Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX)

MỤCLỤC

  

CHƯƠNGI:TỔNGQUAN Trang

1.1 Lído chọn đềtài. 1

1.2 Mụctiêu nghiên cứu. 1

1.3 Nộidung nghiên cứu. 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu. 2

1.5 Phạmvinghiên cứu. 2

CHƯƠNG2: LÝTHUYẾT CƠBẢNVỀ CHIPHÍSẢNXUẤT VÀGIÁTHÀNHSẢN

PHẨM

2.1 Chiphísản xuất. 3

2.1.1 Kháiniệm. 3

2.1.2 Phân loạichiphí.3

2.1.2.1 Phân loạitheo yếu tố chiphí. 3

2.1.2.2 Phân loạitheo chứcnăng hoạtđộng. 3

2.1.2.3 Phân loạitheo mốiquan vớithờikìxácđịnh lợinhuận. 3

2.1.2.4 Phân loạitheo mốiquan hệvớiđốitượng chịu chiphí. 3

2.1.2.5 Phân loạitheo cách ứng xử củachiphí. 4

2.2 Giáthành sản phẩm.4

2.2.1 Kháiniệm. 4

2.2.2 Phân loại.4

2.3 Cácnhân tố ảnh hưởng đến giáthành sản phẩm.4

2.3.1 Nhân tố quitrình công nghệ.4

2.3.2 Nhân tố kỹ thuật. 4

2.3.3 Nhân tố thuộcvềphương pháp hạch toán.5

2.4 Tổ chứccông táckếtoán chiphísản xuấtvàtính giáthành sản phẩm. 5

2.4.1 Đốitượng tập hợp chiphísản xuất. 5

2.4.2 Đốitượng tính giáthành. 5

2.4.3 Kỳ tính giáthành.5

2.4.4 Nhiệmvụ củakếtoán giáthành. 5

2.4.5 Kếtoán tập hợp chiphísản xuấtvàtính giáthành sản phẩmtrong doanh nghiệp 5

2.4.5.1 Kếtoán chiphínguyên vậtliệu trựctiếp. 5

2.4.5.2 Kếtoán chiphínhân công trựctiếp. 6

2.4.5.3 Kếtoán chiphísản xuấtchung. 6

2.4.5.4 Kếtoán tổng hợp chiphívàtính giáthành sản phẩm. 7

2.5 Cácphương pháp đánh giásản phẩmdởdang cuốikỳ.8

2.5.1 Theo chiphínguyên vậtliệu trựctiếp hay chiphítrựctiếp. 8

2.5.2 Theo sản lượng ướctính tương đương.9

2.5.3 Theo 50% chiphíchếbiến.9

2.5.4 Theo chiphíđịnh mứchay kếhoạch. 9

2.6 Cácphương pháp tính giáthành sản phẩm. 9

2.6.1 Phương pháp giản đơn. 9

2.6.2 Phương pháp hệsố. 10

2.6.3 Phương pháp tỷ lệ. 10

2.6.4 Phương pháp loạitrừ giátrịsản phẩmphụ. 11

2.6.5 Phương pháp phân bước. 11

2.6.6 Phương pháp đơn đặthàng. 13

2.6.7 Phương pháp định mức. 13

CHƯƠNG3: GIỚITHIỆUVỀ CÔNGTYXUẤT NHẬPKHẨUANGIANG

(ANGIMEX)

3.1 Quátrình hình thành vàpháttriển củacông ty ANGIMEX. 14

3.2 Lĩnh vựchoạtđộng sản xuấtkinh doanh. 15

3.3 Cơcấu tổ chứccủaCông Ty. 15

3.3.1 Sơđồ mạng lướitổ chứccủacông ty.16

3.3.2 Hoạtđộng củaphòng kếtoán.17

3.3.2.1 Sơđồ củaphòng kếtoán. 18

3.3.2.2 Nhiệmvụ củaphòng kếtoán. 18

3.3.2.3 Chếđộ kếtoán áp dụng.19

3.4 Báo cáo kếtquảhoạtđộng kinh doanh củaCông ty qua3 năm. 20

3.5 Đánh giávàphân tích tình hình hoạtđộng sản xuấtkinh doanh củacông ty năm2005 23

3.5.1 Kếtquảthựchiện củakhốikinh doanh lương thực. 23

3.5.2 Kếtquảthựchiện củakhốikinh doanh thương mại. 24

3.6 Phương hướng hoạtđộng năm2006. 24

3.6.1 Dự báo tình hình kinh doanh lương thựcnăm2006. 24

3.6.2 Mụctiêu năm2006. 25

CHƯƠNG4: CÔNGTÁCKẾ TOÁNCHIPHÍSẢNXUẤT VÀTÍNHGIÁTHÀNH

SẢNPHẨMGẠOTẠICÔNGTYANGIMEX

4.1 Kháiquátchung. 26

4.1.1 Đốitượng tính giáthành. 26

4.1.2 Kỳ tính giáthành.26

4.1.3 Quátrình thu mualúa, gạo cácloại. 26

4.1.4 Quy trình sản xuấtsản phẩm.27

4.1.5 Những tàikhoản kếtoán đượcsử dụng. 28

4.2 Kếtoán tập hợp chiphísản xuất. 29

4.2.1 Kếtoán tập hợp chiphínguyên vậtliệu trựctiếp. 29

4.2.2 Kếtoán tập hợp chiphínhân công sản xuất. 32

4.2.3 Kếtoán tập hợp chiphísản xuấtchung. 35

4.3 Kếtoán tính giáthành. 39

4.3.1 Kếtoán tổng hợp chiphísản xuất.39

4.3.2 Đánh giásản phẩmdởdang cuốikỳ. 39

4.3.3 Kếtoán tính giáthành sản phẩm. 39

CHƯƠNG5: MỘT SỐGIẢIPHÁPHOÀNTHIỆNCÔNGTÁCKẾ TOÁNCHIPHÍ

SẢNXUẤT VÀTÍNHGIÁTHÀNHSẢNPHẨM– BIỆNPHÁPHẠGIÁTHÀNH

5.1 Đánh giácông táckếtoán củaCông ty.48

5.2 Mộtsố ý kiến đóng góp nhằmhoàn thiện công táckếtoán chiphívàtính giáthành

.48

5.3 Cácbiện pháp hạgiáthành sản phẩm. 50

CHƯƠNG6: KẾT LUẬN

pdf64 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng nhà máy xay lúa ANGIMEX 1 với công suất 5 tấn/h và các công trình phụ trợ với giá trị là: 2.792.465.000 đồng. - Năm 1991 và 1992 Công ty cải tạo mặt bằng, xây dựng kho trên tổng diện tích 1.412 m2, lắp đặt 2 nhà máy đánh bóng gạo với công suất 4 tấn/h, trị giá 1.480.039.000 đồng. Tháng 9/1991 Công Ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU đã thành lập với tổng vốn đầu tư là 1.000.000 USD, vốn pháp định là 300.000 USD mục đích là sản xuất nông sản, sản phẩm chế biến từ bột gạo để xuất khẩu, phần lớn xuất sang thị trường Nhật Bản. - Năm 1993 Công Ty lắp đặt nhà máy đánh bóng Gạo An Hòa, nhà máy xay lúa Nhật trị giá 822.416.000 đồng. Năm 1993 Công Ty cùng với Công Ty VietSing (HongKong) thành lập Công Ty ANGIMEX – VietSing với xí nghiệp chế biến thực phẩm An Giang đã phổ biến sản xuất và phát triển các loại nấm rơm, bắp, trứng vịt muốiđem lại hiệu quả cao. - Năm 1994 xây dựng nhà máy ANGIMEX 5, lắp đặt lò sấy nâng cao công suất 5 tấn/h, lắp đặt máy đánh bóng gạo trị giá 750.762.000 đồng. - Năm 1995 xây dựng nhà máy ANGIMEX 2 gồm xây dựng nhà kho 180m2, lắp đặt máy đánh bóng gạo 5 tấn/h, máy đánh bóng gạo ở kho Đồng Lợi và các công trình phụ trợ trị SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 13 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi giá 1.503.755.000 đồng. Để mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư lao động nước ngoài phù hợp với tiềm năng lao động, đất đai công ty mở rộng liên doanh trao đổi hàng hóa với các tỉnh bạn để huy động hàng xuất khẩu nhất là Gạo cao cấp, hợp tác với Campuchia, TPHCMđể khai thác nguồn lâm sản như gỗ và cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su. Hàng năm công ty có thể xuất khẩu đạt từ 40.000 tấn đến 60.000 tấn gạo và trên 30.000 tấn nông sản khác. 3.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH - Về ngành, nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh chế biến lương thực xuất khẩu, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, điện tử, điện lạnh, đồ điện gia dụng, mua bán xăng dầu, xe môtô, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, bất động sản, sản xuất quần áo may sẵn, dịch vụ sửa chữa, vận chuyển, thực phẩm các loại, mua bán đồ chơi trẻ em, đại lý cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động, dạy ngoại ngữ, tin học - Về mạng lưới sản xuất: Công ty ANGIMEX có mạng lưới sản xuất gồm 4 xí nghiệp, 1 nhà máy và 15 điểm thu mua lương thực nằm rải rác ở các huyện, thị của tỉnh. Và với hơn 10 cửa hàng bán sĩ và lẻ các mặt hàng: phân bón, thuốc trừ sâu, hàng kim khí điện máy, xe gắn máy - Về phần chiến lược thị trường: Công Ty đã có quan hệ mua bán với hơn 30 nước trên thế giới: Nhật, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Poland, Châu Phi, Ukraine, HongKong, Cambodia, Australia, Canada, NewGuineaTrong đó thị trường lớn nhất về xuất khẩu Gạo là: Indonesia, Malaysia, Philippines. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1 Sơ đồ mạng lưới tổ chức của công ty SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 14 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi SƠ ĐỒ 4: MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 15 GIÁM ĐỐC PGĐ. Phụ trách kinh doanh thương mại PGĐ. Phụ trách SX kinh doanh lương thực Phòng Kinh doanh P. Nhân sự-hành chính P.Tài chính- kế toán Chi nhánh tại TPHCM TTâm PTCNTT (Nitt An Giang) Trợ lý Ban Giám Đốc XN SXKD Bao bì và Vận tải XN Chế biến lương thực 1 XN Chế biến lương thực 2 Cửa hàng Honda Long Xuyên Cửa hàng TM- DVsửa chữa xe AGM XN Chế biến lương thực 3 XN Chế biến LT Châu Đốc XN Chế biến lương thực 4 Cửa hàng Honda Châu Đốc Kho C.Đốc Kho HLạc Kho QĐ1 Kho C.Vòng Kho Kinh F Kho S.Hòa Kho C.Vàm Kho BKhánh Kho P.Hòa Kho Lxuyên Kho C.Mới Kho H.An Kho Đ.Lợi Kho C.Phú Kho AG 9 Đ/C.01 Ngô Gia Tự Đ/C.207 Tr H Đạo Đ/C. Bà.Khen Đại Lý ĐTDĐ S-Fone Cập nhật ngày 25/02/2006 Phòng Nhân sự-Hành chánh Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BẢNG 1: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CỦA CÔNG TY ANGIMEX NỘI DUNG Nam Nữ Cộng Tỷ lệ Đại học 69 22 91 27.33% Cao đẳng 8 1 9 2.70% Trung Cấp 36 15 51 15.32% Công nhân kỹ thuật + nghề khác 22 0 22 6.61% Sơ cấp 5 8 13 3.90% Lao động phổ thông 119 28 147 44.14% Tổng 259 74 333 100% Phòng Nhân Sự-Hành Chánh Công ty luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực vì đào tạo là nhân tố quan trọng để cán bộ công nhân viên tích lũy, cập nhật kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết để không những có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn có thể đương đầu với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Trong năm qua, Công ty đã cử 145 cán bộ công nhân viên tham dự các lớp đào tạo như kiến thức về Công ty cổ phần, kế toán trưởng, quản trị tài chính, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, anh văn thương mại, tin học văn phòng cơ bản và nâng caoVì vậy, trình độ nhân viên của Công ty ANGIMEX luôn được đánh giá cao so với các Công ty cùng ngành. Số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao (27,33%) cho thấy nguồn nhân lực của Công ty khá vững chắc, là tiền đề để Công ty mở rộng hoạt động trong giai đoạn cổ phần hóa sắp tới. 3.3.2 Hoạt động của phòng kế toán 3.3.2.1 Sơ đồ của phòng kế toán (SƠ ĐỒ 5) SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 16 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi 3.3.2.2 Nhiệm vụ của phòng kế toán - Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê những thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm kiểm soát viên kinh tế tài chính của nhà nước. Tại đơn vị, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc và bị chỉ đạo kiểm tra về mặt nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan tài chính. - Kế toán tổng hợp: Tổ chức việc ghi chép, phản ảnh tổng hợp số liệu, xác định lãi, lỗ, ghi chép vào sổ cái, lập báo cáo quyết toán và các báo cáo chung không thuộc nhiệm vụ của các kế toán khác, giúp kế toán trưởng tổ chức công tác thông tin trong nội bộ công ty và phân tích các hoạt động kế toán. - Kế toán tiền mặt: Theo dõi giám sát mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, chịu trách nhiệm của khâu thanh toán, chứng từ báo cáo sổ của xí nghiệp trực thuộc báo về. - Kế toán ngân hàng: Phản ánh sổ sách, theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản thanh toán của công ty tại ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gởi hoặc trả nợ tiền vay, tiền của khách hàng chuyển trả cho công ty đôn đốc các xí nghiệp và cửa hàng báo cáo hàng ngày việc đăng ký tiền thu mua để lên kế hoạch. - Kế toán TSCĐ-chi phí-xây dựng cơ bản: Phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của tài sản cố định. Tính toán và phân bổ chi phí trong kỳ, theo dõi ghi chép, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn của từng công trình. - Kế toán công cụ dụng cụ và cửa hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tăng giảm của công cụ dụng cụ lao động hay văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc khác thông qua các báo cáo của xí nghiệp, cửa hàng, theo dõi chung về tình hình kinh doanh và lưu trữ của các cửa hàng. - Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ, ghi chép và theo dõi các khoản nợ đã thu, các khoản phải trả, báo cáo để kịp thời thanh toán và thu hồi các khoản nợ. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 17 KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN MẶT KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN THUẾ&TỔ ĐẠI LÝ KT HÀNG HÓA,THÀNH PHẨM,TIÊU THỤ KẾ TOÁN TSCĐ,CP,XDCB KẾ TOÁN CCDC&CỬA HÀNG THỦ QUỸ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi - Kế toán hàng hóa, thành phẩm, tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, ghi chép phản ảnh thực tế từng nguồn hàng, trị giá chi phí mua bán dựa vào các chứng từ hóa đơn, phiếu xuất nhập kho, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm (gạo). Theo dõi, ghi chép tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua hợp đồng kinh tế, các chứng từ của xí nghiệp gởi về, theo dõi giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại và phản ánh ghi chép bán hàng nội bộ. - Kế toán thuế và tổ đại lý: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà nước, làm thủ tục nộp thuế và khấu trừ thuế, lưu trữ chứng từ mua bán và xác định kết quả kinh doanh của tổ đại lý, cửa hàng trực thuộc. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý xuất nhập tiền mặt tại quỹ của công ty, hàng ngày kiểm tra số tồn quỹ đối chiếu với số quỹ và sổ kế toán. 3.3.2.3 Chế độ kế toán áp dụng Hệ thống chứng từ: Phiếu thu (3 liên); phiếu chi (2 liên); hóa đơn giá trị gia tăng (3 liên); phiếu xuất nhập kho (3 liên); biên bản sản xuất (4 liên); biên bản đấu trộn (4 liên); hợp đồng mua bán (4 liên); biên bản thanh lý (4 liên); ủy nhiệm chi (4 liên); ủy nhiệm thu (4 liên); hợp đồng xây dựng; bảng thanh toán lương, thưởng; bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. Hệ thống tài khoản được Công ty sử dụng là hệ thống tài khoản do bộ Tài Chính qui định và chi tiết thêm nhằm phục vụ cho việc quản lý tại Công ty. Phương pháp kế toán: Tại các xí nghiệp của Công ty kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá trị nhập xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: theo phương pháp Nhật ký chung và dùng công cụ máy tính để hổ trợ cho việc tính toán. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản.. (SƠ ĐỒ 6) SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 18 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi 3.4 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ANGIMEX QUA 3 NĂM 2003, 2004, 2005 SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 19 CHỨNG TỪ GỐC SỔ, THẺ CHI TIẾT SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT NHẬT KÝ CHUNG SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢNSỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Ghi hàng ngày, định kỳ Kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng (định kỳ) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 20 CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Tổng doanh thu 1.129.344.057 1.135.044.343 1.459.241.531 5.700.286 0,50% 324.197.188 28,56% DT từ xuất khẩu 890.531.209 893.573.087 1.158.390.465 3.041.878 0,34% 264.817.378 29,64% Các khoản giảm trừ 277.520 348.120 17.074 70.600 25,44% -331.046 -95,10% Giảm giá hàng bán 277.520 348.120 70.600 25,44% -348.120 -100,00% Doanh thu thuần 1.129.066.537 1.134.696.223 1.459.224.457 5.629.686 0,50% 324.528.234 28,60% Giá vốn hàng bán 1.058.422.301 1.045.582.759 1.329.934.780 -12.839.542 -1,21% 284.352.021 27,20% Lợi tức gộp 70.644.236 89.113.464 129.289.677 18.469.228 26,14% 40.176.213 45,08% Chi phí bán hàng 52.943.563 60.252.509 85.236.615 7.308.946 13,81% 24.984.106 41,47% Chi phí QLDN 7.702.389 7.695.309 15.566.521 -7.080 -0,09% 7.871.212 102,29% LN thuần từ HĐKD 9.998.284 21.165.646 28.486.541 11.167.362 111,69% 7.320.895 34,59% Doanh thu HĐTC 6.799.434 8.280.493 4.366.104 1.481.059 21,78% -3.914.389 -47,27% Chi phí HĐTC 9.381.082 14.426.414 16.452.740 5.045.332 53,78% 2.026.326 14,05% LN từ HĐTC -2.581.648 -6.145.921 -12.086.636 -3.564.273 138,06% -5.940.715 96,66% Thu nhập khác 722.776 1.588.531 10.320.824 865.755 119,78% 8.732.293 549,71% Chi phí khác 1.107.295 169.753 1.058.524 -937.542 -84,67% 888.771 523,57% LN khác -384.519 1.418.778 9.262.300 1.803.297 -468,97% 7.843.522 552,84% Tổng LN trước thuế 7.032.117 16.438.503 25.662.205 9.406.386 133,76% 9.223.702 56,11% Thuế TNDN 2.230.649 4.785.068 7.158.417 2.554.419 114,51% 2.373.349 49,60% Lợi nhuận sau thuế 4.801.468 11.653.435 18.503.788 6.851.967 142,71% 6.850.353 58,78% Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BIỂU ĐỒ 1: BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN SAU THUẾ QUA 3 NĂM 4.801.468 11.653.435 18.503.788 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 Lợi nhuận sau thuế Qua 3 năm lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt khá cao và đều tăng lên cho thấy công ty đang hoạt động rất có hiệu quả nhất là về mặt xuất khẩu gạo. Lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng 142,71% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 58,78% so với năm 2004 . Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy: doanh thu thuần của năm 2004 tăng 0,5% nhưng giá vốn hàng bán lại giảm 1,21% so với năm 2003 và doanh thu năm 2005 tăng lên rất nhiều so với năm 2004 (28,6%) nhưng giá vốn hàng bán lại tăng thấp hơn (27,2%) điều này cho thấy rằng công ty đã kiểm soát chi phí sản xuất và chi phí hàng bán rất tốt, cho thấy doanh thu thuần tăng lên nhưng giá vốn hàng bán chẳng những không tăng mà còn giảm. Chính vì vậy mà lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 tăng lên rất đáng kể. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2003 = = Tổng doanh thu = 4.801.468.000/1.129.344.057.000 = 0,425% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2004 = 1,027% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2005 = 1,268% →Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ở 3 năm đều tăng lên một cách đáng kể, tăng cao nhất là năm 2004 so với 2003. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2003 = = Vốn chủ sở hữu = 4.801.468.000/42.936.330.136 = 11,18% SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 21 2004 20052003 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2004 = 11.653.435.000/55.571.757.988 = 20,97% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2005 = 18.503.788.000/74.006.306.457 = 25% →Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở cả 3 năm đều tăng lên đáng kể, điều này cho thấy rằng Công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (Công ty là doanh nghiệp nhà nước) một cách có hiệu quả, vượt các chỉ tiêu đã đề ra ở năm trước đó. Nhìn chung, trong 3 năm qua Công ty đang hoạt động rất có hiệu quả và có một cơ cấu tài chính rất tốt đảm bảo cho các kế hoạch kinh doanh sắp tới của Công ty. 3.5 ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2005 Đánh giá chung Với nguồn hàng cân đối đủ cung cầu, giá cạnh tranh, cùng với nhu cầu cao trên thế giới đã chấp cánh cho hạt gạo ANGIMEX về đích với thắng lợi, chỉ tiêu lợi nhuận tiếp tục đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Cùng với cả nước, lần đầu tiên Công ty kinh doanh xuất khẩu gạo đạt kim ngạch cao nhất 77 triệu USD với tổng số lượng xuất khẩu là 310.000 tấn (không tính nhận ủy thác xuất khẩu 27.200 tấn). Điểm nổi bật trong năm nay là công ty đã thâm nhập được thị trường Iran và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi qua các khách hàng tập đoàn trong điều kiện cực kỳ khó khăn của thị trường gạo: lúc thông lúc bế. Song song đó, cùng với việc kinh doanh thương mại (xe Honda, phụ tùng, phân bón), công ty hướng về kinh doanh dịch vụ sửa chữa và kinh doanh mạng điện thoại S-Fone đã góp phần tăng doanh thu và đem lại thắng lợi cho công ty. 3.5.1 Kết quả thực hiện của khối kinh doanh lương thực Năm 2005 là năm Công ty tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng lẫn kim ngạch với số lượng 333.800 tấn, kim ngạch đạt 77.000.000 USD. Thị trường Châu Phi (153.000 tấn chiếm 53%) là thị trường chủ lực trong năm 2005 với các khách hàng tập đoàn được duy trì và mở rộng (The Rice Company, Capezzana, Ovlas). Thị trường lớn thứ 2 của Công ty là thị trường Châu Á (119.500 tấn chiếm 40%) là thị trường tiềm năng mà Công ty dần từng bước mở rộng thị phần sang HongKong và Nhật Bản, trong đó thị trường Singapore với việc đóng gói nhỏ 5kg được hình thành (100 tấn). Thị trường Iran được khai phá trực tiếp (19.000 tấn chiếm 6,5%) là thành tựu vượt bậc của Công ty trong công tác bán hàng. Thị trường cho mặt hàng nếp vẫn bị thu hẹp lại ảnh hưởng bởi thị trường Indo còn đóng cửa. Thị trường cho Jasmine lại sụt giảm do yếu tố chất lượng chung trên thị trường nội địa không đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt công ty mở rộng được mặt hàng xuất khẩu tấm nếp 1.182 tấn, là mặt hàng lần đầu tiên công ty chưa kinh doanh. Số lượng mua so năm 2004 tăng 119% cùng với tốc độ tăng của bán hàng. Trong đó mua bao xuất tăng 250% so năm 2004 do ảnh hưởng bởi điều kiện vay vốn khó khăn và chiến lược tồn kho dự trữ phù hợp. 3.5.2 Kết quả thực hiện của khối kinh doanh thương mại Bộ phận thương mại đã trải qua một năm đầy khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhưng với nổ lực phấn đấu nên đã đạt được hiệu quả đáng phấn khởi. Biết khai thác tốt thời cơ kinh doanh phân bón, khai thác nhu cầu phụ tùng của thị trường, nhất là sự năng SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 22 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi động, thích nghi nhanh chóng các phương thức bán xe Honda. Vì vậy ngoài việc tiêu thụ hết kế hoạch do Honda phân phối, cửa hàng còn chủ động xin thêm chỉ tiêu, góp phần tăng thêm doanh thu và lợi nhuận cho công ty. - Doanh số bán: 128.662 tỷ, đạt 99,27% so chỉ tiêu kế hoạch. - Tổng lãi cả năm: 1.543 triệu, đạt 51,43% so với năm 2004 và 60,55% so kế hoạch 2005. Các mặt hàng: phân bón, xe Honda, phụ tùng đều có mức lợi nhuận cao nhất là mặt hàng phụ tùng có mức tăng trưởng lớn (bằng 180% năm 2004) Mô hình cửa hàng bách hóa tiêu dùng nhỏ lẻ mang tính phục vụ của thương nghiệp quốc doanh không còn phù hợp, không mang lại hiệu quả. Vì vậy công ty đã quyết định giải thể 03 cửa hàng và tổ đại lý, sát nhập cửa hàng thương mại 02 vào cửa hàng thương mại và DVSCX Angimex. Với mục tiêu nâng tỷ trọng thương mại – dịch vụ nên tháng 11 năm 2005 công ty hợp tác mở đại lý S-Fone. Bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, do vùng phủ sóng hẹp chưa thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên với công nghệ viễn thông CDMA đang được sự quan tâm chú ý của nhiều người, hy vọng năm 2006 được đầu tư mở rộng vùng phủ sóng, điện thoại S- Fone sẽ chinh phục được nhiều khách hàng. 3.6 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2006 3.6.1 DỰ báo tình hình kinh doanh lương thực năm 2006 - Mậu dịch gạo thế giới năm 2006 dự báo sẽ giảm xuống còn 25,5 triệu tấn thấp hơn năm 2005 khoảng 2 triệu tấn (tức giảm 8%), do sức mua thấp hơn của các thị trường nhập khẩu hàng đầu vì sản lượng sản xuất tăng, chủ yếu là phụ vùng Sahara Châu Phi, Philippines, Bangladest, Indonesia và Ả Rập Saudi. - Cung cấp gạo toàn cầu được dự kiến giảm 2% trong niên vụ 2005/2006 và tồn kho cuối kỳ toàn cầu dự kiến giảm năm thứ năm liên tiếp. Các nước xuất khẩu lớn như: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan dự kiến xuất khẩu ít gạo vào năm 2006, Mỹ dự kiến duy trì ở mức gần kỷ lục của năm 2005, chỉ Thái Lan dự kiến tăng việc giao hàng trong năm 2006. Khuynh hướng chung của thị trường sẽ ảnh hưởng giảm đến số lượng xuất khẩu của Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm mạnh từ 5,2 triệu tấn năm 2005 xuống còn 4 - 4,2 triệu tấn trong năm 2006. Trong 2 tháng cuối năm 2005, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan tương đối ổn định, dự đoán năm 2006 sẽ tăng hơn so với 2005. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo cùng loại của Thái Lan nên xu hướng kéo được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn. Tình hình sản xuất trong nước: Dự kiến thu hoạch Đông Xuân sớm ở ĐBSCL bắt đầu vào tháng 1 và 2/2006, tuy nhiên lượng lúa hàng hóa 2 tháng đầu năm chưa nhiều nên tiến độ giao hàng cho các hợp đồng chủ yếu là hợp đồng trúng thầu Philippines 340.000 tấn vào cuối năm còn khó khăn. 3.6.2 Mục tiêu năm 2006 Để ổn định và tăng trưởng bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, năm đầu tiên dưới dạng Công ty cổ phần mục tiêu của Công ty năm 2006 như sau: - Tiêu thụ 300.000 tấn gạo. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 23 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi - Tăng doanh thu từ 1.450 tỷ lên 1.496 tỷ (tăng 3%), trong đó chủ yếu tăng doanh thu trên các hoạt động thương mại dịch vụ nhằm từng bước tăng doanh thu trên lĩnh vực này lên 50% doanh thu của cả Công ty. - Lợi nhuận đạt 20 tỷ. - Đầu tư cho công nghệ đóng gói nhỏ gạo 5 kg đáp ứng những yêu cầu về số lượng dù là nhỏ nhất và bằng cung cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất với giá cả phù hợp, từng bước hoàn thiện dần cung cấp gạo cao cấp cho thị trường Siêu thị nước ngoài và trong nước. - Nghiên cứu mở rộng ngành hàng mới. - Tiếp tục liên kết với Saigon Co-op Mark để cho ra đời một Trung tâm thương mại, siêu thị mua sắm lớn nhất tỉnh An Giang nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bằng kế hoạch biến khu thương mại này thành nơi giải trí và mua sắm cuối tuần thân thuộc đối với người dân. - Duy trì việc đào tạo những kỹ sư phần mềm đạt đẳng cấp cao cho tỉnh nhà. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 24 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY ANGIMEX 4.1 KHÁI QUÁT CHUNG 4.1.1 ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH Công ty ANGIMEX sản xuất gạo xuất khẩu là chủ yếu, công ty sẽ thu mua gạo từ nông dân, nhà máy xay xát ở các huyện, thị và sau đó đem chế biến lại (lau bóng, tách hạt) để đạt được tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Do đó đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành chính là gạo xuất khẩu. Công ty có tất cả 4 xí nghiệp (XN1, XN2, XN3, XN4) và 1 nhà máy Châu Đốc chế biến lương thực được đặt ở nhiều nơi trong tỉnh. Để dễ dàng và thuận lợi khi theo dõi, kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty áp dụng phương pháp: tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ được tập hợp cho phân xưởng sản xuất của từng xí nghiệp. Công ty phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động bao gồm 3 loại chi phí sau: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung. Mỗi xí nghiệp của công ty đều chế biến ra các loại thành phẩm sau: gạo 5%, gạo 10%, gạo 15%, gạo 20%, gạo 25% tấm và đơn vị tính giá thành là 1 kg gạo. Do việc nhập – xuất hàng diễn ra liên tục hàng ngày với số lượng lớn nên công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi kịp thời và chặt chẽ lượng hàng hóa lưu chuyển tại các nhà máy và xí nghiệp. 4.1.2 KỲ TÍNH GIÁ THÀNH Quá trình chế biến gạo xuất khẩu có chu kỳ sản xuất ngắn nên công ty chọn tính giá thành là được thực hiện hàng tháng (thường là vào cuối tháng). Vào cuối mỗi tháng, các chứng từ và biên bản sản xuất ở mỗi xí nghiệp và nhà máy sẽ được gởi về phòng kế toán công ty, kế toán giá thành tiến hành tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và tính giá thành cho mỗi thành phẩm ở từng xí nghiệp. 4.1.3 QUÁ TRÌNH THU MUA LÚA, GẠO CÁC LOẠI TẠI CÔNG TY ANGIMEX 4.1.4 QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM SƠ ĐỒ 8: QUI TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TẠI XÍ NGHIỆP SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 25 Nông dân Nhà máy xay xát tư nhân Các đơn vị kinh doanh lương thực của Thương lái, hàng xáo Công ty xuất nhập khẩu An Giang SƠ ĐỒ 7 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Khi có lệnh sản xuất, nhà máy sẽ thực hiện những bước chuẩn bị như sau: - Đội trưởng điều động cho công nhân đổ nguyên liệu vào hộc lô hàng cần sản xuất để tổ máy chuẩn bị vận hành máy. - Chuẩn bị vận hành máy: Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và an toàn, tổ vận hành máy cần có sự chuẩn bị về máy móc thiết bị và đồ dùng an toàn lao động. - Vận hành máy: Quá trình vận hành gắn liền với quá trình luân chuyển hàng hóa đưa vào, được thực hiện liên tục và qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có sự chuyển hóa về số lượng lẫn chất lượng của nguyên liệu. Quy trình vận hành máy được thực hiện như sau: * Công đoạn I: Cho thiết bị khởi động chạy không tải theo trình tự nhất định, đồng thời kiểm tra hoạt động của máy, cần lưu ý là không được khởi động cùng lúc hai hay nhiều động cơ vì điều này làm cho dòng điện tăng lên rất nhiều lần kích nhảy. * Công đoạn II: Mở van nạp liệu (hộc gạo) cho nguyên liệu qua các máy. Đường đi của nguyên liệu gắn liền với cách bố trí thiết bị và được mô tả như sau: + Nguyên liệu được nạp vào qua xốc (bộ ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1055.pdf
Tài liệu liên quan