Khóa luận Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam- Những bất cập và giải pháp tháo gỡ

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh 10

1.1. Khái quát về hợp đồng 10

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10

1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc giao kết của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10

1.1.2.2. Phân loại hợp đồng dân sự 12

1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 14

1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự 14

1.1.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 17

1.2. Khái quát về hợp đồng liên doanh 19

1.2.1. Khái quát về liên doanh và doanh nghiệp liên doanh 20

1.2.1.1. Khái niệm chung 20

1.2.1.2. Đặc điểm và phân loại các hình thức doanh nghiệp liên doanh 23

1.2.2. Khái quát về hợp đồng liên doanh 28

1.2.2.1. Khái niệm chung về hợp đồng liên doanh 28

1.2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp luật Việt Nam 29

1.2.2.3. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng liên doanh 31

Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành 37

2.1. Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37

2.1.1. Nội dung hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37

2.1.1.1. Nội dung về chủ thể 39

2.1.1.2. Nội dung về loại hình doanh nghiệp 39

2.1.2.3. Nội dung về lĩnh vực và ngành nghề và phạm vi kinh doanh 41

2.1.1.4. Nội dung về vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức góp vốn điều lệ. 43

2.1.1.5. Tiến độ thực hiện dự án 48

2.1.1.6. Nội dung liên quan tới thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án 49

2.1.1.8. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh. 49

2.1.1.8. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh. 51

2.1.1.9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp 53

2.1.1.10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp 53

2.1.1.11. Các nội dung khác 55

2.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh. 55

2.2.1. Những bất cập trong quy định nội dung của hợp đồng liên doanh 61

2.2.1.1. Bất cập trong quy định về khái niệm doanh nghiệp liên doanh. 61

2.2.1.2. Bất cập trong quy định về lựa chọn đối tác liên doanh 62

2.2.1.3. Bất cập trong quy định về phương thức góp vốn và tiến trình góp vốn của các bên tham gia 63

2.2.1.4. Bất cập trong quy định về các nguyên tắc tài chính, phân chia lợi nhuận và xử lý thua lỗ. Error! Bookmark not defined.

2.2.1.5. Bất cập trong việc quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh 65

2.2.1.6. Bất cập trong các quy định khác 66

2.3. Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng liên doanh 68

2.3.1. Số liệu doanh nghiệp liên doanh qua các năm 68

2.3.2. Một số vụ việc thực tế 70

2.3.2.1. Vụ tranh chấp giữa các thành viên tại Công ty Khách sạn Grand Imperial Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn 70

2.3.2.2. Vụ tranh chấp trong việc phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp giải thể tại Công ty liên doanh bao bì giấy Triển Hưng 75

2.3.2.3. Tranh chấp trong vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp tại liên doanh Nhã Quán 77

2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 79

2.4.1. Đánh giá chung 79

2.4.2. Những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 80

Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 82

3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 82

3.1.1. Dự báo sự phát triển của doanh nghiệp liên doanh trong thời gian tới 82

3.1.1.1. Các cơ sở để dự báo 82

3.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức liên doanh của Việt Nam trong thời gian tới 84

3.2.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức liên doanh phân chia theo ngành, vùng và đối tác Error! Bookmark not defined.

3.2.1.1. Định hướng thu hút đầu vốn đầu tư trong một số ngành Error! Bookmark not defined.

3.2.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng Error! Bookmark not defined.

3.2.1.3. Định hướng thu hút vốn theo đối tác Error! Bookmark not defined.

3.2.2.Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh Error! Bookmark not defined.

3.3. Các giải pháp cụ thể 87

3.3.1. Nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của nhà nước 87

3.3.1.1. Bổ sung các điều khoản liên quan đến các nội dung chủ yếu 89

3.3.1.2. Bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành những nội dung chủ yếu khác 90

3.3.1.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính 92

3.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao thực thi hiệu quả hợp đồng liên doanh 93

3.3.2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án liên doanh 93

3.3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng 94

3.3.2.3. Lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia liên doanh 96

3.3.3. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh 95

3.3.3.1. Trước khi quyết định liên doanh, các doanh nghiệp Việt nam cần phải xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của đơn vị mình. 95

3.3.3.2. Bố trí cán bộ có năng lực phẩm chất vào các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp liên doanh 97

3.3.3.3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thanh đối tác tin cậy trong doanh nghiệp liên doanh. 97

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam- Những bất cập và giải pháp tháo gỡ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài mua lại toàn bộ phần vốn góp của bên Việt Nam và chuyển đổi công ty thành hình thức 100% vốn nước ngoài. Trong những trường hợp như vậy, cần phải áp dụng các quy định liên quan đến điều kiện chuyển nhượng vốn đầu tư đã được quy định tại hợp đồng liên doanh cũng như trong điều lệ doanh nghiệp. Trong điều khoản này, các nhà đầu tư cần thống nhất nêu rõ các trường hợp, điều kiện chuyển nhượng vốn bên trong cũng như bên ngoài cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết. Thông thường điều này phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia đàm phán, ký kết nhưng cần được sự phê duyệt của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và được cơ quan cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng kinh doanh xét duyệt vì có liên quan tới chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế là trong số các dự án liên doanh chuyển quyền sở hữu vốn giữa các bên tham gia hoặc giữa các bên tham gia cho chủ mới có đến 85% dự án đã chuyển từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và chỉ có khoảng 15% dự án chuyển từ liên doanh thành 100% vốn Việt Nam. Điều này cho thấy vị thế của Việt Nam trong việc tham gia vào liên doanh đang giảm đi một cách đáng kể và đây cũng là tín hiệu về khả năng phát triển bền vững của hoạt động và mục đích sử dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác, cũng không thể phủ nhận việc quy định của hợp đồng liên doanh tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định khiến hoạt động của liên doanh chưa thực sự hiệu quả. 2.1.2.5. Tiến độ thực hiện dự án Hợp đồng liên doanh cũng yêu cầu các bên quy định rõ về tiến độ thực hiện dự án. Việc quy định này là cần thiết để cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể thẩm định và đánh giá đúng về hiệu quả của dự án đầu tư. Thời hạn thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 1987 là không vượt quá 20 năm. Khoảng thời gian này sau đó được mở rộng lên 50 năm trong lần sửa đổi thứ hai vào năm 1992. Luật Đầu tư 2005 không quy định cụ thể về thời hạn tối đa của doanh nghiệp liên doanh đảm bảo cho việc các bên tham gia liên doanh được tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện dự án theo đúng tiến độ luôn là một khó khăn của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nguyên nhân của vấn đề trên xuất phát từ nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu đến từ các quy định của chính pháp luật Việt Nam tạo ra nhiều khe hở, đồng thời cùng với năng lực quản lý đôi khi còn yếu kém chính là các nhân tố chính khiến ít khi các dự án đầu tư ở Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ. Lấy ví dụ, việc giải tỏa thu hồi đấy để lấy mặt bằng thực hiện dự án đôi khi mất thời gian hơn cả thời gian để thực hiện dự án. Có không ít các dự án đầu tư nói chung và đầu tư theo hình thức liên doanh nói riêng bị thất bại vì không thể thực hiện giải phóng mặt bằng. Mặc dù quy định về tiến độ thực hiện dự án còn ít nhiều mang tính hình thức, đây vẫn là một nội dung quan trọng buộc phải có trong hợp đồng liên doanh để cơ quan cấp giấy phép có cơ sở để ra quyết định cấp giấy phép. 2.1.2.6. Nội dung liên quan tới thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án a. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh cũng là một điều khoản buộc phải có khi ký kết hợp đồng liên doanh. Thời hạn này thường được quy định theo năm và phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi chính thức đi vào hoạt động. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể thay đổi thời hạn này miễn sao sự thay đổi đó phải được hội đồng quản trị hay hội đồng thành viên phê duyệt và đồng thời phải được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y. Quy định về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh còn được quy định trong điều lệ doanh nghiệp và là một trong những yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. b. Địa điểm thực hiện dự án Trong hợp đồng liên doanh thường không có điều khoản về địa điểm thực hiện dự án, nhưng nội dung liên quan đến địa điểm thực hiện dự án có thể hiểu chính là trụ sở chính của doanh nghiệp liên doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, để xác định tính hợp pháp của một doanh nghiệp thì phải xét đến có địa điểm cụ thể không. Địa điểm ở đây bắt buộc phải là một địa điểm cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm số nhà, phố, ngõ, tên thành phố, tên tỉnh trực thuộc. 2.1.2.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh là một nội dung hết sức quan trọng trong hợp đồng liên doanh, nó thể hiện liên doanh có thực sự được thành lập dựa trên cơ sở hợp tác giữa các bên hay không. Không có các quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng bên trong hợp đồng liên doanh bởi tùy thuộc vào tính chất của từng dự án liên doanh mà mỗi bên có những quyền và những nghĩa vụ khác nhau. Do vậy, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mà mỗi chủ đầu tư khi tham gia liên doanh có thể được hưởng và phải thi hành. Việc đàm phán, thống nhất điều khoản này phụ thuộc vào ý chí và khả năng, tiềm lực của từng bên nhưng thông thường được thống nhất một cách tương đối cân bằng, phù hợp với lợi ích của các bên ký kết. Tuy nhiên, một số quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản như quyền được phân chia lợi nhuận, tham gia quản lý hay nghĩa vụ phải chịu thua lỗ là những nội dung cơ bản mà hợp đồng kinh doanh bắt buộc phải có. Các chủ đầu tư khi đầu tư dưới hình thức thành lập doanh nghiệp có quyền được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn của mình. Tỷ lệ này cũng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và sẽ được công nhận trong giấy phép đầu tư sau này. Việc quy định hưởng lợi nhuận và chịu các khoản thua lỗ theo tỷ lệ góp vốn là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên trên thực tế thực thi việc góp vốn ở nước ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp việc phân chia quyền lợi trong vấn đề hưỡng lãi và chia lỗ cũng gây ra xung đột về lợi ích của các bên trong liên doanh. Ngoài ra Luật đầu tư nước ngoài 1996 còn quy định nguyên tắc quyết định tại các liên doanh là nguyên tắc nhất trí (nguyên tắc đa số tuyệt đối) gây khó khăn cho các doanh nghiệp liên doanh trong việc điều hành và ra quyết định bởi để đạt được sự đồng thuận tuyệt đối giữa các thành viên là hết sức khó khăn. Sự khác biệt về mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ đồng thời là khác biệt về văn hóa khiến trong nhiều trường hợp các bên tham gia liên doanh không thể đạt được sự nhất trí và dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2005 ban hành đã sửa đổi quy tắc này thành quy tắc quyết định theo đa số, cách quy định theo nguyên tắc này đã hòa hợp với các thông lệ quốc tế và phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động tại Việt Nam. 2.1.2.8. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh. a. Các nguyên tắc quản lý tài chính Nội dung tiếp theo liên quan tới các nguyên tắc quản lý tài chính, phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh. Trước hết cần phải nêu rõ các nguyên tắc quản lý tài chính mà doanh nghiệp áp dụng trong thời gian hoạt động. Về mặt quy định, pháp luật không quy định cụ thể các nguyên tắc tài chính cụ thể. Điều này phụ thuộc vào hoạt động của từng doanh nghiệp, dự án cụ thể bởi hoạt động trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau lại đòi hỏi những quy tắc quản lý tài chính khác nhau. Vì vậy, pháp luật nước ta cho phép các quốc gia tự do quy định nguyên tắc này miễn sao đảm bảo không đi ngược lại những nguyên tắc tài chính thông thường. Ví dụ có thể quy định như sau: Tài chính, Kế toán và Kiểm toán 1. Công ty sẽ hoạt động trên cơ sở hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ của mình. Công ty sẽ lập báo cáo hàng quý nộp lên HĐQT và hàng năm lên ĐHĐCĐ về hoạt động của mình, các Bên và Cơ quan Chức năng Việt Nam khi có yêu cầu. 2. Công ty sẽ áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam. 3. Mọi chứng từ, hóa đơn, tài liệu kế toán, mẫu giấy tờ phải được lưu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh 4. HĐQT sẽ quyết định chế độ khấu hao phù hợp với quy định của Luật Hiện hành. 5. Đơn vị tiền tệ dùng trong hệ thống kế toán của Công ty là tiền Đồng và Euro 6. Công ty sẽ lựa chọn một công ty kiểm toán hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để tiến hành kiểm toán hàng năm báo cáo tài chính của Công ty theo quy định của Luật Hiện hành. Ngoài ra, từng Bên với chi phí của mình, sẽ được quyền chỉ định các kiểm toán viên của mình để tiến hành kiểm toán các tài khoản của Công ty vào bất cứ thời điểm nào. 7. Công ty sẽ hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính đối với Chính phủ Việt Nam theo quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư. Nguồn: Mẫu hợp đồng liên doanh, …… Bên cạnh các nguyên tắc quản lý tài chính, trong hợp đồng liên doanh còn phải xác định rõ công tác kế toán áp dụng trong doanh nghiệp. Bởi vấn đề này liên quan rất lớn đến quản lý, hạch toán thuế cũng như các công tác kiểm toán, báo cáo tài chính trong năm hoạt động. Các bên cần quy định rõ hệ thống kế toán áp dụng và các hoạt động kế toán khác như: tỷ lệ khấu hao tài sản, tỷ lệ trích lập các quỹ, cách thức bảo hiểm cho doanh nghiệp – đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo cũng như người có thẩm quyền quyết định các tỷ lệ trên. Ngoài ra, hợp đồng liên doanh cũng cần nêu rõ các vấn đề liên quan đến tổ chức kiểm tra hoạt động kế toán như các chế độ kiểm tra, giám sát sổ sách, kế toán trưởng... b. Vấn đề phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong liên doanh Quy định về cách thức phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong liên doanh tại công ty liên doanh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, có thể được quy định như sau: 1. Phân chia lãi lỗ Tất cả các khoản lãi và lỗ của Công ty, trong phạm vi trách nhiệm hữu hạn của các Bên, sẽ được chia cho Các Bên tương ứng với tỷ lệ Vốn Điều lệ mà các Bên đóng góp vào Công ty. Nguồn: Mẫu hợp đồng liên doanh, 2. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Bên nước ngoài có quyền chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam toàn bộ hay một phần lợi nhuận được chia của mình bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Hiện hành. Nguồn: Mẫu hợp đồng liên doanh, Các bên phải quy định rõ tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp, thông thường tỷ lệ này thường tỷ lệ thuận với giá trị góp vốn của mỗi bên doanh nghiệp. Tương tự, việc xử lý thua lỗ cũng được căn cứ theo tỷ lệ thống nhất từ khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc góp vốn không diễn ra đúng theo tiến độ mà các bên đã cam kết mà việc phân chia lợi nhuận vẫn được tiến hành theo tỷ lệ cho trước nên đôi khi gây ra xung đột trong việc phân chia lợi ích trong liên doanh. 2.1.2.9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật hiện thời, trong khi đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh, các bên doanh nghiệp cũng cần đề cập đến nội dung sửa đổi và chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp cụ thể. Đồng thời, quy định về điều kiện chấm dứt hợp đồng và giải thể doanh nghiệp. Việc yêu cầu các nhà đầu tư thỏa thuận với nhau rõ các trường hợp doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động hoặc giải thể tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tự chủ hơn trong việc điều hành kinh doanh cũng như kiểm soát vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mình. 2.1.2.10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp Điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp là một trong những điều khoản chủ yếu được quy định tại Luật Đầu tư 2005. Đối với hợp đồng liên doanh, với tính chất là một hợp đồng kinh tế dựa trên sự hợp tác giữa hai hay nhiều bên để thành lập pháp nhân mới thì điều khoản này càng là một nội dung bắt buộc phải quy định. Bên cạnh đó, hợp đồng kinh doanh với đặc điểm riêng là có sự tham gia của các bên với quốc tịch khác nhau – nói cách khác là có sự tham gia của yếu tố nước ngoài thì các quy định về vấn đề vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp càng phải chặt chẽ. So với Luật đầu tư nước ngoài 1996, việc Luật đầu tư 2005 quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp là một bước lớn thể hiện những quy định pháp lý của Việt Nam phần nào đã theo kịp thế giới và thể hiện sự quyết tâm “mở cửa” thu hút các nguồn đầu tư. Theo quy định của Điều 12 Luật đầu tư 2005 về giải quyết tranh chấp giữa các chủ đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau như sau: 1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật. 2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam. 3. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: a) Toà án Việt Nam; b) Trọng tài Việt Nam; c) Trọng tài nước ngoài; d) Trọng tài quốc tế; đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập. 4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy, các bên tham gia đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh được phép tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp cũng như các cơ quan giải quyết tranh cho mình. Việc quy định như vậy giúp các bên được đảm bảo về quyền lợi trong những trường hợp xảy ra tranh chấp, và đảm bảo trong trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết thỏa đáng. Có thể nói những quy định về giải quyết tranh chấp quốc tế của Việt Nam đã phần nào phù hợp với quy định chung của thế giới khi có quy định đầy đủ các phương pháp từ có tính chất tài phán đến không mang tính chất tài phán như: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc Tòa án tùy theo quy định. Các bên có thể tự do lựa chọn một hay nhiều phương thức giải quyết phù hợp với ý chí của mình. Về cơ quan giải quyết tranh chấp, chúng ta cũng có cả Trọng tài và Tòa án đồng thời cũng cho phép các bên lựa chọn các cơ quan quốc tế nếu như có quy định trong hợp đồng liên doanh từ trước. 2.1.2.11. Các nội dung khác Bên cạnh 11 nội dung chủ yếu cần được quy định trong hợp đồng liên doanh, các chủ đầu tư có thể tự do thỏa thuận với nhau những nội dung khác phù hợp với ý chí của từng bên cũng như đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp tham gia. Các nội dung được thỏa thuận phải đảm bảo không trái quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư, về hoạt động của doanh nghiệp cũng như các quy chế khác. 2.1.3. Thực hiện hợp đồng liên doanh Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng liên doanh: Hợp đồng liên doanh được coi là có hiệu lực khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện hiệu lực hợp đồng như: chủ thể có năng lực hành vi; nội dung của hợp đồng tuân theo những quy định của pháp luật; ý trí các bên khi tham gia đàm phán phù hợp với những nội dung quy định trong hợp đồng; hợp đồng được làm dưới dạng văn bản và có chữ ký tắt của các bên vào từng trang. Tuy nhiên, không phải cứ thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trên thì hợp đồng liên doanh sẽ có hiệu lực. Hiệu lực của hợp đồng liên doanh phụ thuộc vào việc hợp đồng có được cấp giấy phép đầu tư (đối với những dự án trên 15 tỷ đồng) hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (những trường hợp khác) hay không. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh thì hợp đồng liên doanh mới chính thức có hiệu lực. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng liên doanh: Việc thực hiện hợp đồng dân sự phải tuân theo ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 như đã nêu ở trên. Đặc biệt đối với nguyên tắc thực hiện đúng những nội dung ký kết trong hợp đồng, có một thực tế là những dự án liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam ít khi đạt được tiến độ như cam kết trong hợp đồng do nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là những vấn đề liên quan đến tiến trình góp vốn. Có nhiều trường hợp hợp đồng liên doanh đã đi vào thanh lý, doanh nghiệp liên doanh không còn duy trì hoạt động nhưng việc góp vốn vẫn chưa được hoàn thành. Nội dung thực hiện hợp đồng liên doanh: Hợp đồng liên doanh sau khi có hiệu lực phải được thực hiện đúng theo cam kết của các bên tham gia liên doanh. Nội dung thực hiện của hợp đồng liên doanh bao gồm nghĩa vụ và quyền lợi của các bên khi thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Các bên phải thực hiện các cam kết liên quan đến việc góp vốn, tài sản … đúng theo nội dung hợp đồng quy định, kể cả trong trường hợp bên còn lại chưa thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong trường hợp tài sản của một bên bị giảm sút đến mức nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được những cam kết đã đưa ra thì bên còn lại có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên hợp đồng liên doanh có được thực hiện hay không còn phụ thuộc phần lớn vào việc doanh nghiệp liên doanh có được thành lập không, nói cách khác là dự án hợp tác kinh doanh giữa các bên đó có được cấp giấy phép không. Như vậy, khả năng thực hiện các cam kết của các bên trong liên doanh đã được thẩm định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên lý thuyết, các bên trong liên doanh hoàn toàn có khả năng thực hiện được đúng nội dung hợp đồng đã ký kết. Có thể nói các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư nói chung và quy định trong nội dung của hợp đồng liên doanh nói riêng đã thay đổi khá nhiều trong thời gian vừa qua. Các quy định về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được hoàn thiện dần bằng một hệ thống các văn bản pháp luật đang được điều chỉnh hướng tới phù hợp với thực tiễn diễn ra cũng như hòa hợp với các quy định quốc tế mà Việt Nam ta đang hướng tới hội nhập. Sự thay đổi ấy cũng là minh chứng cho sự quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế quốc tế, mở cửa để thu hút nguồn đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng cho dù đã có nhiều đổi mới, pháp luật về hợp đồng liên doanh vẫn vấp phải một số những bất cập cùng với những tồn tại trong quá trình thi hành pháp luật hợp đồng nói riêng và pháp luật nói chung mà việc thực hiện hợp đồng liên doanh tại Việt Nam đôi khi chưa diễn ra theo đúng các nguyên tắc này. Nhiều trường hợp, các nhà đầu tư với mục đích xấu lợi dụng để thực hiện những hành vi gian dối gây hậu quả không nhỏ đến hiệu quả của nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. 2.1.4. Các chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng liên doanh Luật Đầu tư 2005 không quy định về chế tài xử phạt đối với vi phạm hợp đồng liên doanh, tuy nhiên Luật Thương mại 2005 có quy định rất chi tiết về các chế tài trong thương mại bao gồm: 1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng. 2. Phạt vi phạm. 3. Buộc bồi thường thiệt hại. 4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. 5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng. 6. Huỷ bỏ hợp đồng. 7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Các quy định về chế tài xử phạt được quy định bằng hệ thống điều khoản từ Điều 292 đến Điều 316 thuộc mục I chương VII Luật Thương mại 2005. Các chế tài trên cũng đồng thời được áp dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng liên doanh. Tùy vào mức độ vi phạm của các bên tham gia hợp đồng đồng thời căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng liên doanh, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ quyết định áp dụng chế tài xử phạt nào. Mỗi chế tài xử phạt nói trên đều gây ra một hậu quả pháp lý. Trong đó, hậu quả pháp lý nặng nề nhất là hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp đó, hợp đồng liên doanh sẽ mất hiệu lực và doanh nghiệp liên doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng liên doanh có quyền tự do thỏa thuận áp dụng các chế tài xử phạt với điều kiện không vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc luật pháp áp dụng trong hợp đồng. 2.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 2.2.1. Những bất cập trong quy định về pháp luật hợp đồng nói chung Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã khắc phục được đa số những bất cập trong các quy định về hợp đồng sao cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn 1 số điểm chưa hợp lý trong việc quy định dẫn đến những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật hợp đồng. 2.2.1.1. Bất cập trong việc lựa chọn nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, các quy định về hợp đồng được thể hiện ở rất nhiều các văn bản luật khác nhau. Ngoài những văn bản quy định chung như Bộ luật Dân sự 2005, thì trong từng lĩnh vực cụ thể, việc ký kết và thực hiện hợp đồng còn chịu sự chi phối của các văn bản mang tính chuyên ngành dưới những hình thức khác nhau như: Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật về các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi năm 2004; Luật kinh doanh bảo hiểm 2000; các Nghị định hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu tư 2005… . Do đó, việc lựa chọn nguồn luật điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể là vô cùng phức tạp và hay gây nhầm lẫn. Đồng thời việc quy định tản mát như vậy dẫn đến các cách giải thích khác nhau về luật áp dụng gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. 2.2.1.2. Bất cập trong các quy định hình thức hợp đồng Mặc dù Bộ luật Dân sự 2005 đã khá thông thoáng trong việc quy định các hình thức của hợp đồng như bên cạnh hình thức hợp đồng bằng văn bản. Tuy nhiên, trong nhiều quy định về từng loại quan hệ hợp đồng cụ thể như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng liên doanh,… pháp luật vẫn yêu cầu các bên tham gia phải tiến hành ký kết hợp đồng bằng văn bản và điều này gây nhiều trở ngại trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Việc gặp gỡ trực tiếp để ký kết giữa các bên giao kết hợp đồng là không cần thiết và lãng phí. Ngoài ra, việc quy định như vậy còn gây ra một số xung đột pháp luật liên quan đến hình thức hợp pháp của các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài bởi các quy định của luật nước ngoài quy định khá thông thoáng về hình thức của hợp đồng. 2.2.1.3. Bất cập trong thực tế xét xử, đưa ra phán quyết trong các tranh chấp hợp đồng Trong thực tế thi hành pháp luật về hợp đồng, có nhiều tranh chấp xảy ra nhưng không được giải quyết thỏa đáng gây tốn kém về chi phí và thời gian đồng thời gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo pháp luật được thực thi công bằng. Bất cập này một phần do khối doanh nghiệp và dân chúng nói chung chưa quan tâm đầy đủ đến các quy định của xã hội nên việc tuân thủ pháp luật còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trên là do năng lực xét xử của các cơ quan giải quyết tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp kinh tế tại địa phương chưa cao. Có những trường hợp Tòa án xét xử thiếu căn cứ như trong vụ tranh chấp tại công ty TNHH Thương mại Sản xuất Triển Hưng (mục 2.3.2.2) hay áp dụng luật chưa chính xác như trong tranh chấp liên doanh tại công ty TNHH Khách sạn Grand Imperial Sài Gòn (mục 2.3.2.1). Năng lực hạn chế trong xét xử của các cơ quan giải quyết tranh chấp nói chung hay các tranh chấp hợp đồng kinh tế nói riêng không chỉ gây ra sự bất bình giữa các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan này và hơn nữa là sự tin tưởng của xã hội đối với luật pháp nói chung. 2.2.2. Những bất cập trong pháp luật đầu tư về quy định và thực hiện nội dung của hợp đồng liên doanh 2.2.2.1. Bất cập trong quy định về khái niệm doanh nghiệp liên doanh. Theo Luật đầu tư 2005 thì khái niệm doanh nghiệp liên doanh đã bị xóa bỏ, thay vào đó chỉ hình thành khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập căn cứ vào hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp được thành lập dựa trên căn cứ là hợp đồng liên doanh sẽ hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư mà đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh và phải tuân thủ theo Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Đồng thời, còn phải tuân thủ các quy định khác có liên quan đến hoạt động đầu tư của mình: ví dụ như đối với dự án đầu tư nước ngoài thì nhà nước cho thuê đất chứ không giao đất như đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp liên doanh cũng phải chịu các quy định chặt chẽ hơn liên quan đến việc quản lý hoạt động như phải áp dụng các chế độ kế toán kiểm toán đối với nhà đầu tư nước ngoài, các phương pháp giải quyết tranh chấp cũng mang yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư và Nghị định 88/2006/NĐ-CP thì nhà đầu tư tiếp cận theo cách góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đó chỉ làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Có nghĩa là, sau khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần (kể cả khi tỉ lệ đó lên đến trên 50% vốn điều lệ) vẫn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký không bị điều chỉnh bởi điều kiện đầu tư áp dụng cho đầu tư nước ngoài. Đồng thời, trong quá trình hoạt động cũng không phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam- Những bất cập và giải pháp tháo gỡ.doc
Tài liệu liên quan