Khóa luận ''Hợp đồng bảo hiểm trùng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM DÂN SỰ 3

2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm dân sự 6

2.1. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng có đền bù 6

2.2. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng song vụ 7

2.3. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự có điều kiện 7

2.4. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là một hợp đồng chuyển dịch rủi ro 8

2.5. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng dịch vụ 9

3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm 9

3.1. Phân loại theo ý chí của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm 10

3.2. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm 15

CHƯƠNG II 20

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÙNG 20

1. Khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm trùng 20

1.1. Định nghĩa 20

1.2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trùng 21

2. Các trường hợp bảo hiểm trùng 24

2.1. Hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị 24

2.2. Hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị 26

2.3. Hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị 26

3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng 27

3.1. Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng 27

3.2. Sự kiện bảo hiểm 30

3.3. Định mức tài chính trong hợp đồng bảo hiểm trùng 32

3.4. Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng 33

3.5. Mức phí và số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng 34

3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng 36

CHƯƠNG III 47

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÙNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 47

3. Thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng 47

2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng 52

2.1. Kiến nghị chung 52

2.2. Kiến nghị cụ thể 53

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5766 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận ''Hợp đồng bảo hiểm trùng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giao động đột biến. Chúng ta thấy nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra mà hợp đồng bảo hiểm giữa công ty thương mại A và doanh nghiệp bảo hiểm B hết hiệu lực còn hợp đồng bảo hiểm giữa công ty A với doanh nghiệp bảo hiểm C vẫn còn hiệu lực, thì chỉ một mình doanh nghiệp bảo hiểm C bồi thường thiệt hại cho A. Nhưng nếu cả hai hợp đồng bảo hiểm đều còn hiệu lực thì trách nhiệm bảo hiểm cho kho hàng M sẽ có phần trách nhiệm của cả hai doanh nghiệp, tình huống này chính là hợp đồng bảo hiểm trùng. 2. Các trường hợp bảo hiểm trùng Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp bảo hiểm trùng. Nhưng tựu trung lại có các trường hợp bảo hiểm trùng sau: 2.1. Hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị Hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm trong đó mức bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm nói trên lớn hơn giá thị trường của tài sản bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong thực tế do nhầm lẫn hoặc thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật bảo hiểm nên người tham gia bảo hiểm đã mua bảo hiểm với mức phí của số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp bảo hiểm trùng trên giá trị thì có thể trong từng hợp đồng bảo hiểm với từng doanh nghiệp bảo hiểm giá trị bảo hiểm có thể bằng hoặc thấp hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết nhưng tổng giá trị được bảo hiểm trong tất cả các hợp đồng bảo hiểm nói trên luôn luôn lớn hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Theo nguyên tắc chung thì một người chỉ được bù đắp một lợi ích tối đa bằng lợi ích mà mình đang có nên mức bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm trùng không được vượt quá giá thị trường của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì "trong trường hợp bảo hiểm trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm". Đồng thời pháp luật cũng cấm "doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị". Pháp luật quy định như vậy là để đề phòng hạn chế người tham gia bảo hiểm lợi dụng hợp đồng bảo hiểm để trục lợi. Ví dụ một người tham gia bảo hiểm trộm cắp cho một chiếc xe ô tô của mình. Giá thị trường của chiếc xe tại thời điểm hợp đồng được giao kết là 300 triệu đồng nhưng anh ta lại mua bảo hiểm ở mức 400 triệu đồng. Sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm anh ta đã cố ý huỷ hoại tài sản tạo hiện trường giả để được bồi thường. Trong hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị khi sự kiện bảo hiểm xảy ra các doanh nghiệp bảo hiệp đều có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm. Nhưng mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường số tiền bảo hiểm được tính theo tỷ lệ giữa mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đó đảm nhận nhưng nằm trong phạm vi thiệt hại thực tế của tài sản và tổng mức bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại số phí bảo hiểm vượt quá cho người tham gia bảo hiểm. Nhưng hiện nay do pháp luật chưa quy định là mỗi doanh nghiệp đã ký hợp đồng bảo hiểm trùng và trên giá trị phải hoàn trả cho bên tham gia bảo hiểm một số tiền bằng nhau trong phần phí vượt quá, hay chỉ doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm sau khi các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm bằng giá trị của tài sản mới phải hoàn trả số tiền phí bảo hiểm vượt quá. Theo chúng tôi nếu khi sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm sau khi các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm bằng giá trị của tài sản thì phải hoàn lại phí bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Nếu khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải hoàn lại phí bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm trong phần vượt quá. Như vậy giải quyết vấn đề mức phí bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng đã khó, nay giải quyết vấn đề này trong hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị lại còn khó hơn. Cái khó ở đây là khó có tiếng nói chung, khó thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cùng tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng với nhau và khó thống nhất ý chí với khách hàng tham gia bảo hiểm. Bởi lẽ trường hợp này pháp luật chưa quy định cụ thể nên không có một quy tắc xử sự chung cho các chủ thể tuân theo, từ đó dễ dẫn đến tranh chấp. 2.2. Hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị Hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm trong đó tổng mức bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm trên thấp hơn giá trị của tài sản theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Khác với hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị, trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị chỉ giới hạn trong phạm vi mức bảo hiểm mà mỗi doanh nghiệp đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm và trong mức phạm vi thiệt hại thực tế khi xảy ra. Khi có một rủi ro dẫn đến thiệt hại xảy ra thuộc sự kiện bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị đều có trách nhiệm bảo hiểm. Mức bồi thường của từng doanh nghiệp sẽ là thiệt hại thực tế nhân với mức bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp chia cho tổng mức bảo hểm của tất cả các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm mà từng doanh nghiệp đã thu dẫn đến mức bồi thường giữa các doanh nghiệp là bằng nhau hay khác nhau. 2.3. Hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị Hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm trong đó tổng mức bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm trên bằng với giá trị của tài sản theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị thì mức phí bảo hiểm trong mỗi hợp đồng bảo hiểm luôn luôn nhỏ hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết, nhưng tổng mức bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm lại đúng bằng giá trị của tài sản bảo hiểm. Có thể trong các hợp đồng bảo hiểm mức phí bảo hiểm bằng nhau nhưng cũng có thể là mức phí bảo hiểm khác nhau. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì tuỳ theo mức phí và mức bảo hiểm mà trách nhiệm bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Từ các trường hợp bảo hiểm trùng trên ta thấy: Cách tính bồi thường thiệt của các doanh nghiệp trong hợp đồng bảo hiểm trùng có thể áp dụng theo công thức sau: Số tiền bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm Tổn thất thực tế x ____________________________________________ Tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm Trường hợp bảo hiểm trùng trên giá trị thì các doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số tiền phí bảo hiểm vượt quá phần giá trị của tài sản sau đó mới áp dụng công thức này. 3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng là tổng hợp quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm và các bên trong quan hệ bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đó được xác định thông qua các vấn đề sau: 3.1. Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng Bên tham gia bảo hiểm bao giờ cũng nhằm tới mục đích là được bên bảo hiểm khắc phục tổn thất tài chính khi xảy ra rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm của mình. Như phần đầu đã phân tích đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng chỉ có thể là tài sản và/hoặc trách nhiệm dân sự, ta sẽ xem xét từng loại đối tượng cụ thể sau: - Thứ nhất: Đối tượng được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm trùng là tài sản. Theo pháp luật thì tài sản được bảo hiểm bao gồm "vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản". Xem Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Thế nhưng với nguyên tắc người mua bảo hiểm cho một tài sản phải là người có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với tài sản đó, đồng thời tính chất giá trị của tài sản được bảo hiểm là căn cứ để xác định phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bồi thường. Chính vì thế tài sản là đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: + Nếu tài sản là một vật thì vật đó phải thuộc sở hữu của người tham gia bảo hiểm, đồng thời phải là vật có thực, tức là nó phải hiện có tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết. Bởi vì chỉ xác định được mức phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm trùng khi căn cứ vào tính chất, đặc tính và giá trị của vật được bảo hiểm. + Nếu tài sản là tiền thì tiền đó phải đang có giá trị lưu hành và được phép lưu hành theo quy định của pháp luật, nếu là giấy tờ có giá thì giấy tờ đó phải trị giá được thành tiền nó phải do một cơ quan phát hành theo một trình tự thủ tục luật định và phải được phép tiến hành lưu thông dân sự. + Nếu tài sản là một quyền về tài sản thì quyền đó phải được trị giá thành tiền và phải được phép lưu thông dân sự. Từng loại tài sản là đối tượng của hợp bảo hiểm trùng phải được lặp lại trong các hợp đồng bảo hiểm, tức là trong hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm này anh tham gia mua bảo hiểm cho tài sản là một kho hàng thì trong hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm kia anh cũng tham gia mua bảo hiểm cho kho hàng đó, với cùng điều kiện, sự kiện bảo hiểm. -Thứ hai: Đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng là trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự là một khái niệm có nội hàm rộng lớn nó bao gồm trách nhiệm công khai xin lỗi, đăng bài cải chính, bồi thường thiệt hại cho người đã bị hành vi trái pháp luật của chủ thể vi phạm gây ra, xâm hại tới uy tín, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của họ. Mỗi một khi các chủ thể thực hiện các hành vi xử sự của mình phải tuân theo các quy tắc chung của ngành luật dân sự là: bảo đảm các quyền và lợi ích của các chủ thể khác. Chính vì thế khi xử sự của một chủ thể làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì xử sự đó bị coi là trái pháp luật dân sự. Và khi đó người có quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác áp dụng trách nhiệm dân sự để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình và khi trách nhiệm dân sự được áp dụng thì người có hành vi xử sự trái với pháp luật dân sự phải gánh chịu một số hậu quả pháp lý bất lợi. Có thể hiểu trách nhiệm dân sự là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý bất lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn áp dụng buộc người có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải gánh chịu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị vi phạm. Trách nhiệm dân sự có hai loại là trách nhiệm dân sự mang tính tài sản (bồi thường thiệt hại) và trách nhiệm dân sự không mang tính tài sản (công khai xin lỗi, đăng bài cải chính). Thế nhưng trong hợp đồng bảo hiểm trùng đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng với trách nhiệm bồi thường mà thôi. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc một người phải bằng tài sản của mình để gánh chịu việc bù đắp tổn thất vật chất và tổn thất tinh thần do hành vi của mình gây ra đối với người khác. Khi một chủ thể có hành vi gây hại cho chủ thể khác thì họ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại có thể là do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ từ một hợp đồng mà người đó đang tham gia, có thể là hành vi vi phạm pháp luật mà hoàn toàn không liên quan đến hợp đồng. Vì thế pháp luật dân sự chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành hai loại sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: đây là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các bên đang có một quan hệ nghĩa vụ đối với nhau, trong đó bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Đây là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ, trong đó người có hành vi trái với quy định của pháp luật mà gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Theo quy định của luật dân sự thì "người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, uy tín danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại" Xem Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 Qua trên ta thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của luật dân sự nhằm buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Trong hợp đồng bảo hiểm trùng các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ nhận trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, và chỉ bảo hiểm các thiệt hại do lỗi vô ý gây ra. 3.2. Sự kiện bảo hiểm Quan hệ bảo hiểm được xác lập kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm được xác lập, nhưng do hợp đồng bảo hiểm trùng là hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự có điều kiện nên bên bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Qua đó ta thấy sự kiện bảo hiểm chính là điều kiện thực hiện nghĩa vụ của bên bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng. Theo quy định tại Điều 571 Bộ luật dân sự 2005 thì "sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm..." theo như quy định tại điều luật trên thì một sự kiện xảy ra trong thực tế chỉ được coi là sự kiện bảo hiểm nếu nó là sự kiện khách quan đồng thời khi sự kiện đó xảy ra đã gây ra một thiệt hại, tổn thất trong thực tế. Mặt khác bên bảo hiểm chỉ phải trả tiền bồi thường khi tổn thất xảy ra trong phạm vi đã được các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định và trong thời gian còn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là các dự liệu nằm trong phạm vi bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết và là một nội dung không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm trùng vì nó là căn cứ để xác định bên bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại hay không. Một sự kiện khi xảy ra đáp ứng được các yêu cầu sau thì nó được coi là sự kiện bảo hiểm : - Sự kiện đó phải là một sự kiện khách quan. Tính khách quan của một sự kiện bảo hiểm đòi hỏi sự kiện bảo hiểm đó phải là một rủi ro dẫn đến một tổn thất bất thường nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên tham gia bảo hiểm hoặc bên bảo hiểm. Các bên không thể biết thiết thiệt hại có thể xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu khi giao kết hợp đồng. Như thế một thiệt hại xảy ra trước hoặc trùng với thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì cũng không được coi là sự kiện bảo hiểm. - Sự kiện bảo hiểm đó phải là sự kiện nằm trong phạm vi bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được tiến hành bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đó được phép kinh doanh theo giấy phép chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm do bộ tài chính cấp. Và khi khai thác bảo hiểm, các doanh nghiệp này phải đăng ký các quy tắc điều khoản, biểu phí, đối với các sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành hoạt động bảo hiểm. Trong đó phần phạm vi bảo hiểm phải liệt kê các rủi ro được coi là sự kiện bảo hiểm. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm một nghiệp vụ bảo hiểm thường chỉ nhận bảo hiểm cho một số rủi ro do một số nguyên nhân gây ra. Ví dụ: trong bảo hiểm vật chất đối với xe cơ giới thì rủi ro được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm chỉ là giới hạn bao gồm các nguyên nhân do tai nạn gây ra, nên doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường khi xe cơ giới bị thiệt hại do tai nạn. Nhưng nếu khách hàng tham gia bảo hiểm trộm cướp thì thiệt hại do bị mất trộm hoặc bị cướp sẽ thuộc sự kiện bảo hiểm và sẽ được bồi thường. - Sự kiện đó phải xảy ra trong thời hạn bảo hiểm. Trong thời hạn của hợp đồng bảo hiểm nếu có thiệt hại xảy ra từ sự kiện bảo hiểm thì các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng phải có trách nhiệm bồi thường cho người tham gia bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng đồng nhất với thời gian có hiệu lực do đó các thiệt hại do rủi ro bất thường gây ra đã được các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm xảy ra bất kể thời điểm nào khi hợp đồng đang có hiệu lực thì bên bảo hiểm cũng phải bồi thường. Trong hợp đồng bảo hiểm trùng thì sự kiện bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm đều giống nhau, vì thế khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra thì các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 3.3. Định mức tài chính trong hợp đồng bảo hiểm trùng Hợp đồng bảo hiểm là một phương tiện pháp lý để qua đó bên mua bảo hiểm chuyển dịch rủi ro cho bên nhận bảo hiểm. Thông qua thoả thuận bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản phí bảo hiểm nhất định cho bên bảo hiểm và bên bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt tài chính cho các tổn thất của bên bảo hiểm. Bản thân bảo hiểm không loại trừ được rủi ro nhưng thông qua nó có thể bảo đảm về việc khắc phục các tổn thất tài chính có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm. Chính vì rủi ro về mặt tài chính có thể được lượng hoá thành tiền nên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải hình dung được khi tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm mình sẽ được bồi thường một lượng tài chính là bao nhiêu từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Và ngược lại phía doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải xác định được lượng tài chính mà mình phải bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra dẫn đến tổn thất bất thường cho bên được bảo hiểm. Như vậy xác định được định mức tài chính là một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng bảo hiểm để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm trùng do đối tượng bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự nên định mức tài chính phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như phạm vi bảo hiểm, giá trị được bảo hiểm, giá trị thiệt hại thực tế...trong khi đó thiệt hại và giá trị của thiệt hại thực tế vẫn còn là một ẩn số đối với các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó định mức tài chính trong trong các hợp đồng bảo hiểm trùng chỉ là việc xác định khung tài chính mà trong phạm vi của khung đó, bên bảo hiểm phải bồi thường theo thiệt hại thực tế đã xảy ra. Hay nói cách khác định mức tài chính trong các hợp đồng bảo hiểm trùng là việc xác định trước mức trách nhiệm bảo hiểm. Mức trách nhiệm bảo hiểm trong từng hợp đồng của bảo hiểm trùng nó chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm theo giá thị trường tại thời điểm giao kết. Tức là nó có thể thấp hơn hoặc bằng với giá trị của tài sản bảo hiểm, nó không được cao hơn giá trị của tài sản là đối tượng được bảo hiểm tính theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Nhưng tổng mức trách nhiệm bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng lại có thể cao hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên theo nguyên tắc cấm thu nhập không chính đáng từ bảo hiểm thì phần mức trách nhiệm bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản bảo hiểm tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết sẽ không có giá trị, còn phần trách nhiệm bảo hiểm trong phạm vi giá trị của tài sản nói trên vẫn phát sinh hiệu lực bình thường. 3.4. Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng là các điều kiện được xác định trong các hợp đồng bảo hiểm hoặc đã được xác định trước, theo đó người mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm của mình chỉ được bảo hiểm khi đã đáp ứng được các điều kiện đó. Điều kiện bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm là đều như nhau. Các điều kiện bảo hiểm đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Người tham gia bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm. Theo nguyên tắc "lợi ích bảo hiểm" Xem một số điều cần biết về kinh doanh bảo hiểm - GSTS Trương Mộc Lâm , Lưu Nguyên Khánh nxb thống kê năm 2000 trong hợp đồng bảo hiểm thì thì nguời tham gia bảo hiểm phải có một mối liên hệ nhất định đối với đối tượng được bảo hiểm và đã được pháp luật công nhận. Xét về mối quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm với tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm theo đối tượng được bảo hiểm có thể là quyền lợi về sở hữu, tức là quyền lợi phát sinh từ mối quan hệ có lợi ích thuộc quyền sở hữu; Có thể là quyền lợi sử dụng, tức là quyền lợi phát sinh từ mối quan hệ có lợi ích chiếm hữu sử dụng quản lý tài sản; Cũng có thể là quyền lợi phát sinh từ mối quan hệ có lợi ích trong trường hợp phải chịu trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn rủi ro. Ví dụ như người bảo quản phải chịu trách nhiệm về thiệt hại tài sản nên mới có lợi ích bảo hiểm đối với những tài sản do họ bảo quản. - Đối tượng được bảo hiểm phải trong tình trạng bình thường. Thuật ngữ "tình trạng bình thường" rất khó xác định. Thế nhưng qua thuật ngữ này ta có thể hiểu được rằng chỉ có thể bảo hiểm được những gì mà thiệt hại đối với nó không phải là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. Ví dụ các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thể bảo hiểm cho một chiếc xe ô tô nếu biết chắc nó sẽ bị hư hỏng trong thời gian bảo hiểm, hay nó không còn đủ điều kiện hoạt động bình thường nữa. Điều kiện bảo hiểm của các hợp đồng trong hợp đồng bảo hiểm trùng là như nhau. Như vậy khi một rủi ro xảy ra được xem là một sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm này thì nó cũng được xem là sự kiện bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm khác. 3.5. Mức phí và số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng Mức phí bảo hiểm là khung giá xác định cho một sản phẩm bảo hiểm nhất định được xác đinh theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá trị của tài sản được bảo hiểm trên cơ sở dựa vào các yếu tố được gọi là mức độ rủi ro hoặc theo mức trách nhiệm mà pháp luật quy định. Ví dụ như mức phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới được xác định dựa vào loại xe, môi trường hoạt động của xe, chất lượng của xe, tính năng sử dụng của xe. Mức phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới là các hạn mức tối thiểu mà pháp luật quy định đối với từng loại xe. Phí bảo hiểm là khoản chi phí của người tham gia bảo hiểm đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm để trả cho việc doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đảm bảo bằng hình thức bảo hiểm theo sự thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Do đó phí bảo hiểm là khoản tiền của người tham gia bảo hiểm chi ra để đổi lấy trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong các hợp đồng bảo hiểm trùng thì mức phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố như: Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Và các yếu tố này cũng là căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm là nguồn tài chính được người tham gia bảo hiểm đóng góp vào quỹ chung để chia sẻ rủi ro và là sự phản ánh về tần suất của hiểm hoạ mà người tham gia bảo hiểm mang đến cho quỹ chung đó. Từ trên ta thấy phí bảo hiểm là số tiền cụ thể được tính theo công thức mức phí bảo hiểm nhân với giá trị được bảo hiểm. Như đã trình bày ở chương II mức phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng có thể bằng nhau hoặc có thể khác nhau giữa các hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm trùng. Nó phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng tham gia bảo hiểm. - Số tiền bảo hiểm là phạm vi định mức tài chính mà theo đó bên nhận bảo hiểm phải chi trả tiền bồi thường thiệt hại. Số tiền này là do bên mua bảo hiểm đăng ký để bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm trên cơ sở phải nộp một mức phí tương ứng cho bên bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là sự phản ánh về mức độ của tổn thất, là giới hạn trong một phạm vi cụ thể của số tiền bồi thường. Dù thiệt hại thực tế có xảy ra bao nhiêu đi nữa thì mức bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm tối đa cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm đã được các bên thoả thuận trong hợp đồng. Trong hợp đồng bảo hiểm trùng số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên giá trị của tài sản được bảo hiểm, hoặc dựa vào mức trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba. Trong từng hợp đồng bảo hiểm với từng doanh nghiệp bảo hiểm số tiền bảo hiểm luôn luôn bằng hoặc thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (67).DOC