Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn - Hòa Bình

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: Một số lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm 3

1.1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

1.1.1. Chi phí sản xuất 3

1.1.2. Giá thành sản phẩm 6

1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9

1.1.4. Sự cần thiết phải tồ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và

tính giá thành sản phẩm 11

1.1.5. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12

1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm 12

1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 12

1.2.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 14

1.3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai

thường xuyên 18

1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18

1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 21

1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 24

1.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 28

1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê

định kỳ 33

1.4.1. Tài khoản sử dụng 34

1.4.2. Trình tự hạch toán 34

 

1.5. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm 37

Phần 2: Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xi măng Vinaconex LS-HB 42

2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần xi măng Vinaconex

Lương Sơn – Hoà Bình 42

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 42

2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong

một số năm gần đây 44

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 44

2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty 49

2.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xi măng Vinaconex

Lương Sơn – Hoà Bình 57

2.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty 57

2.2.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty 60

2.3. Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Vinaconex LS – HB 63

2.3.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 63

2.3.2. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 106

2.3.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 114

Phần 3: Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện

công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình 120

3.1. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại công ty 120

3.1.1. Những thành tựu đạt được 120

3.1.2. Một số điểm tồn tại 123

 

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty CP xi măng Vinaconex LS-HB 126

3.2.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện.126

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện.128

KẾT LUẬN.144

 

 

 

 

 

doc154 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn - Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Ghi chú : Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 2.3. Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn - Hòa Bình. 2.3.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hòa Bình 2.3.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Do quy trình sản xuất công nghệ xi măng theo kiểu liên tục, qua nhiều giai đoạn công nghệ liên tiếp theo một quy trình khép kín, cho nên căn cứ vào tình hình thực tế, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm tại công ty được xác định theo từng công đoạn, mỗi công đoạn được tổ chức tương ứng với mỗi phân xưởng sản xuất chính. Cụ thể: Bảng: Đối tượng sản xuất và phân xưởng tương ứng STT Đối tượng Phân xưởng tương ứng 1 Công đoạn sản xuất bột liệu Phân xưởng nguyên liệu 2 Công đoạn sản xuất clinker Phân xưởng nung luyện clinker 3 Công đoạn sản xuất xi măng bột Phân xưởng thành phẩm 4 Công đoạn sản xuất xi măng bao Phân xưởng thành phẩm (Nguồn: Phòng KTCN, CTCP Xi măng Vinaconex LS – HB) 2.3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Để thuận lợi và đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đồng thời để đơn giản hóa công tác tính giá thành, các khoản mục chi phí sản xuất tính theo giá thành của công ty xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình được chia thành các khoản mục như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung. 2.3.1.3. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hòa Bình là đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng bao với công nghệ lò đứng cơ khí hoá sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào tương đối ổn định qua các năm. Sản phẩm của công ty là vật liệu xây dựng với đặc trưng là chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào là rất lớn (trung bình chiếm 81% tổng chi phí, chiếm 75% tổng doanh thu) Do đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được coi là yếu tố đầu tiên, tiên quyết, quyết định quá trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm, là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp muốn sản xuất và kinh doanh hiệu quả. Do đó việc theo dõi, giám sát, quản lý phải chặt chẽ nhằm góp phần hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Khoản mục chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ… Nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành các yếu tố như sau: Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu chính trong doanh nghiệp gồm các loại đá, thạch cao, phụ gia tổng hợp, quặng sắt…. Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất như kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Vật liệu phụ bao gồm vỏ bao, bi đạn, gạch chịu lửa, dầu, mỡ bôi trơn, vật liệu phụ khác,… những vật liệu phụ này công ty mua bên ngoài. Nhiên liệu, năng lượng: Nhiên liệu là loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, ở công ty, nhiên liệu bao gồm than cám, xăng, dầu… Năng lượng được sử dụng cho quá trình sản xuất của công ty là điện năng. * Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho Nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo giá vốn thực tế nhập kho, cụ thể đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Giá trị thực tế NVL nhập kho = Giá mua + Chi phí thu mua - Các khoản giảm trừ Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hòa Bình được thực hiện theo sơ đồ sau: Phiếu xuất kho à Bảng phân bổ nguyên vật liệu à Sổ chi tiết các tài khoản à Sổ Cái. Ngoài ra, khi có nhu cầu về nguyên vật liệu đột xuất để sản xuất hay sửa chữa TSCĐ tại các phân xưởng,…thì các bộ phận, phân xưởng sẽ đề nghị theo mẫu Đề nghị cấp nguyên vật liệu, được Phó giám đốc phụ trách sản xuất phê duyệt và chuyển ra phòng Kế hoạch để viết phiếu xuất kho. Biểu 01: yêu cầu cấp nguyên vật liệu (Theo biểu mẫu ISO 9001-2000) ĐỀ NGHỊ CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU BM.7.4.01.01 LBH: 01 Số TT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Thời gian cấp Ghi chú Cần dùng Tồn kho Cần mua 1 Than cám Tấn 1.800 1.900 2 3 Lương Sơn, ngày 02 .tháng 01 năm 2007 PGĐ sản xuất (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Bộ phận đề nghị (Ký, họ tên) - Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho nhằm theo dõi số lượng nguyên vật liệu xuất kho nội bộ làm căn cứ để kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, định mức tiêu hao và giá vốn hàng tiêu thụ. Mỗi phiếu được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Liên 1: Lưu ở quyển phiếu xuất (liên gốc) tại phòng Kế hoạch- bộ phận lập phiếu Liên 2 : Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho Phòng kế toán – tài vụ ghi tiếp vào cột 3,4 và ghi vào sổ kế toán. Liên 3 : Phân xưởng nhận giữ để ghi sổ kế toán bộ phận. Ví dụ : Trích phiếu xuất số 02, ngày 05/01/07, xuất Nguyên vật liệu chính (Than cám) cho phân xưởng Nguyên liệu phục vụ sản xuất, số lượng 1.800 tấn, xuất tại kho nguyên liệu. Biểu 02: Phiếu xuất kho PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số : 01-VT Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC Đơn vị : C.ty CP XM Vinaconex LS-HB Địa chỉ: TT.Lương Sơn-HB Nợ TK: Số: 02 Có TK: Ngày 05 tháng 01 năm 2007 Họ và Tên người nhận hàng : Nguyễn Thị Hoa - Địa chỉ (bộ phận): PX Nguyên Liệu Lý do xuất kho: theo yêu cầu ngày 02/01/07 đã được duyệt Xuất tại kho: Nguyên liệu Địa điểm: Khu sản xuất công ty TT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền Theo yêu cầu Thực Xuất A B C D 1 2 3 4 1 Than cám Tấn 1.800 1800 …. … … Cộng 1.800 1.800 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một ngàn tám trăm tấn Số chứng từ gốc kèm theo: Yêu cầu cấp NVL Lương Sơn, ngày 05 tháng 01 năm 2007 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng hoặc bộ phận có nhu cầu nhập (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) + Trên phiếu xuất chỉ thể hiện phần lượng, khi chứng từ chuyển lên phòng kế toán, tại đây phần tính giá xuất kho được hạch toán. + Khi viết phiếu xuất chuyển cho thủ kho, và ghi số lượng thực xuất, vào thẻ kho và chuyển cho phòng Kế toán tài vụ để theo dõi và hạch toán. + Tại phòng kế toán được hạch toán như sau: Giá xuất kho = Số lượng xuất * Đơn giá bình quân Đơn giá bình quân = Giá thực tế tồn đầu kỳ + giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ Tại thời điểm này giá than cám (theo báo giá của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam) là 532.000đ/tấn Vậy trị giá xuất kho : 1.800 tấn * 532.000 đ/tấn = 957.600.000đ Kế toán ghi sổ: Nợ TK621: 957.600.000đ Có TK152: 957.600.000đ Trong trường hợp này kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên liệu để vào sổ Nhật ký chung. Trình tự kế toán: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của nhà máy phát sinh trong kỳ có liên quan trực tiếp tới các phân xưởng tập hợp chi phí cụ thể, CPNVLTT được sử dụng theo phương pháp ghi trực tiếp. CPNVLTT trong kỳ được xác định như sau: CP thực tế NVLTT trong kỳ = Trị giá NVL xuất đưa vào sử dụng + Trị giá NVL còn lại đầu kỳ - Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Tại công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình, chi phí nguyên liệu trực tiếp chỉ tập hợp ở 03 phân xưởng là: phân xưởng Nguyên liệu, phân xưởng Nung luyện Clinker và phân xưởng Thành phẩm. Để tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp, công ty dùng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được công ty chi tiết thành ba tài khoản cấp hai: TK62101- chi phí nguyên liệu trực tiếp phân xưởng Nguyên liệu TK62102- chi phí nguyên liệu trực tiếp phân xưởng Nung luyện Clinker TK62103- chi phí nguyên liệu trực tiếp phân xưởng Thành phẩm Từ các phiếu xuất kho, kế toán lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu rồi vào sổ Nhật ký chung và sau đó máy tự vào sổ Cái. Biểu 03 : Bảng phân bổ NL, VL BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 01/2007 STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 152 Hạch toán Thực tế Xuất NVL, dầu mỡ, phụ tùng Phân bổ cho các đối tượng SD tháng 01/2007 TK 621 - Phân xưởng Nguyên Liệu 977.067.277 - Phân xưởng Nung luyện clinker 6.203.421 - Phân xưởng Thành phẩm 1.326.958.098 ……………. Cộng 2.310.228.796 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Cách lập bảng phân bổ như sau: Mỗi phiếu xuất kho ghi cụ thể từng đối tượng sử dụng NVL - căn cứ vào phiếu xuất kho để cộng số lượng của từng vật liệu, phụ tùng, dầu mỡ cho từng đối tượng sử dụng, sau đó nhân với đơn giá trên bảng tổng hợp chứng từ gốc cộng lại theo từng đối tượng sử dụng. Cụ thể: Trong tháng 01 năm 2007 để sản xuất sản phẩm xi măng mác PCB30 thì nguyên vật liệu nhà máy phải xuất ra là: Tại phân xưởng Nguyên liệu: 997.067.277 đ Tại phân xưởng Nung luyện clinker: 6.203.421 đ Tại phân xưởng Thành phẩm: 1.326.958.098 đ Vậy tổng CPNVLTT cho sản xuất xi măng là : 2.310.228.796 đ Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo quyết định số: 15/2006/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 01 năm 2007 ĐVT: đ Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ Cái Stt dòng TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 01/01/07 PX01 01/01/07 Xuất NVL – PX Nguyên liệu CPNVLTT NVL xuất kho X 01 62101 152 850782177 850782177 01/01/07 0079851 01/01/07 Tiền v/c NL - PX Nguyên liệu CPbằng tiền khác Thuế GTGT được khấu trừ Xuất quỹ tiền mặt X 02 627801 1331 111 10.010.000 1.001.000 11.011.000 01/01/07 PX 01 01/01/07 Xuất vật liệu - PXNgliệu Chi phí vật liệu Vật liệu xuất kho X 03 627201 152 10.485.147 10.485.147 02/01/07 PX 02 02/01/07 Xuất vật liệu – PX Nguyên liệu Chi phí vật liệu Vật liệu xuất kho X 04 627201 152 11.286.804 11.286.804 02/01/07 PX 01 02/01/07 Xuất vỏ bao-PXTP CPNVLTT Vật liệu xuất kho X 05 62103 152 74.545.337 74.545.337 04/01/07 PX 03 04/01/07 Xuất vật liệu – PX Nguyên liệu Chi phí vật liệu Vật liệu xuất kho X 06 627201 152 13.779.244 13.779.244 06/01/07 PX05 06/01/07 Xuất vật liệu cho PX Nung luyện Chi phí vật liệu Vật liệu xuất kho X 07 627202 152 11.135.986 11.135.986 08/01/07 PX 06 08/01/07 Xuất vật liệu cho PX Nung luyện Chi phí vật liệu Vật liệu xuất kho X 08 627202 152 7.610.268 7.610.268 ….. …. …. …. …. … …. …. … Cộng chuyển sang trang sau -Sổ này có … trang, đánh số từ trang số 01 đến trang … Ngày mở sổ: 01/01/2007 Nguời lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí được kế toán tổng hợp ghi trực tiếp theo đúng đối tượng liên quan. Từ sổ Nhật ký chung, máy tính tự động chuyển vào các sổ sau: Biểu 04: Sổ chi tiết tài khoản 621 (62101)- chi phí nguyên liệu trực tiếp phân xưởng Nguyên liệu C.ty CP XM Vinaconex Lương sơn HB SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 01/2007 62101 – Chi phí NVL Phân xưởng Nguyên liệu Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Đ.Ư Phát sinh Nợ Phát sinh Có PX 02 01/01/07 01/01/07 Xuất NVL-PX Nguyên liệu 152 850.782.177 PX 03 31/01/07 31/01/07 Xuất NVL – PX Nguyên liệu 152 126.285.100 Kết chuyển 154 977.067.277 Tổng phát sinh 977.067.277 977.067.277 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 05 : Sổ chi tiết tài khoản 621 (62102)- chi phí nguyên liệu trực tiếp phân xưởng Nung luyện C.ty CP XM Vinaconex Lương sơn HB SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 01/2007 62102 – Chi phí NVL Phân xưởng Nung luyện Clinker Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Đ.Ư Phát sinh Nợ Phát sinh Có PX 02 31/01/07 31/01/07 Xuất NVL-PX Nung luyện 152 4.000.021 PX 03 31/01/07 31/01/07 Xuất NVL – PX Nung luyện 152 2.203.400 Kết chuyển 154 6.203.421 Tổng phát sinh 6.203.421 6.203.421 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 06: Sổ chi tiết tài khoản 621 (62103)- Chi phí nguyên liệu trực tiếp phân xưởng Thành phẩm C.ty CP XM Vinaconex Lương sơn HB SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 01/2007 62103 – Chi phí NVL Phân xưởng Thành phẩm Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Đ.Ư Phát sinh Nợ Phát sinh Có PX 01 02/01/07 02/01/07 Xuất vỏ bao - PXTP 152 74.545.337 PX 02 08/01/07 08/01/07 Xuất vỏ bao – PXTP 152 141.636.141 PX 03 26/01/07 26/01/07 Xuất vỏ bao - PXTP 152 7.789.988 PX 04* 28/01/07 28/01/07 Xuất vỏ bao - PXTP 152 47.333.656 … … … …. … … Kết chuyển 154 1.326.958.098 Tổng phát sinh 1.326.958.098 1.326.958.098 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 07: sổ Cái tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. C.ty CP XM Vinaconex Lương sơn HB SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 01/2007 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Đ.Ư Phát sinh Nợ Phát sinh Có PX 01 01/01/07 01/01/07 Xuất NVL – PX Nguyên liệu 152 850.782.177 PX 01 02/01/07 02/01/07 Xuất vỏ bao – PXTP 152 74.545.337 PX 02 08/01/07 08/01/07 Xuất vỏ bao – PXTP 152 141.636.141 PX 03 26/01/07 23/01/07 Xuất vỏ bao XM – PXTP 152 7.789.988 PX 04* 31/01/07 29/01/07 Xuất vỏ bao – PXTP 152 47.333.656 …. …. …. ….. …. … PX 03 31/01/07 31/01/07 Xuất NVL – PX Nung luyện 152 2.203.400 PX 05 31/01/07 31/01/07 Xuất NVL - PXTP 152 9.672.267 Kết chuyển 154 2.310.228.796 Tổng phát sinh 2.310.228.796 2.310.228.796 Người lập biểu Kế toán trưởng b. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công ty chiếm khoảng 11,2% giá thành sản phẩm. Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp thực hiện từng công đoạn sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp cũng là một khoản mục chiếm tỷ lệ tương đối trong các chi phí tính giá thành, đây là yếu tố không thể thiếu và góp phần thúc đẩy năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm các nhân tố khác. Hàng tháng, công ty căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành để trả lương cho công nhân sản xuất. + Lương chính hay lương cơ bản là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực tế làm công việc chính + Lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian không đi làm công việc chính nhưng vẫn được hưởng lương (nghỉ phép, đi họp….) + Phụ cấp lương là số tiền trả cho công nhân viên trong thời gian làm đêm, làm thêm giờ… Hiện nay, theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp có thể trả lương theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp như: trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, theo khối lượng công việc, khoán quỹ lương… Tuy trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình phân chia lao động thành 02 loại là: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp song toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đều hưởng lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng chung cho cả bộ phận gián tiếp và công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm tập thể: Trả lương sản phẩm tập thể: được áp dụng cho một nhóm người lao động (tổ sản xuất) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. Căn cứ vào đơn giá lương sản phẩm được duyệt của các bộ phận, các tổ và sản lượng thực tế đã hoàn thành. Cụ thể tiền lương thực tế được tính như sau: L = ĐG x Q1 Trong đó: L: Tiền lương thực tế tổ nhận được. ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ. Q1: Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành. Ví dụ 1: Tại Tổ Đập đá trong tháng sản phẩm sản xuất Q1 = 5.000 tấn xi măng, đơn giá giao khoán ĐG = 1.334 đồng/tấn xi măng. Như vậy tiền lương thực tế tổ Đập đá (L1) được tính = 5.000 x 1.334 = 6.670.000 đồng. Để chia lương từng cá nhân trong tổ, Công ty thực hiện trình tự theo 3 bước như sau: - Bước 1: Quy đổi số ngày công (8 giờ/ca/ngày) làm việc thực tế của từng công nhân ra số ngày công làm việc của công nhân, Tqđ = Ti x Hi Trong đó: - Tqđ: Số ngày công làm việc quy đổi. - Ti : Số ngày công làm việc thực tế của công nhân i. - Hi: Hệ số lương của công nhân i (được xác định trên mức độ hoàn thành công việc của từng tháng). - Bước 2: Tính tiền lương cho một ngày công công nhân của tổ: Lấy tổng số tiền lương thực tế chia cho tổng số ngày công đã quy đổi của cả tổ. Tiền lương cho một ngày công của công nhân trong tổ tính theo công thức: L1 = L Tqđ Trong đó: - L1: Tiền lương 1 ngày công của công nhân trong tổ - L: Tiền lương thực tế của cả tổ. - Tqđ: Tổng số ngày công thực tế làm việc của cả tổ đã quy đổi. - Bước 3: Tính tiền lương cho từng người. Tiền lương của từng người tính theo công thức: Li = L1 x Tiqđ Trong đó: - Li: Tiền lương thực tế công nhân thứ i. - Ti qđ: Số ngày công quy đổi của công nhân i. Tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào giá thành sản phẩm. + Theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định quỹ bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp bằng 20% so với tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động, trong đó cơ cấu quỹ được quy định: Doanh nghiệp đóng 15% trên tổng quỹ lương trong đó: 10% chi các chế độ hưu trí, tử tuất. 5% chi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Còn 5% trên tổng quỹ lương tháng do người lao động trực tiếp đóng góp. + Quỹ Bảo hiểm y tế được trích 3% trên cơ sở thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó: Doanh nghiệp phải chịu 2% từ quỹ lương thực tế của doanh nghiệp. Người lao động đóng 1% từ lương của mình. + Theo chế độ hiện hành thì Kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu khoản chi phí này. Tiền ăn ca. Sau khi nhận được bảng chấm công từ các phòng ban, các phân xưởng, các tổ sản xuất cùng các chứng từ khác có liên quan như: phiếu giao việc, bảng tổng hợp khối lượng công việc hoàn thành, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH. Kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương này để hạch toán, phát lương cho công nhân viên. Bảng thanh toán tiền lương còn là cơ sở để kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Trình tự kế toán: chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí nên sẽ được tập hợp trực tiếp. Để tập hợp CPNCTT, công ty sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản chi tiết : TK62201- CPNCTT Phân xưởng Nguyên liệu Tài khoản chi tiết : TK62202- CPNCTT Phân xưởng Nung luyện clinker Tài khoản chi tiết : TK62203- CPNCTT Phân xưởng Thành phẩm Ví dụ : Trích phiếu hạch toán số PHT15-01 ngày 31/01/2007, tiền lương phải trả tháng 01 cho phân xưởng Nguyên liệu số tiền: 53.200.000 đ Kế toán ghi : Nợ TK 621 (62101) : 53.200.000 đ Có TK 334 : 53.200.000 đ Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của phòng Tổ chức chuyển lên, kế toán tiến hành hạch toán, vào sổ chi tiết và máy cập nhật song song vào sổ cái tài khoản. Trong tháng 01/2007 có các tài liệu liên quan đến kế toán tập hợp CPNCTT như sau: TT Họ và tên Hệ số lương Lương sản phẩm Các khoản khấu trừ vào lương Thực lĩnh Công Công qđổi Đơn giá Thành tiền BHXH BHYT Tổng 1 Nguyễn Đức Thắng 2,25 28 63 42.900 đồng/công quy đổi 2.702.700 135.135 27.027 162.162 2.540.538 2 Phạm Thắng 2,25 29 65,25 2.799.225 139.961 27.992 167.953 2.631.272 3 Lê Thắng Lợi 2,36 28 66,08 2.834.832 141.742 28.348 170.090 2.664.742 4 Trần Huy 2,25 27 60,75 2.606.175 130.309 26.062 156.371 2.449.804 5 Lưu Mạnh Hùng 2,25 22 49,5 2.123.550 106.178 21.236 127.414 1.996.136 6 Phạm Tuấn Khanh 2.25 27 60,75 2.606.175 130.309 26.062 156.371 2.449.804 Cộng 365,33 15.672.657 783.634 156.727 940.361 14.732.296 BIỂU 08: Bảng thanh toán lương Đơn vị: CTCP xi măng Vinaconex Lương Sơn HB Mẫu số: 02-LĐTL Bộ phận: Tổ đóng bao, phân xưởng Thành phẩm (Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG ( tháng 01 năm 2007) Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký tên) (ký tên) (ký tên) Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu 08) dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động. Số liệu của Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được sử dụng để ghi vào sổ tổng hợp và sổ kế toán chi tiết có liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Cũng tương tự cách tính lương đã trình bày ở trang 77 và 78, kế toán đã tính lương của các phân xưởng: PX Nguyên liệu: Tổng tiền lương của CNTT sản xuất là 52.000.000 đ PX Nung luyện: Tổng tiền lương của CNTT sản xuất là 49.500.000 đ PX Thành phẩm: Tổng tiền lương của CNTT sản xuất là: 79.500.000 đ Đồng thời, kế toán cũng trích các khoản kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo đúng tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng: PX Nguyên liệu: KPCĐ: 1.040.000 đ BHXH: 7.800.000 đ BHYT: 1.040.000 đ PX Nung luyện: KPCĐ: 990.000 đ BHXH: 7.425.000 đ BHYT: 990.000 đ PX Thành phẩm: KPCĐ: 1.590.000 đ BHXH: 11.925.000 đ BHYT: 1.950.000 đ. Trên cơ sở đó, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (trang 84). Đối với các phân xưởng sản xuất (bộ phận quản lý phân xưởng), khi tính lương cho bộ phận quản lý kế toán thực hiện theo cách tính lương sẽ được trình bày cụ thể ở trang 88. Đơn vị: CTCP xi măng Vinaconex Lương Sơn HB Mẫu số: 11-LĐTL (Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Biểu 09: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (Tháng 01 năm 2007) TT Ghi có tài khoản Đối tượng sử dụng (Ghi nợ các tài khoản) TK 334 TK 338 Tổng Lương Các khoản khác Cộng 3382 3383 3384 Cộng 1 TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp 181.000.000 3.000.000 184.000.000 3.620.000 27.150.000 3.620.000 34.390.000 218.390.000 - Phân xưởng Nguyên liệu 52.000.000 1.200.000 53.200.000 1.040.000 7.800.000 1.040.000 9.880.000 63.080.000 - Phân xưởng Nung luyện 49.500.000 2.500.000 52.000.000 990.000 7.425.000 990.000 9.405.000 61.405.000 - Phân xưởng Thành phẩm 79.500.000 1.300.000 80.800.000 1.590.000 11.925.000 1.590.000 15.105.000 95.905.000 2 TK 627: Chi phí quản lý phân xưởng 44.500.000 44.500.000 890.000 6.675.000 890.000 8.455.000 52.955.000 - Phân xưởng Nguyên liệu 10.000.000 10.000.000 200.000 1500.000 200.000 1.900.000 11.900.000 - Phân xưởng Nung luyện 13.000.000 13.000.000 260.000 1.950.000 260.000 2.470.000 15.470.000 - Phân xưởng Thành phẩm 21.500.000 21.500.000 430.000 3.225.000 430.000 4.085.000 25.585.000 3 TK 641: Chi phí bán hàng 45.000.000 45.000.000 900.000 6.750.000 900.000 8.550.000 53.550.000 4 TK 642: Chi phí quản lý DN 80.100.000 80.100.000 1.602.000 12.015.000 1.602.000 15.219.000 95.319.000 5 TK 334: Phải trả người lao động 17.530.000 3.506.000 21.036.000 21.036.000 6 TK 338: Phải trả phải nộp khác 147.700 147.700 147.700 Cộng 350.600.000 3.147.700 353.747.700 7.012.000 70.120.000 10.518.000 87.650.000 441.397.700 Ngày 31 tháng 01 năm 2007 KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP BẢNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 10: C.ty CP XM Vinaconex Lương sơn HB SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 01/2007 62201 – Chi phí NCTT Phân xưởng Nguyên liệu Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Đ.Ư Phát sinh Nợ Phát sinh Có PHT 15-01 31/01/07 31/01/07 Lương và các khoản khác phải trả CNTTSX trong tháng 01/07 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định 334 338 53.200.000 9.880.000 Kết chuyển 154 63.080.000 Tổng phát sinh 63.080.000 63.080.000 Người lập biểu Kế toán trưởng Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại phân xưởng Nguyên liệu liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh như sau: Tính ra tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng 01/07 Nợ TK 622 (62201) 52.000.000 đ Có TK 334 52.000.000 đ Các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng 01 năm 2007: Nợ TK 622 (62201) 1.200.000 đ Có TK 334 1.200.000 đ Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định: Nợ TK 622 (62201) 9.880.000 đ Nợ TK 334 3.120.000 đ Có TK 338 13.000.000 đ - 3382 1.040.000 đ - 3383 10.400.000 đ - 3384 1.560.000 đ Biểu 11: C.ty CP XM Vinaconex Lương sơn HB SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 01/2007 62202 – Chi phí NCTT Phân xưởng Nung luyện Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Đ.Ư Phát sinh Nợ Phát sinh Có PHT 16-01 31/01/07 31/01/07 Lương và các khoản khác phải trả C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình.doc
Tài liệu liên quan