MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2
Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG MỘT- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Những vấn đề chung 3
1.1.1 Chi phí sản xuất 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Phân loại 3
1.1.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 5
1.1.1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 6
1.1.2 Giá thành sản phẩm 6
1.1.2.1 Khái niệm 6
1.1.2.2 Phân loại 6
1.1.3 Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP 7
1.2 Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên 7
1.2.1 Kế toán chi phí NVLTT 8
1.2.2 Kế toán chi phí NCTT 10
1.2.3 Kế toán chi phí SXC 12
1.2.4 Kế toán chi phí trà trước và chi phí phải trả 16
1.2.4.1 Kế toán chi phí trả trước 16
1.2.4.2 Kế toán chi phí phải trả 17
1.2.5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 18
1.2.5.1 Hạch toán các sản phẩm hỏng trong sản xuất 18
1.2.5.2 Hạch toán các thiệt hại trong sản xuất 19
1.3 Tập hợp chi phí đánh giá sản phẩm dở dang 20
1.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí 20
1.3.2 Sản phẩm dở dang 21
1.4 Giá thành sản phẩm 23
1.4.1 Đối tượng tính giá thành 24
1.4.2 Các phương pháp tính giá thành 24
1.5 Sơ đồ hạch toán CPSX và tính GTSP 30
CHƯƠNG HAI- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SXTM LƯU ĐỨC TÀI
2.1 Giới thiệu chung về công ty 32
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32
2.3 Chức năng và nhiệm vụ 32
2.4 Cơ cấu tổ chức 33
2.5 Quy trình sản xuất sản phẩm 35
2.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 35
2.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán 35
2.6.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 37
2.6.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 38
2.6.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 38
2.6.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 39
2.6.6 Các chính sách kế toán áp dụng 40
2.7 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 41
2.7.1 Những thuận lợi 41
2.7.2 Những khó khăn 42
2.7.3 Phương hướng phát triển 42
CHƯƠNG BA – THỰC TẾ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SXTM LƯU ĐỨC TÀI
3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX 43
3.2 Tổ chức hạch toán CPSX 43
3.2.1 Chi phí NVLTT 43
3.2.2 Chi phí NCTT 47
3.2.3 Chi phí SXC 50
3.2.3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng 51
3.2.3.2 Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất 52
3.2.3.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 52
3.2.3.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 53
3.3 Sản phẩm hỏng và các thiệt hại ngừng sản xuất 55
3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 55
3.5 Phương pháp tính trị giá sản phẩm dở dang 56
3.6 Giá thành sản phẩm 57
3.6.1 Đối tượng tính giá thành 57
3.6.2 Phương pháp tính giá thành 58
CHƯƠNG BỐN- HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SXTM LƯU ĐỨC TÀI
4.1 Nhận xét chung về công tác kế toán CPSX và tính GTSP 61
4.1.1 Ưu điểm 61
4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 65
4.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý 67
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo 72
Phục lục
110 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại Lưu Đức Tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hình ảnh tốt đẹp cho công ty.
Tiếp cận tất cả các đối tượng khách hàng giao dịch trong và ngoài nước.
Thực hiện các nhiệm vụ mà ban giám đốc giao, vạch ra kế hoạch phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Theo dõi ghi nhận giải quyết những yêu cầu khiếu nại của khách hàng thể hiện các phương châm trong chính sách đảm bảo chất lượng của công ty.
Tìm hiểu yêu cầu của thị trường để kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Phòng tài chính kế toán
Ghi chép, cập nhật số liệu phát sinh hằng ngày.
Chịu trách nhiệm xử lý, cung cấp kịp thời, đúng đắn các thông tin về tình hình tài chính cho các cấp lãnh đạo và các bộ phận quản lý có liên quan.
Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả mang lại của quá trình sản xuất.
Tham mưu cho các cấp lãnh đạo kiểm soát các khoản chi phí phát sinh.
Cân đối và lập kế hoạch thu chi.
Thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước, chi trả lương công nhân phù hợp với luật pháp.
Xây dựng cấu trúc lương, thưởng, phạt, các chế độ phúc lợi công ty. Trích các khoản bảo hiểm theo đúng quy định của nhà nước đề ra.
- Phònh nhân sự
Lưu giữ hồ sơ cá nhân, hợp đồng lao động của nhân viên toàn công ty.
Tổ chức công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự, quản lý thiết bị văn phòng, đề bạt khen thưởng, lương bổng,... đảm bảo một số công việc mang tính chất phục vụ, tiếp khách khi có những liên hệ thuần túy về hành chính, quản trị tiếp nhận xử lý khi có công văn đến và đi.
2.5 Quy trình công nghệ sản xuất mũ bảo hiểm
Trình tự sản xuất sản phẩm theo các bước sau:
- Trước tiên tạo vỏ nón bằng nhựa ABS có độ cứng chịu đựng sức va đập và xuyên thủng cao.
- Nước sơn phủ bề ngoài mũ tạo sự đa dạng về màu sắc thích hợp với mọi lứa tuổi.
- Lớp đệm xốp bên trong dày có độ giảm chấn và hấp thụ xung động lớn.
- Bộ lót trong có gắn lưới vải thông thoáng làm mát da đầu, không gây mồ hôi thích hợp với khí hậu Việt Nam.
- Kính chắn gió được sản xuất bằng nhựa có độ trong suốt cao
- Cuối cùng là dây quai và khóa an toàn dễ gài dễ mở nhưng khó tuột.
2.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài
2.6.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN VIÊN
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
- Bộ phận kế toán của công ty gồm có 3 người trong đó có 2 nữ và 1 nam. Độ tuổi trung bình là 28 tuổi có trình độ chuyên môn cao.
- Thâm niên công tác và trình độ chuyên môn:
Kế toán trưởng với thâm niên là 5 năm trong vị trí kế toán và 2 năm kế toán trưởng, trình độ đại học chuyên ngành kế toán.
Thủ quỹ với thâm niên 5 năm, trình độ đại học chuyên ngành tài chính.
Kế toán viên thâm niên 2 năm, trình độ cao đẳng chuyên ngành kế toán.
- Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Kế toán trưởng
- Tổ chức, điều hành và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chuẩn mực kế toán theo quy định hiện hành.
- Tham gia nghiên cứu, cải tiến công tác quản lý kế toán, kiểm toán, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.
- Khi báo cáo tài chính được lập, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh, phân tích các kết quả đạt được giúp cho Ban Giám Đốc đề ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời chịu trách nhiệm về sự chính xác về các số liệu đã được ghi chép trong sổ sách và các báo cáo. Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình hiện tại của công ty cho Ban Giám Đốc.
- Thường xuyên kiểm tra năng lực và khả năng hoàn thành công việc của các nhân viên bộ phận kế toán từ đó có phương án hỗ trợ nhân viên hoặc có cách giải quyết mang tính chất hiệu quả chung.
Kế toán viên
- Là người hỗ trợ cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các thông tin nghiệp vụ trong ngày, xử lý nhanh gọn, hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác.
- Theo dõi nhập, xuất, toàn nguyên liệu, thành phẩm, vật tư.
- Tính giá thành sản phẩm
- Thực hiện các hợp đồng đã được ký kết.
- Tổng hợp các số liệu ghi vào sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, lập báo cáo tài chính trên sổ đối chiếu.
Thủ quỹ
- Là người chịu trách nhiệm các khoản thu – chi – tồn quỹ của tiền mặt, tiền gửi. Hàng ngày kiểm kê quỹ tiền mặt, tiến hành đối chiếu tiền thực tế tồn tại quỹ với sổ kế toán tiền mặt, nếu có phát hiện chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết.
- Chịu sự chỉ đạo, phân công trực tiếp và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của Kế toán trưởng và giám đốc.
2.6.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
- Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được lập theo đúng các quy định của Bộ Tài Chính,bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, biên bảng kiểm kê hàng hóa,…
- Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty như sau:
Lập hoặc thu nhận chứng từ
Kiểm tra chứng từ
Sử dụng chứng từ để ghi sổ
Bảo quản, lưu trữ chứng từ
Sơ đồ 2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.6.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Doanh nghiệp tổ chức hệ thống tài khoản kế toán dựa trên thông tư 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009 quy định về việc tổ chức hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp.
Chế độ sổ kế toán
Hình thức kế toán áp dụng
Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng là nhật ký chung. Ưu thế của hình thức này là rõ ràng, dễ điều chỉnh, dễ vận dụng. Để thích hợp với hình thức kế toán trên, công tác kế toán được thực hiện vừa bằng thủ công vừa bằng máy vi tính.
Hệ thống sổ kế toán
- Sổ nhật ký chung là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi sổ cái.
- Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản. Số liệu trên sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối phát sinh và từ đó ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán.
- Sổ nhật ký đặc biệt được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều. Nếu ghi tất cả vào sổ nhật ký chung thì gây trở ngại cho việc kiểm tra đối chiếu. Sổ nhật ký đặc biệt được dùng để ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ phát sinh chủ yếu. Khi dùng sổ nhật ký đặc biệt thì chứng từ gốc phải được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt sau đó định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ cái.
- Sổ kế toán chi tiết đây là sổ kế toán dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ thẻ kho
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Sổ Nhật ký
chung
Ghi chép hằng ngày
Ghi chép vào cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Trình tự ghi sổ và xử lý dữ liệu kế toán trên máy tính tại công ty
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ , tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được bắt đầu làm từ tháng 01 hàng năm đến 20/3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày 20/3 hàng năm. Năm tài chính bắt đầu 01/01 hàng năm, kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng cân đối phát sinh
Bảng kê nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
Bảng liệt kê tình hình nộp thuế
Báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn hàng năm.
Báo cáo quản trị
Báo cáo về vốn bằng tiền
Báo cáo về công nợ
Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất
Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả của từng bộ phận.
Các chính sách kế toán áp dụng
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “ VND”.
- Niên độ kế toán: bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12 hằng năm.
- Phương pháp thuế GTGT áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc cộng với các khoản chi phí thu mua, các khoản thuế không được hoàn lại.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
=
Đơn giá Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL phát sinh
bình quân Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL phát sinh
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được đánh giá theo nguyên giá và hao mòn lũy kế. Phương pháp khấu hao áp dụng là khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang dựa vào số chênh lệch giữa định mức chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng với chi phí nguyên vật liệu thực sử dụng theo định mức.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
- Phương pháp trả lương theo thời gian. Giờ hành chính theo quy định là 8 tiếng, giờ công tăng ca lương gấp 1.5 lần giờ hành chính.
2.7 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty
2.7.1 Những thuận lợi
- Có vị trí diện tích tương đối rộng thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của công ty là đã có sự nhất quán giữa các phòng ban đồng thời với sự hoạt động tích cực, chủ động, hiệu quả của các tổ chức đoàn thể và cán bộ nhân viên của công ty là nhân tố cơ bản để thực hiện tốt kế hoạch trong năm.
- Có mối quan hệ tốt giữa công ty mình với các doanh nghiệp khác, có hướng phát triển tốt, tiếp cận thông tin, giải quyết tốt, kịp thời tạo niềm tin cho công ty bạn.
- Đội ngũ nhân viên công ty năng động, có tinh thần cầu tiến, có trách nhiệm về kinh nghiệm việc làm, có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác. Trang thiết bị máy móc hiện đại nên đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Quy trình sản xuất của công ty tương đối hoàn chỉnh từ khâu tiếp nhận đến khâu thành phẩm.
2.7.2 Những khó khăn
- Trong thị trường hiện nay giá cả ngoại tệ, nhiên liệu (xăng, dầu) luôn biến động làm ảnh hưởng giá thành sản phẩm của công ty.
- Công ty mới hoạt động nên thị phần của công ty chưa cao.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt của các đơn vị doanh nghiệp khác.
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, hoàn chỉnh.
2.7.3 Phương hướng phát triển của công ty
- Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công ty là nắm bắt cạnh tranh với các công ty khác, đồng thời không ngừng tìm kiếm và ký kết them nhiều hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo đúng tiến độ sản xuất theo từng đơn đặt hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hiện nay thì con người là một yếu tố quyết định sự thành đạt hay thất bại của công ty. Do đó công ty phải sắp xếp một bộ máy gọn nhẹ mà các thành viên trong bộ máy cần có phẩm chất tốt nhạy bén và năng động để quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty cho nên cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề…
CHƯƠNG BA
THỰC TẾ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SXTM LƯU ĐỨC TÀI
3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Với quy trình công nghệ sản xuất mũ bảo hiểm tương đối phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Sản xuất theo nhu cầu thị trường và nguyên vật liệu bỏ ra gồm nhiều loại nên khó có thể tính toán chính xác số lượng nguyên vật liệu đã bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm này và trải qua nhiều năm kinh nghiệm công ty đã xác lập ra định mức chi phí nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành bao gồm cả chi phí hao hụt.
Như vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là từng loại sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu bỏ ra cho từng sản phẩm riêng theo định mức, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì được tập hợp chung rồi cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu.
3.2 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung và phương pháp hạch toán
Tất cả các nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định, giá trị của chúng được chuyển hết một lần vào thành phẩm. Trong quá trình tham gia vào sản xuất, dưới tác động của lao động, vật liệu biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo thành thực thể sản phẩm.
Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu mà phân thành vật liệu chính vật liệu phụ.
Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính được theo dõi trên tài khoản 1521.
Các loại nguyên vật liệu chính bao gồm: nhựa, vỏ nón loại 1, vỏ nón loại 2, xốp loại 1, xốp loại 2.
Nguyên vật liệu phụ sử dụng kết hợp với vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các vật liệu phụ được theo dõi trên tài khoản 1522 bao gồm: vải, nút bóp đồng, decall, da, khóa loại 1, khóa loại 2, quai đeo, sơn thường, sơn bóng, xăng nhật.
Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính:
+
Trị giá NVL Trị giá NVL
Trị giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Số lượng
NVL = x NVL xuất
+
xuất kho Số lượng NVL Số lượng NVL trong kỳ
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Chứng từ sử dụng
Phiếu đề nghị xin lãnh vật tư
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621- “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
Sổ sách sử dụng
Sổ cái tài khoản 621
Sổ chi tiết tài khoản 621
Sổ nhật ký chung.
Lưu đề luân chuyển chứng từ tài khoản 621
Hằng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho NVL kế toán nhập vào máy vi tính sau đó dữ liệu tự động chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ cái 621 và sổ chi tiết 621.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Sổ chi tiết chi phí NVL
Sổ cái TK621
Sổ nhật ký chung
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ tài khoản 621
Các nghiệp vụ phát sinh
Công ty xuất nguyên vật liệu chia làm 3 đợt xuất theo định mức nguyên vật liệu đã được thiết lập (phụ lục 1 bảng định mức nguyên vật liệu xuất dùng tháng 1/2011).
Đợt 1 vào ngày 1/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT010111 ngày 1/1/2011 (phụ lục 2 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT010111) với trị giá nguyên vật liệu là 379.039.924 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số PX0435 ngày 1/1/2011 với tổng số tiền là 379.039.924 đ (phụ lục 3 phiếu xuất kho số PX0435), kế toán định khoản:
Nợ TK 621 379.039.924 đ
Có TK 152 379.039.924 đ
Đợt 2 vào ngày 10/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT020111 ngày 10/1/2011 (phụ lục 4 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT020111) với trị giá là 379.878.113 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số PX0436 ngày 10/1/2011 với tổng số tiền là 379.878.113 đ (phụ lục 5 phiếu xuất kho PX0436), kế toán định khoản:
Nợ TK 621 379.878.113 đ
Có TK 152 379.878.113 đ
Đợt 3 vào ngày 20/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT030111 ngày 20/1/2011 (phụ lục 6 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT030111) với trị giá là 347.487.566 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số PX0437 ngày 20/1/2011 với tổng số tiền là 347.487.566 đ (phụ lục 7 phiếu xuất kho số PX0437), kế toán định khoản:
Nợ TK 621 347.487.566 đ
Có TK 152 347.487.566 đ
Vào ngày 31/1/2011 kế toán tập hợp chi phí NVL sản xuất trong tháng 1 năm 2011 với số tiền là 1.106.405.603 đ kế toán kết chuyển chi phí NVL TT vào tài khoản 154 kế toán định khoản: (xem phụ lục 8 sổ nhật ký chung, phụ lục 9 sổ cái TK621)
Nợ TK 154 1.106.405.603 đ
Có TK 621 1.106.405.603 đ
Phương pháp phân bổ chi phí NVLTT
Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức tiêu hao NVL để sản xuất ra trên một đơn vị sản phẩm (phụ lục 10 bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1)
Tỷ lệ của từng loại chi phí nguyên vật liệu được tính bằng công thức lấy tổng chi phí NVL phát sinh theo định mức của SP đó chia cho tổng chi phí nguyên vật liệu phát sinh của toàn công ty.
Ví dụ: Tính tỷ lệ chi phí NVLTT của mũ bảo hiểm Sagalux
Chi phí NVL của Sagalux phát sinh Tổng chi phí NVL phát sinh
Tỷ lệ chi phí NVL Sagalux
=
= 422.567.249 / 1.106.405.603
= 0,382
= 38,2 %
Vậy tỷ lệ chi phí NVLTT của SP mũ bảo hiểm Sagalux là 38,2%, tương tự cho các SP khác (xem phụ lục 10 bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1 năm 2011).
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung và phương pháp hạch toán
Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Việc tính toán đầy đủ các khoản chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ tiền lương của công ty tiến tới quản lý tốt về chi phí giá thành.
Công ty tính tiền lương cho nhân viên dựa trên thời gian lao động thực tế trong một tháng. Cách tính này được tính bằng cách cố định ngày công chuẩn được quy định trong một tháng.
Thời gian làm việc của công nhân được quy định như sau:
26 ngày làm việc trong một tháng
06 ngày làm việc trong 1 tuần
08 giờ làm việc trong một ngày
Các khoản phụ cấp khác
Lương căn bản
Ngày công chuẩn
Tiềnlương thực tế
Công thức tính tiền lương như sau :
+
Số ngày làm việc thực tế
x
=
Ví dụ: Tính tiền lương thực tế cho Trần Thị Mỹ Linh với ngày công thực tế là 23 ngày, lương căn bản là 3 triệu đồng, ngày công chuẩn trong tháng là 26 ngày, phụ cấp 100.000 đ và tiền cơm 520.000 đ.
Theo công thức tính lương ta có:
Tiền lương thực tế = (3.000.000/26) x 23 + (520.000/26) x 23 +100.000
= 3.213.846 đ
Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Bảng thanh toán tiền lương.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 622 - “ Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
Sổ sách sử dụng :
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản 622
- Sổ chi tiết tài khoản 622.
Lưu đề luân chuyển chứng từ cho tài khoản 622
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
- Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Sổ nhật ký
Bảng trích BHXH, BHYT, BHTN
Sổ chi tiết chi phí nhân công
Sổ cái TK 622
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ tài khoản 622
Nghiệp vụ phát sinh
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 1 năm 2011 ngày 31/1/2011 (phụ lục 12 bảng thanh toán tiền lương) với tổng tiền lương của công nhân sản xuất là 108.136.923 đ và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất là 8.580.000 đ trong đó BHXH là 6.864.000 đ, BHYT là 1.287.000 đ, BHTN là 429.000 đ, kế toán định khoản:
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622 108.136.923 đ
Có TK 334 108.136.923 đ
- Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất
Nợ TK 622 8.580.000 đ
Có TK 3383 6.864.000 đ
Có TK 3384 1.287.000 đ
Có TK 3389 429.000 đ
- Ngày 31/1/2011 kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 1 năm 2011 với số tiền là 116.716.923 đ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154 (phụ lục 13 sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, phụ lục 14 sổ nhật ký chung, phụ lục 15 sổ cái tài khoản 622), kế toán định khoản:
Nợ TK 154 116.716.923 đ
Có TK 622 116.716.923 đ
Sơ đồ tập hợp và kết chuyển chi phí NCTT
334 622 154
108.36.923 116.716.923
3383
6.864.000
3384
1.287.000
3389
429.000
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tập hợp và kết chuyển chi phí NCTT
Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo tỷ lệ chi phí NVL TT (phụ lục 16 bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương). Trong đó tỷ lệ chi phí NVL TT lấy từ bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1 năm 2011.
Ví dụ: phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho SP mũ bảo hiểm Sagalux với tổng chi phí NCTT phát sinh là 116.716.923 đ. Tỷ lệ chi phí NVL TT của Sagalux là 38,2%.
- Chi phí NCTT Sagalux = Tỷ lệ chi phí NCTT Sagalux x Tổng chi phí NCTT
= 0,382 x 116.716.923
= 44.585.865 đ
Tính toán tương tự cho các SP còn lại ta được:
- Chi phí NCTT Ufolux = 0,222 x 116.716.923
= 25.911.157 đ
- Chi phí NCTT Saga = 0,2635 x 116.716.923
= 30.754.909 đ
- Chi phí NCTT Ufo = 0,1304 x 116.716.923
= 15.219.887 đ
Hạch toán chi phí sản xuất chung
Nội dung và phương pháp hạch toán
Để tiến hành sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp doanh nghiệp phải còn bỏ ra các chi phí mang tính chất phục vụ và quản lý chung toàn phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng mà phải tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp sau đó mới phân bổ cho từng sản phẩm.
Chứng từ sử dụng trong việc quản lý chi phí sản xuất chung là:
- Bảng thanh toán tiền lương
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn GTGT
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
- Hóa đơn tiền nước, tiền điện thoại,…
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 627 – “ Chi phí sản xuất chung”
Sổ sách sử dụng :
- Sổ chi tiết tài khoản 627
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 627
Lưu đề luân chuyển chứng từ cho tài khoản 627
Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung
- Bảng tính khấu hao TSCĐ
- Hóa đơn
- Phiếu chi
Sổ cái TK 627
Sổ nhật ký chung
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ tài khoản 627
3.2.3.1 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2011, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (phụ lục 12 bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2011) với số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng là 4.662.308 đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 627 (6271) 4.662.308 đ
Có TK 334 4.662.308 đ
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2011, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (phụ lục 12) với tổng số tiền trích theo lương của nhân viên phân xưởng là 400.000 đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 627 (6271) 400.000 đ
Có TK 3383 320.000 đ
Có TK 3384 60.000 đ
Có TK 3389 20.000 đ
Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
Ngày 12 tháng 1 năm 2011 công ty mua một số công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng số 0002767 (phụ lục 18 Hóa đơn GTGT) với số tiền là 3.224.000 đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 627 (6273) 3.224.000 đ
Nợ TK 1331 322.400 đ
Có TK 111 3.546.400 đ
Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định công ty bao gồm :
- TSCĐ dùng cho phân xưởng sản xuất như: nhà xưởng, hệ thống khuân máy, nhà kho, hệ thống phun sơn, hệ thống sấy, máy lạnh công nghiệp,…
- TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng: xe máy, xe tải.
- TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như xe Toyota camry,…
Hiện nay công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng các tài sản sử dụng ở bộ phận nào thì tính khấu hao ở bộ phận đó.
Mức tính khấu hao bình quân của TSCĐ được tính bằng công thức:
Mức khấu hao BQ
=
Nguyên giá TSCĐ
Tổng thời gian khấu hao
Ví dụ: Tính mức trích khấu hao bình quân cho TSCĐ là nhà kho dùng cho bộ phận sản xuất với nguyên giá tài sản này là 295.688.405 đ thời gian khấu hao dự tính là 20 năm.
Mức trích khấu hao BQ = 295.688.405 / (20 x12)
= 1.232.035 đ
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 1 năm 2011 ( xem phụ lục 18) với số tiền khấu hao TSCĐ cho bộ phận phân xưởng là 27.476.710 đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 627 (6274) 27.476.710 đ
Có TK 214 27.476.710 đ
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng ở bộ phận sản xuất bao gồm có: tiền điện, tiền nước, tiền sữa chữa máy móc thiết bị.
Căn cứ vào chứng từ phát sinh là hóa đơn GTGT tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại, tiền sửa chữa máy móc thiết bị sử dụng ở phân xưởng sản xuất với tổng số tiền thanh toán là 28.453.500 đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 627 (6277) 28.453.500 đ
Nợ TK 1331 2.845.350 đ
Có TK 331 31.298.850 đ .
Vào ngày 31 tháng 1 năm 2011 kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 1 với tổng số tiền là 64.216.518 đ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154, kế toán định khoản:
Nợ TK 154 64.216.518 đ
Có TK 627 64.216.518 đ
Sơ đồ tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất chung
334 627 154
4.662.308 64.216.518
338
400.000
111
3.224.000
214
27.476.710
331
28.453.500
Sơ đồ 3.5:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoaluantotnghiep - hang tien.doc