MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ 20 6
1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo thời kỳ từ 1975 đến 1988 6
1.1. Việt Nam, một quốc gia với nền nông nghiệp lạc hậu 6
1.2. Những sự thay đổi mang tính quyết định về đường lối sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước 8
2.Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo thời kỳ từ 1989 đến 2000 11
2.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam 11
2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 22
CHƯƠNG 2:
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21. 33
1. Khả năng sản xuất gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 33
1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất gạo của Việt Nam 33
1.2. Định hướng của nhà nước đối với hoạt động sản xuất lúa gạo 41
1.3. Khả năng, mục tiêu sản xuất lúa gạo của Việt Nam 43
2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 45
2.1. Nhu cầu của thị trường gạo thế giới trong thiên niên kỷ mới 45
2.2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam 51
CHƯƠNG 3:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21. 55
1. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu gạo của một số quốc gia trên thế giới 55
1.1. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Thái Lan 56
1.2. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Mỹ 59
1.3. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Ấn Độ 61
1.4. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Trung Quốc 62
1.5. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Pakistan 62
2. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Đảng và Nhà nước 65
3. Giải pháp nhằm thực hiện chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 68
3.1. Đối với Nhà nước 68
(Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách)
3.2. Đối với ngành Nông nghiệp 74
(Nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật)
3.3. Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo 80
(Các giải pháp về nghiên cứu thị trường và Marketing)
KẾT LUẬN 82
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
84 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế biến liên tục thì sản lượng lúa của tỉnh chỉ chế biến trong vòng 100 ngày, còn lại các nhà máy "nghỉ ngơi".
Tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà máy chế biến lúa gạo cũng "liên tục phát triển". Ngoài những nhà máy của Tổng công ty lương thực miền Nam, công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh, còn có hàng trăm cơ sở chế biến của tư nhân. Nhiều nhà máy xay xát chạy cầm chừng. Nhà máy Sài Gòn Satake chuyên chế biến gạo xuất khẩu, có khả năng chế biến 150.000 tấn gạo/năm. Vì thiếu nguyên liệu, năm 1998 chỉ chế biến 45.000 tấn bằng 30% công suất thiết kế. Năm 1999 có tăng lên 55.000 tấn, bằng 37% năng lực thiết kế. Nhà máy có thiết bị của Nhật Bản, giá đầu tư cao, sử dụng công suất sản xuất thấp làm cho giá thành gạo tăng cao, khó cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, cùng với mức tổn thất lớn trong khâu chế biến sau thu hoạch, việc phân bổ bất hợp lý các hệ thống xay xát với kèm theo đó là khả năng chế biến, bảo quản yếu kém, bất cập đã làm giảm chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa, gạo và làm hạn chế sức cạnh tranh của Việt nam trên thị trường gạo xuất khẩu thế giới.
1.1.2.2. Khó khăn về thị trường:
Thị trường lúa gạo nội địa:
Có một thực trạng đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh lương thực và hàng hóa (ở đây là lúa gạo) thực chất còn tách rời nhau. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hệ thống kinh doanh lương thực hiện nay, các Doanh nghiệp quốc doanh chỉ thu mua trực tiếp khoảng 5% lượng thóc hàng hóa của nông dân, còn chủ yếu mua qua nhiều tầng lớp tư thương.
Trong thực tế, tư thương thu mua và phân phối đến 95% lượng lúa hàng hóa của nông dân. Hệ thống thu mua này đã có từ giữa những năm 80, khi nhà nước xóa bỏ độc quyền về phân phối lương thực. Có thể coi đây là một sự phân công tự nhiên, hợp lý, tạo nên một thị trường chế biến, kinh doanh lương thực có tính cạnh tranh cao, đẩy mạnh lưu thông Từ đó cũng tạo ra công ăn việc làm cho một lực lượng lao động ở nông thôn và các thị trấn thị tứ, huy động vốn của nhiều nguồn đa dạng. Nhưng hoạt động trên cũng đồng thời cũng có những bất cập lớn, tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, các khó khăn có thể nêu lên ở đay như:
Nhiều khả năng gây ra rủi ro mà người chịu thiệt thòi nhất lại là người nông dân vì giữa tiểu thương và nông dân, tư thương và Doanh nghiệp nhà nước phần lớn dựa trên "tín chấp".
Giá thành gạo xuất khẩu bị đẩy lên cao do qua nhiều khâu trung gian cũng như tăng tỷ lệ hao hụt trong khi trung chuyển.
Người nông dân trực tiếp sản xuất, vô cùng vất vả nhưng thường bị tư thương ép giá, đặc biệt khi được mùa.
Chất lượng gạo xuất khẩu không đồng nhất vì việc xay xát, chế biến chủ yếu do hàng xáo tư thương đảm nhiệm, không theo một tiêu chuẩn đồng bộ, thống nhất nào.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa thiết lập mối liên hệ trực tiếp với nông dân để tạo vùng sản xuất nguyên liệu lúa chuyên canh tập trung, tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên của các vùng sinh thái để bảo đảm số lượng, chất lượng, ổn định cho gạo xuất khẩu.
Thị trường lúa gạo xuất khẩu:
Thị phần gạo xuất khẩu của Việt nam đã có mức tăng đáng kể. Năm 1989, thị phần gạo xuất khẩu của Việt nam trên thế giới chỉ đạt 10,2%, thì năm 1999 đạt 17,2%, mức tăng là + 168,6%. Gạo xuất khẩu của Việt nam đã có mặt tại 80 nước trên thế giới, trong đó Châu á, châu Phi chiếm khoảng 70 - 85% số lượng xuất khẩu hàng năm của Việt nam. Tuy nhiên, Việt nam vẫn chưa có các bạn hàng ổn định, lâu dài và truyền thống. Châu Phi là thị trường tiềm năng của Việt Nam, nhưng việc xuất khẩu gạo tới khu vực này chủ yếu là qua trung gian. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp của Việt nam tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thương trường quốc tế trong bối cảnh thị trường quốc tế đã được phân chia và sự phân công lao động quốc tế đã được xác lập tương đối ổn định. Do đó chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh với với các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty, doanh nghiệp lớn nhiều kinh nghiệm trên thương trường.
Thêm vào đó, chúng ta thiếu một hệ thống thông tin đầy đủ, cập nhật về thị trường gạo thế giới cũng như trình độ tổ chức, quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu còn yếu. Khả năng tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam chưa cao, hoặc gần như chưa có . Những điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam mất đi nhiều cơ hội quý giá.
1.2. Định hướng của nhà nước đối với hoạt động sản xuất lúa gạo:
Tổng hợp những phân tích ở các phần trên về thế mạnh cũng như điểm yếu của hoạt động sản xuất lúa gạo tại Việt Nam, ta thấy hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo có liên quan chặt chẽ với nhau theo một quan hệ biện chứng, khâu sản xuất có hiệu quả thì mới có thể tăng cường khả năng xuất khẩu ngược lai xuất khẩu tăng sẽ tác động tích cực nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Dưới đây là một số định hướng lớn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo Việt nam trong thời gian tới:
Định hướng chiến lược dài hạn: “Xuất khẩu gạo ổn định trong những năm tới trên cơ sở tăng sản xuất trong nước dựa vào việc áp dụng các chính sách hợp lý, đồng bộ theo hướng nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của gạo Việt nam trên thế giới”
1.2.1. Tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa gạo, kết hợp với khai hoang, tăng vụ ở những nơi có điều kiện:
Trong đó thâm canh tăng năng suất là hướng chủ yếu, lâu dài, khai hoang và tăng vụ là hướng không nên bỏ qua trong vòng 5-10 năm tới. Định hướng này xuyên suốt trong phát triển sản xuất lúa gạo của nước ta, không chỉ thời gian trước mắt, mà còn rất lâu dài cho mai sau. Định hướng này cho phép chúng ta đảm bảo bền vững an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh bùng nổ dân số, diện tích dần tới giới hạn tối đa.
1.2.2.Đa dạng hoá trong sản xuất lúa gạo:
Định hướng này được hiểu là: đa dạng hoá chủng loại gạo (các loại gạo thông thường, các loại gạo đặc sản cao cấp). Đa dạng hoá phẩm cấp các giống lúa gạo (cùng một loại lúa gạo những có thể có giống siêu thuần chủng, thuần chủng, cấp I, cấp II). Đa dạng hoá nguồn sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu: với các loại lúa gạo thông thường có thể quy vùng sản xuất tương đối lớn, nhưng với các loại lúa gạo đặc sản có thể vùng sản xuất tương đối nhỏ.
Điểm cần chú ý trong định hướng này là đa dạng hoá phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nhu cầu của thị trường quốc tế để bố trí sản xuất lúa gạo đa dạng. Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần giúp nông dân bố trí sản xuất phù hợp với khả năng của họ và nhu cầu của thị trường.
1.2.3. Tích cực ứng dụng các thành tựu mơí của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất:
Định hướng này giúp chúng ta có thể vừa tăng năng suất và sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Trong định hướng này cần lưu ý mục đích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng gạo và bảo vệ môi trường. Định hướng này yêu cầu sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa. Ngoài việc nhằm tăng năng suất lúa còn phải nâng cao được chất lượng gạo và bảo vệ môi trường. Cần có những giải pháp truyền thống để hàng triệu nông dân thấu hiểu mối liên quan giữa quá trình hoá sản xuất nông nghiệp với chất lượng nông sản và môi trường. Cần làm cho họ hiểu rằng đó là quyền lợi của họ, là giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao gía bán nông sản nói chung và gạo nói riêng.
1.3. Khả năng, mục tiêu sản xuất lúa gạo của Việt Nam:
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của nước ta nói chung và nông nghiệp nói riêng từ Đại hôị VI đến Đại hội IX của Đảng, đồng thời căn cứ vào dự đoán thị trường gạo thế giới, có thể hoạch định mục tiêu sản xuất và xuất khẩu gạo trong tương lai như sau:
Bảng 11 : Dự kiến sản xuất gạo trong tương lai (Đơn vị: Triệu tấn, (*) Ước thực hiện)
Hạng mục
2000
2005(*)
2010(*)
Sản lượng lương thực
32,5
37,5
42,0
Sản lượng thóc
29,5
34,0
38,5
Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp và USDA- Rice Outlook
Cần nhấn mạnh ở đây 2 điểm nổi bật:
Một là, về mục tiêu sản lượng năm 2010, tiềm năng của Việt Nam trong việc tăng năng suất đang còn nhiều. Có nhiều yếu tố khả quan, trước hết là cách mạng sinh học đảm bảo cho năng suất lúa tới năm 2010 sẽ đạt 50-51 tạ/ha hoặc hơn nữa (như vậy về năng suất, Việt nam đã đi sau Trung Quốc khoảng 20 năm). Chúng ta lại giả định diện tích lúa từ năm 1997 đến 2010 không tăng vì đất công nghiệp và đất ở mới tăng do xu hướng công nghiệp hoá và tăng trưởng dân số. Ngay trong điều kiện đó, mục tiêu sản lượng 42,5 triệu tấn lượng thực và 38,5 triệu tấn thóc vẫn đảm bảo tính khả thi cao.
Hai là, mục tiêu xuất khẩu gạo trong tương lai không chỉ quan tâm về số lượng, mà điều đáng chú trọng hơn là chất lượng. Trong việc phấn đấu chất lượng, cần tăng tỉ trọng gạo đặc sản năm 2010 lên khoảng 10% trong tổng lượng xuất khẩu của cả nước, đồng thời tăng tỷ trọng loại gạo chất lượng tốt 5-10% tấm. Mục tiêu chất lượng sẽ đảm bảo tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu gạo và nâng cao hơn nữa địa vị của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới.
Trong thời gian tới, dựa vào những nội dung phân tích trên thị trường xuất khẩu gạo, thị trường mục tiêu của Việt Nam trước hết là khu vực châu á, thứ đến là châu Phi và châu Mỹ. Đặc biệt ở châu á, thị trường lâu dài và ổn định là những nước Trung Đông như: Iran, ả rập Xêut, Iraq và những nước trong khu vực Đông á và Đông Nam á như Indonesia, Trung Quốc Singapore, Hàn Quốc, Malaysia. Châu Âu, Bắc Mỹ là khu vực thị trường tiêu thụ cao cấp, sẽ là thị trường tốt cho gạo đặc sản của Việt Nam.
2.khả năng xuất khẩu gạo của Việt nam những năm đầu thế kỷ 21
2.1. Nhu cầu của thị trường gạo thế giới trong thiên niên kỷ mới:
Lúa gạo cũng như nhiều loại ngũ cốc khác được canh tác ở tất cả các châu lục trên thế giới và đáp ứng hơn 50% nhu cầu lương thực của dân số toàn cầu. Song do những lợi thế khác nhau về khí hậu, sinh thái, thổ nhưỡng nên chỉ ở một số nước mới có đủ điều kiện để sản xuất lúa và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước. Cũng vì vậy, nhu cầu nhập khẩu gạo của không ít quốc gia là điều tất yếu.
Thị trường nhập khẩu lúa gạo thế giới có thể phân thành 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất là nhóm những nước do điều kiện sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên thường xuyên phải nhập khẩu. Các khu vực đó bao gồm : Trung Đông ; các nước châu Mỹ la tinh như Brasin, Peru, Cuba, Mehicô ; Đông và Tây Âu ; các nước châu Phi như Senegal, bờ biển Ngà, Ni- giê - ria, Nam Phi . Về chủng loại loại gạo nhập khẩu, các nước châu á như Hồng Kông, Malaysia, Canada, Đông Âu, Nam Phi chủ yếu nhập gạo hạt dài chất lượng cao. Các nước nhập khẩu gạo ở châu Mỹ la tinh, Trung Đông cũng thường nhập các loại gạo hạt dài chất lượng cao nhưng cũng hay nhập gạo trung bình khi nguồn ngoại tệ bị hạn chế. Các nước nhập khẩu vùng Địa Trung Hải thích nhập loại gạo hạt trung bình. Đông Âu nhập cả loại gạo hạt dài và trung bình.
Nhóm thứ hai : Bao gồm những nước chỉ nhập khẩu lúa gạo khi có thiếu hụt trong nước như Inđônêsia, Nhật Bản, Philipin và Trung Quốc. Nhóm này là nguyên nhân gây ra các biến động trên thị trường lúa gạo quốc tế do nhu cầu về nhập khẩu gạo của các nước này thường không rõ ràng, ổn định mà có những biến động lớn theo từng năm. Nếu được mùa thì không nhập khẩu thậm chí còn xuất khẩu, còn nếu mất mùa thì nhập khẩu với số lượng rất lớn do đây là các quốc gia rất đông dân.
Sự phân thành 2 nhóm nước này trong tương lai cũng sẽ có những thay đổi như : Indonesia có thể sẽ trở thành nước thường xuyên nhập khẩu sau khi bỏ chính sách tự túc lương thực. Nhật Bản cũng cam kết nhập khẩu khoảng 760 ngàn tấn gạo trong vòng 5 năm tới từ sau thoả thuận GATT. Philipin và Trung Quốc cũng sẽ trở thành nước nhập khẩu thường xuyên. Khi tình hình chính trị quốc tế được cải thiện, lệnh cấm vận đối với Iraq và Cuba được huỷ bỏ thì Iraq sẽ trở thành một nước nhập khẩu gạo của Bắc Mỹ.
Nhập khẩu gạo của thế giới trong 7 năm qua có xu hướng tăng đáng kể, từ 18,8 triệu tấn năm 1996 lên 24,47 triệu tấn năm 2002, mức tăng đạt 30 %.Tuy nhiên, nhập khẩu gạo vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào số lượng chất lượng và giá cả gạo xuất khẩu nên diễn biến hàng năm không ổn định. Số lượng nhập khẩu tăng đột biến năm 1998 (27,6 triệu tấn) so với năm 1996 tới 46% và giảm xuống ở các năm tiếp theo. Năm 2002 số lượng nhập giữ mức ổn định ở 24,47 triệu tấn.
Bảng 12 : Lượng gạo nhập khẩu của các khu vực trên thế giới từ 200 đến nay ( Nghìn tấn gạo)
Năm
Nước
2000
2001
2002
(1)
(2)
(3)
(4)
Bắc Mỹ
973
1,061
1,165
Mỹ Latinh
2,103
2,262
2,150
EU
852
800
800
Các nước Tây Âu khác
50
55
50
Các nước thuộc Liên Xô cũ
507
483
583
Các nước Đông Âu
343
352
357
Trung Đông
4,469
4,009
4,365
Bắc Phi
162
236
240
Các nước châu Phi khác
4,909
6,197
5,547
Nam á
978
851
780
Các nước châu á khác
5,236
5,700
6,470
Châu Đại Dương
371
400
400
Nguồn : World Rice Trade Calendar Year 2002 - USDA.
Sau đây là các phân tích về tình hình nhập khẩu của một số nước nhập khẩu gạo chủ yếu trên thế giới.
Indonesia là một quốc gia có lượng nhập khẩu gạo rất thất thường. Nếu trong thời gian từ 1990-1993, nước này hầu như chỉ tự túc lương thực ( chỉ nhập trung bình 0.3 triệu tấn) thì nhập khẩu năm 1998, 1999 tăng đột biến. Ngoài lý do thiên tai, mùa màng thất bát, thì mức nhập khẩu kỷ lục này còn do tình hình chính trị trong nước bất ổn gây nên, chiến sự xảy ra làm cho nhu cầu dự trữ lương thực trở nên rất cấp bách.
Khác với Indonesia, Iran và Iraq là hai quốc gia có lượng nhập khẩu gạo khá ổn định trong nhiều năm. Iran nhập trung bình hơn 1 triệu tấn gạo/năm và con số này với Iraq là từ 700 ngàn đến dưới một triệu tấn gạo. Các quốc gia kể trên đều là các khách hàng thường xuyên của Việt Nam, và thường có nhu cầu nhập khẩu khối lượng lớn và ổn định. Indonesia là một nước trong ASEAN còn Iraq lại có mối quan hệ rất thân thiết với Việt Nam do vậy dây là hai thị trường sân nhà của gạo xuất khẩu Việt Nam. Một số nước khác như Bangladesh, Braxin cũng đều nhập một lưọng gạo đáng kể.
Bảng 13 : Lượng gạo nhập khẩu của các nước trên thế giới từ 2000 đến nay.
( Nghìn tấn gạo)
Năm
Nước
2000
2001
2002 (*)
(1)
(2)
(3)
(4)
Bangladesh
638
475
400
Brazil
700
673
600
Canada
250
260
265
Trung Quốc
278
267
310
Colombia
60
163
100
Costa Rica
48
55
60
Cote d''Ivoire
450
700
575
Cuba
415
450
455
El Salvador
30
76
75
Ghana
186
200
210
Guinea
275
325
310
Haiti
245
250
260
Honduras
80
80
75
Indonesia
1,500
1,500
2,750
Iran
1,100
1,000
1,250
Iraq
1,274
1,000
1,000
Jamaica & Dep
75
75
75
Nhật Bản
656
680
650
Bắc Triều Tiên
400
550
450
Nam Triều Tiên
151
135
150
Malaysia
596
600
600
Mexico
415
388
500
Nigeria
1,250
1,800
1,500
Nicaragua
60
100
100
Peru
86
62
55
Philippines
900
1,175
650
Nga
400
242
275
Saudi Arabia
992
970
1,000
Senegal
502
850
750
Singapore
354
335
325
Nam Phi
523
540
550
Sri Lanka
18
56
80
Syria
150
166
180
Taiwan
3
23
125
Turkey
309
198
250
Uzbekistan
30
142
175
UAE
75
75
80
Yemen
210
215
225
EU
852
800
800
Các nước Tây Âu khác
50
55
50
Các nước Đông Âu
343
352
357
Mỹ
308
413
400
Các quốc gia khác
3,716
3,935
3,860
Số lượng ngoài tính toán
1,893
2,380
1,567
Toàn Thế Giới
22,846
24,786
24,474
Nguồn: World Rice Trade Calendar Year 2002 - USDA , { (*) ước thực hiện 2002}
Qua việc đánh giá về khả năng đảm bảo an ninh lương thực thế giới có thể dự báo về quan hệ cung cầu gạo thế giới như sau:
Về tổng thể:
Các nước đang phát triển và châu á vẫn tiếp tục chi phối mọi biến động của quan hệ cung cầu gạo thế giới trên mọi bình diện sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và nhập khẩu. Châu á tiếp tục là thị trường mục tiêu rất quan trọng.
Châu Phi trong thời gian tới sẽ là thị trường lớn cho các loại gạo có phẩm cấp thấp và trung bình.
Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới trong tương lai vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng. Đây là cơ hội tốt cho các nước xuất khẩu gạo, nhất là Việt nam
Về các mặt cụ thể:
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo thị trường gạo thế giới sẽ tăng với tốc độ trên 2% năm từ năm 2002 đến năm 2009. Hiện tượng khí hậu El Nino năm 1998 đã làm cho nhiều nước mất mùa và phải tăng nhập khẩu gạo, điều này làm thị trường thế giới tăng kỷ lục 25,7 triệu tấn. Nhưng qua năm 1999, do nhiều nước được mùa, thị trường gạo thế giới giảm còn 24,3 triệu tấn. Đến năm 2009 thị trường gạo toàn cầu sẽ tăng lên 28,7 triệu tấn , tăng hơn 6% so với với năm 1998.
Tuy nhiên, nhu cầu gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm xuống ở một số nước có thu nhập tăng nhanh ở châu á. Tại các nước này, một bộ phận lớn dân cư đã trở thành những người trung lưu nên có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm từ thịt, rau quả và gạo chất lượng cao.
Mặt khác, khả năng cung cấp loại gạo chất lượng cao Japonica sẽ giảm. Điều này sẽ làm cho cầu lớn hơn cung trên thị trường gạo phẩm chất cao khiến giá gạo loại này tăng mạnh. Việc tiêu thụ gạo phẩm cấp thấp sẽ giảm nếu không có những đột biến về thiên tai hay khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, nhu cầu này có thể sẽ được bù đắp một khi nhu cầu về loại gạo phẩm chất cấp thấp cho chăn nuôi tăng lên.
Giá gạo cũng có xu hướng tăng lên trong suốt giai đoạn từ 2000-2009 sau một thời gian dài giá xuống thấp. Trong giai đoạn tiếp theo, khi kinh tế toàn cầu đi dần vào thế tăng trưởng ổn định, việc buôn bán cũng như giá gạo sẽ theo chiều hướng đi lên. Năm 2009, dự báo giá gạo Houston sẽ tăng đến 447,2 USD/tấn và gạo 5% tấm Thái lan đến 371,4USD/tấn.
Các quốc gia châu á vẫn là các nước nhập khẩu gạo nhiều nhất, chiếm 51,5% tổng nhập khẩu toàn thế giới. Về mặt kinh tế, kinh tế các nước Đông Nam á đang dần phục hồi. Nhờ cải tổ cơ cấu, các nước này sẽ đạt được mức tăng trưởng ổn định (mặc dù vẫn thấp hơn mức trước giai đoạn khủng hoảng) với khoảng 6,1% trong giai đoạn 2003-2008. Do vậy các nước này sẽ tăng nhập khẩu nông sản và nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia này sẽ tiếp tục gia tăng. Philippines, Indonesia sẽ tăng nhập khẩu gạo vì sản lượng gạo của hai quốc gia này có xu hướng đi xuống. Hàn quốc cũng sẽ nhập thêm gạo khi nước này thực hiện việc mở cửa thị trường theo những gì đã cam kết tại vòng đàm phán Urugoay về thương mại toàn cầu. Thêm vào đó, ả rập Xêút sẽ sử dụng ngày càng nhiều lao động từ các nước châu á quen ăn cơm nên nước này có thể sẽ tăng nhập khẩu gạo. Châu Phi cũng sẽ mua thêm gạo từ bên ngoài do các nước ở châu lục này phải gỡ bỏ bớt các rào cản về thuế quan. Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thuộc Liên Hiệp Quốc (FAO), từ năm 1999 đến năm 2005, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước châu Phi sẽ tăng 30%.
Theo kết quả của vòng đàm phán Urugoay, hai thị trường gạo Nhật và Hàn quốc phải áaaaaaa mở cửa. Nhờ vậy, việc mua bán gạo phẩm chất cao Japonica sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, chính phủ hai nước này vẫn sẽ sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước nên khối lượng gạo nhập khẩu khó có thể cao hơn mức đã cam kết. Năm 1996, Nhật đã nhập 451.000 tấn gạo và Hàn quốc nhập 115.000 tấn. Dự báo, đến năm 2003, Nhật sẽ nhập 759.000 tấn và Hàn quốc 180.000 tấn. Nhưng đến năm 2009, nhập khẩu gạo Nhật vẫn sẽ bằng năm 2003, trong khi Hàn quốc tăng lên đến 205.000 tấn.
Theo dự báo của FAO, ngoài Đông Nam á, nhu cầu nhập khẩu nông sản sẽ tăng mạnh tại các nước đang phát triển khác, bao gồm Trung Quốc, châu Mỹ la tinh, Bắc Phi, Trung đông. Đến năm 2005, nhập khẩu nông sản của tất cả các nước đang phát triển sẽ đạt 162 tỷ USD, chiếm 49% nhập khẩu thế giới về nông sản, trong khi từ năm 1993 đến năm 1995 chỉ đạt 113,3 tỷ USD, chiếm 43%.
Về xuất khẩu, Thái Lan, Việt nam, Mỹ và ấn độ tiếp tục là những nhà cung cấp gạo chính cho thế giới. Mặc dù, theo dự báo của FAO, Thái lan vẫn đứng đầu bảng trong số các nước xuất khẩu gạo, nhưng tương lai sẽ bị mất thị phần vì Việt nam. Ngoài ra, sẽ có thêm các nhà cung cấp gạo khác xuất hiện – Pakistan, Myanmar, Campuchia và một số nước châu Mỹ la tinh, trong khi Mỹ, Trung quốc, ấn độ sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu.
Theo USDA, đến năm 2009, sản lượng gạo thế giới sẽ đạt 429 triệu tấn do tăng trung bình 2,7%/ năm từ năm 1989 đến năm 2009. Sản lượng gạo tăng chủ yếu do tăng năng suất nhờ nông dân sử dụng các giống lúa mới chống và chịu được sâu bệnh và giống lúa lai. Năng suất gạo giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2009 của thế giới ước tăng 2,1%.
Trong khi đó, do sức ép của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, diện tích gieo trồng tăng không đáng kể, chỉ đạt 0,51%/năm từ nay đến năm 2009. Nhật và Ai Cập có xu hướng giảm diện tích trồng lúa, trong khi Trung quốc, Indonesia và Philippines đang phải tìm cách ngăn chặn tình trạng chuyển đất trồng lúa sang đất sử dụng với mục đích khác. Theo dự báo của FAO, trong các thập kỷ sau, diện tích trồng lúa sẽ tăng lên chủ yếu từ các vùng đất cao và các vùng đầm lầy châu Phi.
(2003, 2009: Dự kiến)
2.2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam:
Trong những năm qua, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ chỗ chỉ xuất khẩu hơn 1 triệu tấn vào năm 1989 thì sau hơn 10 năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt cả về lượng và chất. Năm 1998, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kim ngạch cao nhất trong các những năm vừa qua (1,02 tỷ USD) trong khi năm 1999, lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục 4,55 triệu tấn. Tuy nhiên, có thể nói, vào thời điểm này cũng như trong những năm tiếp theo, thị trường gạo thế giới đã trở nên khá bão hoà, về cung cầu cũng như giá cả, cạnh tranh trên thị trường gạo ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi phải có những định hướng chiến lược phát triển cụ thể nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Dưới đây là một số nhận định, đánh giá về khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới:
2.2.1.Lượng gạo xuất khẩu:
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thị trường gạo thế giới sẽ tăng với tốc độ trên 2% năm từ năm 2002 đến năm 2009. Hiện tượng khí hậu El Nino năm 1998 đã làm cho nhiều nước mất mùa và phải tăng nhập khẩu gạo, điều này làm thị trường thế giới tăng kỷ lục 25,7 triệu tấn. Nhưng qua năm 1999, do nhiều nước được mùa, thị trường gạo thế giới giảm còn 24,3 triệu tấn. Đến năm 2009 thị trường gạo toàn cầu sẽ tăng lên 28,7 triệu tấn , tăng hơn 6% so với với năm 1998.
Từ dự báo trên kết hợp với các phân tích đánh giá về tốc độ tăng trưởng về khả năng sản xuất lúa gạo của Việt Nam, ta có thể đưa ra dự báo đến năm 2010, Việt Nam có khả năng sản xuất được 38 triệu tấn gạo trong đó 5 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Như vậy thị phần gạo của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời gian tới sẽ tăng nhẹ từ 14% hiện nay lên khoảng 17% vào năm 2010. Với mức độ đầu tư như hiện nay của ngành nông nghiệp cho giống, vốn, lao động, và khâu chế biến chắc chắn đây là một mục tiêu trong tầm tay của chúng ta. Với khối lượng gạo xuất khẩu đạt 5 triệu tấn vào năm 2010, tuy chúng ta chưa thể vượt qua Thái Lan để đứng ở vị trí số một nhưng vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu gạo đã được đảm bảo và một phần thị trường gạo của Thái Lan sẽ thuộc về Việt Nam.
Bảng 14 : Dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong đén 2010
((*) Ước thực hiện )
Hạng mục
2000
2005(*)
2010(*)
Tổng lượng xuất khẩu(Đơn vị: Triệu tấn)
3,5
4,0
5,0
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%)
8,0
5,0
3,0
Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp và USDA- Rice Outlook
2.2.2. Giá gạo xuất khẩu:
Để có thể dự báo được giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, trong thời gian tới chúng ta cần đi sâu nghiên cứu những biến động của giá gạo trên thị trường thế giới thời gian qua. Giá gạo trên thị trường thế giới biến động khá mạnh trong thời gian qua. Chẳng hạn như trong năm 1999, giá gạo trung bình đầu năm khoảng 220 USD/tấn, đến giữa năm tụt xuống chỉ còn 175 USD/tấn, cuối năm lại nhích lên 230 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do giá này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu; điều kiện tự nhiên về khí hậu, thời tiết; nhân tố thời vụ; nhân tố chính trị xã hội; khả năng ngoại tệ của các nước nhập khẩu gạo; tình hình lương thực viện trợ của cộng đồng quốc tế; ảnh hưởng của thị trường lúa mì đối với giá gạo.
Trong 11 năm qua chỉ có 5 năm giá gạo quốc tế đạt mức trên 300 USD/tấn trong đó năm 1996 đạt cao nhất là 364 USD/tấn. Nếu so với mức giá kỷ lục 495 USD/tấn vào năm 1974 và 483 USD/tấn năm 1981 thì mức giá của năm 1996 vẫn còn thấp hơn 131 và 119 USD/tấn . Cũng trong 11 năm qua, năm 1999 giá gạo giảm mạnh nhất với mức giảm kỷ lục 16,9%. Điều này cho thấy tính không ổn định trong giá gạo quốc tế ngày càng gia tăng.
Sang năm 2002, trong vài tháng nay, giá gạo thế giới có những xu hướng biến động rất khác biệt. Nhìn chung giá tất cả các loại gạo của tất cả các nước đều có sự sụt giảm lớn so với các năm về trước. Tại Thái Lan, chính phủ tiến hành bán gạo dự trữ cho các nhà xuất khẩu để lấy chỗ cho chương trình thu mua gạo mới niên vụ 2002/03. Phần lớn lượng bán ra đều là gạo chất lượng cao, đã một phần làm giảm giá gạo xuất khẩu. Trong khi đó, giá g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa Luan Tot Nghiep.doc