Khóa luận Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Việt Sơn

Để hạch toán doanh thu bán hàng hóa kế toán sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hiện nay hình thức tiêu thụ chủ yếu của Công ty là tiêu thụ trực tiếp, hình thức thanh toán đối với khách hàng là thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản.

Sau khi giao hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế toán bán hàng viết hóa đơn GTGT.

Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên:

Liên 1: Lưu

Liên 2: Giao cho khách hàng

Liên 3: Sử dụng nội bộ

Sau đây là hóa đơn GTGT mà kế toán lập ngày 10 tháng 12 năm 2009 khi xuất bán gạch cho Cửa hàng Long My. Cửa hàng Long Mỹ chưa thanh toán ngay mà chấp nhận thanh toán.

 

doc84 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Việt Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, điều hoà nhiệt độ, thiết bị vệ sinh, thiết bị nội thất, thiết bị điện, vật liệu điện 4663 ;46622 2 Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường bộ, công trình công ích, công trình kỹ thuật dân dụng khác. 4100;42102; 4220;4290 3 Chế tạo, gia công các sản phẩm cơ khí; Xúc tiến thương mại; 4 Vận tải hàng hoá đường bộ bằng xe ô tô; Vận tải hành khách bằng xe taxi 4933; 49312 5 Mua bán gas, ô tô, xe máy 4511;4541; 46614 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong điều kiện mới. Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức phân cấp chức năng, giám đốc điều hành các tổ, đội thông qua 3 bộ phận chức năng. Giám đốc Công ty Bộ phận kinh doanh Phó GĐ phụ trách kinh doanh Văn Phòng Bộ phận Tài chính Kế toán Trưởng phòng Tài chính kế toán Tổ kinh doanh thị trường và bán hàng Tổ kiểm soát Thủ kho + Bảo vệ Tổ vận tải Đội vận tải + Bốc xếp Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý * Giám đốc công ty Giám đốc là người đứng đầu công ty giám sát trực tiếp các bộ phận: Bộ phận kinh doanh; Bộ phận Văn phòng, Bộ phận tài chính kế toán. Giám đốc quản lý gián tiếp các Tổ kinh doanh thị trường và bán hàng;Tổ kiểm soát; Tổ vận tải …thông qua các bộ phận trên. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. * Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kinh doanh là người điều hành các hoạtt động kinh doanh của công ty, trực tiếp quản lý các tổ kinh doanh thị trường; tổ kiểm soát; tổ vận tải và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc. * Văn phòng Bộ phận văn phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, có chức năng quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. * Trưởng phòng kế toán tài chính Trưởng phòng kế toán tài chính là người điều hành và giám sát tất cả các hoạt động tài chính phát sinh trong công ty, là người trực tiếp quản lý Thủ quỹ và Kế toán và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc. * Tổ kinh doanh thị trường và bán hàng Tổ này có chức năng và nhiêm vụ là tìm kiếm và phân tích thị trường từ đó xem xét nên kinh doanh ở thị truờng nào.Tổ này chịu trách nhiệm trực tiếp trứơc Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. * Tổ kiểm soát gồm có Thủ kho và bảo vệ Thủ kho là người quản lý tất cả các hoạt động xuất nhập hàng có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng từ nhập xuất kho theo đúng nguyên tắc quản lý hàng tồn kho của công ty và chịu trách nhiệm trước Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn của kho hàng và trong công ty đồng thời quản lý việc giao nhận hàng trong quá trinh xuất nhập kho hàng hoá. * Tổ vận tải Tổ vận tải có nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thu khi có yêu cầu của khách hàng và vận chuyển hàng về nhập kho. 2.1.4. Tình hình sử dụng lao động tại công ty qua 2 năm 2008 – 2009. [1] Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nguồn nhân lực luôn là một nguồn lực quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nền kinh tế thế giới đang có sự thay đổi mạnh mẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của tất cả các tổ chức trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý là làm thế nào sử dụng lao động sao cho hợp lý và tiết kiệm lao động, kết hợp với cơ cấu quản lý gọn nhẹ có như thế mới thúc đẩy sản xuất phát triển, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó việc xác định rõ số lượng, chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cần thiết bởi thông qua đó nhà quản lý sẽ có sự sắp xếp bố trí công việc một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực. Những thay đổi về cơ cấu lao động của Công ty do sự tác động của quá trình kinh doanh của Công ty, phân công lao động hợp lý nhằm làm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng lao động . Tình hình lao động của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua biểu sau: Biểu số 02: Tình hình lao động của Công ty Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh Số LĐ Cơ cấu (%) Số LĐ Cơ cấu (%) ± Δ ± % Tổng số lao động 33 100 42 100 9 27,27 I. Phân theo giới tính 1. Nam 21 63,63 26 61,90 5 23,81 2. Nữ 12 36,37 16 38,10 4 33,33 II. Phân theo tính chất 1. Lao động trực tiếp 30 90,91 38 90,48 8 26,67 2. Lao động gián tiếp 3 9,09 4 9,52 1 33,33 III. Phân theo trình độ 1. Thạc sĩ 1 3,03 1 2,38 0 0 2. Đại học, cao đẳng 5 15,15 7 16.67 2 40 3. Trung cấp 10 30,30 12 28,57 2 20 4. Lao động phổ thông 17 51,52 22 52.38 5 29.41 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán) Theo biểu trên ta thấy số lượng lao động của công ty tăng qua 2 năm. Năm 2008 số lượng lao động là 33 người, đến năm 2009 là 42 người tức là tăng lên 9 người tương ứng với 27,27%. Trong đó: Lao động nữ năm 2008 là 12 người chiếm cơ cấu 36,37% trong tổng số lao động, năm 2009 tăng lên là 16 người chiếm 38,10% trong tổng số lao động, tức là đã tăng 4 người tương ứng với 33,33%. Lao động nam năm 2008 là 21 người chiếm 63,63% trong tổng số lao động, năm 2009 tăng lên là 26 người chiếm tỉ trọng 61,90%. Tỷ lệ lao động nam trong cơ cấu lao động của công ty giảm nhẹ so với năm 2008 mặc dù số lượng nó vẫn tăng nhiều hơn so với số lao động nữ tăng là vì tỉ lệ lao động nam năm 2008 chiếm gần 2/3 trong tổng số lao động của công ty. Năm 2008 số lượng lao động trực tiếp 30 người chiếm 90,91%, năm 2009 số lao động trực tiếp tăng lên là 38 người tương ứng với 26,67%. Chất lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả hoạt động của Công ty. Chất lượng lao động của Công ty có thể được biểu diễn qua biểu đồ sau: Nhìn chung thì lao động phổ thông (LĐPT) chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng nhiều nhất qua 2 năm (năm 2008 là 17 người, năm 2009 tăng lên 22 người, tức là đã tăng lên 5 người tương đương với 29,41%). Lao động có trình độ đại học và cao đẳng (ĐH và CĐ) qua 2 năm tăng lên 2 người tương ứng với tốc độ tăng là 40%. Lao động có trình độ trung cấp qua 2 năm cũng tăng lên 2 người (năm 2008 là 10 người tăng lên 12 người năm 2009) tương ứng với tốc độ tăng là 20%. Lao động có trình độ Thạc sĩ không thay đổi qua 2 năm. Do đặc thù kinh doanh của Công ty là có các đội vận tải chuyên đi giao hàng ở các địa bàn trong và ngoài tỉnh nên việc tăng số lượng lao động phổ thông nhiều là phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. 2.1.5. Một số kết quả kinh doanh đạt được qua 2 năm 2008 – 2009 [1] Với sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã ngày càng phát triển và đạt được một số kết quả sau: Biểu số 03: Một số kết quả đạt được của Công ty qua hai năm 2008 – 2009 Đơn vị tính: VNĐ Năm 2008 2009 ± Δ ± % 1. Doanh thu bình quân/tháng 3.655.273.216 3.961.512.148 306.238.932 8,37 2. Lợi nhuận sau thuế bình quân/tháng 5.700.576 18.863.176 13.162.600 230,9 3. Thu nhập bình quân /người/ tháng 2.450.938 2.815.550 364.612 14,88 (Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán) Nhìn vào biểu trên ta thấy doanh thu bình quân/tháng của Công ty qua hai năm tăng 306.238.932 (đồng) tương ứng với 8,73 % (từ 3.655.273.216 đồng năm 2008 lên 3.961.512.148 đồng năm 2009). Lợi nhuận bình quân/tháng cũng tăng lên đáng kể với mức tăng là 13.162.600 (đồng) tương ứng với 230,9 % (từ 5.700.576 đồng năm 2008 lên 18.863.176 đồng năm 2009). Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao. Điều đó được thể hiện ở chỗ Thu nhập bình quân/người/tháng qua hai năm tăng 364.612 (đồng) tương ứng với 14.88 % (từ 2.450.938 đồng năm 2008 lên 2.815.550 đồng năm 2009) Kết quả đạt được của Công ty qua hai năm cũng có thể được thể hiện qua biểu đồ sau: 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.6.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thương mại Việt Sơn được tổ chức theo hình thức tập trung – toàn bộ công tác kế toán của Công ty tập trung tại phòng kế toán tài chính. * Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành tại QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. * Niên độ kế toán áp dụng: Bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N năm dương lịch. * Hệ thống tài khoản sử dụng: Sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo QĐ số 48/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. * Hình thức kế toán áp dụng ở công ty: - Kế toán sử dụng phần mềm kế toán VietSun của Viện tin học Doanh nghiệp Số 9 – Đào Duy Anh – Hà Nội. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thưc kế toán trên máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ sau: Phầm mềm kế toán máy Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán sẽ kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. - Tổ chức sổ kế toán theo hình thức: Nhật ký chung + Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung: Là hình thức kế toán được sử dụng rộng rãi ở các đơn vị có quy mô lớn và đã sử dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán; Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào 2 sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ Nhật ký chung và Sổ cái; Tách rời việc ghi chép tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào 2 loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; Cuối tháng phải lập Bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản tổng hợp. + Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung: [2 - 60] Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sơ đồ số 04: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 2.1.6.2. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán HH, Công nợ phải trả, thanh toán Kế toán bán hàng và tiền lương Kế toán thuế và Kế toán TSCĐ Thủ Quỹ Việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ kế toán trong Công ty là do bộ máy kế toán đảm nhiệm.Vì vậy phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán sao cho đảm bảo các chức năng quan trọng của kế toán một cách có hiệu quả nhất. Trên góc độ tổ chức lao động, bộ máy kế toán là tập hợp đồng bộ các nhân viên kế toán đảm bảo thực hiện các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của công ty. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán tại Công ty TNHH Thương mại Việt Sơn được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ số 05: Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty * Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã được quy định, sắp xếp bộ máy kế toán của công ty, tham gia công tác xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch, tham mưu cho giám đốc các thông tin cũng như các biện pháp tài chính trong hoạt động kinh doanh. * Kế toán thanh toán và công nợ: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi, vay ngân hàng và theo dõi hạch toán các tài khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng; Theo dõi và quản lý, kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ theo quy chế; Lập bảng thanh toán và quyết toán lương, thưởng, bảo hiểm xã hội. * Kế toán bán hàng và kế toán tiền lương: Theo dõi và tổng hợp tình hình tiêu thụ hàng hoá và kiểm tra thực tế việc thực hiện các hợp đồng. Tính toán tiền lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ,…, theo dõi các khoản tạm ứng lương của cán bộ công nhân viên. * Kế toán thuế và TSCĐ: Xác định số thuế GTGT được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp. Tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ, tính toán trích và phân bổ khấu hao TSCĐ. * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng từ thu chi theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của công ty; Cập nhật chứng từ vào sổ quỹ rút số dư hàng ngày, thực hiện mức tồn quỹ theo quy chế. 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT SƠN. 2.2.1. Đặc điểm hàng hóa tại công ty Công ty TNHH Thương mại Việt Sơn là một trong những đại lý phân phối cấp một của Prime Group. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là Gạch phục vụ cho nhu cầu xây dựng và kiến trúc nhà ở. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác như thiết bị vệ sinh, chế tạo và gia công các sản phẩm cơ khí, thực hiện các dịch vụ vận tải hàng hóa,… Phạm vi hoạt động của Công ty chủ yếu là trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đối tương khách hàng chủ yếu là các đại lý kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng về vật liệu xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu cho hoạt động xây dựng. 2.2.2. Các phương thức bán hàng và thu tiền chủ yếu tại công ty 2.2.2.1. Các phương thức bán hàng chủ yếu Trong kinh doanh để có thể đẩy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp, đảm bảo thu hồi vốn nhanh nhất đạt lợi nhuận cao thì có nhiều phương thức tiêu thụ hàng hoá. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà đưa ra các phương thức tiêu thụ hàng hoá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với thị trường và mặt hàng tiêu thụ của mình. Công ty đã lựa chọn một số phương thức bán hàng phù hợp với tình hình thực tế bao gồm: - Hình thức bán lẻ tại công ty Hình thức bán lẻ được áp dụng tại kho của công ty, khách hàng đến trực tiếp kho của công ty để mua hàng. Công ty thực hiện bán lẻ theo phương thức thu tiền tập trung tức là khi phát sinh nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá thì kế toán lập hoá đơn GTGT. Trường hợp bán lẻ nhưng khách hàng yêu cầu đưa hàng đến tận nhà thì kế toán hàng hoá cũng lập hoá đơn GTGT sau đó giao cho nhân viên bán hàng 2 liên. Sau khi đã giao hàng và thu tiền xong, nhân viên bán hàng có trách nhiệm nộp tiền hàng cho phòng kế toán kèm hoá đơn GTGT ( liên 3- liên xanh). - Hình thức bán buôn cho các đối tượng. Đặc trưng của bán buôn là bán với số lượng lớn, nhưng hàng hoá được bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Khi nghiệp vụ bán buôn phát sinh tức là khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết phòng kế toán của công ty lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn được lập thành ba liên: liên 1 lưu tại gốc, liên 2 giao cho người mua, liên 3 dùng để thanh toán. Phòng kế cũng lập toán phiếu xuất kho, phiếu nhập kho cũng được lập thành 3 liên. Nếu việc bán hàng thu được tiền ngay thì liên thứ 3 trong hoá đơn GTGT được dùng làm căn cứ để thu tiền hàng, kế toán và thủ quỹ dựa vào đó để viết phiếu thu và cũng dựa vào đó thủ quỹ nhận đủ tiền hàng. Khi đã kiểm tra số tiền đủ theo hoá đơn GTGT của nhân viên bán hàng, kế toán công nợ và thủ quỹ sẽ ký tên vào phiếu thu, Nếu khách hàng yêu cầu cho 1 liên phiếu thu thì tuỳ theo yêu cầu kế toán thu tiền mặt sẽ viết 3 liên phiếu thu, sau đó xé 1 liên đóng dấu và giao cho khách hàng thể hiện việc thanh toán đã hoàn tất. Trong phương thức bán buôn, công ty sử dụng hình thức bán buôn qua kho: Theo hình thức này, công ty xuất hàng trực tiếp từ kho giao cho nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng cầm hoá đơn GTGTvà phiếu xuất kho do phòng kế toán lập đến kho để nhận đủ hàng và mang hàng giao cho người mua. Hàng hoá đựoc coi là tiêu thụ khi người mua đã nhận và ký xác nhận trên hoá đơn khiêm phiếu xuất kho. Việc thanh toán tiền hàng có thể băng tiền mặt hoặc tiền gửi. 2.2.2.2. Các phương thức thu tiền chủ yếu mà công ty áp dụng Công tác tiêu thụ trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau. Mặc dù vậy, việc tiêu thụ này nhất thiết phải được gắn liền với hoạt động thanh toán của người mua. Các phương thức thanh toán chủ yếu bao gồm: - Thanh toán bằng tiền mặt: Là hình thức thanh toán trực tiếp các khoản mua bán giao dịch thông qua việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Hình thức này trong thực tế chỉ phù hợp với các giao dịch nhỏ, đơn giản vì thông thường các cá nhân, các doanh nghiệp chỉ giữ một lượng tiền mặt đủ để chi dùng cho nhu cầu của họ. Số còn lại họ gửi vào ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để bảo đảm an toàn và sinh lời. Thông thường hình thức này được áp dụng trong thanh toán với công nhân viên, các nhà cung cấp hoặc với khách hàng có giá trị giao dịch nhỏ. - Thanh toán không dùng tiền mặt: Là phương thức thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống ngân hàng hoặc bù trừ công nợ mà không dùng đến tiền mặt. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam bao gồm: Thanh toán bằng séc, Thanh toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, Thanh toán quốc tế theo hình thức chuyển tiền. 2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng Để hạch toán doanh thu bán hàng hóa kế toán sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Hiện nay hình thức tiêu thụ chủ yếu của Công ty là tiêu thụ trực tiếp, hình thức thanh toán đối với khách hàng là thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản. Sau khi giao hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế toán bán hàng viết hóa đơn GTGT. Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Sử dụng nội bộ Sau đây là hóa đơn GTGT mà kế toán lập ngày 10 tháng 12 năm 2009 khi xuất bán gạch cho Cửa hàng Long My. Cửa hàng Long Mỹ chưa thanh toán ngay mà chấp nhận thanh toán. Biểu số 04 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1: Lưu Mẫu số: 01 GTKT – 3LL NN/2009B 0080558 Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại Việt Sơn Địa chỉ : Tổ 1- P.Phan Đình Phùng- TP. Thái Nguyên Số tài khoản : 102010000500106 Điện thoại :… .Mã số: 4600459321 Họ tên người mua hàng : Dương Nghĩa Long Tên đơn vị : Cửa hàng Long My Địa chỉ : Phú Bình - Thái Nguyên Số tài khoản : Hình thức thanh toán: Tiền mặt và chuyển khoản Mã số: Đơn vị tính: VNĐ STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Gạch lát Prime mã 026 L2 Gạch lát Prime mã 408 L1 Hộp Hộp 100 60 42.515 44.515 4.251.500 2.670.900 Cộng tiền hàng Thuế GTGT (5%) Tổng giá thanh toán 6.922.400 346.120 7.268.520 Số tiền viết bằng chữ: Bẩy triệu hai trăm sáu tám nghìn năm trăm hai mươi đồng chẵn ./. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ kho (Ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán) Theo hóa đơn trên thì doanh thu từ việc bán gạch cho của hàng Long My trong ngày 10 tháng 12 năm 2009 là 6.922.400 (đồng). Thuế GTGT đầu ra phải nộp là 346.120 (đồng). Như vậy tổng tiền phải thu từ việc bán gạch cho cửa hàng Long My là 7.268.520 (đồng). Sau khi lập hóa đơn GTGT, kế toán giao liên 2, liên 3 cho thủ kho để xuất hàng, thủ kho xuất hàng xong thì giao liên 2 cho khách hàng. Sau khi vào thẻ kho, thủ kho chuyển lại liên 3 cho kế toán để kế toán vào sổ sách. Nghiệp vụ bán hàng đó được mô tả bằng bút toán sau: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 5111: Giá bán chưa có thuế GTGT Có Tk 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Dựa vào hóa đơn GTGT do kế toán gửi ở trên thủ kho sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Cũng nghiệp vụ trên Phiếu xuất kho được thể hiện qua biểu số 05 Khi khách hàng thanh toán tiền hàng kế toán căn cứ vào số tiền mà khách hàng thanh toán để lập phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 3 liên: Liên 1: Thủ quỹ giữ lại để ghi sổ Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Lưu tại nơi lập phiếu Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc đều được chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán. Đây là ví dụ về Phiếu thu mà kế toán lập từ việc thu tiền hàng của cửa hàng Long My ngày 20 tháng 12 năm 2009 Biểu số 05 CTY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT SƠN Tầng 1, số 2 Đường CMT8, TP Thái Nguyên Mẫu số 01 – VT Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Số: 0080558 Họ và tên người mua hàng: Cửa hàng Long My Địa chỉ: Phú Bình – Thái Nguyên Lý do xuất: Xuất bán gạch Prime Xuất tại kho: Kho gạch Đơn vị tính: VNĐ STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Sasulo lát 40*40, Mã 408 L1 Hộp 60 44.515 2.670.914 02 Solido lát 40*40, Mã 026 L2 Hộp 100 42.515 4.251.500 Tổng tiền trước thuế 6.922.414 Thuế GTGT 346.106 Tổng tiền hạch toán 7.268.520 Số đầu kỳ: 36.272.080 Tiền đặt trước 0 Còn nợ 43.540.600 Cộng thành tiền (bằng chữ): Bốn mươi ba triệu năm trăm bốn mươi nghìn sáu trăm đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán) Biểu số 06 CTY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT SƠN Tầng 1, số 2 đường CMT8, TP Thái Nguyên Mẫu số 01 - TT PHIẾU THU Ngày 20 tháng 12 năm 2009 Quyển số: 031 Số: PT/3001 Nợ: 1111 Có: 131 Họ và tên người nộp tiền: Cửa hàng Long My Địa chỉ : Phú Bình – Thái Nguyên Lý do nộp tiền : Thu tiền bán hàng Số tiền : 7.268.520 VNĐ Viết bằng chữ : Bảy triệu hai trăm sáu mươi tám nghìn năm trăm hai mươi đồng chẵn./. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người nộp tiền (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Bảy triệu hai trăm sáu mươi tám nghìn năm trăm hai mươi đồng chẵn./. Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc, đá quý): ................................................................... Số tiền quy đổi:.................................................................................................... (Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán) Qua trình luân chuyển phiếu thu được thể hiện qua sơ đồ sau: Người liên quan Công việc Người nộp tiền Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (GĐ) Thủ quý 1. Đề nghị nộp tiền 1 2. Lập phiếu thu, ký 2 3. Soát xét, ký 3 4. Ký duyệt 4 5. Nhập và ghi sổ quỹ 5 6. Ghi sổ kế toán 6 7. Bảo quản, lưu trữ 7 Sơ đồ 06: Trình tự luân chuyển phiếu thu trong công ty Sau khi nhận được lời đề nghị nộp tiền kế toán thanh toán sẽ lập phiếu thu. Sau đó kế toán thanh toán sẽ chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt. Tiếp theo chuyển đến cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập quỹ. Sạu khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực nhập quỹ (bằng chữ). Cuối cùng thủ quỹ sẻ chuyển cho Kế toán thanh toán để ghi và sổ kế toán và tiến hành lưu dữ Để theo dõi doanh thu bán hàng của các loại hàng hoá, vật tư đã tiêu thụ. Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ kế toán có liên quan kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết doanh thu bán hàng hoá, đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 07). Cuối tháng kế toán khóa sổ nhật ký chung và lấy số liệu ghi vào sổ cái TK 511 (Biểu số 09). Phi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Việt Sơn.doc
Tài liệu liên quan