Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH điện tử điện lạnh DARLING

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài Trang 1

Mục đích nghiên cứu Trang 2

Phương pháp nghiên cứu Trang 2

Phạm vị nghiên cứu Trang 2

Kết cấu KLTN Trang 2

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1 Một số vấn đề chung Trang 3

1.1.1 Khái niệm Trang 3

1.1.2 Phân loại chi phí SXKD Trang 3

1.1.2.1 Theo nội dung kinh tế của chi phí Trang 3

1.1.2.2 Theo khoản mục chi phí Trang 4

1.1.2.3 Theo mối quan hệ chi phí và khối lượng công việc hoàn thành Trang 5

1.1.3 Phân loại giá thành sản phẩm Trang 5

1.1.3.1 Theo thời điểm và nguồn số liệu Trang 5

1.1.3.2 Theo phạm vi phát sinh chi phí Trang 6

1.1.4 Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm Trang 6

1.2 Những vấn đề cơ bản tập hợp chi phí và tính giá thành Trang 6

1.2.1 Đối tượng hạch toán CPSX và tính giá thành Trang 6

1.2.2 Phương pháp hạch toán CPSX Trang 6

1.2.3 Kì tính giá thành sản phẩm Trang 6

1.3 Kế toán chi phí sản xuất Trang 7

1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trang 7

1.3.1.1 Nội dung chi phí Trang 7

1.3.1.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng Trang 7

1.3.1.3 Hạch toán theo sơ đồ chữ T Trang 8

1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trang 9

1.3.2.1 Nội dung chi phí Trang 9

1.3.2.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng Trang 10

1.3.2.3 Hạch toán theo sơ đồ chữ T Trang 10

1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Trang 11

1.3.3.1 Nội dung chi phí Trang 11

1.3.3.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng Trang 11

1.3.3.3 Hạch toán theo sơ đồ chữ T Trang 12

1.4 Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm Trang 12

1.4.1 Trình tự tập hợp CPSX và tính giá thành Trang 12

1.4.2 Phương pháp tổng hợp CPSX Trang 14

1.4.3 Đánh giá SPDD cuối kì Trang 15

1.4.3.1 Theo chi phí nguyên vật liệu chính Trang 15

1.4.3.2 Theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương Trang 15

1.4.3.3 Theo chi phí sản xuất định mức Trang 16

1.4.4 Kế toán tổng hợp Trang 17

1.4.4.1 Theo phương pháp KKTX Trang 17

1.4.4.2 Theo phương pháp KKĐK Trang 18

1.5 Kế toán do thiệt hại trong sản xuất Trang 18

1.5.1 Do sản phẩm hỏng Trang 18

1.5.2 Do ngừng sản xuất Trang 20

1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Trang 20

1.6.1 Phương pháp giản đơn Trang 20

1.6.2 Phương pháp tính giá thành phân bước Trang 21

1.6.2.1 Có tính giá bán thành phẩm Trang 21

1.6.2.2 Không tính giá bán thành phẩm Trang 22

1.6.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số Trang 23

1.6.4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Trang 25

1.6.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức Trang 25

1.6.6 Tính giá thành theo đơn đặt hàng Trang 26

1.6.6 Phương pháp tỷ lệ Trang 26

Chương II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Phần A: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH điện tử- điện lạnh Darling

2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Trang 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Trang 28

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Trang 28

2.1.2.1 Chức năng Trang 28

2.1.2.2 Nhiệm vụ sản xuất Trang 28

2.1.3 Quy trình công nghệ Trang 30

2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Trang 31

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty Trang 31

2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Trang 31

2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban Trang 32

2.2.2 Công tác tổ chức kế toán tại công ty Trang 33

2.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trang 33

2.2.2.2Chức năng từng bộ phận Trang 34

2.2.2.3 Hình thức tổ chức kế toán Trang 36

Phần B: Cơ sở thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành Trang 40

2.1.1 Đối tượng hạch toán CPSX Trang 40

2.1.2 Đối tượng tính giá thành Trang 40

2.1.3 Phương pháp và kì tính giá thành Trang 40

2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trang 41

2.2.1 Nội dung và nguyên tắc Trang 41

2.2.2 Phương pháp tính Trang 41

2.2.3 Chứng từ và sổ sách sử dụng Trang 41

2.2.4 Phương pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ Trang 41

2.2.5 Tài khoản sử dụng Trang 42

2.2.6 Sổ sách và trình tự ghi sổ Trang 42

2.2.7 Minh họa những nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trang 42

2.2.8 Phản ánh số liệu vào các loại sổ Trang 46

2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trang 54

2.3.1 Nội dung và nguyên tắc Trang 54

2.3.2 Phương pháp tính Trang 54

2.3.3 Chứng từ và sổ sách sử dụng Trang 55

2.3.4 Phương pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ Trang 55

2.3.5 Tài khoản sử dụng Trang 55

2.3.6 Sổ sách và trình tự ghi sổ Trang 56

2.3.7 Minh họa những nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trang 56

2.3.8 Phản ánh số liệu vào các loại sổ Trang 58

2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung Trang 63

2.4.1 Nội dung và nguyên tắc Trang 63

2.4.2 Phương pháp tính Trang 63

2.4.3 Chứng từ và sổ sách sử dụng Trang 64

2.4.4 Phương pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ Trang 64

2.4.5 Tài khoản sử dụng Trang 64

2.4.6 Sổ sách và trình tự ghi sổ Trang 65

2.4.7 Minh họa những nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trang 65

2.4.8 Phản ánh số liệu vào các loại sổ Trang 66

2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Trang 75

2.6 Tính giá thành sản phẩm Trang 77

2.6.1 Kiểm kê và đánh giá SPDD Trang 77

2.6.2 Kế toán thiệt hại trong sản xuất Trang 77

2.6.3 Tính giá thành Trang 77

 

Chương III: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

3.1 Nhận xét Trang 80

3.2 Kiến nghị Trang 83

3.3. Kết luận Trang 85

Tài liệu tham khảo

 

docx97 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH điện tử điện lạnh DARLING, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hoặc hàng loạt nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là SP theo từng đơn đặt hàng. Kì tính giá thành là thời điểm từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. CPSX được tập hợp theo dõi riêng cho từng đơn đặt hàng và được tính cho từng SP của mỗi đơn đặt hàng 1.6.7 Tính gía thành theo phương pháp tỷ lệ: Áp dụng ở các đơn vị mà trong cùng một phân xưởng hay trên cùng một quy trình công nghệ thu được nhiều loại SP chính có quy cách khác nhau. Tiêu thức được chọn để tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ có thể theo giá bán, giá thành kế hoạch, chi phí định mức… Tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm SP Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm SP Bước 3: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm SP Tổng Ztt nhóm SP = Tỷ lệ tính Z cho nhóm SP Tổng Zkh nhóm SP Bước 4: Tính tổng giá thành thực tế của quy cách i Tổng Ztt của quy cách i hoàn thành trong kì = Tổng Zkh của quy cách thứ i Tỷ lệ x Bước 5: Tính giá thành đơn vị quy cách I trong nhóm SP Tổng Ztt quy cách thứ i = Z đv quy cách thứ i Số lượng quy cách thứ i hoàn thành CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Phần A: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ- ĐIỆN LẠNH DARLING 2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Tên Công Ty: CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ-ĐIỆN LẠNH ĐA LINH Tên giao dịch quốc tế: DARLING CO.LTD Trụ sở giao dịch chính của Công Ty: 37A Lương Hữu Khánh,Q1,TPHCM ĐT: (08) 9255418- (08) 9255419, Fax : (08) 9255431- 9256016 Email: Darlingco.ltd.com.vn Vốn ban đầu thành lập: 1.000.000.000 (1 tỷ đồng) Chức năng kinh doanh: lắp ráp, mua bán các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. Công Ty được thành lập từ năm 2001 với tên giao dịch là Công Ty TNHH Điện tử- điện lạnh Đa Linh, theo giấy phép kinh doanh số 4102004424 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày 06/04/2001 là đơn vị sản xuất và kinh doanh các SP điện tử-điện lạnh tại thị trường Việt Nam. Công ty TNHH gồm hai thành viên, là công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động theo đúng pháp định, được cấp con dấu riêng và được vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà máy sản xuất đặt tại: 112/9 Trần Hưng Đạo, Huyện Dĩ An, Bình Dương. Nhà máy Darling được xây dựng với diện tích đất trên 2 hecta tại Thị Trấn Dĩ An, Bình Dương với tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Sau hơn hai năm hoạt động nhà máy Darling được mở rộng thêm diện tích trên 3 hecta, với tổng vốn đầu tư cho đến nay đạt trên 80 tỷ đồng. Dây chuyền máy móc hiện đại tiên tiến được chuyển giao công nghệ từ Nhật bản và Châu Âu, được vận hành bởi đội ngũ công nhân hơn 700 người có tay nghề. Do đó, chất lượng SP luôn đạt mức đồng bộ cao, SP của Darling đang ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam đánh gía cao. Công suất hiện nay của nhà máy Darling đạt trên 300sp/năm các loại, bao gồm: TIVI-DVD-VCD-Tủ lạnh- tủ đông- tủ mát- tủ đá Qua quá trình hoạt động, Công Ty đã đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, nhãn hiệu DARLING đã được đăng ký độc quyền. Điều này đã được chứng minh sự hiệu quả trong công việc đem thương hiệu của mình tiếp cận thị trường mặt hàng điện tử- điện lạnh. Công Ty đang ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng điện tử- điện lạnh đầy sự cạnh tranh như hiện nay. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Chức năng Hiện nay, Công Ty TNHH Điện Tử- Điện Lạnh Đa Linh vừa có chức năng là một đơn vị tổ chức sản xuất vừa là đơn vị phân phối các sản phẩm điện tử- điện lạnh tại thị trường Việt Nam. Công Ty được phép sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử- điện lạnh đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.1.2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ của Công Ty hiện thời là tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ sổ sách kế toán thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà Nước. Phải kê khai đầy đủ trung thực hoạt động kinh doanh và nộp đầy đủ các loại thuế hiện hành vào ngân sách Nhà Nước. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của ngành môi trường. Phải có Bảng cân đối tài sản riêng để đơn vị và cấp trên đánh giá kết quả hoạt động tài chính của Công Ty. Đảm bảo về chất lượng của SP phục vụ cho việc kinh doanh, sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, cũng như đạt đời sống ổn định cho đội ngũ lao động có kỹ thuật và lao động quản lý trong Công Ty. Darling trở thành một trong những thương hiệu phổ biến và được người Việt Nam tin dùng. Hiện nay, Công Ty vẫn không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Công Ty vẫn sẵn sàng hợp tác, liên doanh liên kết, tìm kiếm đối tác đầu tư SXKD với tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. 2.1.3 Quy trình công nghệ : Để hoàn chỉnh mặt hàng điện tử đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, Công ty mua linh kiện về tự lắp ráp và tiến hành các khâu sản xuất theo trình tự sau : Phòng máy cắm Phụ trợ Thành phẩm PCB(cắm board tay) Máy hàn CKD(kiểm lỗi) SKD(lắp ráp) KCS(kiểm tra cuối) Đóng gói(quét mã vạch đóng thùng) 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 2.2.1.Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty 2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM TỔNG ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG XNK & KHSX BP TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÒNG KỸ THUẬT XƯỞNG SẢN XUẤT KẾ TOÁN NHÀ MÁY Sơ đồ 2.1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí công ty 2.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban Tổng Giám Đốc: điều hành tất cả các lĩnh vực của Công Ty, chịu trách nhiệm chung về tài chính, về các hoạt động của Công Ty mình trước pháp luật và trước toàn thể công nhân viên do mình quản lý. Phó Tổng Giám Đốc: là người hỗ trợ công việc cho Giám Đốc, đại diện khi Giám Đốc vắng mặt để giải quyết các vấn đề công việc phát sinh và điều hành tòan bộ Công Ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về những công việc được giao. Phòng Xuất Nhập Khẩu & Kế Hoạch Sản Xuất: chịu trách nhiệm về mặt lên kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như kế hoạch sản xuất. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, soạn thảo các văn bản có liên quan đến việc nhập khẩu linh kiện, sản xuất hàng hóa. Phòng Kế toán: chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về mặt quản lý tài chính của Công Ty, tham mưu giúp Giám Đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán thống kê và thông tin kinh tế, kiểm tra kiểm soát kinh tế của Công Ty, làm báo cáo tài chính nộp cấp trên. Phòng Kinh Doanh: phụ trách công việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Bộ Phận Tổ Chức Hành Chính Tham mưu công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và bố trí lao động. Tổ chức quản lý lao động, tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Công Ty. Quản lý hành chính, ẩn chỉ, văn thư, lưu trữ hồ sơ. Tổ chức công tác bảo vệ, đảm bảo an ninh,an toàn tài sản Công Ty. Phòng Kỹ Thuật: chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề về kỹ thuật khi sản xuất. Phân Xưởng Sản Xuất: chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất tại phân xưởng, theo dõi, giám sát tình hình sàn xuất của các công nhân, thống kê báo cáo số liệu từ các kho nguyên vật liệu cũng như kho thành phẩm về phòng Giám Đốc và phòng kế toán Công Ty. Kế Toán Nhà Máy: được điều hành bởi bộ phận kế toán tại Công Ty. Cơ cấu lao động: Tình hình sử dụng lao động ở công ty theo thống kê hiện nay có 825 người lao động được phân phối theo cơ cấu sau: Theo tính chất: Lao động trực tiếp 762 người, chiếm 92,36% Lao động gián tiếp 63 người,chiếm 7,64% Theo trình độ: Đại học, cao đẳng 60 người, chiếm 7,27% Trung học 120 người, chiếm 14,54% Còn lại 645 người, chiếm 78,19% Theo giới tính: Nam 398 người, chiếm 48.24% Nữ 427 người, chiếm 51.76% 2.2.2 Công tác tổ chức kế toán tại Công Ty 2.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ KẾ TOÁN BÁN HÀNG KT XNK & THANH TOÁN KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN HÀNG HÓA KẾ TOÁN SẢN XUẤT Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty 2.2.2.2 Chức năng của từng bộ phận Kế toán trưởng: Người đứng đầu bộ máy kế toán, giúp cho tổng Giám Đốc và hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán tại doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công Ty. Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Công Ty theo chế độ kế toán quy định. Xác định chính xác, kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản. Lập đầy đủ, chính xác và gửi đúng kỳ hạn báo cáo kế toán của Công Ty theo chế độ quy định. Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ kế toán của nhà nước.Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán của Công Ty. Tổng hợp các số liệu và tình hình cụ thể, kết hợp với các bộ phận khác tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh tế của Công Ty một cách thường xuyên và có những biện pháp khắc phục những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra nhằm đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh và doanh thu của Công Ty ngày càng tăng. Cải tiến quản lý kinh doanh nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả đồng vốn. Lập báo cáo nhanh để cung cấp thông tin cho quản lý khi cần thiết. Kế toán tổng hợp: Là người hỗ trợ cho kế toán trưởng, giúp đỡ các kế toán viên về mặt hạch toán. Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các thông tin nghiệp vụ trong ngày, xử lý nhanh gọn, hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác. Tổng hợp các số liệu ghi vào sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, lập báo cáo tài chính trên bảng đối chiếu với các báo cáo chi tiết từ các kế toán viên và tổ chức kiểm tra kế toán định kỳ. Thủ quỹ Thủ quỹ có trách nhiệm cấp phát tiền mặt theo chứng từ thu chi của kế toán, quản lý tốt tiền mặt thu chi tại quỹ, báo cáo đối chiếu với kế toán thanh toán theo xác định lượng tiền mặt tồn quỹ hàng ngày. Kế toán bán hàng Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tiêu thụ hàng hóa. Kiểm tra tình hình cung ứng về số liệu và mặt hàng. Lập chứng từ ghi chép về hàng hóa, mở số sách cần thiết và hạch toán hàng hóa đúng chế độ và phương pháp. Lập hóa đơn bán hàng (VAT) theo bảng giá đã được xét duyệt. Kế toán thanh toán, xuất nhập khẩu và ngân hàng Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tiền vay theo sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc và Kế Toán Trưởng. Hằng ngày giao dịch với ngân hàng mà Công Ty đã mở tài khoản để theo dõi tình hình thanh toán qua ngân hàng. Cụ thể theo dõi việc mở L/C của các hợp đồng nhập khẩu và các khoản thanh toán khác. Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên giấy báo nợ và báo có của ngân hàng. Mở sổ theo dõi từng đối tượng cụ thể. Cuối tháng đối chiếu sổ phụ ngân hàng. Đối chiếu với thủ quỹ theo định kỳ. Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ chính sách các khoản phải thanh toán của Công Ty. Kế toán công nợ Kiểm tra các phiếu đề xuất từ phòng kinh doanh gửi lên trước khi xuất hàng. Kiểm tra xem xét giá cả, chiết khấu, hạn chế mức nợ đối với từng khách hàng và từng mặt hàng. Theo dõi tình hình công nợ với nhà cung cấp. Lập các báo công nợ Kế toán hàng hóa Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa, theo dõi chi tiết hàng hóa theo từng mã hàng. Đối chiếu với thủ kho theo định kỳ. Lập báo cáo nhanh để cung cấp thông tin cho quản lý khi cần thiết. Thực hiện việc xuất kho hàng hóa, nhập kho hàng hóa. Kế toán sản xuất và tính giá thành Tổ chức ghi chép và tổng hợp tình hình vật tư. Tổ chức hệ thống sổ chi tiết về tình hình nhập xuất vật tư, đánh gía vật liệu, lập báo cáo về vật liệu. Quản lý giá thành, giá vốn hàng hóa, tập hợp chi phí, tính toán giá thành cuối kỳ. Tổ chức sổ kế toán Hình thức sổ kế toán Hiện nay công ty đang quản lí sổ kế toán trên máy vi tính phần mềm access Hình thức sổ kế toán công ty áp dụng là hình thức nhật kí chung CHỨNG TỪ GỐC SỔ CHI TIẾT SỔ QUỸ SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN BÁO CÁO KẾ TOÁN Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày (định kỳ) Ghi vào cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Trình tự ghi sổ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ Nhật Ký chung, nhật kí đặc biệt có liên quan, định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật kí chung, Nhật Ký đặc biệt và lấy số liệu tổng hợp ghi một lần vào sổ Cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của Sổ Cái và lấy số liệu của Sổ Cái ghi vào bảng Cân Đối số phát sinh các tài khoản tổng hợp. Đối với các tài khoản có mở sổ kế toán chi tiết thì sau ghi sổ Nhật Ký phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ hoặc kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng cộng sổ kế toán chi tiết lập bảng Tổng Hợp Chi Tiết của từng tài khoản để đối chiếu với Bảng Cân Đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng với số liệu Bảng Cân Đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập Bảng Cân Đối kế toán và các biểu báo kế toán khác. Hệ thống sổ sách tại đơn vị Sổ Nhật Ký Chung là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản các nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi vào sổ cái. Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và từ khi đó ghi vào bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán. Sổ Nhật Ký Đặc Biệt được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều. Nếu tập trung ghi cả vào nhật ký chung thì sẽ có trở ngại về nhiều mặt, cho nên phải mở các sổ nhật kí đặc biệt để ghi chép riêng cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu. Khi dùng sổ nhật ký đặc biệt thì chứng từ gốc phải được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt, sau đó định kỳ hoặc cuối tháng, tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ cái. Ngoài sổ nhật ký đặc biệt tuỳ theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tài sản hoặc từng loại nghiệp vụ như TSCĐ, vật liệu, hàng hoá, thành phẩm, chi phí sản xuất... người ta mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Đây là loại sổ kế toán dùng để ghi chi tiết các sự việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ yêu cầu của công tác kiểm tra và phân tích. Khi mở sổ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc được ghi vào sổ kế toán chi tiết, cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ kế toán phân loại chung. Hệ thống báo cáo kế toán Niên độ kế toán của Công Ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Báo cáo tài chính bao gồm các loại báo cáo được kế toán lập vào định kỳ trên cơ sở các số liệu đã được phản ánh trong các sổ kế toán theo hệ thống các chỉ tiêu quy định để phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của Doanh Nghiệp trong một kỳ kế toán. Các biểu mẫu Công Ty áp dụng :Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính Chính sách, chế độ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/200x đến ngày 31/12/200x. Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công Ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: bình quân gia quyền. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công Ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hiện nay công ty đang quản lý sổ sách kế toán trên phần mềm kế toán Access. Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán nhằm đảm bảo tính nhanh nhạy và hữu ích của thông tin kế toán cho nhiều đối tượng khác nhau đã mang lại tính hữu hiệu cao cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng của thông tin kế toán cũng như vai trò của kế toán đối với công tác quản lí Phần B.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 2.1 Xác định đối tượng, phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành SP 2.1.1.Đối tượng hạch toán CPSX: Công ty có quy trình sản xuất đơn giản một nhóm SP cùng loại có quy cách tương đối giống nhau như sản phẩm tivi: NVLC xuất dùng là khác nhau, NVLP phụ xuất giống nhau nên công ty đã xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm trong nhóm. Chi phí NVLC bỏ ra cho từng sản phẩm, chi phí NVL phụ, chi phí NCTT và chi phí SXC được tập hợp chung rồi cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ chi phí NVLC. Do bên điện lạnh có nhiều sản phẩm khác nhau, nên em chọn các mặt hàng điện tử là tivi có các sản phẩm sau: Tivi màu Darling 21D910A Tivi màu Darling 21D930FS Tivi màu Darling 21K22A Tivi màu Darling 21L19 Tivi màu Darling 21K17F 2.1.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành có quan hệ mật thiết với nhau. Tại Công ty, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành. Công ty mua linh kiện đem về phân xưởng điện tử lắp ráp là được thành phẩm. Trong lô hàng em chọn để tính giá thành, các SP tivi 21inch có cùng mode nhưng khác nhau về độ phân giải, số kênh… 2.1.3.Phương pháp và kì tính giá thành: Do sản phẩm hoàn thành và nhập kho liên tục nên kỳ tính giá thành của Công ty là hàng tháng vào ngày cuối tháng Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp 2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1.Nội dung và nguyên tắc Chi phí NVLTT của sản phẩm gồm chi phí NVLC, NVL phụ, nhiên liệu NVLC: Đèn hình, vỏ hình, board, dây nguồn NVL phụ : Thùng carton, xốp, Decal từ tính. Nhiên lệu : Dầu, xăng M92 2.2.2 Phương pháp tính Các NVLC tính trực tiếp vào chi phí NVLP Các chi phí NVL phụ, nhiên liệu phân bổ vào chi phí NVLTT theo giá trị xuất của NVLC. Công thức tính giá NVL xuất theo phương pháp bình quân gia quyền Công thức tính: Trị giá NVL xuất Trị giá NVL tồn ĐK Trị giá NVL nhập TK Số lượng NVL nhập TK Số lượng NVL tồn ĐK Số luợng NVL xuất TK = + + X 2.2.3 Chứng từ sử dụng Phiếu nhập Phiếu xuất Hóa đơn 2.2.4 Phương pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ Doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch đơn đặt hàng và NVL được xuất kho theo thực tế sử dụng. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, đơn đặt hàng được phòng kinh doanh chuyển cho giám đốc ký và lập thành 2 liên, liên 1 chuyển cho bộ phận sản xuất, liên 2 lưu lại phòng kế toán. Bộ phận sản xuất làm giấy đề nghị xuất NVL. Khi có giấy đề nghị xuất kho (đã được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt), kế toán căn cứ vào định mức xuất NVL, tiến hành lập phiếu xuất kho và in thành 05 liên: liên 01 lưu tại phòng kế toán, liên 02 chuyển cho phòng giám giám định chất lượng, liên 03 chuyển cho bộ phận kiểm soát ký, liên 04 chuyển cho thủ kho để xuất kho, liên 05 giao cho bộ phận sản xuất để theo dõi tình hình sử dụng NVL 2.2.5 Tài khoản sử dụng Tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí NVLTT của từng loại sản phẩm phát sinh trong kì 2.2.6 Sổ sách và trình tự ghi sổ Sổ sách: Sổ nhật kí chung, Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621 Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, kế toán tập hợp chi phí cho từng đối tượng sử dụng vật liệu ghi vào sổ chi tiết 621, đồng thời ghi vào sổ nhật kí chung. Cuối tháng đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với nhật kí chung và hạch toán tổng hợp trên sổ cái tổng hợp. Trình tự ghi sổ được thể hiên qua sơ đồ sau: Sổ chi tiết chi phí NVL Phiếu Nhập, Phiếu Xuất Sổ cái TK621 Sổ nhật ký Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ chi phí NVL 2.2.7 Minh hoạ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1) Số dư ngày 28/02/2011 chuyển sang tháng 03( tham khảo bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu) 2) Ngày 01/03, xuất kho cho phân xưởng điện tử Phiếu xuất kho XK11010053 : Xuất NVLC loại tivi màu Darling 21D910A gồm 80 đèn hình, 80 vỏ hình, 80 board, 80 dây nguồn Phiếu xuất kho XK11010054 : Xuất NVLC loại tivi màu Darling 21D930FS gồm 65 đèn hình, 65 vỏ hình, 65 board, 65 dây nguồn … Tính đơn giá: ĐG( Đèn hình TV 21D910A) = 24.000.000+45.000.000 = 300.000 đ/ cái 80 + 150 Kế toán lập phiếu xuất kho (Phiếu xuất kho Số XK11010053- trang 46) và định khoản: N ợ TK 621 ( Đèn hình TV 21D910A) 56.000.000 C ó TK 15211 24.000.000 Có TK 15212 17.400.000 Có TK 15213 9.000.000 Có TK 15214 5.600.000 Tivi màu Darling 21D910A TÊN NVLC SLTP ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN (1) (2) (3) (4)=(2)*(3) Đèn hình 80 300.000 24.000.000 Vỏ hình 80 217.500 17.400.000 Board 80 112.500 9.000.000 Dây nguồn 80 70.000 5.600.000 Tổng 56.000.000 Tương tự cho các SP Tivi khác (tham khảo bảng kê xuất nhập tồn NVL- Trang 49,50) Để có tỷ lệ % của từng loại tivi màu ta lấy cột tổng cộng của mỗi loại tivi chia cho cột tổng. Tỷ lệ % tivi 21D910A = Tổng CP NVLC 21D910A Tổng CP NVLC nhóm SP = 56.000.000 = 25,01 % 223.968.000 Với tỷ lệ của NVLC ta phân bổ cho chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu cho từng loại SP. TÊN SP TỶ LỆ NVL CHÍNH TỔNG CỘNG ĐÈN HÌNH VỎ HÌNH BOARD DÂY NGUỒN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(3)+(4) +(5)+(6) Tivi màu Darling 21D910A 25,01 24.000.000 17.400.000 9.000.000 5.600.000 56.000.000 Tivi màu Darling 21D930FS 22,30 22.100.000 14.430.000 8.547.500 4.875.000 49.952.500 Tivi màu Darling 21K22A 20,58 23.750.000 11.700.000 6.687.500 3.950.000 46.087.500 Tivi màu Darling 21L19 17,98 21.000.000 10.206.000 5.670.000 3.402.000 40.278.000 Tivi màu Darling 21K17F 14,13 16.740.000 7.897.500 4.477.000 2.535.000 31.650.000 TỔNG 100 107.590.000 61.633.500 34.382.500 20.362.000 223.968.000 Bảng 2.1: Bảng tính tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chính 3) Ngày 08/03 Mua và nhập kho 300 thùng carton loại tivi 21 Inch của công ty Công Nghiệp Tân Á với giá mua 15 000đ/cái, tiền hàng đã thanh toán, VAT 10% Căn cứ vào hóa đơn VAT, Kế toán lập phiếu nhập kho (phiếu nhập kho Số NK08022011- trang 47) và định khoản Nợ TK 1522 4.500.000 Nợ TK 133 450.000 Có TK 111 4.950.000 Chi phí NVL phụ (Thùng carton, xốp, decal từ tính): NVL phụ xuất dùng chung cho nhóm sản phẩm. Cuối tháng, kế toán tính tổng chi phí NVL phụ xuất dùng cho sản xuất và tiến hành phân bổ theo chi phí NVLC dựa theo tỷ lệ như trên. Ngày 31/3/2011 kế toán tiến hành tổng hợp chi phí NVL Phụ và nhiên liệu xuất dùng để sản xuất SP trên sổ nhật kí chung. Tổng trị giá thùng carton xuất trong tháng 03/2011 cho phân xưởng điện tử là 4.005.000 đồng .Cách tính phân bổ như sau: Tivi màu Darling 21D910A = Tổng TG thùng xuất dùng * Tỷ lệ Tivi 21D910A = 4.005.000 * 25,01% =1.001.651 Tháng 03/2011, tổng trị giá xốp xuất cho phân xưởng điện tử là 2.500.000 đồng, tổng trị giá Decal từ tính xuất là 1.500.000 đồng, chi phí xăng là 30.000.000đ và chi phí dầu xuất dùng là 35.000.000đ. Phân bổ chi phí NVL phụ và nhiên liệu tương tự như trên (tham khảo bảng phân bổ chi phí NVLP, nhiên liệu- trang 53) 31/3/2011 Căn cứ vào chứng từ phiếu xuất kho, kế toán tập hợp chi phí cho từng đối tượng nguyên vật liệu ghi vào sổ chi tiết 621 và hạch toán tổng hợp trên sổ cái tổng hợp. Kế toán tiến hành định khoản và hạch toán vào TK 621 Tivi màu Darling 21D910D Nợ TK 621 (tivi màu Darling 21D910A) 74.258.551 Có TK 1521 –VLC 56.000.000 Có TK 1522 – VLP 2.002.051 Có TK 1523- NL 16.256.500 Tương tự tập hợp cho các SP khác 2.2.8 Phản ánh số liệu vào các loại sổ PHIẾU XUẤT KHO Ngày…01.Tháng…03 ..Năm 2011 Số: XK11010053 Nợ: 621 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Chí Tâm Địa chỉ: Phân xưởng điện tử Xuất tại kho:Vật tư- Dĩ An- Bình Dương STT Tên hàng hoá, vật tư Mã số ĐVT SL Đơn giá Thành Tiền 1 Đèn hình tivi 21D910A VL15211 Cái 80 300.000 24.000.000 2 Vỏ hình tivi 21D910A VL15212 Cái 80 217.500 17.400.000 3 Board tivi 21D910A VL15213 Cái 80 112.500 9.000.000 4 Dây Nguồn tivi 21D910A VL15214 Cái 80 70.000 5.600.000 Cộng - - - - 56.000.000 Tổng số tiền( viết bằng chữ): năm mươi sáu triệu đồng chẵn. Ngày 01 tháng 03 Năm 2011 Người nhận VL Gíam đốc Kế toán trưởng Thủ kho (Kí, họ tên) ( Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, Họ tên) PHIẾU NHẬP KHO Ngày…08.Tháng…03 ..Năm 2011 Số: NK08022011 Nợ: 1522 Có: 111 Họ tên người giao hàng: Công ty Công Nghiệp Tân Á Địa chỉ: 37/3D1 P.Tân thới hiệp Q.12 Theo hóa đơn HDD00986 của công ty Công nghiệp Tân Á Nhập tai kho: Vật tư- Dĩ An, Bình Dương STT Tên hàng hoá, vật tư Mã số ĐVT SL Đơn giá Thành Tiền 1 Thùng Carton loại 21Inch 1522 cái 300 15.000 4.500.000 Cộng 4.500.000 Tổng số tiền( viết bằng chữ): bốn triệu năm trăm nghìn đồng chẵn Ngày 08 tháng 03 Năm 2011 Người lập Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, Họ tên) TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 3 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải Phát sinh Số tiền Số hiệu Ngày tháng TKNợ TK Có * số trang trước chuyển sang … … … … … … XK11010053 01/03 Xuất NVLC loại tivi 21D910A 621 1521 56.000.000 XK11010054 01/03 XuấtVLC loại Tivi 21D930FS 621 1521 49.256.500 XK11010055 01/03 XuấtVLC loại Tivi 21K22A 621 1521 46.087.500 XK11010056 01/03 XuấtVLC loại Tivi 21L19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan van hoan chinh.docx
Tài liệu liên quan