Khóa luận Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 8

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 12

1.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 12

1.1.1. Tổng quan về kế toán quản trị 12

1.1.1.1. Khái niệm và mục đích của kế toán quản trị 12

1.1.1.2. Nội dung và vai trò của KTQT trong doanh nghiệp 14

1.1.2. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16

1.1.2.1. Chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất 16

1.1.2.2. Giá thành sản phẩm 22

1.1.3. Kế toán quản trị chi phí, giá thành 28

1.1.3.1. Khái niệm KTQT chi phí, giá thành 28

1.1.3.2. Ý nghĩa của KTQT chi phí, giá thành 28

1.1.3.3. Nội dung của KTQT chi phí, giá thành 30

1.1.4. Một số mô hình tổ chức KTQT chi phí, giá thành và kinh nghiệm một số nước trên thế giới 33

1.1.4.1. Một số mô hình tổ chức KTQT chi phí, giá thành 33

1.1.4.2. Một số kinh nghiệm về lĩnh vực KTQT của một số nước trên thế giới 37

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

1.2.1. Phương pháp phân loại chi phí 39

1.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế 39

1.2.3. Phương pháp chuyên gia 39

1.2.4. Phương pháp cân đối 39

1.2.5. Phương pháp kế toán quản trị 40

PHẦN II : THỰC TẾ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 41

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 41

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 41

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 42

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 42

2.1.2.2. Tổ chức Công tác kế toán tại Công ty 44

2.1.3. Đặc điểm về Sản xuất của Công ty 47

2.1.3.1. Về sản phẩm, quy trình sản xuất 47

2.1.3.2. Tổ chức sản xuất ở Nhà máy sản xuất 49

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 50

2.2.1. Khái quát chung về chi phí, giá thành tại Công ty 50

2.2.1.1. Đặc điểm quản lý chi phí và tính giá thành tại Công ty 50

2.2.1.2. Phân loại chi phí tại Công ty 51

2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 53

2.2.2. Thực trạng KTQT chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty 54

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong Công ty 54

2.2.2.2. Công tác lập kế hoạch chi phí, giá thành 55

2.2.2.3. Quá trình ghi chép, phản ánh việc thực hiện chi phí tại Công ty 60

2.2.2.5. Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công ty 92

PHẦN III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 95

3.1. Ý NGHĨA 95

3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 96

3.3 CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 96

3.4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

3.4.1. Kết luận 100

3.4.2. Kiến nghị 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán sản lượng , tham gia đề xuất với giám đốc các quy chế quản lý kinh tế áp dụng nội bộ. -Phòng thiết bị kỹ thuật : Phụ trách vấn đề xây dựng và quản lý các quy trình sản xuất , nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đưa vào sản xuất , tổ chức hướng dẫn nhằm nâng cao tay nghề và trình độ cho công nhân, tăng khả năng nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật, Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ,điều hành mọi phương tiện thiết bị được giao cho toàn công ty. -Phòng kinh doanh : Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước , trong và sau khi sản xuất , thiết lập mối quan hệ với các cấp, làm tham mưu bảo đảm tính pháp lý của mọi hoạt động kinh tế, kiểm tra kế hoạch sản xuất, tổng hợp khối lượng sản phẩm, giám sát kế hoạch, xác nhận sản phẩm nhập kho. -Phòng kế hoạch : Lập dự toán sản xuất , điều độ, phân bổ chi phí cho từng phân xưởng sản xuất, định giá và lập phiếu giá bán, theo dõi tiến đọ sản xuất. Như vậy, mỗi phòng ban trong công ty đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ dưới sự điều hành của giám đốc và các phó giám đốc công ty nhằm đạt lợi ích cao nhất cho Công ty. 2.1.2.2 Tổ chức Công tác kế toán tại Công ty Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình một phòng kế toán trung tâm của công ty, bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty. Phòng kế toán của công ty thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của nhà máy và gửi những chứng từ kế toán đó về để hạch toán và xử lý. Từ đó, đưa ra các thông tin tài chính, kế toán tổng hợp, chi tiết đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty. KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỹ Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp giá thành và tiêu thụ sản phẩm Kế toán vốn bằng tiền Kế toán tiền lương Sơ đồ 2.2 : Bộ máy tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về thông tin tài chính kế toán. Kế toán tổng hợp - tiêu thụ sản phẩm : Tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán vật tư, TSCĐ : Theo dõi tình hình Xuất – nhập – tồn của vật liệu, xác định chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, vật tư, phản ánh chính xác tình hình TSCĐ, khấu hao TSCĐ. Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng vật liệu, dịch vụ, hàng hóa mua vào và theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả. Kế toán tiền lương: Thanh toán số lương phải trả trên cơ sở tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỷ lệ % quy định hiện hành, tính ra số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định. Căn cứ vào bảng duyệt quỹ lương của các đội và của khối gián tiếp của công ty, kế toán tiến hành tập hợp bảng thanh toán tiền lương, kiểm tra bảng chấm công. Kế toán vốn bằng tiền : Thực hiện các phần hành liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng, cùng thủ quỹ đi rút tiền, chuyển tiền, vay vốn tín dụng và lập các phiếu thu, phiếu chi. Thủ quỹ : Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày, lập báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. *Chế độ chứng từ Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ sử dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. *Chế độ tài khoản Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ sử dụng chế độ tài khoản theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. *Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá NVL xuất kho: phương pháp nhập trước – xuất trước. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tính sử dụng là Việt Nam đồng. *Chế độ sổ sách Hiện nay, công việc kế toán của Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ đang được thực hiện trên máy vi tính. Trong điều kiện sử dụng máy vi tính vào công việc kế toán Công ty áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó vào sổ Nhật ký đặc biệt và nhật ký chung. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký này để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sơ đồ 2.3 : Trình tự ghi sổ kế toán hình thức sổ Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Số kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ nhật ký đặc biệt : Ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu . 2.1.3. Đặc điểm về Sản xuất của Công ty 2.1.3.1 Về sản phẩm, quy trình sản xuất - Sản phẩm chủ yếu Bể nước inox, chậu rửa inox, quả cầu thông gió với các kích thước khác nhau đáp úng mọi nhu cầu người sử dụng. - Nhiệm vụ: Sản xuất các sản phẩm làm từ Inox và cung cấp cho thị trường trong nước, tiến tới xuất khẩu ra các nước bạn. - Thị trường của Công ty Sản phẩm của Công ty hiện nay đang có mặt ở Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng. Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ là đối tác tin cậy của Tập đoàn Vinaconex Việt Nam, Công ty Xây dựng Thăng Long….về cung cấp các sản phẩm sử dụng trong các tòa nhà chung cư. Là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm làm từ inox cho các cửa hàng, các công ty thương mại trong địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh thành. Đến nay (năm 2011) doanh thu của Công ty đạt 54,3 tỷ đồng. -Quy trình công nghệ sản xuất : Sơ đồ 2.4 : Hệ thống máy cắt Hệ thống máy đột Hệ thống máy dập Hệ thống máy Hàn SẢN PHẨM Chậu rửa Qủa cầu gió Gắn đai ốc , Sơn chống thấm , Hàn Khung Bể SẢN PHẨM Bể nước Nguyên vật liệu 2.1.3.2 Tổ chức sản xuất ở Nhà máy sản xuất Đứng đầu là quản đốc nhà máy phụ trách mọi hoạt động trong sản xuất của nhà máy.bBên cạnh Quản đốc là Phó quản đốc , phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất , quy trình công nghệ sản xuất trong nhà máy.Cùng với một nhân viên theo dõi về hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy sản xuất .Số lượng công nhân của nhà máy bao gồm 97 công nhân và 3 nhân viên quản lý các tố sản xuất.Số công nhân trên được chia làm 3 tổ sản xuất bao gồm : Tổ sản xuất Bể nước inox, tổ sản xuất Quả cầu gió và tổ sản xuất chậu rửa. Mỗi tổ sản xuất đều có một tổ trưởng trực tiếp quản lý số công nhân trong tổ của mình. *Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , kế toán Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ sử dụng tài khoản 154 để tập hợp. Để tính được giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí Nguyên vật liệu chính : Chi phí dở dang CK = ( CP NVL chính ĐK + CP NVL chính PS TK)*Số SP DD CK Số lượng SP hoàn thành + Số SP DDCK Công thức tính giá thànGiá thành sản phẩm Chi phí SX dở dang đầu kỳ Chi phí SX phát sinh trong kỳ Chi phí SX dở dang cuối kỳ = + - h 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 2.2.1. Khái quát chung về chi phí, giá thành tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm quản lý chi phí và tính giá thành tại Công ty Việc tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ theo phương pháp trực tiếp. Điều này thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Các chi phí phát sinh sau khi tổng hợp theo khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC sẽ được đối chiếu theo sổ chi tiết tài khoản CPNVLTT, CPNCTT và qua bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Cuối tháng, cán bộ phòng vật tư, phòng kỹ thuật, phòng kế toán cùng quản đốc phân xưởng xuống các phân xưởng, từng tổ sản xuất nghiệm thu số vật tư tiêu hao trong các sản phẩm. Đồng thời, số vật tư thừa ở từng tổ sản xuất( nếu có) sẽ được cán bộ phòng vật tư viết phiếu nhập kho. Mỗi tổ sản xuất có vật tư sử dụng không hết viết một phiếu nhập kho theo số lượng thực tế kiểm kê tồn tại ở tổ sản xuất. Do đặc điểm của quá trình sản xuất diễn ra ngắn, với tính chất nhiều sản phẩm chỉ khác kích thước vì thế việc quản lý chi phí và tính giá thành tại Công ty được theo dõi cho từng sản phẩm. Mỗi một sản phẩm được mở một sổ chi tiết tài khoản 154. Sổ chi tiết được mở từ khi sản phẩm mới được đưa vào sản xuất và đến khi sản phẩm hoàn thành. Trong sổ chi tiết 154 được theo dõi theo khoản mục chi phí CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Sổ chi tiết tài khoản 154 được căn cứ vào sổ chi tiết của tài khoản 621, tài khoản 622 và các bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Trong khoản mục CPNVLTT, chi phí này được mở cho các danh điểm vật tư của nhà máy xuất ra cho sản xuất sản phẩm. Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang làm căn cứ để lập bảng quyết toán giá thành sản phẩm. 2.2.1.2. Phân loại chi phí tại Công ty Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ là một đơn vị sản xuất có quy mô lớn, tiến hành sản xuất hàng loạt theo chu kỳ sản xuất hàng tháng. Các sản phẩm chính của Công ty : Bể nước inox , Chậu rửa inox , và quả cầu thông gió. Những sản phẩm này đều có giá trị tương đối lớn nên chi phí sản xuất dở dang ở cuối mỗi kỳ sản xuất thường lớn , các chi phí này chỉ được bù đắp khi sản phẩm đã hoàn thành. Toàn bộ chi phí sản xuất mà công ty bỏ ra sản xuất , chế tạo sản phẩm ở mỗi kỳ hạch toán được tập hợp theo các khoản mục cho từng sản phẩm như sau: a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT được coi là yếu tố có ảnh hưởng, quyết định tới quá trình sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của Công ty vì nó liên quan trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Vật liệu ở Công ty chủ yếu được mua từ bên ngoài, đa dạng nhiều chủng loại và có giá trị lớn. Chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 80% trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó khi yếu tố này được kiểm soát chặt chẽ thì góp phần làm hạ giá thành sản phẩm, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với số lượng nguyên vật liệu chỉ gồm 4 loại chính nên Công ty tập trung lưu tại nhà kho số 01 tại Lô E4 , KCN Vĩnh Tuy , Hoàng Mai , Hà Nội. Nguyên vật liệu dùng để sản xuất bể nước gồm : inox sus 304 , inox sus 201 , đai ốc , sơn Nguyên vật liệu dùng để sản xuất chậu rửa : inox sus 304 , inox sus 201 Nguyên vật liệu dùng để sản xuất quả cầu : inox sus 304 , inox sus 201 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực tế của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính trong doanh nghiệp là: : inox sus 304 - Nguyên vật liệu phụ: Là những loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài của sản phẩm . Vật liệu phụ của Công ty bao gồm: Inox sus 201 , đai ốc , sơn. b/ Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là một trong 3 yếu tố cơ bản cấu thành giá thành sản phẩm. Nó được coi là trọng tâm trong quản lý toàn diện của đơn vị sản xuất kinh doanh, có chế độ quản lý phù hợp vấn đề lao động tiền lương là cơ sở vững chắc cho việc tiết kiệm chi phí sản xuẩt kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty sản xuất sản phẩm inox nói riêng. Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp được tính riêng cho từng nhóm sản phẩm. Các khoản trích theo lương gồm : BHXH : Trích 22% tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên. Trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.6% trừ vào tổng số tiền lương của người lao động. KPCĐ : Trích 2% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên. BHYT : Trích 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên. Trong đó : Trích 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào tổng số tiền lương của người lao động. BHTN : Trích 2% tính vào tổng số tiền lương cơ bản phải trả cán bộ nhân viên. Trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất , kinh doanh và 1% trừ vào tổng số tiền lương của người lao động. c/ Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí ở bộ phận phân xưởng của Công ty. Nó là chi phí có tính sử dụng chung cho nhiều loại sản phẩm, là chi phí rất khó quản lý và diễn biến phức tạp về khoản mục. Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất, các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, CPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định. - Chi phí dụng cụ: là những khoản chi về dụng cụ phục vụ cho sản xuất chung như : Búa đinh, kéo cắt. - Chi phí khấu hao TSCĐ: như khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng thuộc phạm vi phân xưởng… - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: như chi phí về tiền điện thoại, điện, nước phục vụ cho sản xuất chung, chi tiếp khách ở phân xưởng… Sau khi tập hợp xong chi phí chung kế toán tiến hành thực hiện phân bổ chi phí chung. Chi phí chung ở Công ty phát sinh nhiều do vậy quá trình phân bổ chi phí chung cần phải đặc biệt chú ý tránh tình trạng phân bổ không hợp lý cho đối tượng chịu chi phí. Ở Công ty phân bổ chi phí chung căn cứ vào tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp đã được tập hợp cho từng sản phẩm. 2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ là đơn vị sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn với một số ít mặt hàng nhưng đa kích thước, chu kỳ sản xuất ngắn, vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm. Do điều kiện có hạn nên trong đề tài này em chỉ nghiên cứu tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho Bể nước SM 4000, Chậu rửa SM 1020. a/ Đối tượng tập hợp chi phí Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu quan trọng đầu tiên cần thiết khi của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp doanh nghiệp tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết đều phải đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Xuất phát từ đặc thù của Công ty là sản xuất hàng loạt, theo giá thành sản xuất thực tế nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cho từng loại sản phẩm. Cụ thể trong đề tài này là nghiên cứu đối tượng tập hợp chi phí cho Bể nước SM 4000, Chậu rửa SM 1020. Các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Tập hợp chi phí chính xác sẽ giúp việc quản lý chi phí sản xuất một cách tốt hơn và làm hạ giá thành sản phẩm. b/ Đối tượng tính giá thành Do đặc điểm của Công ty làm ra sản phẩm có giá trị lớn, tính đơn chiếc sản xuất giản đơn, do vậy đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm. Trong đề tài này, đối tượng tính giá thành là Bể nước SM 4000, Chậu rửa SM 1020 bắt đầu sản xuất từ 01/11/2010 đến 30/11/2010. 2.2.2. Thực trạng KTQT chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong Công ty Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là một nội dung quan trọng, đặc biệt là tổ chức một lĩnh vực mới như kế toán quản trị. Do nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những bước đầu tổ chức cho mình một hệ thống kế toán quản trị. Tuy nhiên do còn hạn chế về nhiều mặt hiện nay công ty mới áp dụng những nội dung về kế toán quản trị chi phí, giá thành và doanh thu cho đơn vị mình. Bộ phận đảm nhiệm công tác kế toán quản trị trong Công ty là phòng kế hoạch, với sự giúp đỡ của các bộ phận khác trong phòng kế toán và bộ phận kế toán tổng hợp, vật tư, phòng kỹ thuật trong quá trình tác nghiệp. Việc tập hợp chi phí của từng sản phẩm trong từng giai đoạn được thống kê từng tổ tập hợp đưa lên kế toán giá thành để xem xét, phân tích thông tin về chi phí sau đó kế toán giá thành dựa vào việc phân tích chi phí, ứng dụng mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận để nhận diện và đưa ra một số kiến nghị cho ban lãnh đạo Công ty. 2.2.2.2. Công tác lập kế hoạch chi phí, giá thành Trong kế toán quản trị chi phí, giá thành, muốn để kiểm soát chi phí, giá thành được chặt chẽ và có hiệu quả kế toán cần phải làm tốt các khâu của quản trị chi phí giá thành. Trong đó khâu đầu tiên và cũng là quan trọng đó là khâu lập dự toán, lập kế hoạch chi phí. Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ thực hiện việc lập kế hoạch chi phí giá thành Bể nước SM 4000, Chậu rửa SM 1020 căn cứ vào : - Dựa vào giá vật tư tại Hà Nội tháng 10 năm 2010 - Theo bản thiết kế được duyệt: Bể nước SM 4000 : chủng loại : ∂1200÷∂1420, dung tích 4000 lít. Chậu rửa SM 1020 : kích thước : 1020 x 500 - Theo chế độ tiền lương hiện hành. Từ những căn cứ trên phòng kế hoạch đã lập bảng chi tiết dự toán giá thành Bể nước SM 4000, Chậu rửa SM 1020 phòng kế hoạch đưa ra được từng loại NVL cần số lượng bao nhiêu, đơn giá bao nhiêu. Từ bảng chi tiết dự toán giá thành này phòng kế hoạch đã lập nên bảng tổng hợp chi phí sản xuất của Bể nước SM 4000, Chậu rửa SM 1020. Phòng kế toán sẽ xem xét, bộ phận kế toán giá thành sẽ chỉnh lý sau đó đưa lên phó giám đốc kinh doanh và giám đốc duyệt. * Xây dựng định mức nguyên vật liệu trực tiếp -Định mức Giá của 1 đơn vị NVL = Giá mua đơn vị + Chi phí vận chuyển + Thuế không hoàn lại + Các khoản giảm trừ -Định mức Lượng NVL trực tiếp 1 sản phẩm = Lượng NVL cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + Hao hụt cho phép + NVL hỏng cho phép -Định mức CPNVLTT 1 đơn vị sản phẩm = Định mức Giá của 1 đơn vị NVL x Định mức Lượng NVL trực tiếp 1 đơn vị sản phẩm *Xây dựng định mức nhân công trực tiếp : -Định mức Giá của 1 đơn vị nhân công = Đơn giá 1 đơn vị thời gian lao động + Các khoản bảo hiểm trích theo lương doanh nghiệp chịu + Các khoản trợ cấp có tính chất lương -Định mức Lượng nhân công trực tiếp 1 sản phẩm = Lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + Thời gian chờ đợi cho phép + Thời gian ngừng sửa chữa máy móc thiết bị -Định mức CPNCTT = Định mức Giá của 1 đơn vị lao động trực tiếp x Định mức Lượng thời gian lao động trực tiếp 1 đơn vị sản phẩm *Định mức CPSXC -Chi phí sản xuất chung bao gồm : CPSXC Khả Biến và CPSXC Bất Biến Từ đó Phòng kế hoạch đã xây dựng các định mức chi phí cho mỗi sản phẩm như sau : a , Sản phẩm Bể nước SM 4000 -Định mức giá của 1 kg Inox sus 304 = 80.000đ + 2.000đ + 0đ+ 0đ = 82.000 đ -Định mức giá của 1 kg Inox sus 201 = 72.000đ + 1.000đ + 0đ + 0đ =73.000 đ -Định mức giá của 1 chiếc Đai ốc = 20.500đ + 500đ + 0đ + 0đ = 21.000 đ -Định mức giá của 1 hộp sơn = 770.000đ + 10.00 đ + 0đ + 0đ = 780.000 đ -Định mức lượng Inox sus 304 cho 1 sản phẩm = 47 kg + 2 kg + 1 kg = 50 kg -Định mức lượng Inox sus 201 cho 1 sản phẩm = 26 kg + 1 kg + 1 kg = 28 kg -Định mức lượng Đai ốc cho 1 sản phẩm = 11chiếc + 1chiếc + 0chiếc = 12chiếc -Định mức lượng Sơn cho 1 sản phẩm = 0,3 hộp + 0,05 hộp +0,05 hộp = 0,4 hộp Vậy định mức vật liệu Inox sus 304 cho 1 Bể SM 4000 là : 50 kg x 82.000 đ = 4.100.000 đ -Định mức vật liệu Inox sus 201 cho 1 Bể SM 4000 là : 28 kg x 73.000 đ = 2.044.000 đ -Định mức vật liệu Đai ốc cho 1 Bể SM 4000 là : 12 chiếc x 21.000 đ = 252.000 đ -Định mức vật liệu Sơn cho 1 Bể SM 4000 là : 0,4 hộp x 780.000 đ = 312.000 đ Tổng định mức CPNVLTT của 1 Bể nước SM 4000 là : 4.100.000 + 2.044.000 + 252.000 + 312.000 = 6.708.000 đ -Định mức Giá 1 giờ làm việc của công nhân = 80.000 đ + 17.600 đ + 0đ = 97.600 đ -Định mức Lượng thời gian lao động tạo ra 1 sản phẩm = 5giờ + 0,5giờ + 0,5giờ = 6 giờ Vậy Định mức CPNCTT 1 sản phẩm = 6 x 97.600 = 585.600 đ -Định mức định phí sản xuất chung = Định phí tháng 10 năm 2010 của phân xưởng sản xuất Bể SM 4000 = 32.640.000 đ -Định mức biến phí sản xuất chung = 200.800 đ Tháng 11 năm 2010 doanh nghiệp dự định sản xuất 100 sản phẩm. Tổng định mức chi phí sản xuất 1 sản phẩm = 6.708.000 đ + 585.600 đ + (32.640.000 : 100) + 200.800 đ = 7.820.800 đ Sau đây là Bảng dự toán giá thành Bể nước SM 4000 được Phòng kế hoạch Công ty xây dựng dựa vào các định mức trên : Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự toán giá thành Bể nước SM 4000 ĐVT: Đồng VN STT Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá THÀNH TIỀN I Vật tư 670.800.000 1 Inox sus 304 5.000 kg 82.000 410.000.000 2 Inox sus 201 2.800 kg 73.000 204.400.000 3 Đai ốc 1.200 chiếc 21.000 25.200.000 4 Sơn 40 hộp 780.000 31.200.000 II Nhân công 58.560.000 5 Nhân công 600 giờ 80.000 48.000.000 6 BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN 10.560.000 III Chi phí sản xuất chung 52.720.000 A Định phí SXC 32.640.000 7 Máy móc thiết bị 18.000.000 8 Lương NV quản lý PX 12.000.000 9 BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN 2.640.000 B Biến phí SXC 20.080.000 10 Tiền điện,nước, xăng, dầu 20.080.000 III Tổng giá thành dự toán 782.080.000 Gía thành đơn vị dự toán 7.820.800 ( Nguồn: Phòng kế hoạch) b , Sản phẩm Chậu rửa SM 1020 -Định mức giá của 1 kg Inox sus 304 = 82.000 đ -Định mức giá của 1 kg Inox sus 201 = 73.000 đ -Định mức lượng Inox sus 304 cho 1 sản phẩm = 4kg + 0,5kg + 0,17kg = 4,67kg -Định mức lượng Inox sus 201 cho 1 sản phẩm = 2kg +0,3kg +0,03kg = 2,33kg Vậy định mức vật liệu Inox sus 304 cho 1 Chậu SM 1020 là : 4,67 kg x 82.000 đ = 382.670 đ -Định mức vật liệu Inox sus 201 cho 1 Chậu SM 1020 là : 2,33 kg x 73.000 đ = 170.330 đ Tổng định mức CPNVLTT của 1 Chậu SM 1020 là : 382.670 đ + 170.330 đ = 553.000 đ -Định mức Giá 1 giờ làm việc của công nhân = 65.000 đ + 14.300 đ + 0 đ = 79.300 -Định mức Lượng thời gian lao động tạo ra 1 sản phẩm = 0,5 giờ + 0,12 giờ + 0,05 giờ =0,67 giờ Vậy Định mức CPNCTT 1 sản phẩm = 0,67 x 79.300 = 53.131 đ -Định mức định phí sản xuất chung = Định phí tháng 10 năm 2010 của phân xưởng sản xuất Chậu SM 1020 = 5.880.000 đ -Định mức biến phí sản xuất chung = 32.000 đ Tháng 11 năm 2010 doanh nghiệp dự định sản xuất 300 sản phẩm. Tổng định mức chi phí sản xuất 1 sản phẩm = 553.000 đ + 53.131 đ + (5.880.000 : 300) + 32.000 đ = 657.467 đ Sau đây là Bảng dự toán giá thành Chậu SM 1020 được Phòng kế hoạch Công ty xây dựng dựa vào các định mức trên : Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp dự toán giá thành Chậu rửa SM 1020 ĐVT: Đồng VN STT Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá THÀNH TIỀN I Vật tư 165.900.000 1 Inox sus 304 1.400 kg 82.000 114.800.000 2 Inox sus 201 700 kg 73.000 51.100.000 II Nhân công 15.860.000 3 Nhân công 200 giờ 65.000 13.000.000 4 BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN 2.860.000 III Chi phí sản xuất chung 15.480.000 A Định phí SXC 5.880.000 5 Máy móc thiết bị 2.000.000 6 Lương NV quản lý PX 3.000.000 7 BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN 880.000 B Biến phí SXC 9.600.000 8 Tiền điện,nước, xăng, dầu 9.600.000 III Tổng giá thành dự toán 197.240.000 Gía thành đơn vị dự toán 657.466,67 ( Nguồn: Phòng kế hoạch) 2.2.2.3. Quá trình ghi chép, phản ánh việc thực hiện chi phí tại Công ty a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty ít chủng loại, lượng xuất tồn không nhiều vì thế NVL xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho kế toán căn cứ vào số lượng và giá trị của từng loại vật tư tồn đầu tháng và lượng nhập trong tháng rồi xuất kho theo thứ tự vật tư nào nhập về trước thì xuất trước, và đơn giá là đơn giá khi nhập kho. Ở đây nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến các sản phẩm khác nhau vì vậy CPNVLTT được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. * Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm của Công ty là chu kỳ sản xuất ngắn, là từng tháng nên sổ chi tiết NVLTT được mở riêng cho từng sản phẩm trong tháng. Điều đó giúp cho kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu cũng như tổng hợp CPNVLTT một cách nhanh chóng và chính xác. Sổ chi tiết CPNVLTT được căn cứ vào các phiếu xuất kho. Căn cứ vào các phương án kỹ thuật của phòng kỹ thuật, quản đốc phân xưởng viết giấy xin lĩnh vật tư, giao cho các tổ sản xuất, trong giấy xin lĩnh vật tư ghi rõ xuất vật tư cho sản phẩm nào. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: + Liên 1: quản đốc phân xưởng lưu + Liên 2: đưa cho thủ kho sau đó thủ kho chuyển cho phòng kế toán. Tổ sản xuất mang phiếu xuất kho đến nhận nguyên vật liệu tại kho Công ty có sự ký nhận giữa thủ kho và nhân viên nhận vật tư sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng nguyên vật liệu giữa thủ kho với tổ sản xuất. Thủ kho đánh số thứ tự phiếu xuất kho và thẻ kho, sau đó chuyển phiếu xuất kho về phòng kế toán để kế toán nguyên vật liệu phân loại từng phiếu xuất cho từng sản phẩm, tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp nhập trước xuất trước. Công việc tính giá được thực hiện vào cuối tháng. CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ Số 324-Đ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112640.doc
Tài liệu liên quan