MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp. 1
1.1.1 Khái niệm: 1
1.1.2 Ý nghĩa của tiền lương. 1
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương. 2
1.2. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 3
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian: 3
1.2.1.1 Khái niệm: 3
1.2.1.2 Các hình thức trả lương thời gian: 3
1.2.3. Hình thức tiền lương theo sản phẩm. 4
1.2.3.1. Khái niệm 4
1.2.3.1. Các hình thức trả lương theo sản phẩm 4
1.2.4. Hình thức trả lương khoán 5
1.2.4.1 Khái niệm. 5
1.2.4.2 Các hình thức khoán 6
1.3. Quỹ tiền lương- nội dung quỹ tiền lương 6
1.3.1. Quỹ tiền lương 6
1.3.1.1. Khái niệm: 6
1.3.1.2. Nội dung quỹ tiền lương 6
1.3.1.3 Các khoản trích theo lương 7
1.4. Hạch toán lao động-tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động 9
1.4.1. Hạch toán lao động 9
1.4.1.1. Hạch toán số lượng lao động: 9
1.4.1.3. Hạch toán kết quả lao động: 9
1.4.2. Tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động. 10
1.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 11
1.5.1. Chứng từ kế toán: 11
1.5.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 12
1.5.2.1. Tài khoản sử dụng 12
1.5.2.2. Trình tự và phương pháp hạch toán. 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHAI QUỐC. 14
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc. 14
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc 14
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 14
2.1.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý cua công ty. 15
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 16
2.1.4.1. Chính sách kế toán 16
2.1.4.2 Hình thức kế toán và hình thức tổ chức công tác kế toán. 16
2.1.4.3 Tổ chức bộ máy kế toán. 17
2.1.4.4 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán. 17
2.1.5 Tổ chức sản xuất. 18
2.1.6 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu mà công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc đã đạt được trong những năm gần đây. 18
2.2 Thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc. 19
2.2.1 Công tác tổ chức, quản lý lao động ở công ty. 19
2.2.1.1 Tình hình lao động của công ty. 19
2.2.1.2 Phân loại lao động tại Công ty 19
2.2.2 Nội dung quỹ tiền lương tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc. 19
2.2.3 Hình thức tiền lương công ty áp dụng. 20
2.2.3.1 Hình thức lương khoán theo sản phẩm. 20
2.2.3.2 Hình thức trả lương theo thời gian 21
2.2.4 Hạch toán lao dộng và tính lương tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc. 21
2.2.4.1 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương. 21
2.2.4.2 Trình tự tính lương 21
2.2.4.3 Tính trợ cấp BHXH 23
2.2.5 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 24
2.2.5.1 Tài khoản sử dụng 24
2.2.5.2 Phương pháp kế toán 24
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHAI QUỐC 26
3.1 Một số nhận xét và đánh giá 26
3.1.1 Thu hoạch từ bản thân 26
3.1.2 Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc. 26
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc. 28
KẾT LUẬN 29
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào các yếu tố cấp bậc kỹ thuật, cấp bậc công việc, số điểm để tính mức lương từng điểm.
1.3. Quỹ tiền lương- nội dung quỹ tiền lương
1.3.1. Quỹ tiền lương
1.3.1.1. Khái niệm:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho CNV của DN do DN quản lý, sử dụng và chi trả lương.
1.3.1.2. Nội dung quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của DN bao gồm:
- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm).
- Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương) như: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực…
- Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan, thơI gian hội họp, nghỉ phép,..
- Tiền lương trả cho công nhân viên làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
+ Tiền lương chính: là tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng khi vượt kế hoạch
+ Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho NLĐ khi họ không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: nghỉ lễ, nghỉ phép, hội họp, thời gian tập quân sự, làm nghĩa vụ xã hội, ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan.
Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào CPSX từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào CPSX các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
1.3.1.3 Các khoản trích theo lương
Theo quy định hiện hành (luật BHXH, luật Công đoàn, luật BHYT), bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình SXKD, NLĐ còn được hưởng các khoản thuộc quỹ: BHXH, BHYT KPCĐ.
A. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Quỹ bảo hiểm xã hội là khoản tiền đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động cho tổ chức xã hội, dùng trợ cấp cho họ trong trường hợp mất khả năng lao động, ốm đau, thai sản, hưu trí…
Nguồn hình thành quỹ: Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên) của công nhân viên thực tế phát sinh. Theo quy định tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chí phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Nguồn quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.
Mục đích sử dụng quỹ: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ.
Hay theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) BHXH được hiểu là bảo vệ của xã hội với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập, gây ra ốm đau mất khả năng lao động.
B. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Quỹ bảo hiểm y tế là khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định. Quỹ BHYT được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động như: khám, chữa, bệnh, viện phí, thuốc thang…cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT theo quy định hiện hành là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% được trừ vào thu nhập của người lao động.
Mục đích sử dụng quỹ: Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế, những người có tham gia nộp BHYT khi ốm đau bệnh tật đi khám chữa bệnh họ sẽ được thanh toán thông qua chế độ BHYT mà họ đã nộp.
C. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo chế độ hiện hành kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh). Thông thường khi xác định được mức tính chi phí công đoàn trong kỳ thì một nửa DN phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại các đơn vị.
1.4. Hạch toán lao động-tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động
1.4.1. Hạch toán lao động
1.4.1.1. Hạch toán số lượng lao động:
Chỉ tiêu số lượng lao động của công ty được phòng tổ chức hành chính theo dõi, ghi chép trên các sổ danh sách lao động. Căn cứ vào số lao động hiện có của công ty bao gồm cả số lao động dài hạn và tạm thời, cả lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp, cả lao động ở bộ phận quản lý và lao động ở bộ phận SXKD, phòng tổ chức hành chính lập các sổ sách lao động cho từng phòng ban, từng phân xưởng.
Cơ sở để ghi sổ danh sách lao động là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc và thôi việc…
Mọi biến động về lao động đều được ghi chép vào sổ danh sách lao động để làm căn cứ cho việc tính lương và các chế độ khác cho người lao động.1.4.1.2 Hạch toán thời gian lao động:
Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận trong DN. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là “bảng chấm công”. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ đội, lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ của mỗi NLĐ. Bảng chấm công do tổ trưởng, hoặc trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để NLĐ có thể giám thời gian lao động của mình.
Hạch toán làm thêm giờ.
Được phản ánh trên “phiếu báo làm thêm giờ”, phiếu này là chứng từ xác nhận giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm của từng giờ công cụ thể được hưởng và là cơ sở để trả cho người lao động. Phiếu này do người làm thêm giờ lập nên và chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra và ký duyệt.
Hạch toán thời gian nghỉ việc ốm đau, thai sản…
Khi nghỉ ốm đau, thai sản…phải có chứng từ “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”. Phiếu này là chứng từ xác nhận số ngày nghỉ hưởng bảo hiểm, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ quy định.
1.4.1.3. Hạch toán kết quả lao động:
Mục đích của hạch toán này là theo dõi ghi chép kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng số lượng (khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành) của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng DN mà sử dụng các chứng ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động.
“Phiếu xác nhận kết quả hoàn thành”, “hợp động giao khoán” được dùng trong trường hợp DN áp dụng theo hình thức lương trả theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối lượng công việc.
Tóm lại hạch toán lao động vừa là để quản lý việc huy độn sử dụng lao động vừa là cơ sở tính toán tiền lương phải trả cho NLĐ. Vì vậy hạch toán lao động có rõ ràng, chính xác, kịp thời thì mới có thể tính đúng, tính đủ lương cho CNV trong DN.
Tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động.
Nguyên tắc tính lương: phải tính lương cho từng người lao động. Việc tính lương trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho NLĐ được thực hiện tại phòng kế toán của DN.
Căn cứ vào các chứng từ như: “Bảng chấm công”, “Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng trợ cấp BHXH”. Trong các trường hợp cán bộ CNV ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…đã tham gia đóng BHXH thì được hưởng trợ cấp BHXH.
Số tiền
Số ngày
Lương cấp
Tỷ lệ %
BHXH =
nghỉ tính *
Bậc *
tính
PhảI trả
BHXH
Bình quân/ngày
BHXH
Trường hợp ốm đau, tỷ lệ trích là 75% tiền lương tham gia đóng BHXH.
Trường hợp thai sản, tai nạn lao động tỷ lệ trích là 100% tiền lương tham gia đóng BHXH.
Căn cứ vào các chứng từ “Phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động”, kế toán tính ra trợ cấp BHXH phải trả CNV và phản ánh vào “Bảng thanh toán BHXH”.
Đối với các khoản tiền thưởng của CNV kế toán cần tính toán và lập bảng “Thanh toán tiền thưởng” để theo dõi và chi trả theo quy định. Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi trả thanh toán lương cho CNV đồng thời tổng hợp tiền lương phảI trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ tìa chính quy định. Kết quả tổng hợp tính toán được phản ánh trong “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương”.
Nếu DN trả lương cho CNV thành 2 kỳ thì số tiền lương trả kỳ I (thường khoảng giữa tháng) gọi là số tiền lương tạm ứng. Số tiền cần thiết để trả lương kỳ II được tính theo công thức sau:
Số tiền
Tổng số
Số tiền
Các khoản
Phải trả =
Thu nhập -
Tạm ứng -
Khấu trừ vào
Cho CNV
Của CNV
Lương kỳ I
Thu nhập của CNV
Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng gốc liên quan để tổng hợp, xác định số phân bổ chi phí nhân công, chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động liên quan. Việc tính toán phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng sử dụng có thể được thực hiện bằng phương pháp trực tiếp hay bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Kết quả tính toán phân bổ được phản ánh trong Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chứng từ kế toán:
Công việc tính lương, thưởng và các khoản khác phải trả cho NLĐ được thực hiện tập chung tại phòng kế toán. Để tiến hành hạch toán, kế toán trong các DN phải sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán quy định bao gồm:
Mẫu số 01 – LĐTL: Bảng chấm công
Mẫu số 02 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền lương
Mẫu số 03 – LĐTL: Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Mẫu số 04 – LĐTL: Bảng thanh toán BHXH
Mẫu số 05 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền thưởng
Mẫu số 06 – LĐTL: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Mẫu số 07– LĐTL: Phiếu báo làm thêm giờ
Mẫu số 08– LĐTL: Hợp đồng giao khoán
Mẫu số 09– LĐTL: Biên bản điều tra tai nạn lao động
Sau khi đã kiểm tra các chứng từ kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng, trợ cấp phảI trả cho NLĐ theo từng hình thức trả lương, trả thưởng đang áp dụng tại DN, và tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng. Thông thường tại các DN, việc thanh toán tiền lương và các khoản khác cho NLĐ được chia làm hai kỳ: kỳ I lĩnh lương tạm ứng, kỳ II sẽ nhận nốt số tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản phải khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán kiểm tra.
1.5.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.5.2.1. Tài khoản sử dụng
TK 334- “Phải trả công nhân viên” dùng để theo dõi các khoản phải trả CNV của DN về TL, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của NLĐ.
TK 334 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 334.1: Phải trả CNV
- TK 334.8: phải trả NLĐ khác
Nội dung và kết cấu
Bên nợ: - các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH đã trả hoặc đã ứng trước cho CNV
- các khoản khấu trừ vào tiền lương của NLĐ
Bên có: - các khoản tiền lương phải trả cho CNV
- các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương phải trả CNV
- BHXH phải trả cho NLĐ
Số dư bên có: phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả CNV.
Số dư bên nợ: (trường hợp đặc biệt): số lương trả thừa cho CNV (số đã trả lớn hơn số phải trả).
TK 338 : Phải trả phải nộp khác.
Tài khoản 338 được chi tiết thành 6 tiểu khoản.
338.1 : Tài sản thừa chờ giải quyết.
338.2: Kinh phí công đoàn.
338.3: Bảo hiểm xã hội.
338.4: Bảo hiểm y tế.
338.7: Doanh thu nhận trước.
338.8: Phải nộp khác.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan.
Nội dung phản ánh trên các tài khoản này có thể tóm tắt như sau:
Bên nợ: Phản ánh tình hình chi tiêu, sử dụng KPCĐ, trả trợ cấp BHXH cho CNV và nộp BHXH, BHYT,KPCĐ cho cơ quan quản lý chuyên môn.
Bên có: Trích BHXH, BHYT,KPCĐ tính vào chi phí sxkd và BHYT trừ vào thu nhập của CNV.
Số dư bên có: số còn phải trả, phải nộp về BHXH, BHYT,KPCĐ. trường hợp đặc biệt TK 338 có số dư bên nợ là phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn so với số phải trả, phải nộp khác.
1.5.2.2. Trình tự và phương pháp hạch toán.
Sơ đồ hạch toán tiền lương (Phụ lục 01).
Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương (Phụ lục 02)
Chương 2
Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Công Nghệ Khai Quốc.
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc
Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc được thành lập ngày 1/6/1999 theo quyết định số 0102000598 của phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư Hà nội cấp.
Tên công ty: Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc.
Tên giao dịch: Khai Quoc Trading and development Technology,.. Ltd.
Địa chỉ trụ sở chính: số 12 lô 12B Trung Yên 3, Khu đô thị mới Trung yên, Trung hoà, Cầu giấy, Hà nội.
Điện thoại: 04.37336620.
Người đại diện: Ông Trần Quang Nghiêm – Giám đốc Công ty.
Là một đơn vị kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu, có chức năng hành nghề, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn của mình.
Từ khi mới thành lập, là một doanh nghiệp còn non trẻ nên công ty đã gặp không ít những khó khăn về nhiều mặt trong quá trình SXKD. Tuy nhien sau hơn 10 năm hoạt động với những nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng của cả tập thể công ty cho đến nay công ty đã có được những thành công nhất định trong việc tạo ra được những sản phẩm có uy tín và chất lượng và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
A. Chức năng:
- Sản xuất biển quảng cáo trên mọi chất liệu
- Buôn bán máy móc, thiết bị trình chiếu, hội thảo hội nghị
- Tư vấn, cung cấp, lắp đặt thiết bị trình chiếu, thiết bị giảng dậy, đào tạo, hội thảo và tích hợp các hệ thống nghe nhìn
- Thiết kế và tư vấn thiết kế quảng cáo.
- In ấn bao bì, nhãn mác, tờ rơi, …
B. Nhiệm vụ:
- Sản xuất sản phẩm mẫu mã phải đẹp, chất lượng cao nhằm đáp ứng người tiêu dùng
- Sản phẩm phải phong phú, chiếm lĩnh được nhiều thị trường trong nước cũng như quốc tế
- Nhằm thu lợi nhuận cao và đạt mức tiêu thụ cao nhất, tạo được uy tín trên thị trường.
- Góp phần nâng cao đời sống
- Tạo của cải vật chất cho xã hội nhằm xây dựng đất nước ngày càng giầu đẹp và vững mạnh.
- Cung cấp cho khách hàng những thiết bị có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá thành hợp lý và được thử nghiệm thực tế trong môI trường việt nam.
2.1.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý cua công ty.
a. sơ đồ tổ chức quản lý (Phụ lục 03)
Là doanh nghiệp TNHH nên để phù hợp với yêu cầu kinh doanh Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
Đứng đầu ban lãnh đạo Công ty là Giám đốc, là người chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động của Công ty, là người trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chính sách, chế độ pháp luật hiện hành của nhà nước.
Ngoài ra để giúp cho Giám đốc trong công tác quản lý điều hành còn có 2 phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban khác.
b. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Phòng kinh Doanh và Marketting: có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đánh giá thị phần cũng như năng lực cạnh tranh đồng thời đưa ra các ý tưởng kinh doanh có hiệu quả cho công ty.
- Phòng phân phối: có nhiệm vụ phân phối, điều chuyển hàng hoá, vật tư thiết bị cho khách theo đơn đặt hàng cũng như hợp đồng công trình.
- Phòng kỹ thuật: Được lặp ra với mục đích lắp đặt hệ thống, linh kiện cho khách hàng bên cạnh đó phòng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng cũng như bảo hành sản phẩm cho khách.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ soạn thảo, quản lý, lưu trữ công văn, giấy tờ, hợp đồng, thực hiện công tác quản trị văn phòng.
- Phòng kế toán: Tạo nguồn vốn và đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ thanh quyết toán, quản lý tài chính, ngân sách của công ty.
- Phòng sản xuất: Chuyên sản xuất các loại sản phẩm của công ty như các loại giấy gói quà, bao bì, nhãn mác và những NVL làm biển quảng cáo trên mọi chất liệu.
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
2.1.4.1. Chính sách kế toán
Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Việc phản ánh các nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các chứng từ liên quan theo đúng quy định của BTC.
Niên độ kế toán bắt đầu từ angry 010/01/N đến 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ : VNĐ.
Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Kế toán giá trị hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp kế toán TSCĐ:
Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá TSCĐ.
Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp tuyến tính.
2.1.4.2 Hình thức kế toán và hình thức tổ chức công tác kế toán.
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán chứng từ gốc đều được Vụ Tài Chính phát sinh phản ánh chứng từ gốc đều được phân loại theo chứng từ cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp của công ty.
(Phụ lục 04)
2.1.4.3 Tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm vể tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý, để phù hợp với trình độ quản lý và điều hành của công ty thì bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Sơ đồ bộ máy kế toán: (Phụ lục 05)
2.1.4.4 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán.
+ Kế toán trưởng:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính của công ty
Trực tiếp phụ trách công tác kế toán đầu tư, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác kế toán, tham mưu cho giám đốc về các hoạt động tổ chức kinh doanh, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các phần kế toán trong công ty, chịu trách nhiệm pháp lý cao nhất về số liệu kế toán trước cơ quan thuế và cơ quan chủ quản khác, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý tiền, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Kế toán thủ quỹ:
Theo dõi và trực tiếp ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tình hình thu tiền ứng trước, tiền cũng như các khoản nợ của khách hàng, có trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn đồng thời có vai trò của thủ quỹ, căn cứ vào phiếu thu, chi để thực hiện công việc hạch toán thu chi hàng ngày, phải thường xuyên theo dõi đối chiếu số liệu kế toán với số tiền có trong quỹ để tránh tình trạng thất thoát.
+ Kế toán ngân hàng:
Hàng ngày kế toán dựa vào phiếu thu hoá đơn bán hàng, phiếu báo nợ của ngân hàng và mở số tài khoản 112 để phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh, các số liệu được tập hợp lại và được đệ trình khi kế toán tổng hợp có yêu cầu hàng tháng.
+ Kế toán tổng hợp:
Theo dõi tổng quát tình hình hoạt động của tất cả công ty, tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tài chính, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và trích lập quỹ cho công ty, bảo quản lưu trữ các tài liệu số liệu kế toán, ngoài ra còn có vai trò theo dõi tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ.
+ Kế toán công trình:
Phụ trách việc ghi chép hoạt động chủ yếu của công ty, hàng ngày ghi chép và phản ánh tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, theo dõi tình hình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sau đó xác định kết quả kinh doanh khi đến cuối kỳ hay khi có yêu cầu.
2.1.5 Tổ chức sản xuất.
- Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc là tư vấn, cung cấp và lắp đặt các thiết bị trình chiếu, thiết bị phục vụ giảng dậy, quảng cáo, in biển phẳng, biển hộp đèn…
- Quy trình sản xuất ra sản phẩm chủ yếu
+ Sản xuất gia công tất cả biển hiệu quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo
+ Quy trình công nghệ sản xuất: chủ yếu là thủ công theo dây chuyền công nghệ mới.
2.1.6 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu mà công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc đã đạt được trong những năm gần đây.
Bảng kể quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Phụ lục 06).
Qua số liệu phản ánh trong bảng ta có thể nhận thấy những nhận xét sau:
So với năm 2007, tổng số lợi nhuận trước thuế của DN trong năm 2008 giảm 678.785đ tương đương với tỷ lệ giảm là 1,2% lợi nhuận sau thuế giảm 1,2%,
So với năm 2008 tổng số lợi nhuận trước thuế của DN trong năm 2009 tăng 67.302.610đ tương đương với tỷ lệ tăng là112,4% lợi nhuận sau thuế tăng tương đương 122,4%.
Việc tăng được lợi nhuận đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác như: thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, trích lập các quỹ, bổ xung thêm vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và bên cạnh đó cũng nâng cao, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho CBCNV trong Công ty.
Trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
So với năm 2007 tỷ lệ tăng tương ứng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 67,4% qua đó thấy được việc quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà đi lên và công ty nên phát huy để có được doanh thu lớn hơn cho giai đoạn tiếp theo.
Trong hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 tăng 1.928.656đ so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ tăng là 60,3%. Chi phí tài chính tăng 222.225.359đ tương đương với tỷ lệ tăng 413% như vậy công ty cũng nên xem xét lại các hoạt động tài chính của DN để có thể đưa ra một chính sách cụ thể để có thể tiết kiệm hay giảm bớt những chi phí này.
2.2 Thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc.
2.2.1 Công tác tổ chức, quản lý lao động ở công ty.
2.2.1.1 Tình hình lao động của công ty.
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đó là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng lao động và bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất cho DN. Điều này được thể hiện rõ qua bảng cơ cấu lao động của công ty. Là DN đã có hơn 10 năm hoạt động nên công ty cũng đã có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, trình độ chuyên môn cao…với 120 CNV chính thức được biên chế và 110 lao động hợp đồng ngắn hạn. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty được phân bổ cho các bộ phận, các tổ, các phòng ban. ở mỗi đơn vị sản xuất số lao động được phân bổ phụ thuộc vào từng nhiệm vụ sản xuất.
2.2.1.2 Phân loại lao động tại Công ty
Bảng cơ cấu lao động của Công Ty TNHH Thương Mại và Phát triển Công Nghệ Khai Quốc (Phụ lục 07).
2.2.2 Nội dung quỹ tiền lương tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc.
Nguồn hình thành lên quỹ tiền lương:
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty xác định quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động bao gồm:
Quỹ tiền lương từ sản phẩm SXKD và dịch vụ hoàn thành.
Quỹ tiền lương dự phòng của năm trước chuyển sang.
Quỹ tiền lương đoàn thể và các tổ chức khác chuyển đến.
Sử dụng quỹ tiền lương.
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, có thể quy định phân chia tổng quỹ lương cho các quỹ sau:
- Quỹ trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán sản phẩm, lương thời gian.
- Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi.
- Quỹ dự phòng cho năm sau.
2.2.3 Hình thức tiền lương công ty áp dụng.
Do đặc thù của loại hình sản xuất nên công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho nhân viên nhằm phù hợp với đặc điểm của DN.
2.2.3.1 Hình thức lương khoán theo sản phẩm.
Lương khoán theo sản phẩm được thanh toán trên cơ sở các văn bản định mức tiền lương đã duyệt theo các đối tượng sản phẩm cụ thể. Điều kiện để thanh toán là sản phẩm đã được bộ phận nghiệm thu và có phiếu nhập kho thành phẩm, đồng thờ kèm theo các giấy tờ hợp lệ như: Lệnh sản xuất, phiếu giao nhiệm vụ có nghĩa là lương được trả theo số lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm.
Sản lượng ở đây do tự đặt ra theo đơn đặt hàng và điều kiện thực tế. Các công nhân săn xuất trực tiếp ở các tổ được xây dựng mức lương theo công thức:
Tiền lương = đơn giá tiền lương sản phẩm * sản lượng SP hoàn thành
Hình thức lương sản phẩm của công ty là khoán sản phẩm tập thể cho các tổ trong các phân xưởng. Cuối ngày làm việc tổ trưởng chấp công năng suất chất lượng cho các tổ viên. Tiền lương sản phẩm chi trả cho công nhân chính là số tiền năng suất chất lượng.
2.2.3.2 Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng chủ yếu để tính lương cho CBCNV khối văn phòng, CN phụ việc, sửa chữa. Tiền lương thời gian ở đây được tính theo tháng. Công ty áp dụng chế độ làm việc tuần 48giờ (ngày làm việc 8 tiếng) nên số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày.
Công thức tính:
Lươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31521.doc