Khóa luận Kế toán mua bán hàng và phân tích nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại tại công ty TNHH thương mại Mê Kông

MỤC LỤC

 

PHẦN I : GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY Trang 1

1. Lịch sử hình thành và phát triển, tình hình SXKD của Công Ty Trang 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Trang 1

1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Trang 1

2. Chức năng, nhiệm vụ và qui mô hoạt động của Công Ty Trang 3

2.1 Chức năng của Công Ty Trang 3

2.2 Nhiệm vụ của Công Ty Trang 3

2.3 Qui mô hoạt động của Công Ty Trang 3

3. Tổ chức bộ máy quản lý và sơ đồ kênh phân phối của Công Ty Trang 4

3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Trang 4

3.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Trang 4

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các phòng ban Trang 4

3.2 Sơ đồ kênh phân phối của của Công Ty Trang 6

4. Tình hình nhân sự và kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Trang 7

4.1 Tình hình nhân sự của Công Ty Trang 7

4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Trang 7

5. Những thuận lợi, khó khăn, những thành tích đạt được, tồn tại Trang 8

5.1 Những thuận lợi của Công Ty Trang 8

5.2 Những khó khăn của Công Ty Trang 8

5.3 Những thành tích đạt được của Công Ty Trang 9

5.4 Những mặt tồn tại cần khắc phục của Công Ty Trang 9

PHẦN II : CÔNG TÁC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Trang 10

1. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty Trang 10

1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Trang 10

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán Trang 10

1.3 Hình thức sổ kế toán tại Công Ty Trang 11

1.4 Hệ thống tài khoản sử dụng Trang 12

1.5 Các phương pháp kế toán cơ bản đang được thực hiện tại Công Ty Trang 13

1.6 Tổ chức trang bị các phương tiện công nghệ phục vụ ctác kế toán Trang 13

1.7 Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng tại Công Ty Trang 13

2. Khái quát về tình hình tài chính của Công Ty Trang 14

2.1 Thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Công Ty Trang 14

2.1.1 Cơ cấu tài sản và cơ cầu nguồn vốn Trang 14

2.1.2 Kết quả kinh doanh Trang 17

2.2 Khả năng thanh toán Trang 18

2.3 Tỷ suất sinh lời Trang 19

2.4 Các nghiệp vụ về thuế Trang 21

PHẦN III : KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG VÀ PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY Trang 22

1. Kế toán mua bán hàng hóa tại Công Ty Trang 22

1.1 Kế toán quá trình mua hàng hóa Trang 22

1.1.1 Kế toán mua hàng trong nước Trang 22

1.1.2 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp Trang 31

1.2 Kế toán quá trình bán hàng hóa Trang 38

1.2.1 Kế toán bán hàng trong nước Trang38

1.2.1.1 Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa Trang38

1.2.1.2 Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa Trang 44

2. Phân tích nghiệp vụ bán hàng tại Công Ty Trang 50

2.1 Phân tích chung Trang 50

2.2 Phân tích theo kế hoạch mặt hàng Trang 50

2.3 Phân tích theo kết cấu hàng bán ra Trang 51

2.4 Phân tích theo đối tượng Trang 52

2.5 Phân tích theo phương thức bán hàng Trang 52

2.6 Phân tích theo phương thức thanh toán Trang 53

2.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả bán hàng Trang 53

PHẦN IV : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Trang 55

PHẦN V : KẾT LUẬN Trang 62

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán mua bán hàng và phân tích nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại tại công ty TNHH thương mại Mê Kông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa hàng mua vào được tính theo công thức sau : Giá thực tế hàng mua về nhập kho = giá mua ghi trên hợp đồng + chi phí thu mua Ví dụ : Ngày 01/04/2005 theo hóa đơn giá trị gia tăng số 0002812 Công Ty mua máy nước nóng SH-0504, số lượng 30 cái của Công Ty TNHH Happy Cook, hàng nhập tại kho 781/C9 với tổng trị giá 12.000.000 đồng, chi phí vận chuyển lô hàng là 1.500.000 đồng. Như vậy giá thực tế nhập kho của lô hàng là : 12.000.000 + 1.500.000 = 13.500.000 Quá trình luân chuyển chứng từ được thể hiện như sau : Cán bộ mua hàng Ban giám đốc Phòng kinh doanh, kế toán Bảng yêu cầu mua hàng Sổ sách kế toán Lưu trữ Kế toán viên Phòng kế toán b) Tài khoản sử dụng : Bao gồm : - TK156 – Hàng hoá : Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá của Công Ty bao gồm hàng hoá tại kho hàng, quầy hàng. - TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ : Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của Công Ty. - TK331 – Phải trả người bán : Dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Công Ty với người bán. Đối với những người bán có mối quan hệ làm ăn thường xuyên với Công Ty thì được theo dõi trên một tờ sổ riêng , còn đối với những người bán không thường xuyên thì kế toán tiến hành theo dõi chung trên một tờ sổ - TK111 – Tiền mặt - TK112 – Tiền gửi ngân hàng - TK311 – Vay ngắn hạn Công Ty không sử dụng các tài khoản ngoài bảng và các tài khoản : TK1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý TK3381 – Tài sản thừa chò xử lý TK151 – Hàng mua đang đi trên đường TK141 – Tạm ứng + Kết cấu nội dung TK156 : TK156- Hàng hoá SDĐK : Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho ở đầu kỳ SPS : - Trị giá mua của hàng hóa theo hợp đồng mua hàng - Trị giá hàng hóa bị người mua trả lại - Trị giá hàng hóa người bán giao thêm SDCK : Trị giá hàng hóa tồn kho ở cuối kỳ SPS : - Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho để bán , giao đại lý. - Trị giá hàng hóa trả lại người bán hoặc được giảm giá c) Phương pháp phản ánh nghiệp vụ mua hàng Mua hàng nhập kho bình thường : * Mua hàng nhập kho thanh toán ngay : Nợ TK156 : Trị giá hàng hoá mua theo giá chưa có thuế GTGT Nợ TK1331 : Thuế GTGT Có TK1111, 1121, 311: Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH, tiền vay NH * Công Ty ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Thông thường, Công Ty chỉ ứng trước một phần của số tiền phải trả cho người bán : 10%-30% trị giá hàng mua, số tiền còn lại sẽ thanh toán khi người bán giao hàng hoặc sau n ngày giao hàng. - Khi ứng trước tiền cho người bán , kế toán ghi : Nợ TK331 : Nợ phải trả cho người bán Có TK111,112,311 : Ứng trước bằng tiền mặt,TGNH, tiền vay NH - Khi người bán chuyển hàng đến, kế toán ghi : Nợ TK156 : Giá mua hàng hóa chưa có thuế Nợ TK133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK331 : Tổng giá thanh toán - Thanh toán số còn thiếu cho người bán , kế toán ghi : Nợ TK331 : Số tiền còn thiếu người bán Có TK111,112,311 : thanh toán bằng tiền mặt, TGNH, tiền vay NH * Mua hàng nhập kho chưa trả tiền cho người bán : - Hàng về nhập kho , kế toán ghi : Nợ TK156 : Trị giá hàng hóa mua theo giá chưa có thuế GTGT Nợ TK133 : Thuế GTGT Có TK331 : Số tiền chưa thanh toán cho người bán - Thanh toán tiền hàng cho người bán, kế toán ghi : Nợ TK331 : Trả tiền cho người bán Có TK1111,1121 : Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH Mua hàng có phát sinh thừa, thiếu : - Mua hàng phát sinh thiếu : Mua hàng về nhập kho, phát hiện thiếu nhân viên mua hàng có trách nhiệm thông báo cho người bán để xử lý kịp thời số hàng thiếu. + Nếu lỗi do người bán giao thiếu, yêu cầu người bán giao tiếp số hàng thiếu, nhập kho đủ kế toán ghi : Nợ TK156 : Trị giá hàng mua chưa có thuế Nợ TK133 : Thuế GTGT Có TK331 : Tổng giá thanh toán + Nếu lỗi do nhân viên mua hàng, bắt bồi thường số hàng thiếu, số hàng thiếu coi như xuất kho bán cho nhân viên với giá bán bằng giá vốn hàng mua vào. Số tiền bắt bồi thường sẽ trừ vào lương phải trả của nhân viên. - Khi nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK156 : Giá mua hàng hóa theo số người bán giao Nợ TK133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK331 : Số tiền phải thanh toán cho người bán (tương ứng với số hàng đã giao) - Trị giá hàng thiếu coi như xuất bán, kế toán ghi hai bút toán : 1, Nợ TK632 : Giá vốn hàng mua vào để bán Có TK156 : Trị giá hàng thiếu bắt bồi thường 2, Nợ TK1388 : Số tiền bắt nhân viên bồi thường Có TK5111 : Doanh thu bán hàng Có TK33311 : Thuế GTGT phải nộp Cuối tháng trừ vào tiền lương phải trả nhân viên, kế toán ghi : Nợ TK334 : Ghi giảm lương phải trả nhân viên Có TK1388 : Số tiền bắt nhân viên bồi thường - Mua hàng phát sinh thừa : Công Ty đưa vào khoản thu nhập bất thường , trong trường hợp này kế toán ghi : Nợ TK156 : Trị giá hàng thừa Có TK721 : Đưa vào thu nhập bất thường Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán : Chỉ phát sinh đối với mặt hàng thẻ cào và sim điện thoại. Do đặc điểm của mặt hàng này luôn phải mua bán theo đúng giá qui định nên khi mua hàng tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng tuỳ thuộc vào số lượng hàng Công Ty mua nhiều hay ít, trường hợp này kế toán ghi hai bút toán : Bút toán 1 : Phản ánh trị giá hàng mua vào, kế toán ghi : Nợ TK156 : Trị giá hàng mua vào chưa có thuế Nợ TK1331 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK331 : Tổng tiền thanh toán cho người bán Bút toán 2 : Kế toán ghi chiết khấu thanh toán được hưởng Nợ TK331 : Trừ vào tiền phải trả cho người bán CóTK711 : Đưa vào thu nhập hoạt động tài chính Mua hàng nhập kho được giảm giá, trả lại cho người bán : Mua hàng nhập kho chưa trả tiền cho người bán nhập kho đủ, kế toán ghi : Nợ TK156 : Trị giá hàng mua vào chưa có thuế Nợ TK1331 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK331 : Tổng tiền thanh toán cho người bán Sau đó phát hiện có một số hàng chất lượng kém, người bán đã giảm giá đối với số hàng này, kế toán ghi : Nợ TK331 : Số tiền được giảm do giảm giá hàng mua Có TK156 : Giá trị hàng được giảm còn trong kho Có TK157 : Giá trị hàng được giảm giá đã gủi đi bán Có TK632 : Giá trị hàng được giảm giá đã bán Có TK1331 : Thuế GTGT của hàng được giảm giá Trường hợp hàng mua đã nhập kho, vì chất lượng kém xuất kho trả lại cho bên bán, kế toán ghi : Nợ TK331 : Giảm nợ do trả lại hàng cho bên bán Có TK 156 : Giá trị hàng xuất kho trả lại bên bán Có TK 1331 : Thuế GTGT của hàng trả lại d) Sơ đồ hạch toán : Sơ đồ 3.1: Mua hàng nhập kho thanh toán ngay TK1111,1121,311 TK156 Mua hàng nhập kho TK1331 Thuế GTGT phải nộp Sơ đồ 3.2 : Ứng trước tiền mua hàng cho người bán 1111,1121,311 331 156 ứng trước tiền mua hàng nhập kho hàng mua 133 Thuế GTGT Sơ đồ 3.3 : Mua hàng nhập kho chưa trả tiền 1111,1121,311 331 156 Trả tiền mua hàng mua hàng nhập kho 133 Thuế GTGT * Hệ thống sổ sách sử dụng bao gồm : Nhật ký mua hàng Nhật ký chung Sổ chi tiết thanh toán với người bán Sổ cái Báo cáo nhập xuất tồn kho Sổ quỹ tiền mặt e) Ví dụ minh hoạ : Ví dụ 1 : Mua hàng nhập kho bình thường Ngày 25/04/2005 theo hoá đơn giá trị gia tăng số 0001358 Công Ty TNHH TM MêKông ký hợp đồng mua của Công Ty TNHH CN và TM Bình Hiền 400 bếp gas Sakura SA-772F, đơn giá 470.000 đồng/cái (VAT 10% trên giá mua), Hàng về nhập kho đủ, Công Ty đã thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt (hóa đơn GTGT kèm theo). Kế toán ghi : Nợ TK156 : 400 x 470.000 = 188.000.000 Nợ TK1331 : 18.800.000 Có TK1111 : 206.800.000 Ví dụ 2 : Mua hàng nhập kho được giảm giá Ngày 01/04/2005 theo hoá đơn giá trị gia tăng số 0002812 Công Ty TNHH TM MêKông ký hợp đồng mua của Công Ty TNHH Đầu Tư và TM MêKông (36 Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội) 30 cái máy nước nóng SH-0504, đơn giá 400.000 đồng/cái và 10 cái bếp gas PA-25RB-1 đơn giá 430.000 đồng/cái (VAT 10% trên giá mua )tiền hàng chưa thanh toán, bên bán có trách nhiệm chuyển hàng đến cho Công Ty. Hàng về nhập kho đủ. Hai ngày sau Công Ty phát hiện thấy 5 cái máy nước nóng bên bán giao kém chất lượng, không đúng như trong hợp đồng qui định, Công Ty đã yêu cầu bên bán giảm giá đối với số hàng này với số tiền được giảm là 30.000 đồng/ cái (hóa đơn GTGT kèm theo). Kế toán ghi : Nợ TK156 : 16.300.000 Nợ TK 1331 : 1.630.000 Có TK331 : 17.930.000 Đối với lượng hàng kém phẩm chất, được giảm giá, kế toán ghi : Nợ TK331 : 165.000 Có TK156 : 5 x 30.000 = 150.000 Có TK1331 : 15.000 Ví dụ 3 : Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán Ngày 25/01/2005 theo hoá đơn GTGT số 004110 Công Ty TNHH TM MêKông mua hàng của Trung Tâm Điện Thoại Di Động (trực thuộc CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP & CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC THỐT NỐT), địa chỉ : 89 Võ Văn tần, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, với số lượng như sau : + Thẻ Mobi(MG100.000đ) số lượng 500 thẻ, đơn giá 90.909đ/thẻ + Thẻ Mobi(MG200.000đ) số lượng 200 thẻ, đơn giá 181.818đ/thẻ +Thẻ Mobi(MG300.000đ) số lượng 200 thẻ, đơn giá 272.727/thẻ Bên bán cho Công Ty hưởng chiết khấu thanh toán với trị giá 9.280.000 đồng (hóa đơn GTGT kèm theo) Kế toán ghi : Nợ TK156 : 136.363.500 Nợ TK1331 : 13.636.500 Có TK331 : 150.000.000 Chiết khấu thanh toán được hưởng : Nợ TK331 : 9.280.000 Có TK711 : 9.280.000 + Phiếu nhập kho : CÔNG TY TNHH TM MÊKÔNG 781/C9 Lê Hồng Phong(nốidài), P.12, Q.10, TP.HCM PHIẾU NHẬP KHO Ngày 1 tháng 4 năm 2005 Số : PN146 Người giao hàng : Đơn vị : Công Ty TNHH Đầu Tư và TM MêKông Địa chỉ : 36 Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội Số hóa đơn : 0002812 Seri : AA/2004-T Ngày 01/04/2005 Nội dung : Nhập mua hàng hợp đồng 0002812 Tài khoản có : 331 – Phải trả cho người bán Mã kho Tên vật tư TK ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 781C9 781C9 -Máy nước nóng SH-0504 - Bếp gas PA-25RB-1 156 156 Cái Cái 30 10 400.000 430.000 12.000.000 4.300.000 Tổng cộng tiền hàng Chi phí Thuế giá trị gia tăng 16.300.000 0 1.630.000 Tổng cộng tiền thanh toán 17.930.000 Bằng chữ : Mười bốn triệu bốn trăm mười nghìn đồng chẵn NGƯỜI GIAO HÀNG NGƯỜI NHẬN HÀNG Nhập ngày . tháng . Năm . THỦ KHO CÔNG TY TNHH TM MÊKÔNG 781/C9 Lê Hồng Phong(nd), P.12, Q.10, TP HCM SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản : 156 – Hàng hóa Từ ngày 01/04/2005 đến ngày : 30/04/2005 Số dư nợ đầu kỳ : 2.155.150.982 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/04 25/04 PN01 PN36 Cty TNHH Đầu Tư và TM MêKông Cty TNHH CN & TMại Bình Hiền Nhập mua hàng Nhập mua hàng 331 331 16.300.000 188.000.000 Tổng số phát sinh nợ : 1.778.924.881 Tổng số phát sinh có : 2.085.392.264 Số dư cuối kỳ : 1.848.683.599 Ngày tháng năm 2005 KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) 1.1.2 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp a) Phương thức, thủ tục, chứng từ : * Phương thức mua hàng : Công Ty nhập hàng theo giá CIF Phương thức thanh toán : Chủ yếu là phương thức tín dụng ( L/C – Letter of credit). Ngoài ra, Công Ty cũng sử dụng phương thức điện chuyển tiền (T/T – Telegraphic Transfer) nhưng không thường xuyên. + Phương thức tín dụng chứng từ : Sau khi thỏa thuận mua hàng, ký vào hợp đồng mua hàng, bộ phận tài chính thực hiện các thủ tục chứng từ gửi cho ngân hàng để xin mở L/C . Bộ chứng từ gồm : Sales contract Giấy xin mở L/C + Phương thức điện chuyển tiền (T/T) : ..0.Sau khi thỏa thuận mua hàng, ký vào hợp đồng mua hàng, bộ phận kế toán công nợ thực hiện các thủ tục chứng từ gửi cho ngân hàng để mua ngoại tệ thực hiện việc thanh toán cho nhà cung cấp. Bộ chứng từ gồm : Sales contract Giấy đề nghị thanh toán Giấy đề nghị mua ngoại tệ Việc lựa chọn phương thức thanh toán L/C hay T/T là tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa Công Ty với nhà cung cấp và giá trị lô hàng mà Công Ty nhập để lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp . Phương thức thanh toán T/T được Công Ty áp dụng trong trường hợp nhà cung cấp nước ngoài là đối tác quen thuộc của Công Ty và phương thức này cũng thường được áp dụng đối với những lô hàng có giá trị thấp. Thông thường hàng nhập khẩu của Công Ty không thực hiện bán chuyển thẳng mà tiến hành nhập kho rồi sau đó mới bán. * Thủ tục, chứng từ : Phòng kinh doanh có trách nhiệm tìm nguồn hàng nhập và tìm đối tác tiêu thụ. Công việc này do nhân viên kinh doanh của phòng đảm nhận. Sau khi thỏa thuận mua hàng với nhà cung cấp nước ngoài, phòng kinh doanh tiến hành lập phương án kinh doanh cho chuyến hàng. Phương án này phải được thông qua bởi trưởng phòng và phải trình cho giám đốc ký duyệt. Nếu được sự chấp thuận của giám đốc, thì phòng kinh doanh sẽ nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để nhập khẩu lô hàng và tiến hành soạn thảo hợp đồng . + Các qui trình thực hiện việc nhập khẩu : Ký kết hợp đồng kinh tế Mở L/C Giao nhận hàng hóa nhập khẩu Kiểm tra hàng nhập khẩu Làm thủ tục khai báo hải quan, đóng thuế nhập khẩu Thanh toán cho nhà cung cấp Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa Công Ty với nhà cung cấp nước ngoài, nếu hợp đồng qui định trả tiền bằng L/C thì Công Ty phải làm đơn xin mở L/C đưa đến ngân hàng ngoại thương. Đơn xin mở L/C phải do giám đốc ký duyệt hoặc được người ủy quyền hợp pháp, thời gian mở L/C nếu hợp đồng không qui định thì phụ thuộc vào thời hạn giao hàng. Công Ty căn cứ vào các điều khoản hợp đồng nhập khẩu tiến hành lập “giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu”, kèm theo bản sao hợp đồng gửi đến ngân hàng ngoại thương cùng với 2 ủy nhiệm chi : 1 ủy nhiệm chi trả thủ tục phí cho ngân hàng, 1 uỷ nhiệm chi về việc mở L/C . Trường hợp Công Ty không có số dư ở tài khoản ngoại tệ thì phải làm hợp đồng tín dụng xin vay ngoại tệ để ký quỹ mở L/C. Tại Công Ty thì việc ký quỹ mở L/C không bao giờ lớn hơn 20% trị giá của hợp đồng. Sau khi hoàn thành việc mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ gởi L/C sang ngân hàng của người thụ hưởng để họ xem xét. Tu chỉnh L/C : Công Ty thực hiện việc tu chỉnh L/C (nếu có) sau khi đã thỏa thuận với bên bán bằng văn bản, Công Ty sẽ gởi đơn xin tu chỉnh L/C và các phụ lục hợp đồng có liên quan. Bên bán tiến hành giao hàng theo đúng hợp đồng và ngân hàng bên bán sẽ chuyển bộ chứng từ liên quan đến lô hàng mà Công Ty sẽ nhận được từ bên bán cho ngân hàng mà Công Ty ký quỹ mở L/C. Bộ hồ sơ chứng từ về nhập khẩu hàng gồm : Hợp đồng thương mại (Commercial contact) –Đính kèm theo Hoá đơn thương mại (Commercial invoice ) – Đính kèm theo Phiếu đóng gói ( Packing list ) – Đính kèm theo Tờ kê chi tiết ( Speciffication) Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L ) – Đính kèm theo Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin ) Giấy chứng nhận số lượng (Quality certificate ) Giấy chứng nhận số lượng (Quantity certificate ) Hoá đơn bảo hiểm ( Insurance invoice ), hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate ) nếu có. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Các chứng từ có liên quan khác như : Giấy báo nợ, phiếu mua ngoại tệ - Hợp đồng thương mại : Do hai bên thỏa thuận và lập về những điều khoản như mặt hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức và thời hạn thanh toán , các điều khoản ràng buộc do hai bên thỏa thuận. - Vận đơn đường biển : Do cơ quan vận tải hàng hóa cấp và gởi kèm bộ chứng từ hàng hóa, xác nhận hàng hóa đã được bốc xếp lên tàu và vận chuyển đến nơi giao hàng. - Giấy chứng nhận xuất xứ : Do người bán hoặc cơ quan có thẫm quyền bên nước người bán cấp, chứng nhận xuất xứ của hàng hóa. - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu : Do Công Ty lập và nêu các chi tiết liên quan đến hàng hóa nhập khẩu như : Tên hàng, số lượng, đơn giá, phương thức thanh toán, ngày giao hàng - Giấy báo nợ : Do ngân hàng lập và gởi cho Công Ty, thông báo về việc đã chi trả tiền cho khách hàng bằng nguồn tiền của Công Ty. Nguồn tiền này do Công Ty gởi tại ngân hàng. - Phiếu mua ngoại tệ : Do ngân hàng lập khi Công Ty mua ngoại tệ Trước thời điểm nhận hàng Công Ty phải làm các thủ tục hải quan. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có trách nhiệm khai báo với hải quan rõ ràng, chi tiết trong tờ khai. Nhân viên của bộ phận xuất nhập khẩu phải đi xin mã số cửa khẩu và tính thuế (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng). Công Ty phải nộp bô hồ sơ chứng từ về nhập khẩu hàng kèm theo giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký nhập khẩu để hải quan xem xét. Nếu xét thấy chứng từ đó hợp lý, hợp lệ, sau khi kiểm tra xem xét hải quan sẽ đóng dấu “đã tiếp nhận tờ khai”. Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, bộ phận giao nhận của Công Ty có trách nhiệm đăng ký với hải quan kiểm hóa để kiểm hàng . Nếu có phát sinh thừa, thiếu nhân viên hải quan sẽ lập biên bản. Hải quan kiểm hóa sẽ chuyển bộ tờ khai cho hải quan tính thuế, xem xét lại mức thuế dựa vào kết quả kiểm tra thực tế của hải quan kiểm hóa. Công Ty chỉ nhận hàng sau khi hải quan đã qui định số tiền thuế và ra thông báo thuế . Trị giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu = Số lượng hàng hoá nhập khẩu X Đơn giá nhập khẩu X Tỷ giá thực tế ngoại tệ Thuế nhập khẩu phải nộp của hàng hoá nhập khẩu = Trị giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu Thuế suất X Thuế GTGT của hàng nhập khẩu = Trị giá hàng hoá nhập khẩu X Thuế suất + Thuế nhập khẩu Một số nguyên tắc kế toán : Khi nhập khẩu hàng hoá, trị giá hàng hoá được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm nhập, tiền thanh toán cho bên bán áp dụng tỷ giá thực tế do ngân hàng công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh, nếu có chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ thì số lãi về chênh lệch tỷ giá kế toán hạch toán vào TK413 “ chênh lệch tỷ giá”. Sau đó vào cuối tháng thì kết chuyển vào TK711 (nếu chênh lệch lãi) và TK811 ( Nếu chênh lệch lỗ). b) Tài khoản sử dụng : Ngoài các tài khoản được sử dụng ở nghiệp vụ mua hàng trong nước Công Ty còn sử dụng các tài khoản : TK413 – Chênh lệch tỷ giá TK3333 – Thuế, xuất nhập khẩu TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK711 – Thu nhập hoạt động tài chính TK811 – Chi phí hoạt động tài chính TK641 – Chi phí bán hàng c) Phương pháp phản ánh nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp : + Khi chuyển tiền để ký quỹ mở L/C, trường hợp này kế toán ghi : Nợ TK331 : Trừ vào tiền hàng nhập phải trả người bán(theo TG ký quỹ) Có TK 1121,1122,311 : Ký quỹ bằng TGNH, ngoại tệ, tiền vay NH + Thanh toán tiền hàng : Nợ TK331 : Số tiền thanh toán cho bên bán theo TG tại thời điểm trả tiền Có TK1121E : Thanh toán bằng tiền gửi VNĐ + Trong tháng, khi hàng về căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan đến hàng nhập để phản ánh trị giá hàng hoá nhập khẩu trực tiếp đã được nhập kho : Nợ TK156 : Trị giá hàng mua Có TK331 : Tổng giá thanh toán theo TG tại thời điểm nhận hàng + Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá : Nếu chênh lệch lỗ : Nợ TK413 : Chênh lệch TG Có TK331 : Nếu chênh lệch lãi : Nợ TK331 : Chênh lệch TG Có TK413 : + Phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp theo thông báo, kế toán ghi : Nợ TK156 : Trị giá mua của hàng nhập khẩu Có TK3333 : Thuế nhập khẩu + Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu trừ : Nợ TK1331 : Thuế giá trị gia tăng đầu vào Có TK33312 : Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu + Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, kế toán ghi : Nợ TK3333 : Thuế nhập khẩu phải nộp Nợ TK33312 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp Có TK1111,1121 : Số tiền nộp thuế + Những chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng Công Ty đưa vào TK641 “ Chi phí bán hàng”,bao gồm : Phí dịch vụ giao nhận Nợ TK641 : Đưa vào chi phí chi phí bán hàng Nợ TK1331 : Thuế GTGT Có TK1111 : Thanh toán bằng tiền mặt Phí chứng từ : Nợ TK 641 : Đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK1331 : Thuế GTGT Có TK1111 : Thanh toán bằng tiền mặt Lệ phí hải quan nộp cho cửa khẩu Cảng Sài Gòn Nợ TK 641 : Đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK1111 : Thanh toán bằng tiền mặt Phí vận chuyển Nợ TK641 : Đưa vào chi phí bán hàng Nợ TK1331 : Thuế GTGT Có TK1111 : Thanh toán bằng tiền mặt d) Sơ đồ hạch toán : Sơ đồ 3.4 : Hạch toán hàng nhập khẩu TK1112,1121,311 TK331 TK156 Ký quỹ mở L/C Hàng nhập khẩu TK413 CL lãi TK3333 Thuế NK phải nộp TK33312 TK1331 Nộp thuế NK và Thuế GTGT hàng thuế GTGT hàng NK NK được khấu trừ e) Ví dụ minh hoạ : Ngày 07/12/2004 Công Ty TNHH TM MêKông mở thủ tục L/C tại ngân hàng EXIMBANK và ký quỹ 20% trị giá hợp đồng (1.679 USD). Tỷ giá thực tế tại thời điểm ký quỹ là 01USD = 15.768 VNĐ. Ngày 30/12/2004 theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 55264 Công Ty nhập 360 cái bếp gas hiệu PALOMA (hàng mới 100%) của PALOMA COMPANY LIMITED, trị giá hợp đồng là 8.395 USD/CIF-TÂNCẢNG, tỷ giá thực tế tại thời điểm nhận hàng là 01USD = 15.742 VNĐ. Điều kiện giao hàng : CIF, phương thức thanh toán : L/C. Hàng này có thuế nhập khẩu là 30% và thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, Công Ty đã nộp bằng tiền mặt. Công Ty hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngày 20/12/2004 Công Ty thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ gửi ở ngân hàng, tỷ giá thực tế khi thanh toán là 01USD = 15.788VNĐ. Chi phí bốc xếp 400.000 đồng (VAT 10%), phí chứng từ 127.000 (VAT10%) đều trả bằng tiền mặt, phí dịch vụ giao nhận trả cho Công Ty TNHH Nhân Quyền 2.000.000 đồng (VAT10%), lệ phí hải bằng tiền mặt quan tại cửa khẩu Cảng Sài Gòn 60.000 đồng(Hóa đơn GTGT kèm theo) - Trị giá hàng nhập khẩu : 8.395 x 15.742 = 132.154.090 - Thuế nhập khẩu phải nộp : 132.154.090 x 30% = 39.646.227 - Thuế VAT của hàng nhập khẩu : (132.154.090 + 39.646.227) x 10% = 17.180.032 - Trị giá ký quỹ : 8.395 x 20% x 15.768 = 26.474.472 - Chênh lệch tỷ giá : (26.474.472 + 106.032.208) – 132.154.090 = 352.590 Kế toán ghi : + Ký quỹ mở L/C : Nợ TK331 : 26.474.472 Có TK1121E : 26.474.472 + Trả tiền hàng : Nợ TK331 : 6.716USD x 15.788 = 106.032.208 CóTK1121E : 106.032.208 + Trị giá nhập khẩu : Nợ TK156 : 132.154.090 Có TK331 : 132.154.090 + Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá : Nợ TK413 : 352.590 Có TK331 : 352.590 + Thuế nhập khẩu phải nộp : Nợ TK156 : 39.646.227 Có TK3333 : 39.646.227 + Thuế VAT của hàng nhập khẩu : Nợ TK1331 : 17.180.032 Có TK : 33312 : 17.180.032 + Nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu bằng tiền mặt : Nợ TK3333 : 39.646.227 Nợ TK33312 : 17.180.032 Có TK 1111 : 56.826.259 + Chi phí bốc xe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmeo1.doc
  • docBIA.doc
  • docLOICAMON.doc
  • docmucluc.doc
Tài liệu liên quan