MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN 4
1.1. Những vấn đề chung về hạch toán xác định kết quả kinh doanh 4
1.1.1. Khái niệm và nội dung kết quả kinh doanh 4
1.1.2. Nhiệm vụ hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 5
1.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 5
1.2.1. Kế toán doanh thu 5
1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 9
1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán 11
1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 14
1.2.5. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 18
1.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính 19
1.3.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19
1.3.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 21
1.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính 22
1.4. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác 23
1.4.1. Kế toán thu nhập khác 23
1.4.2. Kế toán chi phí khác 24
1.4.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác 25
1.5. Kế toán phân phối lợi nhuận 26
1.5.1. Nguyên tắc phân phối 26
1.5.2. Tài khoản sử dụng 26
1.5.3. Trình tự hạch toán 27
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC QUỐC TẾ 28
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 28
2.2. Quá trình hình thành và phát triển 29
2.3. Lĩnh vực hoạt động 29
2.4. Quy mô công ty 30
2.4.1. Quy mô vốn kinh doanh 30
2.4.2. Số lượng cán bộ - công nhân viên 30
2.4.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 31
2.5. Sơ đồ bộ máy quản lý 32
2.5.1. Sơ đồ tổ chức 32
2.5.2. Trách nhiệm quyền hạn từng phòng ban 33
2.6. Một số thành tựu đạt được trong những năm qua 34
2.7. Định hướng phát triển 35
2.8. Tổ chức công tác kế toán 36
2.8.1. Tổ chức bộ máy kế toán 36
2.8.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kế toán 36
2.8.3. Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC QUỐC TẾ 40
3.1. Khái quát chung 40
3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 40
3.2.1. Kế toán doanh thu 41
3.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 50
3.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán 57
3.2.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 60
3.2.5. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 74
3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính 75
3.3.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 75
3.3.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 75
3.3.3.Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính 78
3.4. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác 78
3.4.1.Kế toán thu nhập khác 78
3.4.2. Kế toán chi phí khác 81
3.4.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác 83
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2010 83
3.5. Kế toán phân phối lợi nhuận 87
3.5.1. Nguyên tắc phân phối 87
3.5.2. Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán 87
3.5.3. Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh 88
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 92
4.1. Nhận xét 92
4.1.1. Đánh giá về công tác quản lý 92
4.1.2. Đánh giá về công tác kế toán 92
4.1.3. Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh 97
4.2. Kiến nghị 97
4.2.1. Kiến nghị về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 98
4.2.2. Kiến nghị về các khoản giảm trừ doanh thu 100
4.2.3. Kiến nghị về việc theo dõi các khoản phải thu khách hàng 102
4.2.4. Kiến nghị về việc ghi nhận giá vốn hàng bán 103
4.2.5. Kiến nghị về việc theo dõi và ghi nhận chi phí phát sinh 104
4.2.6. Kiến nghị về công tác tổ chức chứng từ kế toán 108
4.2.7. Kiến nghị về việc trích lập và sử dụng các quỹ 109
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC A-JJ
176 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4778 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty TNHH tư vấn và phát triển giáo dục quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự)
Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức ( Xem sơ đồ 2.1)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GĐCN
LT
GĐCN
HV
GĐCN
DA
GĐCN
CIE
BỘ PHẬN
HCNS
BỘ PHẬN
HCNS
BỘ PHẬN
HCNS
BỘ PHẬN
HCNS
TP
NS
BỘ PHẬN
HV
BỘ PHẬN
HV
BỘ PHẬN
HV
BỘ PHẬN
HV
TP
HV
BỘ PHẬN
KD
BỘ PHẬN
KD
BỘ PHẬN
KD
BỘ PHẬN
KD
TP
KD
BỘ PHẬN
TT
BỘ PHẬN
TT
BỘ PHẬN
TT
BỘ PHẬN
TT
TP
TT
BỘ PHẬN
KT
BỘ PHẬN
KT
BỘ PHẬN
KT
BỘ PHẬN
KT
KT
TRƯỞNG
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty
Trách nhiệm, quyền hạn từng phòng ban
Trách nhiệm quyền hạn ban giám đốc
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế.
Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án kinh doanh, dịch vụ và các chủ trương lớn về tài chính, nhân sự của công ty.
Giám sát, kiểm soát tình hình sử dụng vốn; phê duyệt quyết toán của công ty.
Quyết định phân chia và phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty.
Cung cấp nguồn lực để xây dựng, thực hiện và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng công ty.
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ các hoạt động thuộc chi nhánh, thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ được giao.
Chủ trì công tác giám sát và kiểm tra hệ thống quản trị chất lượng chi nhánh: Kiểm soát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách của chi nhánh với kế hoạch của công ty; Công tác kiểm tra tài chính đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh; Công tác đánh giá nội bộ.
Tham mưu cho Giám đốc điều hành về các chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực công ty.
Trách nhiệm quyền hạn các đơn vị
PHÒNG KINH DOANH
Đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể
Thực hiện kế hoạch kinh doanh
Dự báo tình hình kinh doanh và hướng phát triển
Trực tiếp liên hệ và giao dịch với khách hàng
PHÒNG TIẾP THỊ
Đề ra chiến lược và kế hoạch tiếp thị cụ thể
Thực hiện quảng bá thương hiệu và chất lượng giáo dục.
Dự báo và theo dõi tác động của hoạt động tiếp thị đối với hoạt động kinh doanh.
Đề xuất dự án kinh doanh với các loại hình dịch vụ mới.
PHÒNG HỌC VỤ
Quản lý trực tiếp chất lượng giảng dạy.
Trực tiếp thực hiện các dịch vụ giáo dục đúng theo kế hoạch.
Quản lý các điều kiện an toàn, sức khoẻ và môi trường tại nơi giảng dạy.
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Lập kế hoạch tài chính và đầu tư
Dự báo tình hình tài chính và nguồn vốn cho các hạng mục đầu tư.
Hạch toán (ghi nhận) giá trị của hoạt động kinh doanh của công ty.
Quản lý hệ thống quy trình hoạt động.
PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ
Quản lý hoạt động hành chánh của toàn công ty.
Hỗ trợ công việc hành chánh cho các phòng ban khác.
Quản lý nguồn tài nguyên nhân lực của công ty.
Thực hiện các dịch vụ lương bổng và các chế độ phúc lợi khác.
Lập chính sách, tư vấn và kiểm tra hoạt động quản lý nhân sự của các phòng ban khác.
Một số thành tựu đạt được trong những năm qua:
Trong gần 10 năm hoạt động công ty đã đạt được những thành tựu như sau:
Về công tác giáo dục: công ty đã và đang mở lớp tình thương tại trung tâm dạy cho các em cơ nhở không có điều kiện đến trường, lớp này đã duy trì hơn 5 năm và hiện nay số lượng đã trên 30 em, ngoài ra công ty còn tham gia tài trợ sách vở cho các em ở các trường phổ thông vào đầu năm học.
Về công tác dạy học: qua nhiều năm giảng dạy công ty cũng đào tạo được nhiều học viên đạt được thành tích cao trong học tập, cụ thể là đạt được chứng chỉ IELTS có số điểm 6.5 và được lãnh đạo tỉnh Bình Dương khen thưởng bằng hiện kim. Ngoài ra, còn đào tạo kỹ năng giảng dạy cho nhiều giáo viên bên trong và bên ngoài công ty. Hiện nay, công ty đang tổ chức đào tạo chứng chỉ giảng dạy TKT cho các giáo viên dạy tiếng Anh trong tỉnh Bình Dương do sở Giáo Dục Bình Dương khởi động.
Trở thành trung tâm khảo thí đầu tiên trong khu vực Miền Đông Nam Bộ, tổ chức cho hàng nghìn em thi và đạt được nhiều chứng chỉ như Starters, Movers, KET, PET, TOEIC. Ngoài ra, công ty cũng tổ chức các buổi trao đổi hướng dẫn cho các em ở trường phổ thông làm thế nào để học tiếng Anh tốt.
Định hướng phát triển:
Chiếm lĩnh giữ vững, phát triển thị trường:
“Dẫn dắt” thị trường giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn quốc tế ở miền Đông Nam Bộ (60% thị phần tại tỉnh Bình Dương).
“Thách thức” thị trường giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn quốc tế phía Nam (5% thị phần toàn miền Nam).
“Thách thức” thị trường giảng dạy tiếng Anh tại các công ty, khu công nghiệp (5% doanh số/năm).
Tăng chất lượng “sản phẩm”, dịch vụ ( đa dạng hóa chương trình giảng dạy).
Giảm chi phí hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận.
Phát huy tinh thần “ chúng ta đồng hội đồng thuyền”.
Hợp tác chặt chẽ với nhà cung ứng.
Nâng cao hơn nữa tinh thần “học, học nữa, học mãi”.
Tổ chức công tác kế toán:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ tổng công ty
Kế toán
Hùng Vương
Thủ quỹ
Hùng Vương
Kế toán
Lái Thiêu
Thủ quỹ
Lái Thiêu
Kế toán
CIE
Thủ quỹ
CIE
Kế toán
Dĩ An
Thủ quỹ
Dĩ An
Tổ chức bộ máy kế toán (Xem sơ đồ 2.2)
(Nguồn: số liệu bộ phận kế toán)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán
Kế toán trưởng
Chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của phòng Tài chính
Kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của phòng
Tổ chức bộ máy kế toán tài chính phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, đồng thời theo đúng chế độ Kế toán tài chính của nhà nước ban hành.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Điều hành về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kế toán công ty.
Thừa ủy nhiệm của Giám đốc Điều hành ký các chứng từ, sổ sách kế toán của công ty.
Kế toán tổng hợp
Thay mặt kế toán trưởng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của phòng Tài Chính Kế Toán theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát công việc các phần hành kế toán.
Lập báo cáo quyết toán tháng, năm của công ty.
Thừa ủy nhiệm của Kế toán trưởng ký duyệt thanh toán theo ủy quyền
Kế toán chi nhánh
Thực hiện phần hành kế toán tại các chi nhánh
Ghi nhận đầy đủ các giao dịch phát sinh tại chi nhánh và gửi báo cáo về công ty theo đúng quy định.
Thủ quỹ
Thực hiện tổ chức, quản lý tài sản công ty, giao dịch với ngân hàng.
Ghi nhận đầy đủ các nghiệp vụ liên quan vào sổ sách thủ quỹ.
Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ
Doanh nghiệp áp dụng Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán: Kế toán chi nhánh thực hiện thu thập, ghi nhận nội dung các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo kế toán về trụ sở chính để Kế toán Tổng Hợp tổng hợp và lập ra các báo cáo chung cho toàn doanh nghiệp theo quy định.
Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12
Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Hệ thống tài khoản kế toán: theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DNN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DNN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DNN
Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F01-DNN
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNN
Hình thức kế toán: Hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo hình thức Nhật ký chung được thiết kế trên phần mềm Excel. ( Xem sơ đồ 2.3)
Chứng từ kế toán
Sổ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
Bảng cân đối phát sinh
Sổ Nhật Ký
Đặc Biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán Công ty áp dụng
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10,... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC QUỐC TẾ
Khái quát chung
Công ty TNHH Tư Vấn và Phát Triển Giáo Dục Quốc Tế hoạt động chính trong lĩnh vực đào tạo Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho cả ba đối tượng Thiếu Nhi, Thiếu Niên và Người Lớn. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực đào tạo Ngoại ngữ nên các chi nhánh của công ty hoạt động với tên gọi “Trung tâm Ngoại Ngữ Quốc Tế SIT”.
Là Trung Tâm Khảo Thí mã số VN-120 của Đại học Cambridge – Vương Quốc Anh, hằng năm công ty thường tổ chức khoảng 03 đến 04 kỳ thi lấy Chứng Chỉ Quốc Tế cho các học viên (HV). Là đơn vị duy nhất tại Bình Dương được công nhận là Trung tâm khảo thí của Đại học Cambridge nên vào các kỳ thi Chứng chỉ Quốc tế được tổ chức, bên cạnh số lượng học viên của trung tâm còn có rất nhiều học viên bên ngoài đăng ký tham dự kỳ thi.
Học viên của trung tâm chủ yếu sinh sống ở địa bàn tỉnh Bình Dương và các quận lân cận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Vào các dịp đặc biệt, công ty có nhiều chương trình khuyến học miễn – giảm học phí cho Học viên. Ngoài ra, công ty còn có nhiều chương trình học bổng, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong các kỳ thi.
Do hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề nên dịch vụ công ty cung cấp thuộc diện không chịu thuế GTGT đầu ra, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kế toán doanh thu
Kế toán doanh thu học phí
Nguyên tắc hạch toán
Căn cứ vào phiếu thu do NVKD lập, kế toán ghi nhận doanh thu học phí. Ngày tháng thực hiện việc ghi nhận doanh thu phải tương đồng với ngày lập phiếu thu và thu tiền học phí, cần ghi nhận trường hợp học viên mới nhập học lần đầu.
Do kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nên dịch vụ công ty cung cấp thuộc diện không chịu thuế GTGT đầu ra.
Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
Chứng từ sử dụng:
Phiếu đăng ký: là thủ tục đầu tiên khi học viên đến trung tâm để đăng ký học. Phiếu này được lập tại phòng kinh doanh.
Phiếu thu: Do nhân viên kinh doanh lập. Phiếu thu ghi đầy đủ thông tin học viên bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, lớp, số điện thoại, lớp đăng ký học anh văn và số tiền học phí phải đóng.
Hóa đơn GTGT: Do kế toán trưởng lập vào cuối mỗi tháng căn cứ vào phiếu thu, phản ánh tổng doanh thu phát sinh trong tháng. Trường hợp HV có yêu cầu xuất hóa đơn thì sẽ do kế toán tổng hợp lập sau khi học viên đăng ký và trình giám đốc ký duyệt, liên 02 giao cho học viên.
Sổ kế toán sử dụng
Sổ Nhật ký thu tiền
Sổ Cái TK 511, TK 111
Sổ chi tiết bán hàng
Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản sử dụng: TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
Ngoài ra, để thuận tiện trong công tác theo dõi doanh thu của từng loại dịch vụ cung cấp, công ty còn tổ chức thêm 04 tài khoản cấp 3:
TK 51131 “ Doanh thu anh văn Thiếu Nhi”
TK 51132 “ Doanh thu anh văn Thiếu Niên”
TK 51133 “ Doanh thu anh văn Giao Tiếp”
TK 51134 “ Doanh thu anh văn khác”
111
Ghi nhận doanh thu
5113
Sơ đồ hạch toán: Xem sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ tại Công ty
Trình tự luân chuyển chứng từ và quy trình kế toán: Xem sơ đồ 3.2.
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán doanh thu
Diễn giải:
Khi có học viên đăng ký học phí, bộ phận kinh doanh tiếp nhận, lập phiếu thu và thu tiền học viên. Phiếu thu gồm 03 liên:
Liên 01: giao cho kế toán chi nhánh mỗi cuối tháng.
Liên 02: giao cho học viên.
Liên 03: giao cho kế toán chi nhánh cuối mỗi ngày.
Sau khi lập phiếu thu tiền, nhân viên kinh doanh căn cứ vào phiếu thu ghi nhận toàn bộ doanh thu vào Sổ Thu do mỗi nhân viên kinh doanh lập, đồng thời cập nhật lại toàn bộ doanh thu phát sinh vào máy vi tính ở phòng kinh doanh. Cuối ngày, nhân viên kinh doanh giao tiền lại cho thủ quỹ, thủ quỹ ký xác nhận đã thu tiền vào Sổ Thu của Nhân viên kinh doanh.
Kế toán chi nhánh khi nhận được phiếu thu tiến hành nhập liệu kế toán. Ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký thu tiền, Sổ Cái TK 511, TK 111 và các Sổ chi tiết bán hàng. Trường hợp học viên có yêu cầu xuất hóa đơn thì kế toán tổng hợp sẽ xuất hóa đơn GTGT cho học viên, hóa đơn phải có ký xác nhận của Giám Đốc. Hóa đơn gồm 03 liên:
Liên 01: nộp về cho kế toán trưởng vào cuối mỗi tháng, làm cơ sở đối chiếu trong công tác khai báo thuế.
Liên 02: giao cho học viên.
Liên 03: luân chuyển nội bộ.
Sáng thứ hai hàng tuần, kế toán chi nhánh – thủ quỹ - kinh doanh tiến hành đối chiếu doanh thu trong tuần.
Cuối tháng, kế toán chi nhánh chuyển liên 01 của phiếu thu về cho kế toán tổng hợp. Trường hợp học viên có yêu cầu xuất hóa đơn thì kế toán tổng hợp sẽ xuất hóa đơn GTGT cho học viên. Căn cứ vào chứng từ nhận được, kế toán tổng hợp tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký thu tiền và Sổ Cái TK 511, TK 111 cùng các sổ chi tiết của TK 511. Đồng thời, tiến hành lập các báo cáo tổng hợp hàng tháng và lưu các chứng từ theo quy định.
Kế toán doanh thu giáo trình
Nguyên tắc hạch toán
Khi học viên đóng học phí và mua giáo trình, doanh thu học phí và doanh thu giáo trình được ghi nhận đồng thời trên cùng một phiếu thu.
Căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi nhận doanh thu bán lẻ giáo trình. Ngày tháng thực hiện việc ghi nhận doanh thu phải tương đồng với ngày lập phiếu thu.
Trường hợp học viên mua giáo trình sau ngày đăng ký học phí, doanh thu giáo trình được ghi nhận trên phiếu thu bán lẻ giáo trình.
Hàng hóa công ty cung cấp thuộc diện không chịu thuế GTGT đầu ra.
Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản sử dụng:
TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa”
111
Ghi nhận doanh thu
5111
Sơ đồ hạch toán: Xem sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hạch toán doanh thu hàng hoá tại Công ty
Chứng từ sử dụng và sổ kế toán sử dụng:
Chứng từ sử dụng:
Phiếu thu
Hóa đơn GTGT
Phiếu thu giáo trình bán lẻ: do nhân viên kinh doanh lập.
Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ: do nhân viên kế toán lập để theo dõi doanh thu giáo trình.
Sổ kế toán sử dụng
Sổ Nhật ký thu tiền
Sổ Cái TK 511, TK 111
Sổ chi tiết bán hàng
Trình tự luân chuyển chứng từ và quy trình kế toán:
( Xem Sơ đồ 3.2. Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán doanh thu)
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Tương tự như trình tự luân chuyển chứng từ ghi nhận doanh thu học phí. Trường hợp học viên mua giáo trình sau ngày ghi phiếu thu, nhân viên kinh doanh lập phiếu bán lẻ giáo trình, thu tiền và chuyển sách cho học viên.
Liên 1: Màu trắng, lưu tại cuốn phiếu. Cuối tháng nộp về phòng kế toán để theo dõi tiến trình bán giáo trình của bộ phận kinh doanh và làm cơ sở cho việc xác định doanh thu bán giáo trình.
Liên 2: Màu hồng, giao cho học viên.
Hàng ngày, kế toán cập nhật doanh thu bán giáo trình vào Bảng kê bán lẻ giáo trình để theo dõi doanh thu phát sinh trong tháng.
Cuối tháng, kế toán chi nhánh gửi báo cáo tình hình doanh thu và xuất hóa đơn tổng hợp doanh thu giáo trình trong tháng. Đồng thời gửi liên (1) của phiếu thu về cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng báo cáo tình hình doanh thu trong tháng tiến hành lập các sổ báo cáo hàng tháng của tổng công ty.
Quy trình kế toán
Căn cứ vào chứng từ nhận được, kế toán tiến hành ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký thu tiền, Sổ Cái TK 511, TK 111 và các sổ chi tiết của TK 511.
Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 31/10/2010, học viên Cao Đăng Phát đăng ký học lớp Starlet3, hoc phí là 1.350.000 đồng. Căn cứ phiếu thu số 10251 ( phụ lục A ), kế toán hạch toán:
Nợ TK 111 1.350.000
Có TK 51131 1.350.000
Nghiệp vụ 2: Ngày 25/11/2010, học viên Nguyễn Phong Vũ đăng ký học lớp TOEIC trọn khóa 5.900.000 đồng, hoc viên đóng trước 3.000.000 đồng. Căn cứ phiếu thu số 10349 ( phụ lục B ), kế toán hạch toán:
Nợ TK 111 3.000.000
Có TK 51133 3.000.000
Nghiệp vụ 3: Ngày 17/12/2010, học viên Nguyễn Phong Vũ hoàn tất học phí lớp anh văn Giao Tiếp Dài Hạn phần còn lại là 2.900.000đ. Căn cứ phiếu thu số 10444 ( phụ lục C , D ), kế toán hạch toán:
Nợ TK 111 2.900.000
Có TK 51133 2.900.000
Nghiệp vụ 4: Ngày 18/12/2010, học viên Phạm Minh Phi đăng ký học lớp Ket-2, chương trình anh văn Thiếu Niên, học phí là 1.100.000đ. Căn cứ phiếu thu số 10448 ( phụ lục E và F ), kế toán hạch toán doanh thu:
Nợ TK 111 1.100.000
Có TK 51132 1.100.000
Nghiệp vụ 5: Học viên Lê Ngô Yến Duyên lớp Ket-4 mua quyển sách Inspiration-3 với giá là 135.000đ. Căn cứ biên lai thu giáo trình bán lẻ số 00694 (phụ lục G ), quyển 25 do nhân viên kinh doanh lập, kế toán định khoản:
Nợ TK 111 135.000
Có TK 5111 135.000
Nghiệp vụ 6: Ngày 18/12/2010, học viên Nguyễn Gia Hân đăng ký học lớp Superkid-1, chương trình anh văn Thiếu Nhi, học phí là 1.350.000 đồng, giáo trình là 110.000 đồng. Căn cứ phiếu thu số 10450 ( phụ lục H ), kế toán định khoản:
Nợ TK 111 1.460.000
Có TK 51131 1.350.000
Có TK 5111 110.000
Biểu 3.1. Sổ Nhật ký thu tiền
Biểu 3.2. Sổ Cái TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Biểu 3.3. Sổ chi tiết bán hàng – Doanh thu giáo trình
Biểu 3.4. Sổ chi tiết bán hàng – Anh văn thiếu nhi
Biểu 3.5. Sổ Chi tiết bán hàng – Anh văn thiếu niên
Biểu 3.6. Sổ chi tiết bán hàng – Anh văn giao tiếp
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Giảm giá hàng bán
Nguyên tắc hạch toán
Các khoản phát sinh giảm học phí sau ngày lập phiếu thu, kế toán sẽ hạch toán ghi nhận vào các khoản giảm trừ doanh thu.
Đối với khoản giảm học phí trong khi lập phiếu thu, kế toán chỉ ghi nhận số tiền thực tế thu được sau khi giảm mà không hạch toán vào tài khoản giảm giá hàng bán.
Chứng từ sử dụng và sổ kế toán sử dụng
Chứng từ sử dụng:
Phiếu trình giảm giá: do bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận marketing lập, có sự phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh.
Phiếu bảo lưu học phí: nếu học viên đồng ý trung tâm giữ lại học phí đã đóng và phần này sẽ được trừ ra khi đóng tiền học cho khóa tiếp theo.
Phiếu đề nghị thanh toán và phiếu chi: nếu học viên yêu cầu rút lại tiền học phí được miễn, giảm.
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ Nhật ký chi tiền
Sổ Cái TK 532, TK 111
Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản sử dụng:
TK 532 “ Giảm giá hàng bán”
111
532
511
Ghi nhận khoản
giảm giá hàng bán
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ TK 532
Sơ đồ hạch toán: Xem sơ đồ 3.4
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán tại Công ty
Trình tự luân chuyển chứng từ và quy trình kế toán:
Trường hợp (1): học viên nhận lại khoản tiền được giảm giá
Bộ phận kinh doanh lập phiếu trình giảm giá và phiếu đề nghị thanh toán để giám đốc chi nhánh xét duyệt. Chuyển phiếu này để thủ quỹ chi tiền và tiến hành các thủ tục giảm giá. Sau đó, chuyển toàn bộ chứng từ về phòng kế toán. Kế toán hạch toán các khoản giảm giá hàng bán, ghi nhận vào sổ Nhật ký chi tiền và Sổ Cái TK 532, TK 111. ( Xem sơ đồ 3.5)
Bộ phận kinh doanh
Phiếu chi
(thủ quỹ lập)
Phiếu đề nghị
thanh toán
Phiếu trình
giảm giá
Bộ phận kế toán
Sổ Cái
TK 532
Sổ Cái
TK 111
Nhật ký
chi tiền
Sơ đồ 3.5. Quy trình ghi sổ kế toán giảm giá hàng bán
Trường hợp (2): học viên bảo lưu lại học phí được giảm
Bộ phận kinh doanh lập phiếu trình giảm giá và phiếu bảo lưu học phí để Giám đốc chi nhánh xét duyệt. Sau đó, chuyển phiếu bảo lưu học phí cho học viên. Trường hợp này bộ phận kinh doanh lưu giữ và theo dõi riêng, không chuyển qua phòng kế toán.
Hàng bán bị trả lại
Nguyên tắc hạch toán
Căn cứ phiếu đề nghị hoàn học phí, kế toán ghi nhận khoản hàng bán bị trả lại. Kế toán phải chú thích rõ hoàn học phí cho phiếu thu nào, lý do hoàn học phí.
Chứng từ sử dụng và sổ kế toán sử dụng
Chứng từ sử dụng:
Phiếu đề nghị hoàn học phí: Căn cứ vào yêu cầu rút học phí của học viên. Xét thấy lý do chính đáng hoặc do lỗi của công ty, nhân viên kinh doanh làm phiếu đề nghị hoàn học phí có xét duyệt của giám đốc chi nhánh.
Phiếu chi: do thủ quỹ lập khi chi tiền
Biên bản nhận lại tiền
Sổ kế toán sử dụng
Sổ Nhật ký chi tiền
Sổ Cái TK 531, TK 511
Trình tự luân chuyển chứng từ và quy trình kế toán:
Theo yêu cầu của học viên, bộ phận kinh doanh lập phiếu đề nghị hoàn học phí và phiếu đề nghị thanh toán để giám đốc chi nhánh xét duyệt. Chuyển các phiếu này để thủ quỹ chi tiền và tiến hành các thủ tục hoàn học phí. Sau đó, chuyển phiếu đề nghị hoàn học phí, phiếu đề nghị thanh toán, phiếu chi và liên (2) của phiếu thu về phòng kế toán. Kế toán hạch toán các khoản hàng bán bị trả lại, ghi nhận vào sổ Nhật ký chi tiền và Sổ Cái TK 531, TK 111. ( Xem sơ đồ 3.6)
Bộ phận kinh doanh
Phiếu chi
(thủ quỹ lập)
Phiếu đề nghị thanh toán
Phiếu đề nghị hoàn học phí
Phiếu thu (liên 02)
Bộ phận kế toán
Nhật ký
chi tiền
Sổ Cái
TK 531
Sổ Cái
TK 111
Chú ý: khi tiến hành hoàn học phí cho học viên, bộ phận kinh doanh phải thu hồi lại liên (2) của phiếu thu học phí.
Sơ đồ 3.6. Quy trình ghi sổ kế toán hàng bán bị trả lại
Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản sử dụng: TK 531 “ Hàng bán bị trả lại”
111
531
511
Ghi nhận khoản
hàng bán bị trả lại
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ TK 531
Sơ đồ hạch toán: Xem sơ đồ 3.7
Sơ đồ 3.7. Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại tại Công ty
Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 27/11/2010, công ty thanh toán tiền hoàn học phí cho Nguyễn Thanh Hải. Căn cứ phiếu chi số PC-948 ( phụ lục I ) , kế toán định khoản:
Nợ TK 531 3.000.000
Có TK 111 3.000.000
Nghiệp vụ 2: Ngày 17/12/2010, học viên Cao Thùy Trang đăng ký học lớp Starters. Kế toán đã ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111 1.890.000
Có TK 51131 1.700.000
Có TK 5111 190.000
Do gia đình em Cao Thùy Trang có 02 anh em đang theo học tại trung tâm, ưu đãi cho đối tượng học viên này là giảm 5% học phí cho người theo học sau. Trong lúc thu tiền, nhân viên kinh doanh bỏ sót trường hợp này. Ngày 19/12/2010, căn cứ vào phiếu thu 10445, phiếu đề nghị giảm học phí và các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán:
Số tiền học viên được giảm:
1.700.000 * 5% = 85.000đ
Căn cứ PC-981, kế toán hạch toán như sau: ( phụ lục J )
Nợ TK 532 85.000
Có TK 111 85.000
Biểu 3.7. Nhật ký chi tiền
Biểu 3.8. Sổ Cái TK 111 - Tiền Mặt
Biểu 3.9. Sổ Cái TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Biểu 3.10. Sổ Cái TK 532 – Giảm giá hàng bán
Biểu 3.11. Sổ Chi tiết bán hàng TK 51131
Biểu 3.12. Sổ chi tiết bán hàng TK 51133
Kế toán giá vốn hàng bán
Giảng dạy ngoại ngữ
Công ty không xác định giá thành dịch vụ cung cấp vì thế khi ghi nhận doanh thu, kế toán không phản ánh giá vốn hàng bán trong công tác giảng dạy ngoại ngữ.
Giáo trình
Nguyên tắc hạch toán
Về mua bán giáo trình ( sách, băng đĩa), công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định giá vốn hàng bán.
Căn cứ vào bảng báo cáo nhập – xuất – tồn giáo trình và các hóa đơn bán hàng liên quan, kế toán xác định giá vốn các loại sách đã xuất.
Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng:
Báo cáo nhập – xuất - tồn giáo trình
Phiếu thu / Hóa đơn bán hàng
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Cuối mỗi tháng, nhân viên kinh doanh sẽ lập báo cáo nhập – xuất – tồn giáo trình và chuyển sang cho kế toán. Kế toán căn cứ vào chứng từ do bộ phận kinh doanh chuyển sang tiến hành kiểm tra, tính toán và ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản sử dụng:
TK 632 “Giá vốn hàng bán”
632
156
156
Kết chuyển
giá vốn hàng bán
Ghi nhận giá vốn
911
Ghi nhận giá vốn
hàng bị trả lại
Sơ đồ hạch toán: Xem sơ đồ 3.8
Sơ đồ 3.8. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán tại Công ty
Sổ kế toán sử dụng và quy trình kế toán giá vốn hàng bán
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái TK 632, TK 156
Quy trình kế toán giá vốn hàng bán:
Bộ phận kinh doanh
Báo cáo Nhập – Xuất – Tồn Giáo trình
Bộ phận kế toán
Sổ Cái
TK 632
Sổ Cái
TK 156
Nhật ký
chung
Căn cứ báo cáo nhập – xuất – tồn giáo trình hàng tháng chuyển từ bộ phận kinh doanh, kế toán hạch toán các khoản giá vốn hàng bán, ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các TK 632, TK 156. (Xem sơ đồ 3.9)
Sơ đồ 3.9. Quy trình ghi sổ kế toán giá vốn hàng bán
Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh
Ngày 10/11/2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa Luan Tot Nghiep Quach Le Tram Anh.doc