Khóa luận Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí Kiên Giang

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2. Mục tiêu 1

1.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 1

1.4. Ý nghĩa 2

1.5. Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 3

2.1.1. Khái niệm 3

2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa 3

2.2. Kế toán doanh thu 3

2.2.1. Doanh thu hoạt động chính 3

2.2.1.1. Khái niệm 3

2.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu 4

2.2.1.3. Nguyên tắc xác định doanh thu 4

2.2.1.4. Tài khoản và chứng từ sử dụng 4

2.2.1.5. Sơ đồ hạch toán doanh thu 4

2.2.1.6. Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng 5

2.2.2. Doanh thu hoạt động tài chính 5

2.2.3.1. Khái niệm 5

2.2.2.2. Nguyên tắc hạch toán 5

2.2.2.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng 6

2.2.3. Thu nhập khác 6

2.2.3.1. Khái niệm 6

2.2.3.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng 6

2.2.3.3. Nguyên tắc hạch toán 6

2.3. Kế toán chi phí 7

2.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán 7

2.3.1.1. Khái niệm giá vốn hàng bán 7

2.3.1.2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán 7

2.3.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng 7

2.3.2. Kế toán chi phí bán hàng 7

2.3.2.1. Khái niệm chi phí bán hàng 7

2.3.2.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng 8

2.3.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 8

2.3.3.1. Khái niệm chi phí quản lý 8

2.3.3.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng 8

2.3.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 8

2.3.4.1. Khái niệm 8

2.3.4.2. Nguyên tắc hạch toán 9

2.3.4.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng 9

2.3.5. Kế toán chi phí khác 9

2.3.5.1.Khái niệm 9

2.3.5.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng 9

2.3.5.3. Nguyên tắc hạch toán 9

2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 10

2.4.1. Tài khoản sử dụng 10

2.4.2. Sơ đồ hạch toán kết quả hạt động kinh doanh 10

2.5. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 10

2.5.1. Phân tích doanh thu 10

2.5.1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích doanh thu 10

2.5.1.2. Nội dung phân tích 11

2.5.2. Phân tích chi phí 11

2.5.2.1. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích chi phí 11

2.5.2.2. Nội dung phân tích chi phí 11

2.5.3. Phân tích lợi nhuận 12

2.5.3.1. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận 12

2.5.3.2. Nội dung phân tích 12

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ 13

3.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 13

3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 14

3.2.1. Sơ đồ tổ chức 14

3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 14

3.3. Tổ chức bộ máy kế toán 15

3.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 15

3.3.2. Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách sử dụng tại công ty. 16

3.3.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 17

3.4. Tình hình nhân sự 18

3.5. Thị trường tiêu thụ và phương phướng hoạt động trong thời gian tới 18

3.6. Những thuận lợi và khó khăn 18

3.7. Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang trong 3 Năm 2005, 2006, 2007. 19

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG 21

4.1. Kế toán doanh thu 21

4.1.1. Doanh thu hoạt động chính 21

4.1.1.1. Hình thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty 21

4.1.1.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu tại doanh nghiệp 21

4.1.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng 21

4.1.1.4. Quy trình hạch toán doanh thu và ghi sổ kế toán 22

4.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính 24

4.1.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng 24

4.1.2.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 24

4.1.3. Thu nhập khác 25

4.1.3.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng 25

4.1.3.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 25

4.2. Kế toán chi phí 26

4.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 26

4.2.1.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán tại công ty 26

4.2.1.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng 26

4.2.1.3. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 26

4.2.2. Kế toán chi phí bán hàng 27

4.2.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng 27

4.2.2.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 27

4.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 29

4.2.3.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng 29

4.2.3.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 30

4.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 33

4.2.4.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng 33

4.2.4.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 33

4.2.5. Kế toán chi phí khác 34

4.2.5.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng 34

4.2.5.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 34

4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 34

4.3.1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh, công ty không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào. 34

4.3.2. Sơ đồ hạch toán kết quả hạt động kinh doanh. 35

4.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 35

4.4.1. Phân tích doanh thu 35

4.4.1.1. Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch năm 2007 35

4.4.1.2. Phân tích tình hình biến động doanh thu năm 2006, 2007 36

4.4.1.3. Phân tích kết cấu doanh thu theo từng nhóm hàng giai đoạn 2006 -2007 37

4.4.2. Phân tích chi phí 38

4.4.2.1 Tình hình thực hiện chi phí so với kế hoạch 38

4.4.2.2 Phân tích sự biến động giá vốn hàng bán năm 2006 – 2007 39

4.4.2.3. Phân tích chi phí bán hàng giai đoạn 2006 – 2007 40

4.4.2.4. Phân tích chi phí QLDN giai đoạn 2006 – 2007 41

4.4.2.5. Phân tích chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác giai đoạn 2006 – 2007 42

4.4.3. Phân tích lợi nhuận 42

4.4.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của công ty 42

4.4.3.2. Phân tích lãi gộp theo kết cấu từng nhóm hàng 43

4.4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp 44

4.4.3.4. Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận 45

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 48

5.1. Đánh giá 48

5.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 48

5.1.2. Về tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 49

5.2. Giải pháp 50

5.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 50

5.2.2. . Về tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 51

5.3. Kiến nghị 51

PHẦN KẾT LUẬN 53

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2827 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuận lợi và khó khăn Thuận lợi: - Có vị trí đặc địa giáp đường bộ và giáp bờ sông. - Là Công ty con của Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang nên được hỗ trợ vốn hoàn toàn. - Không có đối thủ cạnh tranh trong tỉnh do sản xuất mặt hàng lớn, cấu tạo sản phẩm mang tính chất chiến lược mà các doanh nghiệp tư nhân không thể làm. - Đội ngũ nhân công lành nghề, có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật trẻ, có năng lực, nhiệt tình, quyết tâm gắn bó với đơn vị. Khó khăn: - Máy móc thiết bị qua thời gian sử dụng đã hư hỏng phải sửa chữa thường xuyên, nên chi phí sửa chữa tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. - Giá cả vật tư đầu vào tăng cao như sắt, thép, đá, xăng dầu, tiền lương nên giá thành sản phẩm tăng cao, nhưng giá bán sản phẩm không thể tăng thêm, ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất. 3.7. Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang trong 3 Năm 2005, 2006, 2007. Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2007. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Năm 2006 / 2005 Năm 2007 / 2006 Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 31.821 27.854 57.619 -3.967 -12% 29.765 107% + Doanh thu kinh doanh thép, ô tô 12.780 20.286 28.271 7.506 59% 7.985 39% Các khoản giảm trừ: 0 -68 0 -68 68 + Hàng bán bị trả lại -68 -68 68 1. Doanh thu thuần 31.821 27.786 57.619 -4.035 -13% 29.833 107% 2. Giá vốn hàng bán 29.433 26.220 52.587 -3.213 -11% 26.367 101% 3. Lợi nhuận gộp 2.388 1.566 5.032 -822 -34% 3.466 221% 4. Lợi nhuận HĐTC -148 -397 -1.224 -249 168% -827 208% - Thu nhập HĐTC 393 263 308 -130 -33% 45 17% - Chi phí HĐTC 541 660 1.532 119 22% 872 132% 5. Chi phí bán hàng 541 319 1.140 -222 -41% 821 257% 6. Chi phí QLDN 1.255 1.141 2.169 -114 -9% 1.028 90% 7. Lợi nhuận từ HĐKD 444 -291 499 -735 -166% 790 271% 8. Lợi nhuận khác 56 94 35 38 68% -59 -63% - Thu nhập khác 83 223 403 140 169% 180 81% - Chi phí khác 27 129 368 102 378% 239 185% 9. Lợi nhuận trước thuế 500 -197 534 -697 -139% 731 371% 10. Thuế TNDN 140 94 -140 94 11. Lợi nhuận sau thuế 360 -197 440 -557 -155% 637 323% Nguồn: Phòng kế toán. Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của năm 2006 bị giảm so với năm 2005 là 3.967 triệu đồng vì trong năm 2006 phần doanh thu kinh doanh thép gia tăng không bù đắp được phần doanh thu bị giảm sút do phải ngưng sản xuất ở bộ phận phân xưởng Bê tông. Khoản giảm trừ doanh thu cũng phát sinh trong năm 2006 chủ yếu là do hàng bán bị trả lại phải nhập lại kho với tổng giá trị là 68 triệu đồng nên doanh thu thuần trong năm 2006 chỉ đạt 27.785 triệu đồng tức giảm 13% so với năm 2005. Sang đến năm 2007, do đơn vị đã hoạt động bình thường trở lại nên tổng doanh thu đạt 57.619 triệu đồng tăng so với năm 2006 và 2005. Doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép có tăng nhưng tốc độ giảm. Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần năm 2006 (94,6%) tăng 2,1% so với năm 2005 (92,5%) đều này là do trong năm giá cả của sắt, thép biến động bất thường đơn vị chưa chủ động được trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Tình hình vật giá leo thang tiếp tục diễn ra đến năm 2007 nhưng tỷ trọng có giảm (91,27%) kết quả là lãi gộp tăng lên. Nhìn chung tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty trong 3 năm biến động mạnh, tốc độ tăng của 2 khoản chi phí này cao hơn nhiều so với mức độ tăng của doanh thu. Sự gia tăng này sẽ phần nào làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó Công ty cần quản lý chặt 2 khoản chi phí này, tránh việc chi cho những khoản không cần thiết trong kinh doanh. Hoạt động tài chính của Công ty trong 3 năm liền đều bị lỗ và ngày càng nhiều hơn. Phần thu nhập từ các khoản tiền gửi và cho vay không đủ bù đắp chi phí lãi vay (chiếm hơn 80% chi phí lãi vay). Bên cạnh đó, các khoản thu bất thường của đơn vị cũng giảm. Năm 2006 hoạt động kinh doanh bị lỗ là do tổng thu nhập thuần không đủ bù đắp phần lỗ do hoạt động tài chính gây nên. Năm 2007, Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tổng lợi nhuận trước thuế là 533 triệu đồng ngoài bù khoản lỗ năm 2006 và nộp thuế TNDN tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty là 438 triệu đồng, tăng 78 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tăng 21,75%. Đây là tính hiệu đáng mừng vì Công ty đã thoát khỏi tình trạng lỗ và ngày càng có lợi nhuận cao hơn. Với chiều hướng này chúng ta có thể hy vọng Công ty làm ăn hiệu quả tốt hơn nữa trong những năm tới. CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG 4.1. Kế toán doanh thu 4.1.1. Doanh thu hoạt động chính 4.1.1.1. Hình thức tiêu thụ và thanh toán tại Công ty Hình thức tiêu thụ tại Công ty là bán hàng trực tiếp cho khách hàng: đối với khách hàng mua hàng với số lượng nhỏ chỉ cần ký biên nhận và xuất hàng, đối với khách hàng mua với số lượng lớn thì tiến hành ký kết hợp đồng mua bán, hoặc có thể thông qua đơn đặt hàng của khách hàng mà tiến hành xuất bán hàng, đối với các công trình xây dựng sau khi trúng thầu công ty tiến hành khoán cho các đội thi công theo giá trị hợp đồng. Hình thức thanh toán tại Công ty là trả ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hay cho khách hàng nợ. + Nếu Công ty bán với số lượng không quá lớn thì thanh toán ngay sau khi nhận hàng, hoặc sau khi viết hóa đơn bán hàng. + Nếu Công ty bán cho các công trình xây dựng, đơn vị thầu khác thì giao hàng tại chân công trình và thanh toán trong vòng 20 ngày kể từ khi giao hàng. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng. 4.1.1.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu tại doanh nghiệp Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Trong hầu hết các trường hợp doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa. Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng là căn cứ vào việc đánh giá phần công việc đã hoàn thành. 4.1.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản 511 để hạch toán doanh thu. Đồng thời, để theo dõi chi tiết từng khoản mục doanh thu Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2 như: TK 5111: doanh thu bán hàng hóa (thép, ô tô). TK 5112: doanh thu thành phẩm, sản phẩm xây lắp hoàn thành. TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ. + Chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán doanh thu: - Phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo có. - Đơn đặt hàng, biên nhận, hợp đồng mua bán, hợp đồng xây dựng… 4.1.1.4. Quy trình hạch toán doanh thu và ghi sổ kế toán : Quan hệ đối chiếu Chứng từ ghi sổ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng Giải thích: Khách hàng Ngân hàng bên mua P. kế toán Tài vụ Phiếu xuất kho Phiếu thu HĐ GTGT Các SCT có liên quan Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái (4b) (2) (4a) (3) Giấy báo có (5) (1) P. Kinh doanh Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, biên nhận. Phiếu xuất kho Thủ kho Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu và ghi sổ kế toán (1) Khách hàng có nhu cầu mua hàng sẽ đến phòng kinh doanh của công ty để giao dịch. Sau khi thỏa thuận xong giá cả, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán, hoặc biên nhận hay chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng. Đối với khách hàng mua với số lượng nhỏ, hoặc không thường xuyên thì phòng kinh doanh sẽ viết Phiếu Xuất Kho. Đối với khách hàng mua số lượng lớn công ty sẽ viết phiếu xuất kho khi khách hàng có nhu cầu lấy hàng. (2) Chuyển hợp đồng + Phiếu xuất kho xuống phòng kế toán. Kế toán thanh toán căn cứ vào đó để lập phiếu thu tiền (nếu khách hàng thanh toán luôn) và Hóa đơn GTGT. Thủ quỹ tiến hành thu và kiểm đếm tiền. Liên 2 của hóa đơn GTGT được giao cho khách hàng, liên 1 và liên 3 lưu nội bộ. (3) Căn cứ vào hóa đơn, Phiếu xuất kho kèm phiếu thu thủ kho xuất hàng giao cho khách hàng. (4) Đối với hợp đồng mua bán đến thời hạn 20 ngày kể từ khi giao hàng, khách hàng - bên mua có thể chuyển khoản sang tài khoản của công ty ở ngân hàng, ngân hàng sẽ gửi giấy báo có đến công ty, hoặc khách hàng mang tiền đến tận công ty thanh toán khi đó kế toán sẽ viết phiếu thu và gửi liên 2 của Hóa đơn GTGT cho khách hàng. (5) Căn cứ vào hóa đơn, Phiếu xuất kho, phiếu thu, kế toán viên sẽ nhập dữ liệu vào máy tính để vào các sổ có liên quan. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan: Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán hạch toán như sau: - Ngày 31/12/2007 xuất bán thép theo HĐ số 0123411 với tổng số tiền chưa thu là 21.031.524 đồng, thuế suất là 5%. Nợ TK 1311 22.083.100 đồng. Có TK 5111 21.031.524 đồng Có TK 3331 1.051.576 đồng. - Ngày 31/12/2007 thu tiền xây lắp trạm bơm công trình Vĩnh Hòa Hưng Nam theo HĐ số 0123356 với tổng số tiền trị giá là 2.675.699.484 đồng, thuế suất là 5%. Nợ TK 1111 2.809.484.458 đồng. Có TK 5112 2.675.699.484 đồng Có TK 3331 133.784.974 đồng. - Ngày 31/12/2007 xuất bán phụ tùng xe Ô tô theo HĐ số 0003696 với tổng số tiền đã thu là 909.091 đồng, thuế suất là 10%. Nợ TK 1111 1.000.000 đồng. Có TK 5113 909.091 đồng Có TK 3331 90.909 đồng. Cuối kỳ kế toán khóa sổ kết chuyển toàn bộ doanh thu trên tài khoản 5111, 5112, 5113 sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong năm. Nợ TK 5111 28.271.781.309 đồng Nợ TK 5112 26.458.186.070 đồng. Nợ TK 5113 2.889.743.512 đồng. Nợ TK 911 57.619.710.906 đồng. TK 5111 22.083.100 (1) 3.445.000 (2) …………… TK 911 28.271.781.309 28.271.781.309 28.271.781.309 28.271.781.309 TK 5112 2.675.699.484 (1) 29.766.000 (2) …………… 26.458.186.070 26.458.186.070 TK 5113 909.091 (1) 2.380.952 (2) …………… 2.889.743.512 2.889.743.512 26.458.186.070 2.889.743.512 26.458.186.070 2.889.743.512 Sơ đồ 4.2: Hạch toán doanh thu bán hàng Qua việc hạch toán trên ta thấy Công ty hạch toán doanh thu theo đúng nguyên tắc, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do Công ty có mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản mục doanh thu làm cơ sở tổng kết cuối năm nên rất dễ xác định được mặt hàng nào tiêu thụ được nhiều, giá trị thu được là bao nhiêu, doanh thu của khoản mục nào là chủ yếu. Do đó có những phương hướng kinh doanh có hiệu quả, có chính sách tồn trữ hợp lý, để có thể luôn chủ động trong kinh doanh, nắm bắt được cơ hội, thời cơ một cách kịp thời. 4.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty bao gồm: thu lãi tiền gửi ngân hàng, tiền lãi cho các đội xây dựng vay, thu tiền cổ tức của Công ty Vận tải thủy bộ. 4.1.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản sử dụng: tại Công ty sử dụng tài khoản 515 để theo dõi doanh thu hoạt động tài chính. + Chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán doanh thu hoạt động tài chính là: giấy báo có của ngân hàng về lãi tiền gửi, phiếu thu, biên bản góp vốn. 4.1.2.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Ngày 31/12/2007 nhận giấy báo có về lãi tiền gửi ngân hàng Sài gòn thương tín từ ngày 1/12 đến 31/12 số tiền là 526.607đồng. Nợ TK 1121 526.607 đồng Có TK 5151 526.607 đồng - Ngày 31/12 thu lãi tiền vay quý IV của anh Chính bằng tiền mặt với tổng số tiền là 3.185.000 đồng. Nợ TK 1111 3.185.000 đồng Có TK 5151 3.185.000 đồng - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. Nợ TK 5151 308.135.549 đồng Có TK 911 308.135.549 đồng. TK 5151 526.607 (1) 3.185.000 (2) …………… TK 911 308.135.549 308.135.549 308.135.549 308.135.549 Sơ đồ 4.3 : Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính. Qua việc hạch toán trên ta thấy Công ty hạch toán doanh thu hoạt động tài chính khá đầy đủ, tuy nghiệp vụ phát sinh ít nhưng Công ty vẫn hạch toán chi tiết, các nghiệp vụ phát sinh không bị bỏ sót. 4.1.3. Thu nhập khác Thu nhập khác bao gồm xử lý công nợ tồn đọng, tiền bán phế liệu, thu hồi tiền bồi thường, xử lý chênh lệch…. 4.1.3.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tại công ty sử dụng tài khoản 711 để theo dõi thu nhập khác. + Chứng từ sử dụng: bao gồm: phiếu thu, giấy báo có, biên bản xử lý nợ…. 4.1.3.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Ngày 17/08/2007 thu tiền bán phế liệu là 10.289.400 đồng bằng tiền mặt. Nợ TK 1111 10.289.400 đồng Có TK 711 10.289.400 đồng - Ngày 12/12 thu hồi tiền bồi thường bình ắc quy do anh Châu làm mất bằng tiền mặt với số tiền là 200.000 đồng. Nợ TK 1111 200.000 đồng Có TK 711 200.000 đồng - Cuối kỳ căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ cái của doanh thu khác 711 kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. Nợ TK 711 403.350.509 đồng Có TK 911 403.350.509 đồng. TK 711 10.289.400 (1) 200.000 (2) …………… TK 911 403.350.509 403.350.509 403.350.509 403.350.509 Sơ đồ 4.4: Hạch toán thu nhập khác. 4.2. Kế toán chi phí 4.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 4.2.1.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán tại Công ty Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên số lượng hàng hóa, thành phẩm nhập, xuất trong kỳ rất nhiều. Do vậy, giá vốn hàng bán ra được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. 4.2.1.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản: Giá vốn của từng loại mặt hàng được theo dõi chung trên TK 632. + Chứng từ sử dụng: - Giấy đề nghị xuất kho: do nhân viên phòng kinh doanh lập căn cứ vào hợp đồng. Hoặc có thể không lập giấy đề nghị xuất kho (đối với khách hàng mua lẻ và giao hàng ngay) . - Phiếu xuất kho: phòng kinh doanh lập thành 3 liên Liên 1: Lưu Liên 2: Giao cho người mua Liên 3 : Giao cho thủ kho 4.2.1.3. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Ngày 31/12/2007 xuất bán thép theo HĐ số 0123411 với tổng giá vốn là 28.953.735 đồng. Nợ TK 632 20.000.773 đồng Có TK 1561 20.000.773 đồng - Ngày 31/12/2007 kết chuyển giá vốn xây lắp trạm bơm công trình Vĩnh Hòa Hưng Nam là 1.927.093.951 đồng. Nợ TK 632 1.927.093.951 đồng Có TK 1541 1.927.093.951 đồng - Ngày 31/12/2007 xuất bán phụ tùng xe Ô tô theo HĐ số 0003696 với giá vốn là 749.243 đồng. Nợ TK 632 749.243 đồng Có TK 1561 749.243 đồng. - Cuối kỳ căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ cái của tài khoản giá vốn hàng bán kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. Nợ TK 911 52.587.294.476 đồng Có TK 632 52.587.294.476 đồng. 52.587.294.476 52.587.294.476 52.587.294.476 TK632 TK 911 52.587.294.476 52.587.294.476 Sơ đồ 4.5: Hạch toán giá vốn hàng bán. Qua việc hạch toán về giá vốn hàng bán, ta thấy Công ty hạch toán theo đúng nguyên tắc, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, Công ty không mở tài khoản giá vốn hàng bán chi tiết cho từng loại mặt hàng, do đó rất khó cho việc quản lý giá vốn của các loại hàng trong việc xem mặt hàng đó có còn hay hết, giá vốn có cao hay thấp.... 4.2.2. Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng tại Công ty bao gồm: chi phí bốc xếp, vận chuyển hàng giao cho khách hàng, tiền bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ cho bộ phận bán hàng, tiền lương nhân công trong bộ phận bán hàng,….. 4.2.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản: tại Công ty phát sinh nhiều khoản cho bộ phận bán hàng nên kế toán mở các tài khoản chi tiết để tiện cho việc quản lý như: - TK 6411: chi phí nhân công cho hàng bán ra. - TK 6413: chi phí dụng cụ văn phòng. - TK 6414: chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài bộ phận bán hàng - TK 6418: chi phí bằng tiền khác bộ phận bán hàng. + Chứng từ sử dụng: phiếu chi, phiếu xuất kho …. 4.2.2.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 15/8/2007 chi phí nhân công vận chuyển trụ theo HĐ số 07-1123 là 4.199.000 đồng. Nợ TK 6411 4.199.000 đồng Có TK 3311 4.199.000 đồng. Ngày 31/10/2007 mắc hệ thống chiếu sáng cho phòng kinh doanh là 539.500 đồng. Nợ TK 6413 539.500 đồng Có TK 1531 539.500 đồng. Ngày 31/10/2007 phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí bán hàng là 5.387.576 đồng. Nợ TK 6414 5.387.576 đồng Có TK 2141 5.387.576 đồng. Ngày 31/12/2007 thanh toán bằng tiền mặt số tiền 176.000 đồng tiền chi phí vận chuyển thép giao cho khách hàng. Nợ TK 6417 176.000 đồng Có TK 1111 176.000 đồng. Ngày 31/12/2007 thanh toán bằng tiền mặt số tiền 3.145.454 đồng tiền mua quà khuyến mãi cho khách hàng mua xe Ô tô. Nợ TK 6418 3.145.454 đồng Có TK 1111 3.145.454 đồng. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh trong năm sang tài khoản 911. Nợ TK 911 1.140.471.559 đồng. Có TK 6411 47.225.695 đồng. Có TK 6413 9.485.422 đồng. Có TK 6414 64.617.574 đồng. Có TK 6417 984.827.782 đồng. Có TK 6418 34.315.086 đồng. TK 911 TK 6411 4.199.000 (1) 500.000 (2) …………… 47.225.695 47.225.695 TK 6413 539.500 (1) 516.353 (2) …………… 9.485.422 TK 6414 5.387.576 (1) 5.387.576 (2) …………… 64.617.574 9.485.422 64.617.574 47.225.695 9.485.422 64.617.574 TK 6417 176.000 (1) 150.000 (2) …………… 984.827.782 TK 6418 3.145.454 (1) 300.000 (2) …………… 34.315.086 984.827.782 34.315.086 984.827.782 34.315.086 47.225.695 9.485.422 64.617.574 984.827.782 34.315.086 Sơ đồ 4.6: Hạch toán chi phí bán hàng. 4.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm: - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý - Các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động quản lý của Công ty. 4.2.3.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản: Do Công ty có quy mô lớn, các khoản mục chi phí phát sinh nhiều nên công ty đã mở các tài khoản cấp 2 để chi tiết chi phí phát sinh. TK 6421 - chi phí nhân viên quản lý. TK 6422 - chi phí vật liệu quản lý. TK 6423 - chi phí đồ dùng văn phòng. TK 6424 - chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425- thuế, phí và lệ phí TK 6426 - chi phí dự phòng TK 6427 - chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6428 - chi phí bằng tiền khác + Chứng từ sử dụng: phiếu chi, giấy báo nợ, bảng chấm công, bảng thanh toán lương….. 4.2.3.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 31/12/2007 kết chuyển tiền lương bộ phận gián tiếp là 60.106.000 đồng. Nợ TK 6421 60.106.000 đồng Có TK 3341 60.106.000 đồng. Ngày 30/9/2007 xuất nguyên vật liệu với trị giá là 210.128 đồng gia công hàng rào trạm Biến áp Công ty. Nợ TK 6422 210.128 đồng Có TK 1521 210.128 đồng. Ngày 17/10/2007 thanh toán tiền thay mực máy in phòng Kế hoạch kỹ thuật, phòng kinh doanh và bảo trì máy photo là 300.000 đồng bằng tiền mặt. Nợ TK 6423 300.000 đồng Có TK 1111 300.000 đồng. Ngày 30/9/2007 phân bổ chi phí khấu hao vào bộ phận quản lý doanh nghiệp tháng 9 là 1.593.207 đồng. Nợ TK 6424 1.593.207 đồng Có TK 2141 1.593.207 đồng. Ngày 18/1/2007 thuế môn bài phải nộp năm 2007 là 2.000.000 đồng. Nợ TK 6425 2.000.000 đồng Có TK 3338 2.000.000 đồng. Ngày 31/12/2007 trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (3% tổng quỹ lương) là 80.002.591 đồng. Nợ TK 6426 80.002.591 đồng Có TK 351 80.002.591 đồng. Ngày 25/9/2007 trả bằng tiền gửi ngân hàng 15.000.000 đồng phí dịch vụ kiểm toán HĐ 07.324/HĐKT ngày 28/08/07 Nợ TK 6427 15.000.000 đồng Có TK 1121 15.000.000 đồng. Ngày 28/2/2007 thanh toán bằng tiền mặt 300.000 đồng tiền photo bản vẽ thiết kế thi công công trình khu lấn biển. Nợ TK 6428 300.000 đồng Có TK 1111 300.000 đồng. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm sang tài khoản 911. Nợ TK 911 2.169.488.276 đồng. Có TK 6421 1.197.488.267 đồng. Có TK 6422 4.235.257 đồng. Có TK 6423 99.604.862 đồng. Có TK 6424 19.392.852 đồng. Có TK 6425 125.385.000 đồng. Có TK 6426 126.601.274 đồng. Có TK 6427 106.169.338 đồng. Có TK 6428 490.611.426 đồng. TK 911 TK 6421 60.106.000 (1) …………… 1.197.488.267 1.197.488.267 TK 6422 210.128 (1) …………… 4.235.257 TK 6423 300.000 (1) …………… 99.604.862 4.235.257 99.604.862 1.197.488.267 4.235.257 99.604.862 TK 6424 1.593.207 (1) …………… 19.392.852 TK 6425 2.000.000 (1) …………… 125.385.000 19.392.852 126.601.274 19.392.852 125.385.000 1.197.488.267 4.235.257 99.604.862 19.392.852 125.385.000 TK 6426 80.002.591 (1) …………… 126.601.274 126.601.274 126.601.274 TK 6427 15.000.000 (1) …………… 106.169.338 TK 6428 300.000 (1) …………… 490.611.426 106.169.338 490.611.426 106.169.338 490.611.426 125.385.000 106.169.338 490.611.426 Sơ đồ 4.7: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 4.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính tại Công ty bao gồm: chi phí chuyển khoản, chi phí trả lãi vay… 4.2.4.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản sử dụng: Công ty mở 2 tài khoản cấp 2 để theo dõi chi phí hoạt động tài chính. TK 6351 - chi phí lãi vay TK 6352 - chi phí tài chính khác + Chứng từ sử dụng: giấy báo nợ… 4.2.4.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 31/12/2007 lãi tiền vay phải trả cho Công ty Đầu tư là 36.900.000 đồng. Nợ TK 6351 36.900.000 đồng Có TK 3388 36.900.000 đồng. Ngày 31/12/2007 Công ty nhận được giấy báo nợ về phí bão lãnh ngân hàng số 840360700262 là 205.000 đồng. Nợ TK 6352 205.000 đồng Có TK 1121 205.000 đồng. Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính sang tài khoản 911. Nợ TK 911 1.532.207.863 đồng. Có TK 6421 1.35.508.010 đồng. Có TK 6422 180.699.853 đồng. TK 6351 36.900.000 (1) …………… TK 911 1.351.508.010 1.351.508.010 1.351.508.010 1.351.508.010 TK 6351 205.000 (1) …………… 180.699.853 180.699.853 180.699.853 180.699.853 Sơ đồ 4.8: Hạch toán chi phí hoạt động tài chính. 4.2.5. Kế toán chi phí khác Chi phí khác bao gồm: xử lý công nợ tồn đọng, xử lý kiểm kê, chi nộp phạt,…. 4.2.5.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản: Công ty sử dụng tài khoản 811 để theo dõi chi phí khác. + Chứng từ sử dụng: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu xuất kho… 4.2.5.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 17/10/2007 chi trả tiền nộp phạt giao hàng trễ đợt 2,3 HĐ1315/HĐMB – ĐVL số tiền là 3.053.392 đồng. Nợ TK 811 3.053.392 đồng Có TK 1111 3.053.392 đồng. Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động khác sang tài khoản 911. Nợ TK 911 34.926.315 đồng. Có TK 811 34.926.315 đồng. TK 811 3.053.392 (1) …………… TK 911 34.926.315 34.926.315 34.926.315 34.926.315 Sơ đồ 4.9: Hạch toán chi phí khác. 4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. 4.3.1. Tài khoản sử dụng: tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh, Công ty không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bút toán khóa sổ kết chuyển lợi nhuận sang tài khoản 4212 – lợi nhuận chưa phân phối năm nay. Nợ TK 911 533.310.317 đồng Có TK 4212 533.310.317 đồng 4.3.2. Sơ đồ hạch toán kết quả hạt động kinh doanh. TK 911 (TK 632) 52.587.294.476 (TK 641) 1.140.471.559 (TK 642) 2.169.488.276 (TK 635) 1.532.207.863 (TK 811) 368.424.473 57.619.710.906 (TK511) 308.135.549 (TK 515) 403.350.509 (TK 711) 58.331.169.960 58.331.196.960 533.310.315 TK 4212 533.310.315 Sơ đồ 4.10: Hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh. 4.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 4.4.1. Phân tích doanh thu 4.4.1.1. Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch năm 2007 Bảng 4.1: Tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch ĐVT: triệu đồng Các chỉ tiêu Kế hoạch 2007 Thực hiện 2007 Chênh lệch Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Tổng doanh thu 42.800 58.330 15.530 36% 1. DT thuần HĐKD 42.600 57.619 15.019 35% - DT kinh doanh thép, ô tô 17.100 28.272 11.172 65% - DT bán trụ Bê tông 11.000 12.732 1.732 16% - DT gia công cơ khí, Sơn tĩnh điện 3.500 2.889 -611 -17% - DT công trình điện, cầu GTNT 11.000 13.726 2.726 25% 2. Thu nhập HĐTC 200 308 108 54% 3. Thu nhập khác 403 403 Nguồn: Phòng Kế toán Qua bảng ta thấy doanh thu thực hiện năm 2007 đã đạt vượt mức kế hoạch đề ra tăng 36%. * Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh: Khoảng cách chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và mức kế hoạch đặt ra là khá lớn do mức kế hoạch đặt ra được dựa trên cơ sở những năm trước. Trong năm 2006, Công ty phải ngưng sản xuất trụ bê tông và hoạt động kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác do không mang lại hiệu quả nên mức kế hoạch đặt ra cho năm 2007 thấp, nhưng thực tế năm 2007 Công ty đã bắt đầu hoạt động kinh doanh xe, doanh thu của loại hàng hóa này góp phần đáng kể trong doanh thu kinh doanh thép, ô tô. Bên cạnh đó, phân xưởng Bê tông đã hoạt động trở lại và có hiệu quả hơn dự kiến. Tuy doanh thu gia công cơ khí, sơn tĩnh điện thực tế năm 2007có thấp hơn mức kế hoạch nhưng kết quả này lại tăng hơn năm 2006. * Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 theo kế hoạch ước tính thấp vì các khoản lãi tiền ký quỹ, lãi tiền thép, lãi khác chỉ phát sinh trong năm 2006 nhưng tới năm 2007 những khoản này sẽ không có nên khoản ước tính 200 triệu đồng là hợp lý. Tuy nhiên doanh thu hoạt động tài chính thực tế năm 2007 vượt mức kế hoạch đặt ra do khoản tiền lãi vay của các đội xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang.doc
Tài liệu liên quan