Để đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh, công tác kế toán tại công ty B&H đã sử dụng chương trình excel làm kế toán trên máy tính nên không lập sổ riêng mà theo dõi chứng từ trực tiếp trên những tập tin sau: Phiếu nhập hàng, lệnh xuất hàng, phiếu chi, . Chương trình cho phép tự động cập nhật số liệu từ các chứng từ ban đầu, hệ thống xử lý thông tin sẽ tự động cập nhật vào các sổ, các báo cáo.
Hàng ngày các nghiệp vụ phát sinh, kế kế toán nhập chứng từ vào sổ kế toán máy, đồng thời nhập vào bảng nhập xuất tồn. Sau đó, kế toán so sánh số liệu với bảng danh mục các tài khoản, máy tính tự động kết chuyển dữ liệu từ sổ kế toán máy vào sổ cái các tài khoản. Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng, sổ chi tiết phải trả người bán kế toán lập để theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả. Làm cơ sở lên bảng cân đối số phát sinh cuối kỳ lên các báo cáo.
Nếu thanh toán bằng tiền mặt, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi để ghi vào sổ quỹ, kế toán thanh toán căn cứ vào phiếu chi.
Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng kế toán theo dõi trên sổ ủy nhiệm thu căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng.
111 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lệch lãi chuyển nhượng vốn.
1.3.6.1.2 Nguyên tắc hạch toán:
Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.
Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.
Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.
Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc.
1.3.6.1.3 Tài khoản sử dụng:
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Bên có: Ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Bên nợ: kết chuyển doanh thu tài chính vào tài khoản 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
111,112,221,222,223,…
Các khoản thu nhập TC
911
KC thu nhập TC
Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính
515
1.3.6.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính:
1.3.6.2.1 Khái niệm:
Chi phí tài chính là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ tài chính, bao gồm:
- Chi phí lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính . Ví dụ: chi phí giao dịch bán chứng khoán hoặc lỗ khi bán chứng khoán, lỗ do góp vốn không thể thu hồi được,…
- Chi phí đi vay (lãi tiền vay không đủ điều kiện vốn hóa và chi phí phát sinh liên quan đến khoản vay, ví dụ chi phí phát hành trái phiếu để vay vốn…)
- Chi phì liên quan đến vốn góp. Ví dụ chi để ký hợp đồng góp vốn, chi phí vận chuyển tài sản đi góp vốn…
- Chi phí bán chứng khoán. Ví dụ chi trả phí giao dịch bán chứng khoán, chi phí thông tin liên quan bán chứng khoán…
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (khoản dự phòng tính vào chi phí trong kỳ)
- Lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá.
Chiết khấu thanh toán chấp nhận cho người mua.
1.3.6.2.2 Nguyên tắc hạch toán:
Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.
Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính.
Khi phát sinh chi phí có giá trị lớn, phải phân bổ dần.
Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội để huy động vốn vay dùng vào hoạt động SXKD, định kỳ tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ.
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
1.3.6.2.3 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 635 - Chi phí tài chính
Sơ đồ 1.11 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
129,229
Hoàn nhập dự phòng
3433
Phân bổ phụ trội trái phiếu
121,222,…
131,331
111,112
TK 635
131
Trả tiền vay,lãi thuê TC
CK TT cho người mua
Lỗ do đầu tư tài chính
Lỗ do CLTG thực hiện
129, 229
DP giảm giá đầu tư CK
3432
Phân bổ CK TP phát hành
111,112
CP bán CK/liên quan góp vốn
Kết chuyển
CP tài chính
911
1.3.7 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác:
1.3.7.1 Kế toán thu nhập khác:
1.3.7.1.1 Khái niệm:
Thu nhập khác là những khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;
- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
1.3.7.1.2 Nguyên tắc hạch toán:
Các khoản thu nhập khác khi ghi nhận vào sổ kế toán đều phải thể hiện bằng một chứng từ thích hợp, được kết toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xét duyệt.
Việc ghi nhận phải kịp thời, đầy đủ, chi tiết , đồng thời phải phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.3.7.1.3 Tài khoản sử dụng:
TK 711 “Thu nhập khác”.
Bên có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Bên nợ: Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Kết chuyển
TN khác
911
331,3388
111,112
152,156,211
Thu nhập từ nhượng bán TSCĐ
DN được biếu tặng hàng hóa, TSCĐ
TK 711
Các khoản phải trả không xác định được chủ nợ
1.3.7.2 Kế toán chi khác:
1.3.7.2.1 Khái niệm:
CP khác là những khoản CP phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các DN, gồm:
- CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý.
- CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản CP khác,…
1.3.7.2.2 Nguyên tắc hạch toán:
Các khoản chi phí khác khi ghi nhận vào sổ kế toán đều phải thể hiện bằng một chứng từ thích hợp, được kết toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xét duyệt.
Việc ghi nhận phải kịp thời, đầy đủ, chi tiết , đồng thời phải phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.3.7.2.3 Tài khoản sử dụng:
TK 811 “Chi phí khác”.
Bên nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
3388
334
111,112
TK 811
141
Các khoản chi bằng tiền
Chi bằng tạm ứng
Các khoản phải trả
Cấn trừ nợ
152, 153
Giá vốn vật tư chuyển nhượng
211,213
GV TSCĐ T lý chuyển nhượng
Kết chuyển
CP khác
911
1.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
1.3.8.1 Khái niệm:
Đây là loại thuế được tính trên cơ sở thu nhập của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
1.3.8.2 Nguyên tắc hạch toán:
Thu nhập chịu thuế được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa doanh thu để tính thu nhập và các khoản chi phí hợp lệ, hợp pháp.
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng hóa, dịch vụ, các khoản trợ giá, phụ thu, các khoản biếu tặng, viện trợ…. Các khoản doanh thu tính thuế ở từng loại hình kinh doanh đặc thù (cho vay, gia công hàng hóa cho thuê tài sản, bán hàng trả góp…) được quy định cụ thể trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các chi phí hợp lệ hợp pháp được sử dụng để khấu trừ tính thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản như: khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho SXKD, tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho người lao động, các chi phí về dịch vụ mua ngoài, các khoản thuế phí và lệ phí theo quy định, các khoản chi về bảo hộ lao động, chi trả lãi vay ngân hàng…
Không tính thuế trùng 2 lần đối với khoản doanh thu, thu nhập. không được tính trừ các chi phí không chứng từ hợp pháp, có chứng từ nhưng không hợp lệ, đồng thời lưu ý một số chi phí bị khống chế tỷ lệ % khi tính trừ vào thu nhập chịu thuế, mặc dù các chi phí này đề có đầy đủ chứng từ theo luật thuế quy định.
Mức thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
1.3.8.3 Tài khoản sử dụng:
TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành : Được dùng để ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN năm tài chính hiện hàng mà doanh nghiệp đã nộp hoặc phải nộp.
Bên nợ:
- Số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ
- Số thuế TNDN nộp thêm khi quyết toán thuế cuối năm
- Cuối năm kết chuyển số điều chỉnh thuế đã tạm nộp thừa.
Bên có:
- Kết chuyển chi phí thuế xác định KQKD.
- Cuối năm điều chỉnh thuế đã tạm nộp thừa trong năm.
TK 8211 không có số dư cuối kỳ.
1.3.8.4 Phương pháp hạch toán:
Định kỳ vào cuối mỗi quý, kế toán xác định số thuế TNDN tạm nộp để ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó, chuyển khoản vào ngân hàng để thanh toán cho cơ quan thuế.
Đến cuối năm tài chính, doanh nghiệp lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN trên cơ sở tính toán và xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm. Số liệu quyết toán này là căn cứ để ghi nhận vào mục Chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.
Trong trường hợp số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn Số thuế thực tế phải nộp theo quyết toán, phần chênh lệch được ghi giảm thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ số thuế TNDN phải nộp, điều chỉnh tăng thu nhập của chi phí thuế TNDN. Ngược lại số thuế TNDN tạm nộp trong năm nhỏ hơn Số thuế thực tế phải nộp theo quyết toán thì kế toán phải ghi nhận thêm số thuế TNDN phải nộp, ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành.
Trường hợp phát hiện các sai sót làm tăng giảm các khoản thuế TNDN phải nộp ở các năm trước, có thể chuyển các khoản này vào số phải nộp của năm hiện hành nếu sai sót đó là không trọng yếu.
Hàng quý, DN tạm tính số thuế TNDN phải nộp
TK 8211
TK 111,112
TK 3334
TK 911
KC T.TNDN hiện hành tính KQKD
TK 711
Nộp Thuế
TNDN
Số miễn giảm T.
TNDN
Cuối năm ĐC số T.TNDN đã tạm nộp thừa làm giảm thuế phải nộp(Số T>TNDN theo quyết toán < Số T.TNDN đã tạm nộp trong kỳ
Cuối năm kết chuyển CP T.TNDN tạm nộp thừa tính KQKD
Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
1.3.9.1 Khái niệm:
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa DT thuần về bán hàng và doanh thu thuần hoạt động tài chính so với chi phí kinh doanh bao gồm: GVHB, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó:
Lơi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
Doanh thu BH thuần và cung cấp dịch vụ
Doanh thu tài chính
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí tài chính
+
-
+
+
Chi phí QL DN
+
=
=
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần của hoạt động khác so với chi phí khác
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
1.3.9.2 Nguyên tắc hạch toán:
Thời điểm xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào chu kỳ kế toán của từng loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong từng ngành nghề. Thông thường các doanh nghiệp sẽ tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào cuối mỗi tháng hoặc cuối quý, cuối năm.
Việc xác định kết quả kinh doanh doanh nghiệp phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán nhất là nguyên tắc nhất quán và phù hợp.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Thực hiện các bút toán điều chỉnh trước khi khóa sổ kế toán tính kết quả hoạt động kinh doanh.
Thực hiện các bút toán khóa sổ cuối kỳ tính kết quả kinh doanh.
1.3.9.3 Tài khoản sử dụng:
TK 911 - xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK 632
KCGiá vốn hàng bán
515
KC DT Tài Chính
711
KC Thu Nhập Khác
TK 641
KC Chi phí bán hàng
TK 421
KC LN sau thuế
KC Lỗ
TK 911
TK 511
521,531,532
KC Giảm trừ DT
KC Doanh thu thuần
TK 642
KC Chi phí QLDN
TK 635
KC Chi phí tài chính
TK 811
KC Chi phí khác
TK 821
KC CP Thuế TNDN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KẾ TOÁN DOANH MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH B VÀ H
2.1 Khái quát về công ty TNHH B& H
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH B& H:
Tên CÔNG TY TNHH B&H
Địa chỉ 8A Trần Quang Diệu, Phường 13, Quận 3, TP- Hồ Chí Minh
Tel-Fax (08)3931 6890 – (08)3931 7963
Mobile Phone 0903 824005
Văn phòng đại diện tại Vũng Tàu:
34/10A Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tel-Fax (064)352 7526 - (064)352 7526
Email bh8a@hcm.vnn.vn – bhvietnam@vnn.vn
Website wwwbhvietnam.com.vn
Giám đốc Ông Nguyễn Quang Vinh
Chứng nhận GPKD số 4102019156 cấp ngày 05/12/2003 Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP HCM
Mã số thuế 0303.146.953 do cục Thuế TP HCM cấp.
Tài khoản 3150000737375 tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV) chi nhánh TP HCM.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH B&H được thành lập ngày 05 tháng 12 năm 2003 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102019157 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoach và đầu tư Thành Phố Hồ chí Minh cấp. Đây là công ty TNHH ba thành viên .
Vốn điều lệ của công ty: 20,800,000,000 đồng ( hai mươi tỷ tám trăm triệu đồng chẵn), do 3 thành viên góp vốn. Hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định của Luật Pháp Việt Nam.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh và mặt hàng kinh doanh chính:
Tư vấn, thiết kế, cung cấp vật tư lắp đặt hệ thống PCCC, hệ thống camera, chống sét, chống trộm, và mạng máy tính.
Cung cấp, trang thiết bị chuyên ngành phòng cháy chữa cháy.
Cung cấp, trang thiết bị chuyên ngành bảo hộ lao động.
Cung cấp, trang thiết bị chuyên ngành cứu sinh, cứu hộ.
Cung cấp, trang thiết bị chuyên ngành điện lực, dầu khí.
Thi công và xây dựng đường dây và trạm điện.
Thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống lạnh, lò sưởi, đường ống,…
Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển:
Chức năng nhiệm vụ:
Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp
Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước
Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.
Đảm bảo hoàn thành kế hoạch hoạt động kinh doanh với hiệu quả cao. Tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
Chủ động trong các giao dịch hoạt động kinh doanh.
Thực hiện chính sách về chế độ lương theo quy định Nhà Nước, phân phối lao động hợp lý, cải thiện điệu kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
Bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường,giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo mối liên hệ tốt chính quyền nhân dân địa phương.
2.1.4.2 Mục tiêu phát triển:
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm kinh doanh.
Có kế hoạch thực hiện vượt chỉ tiêu so với năm trước.
Nghiên cứu thị trường, khả năng khai thác các nguồn hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài và thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức
2.1.5.1 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG KỸ THUẬT, DỰ ÁN
PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
Giám đốc: điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Pháp Luật.
Chịu trách nhiệm về công tác quản lý của công ty, điều hành toàn bộ các hoạt động của các cá nhân và bộ phận có liên quan của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.
Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng liên quan đến dự án.
Chịu trách nhiệm trực tiếp trước các thành viên công ty.
Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc mà Giám đốc đã ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ công ty.
Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về những lô hàng nhập khẩu.
Phòng kế toán: nắm chắc số liệu, phản ảnh kịp thời vào sổ sách. Nhiệm vụ chủ yếu: ghi chép, cập nhật số liệu, lập báo cáo tháng, quý, năm, theo dõi việc sử dụng tiền mặt chặt chẽ, xác định và phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo cho lãnh đạo các thông tin cần thiết và phân phối với các phòng ban khác để thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa. Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán và chế độ quản lý của Nhà nước.
Phòng kỹ thuật dự án: chịu trách nhiệm trong khâu thiết kế, thực hiện dự án. Đảm bảo các dự án thực hiện đúng tiến trình và hoàn thành đúng kế hoạch.
Phòng kiểm tra chất lượng: Theo dõi tiến độ thực hiện dự án, kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị, chất lượng công trình. Theo dõi giám sát các hoạt động thi công, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn đối với máy móc, thiết bị con người tại công trường. Kết hợp với các bộ phận khác để đảm bảo tiến độ thi công , nghiệm thu công trình.
2.1.5.2 Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán, chế độ kế toán và chính sách áp dụng:
2.1.5.2.1 Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN VIÊN
THỦ QUỸ
Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán có nhiệm vụ chỉ đạo kiểm toàn bộ công tác kế toán của đơn vị theo đúng chế độ quy định. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ, tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và hợp đồng kinh tế. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về công tác tài chính kế toán tại Doanh Nghiệp.
Kế toán viên: tập hợp số liệu từ tất cả các phần hành kế toán, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tháng, quyết toán quý và hằng năm .Đảm nhận các công việc, nhiệm vụ của phòng kế toán từ viết hóa đơn, các chứng từ, tập hợp hóa đơn chứng từ để ghi sổ đến kế toán tiền lương, kế toán thanh toán, thuế các loại… dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.
Thủ quỹ: thực hiện thu-chi theo các phiếu thu-chi của kế toán chuyển sang theo dõi tình hình tăng giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại đơn vị….
2.1.5.2.2 Chế độ kế toán và các chính sách kế toán áp dụng:
Chế độ kế toán:
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán tại doanh nghiệp và thông tư Số 244/2009/TT- BTC của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
Các chính sách kế toán áp dụng:
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng, ngoại tệ USD được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ được kết chuyển vào thu nhập hoặc chi phí tài chính phát sinh trong năm tài chính.
Nguyên tắc xác định hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Giá vốn xuất kho là giá nhập.
Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc tính thuế: Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nộp thuế cho Ngân sách nhà nước theo quý.
Nguyên tắc ghi nhận tài TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng , TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: khi cung cấp hàng hóa doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí đi kèm. Ghi nhận doanh thu khi ký biên bản giao nhận hàng hóa hoặc theo tiến độ công trình.
Hình thức kế toán: Áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung .
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ hình thức Nhật Ký Chung
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán ghi sổ, xác định tài khoản Nợ, Có để nhập số liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn. các thông tin sẽ được nhập tự động vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái,…) và các sổ, thẻ chi tiết liên quan.
Cuối quý kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC làm cơ sở giải trình cho tất cả các hoạt động của một kỳ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra để phục vụ nhu cầu quản lý kinh tế, yêu cầu chỉ đạo điều hành của ban giám đốc, để giúp ban giám đốc có thể đưa ra những ý kiến kết luận đúng đắn, linh hoạt trong các hợp đồng kinh tế, kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn sử dụng một số báo cáo quản trị nội bộ sau:
- Báo cáo doanh thu
- Báo cáo công nợ :nội bộ, với khách hàng, với người cung cấp.
Quy trình thực hiện kế toán máy:
Để đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh, công tác kế toán tại công ty B&H đã sử dụng chương trình excel làm kế toán trên máy tính nên không lập sổ riêng mà theo dõi chứng từ trực tiếp trên những tập tin sau: Phiếu nhập hàng, lệnh xuất hàng, phiếu chi,…. Chương trình cho phép tự động cập nhật số liệu từ các chứng từ ban đầu, hệ thống xử lý thông tin sẽ tự động cập nhật vào các sổ, các báo cáo.
Hàng ngày các nghiệp vụ phát sinh, kế kế toán nhập chứng từ vào sổ kế toán máy, đồng thời nhập vào bảng nhập xuất tồn. Sau đó, kế toán so sánh số liệu với bảng danh mục các tài khoản, máy tính tự động kết chuyển dữ liệu từ sổ kế toán máy vào sổ cái các tài khoản. Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng, sổ chi tiết phải trả người bán kế toán lập để theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả. Làm cơ sở lên bảng cân đối số phát sinh cuối kỳ lên các báo cáo.
Nếu thanh toán bằng tiền mặt, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi để ghi vào sổ quỹ, kế toán thanh toán căn cứ vào phiếu chi.
Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng kế toán theo dõi trên sổ ủy nhiệm thu căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng.
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ KT cùng loại
Phần mềm kế toán
Sổ kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Máy vi tính
Nhập số liệu hàng ngày:
Đối chiếu, kiểm tra
In sổ, báo cáo cuối năm
2.1.5.3 Nhận xét:
2.1.5.3.1 Thuận lợi :
Được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được quyền nhập khẩu trực tiếp với khách hàng nước ngoài và thế giới (nếu đủ điều kiện).
Quy mô sản xuất lớn, mặt hàng đa dạng có chất lượng, thị trường tiêu thụ lớn.
Công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh, không ngừng cải tiến, do đó chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến được người tiêu thụ bình chọn là sản phẩm tốt.
Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao làm việc năng nổ, nhiệt tình, có kinh nghiệm, khá nhạy bén, tiếp cận nhanh với thị trường.
Mối quan hệ giữa các phòng ban được thiết lập rất chặt chẽ tạo nên sự kết hợp trôi chảy trong giải quyết công việc.
Khó khăn:
Trong nền kinh tế thị trường thì không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa các sản phẩm cùng ngành.
Tình hình hiện nay giá cả ngoại tệ không ngừng biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thành nhập khẩu của công ty. Chi phí vận chuyển, kho bãi, lương nhân viên,…tăng cao những khoản chi phí đó cũng làm ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm,giá vốn của hàng bán.
Ngoài ra công ty còn chịu lãi suất Ngân Hàng cao gây ảnh hưởng đến giá thành bán ra.
Công ty đang phải cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại mà nhập lậu, đôi khi công ty phải hạ giá bán chấp nhận lỗ để giữ khách hàng, giữ thị phận của mình.
Công ty đang từng bước chuyển đổi cơ chế hoạt động. Để phục vụ cho mục tiêu phát triển của công ty, công ty đang tiến hành đổi mới hoàn toàn chiến lượt phát triển nguồn nhân lực từ việc tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, chú ý đến việc sử dụng chính sách tiền lương để thu hút cán bộ nhân viên có năng lực tốt cộng tác với công ty làm cho chi phí quản lý công ty tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Kết quả hoạt động của công ty TNHH B&H trong những năm qua:
Bảng 2.1: Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty B&H
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ban hành theo QĐ số 15/200/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Niên độ tài chính năm 2010
Mã số thuế: 0303146953
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH B&H Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU
MS
2008
2009
2010
1
2
3
4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV (511, 512)
01
7,205,123,924
33,126,157,478
23,533,777,785
2. Các khoản giảm trừ DT( 521, 531, 532)
02
0
0
3.DT thuần về b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung BC.doc
- BIA.doc