Lời mở đầu 1
Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty cơ khí ôtô 1-5 2
1. Quá trình hình thành và phát triển: 2
2. Cơ cấu ngành nghề: 4
3. Tình hình chung về công tác kế toán tại doanh nghiệp: 8
Phần II/ Thực trạng tổ chức kế toán trong một kỳ của Công ty cơ khí ôtô 1-5: 11
1. Tập hợp chứng từ theo từng phần hành kế toán: 11
2/ Phản ánh vào sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và NKCT, BK 23
Phần 3 25
Một số ý kiến nhận xét và đề xuất về công tác kế toán 25
Tại công ty cơ khí ô tô 1-5 25
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tổng hợp tại Công ty cơ khí ô tô 1-5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p sản xuất xe khách: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, đóng mới các loại xe khách từ 25-51 chỗ ngồi theo kế hoạch.
- Xí nghiệp sản xuất xe buýt: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, đóng mới các loại xe buýt từ 40-80 chỗ ngồi theo kế hoạch Công ty giao.
- Xí nghiệp sản xuất chi tiết và nội thất ô tô: Sản xuất, gia công chi tiết, sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất và lắp ráp ô tô, MCT theo kế hoạch
- Xí nghiệp chế tạo thiết bị MCT: Sản xuất, chế tạo, lắp ráp, chuyển giao công nghệ và bảo hành các sản phẩm MCT.
3. Tình hình chung về công tác kế toán tại doanh nghiệp:
a/ Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức kế toán tập trung tức là toàn bộ công tác kế toán được tổ chức tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Tại đây, tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện hoàn chỉnh từ khâu thu nhập chứng từ, phân loại và xử lý chứng từ ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Thông qua đó cung cấp thông tin về tình hình tài chính của Công ty.
Dưới Xí nghiệp có nhân viên kế toán thực hiện thu thập chứng từ, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý.
Hiện nay phòng tài chính kế toán của Công ty bao gồm 13 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 11 kế toán viên .
Trong quá trình hạch toán của Công ty, nhân viên kế toán chịu trách nhiệm phần hành kế toán cụ thể tạo thành mắt xích quan trọng trong công tác kế toán.
- Kế toán trưởng : Là người trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin nhằm tư vấn cho Giám đốc Công ty về vấn đề tài chính, kế toán của Công ty.
- Kế toán tổng hợp : Tổng hợp các số liệu kế toán trên cơ sở số liệu sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp và tiến hành lập các báo cáo quyết toán.
- Kế toán ngân hàng- tiền lương và BHXH: Thực hiện các phần việc liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời thực hiện tính toán tiền lương phải thanh toán cho công nhân viên và thực hiện trích nộp BHXH, BHYT,KPCĐ.
- Kế toán vật tư- kho : Thực hiện việc viết phiếu xuất kho và thẻ kho được đưa lên từ kho.
- Kế toán thanh toán công nợ( mua) : Dựa trên phiếu nhập kho do phòng kế hoạch viết, kế toán đối chiếu kiểm tra chứng từ liên quan đến việc mua hàng hoá để đảm bảo hạch toán đúng.
- Kế toán bán hàng : Dựa trên thông báo về hàng bán do phòng kế hoạch gửi lên, kế toán tiến hành viết hoá đơn và theo dõi trên sổ chi tiết liên quan đến bán hàng.
- Kế toán TSCĐ : Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo quy chế hiện hành.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : tính toán và phản ánh kịp thời, đầy đủ khoản chi phí trong giá thành của từng loại sản phẩm. Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Thủ quỹ : Phản ánh kịp thời các khoản thu chi vốn bằng tiền. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với quỹ đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền. Đồng thời thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền.
Như vậy, giữa các bộ phận khác nhau có chức năng khác nhau. Tuy nhiên, giữa các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Bộ phận kế toán của Công ty cơ khí ô tô 1-5 có thể được khái quát dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 10 : Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cơ khí ô tô 1-5
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
KT
Vật tư
KT
Kho
KT mua hàng
KT ngân hàng
TL&BHXH
KT thanh toán
KT TSCĐ
KT
CPSX>
Thủ
Quỹ
b/ Khái quát công tác kế toán tại Công ty cơ khí ô tô 1-5.
Công ty cơ khí ô tô 1-5 là Công ty hạch toán độc lập. Vì vậy, hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty là tập trung tại phòng kế toán. Nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý về công tác tài chính kế toán cuả Công ty, kế toán sử dụng hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này phù hợp đối với Công ty có quy mô lớn yêu cầu theo dõi chặt chẽ về mặt chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm của từng loại nhằm phục vụ cho công tác quản trị trong Công ty.
Công tác kế toán tại Công ty thực hiện theo quy định của nhà nước về hệ thống sổ kế toán cũng như các tài khoản mà Công ty sử dụng. Trong số 77 tài khoản do chế độ tài chính quy định thì Công ty sử dụng tài khoản tập hợp chi phí, tài khoản liên quan tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn vay, khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đối với ngân hàng. Đặc biệt là đối với tài khoản TGNH, tài khoản vay ngắn hạn và dài hạn được Công ty mở chi tiết đối với từng ngân hàng và khoản góp vốn vào Công ty của công nhân viên.
c/ Một số nội dung khác thuộc về chính sách kế toán của Công ty.
Công tác kế toán của Công ty thực hiện đúng theo những quy định mà nhà nước ban hàng về chế độ kế toán cụ thể: Sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, thực hiện theo niên độ kế toán và sử dụng các phương pháp kế toán phần hành cụ thể thích hợp với đặc điểm công tác kế toán tại Công ty.
- Niên độ kế toán tại đơn vị : từ ngày 01/01/2003 đến 31/12/2003
- Kỳ kế toán : Công ty hạch toán theo tháng.
- Phương pháp nộp thuế GTGT : phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : Phương pháp bình quân gia quyền
Phần II/ Thực trạng tổ chức kế toán trong một kỳ của Công ty cơ khí ôtô 1-5:
1. Tập hợp chứng từ theo từng phần hành kế toán:
a/ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ:
Công ty cơ khí ô tô 1-5 là doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm trong đó sản phẩm chia làm 2 luồng: xe khách, xe buýt và sản phẩm MCT phục vụ cho ngành GTVT.
Chi phí nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất của Công ty, chiếm khoảng 87% tổng chi phí sản xuất sản phẩm đối với mỗi loại sản phẩm.
Các loại sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại vì vậy đòi hỏi phải có nhiều chi tiết sản phẩm, nhiều loại vật liệu ( số lượng gần 3000 loại vật liệu khác nhau ).
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã nêu trên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty còn bao gồm cả giá trị bán thành phẩm mà Xí nghiệp nội thất và chi tiết sản xuất cung cấp.
ở đây, nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất đều được quản lý theo định mức, do phòng kỹ thuật lập nên, mỗi sản phẩm đều có bảng dự toán chi phí riêng và đưa xuống phân xưởng. Các quản đốc phân xưởng sẽ thực hiện gia công phân phối đến từng bộ phận theo định mức kỹ thuật đã lập sẵn.
Việc quản lý nguyên vật liệu của Công ty được tiến hành ở 7 kho, mỗi kho đều quản lý các loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ khác nhau.
Cụ thể việc quản lý nguyên vật liệu được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 11 : Quá trình quản lý nguyên vật liệu
Kho vật tư, nguyên vật liệu
Kho 1 Điện
Kho 2
Lu trạm trộn
Kho 3
vật rẻ
Kho 4
phụ tùng ôtô
Kho 5
tự sản tự tiêu
Kho 6
vật liệu
Kho 7 nhiên liệu
* Phương pháp tập hợp:
- Thủ tục, chứng từ xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.
Trước hết, phòng kế hoạch căn cứ vào tình hình và nhu cầu sản xuất của sản phẩm lên kế hoạch mua và cử người đi mua về. Dựa vào hoá đơn mua nguyên liệu, vật liệu phòng kinh tế thị trường sẽ viết phiếu nhập kho bao gồm 3 liên ( 1 liên lưu tại gốc, 1 liên làm thủ tục nhập kho, 1 liên kèm theo hoá đơn để thanh toán). Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu nguyên vật liệu cán bộ phòng kỹ thuật sẽ lập định mức về số lượng quy cách và phẩm chất vật tư cho các sản phẩm.
Tiếp theo phòng kinh doanh sản xuất căn cứ vào định mức lập phiếu xuất kho cho từng phân xưởng.
Khi xuất kho, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi thẻ kho.Cuối tháng, gửi toàn bộ phiếu xuất kho và phiếu nhập kho, thẻ kho lên phòng kế toán để trừ thẻ kho.
Khi đó, bộ phận kế toán vật liệu sẽ căn cứ vào phiếu xuất- nhập kho vật liệu để trừ thẻ kho. Sau đó, tiến hành ghi vào sổ số dư chi tiết từng loại vật tư trong kho và lập bảng kê tính giá thành vật liệu - công cụ dụng cụ thực tế trong tháng. Kế toán vật liệu sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vật liệu và các nhật ký chứng từ có liên quan như NKCT số1, NKCT số 10 ghi có TK 141, NKCT số 5 ghi có TK 331, bảng kê số 3 của tháng trước để lập bảng kê số 3 của tháng này.
Sau đó, dựa vào phiếu xuất kho để tính ra giá hạch toán của số xuất dùng trong tháng. Cuối tháng, nguyên vật liệu còn thừa tiến hành kiểm kê để tính ra số thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng.
Cách tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ là dựa trên giá hạch toán. Trên cơ sở giá hạch toán và giá thực tế của số dư đầu tháng và số nhập trong tháng để tính ra hệ số giá thực tế ( hệ số chênh lệch) vật liệu và công cụ dụng cụ. Từ đó, xác định số xuất dùng trong tháng.
Kế toán sử dụng phương pháp hệ số giá để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng:
Hệ số giá =
Giá thực tế tồn đầu kỳ + Gia thực tế nhập trong kỳ
Giá hạch toán tồn đầu kỳ + Giá hạch toán nhập trong kỳ
Giá thực tế VL-CCDC xuất ding trong tháng
=
Trị giá hạch toán của VL- CCDC xuất dùng trong tháng
x Hệ số giá
Ví dụ : Giá thực tế nguyên vật liệu dùng cho Công ty tháng 12/2003 như sau:
= 1,009
11.541.999.110 + 154.186.034.850
Hệ số giá =
11.315.894.883 + 152.876.084.567
Giá thực tế xuất dùng trong tháng 12/2003 là :
99.418.956.669 x 1,009 = 100.453.482.206
Các số liệu tính toán trên được thể hiện trên Bảng kê số 3- Bảng kê tính giá thành thực tế vật liệu- công cụ dụng cụ tháng 12/2003 ( Biểu 1).
Căn cứ vào số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp, kế toán lập Bảng phân bổ số 2 ( Biểu 2) – Bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ cho toàn doanh nghiệp.
Số liệu kế toán trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ số 2 được sử dụng để lập NKCT số 7.
Ngoài số liệu được xuất kho đưa vào sản xuất trực tiếp còn có số nguyên vật liệu mua ngoài không qua kho chuyển thẳng vào sản xuất như: quạt gió, động cơ điện, mô tơ… Cụ thể trong tháng 12/2003 này, Công ty có tiến hành mua ngoải phục vụ cho quá trình sản xuất trực tiếp, số vật liệu mua ngoài được kế toán tiến hành ghi chép như sau:
Nợ TK 621 : 6.509.773.977
Có TK 141 : 1.393.402.416
Có TK 111 : 45.980.000
Có TK 331 : 5.070.391.561
b/ Chi phí khấu hao TSCĐ:
Phần khấu hao TSCĐ ở đây không chỉ bao gồm phần khấu hao của TSCĐ dùng ở phân xưởng mà còn cả của TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp.
Để quản lý TSCĐ trong Công ty, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ ( Biểu 9 ). Sổ khấu hao TSCĐ được bộ phận kế toán tính sẵn trên Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ. Bảng đăng ký này được đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Bảng đăng ký được lập căn cứ vào sổ tài sản của Công ty và lập theo QĐ 1062/TSCĐ. Số khấu hao được tính theo công thức :
Mức khấu hao trung bình hàng năm
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Số hao mòn luỹ kế
Thời gian sử dụng còn lai
Mức khấu hao từng tháng
=
Số khấu hao hàng năm
12
Hàng tháng căn cứ vào sổ đăng ký trích khấu hao TSCĐ tháng 12/2003 kế toán ghi:
Nợ TK 627 : 173.590.298
Có TK 214 : 173.590.298
đồng thời kế toán ghi Nợ TK 009 : 173.590.298
Căn cứ vào sổ trích khấu hao, hàng tháng kế toán lập Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/2003 ( Biểu 10). Do đã chi tiết trên bảng đăng ký trích khấu hao nên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của Công ty chỉ ghi số tổng cộng số khấu hao đã trích trong tháng.
( Biểu 10 ) Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 12/2003
STT
Chỉ tiêu
Tỉ lệ khấu hao %
Nơi SD
Toàn DN
TK 627
TK 641
TK 642
TK 241
TK 142
NG
KH
Trích KH
173.590.298
Cộng
173.590.298
Người lập bảng Kế toán trưởng
C/ Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương:
ở Công ty cơ khí ô tô 1-5, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và nhân viên quản lý phân xưởng, tiền công thuê ngoài vận chuyển sản phẩm đến địa điểm cho khách hàng theo yêu cầu. Khoản tiền đó bao gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp, nhân viên phân xưởng và khoản tiền trả trực tiếp cho bộ phận vận chuyển sản phẩm.
Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này của Công ty chiếm khoảng 8-10% chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty.
* Phương pháp tập hợp :
Hiện nay Công ty cơ khí ô tô 1-5 sử dụng hai hình thức tiền lương là hình thức lương thời gian và lương sản phẩm.
+ Lương thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian được xác định:
Lương thời gian
=
Thời gian làm việc
x
Đơn giá lương thời gian
Trong đó:
Đơn giá tiền lương thời gian
=
Lương cơ bản
Số ngày làm việc trung bình trong tháng
Lương cơ bản
=
Hệ số
x
Mức lương tối thiểu
Hình thức lương thời gian được áp dụng cho người lao động thuộc khối văn phòng, bộ phận lao động gián tiếp ( nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng và nhân viên thống kê..)
+ Lương sản phẩm: Là hình thức lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành, đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng,quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. Theo hình thức này lương sản phẩm được xác định:
Lương sản phẩm
=
Khối lượng công việc hoàn thành
x
Đơn giá tiền lương tính cho một công
Căn cứ vào định mức lao động, đơn giá tiền lương do phòng quản lao động và tiền lương tính toán, tuỳ thuộc vào công việc ở Xí nghiệp, phân xưởng khác nhau và đơn giá tiền lương khác nhau.
ở đây đơn giá lương sản phẩm của tổ bọc vỏ quy định theo cấp bậc. Số liệu thể hiện ở Bảng thanh toán tiền lương của tổ bọc vỏ 2 B60 (Biểu 5 )(Trang bên).
Quá trình tính toán và xác định lương do phòng quản lý lao động, tiền lương tính toán lương cho Xí nghiệp, sau đó thực hiện tập hợp toàn Công ty. Quá trình đó được thực hiện:
- Hàng ngày, công việc của mối công nhân được theo dõi trên bảng chấm công do nhân viên quản lý theo dõi và ghi chép. Đến cuối tháng sẽ tổng hợp số ngày công của từng công nhân ở từng phân xưởng và gửi lên phòng kế toán để tính lương.
- Căn cứ vào bảng chấm công ở dưới phân xưởng của các Xí nghiệp gửi lên cùng với hợp đồng khoán sản phẩm và mức lương cơ bản của từng công nhân do phòng lao động- tiền lương đã quy định, kế toán tiền lương sẽ tính và xác định số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động hàng tháng. Số tiền lương thực tế mà người lao động nhận được xác định như sau:
Tiền lương thực tế phải trả cho một người lao động
=
Tiền lương sản phẩm của một lao động
+
Tiền lương thời gian của một lao động
+
Các khoản phụ cấp ( nếu có)
Kế toán tiền lương xác định để lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng của từng Xí nghiệp. Bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng được tính căn cứ vào bậc lương, số công làm việc của người lao động, số phụ cấp ( nếu có ) và các khoản mà người lao động phải nộp, số tiền góp vốn. Các khoản này sẽ được khấu trừ trực tiếp vào số tiền lương thực tế của người lao động thực lĩnh.
Trong thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép, ngừng sản xuất vì lý do khách quan công nhân sản xuất vẫn được trả lương phụ bằng 75 % tiền lương cơ bản.
Công ty không tiến hành trích trước tiền lương của công nhân sản xuất nghỉ phép.
Tại Công ty việc trích BHXH,BHYT,KPCĐ của công nhân sản xuất cũng như toàn bộ công nhân viên được thực hiện theo quy định của bộ tài chính.
Trong tháng 12/2003, số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng được kế toán ghi như sau:
Nợ TK 622 : 4.680.677.800
Có TK 334 : 4.680.677.800
Hàng tháng căn cứ vào quỹ lương kế toán thực hiện trích các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ.
Trong tháng 12/2003,kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản của Công ty và quỹ lương thực tế của Công ty xác định số BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ trích % đã quy định.
Cụ thể, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT,KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng để ghi :
Nợ TK 622 : 142.862.156
Có TK 338 : 142.862.156
- 338.2 : 93.613.556
- 338.3 : 43.454.647
- 338.4 : 5.793.953
Căn cứ vào đó kế toán định khoản và lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng tháng.
Số liệu thể hiện Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2003 (Biểu 6).
Ngoài khoản tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng thì còn bao gồm cả tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ do khách hàng yêu cầu. Đồng thời, còn một số chi phí khác mua ngoài bồi dưỡng cho công nhân độc hại cũng được hạch toán TK 622. Cụ thể trong tháng có phát sinh nghiệp vụ liên quan, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 622 : 142.382.392
Có TK 331 : 61.927.278
Có TK 131 : 36.898.314
Có TK 141 : 43.556.800
D/ Kế toán các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài:
ở Công ty cơ khí ô tô 1-5 hàng tháng phát sinh việc chi trả tiền điện nước phục vụ cho toàn Công ty, nhưng bộ phận kế toán tính chung hạch toán hết vào TK 627 ( không bóc tách riêng chi phí cho tiền điện phục vụ sản xuất kinh doanh và tiền điện phục vụ quản lý kinh doanh ).
Cụ thể tháng 12/2003 có giấy báo thanh toán tiền dịch vụ thuê ngoài trong tháng, kế toán tiến hành ghi sổ như sau:
Nợ TK 627 : 335.810.371
Có TK 331 : 335.810.371
- Chi phí khác bằng tiền
Khi phát sinh các khoản chi phí này, kế toán tiến hành ghi trực tiếp vào sổ quỹ, cuối tháng tập hợp ở sổ kế toán liên quan. Kế toán ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ TK 627 : 254.250.394
Có TK 111 : 42.162.800
Có TK 141 : 212.087.594
Cuối tháng, kế toán ghi Sổ chi tiết TK 627 ( Biểu 11)
Nội dung sổ chi tiết chi phí sản xuất chung phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan trực tiếp đến TK 627. Đó là chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác..
Để ghi sổ chi tiết TK 627, kế toán căn cứ vào bảng kế số 1,2, NKCT số 10 ghi Có TK 141, NKCT số 5 ghi Có TK 331, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu 9) và bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ( Biểu 1). Kế toán ghi vào sổ chi tiết theo các dòng đối ứng với các tài khoản liên quan. Sổ chi tiết TK 627 được ghi vào cuối tháng, tổng số chi phí sổ chi tiết bên Nợ TK 627 sẽ được kế toán kết chuyển vào TK 631- Giá thành sản xuất.
Cụ thể tháng 12/2003 sẽ kết chuyển như sau:
Nợ TK 631 : 1.379.901.197
Có TK 627 : 1.379.901.197
Cuối tháng sau khi đã tập hợp toàn bộ các NKCT liên quan, kế toán tiến hành ghi Sổ cái TK 627. ( Biểu 12)
Việc ghi sổ cái TK 627 tháng 12/2003, kế toán căn cứ vào số liệu trên các NKCT số 1,2,5,10 và các bảng phân bổ có liên quan để ghi vào cột ghi Có TK đối ứng Nợ TK 627 với số tiền tương ứng với các dòng.
d./ Kế toán tập hợp chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tính giá thành
Mục đích cơ bản cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào là tập hợp chi phí và tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh vào trong giá thành của sản phẩm nhằm mục đích quản trị. Trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng loại xe và các chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại xe dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn phân bổ thích hợp như chi phí nhân công trực tiếp. Từ đó, có thể tính được tổng giấ thành của từng loại xe và giá thành đơn vị của loại xe đó. Do đó, Công ty xác định đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Kỳ tính giá thành
Phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Nên kỳ tính giá thành của Công ty được xác định theo tháng. Tức là vào thời điểm cuối tháng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.
Việc xác định kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo đã tạo được thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành
Công ty tiến hành sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục nên chi phí sản xuất dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này được tiếp tục chế biến tạo ra sản phẩm hoàn thành. Do đó, để tính được giá thành của sản phẩm thì kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng trước chuyển sang và chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong tháng này và chi phí sản xuất làm dở cuối tháng này. Trên cơ sở đó, kế toán giá thành áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp theo các khoản mục chi phí đã tập hợp được tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo từng khoản mục chi phí.
Tổng giá thành thực tế sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
_
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm xác định số thành phẩm nhập kho cho từng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm được mở một bảng tính giá thành riêng.
Kế toán tiến hành ghi sổ như sau:
Nợ TK 632 :
Có TK 631:
Ví dụ: Trong tháng 12/2003, Công ty hoàn thành nhập kho 15 sản phẩm xe buýt B60. Kết quả kiểm kê trong tháng có 5 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành là 80%.
Các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến việc sản xuất xe buýt B60 được kế toán tập hợp như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho loại xe buýt được tổng hợp trong tháng dựa trên các chứng từ xuất kho liên quan và các chứng từ nhập kho còn thừa. Kế toán căn cứ vào đó để xác định số đã xuất dùng trong tháng cho xe buýt B60. Chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất xe B60 được phản ánh trên Bảng phân bổ số 2 ( Biểu 2 ). Cụ thể trong kỳ kế toán tập hợp được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là: 7.538.996.190
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Phần chi phí nhân công được tập hợp cho toàn Công ty không mở chi tiết cho từng phân xưởng hay Xí nghiệp và không mở chi tiết cho từng sản phẩm trong Xí nghiệp đó. Do đó, kế toán để tiến hành tính giá thành sản phẩm yêu cầu cần tính được phần chi phí nhân công trực tiếp cho loại xe B60 này. Việc tính chi phí nhân công trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất cấu thành sản phẩm này căn cứ vào tổng giờ công định mức do phòng kĩ thuật lập nên và đơn giá tiền lương tính trên 1 giờ công của loại sản phẩm.
Đơn giá lương trên 1 giờ công
=
Tổng quỹ lương cơ bản
Tổng giờ công phát sinh
Dựa trên đơn giá tiền lương trên 1 giờ công của loại sản phẩm và tổng số giờ công định mức được xây dựng cho loại sản phẩm, tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho loại sản phẩm đó.
Chi phí tiền lương
=
Tổng giờ công định mức
x
Đơn giá lương trên 1 giờ công
Trong tổng số giờ công thực tế để sản xuất ra xe B60 được thể hiện thông qua bảng chấm công của từng bộ phận tham gia vào sản xuất sản phẩm xe buýt B60. Cụ thể, trong tháng để sản xuất ra loại sản phẩm xe buýt B60 phải trải qua nhiều bộ phận sản xuất khác nhau, tại các bộ phận này thực hiện theo các giờ công khác nhau và được bộ phận thống kê ghi chép lại như sau:
Bộ phận tham gia
Số giờ công hoàn thành
Tổng lương cơ bản
- Xí nghiệp sản xuất xe buýt
32.400
121.365.000
- Phân xưởng gia công chi tiết
6.180
19.259.949
- Phân xưởng cơ khí
4.153
16.704.000
- Phân xưởng ghế đệm
3.520
14.964.000
Tổng
46.253
172.292.949
Đơn giá tiền lương tính cho 1 giờ công lao động thực tế
=
172.292.949
= 3725
đồng/ giờ
46.253
Căn cứ vào tổng giờ công định mức tính cho xe B60 do phòng kĩ thuật lập nên và đơn giá tiền lương tính cho một giờ công lao động để tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho xe B60 là:
Chi phí tiền lương
=
3725
X
46602
=
173.592.450
Trên cơ sở tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp để sản xuất ra xe B60, kế toán tiến hành trích BHXH trên tiền lương theo quy định hiện hành. Số trích tiền lương của công nhân sản xuất tập hợp là : 37.234.500
Do đó, tính ra chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ là: 210.826.950
- Chi phí sản xuất chung được tính cho việc sản xuất xe B60 trên cơ sở phân bổ dựa vào tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể là:
Chi phi sản xuất chung cho B60
=
Tổng chi phí sản xuất chung
x
Chi phí nhân công trực tiếp tính cho xe B60
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
=
Biết chi phí sản xuất xe B60 dở dang đầu kỳ là: 3.914.908.210
Trong đó: - Chi phí NVLTT: 3.754.005.483
- Chi phí NCTT : 105.702.522
- Chi phi SXC : 55.200.205
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp là: 7.808.405.625
Theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được đánh giá theo từng khoản mục như sau:
Chiphí NVLTT trong SPLD
=
3.754.005.483
+
7.487.480.154
x
5
=
2.810.371.409
15
+
5
Chi phí NCTT trong SPLD
=
105.702.522
+
210.826.952
x
5x80%
=
66.637.784
15
+
5x80%
Chi phí SXC trong SPLD
=
55.200.205
+
110.098.519
x
5x80%
=
34.799.731
15
+
5x80%
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
2.810.371.409 + 66.637.784 + 34.799.731 = 2.911.808.924
Tổng giá thành sản phẩm xe B60 là:
3.914.908.210 + 7.808.405.625 – 2.911.808.924 = 8.811.504.911 (đồng)
Giá thành đơn vị của xe B60 là: 587.433.661 (đồng).
Thành phẩm nhập kho, kế toán ghi theo bút toán:
Nợ TK 632 : 8.811.504.911
Có TK 631 : 8.811.504.911
Dựa trên cơ sở số liệu, tính giá thành sản phẩm thông qua bảng tính giá thành.
Bảng tính giá thành sản phẩm xe B60
Tháng 12/2003 Số lượng : 15 xe
Khoản mục
Dở đầu kỳ
SPS
Dở cuối kỳ
Z
z
CPNVLTT
3.754.005.483
7.487.480.154
2.810.371.409
8.431.114.228
56.074.282
CPNCTT
105.702.522
210.826.952
66.637.784
249.891.690
16.659
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12955.doc