hợp tác chặt chẽ và có những thông tin chính xác kịp thời từ những trung tâm này đã, đang và sẽ giúp cho Tập đoàn tránh được những sai lệch trong chính sách của mình.
Một trong những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tơi chất lượng than xuất khẩu là quá trình vận chuyển than từ nơi sản xuất đến cầu cảng để xuất khẩu. Thường thì than được xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài có khối lượng lớn, do đó việc chuẩn bị hàng để xuất khẩu là rất quan trọng, vì vậy đây là một vấn đề mà Tập đoàn đặc biệt quan tâm tới khi ký kết hợp đồng mua bán với bất kỳ đối tác nào. Điều này được thể hiện qua việc Tập đoàn không ngừng tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sang tuyển, phân loại than. Cho đến nay Tập đoàn đã có ba cụm sang tuyển trung tâm tại Cửa Ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh), Nam Cầu Trắng (Hạ Long - Quảng Ninh), và Nhà máy sàng Vàng Danh (Uông Bí - Quảng Ninh).
Việt Nam có cả than nâu, than bùn, than mỡ song lợi thế tuyệt đối của than Việt Nam trên thị trường thế giới là than Antraxit. Bể than Antraxit của Quang Ninh – Việt Nam được coi là chất lượng hàng đầu thế giới với những tính năng ưu việt, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác như: nhiệt lượng cac (7350 – 8200 kcal/kg), độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp, tỷ lệ cacbon ổn định (80 – 90%), rất phù hợp cho ngành sản xuất nhựa, ximăng, công nghiệp luyện kim, đóng tàu. Trữ lượng Antraxit tính từ độ vỉa đến độ sâu -300m thì hiện nay còn khoảng 3,3 tỷ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20 – 25 triệu tấn thì chúng ta còn khai thác được hơn 70 năm nữa. Ngoài ra theo thăm dò của ngành địa chất, tính từ độ sâu -300 đến -1000m trữ lượng còn khoảng 10 tỷ tấn Theo số liệu báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng tài nguyên
.
Than xuất khẩu của TKV hiện nay chủ yếu tập trung vào một số chủng loại có giá trị xuất khẩu cao như than cục, than cám 1, 2, 3. Đây là loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng nên TKV tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…Ngoài ra, một số loại than chất lượng thấp mà trong nước chưa sử dụng hết như than cám 5, 6, 7, TKV sẽ tiếp tục xuất sang thị trường Trung Quốc. TKV sẽ thắt chặt hơn công tác quản lý, chỉ cung cấp than cho các công ty là đại lý của TKV cũng như giao than xuống tận cuối nguồn cho các hộ lớn để chống thất thoát nguồn than.
Trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì yếu tố chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Chất lượng tốt không những đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường nội địa mà còn giúp doanh nghiệp vươn ra trên thị trường nước ngoài. Chính vì nhận thức được điều này, TKV đã không ngừng nâng cao chất lượng than xuất khẩu, điều đó góp phần giúp Tập đoàn mở rộng thị trường xuất khẩu của mình tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.
1.2 Về giá than xuất khẩu
Các năm qua trên thế giới, giá than giảm mạnh từ năm 2000 - 2003 và tăng trở lại từ năm 2004 đến nay. Ví dụ than Antraxit, năm 1998 có giá là 70 USD/tấn thì đến 2001 chỉ còn 54 USD/tấn và đến 2004 tăng trở lại là 74 USD/tấn. Khi giá cả giảm, nó không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn mà còn gây khó khăn trong công tác dự trữ lượng than xuất khẩu của Tập đoàn để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhận thức được điều này, Tập đoàn đã xây dựng chế độ giá cả phù hợp có thể chấp nhận được như đã phân tích ở trên với những khách hàng có hợp đồng dài hạn, khối lượng hợp đồng lớn như Hàn Quốc, Bungary…Tuy nhiên giá cả ở đây phải đảm bảo kinh doanh không lỗ, chính sách giá cả này đã được khách hàng hưởng ứng và nó đã đem lại những kết quả rất khả quan.
1.3 Về kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua, than đá là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu như cuối những năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm xuống (trung bình trong giai đoạn 1996 – 2000 mỗi năm giảm 4,7%, đến năm 2000 chỉ còn 94 triệu USD) thì từ năm 2001, xuất khẩu than không những đã phục hồi mà còn đạt được tốc độ tăng trưởng đáng chú ý. Trong giai đoạn 2000 – 2006, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 49%, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2005 đã vượt ngưỡng 500 triệu USD kim ngạch xuất khẩu giúp mặt hàng than trở thành một trong những “đại gia” xuất khẩu chủ lực của nước ta, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu than đã là 875 triệu USD, gần đạt mức 1 tỷ USD chứng tỏ sự tăng trưởng vượt bậc của Tập đoàn những năm gần đây.
1.4 Về mặt phương thức xuất khẩu
Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm than, đề ra mức giá xuất khẩu hợp lý đã tạo những lợi thế cạnh tranh nhất định cho sản phẩm than trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên các lợi thế này chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định. Khi chất lượng sản phẩm trở nên đồng đều ở tất cả các thị trường, khi mức giá xuất khẩu than trên thị trường nhỏ hơn hoặc bằng giá xuất khẩu than của Việt Nam, đồng thời hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động xuất khẩu than thì chính sách phân phối sản phẩm than sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cạnh tranh. Trong chính sách phân phối sản phẩm thì quan trọng hơn cả là duy trì kênh phân phối như thế nào để sản phẩm có thể xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cho nhà xuất khẩu. Hiện nay TKV đã và đang tiến hành xuất khẩu than sang các thị trường trên thế giới thông qua hai kênh phân phối đó là: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp (tức là thông qua các tổ chức kinh doanh độc lập trong nước, xuất khẩu thông qua trung gian). Nhìn chung thì kênh xuất khẩu trực tiếp là hiệu quả nhất vì không phải tốn phí, không phải thông qua trung gian, không mất phí uỷ thác và làm tăng thu nhập doanh nghiệp. Đối với kênh gián tiếp xuất khẩu thông qua tổ chức kinh doanh độc lập trong nước thì Tập đoàn cũng bán cho các công ty đó nhưng lượng hàng bán bị hạn chế do than là ngành kinh doanh độc quyền. Tập đoàn còn sử dụng kênh thông qua trung gian xuất khẩu như xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản qua Công ty Thống Nhất Coal, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc thông qua Công ty Sam Sung.
Lượng tiêu thụ và doanh số tiêu thụ chủ yếu là từ kênh gián tiếp, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu than theo hình thức xuất khẩu
Đơn vị: %
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Kênh gián tiếp
69.66
72,79
65,49
63,03
63,35
61,44
58,63
Kênh trực tiếp
30,34
27,03
34,51
36,97
36,65
38,56
41,37
Nguồn: Số liệu của Tập đoàn
1.5 Về thị trường xuất khẩu
Cho đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã xuất khẩu than được sang 30 thị trường, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan đều là những bạn hàng lớn và bền vững của thị trường than Việt Nam, có một số thị trường mà Tập đoàn đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD/ năm.
Những năm vừa qua Tập đoàn đã kế thừa và mở rộng thị trường tiêu thụ trên và một số thị trường khác như Philipins, Nam Mỹ, Nam Phi…nhờ vào chính sách bạn hàng đúng đắn, sự cung cấp ổn định về khối lượng, chất lượng với giá cả cạnh tranh cho khách hàng. TKV đã ký được hợp đồng dài hạn 3 năm, 5 năm và thậm chí là 15 năm cho một số nhà tiêu thụ ở Nhật Bản, Philipins, Thái Lan và Trung Quốc.
1.6 Về hiệu quả xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu của Tập đoàn được thể hiện trên hai khía cạnh, đó là hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội mà hoạt động xuất khẩu than đem lại.
Đánh giá về mặt kinh tế của việc xuất khẩu than chính là đánh giá những lợi ích nhất định về kinh tế cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu than nói riêng. Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta sẽ thu được nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, làm tăng dự trữ ngoại tệ. Cụ thể đối với hiệu quả về mặt kinh tế được đánh giá trên khía cạnh lợi nhuận xuất khẩu, mức đóng góp của kim ngạch xuất khẩu than trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng 14: Lợi nhuận xuất khẩu của Tập đoàn qua các năm
Năm
Mức lợi nhuận (tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
2000
128,892
-
2001
141,451
9,7
2002
157,010
11,0
2003
169,571
8,0
2004
186,528
10,0
2005
215,412
15,5
2006
279,174
29,6
Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2000 – 2006 của Tập đoàn
Hiệu quả xuất khẩu than Việt Nam trong những năm thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu và nhất là qua chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu. So với những năm đầu thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam đến nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thì tổng doanh thu tăng gần 7 lần từ năm 1995 là 1410 tỷ đồng đến năm 2006 là 9546 tỷ đồng. Lợi nhuận xuất khẩu cũng tăng lên thể hiện qua bảng 14.
Qua bảng số liệu này ta thấy lợi nhuận xuất khẩu than tăng dần qua các năm, trở thành thế mạnh xuất khẩu của đất nước. Nó góp phần tăng thu ngoại tệ và phát huy lợi thế so sánh của đất nước.
Hiệu quả về mặt xã hội khi kim ngạch xuất khẩu than ngày càng tăng thể hiện rất rõ qua việc Tập đoàn đã sử dụng một lực lượng lao động rất lớn, đặc biệt đã giải quyết một số lượng việc làm lớn cho công nhân vùng mỏ. Bên cạnh đó, mức lương trả cho người lao động ngày càng đảm bảo cho cuộc sống của họ. Nếu như năm 1995 mức lương của cán bộ công nhân viên vùng mỏ chỉ là 667.000 đồng/người/ tháng thì đến năm 2006 đã là 3,8 triệu đồng/tháng. Trong những năm qua thông qua hoạt động xuất khẩu than ngày càng được tăng cường đã giúp cho việc phát triển các ngành kinh doanh khác, ngày càng đem lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước.
1.7 Xúc tiến thương mại trong hoạt động bán hàng
Trong hoạt động xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến đóng một v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van 2.doc