Vềhệthống quản trị:
- Khai thác, sửdụng hiệu quảcông cụKPI, giao chỉtiêu, điều hành kiểm tra kế
hoạch.
- Hoàn thiện và nâng cấp các chương trình phần mềm quản trịhiện có phù hợp
với yêu cầu sửdụng và phát triển không ngừng của công ty.
- Xây dựng hiệu quảhệthống thông tin nội bộ, thông tin thịtrường, thông tin
khách hàng, thông tin khoa học kỹthuật trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu vềluật pháp và thông lệkinh doanh quốc tế.
VềMarketing:
- Xây dựng đội ngũMarketing có trình độcao, chuyên nghiệp.
- Marketing được xác định là đơn vịtiên phong; xây dựng tốt định hướng, mục
tiêu, chiến lược phát triển của công ty trong ngắn hạn và dài hạn để “Con tàu
Dược Hậu Giang vững vàng bước ra biển lớn”.
- Tham gia quảng bá thương hiệu thông qua các kỳhội chợtriển lãm, giới
thiệu sản phẩm trong và ngoài nước.
77 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán vốn bằng tiền, lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại công ty cổ phần dược Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược
Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Cần
Thơ.
- Ngày 02/09/2004: công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt
động theo quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/08/2004 của UBND Tp.
Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp. Cần
Thơ thành Công ty Cổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là
80.000.000.000 đồng.
2.1.2 Quá trình phát triển:
- Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công
ty vẫn còn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc lạc hậu, công
suất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết việc làm gay gắt,…Tổng
vốn kinh doanh năm 1988 là 895 triệu đồng, Công ty chưa có khả năng tích
luỹ, tái sản xuất mở rộng. Doanh số bán năm 1988 đạt 12.339 triệu đồng, trong
đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng (chiếm tỉ
trọng 25,8% trong tổng doanh thu).
- Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược
“giữ vững hệ thống phân phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, mở
rộng thị trường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuất làm
nền tảng”. Kết quả của việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều
năm liên tiếp Công ty đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm, tăng
thị phần, tăng khách hàng, nâng cao thu nhập người lao động, đóng góp ngày
càng cao vào ngân sách Nhà nước.
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 28
- Qua hơn 35 năm hình thành và phát triển, hiện nay Dược Hậu Giang được
công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam. Sản
phẩm của Công ty trong 11 năm liền (từ năm1996 - 2006) được người tiêu
dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”và đứng trong “Top 5
ngành hàng dược phẩm”. Thương hiệu “Dược Hậu Giang” được người tiêu
dùng bình chọn trong “Top 100 thương hiệu đứng đầu Việt Nam” do Thời
báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, đoạt “Giải cầu vàng – năm 2006” do Trung
tâm phát triển tài năng – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ
chức và cũng là “Thương hiệu được yêu thích” thông qua bình chọn trên
trang web www.thuonghieuviet.com cùng với những giải thưởng khác về
thương hiệu.
- Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO
9001-2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: WHO-GMP/GLP/GSP. Phòng kiểm
nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những
yếu tố giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới.
MỘT SỐ DANH HIỆU CAO QUÝ
Năm Danh hiệu Đơn vị trao tặng
1988 Huân chương Lao động hạng Ba Chủ tịch nước
1993 Huân chương Lao động hạng Nhì Chủ tịch nước
1996 Anh hùng Lao động (thời kỳ 1991-1995) Chủ tịch nước
1998 Huân chương Lao động hạng Nhất Chủ tịch nước
2004 Huân chương Độc lập hạng Ba Chủ tịch nước
2005 Bằng khen thập niên chất lượng (1996-2005) Thủ tướng chính
phủ
2006-
2007
Bằng khen “Doanh nghiệp nhiều năm liền đạt
danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao,
đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH và
Bảo vệ Tổ quốc”
Thủ tướng chính
phủ
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất kinh doanh dược. Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo qui định
của Bộ Y tế. Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm theo qui
định của Bộ Y tế. Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế
biến. In bao bì. Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ. Gia công, lắp đặt, sửa chữa
điện, điện lạnh. Nhập khẩu trực tiếp trang thiết bị y tế. Sản xuất kinh doanh
xuất khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại Công ty. Dịch vụ du lịch và vận
chuyển lữ hành nội địa. Kinh doanh bất động sản.
2.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty:
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 29
2.2.1 Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty:
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo hình thức cơ cấu trực tuyến
chức năng.
SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
TỔNG GIÁM ðỐC
BAN KIỂM SOÁT
ðẠI HỘI ðÔNG CỔ ðÔNG
HỘI ðỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ðỐC
BÁN HÀNG
GIÁM ðỐC
NHÂN SỰ
GIÁM ðỐC
KỸ THUẬT
P. Nhân
sự
P. Hành
chính
GIÁM ðỐC
TÀI CHÍNH
PHÓ TỔNG
GIÁM ðỐC
P. Quản trị
Tài chính
GIÁM ðỐC
MARKETING
Xưởng Non - Betalactam
Xưởng Betalactam
Xưởng thuốc nước
Xưởng viên nan mềm
Xưởng bao bì
PHÓ TỔNG
GIÁM ðỐC
P. Quản lý
Chất
lượng
P. Kiểm
nghiệm
GIÁM ðỐC
CHẤT LƯỢNG
GIÁM ðỐC
SẢN XUẤT
P. Cung
ứng
P. Quản lý
sản xuất
P. Cơ ñiện
P. Nghiên
cứu & PT
Phòng
Marketing
P. Bán
hàng
Hệ thống
bán hàng
Tổng kho
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 30
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
˜ Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông, có quyền biểu quyết là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được Luật
pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo
cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
˜ Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền
lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những
người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị công ty có 11 thành viên,
nhiệm kỳ là 3 năm.
˜ Ban kiểm soát:
Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong điều hành hoạt động
kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập
với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Hiện tại Ban kiểm soát gồm 3 thành
viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm.
˜ Ban Tổng Giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức
điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 31
ty theo những chiến lược, kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng
cổ đông thông qua. Ban Tổng Giám đốc hiện có 3 thành viên, mỗi thành viên
Ban Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ 3 năm.
˜ Các Giám đốc chức năng:
Có 7 Giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các
chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban Tổng Giám đốc.
Đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực vì lợi ích của công ty và cổ
đông.
‡ Giám đốc chất lượng:
Có nhiệm vụ quản lý chất lượng và kiểm nghiệm việc sản xuất sản phẩm,
chịu sự quản lý trực tiếp của các Phó Tổng Giám đốc và các ban lãnh đạo cấp
trên. Chịu trách nhiệm trực tiếp trên phòng quản lý chất lượng và phòng kiểm
nghiệm do mình quản lý.
‡ Giám đốc sản xuất:
Có nhiệm vụ rất quan trọng, chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý các
phòng, xưởng bao gồm các phòng: quản lý sản xuất, phòng cung ứng, phòng
cơ điện và các xưởng: xưởng Non – Betalactam, xưởng Betalactam, xưởng
thuốc nước, xưởng viên nang mềm, xưởng bao bì, xưởng chế biến dược liệu –
hoá dược.
† Giám đốc Marketing:
Là người điều hành phòng Marketing, phòng nghiên cứu và phát triển, có
nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm đối với các phòng do mình quản lý, có
chức năng quản trị thông tin về các loại thuốc và việc quảng cáo sản phẩm,
nghiên cứu thị trường và việc phát triển sản phẩm của công ty.
† Giám đốc bán hàng:
Quản lý phòng bán hàng, tổng kho và phòng bán hàng, quản lý việc cung
ứng thuốc ra thị trường, số lượng thuốc bán ra thị trường là bao nhiêu…, chịu
sự điều hành của các Phó Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc.
† Giám đốc nhân sự:
Quản lý phòng nhân sự và phòng hành chính của công ty, quản lý tình hình
nhân sự trong công ty. Chịu sự quản lý và hỗ trợ đắc lực của các Phó Giám
đốc và Tổng Giám đốc.
† Giám đốc kỹ thuật:
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 32
Là người quản lý các bộ phận kỹ thuật của công ty. Chịu trách nhiệm trực
tiếp trước Ban Tổng Giám đốc.
† Giám đốc tài chính:
Quản lý về bộ phận tài chính của công ty, là người điều hành phòng quản
trị tài chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc.
† Các phòng chức năng và xưởng sản xuất:
Công ty hiện có 11 phòng chức năng, 6 xưởng sản xuất (xưởng Non-
Betalactam – xưởng 1: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuốc nhóm Non-
Betalactam; xưởng Betalactam – xưởng 2: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuốc
nhóm Betalactam; xưởng thuốc nước – xưởng 3: sản xuất các sản phẩm thuốc
nước, thuốc kem – mỡ, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, siro; xưởng viên nang mềm –
xưởng 4:chuyên sản xuất thuốc viên nang mềm; xưởng bao bì: sản xuất, in ấn
bao bì sản phẩm, vật phẩm quảng cáo; xưởng chế biến dược liệu – hoá dược:
cung cấp dược liệu, hoá dược, sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược
thiên nhiên. Các xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu
chuẩn: WHO – GMP, ISO 9001: 2000,…
2.3 Tổ chức công tác tại phòng quản trị tài chính:
2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Trưởng phòng quản trị tài chính: tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy
định của pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời, chính xác các
văn bản pháp luật, các văn bản của cơ quan ban ngành. Quản lý sử dụng và
bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán tham gia công tác đào tạo giảng dạy khi có
yêu cầu của Ban Giám đốc, phòng nhân sự, hướng dẫn chỉ đạo công việc trong
phòng quản trị tài chính.
- Phó phòng quản trị tài chính: giúp trưởng phòng điều hành công tác kế toán
thống kê, thực hiện các nhiệm vụ của trưởng phòng khi trưởng phòng vắng
mặt.
- Tổ thanh toán: phụ trách theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, tiền gửi, công
nợ phải trả, phải thu.
- Tổ tài sản: phụ trách hạch toán tăng, giảm tài sản trong công ty.
- Tổ tổng hợp: Theo dõi công tác tính giá thành và thuế.
- Tổ phân tích: Theo dõi và phân tích hiệu quả kinh doanh, sự phân bổ chi phí
sản xuất, hàng tồn kho.
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 33
- Tổ Tư vấn – Đầu tư chứng khoán (TV – ĐT – CK): Theo dõi các loại cổ
phiếu phát sinh trong tháng, phụ trách pháp chế.
- Tổ tổng hợp khối bán hàng: Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và các
khoản liên quan đến khối bán hàng.
- Kế toán tổng hợp: phụ trách tổng hợp các khâu kế toán, lập bảng cân đối
tháng, lập báo cáo tài chính quý, năm, theo dõi sự biến động về cổ đông và sự
sang nhượng cổ phần của các cổ đông.
- Kế toán hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm: Theo dõi quá trình nhập,
xuất, tồn phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Kế toán công nợ: Tổ chức ghi chép, theo dõi, tổng hợp số liệu các khoản phải
thu, phải trả đối với các đơn vị kinh doanh, các đối tác của công ty. Thanh toán
kịp thời, đúng chế độ các khoản phải trả, tổ chức công tác thu nợ của khách
hàng. Hàng quý đối chiếu công nợ của khách hàng.
- Kế toán thanh toán: Lập các phiếu thu, chi tiền mặt căn cứ chứng từ hợp lệ
của khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Kế toán thuế: cập nhật thuế GTGT đầu vào, đầu ra. Cuối tháng lập bảng kê
khai thuế nộp cho cơ quan thuế.
- Kế toán tài sản cố định: lập thẻ TSCĐ, cập nhật và phân bổ khấu hao TSCĐ,
theo dõi TSCĐ đến thời gian thanh lý hoặc điều chuyển nội bộ của công ty.
- Thủ quỹ: có trách nhiệm thực hiện công việc thu, chi tiền mặt sau khi nhận
được phiếu thu, phiếu chi được lập bởi kế toán thanh toán. Theo dõi ghi sổ quỹ
các nghiệp vụ phát sinh trong ngày đối chiếu số dư tồn quỹ, giữ sổ sách và số
tiền tồn thực tế tại quỹ.
- Kế toán giá thành: tập hợp toàn bộ chi phí trong một chu kỳ sản xuất sản
phẩm để tính ra đơn giá thực tế của sản phẩm.
- Kế toán phân tích: Tập hợp các chi phí trong tháng, theo dõi và quản lý việc
sử dụng ngân sách của các đơn vị của công ty.
SƠ ĐỒ 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC TẠI PHÒNG QUẢN TRỊ
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Trưởng phòng
Phó phòng
Tổ tổng
hợp khối
bán hàng
Tổ TV –
ĐT - CK
Tổ phân tích
Tổ tổng hợp
Tổ tài sản
Tổ thanh
toán
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 34
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty:
- Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung và áp dụng hình thức Chứng từ
ghi sổ.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc chuyển đổi các
đồng tiền khác là Đồng Việt Nam (VND).
- Trình tự ghi sổ kế toán:
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 35
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ
ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm
căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
+ Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số
phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
+ Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi
tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng tổng hợp
kế toán chứng
từ cùng loại
SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm
tra
SƠ ĐỒ 2.3: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị: ……….. Mẫu Số S02a - DN
Địa chỉ: ……….. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
˜ Mẫu sổ 3.1: Chứng từ ghi sổ
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 36
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 37
Đơn vị: …………. Mẫu Số S02b - DN
Địa chỉ: …………. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng…..năm…..
Đơn vị tính:
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng
- Cộng tháng - Cộng tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý - Cộng luỹ kế từ đầu quý
Số tiền bằng chữ: ........................................................................................................
......................................................................................................................................
………., ngày…..tháng……năm…..
Kế toán ghi sổ Q.Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
˜ Mẫu sổ 3.2: Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 38
Đơn vị: ………… Mẫu Số S02c1 - DN
Địa chỉ: …………. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm: ……
Tên tài khoản: ……………………
Số hiệu: ……
Đơn vị tính:
Ngày,
tháng
ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu
TK đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
Ngày,
tháng
Nợ Có
A B C D E 1 2
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
- Cộng
- Số dư cuối kỳ
- Cộng luỹ kế đầu kỳ
………., ngày…..tháng…..năm…….
Kế toán ghi sổ Q.Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
˜ Mẫu sổ 3.3: Sổ Cái
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 39
2.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
- Ngày 21 tháng 12 năm 2006, cổ phiếu của Dược Hậu Giang (mã chứng
khoán DHG) chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
TP.HCM với tổng số 8.000.000 cổ phiếu và giá thị trường là 320.000 đồng/cổ
phiếu. Sau thời gian niêm yết, cổ phiếu DHG luôn tạo được sự quan tâm của
các nhà đầu tư, nâng cao uy tín thương hiệu, tạo tiền đề tốt cho việc phát hành
cổ phiếu huy động vốn để tiếp tục phát triển bền vững. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 873.072 triệu đồng; lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh đạt 86.911 triệu đồng; lợi nhuận khác đạt 149 triệu đồng; lợi
nhuận kế toán trước thuế đạt 87.060 triệu đồng; lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
(EPS) là 10.882 đồng/cổ phiếu. Đạt được kết quả đó là do trong năm 2006
Công ty đầu tư 35,5 tỷ đồng xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO – GMP
và đã được Cục quản lý Dược Việt Nam cấp giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu
chuẩn WHO – GMP ngày 19 tháng 12 năm 2006. Đầu tư 50 tỷ đồng nhận
chuyển quyền sử dụng đất tại địa chỉ: 288 Bis đường Nguyễn Văn Cừ, P. An
Bảng 2.1: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Năm 2007/Năm
2006
Chênh lệch
Năm 2008/Năm
2007
Tuyệt
đối
(±)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
(±)
Tương
đối
(%)
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
873.072
1.285.210
1.528.207
412.138
47,21
242.997
18,91
2. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
86.911
127.859
148.755
40.948
47,11
20.896
16,34
3. Lợi nhuận khác
149
454
1.822
305
204,70
1.368
301,32
4. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
87.060
128.313
150.577
41.253
47,38
22.264
17,35
5. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu (đồng/cp)
10.882
6.132
6.778
(4.750)
(43,65)
646
10,53
(Nguồn: Phòng quản trị tài chính)
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 40
Hoà, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần thơ để chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà máy
sản xuất mới theo yêu cầu phát triển Công ty giai đoạn 2007 – 2010. (Nguồn:
Báo cáo thường niên năm 2006 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang).
- Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tăng vốn điều
lệ lên 200 tỷ đồng, và cũng là năm đầu tiên doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ vượt mức 1.000 tỷ đồng. Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ đạt 1.285.210 triệu đồng, tăng 412.138 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
47,21% so với năm 2006. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt
127.859 triệu đồng, tăng 40.948 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 47,11%
so với năm 2006. Trong năm 2007 lợi nhuận khác đạt được 454 triệu đồng,
tăng 305 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 204,70% so với năm 2006. Từ việc tăng
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác dẫn đến lợi nhuận
trước thuế cũng tăng 41.253 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 47,38% so với năm
2006. Công ty giữ vững được lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần ở mức
10%. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2007 là: 6.132 đồng/cổ phiếu
giảm 4.750 đồng, ứng với tỷ lệ giảm 43,65% so với năm 2006. Nguyên nhân
có thể là do trong năm 2007, công ty phát hành thêm cổ phiếu. Bên cạnh đó,
giá trị tổng sản lượng và doanh thu thuần hàng sản xuất của Công ty liên tục là
năm thứ 12 dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam và có khoảng cách rất
xa so với doanh nghiệp đứng thứ 2. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007
công ty Cổ phần Dược Hậu Giang).
- Năm 2008 trong điều kiện nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, Dược Hậu
Giang đã tập trung phát triển danh mục các sản phẩm chủ lực, tập trung nghiên
cứu sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, chủ động được 90% sản phẩm tự sản
xuất cung ứng cho thị trường, nhờ vậy mà doanh thu không sụt giảm, lợi
nhuận vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng ổn định hơn 10%/năm. Cụ thể kết quả sản
xuất - kinh doanh năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
1.528.207 triệu đồng, tăng 242.997 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 18,91% so
với năm 2007. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt
148.755 triệu đồng, tăng 20.896 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 16,34% so với
năm 2007. Lợi nhuận khác cũng đạt được 1.822 triệu đồng, tăng 1.368 triệu
đồng, ứng với tỷ lệ tăng 301,32% so với năm 2007. Năm 2008 thì tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế tăng 22.264 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 17,35% và
lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2008 cũng tăng 646 đồng, ứng với tỷ
lệ tăng 10,53% so với năm 2007. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang).
2.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời
gian tới:
2.5.1 Thuận lợi:
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 41
- Chính phủ, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam có những chính sách thúc
đẩy phát triển công nghiệp Dược, khuyến khích hệ thống điều trị và người tiêu
dùng quan tâm đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng cao.
- Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật,…con người ngày
càng có ý thức chăm sóc sức khoẻ của mình dẫn đến sức mua của người dân
tăng cao. Hệ thống điều trị, người tiêu dùng có lòng tin hơn đối với dược phẩm
sản xuất trong nước nói chung và tín nhiệm sản phẩm của Dược Hậu Giang nói
riêng.
- Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo UBND, các sở, ban, ngành
Tp.Cần Thơ.
- Sự hỗ trợ về tín dụng từ phía các ngân hàng.
- Sự đóng góp sáng tạo, hiệu quả của đội ngũ Ban lãnh đạo và toàn thể cán
bộ công nhân viên trong Công ty.
- Công ty có mạng lưới hoạt động từ Bắc vào Nam với hệ thống chi nhánh
hoạt động rất năng động.
- Hiệu quả kinh doanh tốt tạo ra được nhiều lợi nhuận, tạo được sự tin tưởng
ở các nhà đầu tư vào Công ty. Cũng chính vì thế mà Công ty sẽ dễ dàng huy
động vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
- Bộ phận kế toán luôn tuân thủ chặt chẽ chế độ kế toán ban hành và các sổ
sách, chứng từ luôn được lưu trữ cẩn thận, dễ kiểm soát. Do đó tạo điều kiện
thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý tình hình tài chính tại đơn vị.
2.5.2 Khó khăn:
- Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, nhiên liệu, vật tư ngành nhựa,
ngành giấy,...ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty.
- Một số khoản mục chi phí đối với doanh nghiệp bị khống chế. Do vậy,
Công ty không thể đầu tư hợp lý cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến
mãi, làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước,
doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.5.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới:
Về đầu tư phát triển:
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 42
- Đầu tư cho nhà máy sản xuất, kho
- Liên kết với các nhà máy sản xuất dược phẩm trong và ngoài nước
- Thành lập các công ty trực thuộc nhằm phát triển quy mô công ty thành một
tập đoàn có uy tín trong lĩnh vực y dược.
- Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Đầu tư cho hệ thống phân phối
Về hệ thống quản trị:
- Khai thác, sử dụng hiệu quả công cụ KPI, giao chỉ tiêu, điều hành kiểm tra kế
hoạch.
- Hoàn thiện và nâng cấp các chương trình phần mềm quản trị hiện có phù hợp
với yêu cầu sử dụng và phát triển không ngừng của công ty.
- Xây dựng hiệu quả hệ thống thông tin nội bộ, thông tin thị trường, thông tin
khách hàng, thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu về luật pháp và thông lệ kinh doanh quốc tế.
Về Marketing:
- Xây dựng đội ngũ Marketing có trình độ cao, chuyên nghiệp.
- Marketing được xác định là đơn vị tiên phong; xây dựng tốt định hướng, mục
tiêu, chiến lược phát triển của công ty trong ngắn hạn và dài hạn để “Con tàu
Dược Hậu Giang vững vàng bước ra biển lớn”.
- Tham gia quảng bá thương hiệu thông qua các kỳ hội chợ triển lãm, giới
thiệu sản phẩm trong và ngoài nước.
Về bán hàng:
- Giữ vững và mở rộng thị phần ổn định ở mức 10% - 15% tổng doanh thu
hàng sản xuất trong nước, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
- Phát triển bán hàng vào hệ thống điều trị
- Đầu tư chiều sâu chính sách chăm sóc khách hàng.
Về hoạt động kinh doanh:
- Đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2008 – 2010 không dưới 25%/năm.
- Chuyên môn hoá hệ thống sản xuất.
Về tài chính:
- Kiểm soát tốt chi phí để xây dựng cơ cấu giá thành hợp lý, tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt
SVTH: Lê Nguyễn Thanh Toàn Trang 43
- Duy trì tình hình tài chính lành mạnh, tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ có
chi phí thấp.
- B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp Kế toán vốn bằng tiền, lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang.pdf