Khóa luận Hội nhập kinh tế quốc tế và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7

I - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất 7

1. Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay 7

2. Khái niệm 8

3. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 9

II - Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế 10

1. Xuất nhập khẩu 10

2. Đầu tư 11

3. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế 15

3.1 Hội nhập ASEAN/AFTA 19

3.2 Hội nhập APEC 20

3.3. Hội nhập WTO 23

III. Những lợi ích mà một quốc gia có được khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế 25

 

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 28

I. Quan điểm của Đảng và nhà nước về Hội nhập kinh tế quốc tế 28

1. Quan điểm chung 28

2. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập 29

3. Một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế 31

4. Mục tiêu của hội nhập 34

II. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động Xuất nhập khẩu của Việt Nam 34

* Tích cực: 35

1. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp hoạt động Xuất nhập khẩu hoà nhập vào thị trường thế giới một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. 35

2. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho hoạt động Xuất nhập khẩu được dễ dàng và gia tăng nhanh hơn , đơn giản hoá thủ tục hải quan 36

3. Đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu, hợp lý hoá cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu. 38

4. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường, khai thông thị trường trong nước 40

5. Tăng khả năng thu hút các nguồn vốn: FDI, ODA và chuyển giao công nghệ 42

6-Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đàm phán, năng lực tiếp cận thị trường, đặc biệt là năng lực quản lý và sản xuất hàng xuất khẩu. 43

7- Hội nhập để tìm hiểu cơ chế thị trường thế giới, các định chế của các tổ chức quốc tế và khu vực . 46

*Tiêu cực 47

1.Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. 47

2. Nguy cơ chệch hướng trong phát triển kinh tế. 50

III Tác động của việc phát triển xuất nhập khẩu đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 52

1.Phát triển xuất nhập khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia. 52

2. Xuất nhập khẩu thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và chặt chẽ hơn, tăng cường liên kết kinh tế quốc tế 53

3. Xuất nhập khẩu đòi hỏi các quốc gia hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp, môi trường đầu tư, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu 54

IV Mục tiêu tổng thể của xuất khẩu Việt Nam 55

 

CHƯƠNG III : NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 59

I Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây 59

1. Tình hình chung 59

2. Vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 66

II. Các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 68

1.Về phía Nhà nước: 68

1.1 Cần phải thống nhất về nhận thức và những yêu cầu của hội nhập. 68

1.2 Đổi mới tư duy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập. 69

1.3 Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế, trên cơ sở đó xác định bước đi và triển khai thực hiện một cách cụ thể rõ ràng 72

1.4 Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực KTTN có điều kiện phát huy vai trò của mình 76

1.5 Thiết lập các cơ quan chuyên môn xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin tiếp thị. 77

1.6 Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam với thế giới 78

1.7 Đào tạo nguôn nhân lực, những cán bộ đủ đức,đủ tài có thể đảm đương được vị trí, công việc của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam. 79

2. Về phía doanh nghiệp 80

1) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 81

1.1 Khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước, tận dụng các thế mạnh sẵn có và khai thác các tiềm năng một cách có hiệu quả. 82

1.3 Áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 86

1.4 Tích cực chủ động tìm kiếm bạn hàng, thị trường 86

1.5 Đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu ở trong và ngoài nước, đăng ký quyền sở hữu hợp pháp 87

1.6 Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Đầu tư cho công tác nghiên cứu, tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích, xử lý và dự báo thông tin thị trường 89

1.7 Tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành nghề. 90

2) Tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện vì mục tiêu phát triển bền vững 90

3) Đào tạo nguồn nhân lực 93

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hội nhập kinh tế quốc tế và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quan trọng và cần thiết khi tham gia vào thương mại quốc tế, nó quyết định phân nửa sự thành công khi hàng hoá thâm nhập vào thị trường mới. Ngay cả với những thị trường quen thuộc nó cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng như duy trì thị phần, nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố nâng cao năng lực xuất nhập khẩu của nền kinh tế còn là khả năng tận dụng cơ hội và khả năng biến cơ hội đó thành hiện thực. Không chỉ trong đàm phán dành hợp đồng, dành những điều kiện có lợi mà còn phải có một chiến lược xây dựng và quản lý nguồn hàng hợp lý, có một chiến lược thị trường cũng như chiến lược sản phẩm hợp lý. Thực tế cho thấy khi tham gia vào thương mại quốc tế, doanh nghiệp không chỉ phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu, tiềm năng của thị trường, khả năng thâm nhập thị trường mà còn phải nghiên cứu khả năng đáp ứng của mình đến đâu, thông qua các chiến lược phát triển nguồn hàng cũng như quản lý chúng. Biết mình biết người, biết khai thác những điểm mạnh của mình, chỉ như thế các doanh nghiệp mới có thể trụ vững và khai thác được lợi thế của hội nhập. Năng lực cạnh tranh được thể hiện trên 3 cấp độ khác nhau đó là: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm.Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam được xếp hạng như sau: năm 97:49/53 nước được xếp hạng, 1998: 39/53 nước(có tính yếu tố khủng hoảng), 1999:48/59; 2000: 53/59; 2001: 62/75. Ngày nay cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Bên cạnh khả năng sản xuất, khâu tiêu thụ cũng rất quan trọng đối với mọi hệ thống trong môi trường cạnh tranh. Khi mà khả năng sản xuất trong một số lĩnh vực là ngang nhau, ai nắm được khách hàng người đó sẽ chiến thắng. Cho đến nay, trải qua một quãng đường dù chưa dài trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trước hết, vị thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cũng được thay đổi bởi hàng loạt những cố gắng nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng kinh tế của đất nước. Nỗ lực đầu tư với số lượng lớn và chất lượng cao cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cho sản xuất, kinh doanh.Hệ thống pháp luật cũng được bổ sung, hoàn chỉnh, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, khuyến khích hoạt động kinh doanh. Năng lực điều hành và quản lý Nhà nước của các Bộ máy hành chính cũng được cải thiện đáng kể. Tiếp theo, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã được tăng cường. Số lượng các doanh nghiệp được tăng lên nhanh chóng qua các năm. Các doanh nghiệp nhà nước cũng được chấn chỉnh lại. Các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác có điều kiện phát triển và tham gia vào hoạt động thương mại, không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã vươn ra thị trường nước ngoài, ngày càng nhiều và hiệu quả hơn. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp cũng được đổi mới theo hướng tiên tiến hiện đại hơn. Kỹ năng quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp cũng dần dần tiếp thu, học hỏi và đuổi kịp được các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong xử lý các thông tin thị trường.Tham gia vào nền kinh tế thế giới, tiếp cận với một thị trường rộng lớn, nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy rủi ro tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện các kỹ năng, tinh thông nghiệp vụ, linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Cuối cùng, hình ảnh về sản phẩm Việt Nam, có tên gọi xuất xứ Việt Nam gắn liền với chất lượng cũng dần được tạo dựng và chiếm lĩnh thị trường. Một loạt sản phẩm, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh như nông nghiệp, thuỷ sản, hàng tiêu dùng trong công nghiệp, may mặc giày da… đã đạt chất lượng và quy cách phẩm chất ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của khu vực và thế giới. Thêm vào đó là chi phí và giá thành cũng có sức cạnh tranh nhờ vào các lợi thế so sánh. Tuy nhiên cuộc chiến với cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cần được xác định là thường xuyên,lâu dài và khá gay go, phức tạp cần có những giải pháp hữu hiệu. 7- Hội nhập để tìm hiểu cơ chế thị trường thế giới, các định chế của các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như học hỏi các kinh nghiệm của các nước về mọi mặt. Việt Nam sau nhiều năm bị cô lập, chỉ buôn bán với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới đa dạng và phong phú về thể chế chính trị, văn hoá cũng như các đặc điểm kinh tế, các kinh nghiệm, những bài học khi tham gia vào thị trường thế giới là những vốn quý mà Việt Nam cần khai thác, học hỏi. Với tư cách là thành viên của các khối kinh tế, mậu dịch khu vực và thế giới, Việt Nam không chỉ có cơ hội nhận được sự giúp đỡ kỹ thuật, tư vấn về các vấn đề thống kê mậu dịch và chính sách thương mại mà còn có điều kiện tham gia vào các cuộc đàm phán song phương đa phương. Các nước không phải là thành viên không có quyền được tham gia những cuộc thương lượng phân chia quyền lợi và thị trường, không có thông tin, không có quyền đấu tranh, phát biểu khi có các vấn đề xảy ra hoặc khi có các thoả thuận gây phương hại đến lợi ích quốc gia mình. Tham gia vào thương mại quốc tế, Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền kinh tế, nhiều nền văn hoá đa dạng, không chỉ giúp Việt Nam hiểu hơn về cơ chế quản lý kinh tế, luật pháp của các quốc gia mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về đặc trưng kinh tế, điểm mạnh yếu của các quốc gia đó, đặc biệt phong tục, tập quán kinh doanh, thói quen tiêu thụ, những điểm liên quan trực tiếp đến chiến lược sản phẩm và chiến lược kinh doanh theo từng khu vực thị trường. Hiện nay Việt Nam đã cam kết và thực hiện ở những mức độ khác nhau những định chế và chương trình hợp tác của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, bước đầu tham gia vào tự do hoá thương mại Việt Nam cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những nước đi trước cùng với những yêu cầu đòi hỏi khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực cũng như quôc tế như ASEAN, APEC và sắp tới là WTO - tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất toàn cầu, các định chế kinh tế tài chính quốc tế, đã từng bước loại bỏ những quyết định đã lỗi thời về mặt thể chế, điều tiết, điều chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách, luật lệ và thực tiễn hoạt động kinh tế của nước ta, làm cho chúng trở nên năng động, phù hợp với luật pháp quốc tế.Từ kinh nghiệm của các nước và thực trạng nền kinh tế của mình, Việt Nam có thể xác định được những bước đi đúng đắn và phù hợp nhất. Luật chơi công bằng của thị trường thế giới cũng là vấn đề Việt Nam nhận thức được khi tham gia sâu hơn vào thị trường, từ đó càng nỗ lực đổi mới nền kinh tế để tránh khỏi nguy cơ đào thải và tụt hậu.Có thể nói . Hội nhập có thể được sử dụng như một công cụ để đẩy nhanh tiến trình cách tân thị trường trong nước, điều chỉnh hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng cũng như cho sự vận hành của cả nền kinh tế nói chung và hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. *Tiêu cực 1.Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Có thể nói rằng, các cơ hội thuận lợi đồng thời đến cùng với những nguy cơ thách thức khi Việt Nam tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa, đó là khoảng cách khá xa về trình độ phát triển so với phần lớn các nước trong khu vực, nhất là so với các đối tác kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canađa, Autralia, New Zealand, các nước NIEs Đông á và một số nước ASEAN khác. Mặc dù trong những năm đổi mới vừa qua, thế và lực của kinh tế Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhưng Việt Nam về cơ bản vẫn là một nước nghèo, có xuất phát điểm thấp, thu nhập quốc dân tính theo đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Nói một cách vắn tắt, khó khăn thách thức tổng quát đối với nước ta là phải tham gia một cuộc chơi lớn trên quy khu vực và toàn cầu trong khi các điều kiện cơ bản để đảm bảo cho thành công lại rất thiếu. Thực chất vấn đề là ở chỗ, thực lực của nước ta rất yếu kém, cộng thêm vào đó là sự mới mẻ và xa lạ của các nguyên tắc trò chơi (chưa nắm vững luật chơi) trong khi áp lực về thời gian (tốc độ) và tính khe khắt của luật chơi (sòng phẳng) lại quá lớn. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả sau: Thứ nhất từ sự bất cập về cơ chế kinh tế, cơ chế thị trường còn sơ khai, thị trường chưa phát triển, hệ thống chính sách còn chưa đồng bộ, môi trường pháp luật chưa hoàn thiện sẽ là kẽ hở để tư bản nước ngoài lợi dụng khai thác đồng thời gây sức ép để hệ thống pháp luật điều chỉnh thuận lợi hơn cho sự bành trướng của các công ty đa quốc gia, của CNTB. Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, là một nước đi sau, chúng ta buộc phải tuân thủ những quy tắc luật chơi mà các nước phát triển đi trước đã đặt ra, điều này đã gây ra một khó khăn không nhỏ cho Việt Nam, đặc biệt với những quốc gia cố tình lợi dụng điều này để gây sức ép với Việt Nam. Nếu không điều chỉnh, Việt Nam có thể sẽ bị cô lập và bị đẩy ra khỏi cuộc chơi nếu không đáp ứng được các yêu cầu của các tổ chức này. Thứ hai, khó khăn thách thức đến từ khả năng cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế Việt Nam. Khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, tức là tham gia vào một khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh quyết liệt với những đối thủ mạnh hơn ta nhiều về thực lực và trình độ kinh tế. Để đạt được mục tiêu tự do hoá thương mại với các nước trong khối như với ASEAN, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường nội địa thông qua các biện pháp hạ thấp dần dần đi tới bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư cho các thành viên trong khối thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này không chỉ gây khó khăn, phức tạp với một số ngành kinh tế của nước ta do sức cạnh tranh của ta còn quá kém, mà còn dẫn đến nguy cơ thị trường nội địa của ta sẽ bị các công ty nước ngoài bành trướng, lũng đoạn. Đặc biệt với xu hướng đầu tư sản xuất và tiêu thụ ngay tại nước bản địa của các công ty đa quốc gia đã giúp các nước tư bản thực hiện chiến lược bành trướng thị trường của mình. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tích cực cải thiện tình hình, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì không những Việt Nam không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới mà còn mất cả thị trường trong nước do các công cụ bảo hộ không còn nữa. Thứ ba, xuất phát từ sự yếu kém trong tiếp nhận các nguồn vốn và công nghệ. Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và công nghệ chuyển giao vào Việt Nam là một trong những yếu tố gây ra tình trạnh nhập siêu ở nước ta. Chẳng hạn, năm 1986, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã nhập 2000 triệu USD mà chỉ xuất được 780 triệu USD. Về công nghệ, hiện nay ta lạc hậu so với thế giới khoảng 50-100 năm. Hệ thống thiết bị kỹ thuật ở hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước lạc hậu 2-3 thế hệ, thậm chí có lĩnh vực lạc hậu 4-5 thế hệ. Chính vì vậy năng suất lao động của ta rất thấp, sản phẩm làm ra với giá thành cao nên không có sức cạnh tranh. Thêm vào đó, lợi dụng danh nghĩa là những mặt hàng được Nhà nước Việt Nam khuyến khích nhập khẩu, trong nhiều năm qua, một số công ty liên doanh đã đưa vào Việt Nam nhiều máy móc, thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, thậm chí còn tồi hơn công nghệ hiện có ở Việt Nam, với giá rất cao (theo tài liệu nghiên cứu gần đây, khoảng 60-70% công nghệ nhập khẩu là công nghệ phế thải hoặc tân trang lại). Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam mà nghiêm trọng hơn, nếu không kịp thời phát hiện, điều chỉnh, Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác công nghiệp khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Việt Nam. Thứ tư, xuất phát từ những khó khăn do thiếu cán bộ quản lý giỏi, các nhà doanh nghiệp có tài. Điều này gây khó khăn lớn cho chúng ta trong việc thực hiện các cam kết và thoả thuận với các nước trong liên minh và các nước ký hiệp định song phương, đa phương khác, trước mắt cũng như lâu dài. Nhìn chung nguồn lao động cuả Việt Nam có trình độ thấp (khoảng 75% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp), kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng lao động không cao; đội ngũ cán bộ trên thị trường còn quá yếu kém, làm cho việc hội nhập của Việt Nam vào hệ thống phân công lao động quốc tế gặp nhiều bất cập. Thêm vào đó Việt Nam còn có thể là nơi rửa tiền của tội phạm quốc tế, hoặc là nơi tiêu thụ hàng giả, hàng kém phẩm chất. Cũng do sự yếu kém non trẻ của đội ngũ các nhà quản lý và các doanh nghiệp Việt Nam mà chúng ta đã phải chịu không ít thiệt thòi trong những vụ tranh chấp tay đôi, các vụ kiện tụng liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, thậm chí là nạn nhân của các vụ lừa đảo. Nói tóm lại, tham gia vào tiến trình Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, đi tắt đón đầu bắt kịp các nước công nghiệp phát triển đồng thời cũng mang lại cho Việt Nam nhiều nguy cơ thách thức. Nếu không có một lộ trình hội nhập thích hợp, những chính sách kinh tế có chiều sâu, có tầm nhìn chiến lược và đặc biệt là không có được nỗ lực vươn lên của chính các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài khu vực, dám đương đầu với thách thức thì Việt Nam không chỉ không đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về trình độ phát triển mà ngược lại chúng ta sẽ không thể phát triển được, không thể theo kịp đà phát triển chung và hậu quả tất yếu là lún sâu trong tụt hậu, trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa đế quốc mới phân chia, tranh giành. 2. Nguy cơ chệch hướng trong phát triển kinh tế. Mở cửa hội nhập tức là mở cửa để học hỏi, mở cửa để đón những luồng gió mới tốt lành nhưng đồng thời tràn vào theo nó là những luồng gió độc, không có lợi cho sự phát triển nói chung. Vấn đề ở đây là làm thế nào để tránh được mức độ ảnh hưởng của nó đến mức tối đa có thể, và làm thế nào để hạn chế những luồng gió độc hại đó xâm nhập vào Việt Nam? Thứ nhất, theo chân các nhà đầu tư vào Việt Nam nhiều khi không chỉ có các nhà đầu tư đơn thuần mà là các gián điệp kinh tế, là những phần tử phản động có âm mưu phá hoại thể chế kinh tế, chính trị của nước ta. Lại có những nhà đầu tư đến Việt Nam không vì mục đích kinh doanh lâu dài tại Việt Nam mà chỉ lợi dụng những đãi ngộ về đầu tư của nước chủ nhà, lợi dụng sự yếu kém trong quản lý kinh tế, cấu kết với một bộ phận cán bộ tha hoá biến chất thu lợi bất chính, làm ăn chộp giật. Hơn nữa, chính sách bành trướng mới của chủ nghĩa TB đế quốc là đầu tư vào các nước đang phát triển, nâng cao mức độ lệ thuộc về kinh tế, từ đó gây ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách kinh tế, tiến tới khống chế về mặt chính trị. Đó là một trong những tác động tiêu cực mà mặt trái của đầu tư mang lại. Tiếp theo là những khó khăn thách thức khi phải đối diện với hệ thống mạng toàn cầu. Với tư cách là một thứ quyền lực đang trỗi dậy với tốc độ nhanh chóng, hệ thống thông tin viễn thông toàn cầu có thể gây ra những tác động tiêu cực về mặt tư tưởng với hậu quả khó lường như sự băng hoại các giá trị đạo đức, xu hướng lệ thuộc văn hoá, tiềm năng gây bất ổn về chính trị, tư tưởng… Hơn nữa, các biến cố kinh tế như trong khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông á gần đây cho thấy, phương tiện truyền thông còn có thể tác động trực tiếp đến các quá trình kinh tế theo hướng gây rối loạn, đầu cơ, trục lợi. Điều quan trọng hơn cả là phải tạo ra các điều kiện cần thiết và cơ chế định hướng nhằm kiểm soát các thông tin trên mạng toàn cầu, để vừa không bỏ lỡ các lợi ích và các cơ hội to lớn mà chính sự phát triển của hệ thống này mang lại, vừa hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra. Đặc biệt những thông tin kinh tế trên hệ thống mạng có thể là con dao hai lưỡi, nó có thể mang lại lợi ích kinh tế ngược lại nó cũng có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản, hay nghiêm trọng hơn là đưa ra những thông tin giả, vu khống, làm lộ bí mật quốc gia. Nếu không kiểm soát được, hệ thống mạng này sẽ đẩy Việt Nam vào tình thế khó khăn hơn khi phải giải quyết những hậu quả mà nó đưa lại. Thứ ba, những khó khăn khi xử lý các quan hệ quốc tế. Điều này xuất phát từ sự kém phát triển và địa vị thấp trên bản đồ kinh tế thế giới của nước ta. Nhiều đối tác mạnh muốn tranh thủ quan hệ với ta để thu được lợi ích về kinh tế chính trị, nhưng đồng thời cũng muốn kiềm chế ta, thậm chí gây áp lực để buộc ta phải thay đổi định hướng phát triển kinh tế đã lựa chọn. Nhiều khi thay đổi một số điều khoản luật hay quan điểm chính trị được đưa ra bàn luận như là một trong những điều kiện đầu tư, liên kết kinh tế. Xử lý mối quan hệ này thực sự không dễ dàng, đòi hỏi phải tạo ra được sự kết hợp tối ưu nhất giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn, giữa lợi ích cục bộ và lợi ích kinh tế, chính trị và xã hội. Nói tóm lại, bên cạnh những thời cơ bao giờ cũng là những thách thức, bên cạnh tính tích cực mà hội nhập mang lại cho xuất nhập khẩu thì nó cũng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Không chỉ là mất thị trường, bị chèn ép trong các quan hệ kinh tế, lệ thuộc nặng nề hơn vào các nước chủ đầu tư, mà nguy hiểm hơn là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, bị chệch đường lối phát triển kinh tế đã lựa chọn. III Tác động của việc phát triển xuất nhập khẩu đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.Phát triển xuất nhập khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia. Với đường lối kinh tế "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp", Đảng ta đã chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế, trong đó chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đẩy mạnh các quan hệ đối ngoại. Mặc dù xuất nhập khẩu chỉ là một lĩnh vực của kinh tế đối ngoại nhưng nó lại có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay tín dụng quốc tế, hợp tác kỹ thuật công nghệ thông qua nhập khẩu, liên kết trong nghiên cứu và triển khai công nghệ mới. Do đó xuất nhập khẩu đóng vai trò là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại bởi khi xuất nhập khẩu được mở rộng sẽ làm cho thanh toán quốc tế phát triển, vận tải quốc tế được mở rộng, xuất nhập khẩu sức lao động diễn ra thuận lợi hơn, những luồng vốn đầu tư nước ngoài hoặc những kênh chuyển giao công nghệ sẽ chảy vào nước nhận đầu tư nhiều hơn. Mặt khác Xuất nhập khẩu có hoạt động sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên phát triển xuất nhập khẩu cũng chính là tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Cũng tương tự như vậy, khi tham gia vào thương mại quôc tế, không chỉ Việt Nam tìm hiểu thăm dò các đối tác nước ngoài mà phía đối tác cũng sẽ nghiên cứu tìm hiểu phong tục tập quán cũng như thị trường Việt Nam, từ đó mà có những quyết định đầu tư, hợp tác với phía Việt Nam. Người tiêu dùng nước ngoài qua việc sử dụng hàng hoá mang nhãn hiệu xuất xứ Việt Nam có thể hiểu sơ lược về văn hoá lịch sử Việt Nam, có thể tìm đến với đất nước và con người Việt Nam, trao đổi giao lưu trong các lĩnh vực văn hoá xã hội. Từ hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam và quốc tế có thể hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn, không chỉ có các hoạt động thuần tuý kinh tế mà bên cạnh đó là những cuộc giao lưu về văn hoá và khoa học kỹ thuật, giao lưu tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc ở các quốc gia. Điều đó có nghĩa là, xuất nhập khẩu còn là một công cụ mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực của đời sống, nó thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được nhanh chóng thuận lợi hơn. 2. Xuất nhập khẩu thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và chặt chẽ hơn, tăng cường liên kết kinh tế quốc tế Xuất nhập khẩu càng mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu rộng thì mức độ bảo hộ của các nước ngày càng tinh vi hơn, do vậy yêu cầu hợp tác kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết hơn trước sức ép cạnh tranh đến từ nhiều phía, các quốc gia láng giềng có xu hướng tập hợp nhau lại trong các tổ chức kinh tế, đoàn kết, tranh thủ lợi thế của nhau, tranh thủ sức mạnh tập thể để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong khu vực, tránh được hàng rào bảo hộ đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Để tạo điều kiện phát triển một cách thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam cũng không đứng ngoài trào lưu đó, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực, đồng thời tăng cường ký kết các hiệp định thương mại song phương với các quốc gia, tạo một sân chơi rộng hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thành công đáng kể nhất là hiệp định thương mại song phương với Mỹ đã được ký kết sau 4 năm đàm phán, quy định cụ thể các điều khoản, các ưu đãi mà các bên dành cho nhau. Hiện nay Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với 85 nước và vùng lãnh thổ, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xuất nhập khẩu cũng thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế được sâu rộng hơn thể hiện rõ nét trong lĩnh vực gia công xuất khẩu ở Việt Nam. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, xuất nhập khẩu là lĩnh vực thu hut đầu tư nước ngoài nhiều nhất, tạo nhiều việc làm nhất, và đây cũng chính là lĩnh vực diễn ra sự phân công lao động quốc tế sâu sắc nhất. 3. Xuất nhập khẩu đòi hỏi các quốc gia hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp, môi trường đầu tư, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu Để có thể gia tăng kim ngạch buôn bán trên toàn thế giới, không chỉ đòi đòi hỏi phải cắt giảm hàng rào thuế quan, phi thuế quan, đơn giản hoá thủ tục hành chính mà xuất nhập khẩu còn yêu cầu các quốc gia có một hệ thống chính sách đồng bộ, minh bạch rõ ràng, đồng thời phải phù hợp với những quy tắc và định chế quốc tế. Bên cạnh đó xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, sự di chuyển của các luồng vốn, công nghệ sang các nước đang phát triển đã tạo ra một hình thức xuất khẩu mới, "xuất khẩu tại chỗ" tức là sản xuất và tiêu thụ ngay tại thị trường bản địa thông qua đầu tư trực tiếp. Điều này đã phá vỡ các hàng rào bảo hộ, làm cho các công cụ bảo hộ không còn ý mang ý nghĩa vốn có nữa, đổi lại nó trở thành rào cản, cản trở sự phát triển của hoạt động thương mại, đòi hỏi phải thay thế nó bằng các hình thức khác thích hợp hơn, phù hợp với luật chơi chung và luật pháp quốc tế. Mặt khác, khi hoạt động xuất nhập khẩu của ta thực sự tham gia vào thị trường thế giới, một sân chơi rộng lớn và công bằng, các công cụ bảo hộ không còn mang ý nghĩa tích cực nữa, sức ép của thị trường toàn cầu sẽ tác động đến thể chế kinh tế, đến cơ cấu điều hành hoạt động thương mại và đầu tư, buộc thể chế kinh tế, các quy định có liên quan phải thích ứng với thể chế thị trường toàn cầu. Không chỉ vậy, hoạt động xuất nhập khẩu còn đòi hỏi một hành lang pháp lý rộng mở, thông thoáng, linh hoạt có tác dụng khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra một cách thuận lợi suôn sẻ nhất có thể. Từ khi mở cửa hội nhập vào đầu những năm 90 Việt Nam đã tham gia vào tổ chức các nước Đông nam á (ASEAN), APEC, và hiện nay là đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO - Tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu. Việt Nam đã từng bước xoá bỏ các hạn chế thương mại, giảm thuế cũng như các hàng rào bảo hộ khác,điều chỉnh bổ sung hệ thống pháp luật chuyên ngành, từng bước đưa quan điểm của chúng ta tiến lại gần hơn với các nước trên thế giới, tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng được yêu cầu của xuất nhập khẩu và của hội nhập. Việt Nam có thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, có bắt kịp các nước phát triển không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, mà cụ thể hơn là sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu phát triển sẽ tạo tiền đề thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế khác cùng phát triển, kích thích kinh tế phát triển theo. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chuẩn bị tâm lý rằng, chúng ta càng phát triển, càng đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế thì sức ép cũng như sự cạnh tranh từ bên ngoài chĩa mũi nhọn trực tiếp công kích chúng ta càng mạnh mẽ hơn. Phát triển xuất nhập khẩu đồng thời củng cố và khơi dậy các tiềm năng khác của đất nước cùng phát triển chính là một hướng đi đúng đắn đưa Việt Nam hội nhập một cách nhanh nhất và an toàn nhất. IV Mục tiêu tổng thể của xuất khẩu Việt Nam Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thời kỳ 2001-2010 được thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó mục tiêu chính trị là nâng cao GDP lên gấp 2 lần trong vòng 10 năm tới, theo đó xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam phải tăng ít nhất 14%/năm để có thể đạt được mức 50 tỷ USD vào năm 2010, đồng thời xuất khẩu dịch vụ phải tăng ở mức từ 3.8 tỷ hiện nay lên 8-9 tỷ vào năm 2010. *Nội dung cụ thể là: Tiếp tục mở rộng nhanh chóng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như giày dép và dệt may. Hai ngành hàng dự báo tăng 15%/năm từ mức gần 4 tỷ USD hiện nay lên 15 tỷ USD năm 2010. Phát triển các ngành có hàm lượng xuất khẩu còn nhỏ như chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, hoá chất, nhựa, cơ khí,… dự báo các ngành này tăng trưởng cao, mỗi ngành đạt mức từ 10-30 triệu USD hiện nay lên 0,5 tỷ – 1 tỷ vào năm 2010. Phát triển công nghệ thông tin cả phần c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD3.doc
Tài liệu liên quan