Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II

Phân tích:

Tổng Tài sản, nguồn vốn các năm sau tăng so với các năm trước.Cụ thể năm 2009 tăng 4.900.237.028 (50%) so với năm 2008 ,năm 2010 tăng 15.403.786.554 đ (106%) sới năm 2009.

 

• Xét về tài sản :

Trong đó nguồn tài sản có tài sản ngắn hạn chiếm 99% điều này chứng tỏ Nhà máy chưa chú trọng đầu tư dài hạn , chỉ chú trọng lợi tức ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn chủ yếu hàng tồn kho chiếm chủ yếu , chiếm 60% , năm 2009 tăng 2.999.841.076 đ (50%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 11.986.494.946 đ tăng 134%. Hàng tồn kho chủ yếu dưới dạng nguyên vật liệu (TK 152) giúp giảm được kế tìm nguồn nguyên liệu cho năm tới.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44% đến 67% điều này chứng tỏ Nhà máy chưa tích cực thu nợ ngắn hạn.

Tài sản dài hạn chỉ đầu tư nhỏ chưa đáng kể.

• Xét Nguồn vốn

Vì nhà máy thuộc công ty nhà nước nên nguồn vốn chủ yếu là Nợ phải trả (chiếm 100%). Nhà máy không có khả năng độc lập nguồn tài chính.

Tóm tắt :

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy Chế Biến Gỗ Forimex II trong 3 năm vừa qua mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn giữ mức doanh thu ổn định, đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.Nhà máy nên cải tiến hơn nữa về quản lý sản xuất sản phầm.Nhà máy mạnh dạn kiến nghị với nhà nước đầu tư mạnh về máy móc thiết bị để mở rộng về quy mô sản xuất, hiện đại hóa về sản xuất mới mong đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc nghiệt của thị trường trong tương lai.

 

doc108 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ kỹ thuật: Triển khai và kiễm tra mẫu của nhà máy. Thẫm định mẫu chuẩn cho các Nhà Cung ứng Phối hợp với tổ kế hoạch lập hồ sơ sản phẫm như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức hardware….v v. Tổ thống kê-Tiến độ Nhận xét và đánh giá tình hình thực hiện và sản xuất giữa các khâu, bộ phận của nhà máy để trình lên ban Giám Đốc nhà máy. Thống kê hàng hóa hằng ngày của từng tổ sản xuất Cập nhật số liệu hằng ngày của từng tổ vào file báo cáo tiến độ sản xuất Điều phối hàng hóa cho đồng bộ ở các khâu. Các tổ sản xuất : tiến hành sản xuất theo đúng quy trình sản xuất S2.12 Quy trình sản xuất sản phẩm: Gỗ tròn Cưa xẻ (theo quy cách) Sấy luộc Sơ chế Tinh chế Chà nhám Lắp ráp Hoàn tất Sơn Kiểm tra kỹ thuật Đóng bao bì Xuất bán Diễn giải: Gỗ Tròn :Khi có Kế hoạch nhập nguyên liệu, Tổ Nguyên liệu sẽ tìm mua các nguồn gỗ tròn đạt yêu cầu về nhập kho. Cưa xẻ:Sau đó xuất cho bộ phận cưa xẻ theo từng quy cách yêu cầu. Sấy luộc:Gỗ sẽ chuyển tiếp qua khâu xử lý quan trọng nhất là giai đoạn luộc, sấy. Giai đoạn này quyết định chất lượng của sản phẩm về sau: độ ẩm đúng yêu cầu, không bị mối mọt, nứt tét do thời tiết. Sơ chế: Dựa vào bản vẽ kỹ thuật của từng loại sản phẫm, tổ sơ chế sẽ ra các quy cách thô theo từng quy cách trên bản vẽ. Tinh chế: Các chi tiết sản phẫm bên khâu sơ chế sẽ chuyển sang bộ phận này để cưa, bào cho đẹp hơn, chuẩn hơn. Chà nhám: Các chi tiết sản phẫm ở khâu tinh chế sẽ được khâu chà nhám làm nhẵn, mịn, sáng bề mặt của gỗ.. Lắp ráp:Bộ phận này sẽ lắp ráp lại thành 1 sản phẫm hoàn chỉnh,trong quá trình lắp ráp sẽ phát hiện thêm 1 số lỗi mắc phải mà các khâu khác khi làm chi tiết rời không thể phát hiện như: không cân đối, các chi tiết không khớp. Hoàn tất: ở khâu này sẽ kiễm tra sản phẫm đạt chuẫn về mặt kỹ thuật. Sơn: Các sản phẫm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển tiếp lên dây chuyền sơn (đối với các sản phẫm phức tạp), hoặc sơn tay (đối sản phẫm sơn đơn giản). Kiễm tra kỹ thuật: Ở khâu này, Sản phẫm được kiễm tra chủ yếu về màu sơn Đóng gói bao bì: Khi sản phẩm hoàn chỉnh đạt toàn diện sẽ được đóng gói theo đúng yêu cầu của khách hàng . Xuất bán: Sản phẩm được kiễm tra lại số lượng và xuất bán . Có những trường hơp Nguồn nguyên liệu đầu vào không nhất thiết phải là gỗ tròn, mà là gỗ tươi xẻ hoặc gỗ đã qua xẻ sấy , quy trình Nhập Nguyên liệu bên dưới thể hiện rõ các trường hợp cụ thể. S2.13 Quy trình Nhập Nguyên liệu: Kế hoạch nhập nguyên liệu Gỗ Tròn (nhập kho) Gỗ xẻ Bộ phận xẻ (CD) Kho gỗ xẻ tươi (Nhập kho) Lò sấy Kho nguyên liệu gỗ khô Nhập kho, lưu hồ sơ Trường Hợp 1:Khi nhà máy có các đơn hàng có thời gian sản xuất dài hạn hoặc gặp được nguồn gỗ tròn tốt nhà máy muốn dự trữ cho các đơn hàng sau. Lô gỗ tròn sẽ được nhập kho,gỗ sẽ được xẻ, sấy đúng quy trình. Trường hợp 2: Mua gỗ xẻ tươi, gỗ chỉ nhập kho gỗ xẻ tươi và tiếp theo đem đi sấy.Trường hợp này tránh bớt được các rủi ro về nguồn gỗ hư, mục mà ở gỗ tròn khó phát hiện. Trường hợp 3: Khi nhà máy có các đơn hàng có thời gian gấp, hoặc trong kho không có quy cách phù hợp với đơn hàng đang sản xuất nên nhà máy tìm mua các nguồn gỗ đã qua xẻ sấy để đưa ngay vào sản xuất .Gỗ đã xẻ sấy nhập thẳng kho Nguyên liệu gỗ khô. Tổ chức công tác kế toán Cơ cấu bộ máy kế toán S 2.14 Sơ đồ tổ chức kế toán Kế toán trưởng Kế toán thanh toán và thuế Kế toán lao động tiền lương và tổ chức hành chính Kế toán vật tư Thủ quỹ kiêm theo dõi tạm ứng Nguồn: Phòng nghiệp vụ tổng hợp Nhiệm vụ • Kế toán trưởng - Giữ nhiệm vụ trưởng phòng nghiệp vụ, chịu trách nhiệm giữa Ban Giám đốc nhà máy về hoạt động chung của phòng nghiệp vụ. - Trực tiếp điều hành bộ phận kế toán tài vụ , ký duyệt các chứng từ, sổ sách kế toán. - Chịu trách nhiệm theo dõi việc kí kết các hợp đồng kinh tế. - Theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chứng từ xuất nhập khẩu. - Theo dõi tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn sản xuất. - Theo dõi công nợ người mua. - Kế toán tổng hợp. • Kế toán lao động tiền lương kiêm phụ trách tổ chức hành chính - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, tính lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp, trợ cấp… - Theo dõi việc ký kết các hợp đồng lao động cho công nhân. • Kế toán thanh toán kiêm kế toán thuế - Căn cứ vào chứng từ kế toán (hóa đơn, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho…) lập chứng từ thanh toán, tiến hành ghi chép theo dõi tổng hợp về tình hình thanh toán của nhà máy. - Phụ trách việc khai báo thuế cho nhà máy. - Theo dõi công nợ người bán. • Kế toán vật tư: Tiến hành theo dõi, ghi chép, tổng hợp số liệu và tình hình thu mua, nhập xuất, lập phiếu nhập khẩu, xuất khẩu, tính giá nguyên vật liệu thực tế về sản lượng và chất lượng. • Thủ quỹ kiêm theo dõi tạm ứng của cán bộ công nhân viên - Thủ quỹ phụ trách về việc bảo quản tiền mặt, tình hình thu, chi tiền mặt khi có chứng từ đúng quy định. - Hằng ngày tiến hành ghi chép đầy đủ và chính xác các khoản thu, chi tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt và hàng tháng lập báo cáo để đối chiếu sổ sách với các bộ phận liên quan. - Theo dõi việc thu chi tạm ứng. Phương pháp kế toán • Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ • Kỳ kế toán năm: theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 • Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ • Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên • Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính là VND • Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: nhập trước xuất trước (FIFO). • Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. • Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá. • Khấu hao tài sản cố định: khấu hao đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính S2.15 Sơ đồ Trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết ChỨng tỪ ghi sỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh bÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ và luân chuyển chứng từ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ kiểm tra đối chiếu Tổng số dư Nợ đầu kỳ của các TK Tổng số dư Có đầu kỳ của các TK Tổng số phát sinh bên Nợ trong kỳ của các tài khoản Tổng số phát sinh bên Có trong kỳ của các tài khoản Tổng số tiền ở cột số tiền trong sổ đăng ký CTGS Tổng số dư Nợ cuối kỳ của các TK Tổng số dư có cuối kỳ của các TK = = = = ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ, CHẤT LƯỢNG Thuận lợi Với cơ cấu của bộ máy quản lý chặt chẽ, các khâu sản xuất được liên hệ mật thiết với nhau, việc sản suất có hệ thống xuyên suốt từ giai đọan cấp nguyên liệu đến khâu hoàn tất. Ngoài ra các bộ phận hỗ trợ sản xuất như Tổ thống kê,tổ kế hoạch giúp giảm sai sót trong các khâu sản xuất về mặt số lượng. Các bộ phận gián tiếp luôn theo dõi tiến độ đơn hàng, có cách điều phối hàng hóa và nhân công giữa hai phân xưởng 1 và 2 một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Khó khăn Nhà máy có chủ yếu là hàng xuất khẩu sang châu Âu, Tính chất của thị trường này là những tháng hè ( tháng 6, tháng 7, 8) thường ít đơn hàng.Tuy nhiên vào những tháng có đơn hàng ít thì nhà máy vẫn phải tốn chi phí nhiều để duy trì bộ máy cồng kềnh. Cách giải quyết dài hạn là tìm thêm đơn hàng trái mùa,hay cố gắng xâm nhập vào thị trường Châu Á, Cách giải quyết ngắn hạn là giải quyết nghỉ phép cho các cán bộ. Trong sản xuất đôi khi có những thay đổi bất ngờ như khách hàng yêu cầu thay đổi hẳn nguyên liệu, hay màu sơn của sản phẫm…thì việc cung cấp thông tin giữa các khâu tốn thời gian.Cách giải quyết lâu dài cho vấn đề này là phải đàm phán kỹ với khách hàng về các vấn đề có liên quan trong đơn hàng, hàng tuần, hàng ngày trước khi vào sản xuất phải có cuộc họp nhanh để triển khai tất cả các thông tin liên quan. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY TRONG 3 NĂM 2008, 2009,2010 B2.1 Bảng kế quả hoạt động kinh doanh CÔNG TY LÂM NGHIỆP SÀI GÒN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỈ TIÊU MÃ SỐ T.M NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 1 2 3 4 5 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 63.607.309.559 50.925.341.913 59.531.813.018 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 4.200.000 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) 10 63.607.309.559 50.925.341.913 59.527.613.018 4.Giá vốn hàng bán 11 VI.27 61.185.615.908 48.882.188.427 56.507.652.850 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 2.421.693.651 2.043.153.486 3.019.960.168 6.Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 VI.26 224.694.043 354.230.739 228.603.373 7.Chi phí tài chính 22 26 146.365.846 190.286.694 124.720.981 Trong đó : Lãi vay phải trả 23 8.Chi phí bán hàng 24 1.189.306.583 827.974.087 1.520.282.790 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh[30=20+ (21-22)-(24+25)] 30 1.310.715.265 1.379.123.444 1.603.559.770 11. Thu nhập khác 31 363 1.410 296.537 12. Chi phí khác 32 34.891.912 75 16.964.140 13.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (34.891.549) 1.335 (16.667.603) 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 1.275.823.716 1.379.124.779 1.586.892.167 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI30 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI30 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 1-Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Nhìn chung: Trong tổng lợi nhuận, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng có xu hướng tăng dần theo thời gian. B2.2 bảng chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100% 80% 94% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 100% 105% 122% Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần 2% 2.7% 2.7% Xét tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần Qua bảng, ta thấy Doanh thu bán hàng năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 và tăng dần vào năm 2010. Trong giai đọan này Nhà Máy cũng bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế thế giới tác động nên có giảm các đơn hàng,từ đó Nhà máy quan tâm hơn đến việc quản lý chi phí, giảm rủi ro nên Lợi Nhuận trước thuế của Nhà máy tăng dần qua các năm.Tỷ lệ lợi Nhuận trên doanh thu thuần cũng tăng và tăng ổn định ở 2 năm 2009 và 2010.Điều đó cũng chứng tỏ rằng Nhà máy nên xác địnhMức công suất sản xuất của Nhà máy, Nhà máy nên nhận các đơn hàng vừa đủ công súât không nên nhận nhiều đơn hàng vượt mức sẽ làm tăng các chi phí như : tiền lương tăng ca, chi phí phạt do trễ đơn hàng,chi phí hàng hỏng do làm hàng gấp dễ dẫn đến sai sót… Xét các chi phí ảnh hưởng đến Lợi Nhuận B2.3 Bảng chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần 3.81% 4.01% 5.07% Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần 96.2% 95.9% 94.9% Tỷ lệ Chi phí bán hàng trên doanh thu thừân 1.87% 1.63% 2.55% Qua bảng,tỷ lệ lợi nhuận thuần gộp trên doanh thu theo xu hương tăng, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần có giảm nhẹ qua các năm, chứng tỏ việc quản lý chi phí của Nhà máy có đạt hiệu quả nhưng chưa cao. Ngoài ra Các chi phí ngoài sản xuất ảnh hưởng đến Lợi nhuận trước thuế như chi phí bán hàng ( chi phí hoa hồng, chi phí bốc xếp, ghép xuất hàng…) Các chi phí này không ổn định, và tùy thuộc vào mối quan hệ với khách hàng. PHÂN TÍCH CÁC CHỉ TIÊU TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾTOÁN TRONG 3 NĂM 20008, 2009, 2010 B2.4 Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số dư cuối kỳ Số dư cuối kỳ Số dư cuối kỳ 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 1 2 3 4 5 6 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100 = 110+120+130+140+150 ) 100 9.686.584.510 14.520.265.284 29.924.051.838 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.01 17.201.200 132.979.000 947.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 3.728.745.391 5.377.807.289 8.995.630.897 IV. Hàng tồn kho 140 5.940.637.919 8.940.478.995 20.926.973.941 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 - 69.000.000 500.000 B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( 200 = 210+220+240+250+260) 200 99.341.583 165.897.837 165.897.837 V. Tài sản dài hạn khác 260 99.341.583 165.897.837 165.897.837 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 =100 +200 ) 270 9.785.926.093 14.686.163.121 30.089.949.675 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ ( 300 = 310 +330 ) 300 9.785.926.093 14.731.302.833 30.265.358.647 I. Nợ ngắn hạn 310 9.785.926.093 14.731.302.833 30.265.358.647 III. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400 =410 + 430 ) 400 - (45.139.712) (74.968.892) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 +400) 440 9.785.926.093 14.686.163.121 30.190.389.755 B2.5 Bảng các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán TÀI SẢN 2009/2008 2010/2009 2009-2008 (đ) Tỷ lệ tăng (%) 2010-2009 (đ) Tỷ lệ tăng (%) Tỷ trọng % 2008 2009 2010 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100 = 110+120+130+140+150 ) 4.833.680.774 50 15.403.786.554 106 99 99 99 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 115.777.800 673 -132.032.000 0 1 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.649.061.898 44 3.617.823.608 67 38 37 30 IV. Hàng tồn kho 2.999.841.076 50 11.986.494.946 134 61 61 69 V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( 200 = 210+220+240+250+260) 66.556.254 67 0 0 1 1 0.5 V. Tài sản dài hạn khác 66.556.254 67 0 0 1 1 0.5 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 =100 +200 ) 4900.237.028 50 15.403.786.554 105 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ ( 300 = 310 +330 ) 4.945.376.740 51 15.534.055.814 105 100 100 100 I. Nợ ngắn hạn 4.945.376.740 51 15.534.055.814 105 100 100 100 III. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400 =410 + 430 ) I. Vốn chủ sở hữu TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 +400) 4.900.237.028 50 15.504.226.634 106 Phân tích: Tổng Tài sản, nguồn vốn các năm sau tăng so với các năm trước.Cụ thể năm 2009 tăng 4.900.237.028 (50%) so với năm 2008 ,năm 2010 tăng 15.403.786.554 đ (106%) sới năm 2009. Xét về tài sản : Trong đó nguồn tài sản có tài sản ngắn hạn chiếm 99% điều này chứng tỏ Nhà máy chưa chú trọng đầu tư dài hạn , chỉ chú trọng lợi tức ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn chủ yếu hàng tồn kho chiếm chủ yếu , chiếm 60% , năm 2009 tăng 2.999.841.076 đ (50%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 11.986.494.946 đ tăng 134%. Hàng tồn kho chủ yếu dưới dạng nguyên vật liệu (TK 152) giúp giảm được kế tìm nguồn nguyên liệu cho năm tới. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44% đến 67% điều này chứng tỏ Nhà máy chưa tích cực thu nợ ngắn hạn. Tài sản dài hạn chỉ đầu tư nhỏ chưa đáng kể. Xét Nguồn vốn Vì nhà máy thuộc công ty nhà nước nên nguồn vốn chủ yếu là Nợ phải trả (chiếm 100%). Nhà máy không có khả năng độc lập nguồn tài chính. Tóm tắt : Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy Chế Biến Gỗ Forimex II trong 3 năm vừa qua mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn giữ mức doanh thu ổn định, đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.Nhà máy nên cải tiến hơn nữa về quản lý sản xuất sản phầm.Nhà máy mạnh dạn kiến nghị với nhà nước đầu tư mạnh về máy móc thiết bị để mở rộng về quy mô sản xuất, hiện đại hóa về sản xuất mới mong đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc nghiệt của thị trường trong tương lai. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất,đối tượng tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của nhà máy là sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp là đơn hàng, đây cũng chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng giúp nhà máy tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí sử dụng cho từng đơn hàng cụ thể giúp cho việc xác định giá thành của từng đơn hàng được thuận lợi, dễ dàng. Kỳ tính giá thành Do đặc điểm sản xuất theo đơn hàng, nhà máy không lựa chọn kỳ tính giá thành là một khoản thời gian nhất định mà linh hoạt theo thời gian thực hiện một đơn hàng. Nghĩa là kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho một đơn hàng kể từ khi nó được đưa vào sản xuất và sẽ tổng hợp, tính giá thành cho đơn hàng đó khi nó được hoàn thành. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Các khoản chi phí sản xuất phát sinh được phân loại theo khoản mục giá thành và theo mối quan hệ với đối tượng chịu phí để phân tích, phân bổ, ghi nhận chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Cụ thể: - Những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đơn hàng được tập hợp trực tiếp vào từng đơn hàng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân… - Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng được tập hợp vào chi phí của phân xưởng và sau đó phân bổ theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất cho từng đơn hàng. Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ chi phí của từng đơn hàng. Nếu đơn hàng nào đã hoàn thành thì tổng hợp và tính giá thành cho đơn hàng đó theo phương pháp đơn đặt hàng. Chứng từ và luân chuyển chứng từ tại đơn vị Mục đích: - Kiểm soát tốt quá trình luân chuyển chứng từ. - Bảo đảm được việc xử lý chứng từ kịp thời, chính xác. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc về chi phí phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung tiến hành kiểm tra sau đó lập chứng từ ghi sổ cho tất cả các nghiệp vụ này. Các chứng từ ghi sổ này sẽ được kế toán trưởng ký duyệt sau đó tổng hợp để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Đối với những TK có mở sổ chi tiết, kế toán dựa vào các chứng từ gốc tiến hành ghi vào sổ chi tiết tài khoản liên quan. S3.16 Sơ đồ vận chuyển các chứng từ kế toán chi tiết Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 621 - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Các hóa đơn… Chi phí nhân công trực tiếp, TK 622 - Bảng thanh toán tiền lương - Hợp đổng giao khoán - Bảng chấm công Chi phí sản xuất chung,TK 627 - Bảng phân bổ khấu hao - Các hóa đơn - Chứng từ liên quan… Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 621, 622, 627 Sổ cái Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ sách kế toán sử dụng • Chứng từ ghi sổ: mở địng kỳ theo tháng, theo từng nội dung kinh tế • Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: quản lý các chứng từ ghi sổ • Sổ cái: tất cả các tài khoản tại nhà máy • Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…. XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY Hình thức sản xuất chính của nhà máy là sản xuất theo đơn đặt hàng. Do đó mà nhà máy không thể chủ động được sản phẩm chủ lực để sản xuất mà phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.Kế toán nhà máy muốn xác định được giá thành thực tế của nhà máy bằng cách theo dõi chi tiết các đơn hàng. Hiện trong tháng 4 nhà máy sản xuất 8 đơn hàng, tháng 5 nhà máy sản xuất 7 đơn hàng. Dưới đây ,là cách kế toán nhà máy phản ánh chi phí của 1 đơn hàng và của tổng đơn hàng. Giá thành theo số liệu kế hoạch Tính gía thành của đơn hàng Hillerstorp 6000 cái ghế xếp có tay , đơn giá bán 18.0 USD, thời gian sản xuất từ 1/ 4 đến hết ngày 31/5 giao hàng.Làm bằng gỗ tràm, hàng sơn trắng bóng 100%. Nguyên vật liệu chính xuất 100% ở giai đoạn đầu, vật liệu phụ bỏ theo từng công đoạn sản xuất. Khi có đơn hàng mới, Dựa vào hợp đồng 2 bên đã ký kết ,tổ kế hoạch nhà máy tiến hành lập Bảng Dự Toán Giá Thành trình cho Ban Giám Đốc xét duyệt trước khi triển khai đơn hàng. *Hợp Đồng: Sau khi được Giám đốc nhà máy Chế Biến Gỗ Forimex IIvà khách hàng thỏa thuận sau sẽ được ký kết giữa khách hàng và đại diện của Công Ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn (nội dung hợp đồng Xem Phụ Lục). B3.6 Bảng dự toán giá thành CÔNG TY TNHH 1 TV LÂM NGHIỆP SÀI GÒN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tp.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2011 DỰ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (đính kèm hợp đồng 27-FORI ) Khách hàng HILLERSTORPS TRA AB Sắc mộc Gỗ tràm Mẫu hàng: Khách hàng cung cấp A - DOANH THU (Đơngiá chưa VAT) TỶ GIÁ :20.950 đ/USD STT Mã Hàng Tên gọi và quy cách sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá (FOB) T.tiền USD T.tiền (VND) 1 150677 Ghế xếp có tay pcs 6.000 18,00 108.000,00 2.262.600.000 Cộng 6.000 108.000,00 2.262.600.000 B - DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Số TT Khoản mục chi phí ĐVt Số lượng Đơn giá Thành Tiền Ghi chú 01 NGUYÊN VẬT LIỆU (Chính + phu Gỗ nguyên liệu (Gỗ tràm xẻ FSC) M3 230,00 3.500.000 805.000.000 Fitting (Vis, Bass,Bù lon, …) ' 6.000 8.400 50.400.000 Chi phí dầu màu, nhám, vật tư…… " 6.000 82.000 492.000.000 Bao bì (Thùngcarton, băng keo, giấy, Nylon bọc SP,..) " 6.000 30.000 180.000.000 02 TIỀN LƯƠNG+ BHXH + BH Y TẾ + TIỀN CƠM " - - 355.104.000 03 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (điện,nước, điện thoại…) " - - 177.552.000 04 CHI PHÍ XUẤT HÀNG cont 7 7.000.000 49.000.000 CỘNG ( giá trị toàn bộ) 2.109.056.000 C - LÃI GỘP (A - B) 110.344.000 GIÁM ĐỐC P. KẾ HOẠCH- KỸ THUẬT FORIMEXII BM5-QT-NM2-08/00 Kết cấu của dự toán: Gỗ Nguyên liệu: Dựa trên bảng định mức Nguyên liệu & Fiting tổ Kỹ thuật cung cấp, dự tính sản xuất từ gỗ xẻ sấy cho toàn bộ đơn hàng 250 m3.Số lượng gỗ trên dự toán quy thành gỗ tinh chế ước tính 230m3 /3.3= 69.7 m3 tinh chế(3.3 m3 gỗ xẻ = 1m3 gỗ tinh chế). Các vật liệu phụ : fiting (vis, bass, bù lon.. ), dựa vào mẫu khảo sát giá trên thị trường. Dầu màu, nhám, vật tư: Hàng được sơn trắng, dầu màu, dựa trên định mức sơn của sản phẩm mẫu, ta khảo sát giá trên thị trường được giá trị cho 1 sản phẩm. Bao bì: theo yêu cầu của khách hàng,dựa vào mẫu đo quy cách và khảo sát giá giấy theo m2. Tiền lương: Đơn hàng được dự tính sản xuất 100% tại nhà máy, tiền lương ước tính 16% theo giá trị của đơn hàng. Chi phí sản xuất chung: được ước tính 8 % theo giá trị của đơn hàng. Chi phí xuất hàng: số lượng đơn hàng ước xuất khoảng 7 container. Bảng định mức Nguyên phụ liệu cho 1 sản phẩm (xem phụ lục) Kế toán các khoản chi phí sản xuất ( giá thành thực tế của đơn hàng) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào việc chế biến sản phẩm, cấu thành nên thực thể sản phẩm. Tại nhà máy, nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế biến sản phẩm bao gồm: • Nguyên liệu chính: cấu thành thực thể sản phẩm là gỗ (Tràm, chò, dầu…) • Vật liệu phụ: có tác dụng phụ thuộc, kết hợp với nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm như: màu, dầu, keo, bộ fitting, pat, đinh, ốc, vis, bù lon, long đền, đệm ghế… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn hàng. ¹ Quy trình cung ứng nguyên vật liệu: Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng kế hoạch căn cứ vào mẫu mã, chủng loại và số lượng hàng để lập dự toán giá thành cho đơn hàng. Dự toán này sau khi được giám đốc xét duyệt sẽ là căn cứ để tiến hành thu mua nguyên vật liệu, nhập kho, chuẩn bị sẵn sàng, khi có nhu cầu sẽ xuất kho cung cấp ngay cho quá trình sản xuất đơn hàng. ¹ Tình hình nhập xuất nguyên vật liệu: Khi phân xưởng có nhu cầu về nguyên vật liệu, tổ trưởng sẽ tiến hành lập giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu. Giấy đề nghị này sẽ được chuyển cho quản đốc duyệt sau đó thủ kho sẽ xuất kho nguyên vật liệu Chứng từ và luân chuyển chứng từ Chứng từ sử dụng: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu đề nghị nhập nguyên vật liệu - Hoá đơn - Biên bản nhận nguyên vật liệu - Phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết TK 621 - Sổ cái - Bảng kê chứng từ thanh toán - Thẻ kho Trình tự ghi sổ: Phiếu đề nghị nhập nguyên vật liệu, Phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu: Kế toán vật liệu tập hợp các nhu cầu Nguyên vật liệu của các phân xưởng và khi nhận hóa đơn từ tổ kế hoạch chuyển sang sẽ lập lại 1 đề nghị tổng hợp cho đơn hàng.Giấy này mục đích để đối chiếu lại thực tế với sản xuất.Mẫu giấy đề nghị xuất nguyên phụ liệu (Xem phần phụ lục) S3.17Sơ đồ luân chuyển chứng từ NVL Chứng từ ghi sổ Phiếu xuất kho Giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu Nhu câu Nguyên vật liệu Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 621 Bảng kê xuât nguyên vật liêụ Phương pháp hạch toán Tài khoản sử dụng: TK 1521 F2- Nguyên liệu chính TK 1522 F2- Vật liệu phụ TK 621 F2- Chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp * Kết cấu TK 621 F2“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Bên nợ: - Chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kì để sản xuất sản phẩm (xuất kho hoặc mua về xuất thẳng sử dụng) - Vật liệu thừa từ sản xuất để lại xưởng Bên có: - K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI CHINH THUC- Pham Thi Ngoc Le.doc
  • docBia 01.doc
  • docDanh muc cac ky hieu, chu viet .doc
Tài liệu liên quan