Công ty cổ phần lâm sản và thương mại Quảng Bình là nột đơn vị vừa hoạt động mua bán lâm sản vừa hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ. Đối với hoạt động sản xuất thì hiện tại có 2 xưởng chế biến gỗ: Xưởng chế biến gỗ Đức Ninh và xưỡng chế biến gỗ Ba Đa. Tại mỗi xưỡng hoạt động sản xuất diễn ra rất đa dạng, từ một loại nguyên vật liệu ban đầu là gỗ Công ty đã tổ chức sản xuất chế biến ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau theo nhu cầu và sở thích của khác hàng. Đối với phân xưởng chế biến gỗ thì tạo ra các sản phẩm làm vật liệu xây dựng như: rui, mèn, ván cốp pha, ván mỏng.; tại phân xưởng sản xuất hàng mộc thì sản xuất ra các sản phẩm như: cửa ô kính, gường, các loại bàn ghế, vòm khung ngoại, giá sách, các loại tủ.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán và phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lâm sản và Thương mại Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6) Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi hoặc bán.
(7) Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho hay bán.
CHương II: khái quát chung về công ty cổ phần lâm sản và thương mại quảng bình
I. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần lâm sản và thương mại Quảng Bình được hình thành trên cơ sở cổ phần hoá Xí nghiệp lâm sản và kinh doanh tổng hợp Đồng Hới theo quyết định số 3497/QĐ-UB ngày 22 tháng 10 năm 2004.
Quá trình cổ phần hoá được thực hiện bằng hình thức bán 100% vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp để trở thành Công ty cổ phần hạch toán độc lập, có pháp nhận và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Tiền thân của Xí nghiệp lâm sản và kinh doanh tổng hợp Đồng Hới là Công ty chế biến lâm sản xuất khẩu Quảng Bình được thành lập theo quyết định số 41/QĐ-UB ngày 15/12/1992 của UBND tỉnh Quảng Bình trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu lâm sản Quảng Bình, Xí nghiệp chế biến gỗ Ba Đồn, Công ty Lâm sản Tuyên Hoá.
Đến tháng 3/2002 thực hiện nghị quyết TW3 về việc sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thì Công ty chế biến lâm sản xuất khẩu Quảng Bình đã trở thành xí nghiệp lâm sản và kinh doanh tổng hợp đồng hới, trực thuộc Công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình.
Xí nghiệp lâm sản và kinh doanh tổng hợp Đồng Hới là đơn vị hạch toán bảo sở có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng để giao dịch và có hình thức sở hữu như một doanh nghiệp nhà nước.
Công ty cổ phần lâm sản và thương mại Quảng Bình có tên giao dịch là “ Quang Binh forest products and commerce joint stook commany”.
Tên viết tắt: FORCOMJSC.
Trụ sở: 32-Quang Trung-TP Đồng Hới-Quảng Bình.
Điện thoại: (052) 822488-823482-824307.-Fax : 052-822688.
II. ĐặC ĐIểM TìNH HìNH Tổ CHứC KINH DOANH CủA CÔNG TY.
1. Ngành nghề kinh doanh.
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, việc sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào sự chỉ đạo của ngành lâm nghiệp. Bước sang cơ chế thị trường Công ty đã nhanh chóng đổi mới phương thức kinh doanh và đã xác định: đa dạng hoá kinh doanh là một yêu cầu tất yếu.
Công ty cổ phần Lâm sản và Thương mại Quảng Bình có các hoạt động kinh doanh sau:
- Sản xuất, chế biến gỗ xẻ, hàng mộc dân dụng và cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Thu mua, chế biến lâm sản, phụ dược liệu, nông sản, hải sản ... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, mua bán lâm sản: gỗ, song mây, tinh dầu dược liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng vật tư, phương tiện vận tải ...
- Ngoài ra Công ty cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác, cụ thể là đang tiến hành xây dựng khách sạn 35 phòng tại Đồng Hới, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng ...
2. Một số thuận lợi và khó khăn.
- Về thuận lợi:
Công ty cổ phần Lâm sản và Thương mại Quảng Bình trước đây là Công ty chế biến lâm sản xuất khẩu Quảng Bình, do vậy có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến lâm sản, có đội ngũ công nhân lành nghề và nhiệt tình lao động.
Trên cơ sở các nguồn lực tự có như con người, diện tích đất đai, ... Công ty đã biết tạo lập được uy tín trong kinh doanh, tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng và bạn hàng.
Với bộ máy quản lý điều hành năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên Công ty hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn đồng thời luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm, không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động.
Ngoài ra Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Đảng uỷ ban giám đốc Công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, các sở ban ngành liên quan.
- Về khó khăn.
+ Là đơn vị chuyên ngành chế biến và kinh doanh lâm sản, lại đóng trên địa bàn thành phố Đồng Hới nên xa nguồn nguyên liệu.
+ Cơ sở vật chất, máy móc cũ kỹ, nhà xưởng phục vụ sản xuất còn mang tính tạm bợ chưa đầu tư đúng mức nên năng lực sản xuất còn hạn chế.
+ Hiện nay, nhà nước cắt giảm chỉ tiêu gỗ tròn khai thác; nguồn gỗ tịch thu xử lý mấy năm trước tỉnh ưu tiên bán cho đơn vị (Xí nghiệp lâm sản và kinh doanh tổng hợp Đồng Hới) nay cơ chế đã bán tự do rộng rãi; những năm trước đơn vị chủ yếu nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ từ Lào nay phía Lào cấm xuất khẩu 5 loại gỗ qúy; do vậy đơn vị gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu hàng hoá.
+ Ngoài ra Công ty hiện đang phải đối mặt với thực trạng thiếu vốn trầm trọng.
3. Một số đặc điểm hoạt động chính.
Công ty cổ phần Lâm sản và Thương mại Quảng Bình là một đơn vị chuyên mua bán lâm sản, chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ và dân dụng ... Như vậy nguồn nguyên liệu, hàng hoá chủ yếu là các loại gỗ do đó việc giải quyết yếu tố đầu vào cũng có tác dụng không nhỏ đối với kết quả kinh doanh của Công ty.
Ngày nay, khi các loại lâm sản, đặc biệt là gỗ tự nhiên được nhà nước quản lý chặt chẽ nên hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng lớn bởi các chính sách của nhà nước như chính sách bảo vệ rừng, chính sách thuế ...
Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh có thể khái quát như sau: Công ty tổ chức thu mua gỗ thô và gỗ đã qua chế biến từ thị trường trong nước đồng thời nhập khẩu các sản phẩm đó từ Lào. Sau đó gỗ được nhập kho và có thể xuất bán hay xuất cho gia công chế biến. Như vậy nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mộc là có thể mới mua về và có thể là sử dụng thành phẩm mà Công ty đã chế biến. Việc sản xuất sản phẩm mộc hầu hết là theo đơn đặt hàng do vậy khi đã ký kết hợp đồng rồi thì mới tiến hành sản xuất, các sản phẩm sản xuất ra mang tính cá biệt cao. I
III. ĐặC ĐIểM Tổ CHứC Bộ MáY QUảN Lý.
Hội đồng quản trị
Giám đốc
P. Giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng tổng hợp
Phòng KH kinh doanh
Xưởng CB gỗ Đức Ninh
Xưởng CB gỗ Ba Đa
PXchế biến
PX
mộc
Cửa hàng
GTSP
PXchế biến PXCB
gỗ
PX
mộc
...
GTSP
…
…
Sơ đồ 8:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Chú thích: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Để đảm bảo công tác quản lý tăng cường hiệu quả kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý khá gọn nhẹ, hợp lý, tránh được sự lãng phí. Nhờ vậy mà quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thông suốt, suôn sẻ, nhanh nhạy, tranh thủ được thời cơ và điều kiện thuận lợi.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc trong điều kiện hiện tại, Công ty đã xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức với các chức năng cụ thể sau:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty; trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Theo đó Hội đồng quản trị là người quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư kinh doanh của Công ty, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc và các cán bộ quan trọng khác của Công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty ... Hàng năm Hội đồng quản trị phải trình báo cáo quyết toán tài chính lên đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm 5 người, trong đó 2 người thuộc ban Giám đốc điều hành (1 Giám đốc, 1 P.Giám đốc) và 3 người thuộc ban kiểm soát.
- Giám đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Theo đó Giám đốc là người tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng, ban và các xưởng sản xuất chế biến.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được phân công, hổ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty; có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các công việc của Công ty trong phạm vi quyền hạn cho phép trong những lúc Giám đốc đi vắng.
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở đơn vị theo đúng chế độ và quy định đồng thời hổ trợ Giám đốc đưa ra các quyết định tài chính và các quy định khác thuộc phạm vi mà mình phụ trách.
- Các phòng ban:
+ Phòng tổng hợp: phòng này có nhiệm vụ thực hiện các công việc về tổ chức, lao động, hành chính, kế toán đảm bảo an ninh, bảo vệ tài sản của Công ty... cụ thể phòng tổng hợp gồm 2 bộ phận chính:
Bộ phận tổ chức - hành chính có nhiệm vụ sau:
Quản lý nhân sự, tổ chức bố trí, sắp xếp đội ngủ lao động phù hợp với yêu cầu của Công ty.
Giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, như chế độ tiền lương, khen thưởng, kỹ luật, BHXH, BHYT ...
Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngủ công nhân viên.
Theo dõi phát huy các truyền thống phong trào thi đua trong và ngoài đơn vị.
Ngoài ra bộ phận này còn chịu trách nhiệm trong công tác quản lý hành chính như quản lý văn phòng, văn thư lưu trử, phục vụ tạp vụ khác, thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng, tự vệ và các chính sách xã hội như công ích, từ thiện...
Bộ phận kế toán tài vụ có các nhiệm vụ sau:
Theo dõi, ghi chép tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời; áp dụng đúng nguyên tắc và chế độ quản lý kinh tế-tài chính hiện hành.
Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về việc quản lý tài sản của Công ty, bảo toàn và phát triển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và thuận lợi.
Theo dõi và thực hiện tốt các khoản phải thu, phải trả, phải nộp đối với khách hàng, nhà cung cấp, ngân sách nhà nước...
Thực hiện chế độ báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý về tính trung thực, hợp pháp của nó.
Cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản trị trong doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định đầu tư kinh doanh có hiệu quả.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết hợp chặt chẽ với các phòng ban và các đơn vị cơ sở để tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, hàng quý và hàng năm của Công ty.
Xây dựng các phương án, chiến lược kinh doanh của Công ty ở trong nước cũng như ở nước ngoài; xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty.
Mở rộng quan hệ thương mại, tăng cường tìm kiếm thị trường, tham mưu cho Giám đốc về giá cả hàng hoá mua vào hay bán ra sao cho hợp lý nhất theo từng thời điểm.
- Các xưởng chế biến gỗ: trực tiếp chịu sự quản lý giám sát từ phía Giám đốc, các phòng ban và có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu, yêu cầu của cấp trên.
Mỗi xưởng có một xưởng trưởng, là người trực tiếp theo dõi giám sát tiến trình sản xuất như nhận nguyên vật liệu, nhập thành phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm để phát hiện và điều chỉnh các sai sót.
Trong một xưởng còn có các phân xưởng tương ứng với các tổ đội sản xuất các đơn đặt hàng, các công việc được giao cho các tổ đội cụ thể.
Bộ máy quản lý được tổ chức theo hình thức tập trung. Giám đốc là người nắm quyền lực quản lý cao nhất và trực tiếp chỉ đạo tất cả các hoạt động của các phòng ban và của toàn Công ty.
Với quy mô doanh nghiệp không lớn, việc xây dựng cơ cấu tổ chức đơn giảm, gọn nhẹ vừa đảm bảo được tính chặt chẻ sát sao trong công tác quản lý vừa đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh, tránh lãng phí, trì trệ.
IV. ĐặC ĐIểM Tổ CHứC CÔNG TáC Kế TOáN CủA CÔNG TY.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Thống kê, thủ quỷ
KT xưởng Đức Ninh
KT xưởng Ba Đa
Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phần hành trong bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Bên cạnh kế toán công ty thì cồn có kế toán các xưởng. Kế toán công ty thực hiện các phần hành kế toán trên phạm vi toàn doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ổ các xưởng, thu nhận báo cáo kế toán ở các xưởng để lập báo cáo toàn công ty. Còn kế toán xưởng có nhiệm vụ thực hiện tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở xưởng,cuối quys thì lập báo cáo gửi lên công ty.
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tổng hợp.
+ Là người trực tiếp tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, tổ chức thực hiện công tác kế toán và công tác thống kê cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ảnh chính xác trung thực, kịp thời và đầy đủ tài sản, nguồn vốn của Công ty, đồng thời thực hiện phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Tính toán trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, các quỷ của Công ty cũng như thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.
+ Xác định và phản ảnh chính xác, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt, hư hỏng... đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý.
+ Tổ chức hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ, quy định của nhà nước về chế độ thống kê, kế toán.
+ Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của Công ty theo chế độ quy định.
+ Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính, đồng thời đảm trách các hoạt động đối ngoại của Công ty.
- Kế toán tổng hợp.
+ Tập hợp chứng từ, bảng tổng hợp chứng từ, lập chứng từ ghi sổ và vào sổ cái.
+ Cung cấp thông tin tổng quát về tình hình nhập, xuất vật liệu hàng hoá; tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra nguyên nhân lãi, lỗ, xác định kết quả kinh doanh.
+ Thực hiện kê khai, báo cáo quyết toán thuế theo đúng chế độ.
+ Tổng hợp báo cáo kiểm kê định kỳ hàng năm và các báo cáo cần thiết khác.
- Kế toán thanh toán:
+ Quản lý chặt chẽ việc thu chi tiền mặt, theo dõi thanh toán tạm ứng nội bộ.
+ Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch ngân hàng về tiền gửi, tiền vay, tiền lãi và các nghiệp vụ có liên quan khác.
+ Tiếp nhận chứng từ, đối chiếu số dư tiền gữi, tiền vay, tiền mặt, thực hiện đối chiếu quyết toán từng quý đối với từng khách hàng, từng nhà cung cấp, trực tiếp thanh toán các khoản phải thu, phải trả.
+ Theo dõi quản lý việc thanh toán các hợp đồng mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu của Công ty.
- Kế toán xưởng chế biến:
Hiện tại Công ty có 2 xưởng chế biến gỗ: xưởng chế biến gỗ Đức Ninh và xưởng chế biến gỗ Ba Đa. ở mỗi xưởng được bố trí 1 kế toán và một thủ kho chuyên theo dõi, phản ánh tình hình sản xuất chế biến của xưởng. Cụ thể kế toán xưởng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Theo dõi việc xuất, nhập nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ... liên quan đến xưởng mình bằng cách mỡ các sổ chi tiết tương ứng cho các đối tượng đó.
+ Trực tiếp tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ đồng thời xác định giá vốn của thành phẩm xuất kho trong kỳ.
+ Tổ chức kiểm kê định kỳ hay bất thường để xác định tồn kho của từng loại vật liệu, thành phẩm, hàng hoá và đối chiếu với sổ sách kế toán.
+ Lập kế hoạch dự trử cung ứng nguyên vật liệu hàng hoá phục vụ sản xuất một cách liên tục, hợp lý.
+ Đề xuất ý kiến trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến.
+ Hàng tháng, quý lập báo cáo tài chính của xưởng mình.
- Thống kê kiêm thủ quỹ:
+ Thống kê về tình hình, tiến độ sản xuất, báo cáo kịp thời phục vụ cho việc định hướng sản xuất, tổng hợp số liệu chính xác, báo cáo đúng định kỳ đồng thời phân tích các chỉ tiêu có biến động theo thời gian.
+ Giữ tiền mặt, thu chi hàng ngày; giữ gìn bảo quản chứng từ thu chi ban đầu, hàng tuần vào sổ thủ quỹ, đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán và xác định số dư. Thanh toán tiền lương, tiền thưởng của toàn Công ty.
- Thủ kho:
+ Theo dõi nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, các loại vật tư, hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
+ Phân loại bảo quản vật tư hàng hoá theo quy định. Cập nhật chứng từ xuất, nhập kho đồng thời báo cáo tình hình sử dụng, nhập kho, tồn kho các loại vật tư hàng hoá khi cần thiết.
+ Chịu trách nhiệm về tính đúng, đủ cả về chất lượng lẫn số lượng của các loại vật tư hàng hoá sau mỗi lần nhập hay xuất kho. Kiểm kê và đề xuất biện pháp quản lý kho được tốt.
3. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.
+ Niêm độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Trong năm, vào cuối mỗi quý kế toán đều lập báo cáo tài chính cho quý đó. Ngoài ra tuỳ vào nhu cầu mà có thể lập báo cáo vào các thời điểm khác.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam.
+ Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: kiểm kê đối chiếu với sổ sách.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: sử dụng giá thực tế đích danh.
+ Đơn vị nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
+ Các loại sổ sách kế toán áp dụng ở Công ty:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này dùng để đăng ký, quản lý chứng từ nghi sổ. Tất cả các chứng từ ghi sổ, sau khi được lập đều phải đăng ký qua chứng từ ghi sổ vì vậy số liệu trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được sử dụng để đối chiếu với số liệu trên bảng cân đối phát sinh.
Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp. Số liệu ghi trên sổ cái được sử dụng để kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán chi tiết và được sử dụng để lập các báo cáo tài chính.
Sổ chi tiết tài khoản: dùng để phát ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. ở Công ty đối với các tài khoản 131, 141, 211, 331... đều được mở chi tiết để theo dõi cụ thể.
+ Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng tại Công ty là hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính đã được chỉnh lý bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 09/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Trình tự ghi sổ kế toán.
Sổ, thẻ chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng TH Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng kí CTGS
Sổ cái
Sơ đồ 10: Sơ đồ trình tự ghí sổ kế toán.
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ.
: Đối chiếu kiểm tra.
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ, như vậy chứng từ nghi sổ được lập phải căn cứ vào một hoặc nhiều chứng từ gốc; sau đó đăng kí qua sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã được đăng kí được sử dụng để ghi vào sổ cái; các chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Từ sổ, thẻ kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết.
- Cuối tháng kế toán khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đã đối chiếu khớp đúng; số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau và bằng với tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau. Số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
V. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2002-2004).
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2002-2004) có những biến động rõ rệt cả về tài sản, nợ phải trả và cả nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong 3 năm qua tài sản và nguồn vốn của Công ty đã không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2003 so với năm 2002 tăng 586.704.311 đồng tương ứng với 11,4%; năm 2004 so với năm 2003 tăng 416.384.433 đồng tương ứng với 7,27%. Sự tăng lên của tài sản và nguồn vốn là nhờ Công ty đã chú trọng đến việc tập trung, huy động nguồn lực để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Về tài sản thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản, điều này cũng hợp lý vì hoạt động chính của Công ty là thương mại và sản xuất chế biến hàng mỹ nghệ dân dụng mà trong hoạt động sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công lại lớn hơn rất nhiều so với chi phí khấu hao tài sản cố định, còn trong tổng nguồn vốn thì tỉ trọng nợ phải trả cũng khá cao do hàng năm Công ty đã vay ngắn hạn ngân hàng và chiếm dụng vốn của khách hàng một lượng tương đối lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ lượng vốn này mà Công ty hoạt động có hiệu quả và giữ được uy tín đối với ngân hàng và các nhà cung cấp, đó cũng là một thành tích lớn của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu nợ phải trả tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2003 đã tăng 783.873.830 đồng so với năm 2002. Năm 2004 đã tăng 506.096.635 đồng so với năm 2003. Như vậy, mặc dù nợ phải trả của các năm đều tăng nhưng năm sau đã tăng ít hơn năm trước; điều này có thể là một dấu hiệu tốt đối với khả năng tự chủ về vốn của Công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm đều bị giảm xuống. Cụ thể năm 2003 đã giảm 197.169.537 đồng so với năm 2002 tương ứng với 8,96%, sự sụt giảm này sẻ có các ảnh hưởng bất lợi đối với Công ty nhưng mức giảm không lớn lắm. Năm 2004 so với năm 2003 giảm 89.712.172 đồng tương ứng 4,48%, sự giảm xuống này chủ yếu là do đánh giá lại tài sản của toàn Công ty, chuẩn bị cho việc cổ phần hoá được tiến hành trong quý IV năm 2004.
Như vậy qua sự phân tích trên đây ta thấy Công ty đã chú trọng đến việc mỡ rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cần phải lưu ý tìm các giải pháp để tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên, có như vậy mới đảm bảo được tính tự chủ, vững mạnh.
Sự biến động về tài sản và nguồn vốn qua 3 năm (2002-2004) được thể hiện trong bảng 1:
BảNG 1111111111111111111111111111111111111111111111111111111
TàI SảN Và NGUồN VốNBảNG 222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222
TSCĐNhìn vào bảng số liệu ta thấy tài sản cố định của công ty khá đa dạng song trị giá mỗi tài sản không lớn lắm . Điều này cũng hòan toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Do sản phẩm của công ty là hàng mộc thủ công, mỹ nghệ và dân dụng nên không sử dụng hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị như trong sản xuất các mặt hàng công nghiệp khác. Chính vì vậy mà tổng giá trị tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản của công ty,các máy móc,dụng cụ chủ yếu để gia công chế biến sản phẩm có giá trị dưới 10 triệu nên đượ xếp vào công cụ dụng cụ.
Đối với tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị công tác thì do đầu tư chưa lâu nên năng lực sản xuất còn tốt. Đây cũng là một thế mạnh cho phép công ty có thể phát huy hết công suất của máy móc nhằm giảm tỷ trọng chi phí khấu hao trong tổng chi phí sản xuất chung, từ đó công ty có điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
VI. Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2002-2004).
Bảng3: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
C.lệch
%
C.lệch
%
Tổng số lao động
53
55
71
2
3,77
16
29,09
I Theo thời hạn HĐ
1. Hợp đồng dài hạn
37
38
51
1
2,7
13
34,21
2. Hợp đồng ngắn hạn
16
17
20
1
6,25
3
17,65
II. Theo giới tính
1. Nam
41
43
57
2
4,88
14
32,56
2. Nữ
12
12
14
0
0
2
16,67
III. Theo đặc điểm lao động
1. Lao động trực tiếp
36
37
50
1
2,78
13
35,14
2. Lao động gián tiếp
17
16
21
1
5,88
3
16,67
IV. Theo trình độ
1. Đại học
7
8
10
1
14,29
2
25
2. Trung cấp
7
8
9
1
14,29
1
12,5
3. Qua đào tạo nghiệp vụ
12
13
21
1
8,33
8
61,54
4. Chưa qua đào tạo nghiệp vụ
27
26
31
1
3,7
5
19,23
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của Công ty qua 3 năm có sự biến động theo chiều hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2003 so với năm 2002 tăng 2 lao động tương ứng với 3,77%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 16 lao động tương ứng 29,09%. Như vậy số lao động của năm 2004 tăng lên đáng kể, điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty có xu hướng mỡ rộng.
- Xét theo thời hạn hợp đồng:
Đối với Công ty này thì do nhu cầu lao động ở các thời điểm khác nhau thì khác nhau nên thời hạn lao động cũng không giống nhau. Đối với các lao động Công ty có nhu cầu sử dụng thường xuyên, lâu dài thì tiến hành hợp đồng dài hạn. Ngược lại đối với các công việc mang tính thời vụ thì sẻ sử dụng những lao động theo hợp đồng ngắn hạn, theo đó hàng năm số lao động này khoảng 15-20 người.
- Xét theo giới tính:
Công ty cổ phần Lâm sản và Thương mại Quảng Bình chuyên mua bán, chế biến lâm sản mà chủ yếu là gỗ nên đòi hỏi sức lao động lớn. Do vậy mà tỷ trọng lao động nam trong tổng số lao động khá lớn. Cụ thể tỷ lệ này qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là: 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Download- Luận văn tốt nghiệp đại học-Chuyên ngành Kinh tế.doc