MỤC LỤC
Chương I: MỞ ĐẦU . 1
1.1. Lí do chọn đềtài. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2
1.5. Nội dung nghiên cứu . 2
Chương II: NHỮNG LÝ LUẬN CƠBẢN VỀTỔCHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN
VÀ NGHIỆP VỤKẾTOÁN CHO VAY TRONG HỆTHỐNG NGÂN HÀNG. 3
2.1. Tín dụng và các phương thức cho vay hiện nay. 3
2.1.1. Khái niệm tín dụng:. 3
2.1.2.Vai trò và nhiệm vụcủa tín dụng đối với nền kinh tế. 3
2.1.3. Quy trình tín dụng . 3
2.1.4. Các phương thức cho vay hiện nay. 4
2.1.4.1 Cho vay từng lần . 4
2.1.4.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng . 4
2.1.4.3 Cho vay theo dựán đầu tư. 4
2.1.4.4 Cho vay trảgóp . 5
2.1.4.5. Cho vay thông qua nghiệp vụphát hành và sửdụng thẻtín dụng . 5
2.1.4.6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dựphòng . 5
2.1.4.7. Cho vay hợp vốn ( đồng tài trợ) . 5
2.1.4.8. Cho vay theo các phương thức khác. 5
2.1.5. Dựphòng rủi ro tín dụng. 5
2.1.5.1. Các khái niệm. 5
2.1.5.2. Văn bản thực hiện . 6
2.1.5.3. Phân loại nợ. 6
2.1.5.4. Tỷlệtrích lập dựphòng cụthể. 7
2.1.5.5. Mức dựphòng . 7
2.1.5.6. Sửdụng dựphòng . 8
2.2. Vai trò nhiệm vụcủa công tác kếtoán cho vay. 8
2.2.1. Kếtoán ngân hàng. 8
2.2.1.1. Khái niệm . 8
2.2.1.2.Vai trò . 9
2.2.2. Vai trò và nhiệm vụcủa kếtoán cho vay. 10
2.2.2.1. Vai trò của công tác kếtoán cho vay:. 10
2.2.2.2. Nhiệm vụcủa kếtoán cho vay. 11
2.3. Những vấn đềcơbản của công tác kếtoán nghiệp vụcho vay các tổchức cá
nhân trong nước . 11
2.3.1. Chứng từdùng trong kếtoán cho vay đối với các tổchức cá nhân trong nước
. 11
2.3.2. Tài khoản sửdụng trong kếtoán cho vay tổchức, cá nhân trong nước. 12
2.3.2.1. Tài khoản nội bảng:. 12
2.3.2.2. Tài khoản ngoại bảng . 16
2.3.4. Phương pháp hạch toán. 17
2.3.5. Tính lãi và hạch toán lãi. 18
2.4. Quy trình kếtoán theo các phương thức cho vay. 20
2.4.1. Quy trình kếtoán cho vay từng lần . 20
2.4.1.1. Kếtoán nghiệp vụcho vay (giải ngân). 20
2.4.1.2. Kếtoán thu lãi cho vay. 21
2.4.1.3. Kếtoán nghiệp vụthu nợgốc . 23
2.4.2. Quy trình kếtoán cho vay theo hạn mức tín dụng. . 23
2.4.2.1. Kếtoán giai đoạn cho vay. 23
2.4.2.2. Kếtoán giai đoạn thu lãi. 23
2.4.2.3. Kếtoán nghiệp vụthu nợgốc . 24
Chương III:THỰC TRẠNG KẾTOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỐT NỐT . 25
3.1. Giới thiệu vềNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 25
3.1.1. Khái quát vềNHNo & PTNT Việt Nam. 25
3.1.2. Lịch sửhình thành của NHNo & PTNT Thốt Nốt. 26
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụhoạt động. 26
3.1.4. Cơcấu tổchức. 26
3.1.5. Bộmáy quản lý của NHNo & PTNT Thốt Nốt . 27
3.2. Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Thốt Nốt . 29
3.2.1. Hoạt động huy động vốn . 29
3.2.2. Hoạt động sửdụng vốn . 31
3.2.3. Kết quảtài chính. 37
3.3. Tình hình thực hiện kếtoán cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Thốt Nốt . 39
3.3.1. Chứng từvà tài khoản sửdụng . 39
3.3.1.1. Chứng từ. 39
3.3.1.2. Tài khoản sửdụng . 40
3.3.2. Điều kiện cho vay. 40
3.3.3 Thời hạn cho vay. 41
3.3.4 Lãi suất cho vay. 41
3.3.5. Các phương pháp tính lãi. 42
3.3.6. Thủtục và hồsơcho vay. 43
3.3.7.4. Kếtoán giai đọan gia hạn nợ. 53
3.3.7.5. Kếtoán chuyển nợquá hạn . 54
3.3.8. Vềlưu giữvà quản lý hồsơvay. 54
3.3.9. Việc trích lập và sửdụng dựphòng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thốt
Nốt. 55
3.3.10. Việc áp dụng công nghệthông tin vào công tác kếtoán của NHNo &
PTNT Thốt Nốt . 56
Chương IV : MỘT SỐGẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢCỦA
CÔNG TÁC KẾTOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THỐT NỐT. 57
4.1. Những kết quả đạt được trong công tác kếtoán cho vay đối với các tổchức cá
nhân trong nước của NHNo & PTNT Thốt Nốt. 57
4.2. Những tồn tại trong công tác kếtoán cho vay đối với các tổchức, cá nhân trong
nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt . 57
4.3. Một sốgiải pháp góp phần nâng cao hiệu quảcông tác kếtoán cho vay đối với
các tổchức cá nhân trong nước của NHNo & PTNT Thốt Nốt . 58
4.3.1. Nghiên cứu cải tiến hồsơvay. 58
4.3.2. Đầu tưnâng cấp cơsởmáy móc, thiết bịtrong ngân hàng. 58
4.3.3. Cải tiến, nâng cấp chương trình quản lý. 58
4.3.4. Luôn quan tâm đến chính sách vềnhân sự. 59
4.3.4. Năng cao mối quan hệgiữa cán bộtín dụng và cán bộkếtoán cho vay. 59
Chương V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 60
5.1. Kết luận . 60
5.2. Kiến ngh . 60
5.2.1. Đối với nhà nước và các cơquan quản lý ở địa phương. 60
5.2.2. Đối với NHNo & PTNT VN. 61
5.2.3. Đối với NHNo & PTNT Thốt Nốt . 61
72 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thốt Nốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ NH nhận được từ KH khi KH không
có khả năng trả nợ cho NH. Nguyên tắc hạch toán vào TK này khi KH đã chuyển quyền
sở hữu tài sản cho NH, nghĩa là NH đã có quyền sở hữu, sử dụng tài sản gán nợ đó.
Kết cấu TK:
- Bên nhập: Giá trị tài sản nhận gán nợ chờ xử lý.
- Bên xuất:
9 Giá trị tài sản gán nợ đem phát mãi.
9 Giá trị tài sản gán nợ giữa lại để sử dụng.
- Còn lại: Giá trị tài sản gán nợ chưa xử lý.
2.3.4. Phương pháp hạch toán.
- Khi KH thế chấp tài sản để đảm bảo nợ vay: Nhập TK 994 “Tài sản cầm cố thế
chấp của KH”
- Khi giải ngân:
9 Khi giải ngân bằng tiền mặt:
Nợ TK 2111
Có TK 1011,...
9 Khi giải ngân bằng chuyển khoản:
Nợ TK 2111
Có TK 4211, 5211, 5012,...
Sử dụng TK:
TK4211: Khi KH có TK tiền gửi tại NH cho vay.
TK 5012: Khi KH có TK tại NH khác hệ thống với NH cho vay (thanh toán
bù trừ).
TK5211/5111: Khi KH có TK tại NH cho vay nhưng khác địa bàn tỉnh,
thành phố.
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 18
- Khi thu nợ:
Nợ TK thích hợp (1011, 4211,...)
Có TK 2111
- Khi chuyển nợ cần chú ý:
Nợ TK 2112
Có TK 2111
- Khi chuyển nợ dưới tiêu chuẩn:
Nợ TK 2113
Có TK 2112
- Khi chuyển nợ nghi ngờ:
Nợ TK 2114
Có TK 2113
- Khi chuyển nợ có khả năng mất vốn:
Nợ TK 2115
Có TK 2114,...
- Khi xử lý xóa nợ:
Nợ TK 2119
Có TK 2115
Đồng thời: Nhập TK 971 – Nợ bị tổn thất đang trong thời hạn theo dõi.
Hết thời hạn theo dõi Xuất TK 971.
- Khi KH trả đúng nợ và lãi theo hợp đồng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng và
giải tỏa tài sản thế chấp:
Xuất TK 994
2.3.5. Tính lãi và hạch toán lãi
TK sử dụng: TK 702 “Thu lãi cho vay”. TK này dùng phản ánh số lãi vay thu được
từ KH.
Nợ TK 702 Có
- Điều chỉnh hạch toán sai
trong năm (nếu có).
- Chuyển số dư có vào TK lợi
nhuận khi quyết toán cuối năm.
- Tiền thu lãi vay.
- Phản ánh số tiền thu lãi hiện có
tại NH.
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 19
Lãi vay theo món NH tính và thu hàng tháng (cuối mỗi tháng theo nhóm ngày
phát vay, hoặc tính theo số ngày thực tế mỗi tháng). NH có thể thu theo quý hoặc thỏa
thuận khác với KH.
- Tính lãi:
Lãi vay = Dư nợ thực tế theo món vay x Lãi suất.
- Khi NH tính lãi phải thu:
Nợ TK 394
Có TK 702
- Khi KH trả lãi:
Nợ TK 1011
Có TK 394 (702 – Nếu không tính lãi dự thu)
- Nếu đến kỳ trả mà KH không trả lãi, NH theo dõi ngoài bảng.
Nhập TK 941 “Lãi vay quá hạn chưa thu được bằng VNĐ”
- Nếu phải xóa lãi:
Nợ TK 702
Có TK 394
Đồng thời ghi Xuất TK 941.
Ghi chú: Đối với phương thức cho vay luân chuyển về cách hạch toán khi phát
vay, thu lãi giống như cho vay thông thường.
- Riêng đối với thu nợ luân chuyển có 2 trường hợp:
9 Tiền vay được trả từ TK tiền gửi sau khi KH nhận được tiền bán hàng, NH
sẽ trích % để thu nợ.
Hạch toán:
Nợ TK 4211
Có TK 2111
9 Toàn bộ tiền thu hàng nộp vào bên Có TK tiền vay. Nếu TK có số dư Có thì
NH sẽ trả lãi như số dư trên TK tiền gửi.
Hạch toán:
Nợ TK thích hợp ( 1011, 5012,...)
Có TK 2111
- Cách tính lãi đối với cho vay luân chuyển theo dư Nợ bình quan thực tế, tính
vào cuối tháng (theo dương lịch).
∑Di x Ni x r
Tiền lãi =
30
% tiền thu bán hàng
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 20
Với:
Di : mức dự nợ
Ni : số ngày tương ứng của mức dư nợ Di
r: là lãi suất
2.4. Quy trình kế toán theo các phương thức cho vay
2.4.1. Quy trình kế toán cho vay từng lần.
- Khi có nhu cầu vay, người vay làm đơn xin vay gửi tới ngân hàng để trình bày lý
do, số tiền, mục đích sử dụng và kế hoạch trả nợ. Đây là căn cứ để NH xem xét, tính
toán, quyết định cho vay. Sau khi được bộ phận tín dụng thẩm định, nếu khoản vay
được giám đốc ký duyệt cho vay thì bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán
thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, giải ngân.
- Bộ phận kế toán tiến hành kiểm soát lại và hướng dẫn khách hàng lập các chứng
từ kế toán nhận tiền vay. Trường hợp khách hàng dùng đơn xin vay kiêm giấy nhận nợ
thì không phải lập khế ước tiền vay, khi lập khế ước tiền hay đơn xin vay kiêm giấy
nhận nợ thì phải lập đủ số liên quy định và ghi đầy đủ các yếu tố trên mẫu in sẵn để đảm
bảo tính pháp lý cho chứng từ cho vay
- Trường hợp khoản cho vay phát tiền vay nhiều lần thì không nhất thiết mỗi lần
phát tiền vay phải lập khế ước vay tiền riêng, mà có thể lập một khế ước cho cả khoản
vay đó, quá trình phát tiền vay sẽ được theo dõi ở mặt sau của khế ước. Sau khi hoàn
thành các thủ tục giấy tờ cho vay theo đúng quy định, kế toán thực hiện thanh toán và
tiến hành hạch toán nghiệp vụ căn cứ vào các chứng từ.
2.4.1.1. Kế toán nghiệp vụ cho vay (giải ngân)
Căn cứ vào chứng từ nhận tiền của khách hàng, ghi:
Nợ TK 2111: Số tiền cho KH vay.
Có TK 1011 (nếu cho vay bằng tiền mặt): Số tiền cho KH vay.
Hoặc Có TK 4211 (nếu cho vay bằng chuyển khoản): Số tiền cho KH vay.
Hoặc Có TK 5012 (nếu người thụ hưởng có TK ở NH khác hệ thống với
NH cho vay): Số tiền cho KH vay.
Hoặc Có TK 5211/5111 (nếu người thụ hưởng có TK ở NH cùng hệ thống
với NH cho vay): Số tiền cho KH vay
Đối với những hợp đồng vay có tài sản thế chấp, cầm cố, kế toán tiến hành nhập tài
sản thế chấp cầm cố của khách hàng:
Nhập TK 994: Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố phải được lưu trữ và bảo quản đúng
theo quy định.
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 21
2.4.1.2. Kế toán thu lãi cho vay
- Kế toán thu lãi định kỳ:
Công thức tính lãi cho vay từng lần:
Lãi cho vay = số tiền gốc cho vay * lãi suất (tháng)
+ Trường hợp hạch toán thu lãi theo phương thức thực thu - thực chi:
Dựa vào chứng từ thu tiền khách hàng, kế toán phản ánh thu lãi trực tiếp:
Nợ TK 1011 (1031) - Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt
Nợ TK 4211 (4221),4251,4261 - Nếu khách hàng trích TKTG để trả lãi
Có TK 702 - Số lãi thu
+ Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu- dự chi:
9 Khi đến hạn thu lãi, kế toán lập chứng từ để hạch toán lãi dự thu:
Nợ TK 3941, 3942 - Số lãi dự thu
Có TK 702 - Số lãi dự thu
9 Khi thu được lãi của khách hàng, dựa vào chứng từ thu tiền ghi
Nợ TK 1011 (1031) - Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt
Nợ TK 4211 (4221),4251,4261 - Nếu khách hàng trích TKTG để trả lãi
Có TK 702 - Số lãi thu được
9 Khi quá thời gian quy đinh (90 ngày) không thu được lãi thì thoái thu
Nợ TK 702 - Số lãi dự thu thoái thu
Có TK 3941, 3942 - Số lãi dự thu thoái thu
Đồng thời nhập vào Tk 941
Nợ TK 941 - Số lãi dự thu thoái thu
9 Sau khi thoái thu, thu được số lãi này
Nợ TK 1011, 1031, 4211, 4221 - số lãi thoái thu đã thu được
Có TK 702 - số lãi thoái thu đã thu được
Đồng thời ghi xuất TK941
Có TK 941 - Số lãi thoái thu đã thu được
- Kế toán thu lãi sau vào cuối kỳ hạn:
Lãi cho vay = số tiền gốc cho vay * lãi suất (tháng)
Hạch toán lãi dự thu ghi:
Nợ TK 3941, 3942 - số lãi dự thu
Có TK 702 - số lãi dự thu
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 22
Khi đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, dựa vào chứng từ thu tiền, ghi
Nợ TK 1011 (1031) - Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt
Nợ TK 4211 (4221),4251,4261 - Nếu khách hàng trích TKTG để trả lãi
Có TK 3941, 3942 - Số lãi đã hạch toán dự thu
Có TK 702 - Số lãi cuối cùng nếu chưa hạch toán dự thu
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 23
2.4.1.3. Kế toán nghiệp vụ thu nợ gốc.
Khi khách hàng trả nợ đúng hạn thì hạch toán:
Nợ TK 1011 1031 - nếu thu nợ bằng tiền mặt
Nợ TK 4211 4221 4251 4261 - Nếu trích TK người vay
Có TK 2111 - số nợ gốc cho vay thu hồi
Đồng thời xuất trả thế chấp của khách hàng:
Có TK 994 – giá trị tài sản
Khi khách hàng không trả đúng hạn đã cam kết thì hạch toán:
Nợ TK 2112, 2113,2114,2115 - Số vốn chuyến nợ
Có TK 2111 - số vồn chuyển nợ
2.4.2. Quy trình kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng.
Khi có nhu cầu vay khách hàng chỉ cân lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền mặt để rút tiền
nhưng không được rút vượt quá hạn mức tín dụng. Căn cứ vào các chứng từ của khách
hàng, trong phạm vi hạn mức tín dụng cho phép, nếu thấy đủ điều kiện để thực hiện
phát triển tiền vay thì ngân hàng sẽ cho khách hàng vay. Kế toán là người chịu trách
nhiệm theo dõi chặt chẽ dư nợ Tk cho vay của khách hàng để đảm bảo nguyên tắc tiền
vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận
Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ
và đối chiếu với hạn mức tín dụng trong hợp đồng tín dụng đã ký kết:
2.4.2.1. Kế toán giai đoạn cho vay:
Căn cứ chứng từ giải ngân
Nợ TK 2111 - số tiền cho vay
Có TK – 1011 1031 - nếu phát vay bằng tiền mặt
Có Tk – 4211 4221,.. - chuyển khoản cùng ngân hàng
Có TK 5111 5012 1113 – chuyển khoản khác ngân hàng
Đối với các khoản vay có thế chấp, nhập tài sản vào Tk 994,966
Nhập : Nợ TK 994, 996 – giá trị tài sản thế chấp
2.4.2.2. Kế toán giai đoạn thu lãi
Công thức tính lãi = Tổng tích số lãi trong tháng * lãi suất/30 ngày
Vào ngày cân đối tháng (Vd 27 hàng tháng) trích TKTG khách hàng
Nợ TK 4211 4221 4251 4261 - số lãi thu
Có TK 702 - Số lãi thu
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 24
2.4.2.3. Kế toán nghiệp vụ thu nợ gốc
Khi thu nợ gốc kế toán hạch toán
Nợ TK 1011 1031 – thu nợ bằng tiền mặt
Nợ TK 4211 4221 4251 4261 - nếu trích tài khoản người vay
Có TK 2111 - số nợ gốc phải thu hồi
Đồng thời làm thủ tục xuất tài sản thế chấp
Có TK 994,966
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 25
Chương III:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỐT NỐT
F G
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3.1.1. Khái quát về NHNo & PTNT Việt Nam
- Ngân hàng Nông nghiệp và Pháp triển Nông thôn Việt Nam thành lập vào ngày
26/03/1988 theo quyết định số 53/HÐBT (nay là thủ tướng chính phủ) trụ sở chính tại
Thủ đô Hà Nội, với tên gọi quốc tế là Vietnam Bank For Agriculture and Rual
Development : tên gọi tắt là : Agribank ; viết tắt là VBARD.
- NHNo & PTNT VN: là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu tại Việt Nam
cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến
cuối 2008, NH có vốn điều lệ là 10.701 tỷ đồng; vốn tự có 21.607 tỷ đồng; tổng nguồn
vốn 398.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 293.000 tỷ đồng, trong đó 71,1%
thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và 55% là cho vay trực tiếp hộ nông dân với
mạng lưới trên 2000 chi nhánh và phòng giao dịch; đội ngũ cán bộ trên 30.000 người.
- Là ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân
hàng tiên tiến. Hiện NHNo đã kết nối trên diện rộng mạng máy tính từ trụ sở chính đến
hơn 2.000 chi nhánh và phòng giao dịch; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm
dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHNo hoàn toàn có đủ năng lực
cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối
tượng khách hàng trong và ngoài nước.
- Là ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý lớn với trên 700 ngân hàng, tổ chức
tài chính quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các châu lục. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng
Nông Nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và Hiệp hội Tín dụng
Nông nghiệp Quốc tế (CICA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội
nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ
chức Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại
Hà Nội. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tài chính tín dụng
ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB,ADB,AFD... Với 53 dự án, tổng số vốn
1.645 triệu USD.
- Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, NHNo đã nỗ lực hết
mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước, được Đảng và Nhà
nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và năm 2007 được UNDP
xếp hạng là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam.
- Triết lý kinh doanh của NHNo là “Agribank mang phồn thịnh đến với khách
hàng”, mục tiêu của NHNo vẫn là tiếp tục giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam và
phấn đấu đến cuối năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong
khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 26
3.1.2. Lịch sử hình thành của NHNo & PTNT Thốt Nốt
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thốt Nốt là chi nhánh loai 3 trực
thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ.
Địa chỉ : 99 Nguyễn Thái Học, Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ
Số điện thoại : 07103.851306 ; 07103.854979
Số Fax : 07103.851097
- Từ khi thành lập cho đến nay NHNo & PTNT Thốt Nốt đã hòa nhập vào công
cuộc sản xuất kinh doanh ở địa phương nhầm thực hiện chức năng tiếp nhận và quản lý
vốn từ ngân sách nhà nước, huy động vốn phục vụ cho các cá thể hộ sản xuất, hợp tác
xã nông nghiệp và các đơn vị kinh tế ngày càng đa dạng với sự phát triển của đất nước,
việc mở rộng kinh doanh và huy động vốn là điều tất yếu thực hiện theo chủ trương và
chính sách của nhà nước.
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động
Với chức năng của một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo & PTNT Thốt Nốt
thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Cho vay đến các thành phần kinh tế.
- Huy động vốn và làm các dịch vụ.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn.
+ Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích và phát hành trái phiếu NHNo
Việt Nam.
+ Nhận làm dịch vụ ủy thác chi trả kiều hối cho các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước.
+ Nhận phục vụ việc mở tài khoản của doanh nghiệp tư nhân.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức
Đối với bất cứ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào thì cơ cấu tổ chức là vô cùng
quan trọng. Bởi nó sẽ phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác nguồn lực của tổ
chức. Đó chính là nguồn lực con người, với cơ cấu tổ chức hợp lý, đúng người đúng
việc, NHNo & PTNT Thốt Nốt đã khai thác tối đa thế mạnh về nguồn của đơn vị.
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 27
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
3.1.5. Bộ máy quản lý của NHNo & PTNT Thốt Nốt
¾ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Giám đốc
- Giám đốc là người có trách nhiệm chỉ đạo điều hành mọi hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh.
- Thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà Ngân hàng
cấp trên giao.
- Thực hiện cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình, ký HĐTD, ký HĐTC,..., quyết định các biện pháp xử lý nợ.
- Được quyền đề bạt về tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
công nhân viên của đơn vị mình.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Kế hoạch
Kinh doanh
Phòng Kế toán
Ngân quỹ
Phòng Hành chính
Nhân sự
Phòng giao dịch
Trung An
Phòng giao dịch số
1 Thốt Nốt
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 28
* Phó giám đốc
Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc phân công, hoặc điều hành mọi hoạt động của
Chi nhánh khi Giám đốc ủy quyền.
* Phòng kế toán ngân quỷ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của
NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ
tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT VN
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo
theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo
quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Chấp nhận chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Phòng kế toán và ngân quỹ thực hiện chuyên sâu về công tác hoạch toán về nguồn
vốn tài sản và tham gia vào thị trường thanh toán, tiền gửi đồng thời thực hiện thu chi
và đảm bảo an toàn tiền mặt và giấy tờ có giá thuộc tài sản của đơn vị.
* Phòng hành chính nhân sự
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý và năm của chi nhánh và có
trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi
nhánh phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các phòng giao
dịch trực thuộc trên địa bàn.
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng,
hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan
đến cán bộ.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư,
lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua săm
công cụ lao động.
- Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới,
hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc mở rộng.
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh phòng
giao dịch trực thuộc trên địa bàn theo cơ chế khoán của Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam.
* Phòng kế hoạch kinh doanh
- Làm tham mưu cho BGĐ hoạch định chiến lược kinh doanh về nguồn vốn, dư nợ
tín dụng,...
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 29
- Phân công cụ thể cho CBTD phụ trách các địa bàn, kiểm tra đôn đốc CBTD thực
hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNNVN và những văn bản cụ thể của
NHNo & PTNTVN
- Kiểm tra nội dung thẩm định của CBTD về hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc lãi,..để
xuất các nghiệp vụ xử lý nợ.
3.2. Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Thốt Nốt
3.2.1. Hoạt động huy động vốn
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì nguồn vốn cũng rất quan trọng trong quá trình
kinh doanh, riêng đối với các Ngân hàng thương mại thì điều này càng có ý nghĩa quan
trọng, vốn vừa là phương tiện kinh doanh chính vừa là đối tượng kinh doanh chủ yếu,
vốn quyết định đến qui mô hoạt động, uy tín, khả năng thanh toán và khả năng cạnh
tranh trên thị trường của các ngân hàng. Ngân hàng càng có nguồn vốn kinh doanh lớn
thì càng có ưu thế hơn trên thị trường.
Trong các loại nguồn vốn thì vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Bởi vậy huy động vốn luôn được xem là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Bởi nét đặc trưng của ngân hàng là
“người đi vay để cho vay”, do đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất
nhiều vào kết quả của hoạt động huy động vốn. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy
động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau như
tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu..hoặc các nghiệp vụ thị trường khác.
Vốn huy động được thực chất là tài sản nợ mà ngân hàng huy động đựơc từ các chủ thể
khác trong nền kinh tế, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và
phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
Kết quả huy động vốn của NHNo & PTNT Thốt Nốt được thể hiện qua bảng số liệu
sau:
Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn qua các năm của NHNo & PTNT Thốt Nốt
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn : P.Kế toán NHNo & PTNT chi nhánh Thốt Nốt)
Năm 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
TG tiết kiệm 112.721 114.585 132.327 1.864 1,65 17.742 15,48
TG khác 25.786 24.674 17.770 (1.112) (4,31) -6.904 27,98
GTCG 11.225 16.733 32.723 5.508 49,07 15.990 95,56
Tổng nguồn vốn huy động 149.732 155.992 182.820 6.260 4,18 26.828 17,20
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 30
Biểu đồ 3.1 So sánh tổng nguồn vồn huy động của NHNo & PTNT Thốt Nốt trong 3
năm (2007-2009)
149.732
155.992
182.820
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
Triệu đồng
2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn huy động
Tình hình huy động vốn qua các năm luôn biến động theo chiều hướng gia tăng,
riêng năm 2008 nguồn vốn huy động tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp so với yêu cầu, cụ thể
tăng 4.18% so với năm 2007 có nhiều nguyên nhân làm cho nguồn vốn tăng thấp:
- Năm 2008 là năm có tỷ lệ lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng nên
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cũng giảm xuống. Mặt khác càng ngày chứng khoán
càng trở nên lộ diện là đối thủ cạnh trang trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy động
vốn. Trước khi có chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào các
ngân hàng nhằm kiếm các khoản lợi tức. Nhưng nay, chứng khoán đã làm giảm lượng
huy động vốn nhàn rỗi của các ngân hàng. Những người dân có tiền nhàn rỗi họ sẵn
sàng lao vao đầu tư chứng khoán vơí hy vọng kiếm lời cao hơn là gửi tiền vào ngân
hàng ( tuy rủi ro cao hơn)
- Sự cạnh tranh của các ngân hàng. Tính từ năm 2007 đến nay Thốt Nốt đã có thêm
4 ngân hàng thương mai cổ phần, tổng số ngân hàng trong địa bàn đã lên đến 16 ngân
hàng. Việc huy động nguồn vốn càng lúc càng trở nên khó khăn hơn, vì vừa phải chia
nhỏ thị trường, vừa phải cạnh tranh gay gắt hơn. Việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng trong việc huy động vốn với biện pháp chủ yếu là lãi suất, các ngân hàng thương
mại cổ phần thì thuận lợi hơn trong việc tăng giảm mức lãi suất huy động của mình
trong khi NHNo & PTNT Thốt Nốt là ngân hàng thương mại nhà nước chịu sự quản lý
của NHNo cấp trên nên việc áp đặt mức lãi suất phụ thuộc nhiều vào NHNo cấp trên.
Mặc dù mức lãi suất huy động của NHNo & PTNT Thốt Nốt đưa ra thường thấp hơn
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước tại NHNo & PTNT Thốt Nốt
Nguyễn Thị Trúc Linh – DH7KT 31
các NH cổ phần khác nhưng ngân hàng vẫn thu hút nhiều khách hàng đến với ngân
hàng.
- Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế về nguồn vốn, nên NHNo & PTNT Thốt
Nốt coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, nên ngay từ đầu năm 2009 ngân hàng đã chủ
trương thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguốn vốn như cải tiến, đa dạng hoá các
hình thức huy động vốn của mình một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị
trường như là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu trả lãi
trước, trả lãi sau để đảm bảo quy mô nguồn vốn huy động. Mặt khác ngân hàng luôn
thực hiện tốt các chính sách hậu mãi khách hàng, về lãi suất và dịch vụ để thu hút mọi
nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong địa bàn. Phát huy phong cách làm
việc với thái độ lịch sự, ân cần, chu đáo với phương châm “ vui lòng khách đến, vừa
lòng khách đi” nên ngân hàng đã tạo đựơc uy tín và sự tin cậy đối với khách hàng, làm
cho nguồn vốn huy động tăng lên 17.2% so với năm 2008. Đây là bước tiến rất khả
quan trong việc huy động nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn qua các năm tuy tăng ít so với yêu cầu nhưng trên cơ sở vẫn đáp ứng
được nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng
3.2.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Hoạt động của ngân hàng bao gồm hai khâu cơ bản đó là huy đông vốn và sử dụng
vốn, ngân hàng là “ người đi vay để cho vay” vì vậy việc sử dụng vốn có ý nghĩa rất
quan trọng, nó quyết định sự sống còn của các ngân hàng. Với mục đích đưa vốn đến
với khách hàng để họ phát triển sản xuất kinh doanh ổn định đời sống góp phần thúc
đẫy tăng trưởng kinh tế cũng là tạo đựơc lợi nhuận kinh doanh để ngân hàng ngày càng
phát triển.
Do đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ. Nên nhu cầu
vay vốn của khách hàng cũng tăng giảm theo thời vụ. Vào thời điểm nông dân bắt đầu
thu hoạch lúa thì doanh số thu nợ sẽ tăng lên rất nhanh, vì đây cũng là lúc kết thúc chu
kỳ vay vốn nông dân sẽ trả nợ cũ. Song song đó thì nhu cầu vay mới để tiếp tục sản xuất
vụ mới sẽ kéo theo nhu cầu về nguồn vốn của các tiểu thương các nhà đầu tư lúa gạo
cũng tăng lên. Làm cho doanh số cho vay sẽ tăng lên mạnh trong thời gian này. Nắm
được nhu cầu đó của khách hàng nên những năm qua trong quá trình kinh doanh của
mình NHNo & PTNT Thốt Nốt luôn thực hịên tốt vai trò “ người cho vay “ của mình.
Kế toán cho vay đối với các tổ chức, cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán cho vay đối với tổ chức, cá nhân trong nước tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thốt Nốt.pdf