Ứng dụng phần mềm Mapinfo, để quản lý thông tin đấ t đai mà đ ặc biệt trong lĩnh
vực giải quyết các b ài toán trong công tác gi ải toả bồi ho àn nhằm hổ trợ xây dựng
phương án, quy ho ạch giải toả, bồi th ường thiệt hại đất đai một cách nhanh chóng,
chính xác và ti ết kiệm được nhiều thời gian cũng nh ư kinh phí tổ chức thực hiện. Tiến
trình th ực hiện được bắt đầu từ giai đoạn khảo sát đến khi thực hiện chuyển đổi dữ
liệu, tạo lớp, tách lớp, chồng lắp, xây dựng ho àn chỉnh bản đồ, tính diện tích giải toả,
áp giá bồi hoàn và biên t ập ra bản đồ quy hoạch giải toả ho àn chỉnh
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3304 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khả năng ứng dụng phần mềm Mapinfo để hổ trợ cho phương án quy hoạch giải toả bồi hoàn thiệt hại đất đai ở phường An Hội, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để phát triển
đô thị được giao cho tổ chức phát triển quỷ đất quản lý.
3. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi (Điều 42 LĐĐ, 2003)
a. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để đ ược cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định tại điều 50 của luật đất đai n ày thì người bị thu hồi đất được
bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
điều 38 và các điểm b, c, d, đ, g, khoản 1 điều 43 của luật đất đai 2003 .
17
b. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường loại đất mới có cùng mục đích
sử dụng, nếu không có đất để bồi th ường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử
dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
c. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự
an tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu
hồi đất ở mà phải di chuyển chổ khác, khu tái định c ư được quy hoạch chung cho
nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt h ơn
nơi ở cũ.
4. Đối tượng phải đền bù thiệt hại:
Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhà nước giao đất,
cho thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất) để sử dụng đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng có trách nhiệm đền b ù thiệt hại về
đất và tài sản hiện có gắn liền với đất theo qui định tại Nghị định 22/CP của chính phủ.
18
5. Đối tượng được đền bù thiệt hại:
- Người được đền bù thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải l à người sở
hữu hợp pháp tài sản đó là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc đề bù thiệt hại khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc
tế, người định cư ở nước ngoài đã được Việt nam cho thuê đất giải quyết theo quyết
định riêng của Thủ Tướng Chính Phủ.
- Việc sử dụng đất phục vụ cho các công tr ình công ích của làng, xã bằng hình thức
huy động sự đóng góp của dân th ì không áp dụng những quy định tại Nghị định 22/CP
của chính phủ.
6. Phạm vi đền bù thiệt hại:
- Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi theo quyết định tại
chương II của Nghị định 22/CP của chính phủ.
- Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền b ù, di chuyển,
giải phóng mặt bằng.
VII). CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG:
- Căn cứ Nghị định 22/1998/NĐ -CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc bồi
thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- Căn cứ Nghị định 17/2001/NĐ -CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hổ trợ chính thức (ODA).
- Căn cứ Công văn số 321/UB ngày 13/02/2004 của UBND Thành Phố Cần Thơ về
việc kế hoạch hành động tái định cư giai đoạn 1 của dự án nâng cấp đô thị TP Cần
Thơ.
- Căn cứ Quyết định số 4153/QĐ -CT.UB ngày 9/11/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cần Thơ về việc phê diệt Dự án thành phần số 1 : Nâng cấp cơ sở hạng tầng cấp 3 và
cấp 1, 2 có liên quan và hỗ trợ kỹ thuật, thiết kế, giám sát, đ ào tạo ở giai đoạn 1 của dự
án nâng cấp đô thị TP Cần Thơ.
19
- Căn cứ Thông tư 145/1998/TT.BTC ngày 4 tháng 11 năm 1998 của bộ Tài chính về
hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ -CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về
việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Căn cứ Công văn số 729/CP-CN 30/05/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chấp thuận báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nâng cấp đô thị Việt nam - tiểu dự án
Cần Thơ.
- Căn cứ Công văn số 91/UB ngày 14/01/2004 của Chủ tịch UBND lâm thời TP Cần
Thơ về việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án tr ên địa bàn TP Cần
Thơ.
- Căn cứ Quyết định 1280/1998/QĐ.UBT 05/06/1998 của UBND tỉnh Cần Th ơ v/v
ban hành bản quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Căn cứ Quyết định 755/QĐ.UB ngày 24/02/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ về việc
Quy hoạch đất xây dựng các khu tái định c ư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng xây
dựng các công trình của TP Cần Thơ.
- Theo Đề nghị của Giám đốc Sở Tài Chính - vật giá tại công văn số 78/TCVG ng ày
21/07/2000 và Công văn số 1038/TCVG ngày 31/08/2000.
- Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-CT.UB ngày 03/01/2002 của Chủ Tịch UBND tỉnh
Cần Thơ. Về việc thành lập hội đồng thẩm định đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng
khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng
- Căn cứ Quyết định số 45/2003/QĐ -UB ngày 17/06/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ.
Về việc ban hành bản quy định tạm thời về đơn giá hoa màu, mật độ cây trồng để bồi
thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
VIII). HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ - GIS:
1. Định nghĩa GIS:
20
Theo Võ Quang Minh (1999), GIS là m ột kỹ thuật quản lý các thông tin dựa v ào
máy vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số
liệu thuộc về địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác.
Mặt khác có thể hiểu “GIS là một tập thể có tổ chức của phần cứng máy tính, phần
mềm, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhập, l ưu
trữ, quản lý, xử lý, phân tích v à hiển thị các thông tin không gian từ thế giới th ực để
giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con ng ười đặt ra”
(Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên, 2000).
2. Sơ lược về tình hình phát triển và ứng dụng của công nghệ GIS tr ên thế giới
và Việt nam:
- Giai đoạn (1990-1992): công nghệ hình thành với quy mô nhỏ, mang tính chất
thử nghiệm. Nhìn chung các sản phẩm GIS giai đoạn này điều do người Việt nam tự
thiết kế xây dựng và phát triển ứng dụng. Các sản phẩm th ường mang tính chất phân
tán, độc lập với nhau trên mọi phương diện nên mỗi sản phẩm chỉ phục vụ riêng cho
một đơn vị, một ngành, một lĩnh vực cụ thể, việc chuẩn hoá các số liệu ch ưa được đặt
ra.
- Giai đoạn phát triển và bùng nổ (1996 đến nay): Cùng với những yêu cầu cao về
công tác quản lý trong mọi lĩnh vực của đời sống, sự giảm giá nhanh chóng của phần
mềm và thiết bị tin học làm cho thị trường GIS phát triển và bùng nổ mạnh mẽ. Bên
các dự án quốc gia và dự án cho các tổ chức quốc tế t ài trợ (UDNP, WB, IMF,
ADB,...) cũng đã kích thích mạnh mẽ việc sử dụng công cụ hiện đại, ti ên tiến của thế
giới (ARE/INFO, INTERGRAPH, MAPINFO,..) v ào việc xây và triển khai các ứng
dụng GIS tại Việt nam.
Gần đây GIS cũng đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nh ư:
- Đánh giá hiện trạng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Xây dựng bản đồ ngập lũ ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu Đông Bắc.
- Xây dựng các điểm du lịch ở Hà Nội và phụ cận.
- Điều tra quy hoạch và quản lý rừng.
21
- Quy hoạch và quản lý đô thị.
22
Chuyên
Viên
Phần Mềm
thiết bị Số liệu
GIS
3. Các thành phần chính của công nghệ GIS:
Theo võ Quang Minh (1999), công ngh ệ GIS bao gồm 5 phần cơ bản: thiết bị
(hardware), phần mềm (software), số liệu (georgaphic data), chuy ên viên (expertise)
chính sách và cách thức quản lý (policy and managemet).
Hình 1: Sơ đồ các hợp phần thiết yếu của công nghệ GIS.
4. Mô hình của công nghệ GIS:
Theo Nguyễn Thế Thận, (1999): hệ GIS có thể hiểu như là quá trình “vào - ra”.
Phương pháp biểu thị dạng “vào - ra” là khởi điểm của việc xây dựng nguyên tắc hoạt
động của GIS.
* Số liệu vào:
Số liệu có thể được nhập từ các nguồn như: Chuyển đổi, số hoá, quét, viễn thám,
ảnh, hệ thống định vị toàn cầu GPS, máy toàn đạt điện tử.
* Quản lý số liệu:
Các số liệu sau khi được thu thập và tổng hợp thì cần bảo trì và lưu trữ trong máy.
Để quản lý dữ liệu có hiệu quả cần bảo đảm các khía cạnh về: bảo mật số liệu, tích hợp
số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy tr ì số liệu.
* Xử lý số liệu:
Với các thao tác xử lý số liệu nhằm để tạo ra thông tin nh ư là các ảnh, báo cáo và
bản đồ.
* Phân tích và mô hình hoá:
Chính sách và
quản lý
23
Số liệu sau khi tổng hợp, chuyển đổi và yêu cầu tiếp theo khả năng giải mã, phân
tích về mặt định tính và định lượng thông tin đã thu nhập.
5. Các kết quả ứng dụng của GIS trên thực tế trong thời gian qua:
* Trên thế giới:
- Ứng dụng GIS để dự đoán, dự báo v à quản lý dịch hại ở Finland (Tikkala v à Ctv
1996).
- Ứng dụng GIS để nghiên cứu xói mòn đất ở Đài Loan (cheng, 1992)
- Ứng dụng kỹ thuật GIS để thiết lập ph ương án đánh giá chất lượng nước ở Nam
Triều Tiên (Kyehyun, 1996).
* Ở Việt nam:
- Ứng dụng GIS để giải đoán ảnh vệ tinh Spot v à GIS để nghiên cứu hiện trạng sử
dụng đất đai ở huyện Tân Thạnh - Tỉnh Vĩnh Long (Lê Quang Trí,1996)
- Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khảo sát và phân tích đất ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long bằng phần mềm Mapinfo (Trần Thị Ngọc Trinh,V õ Quang Minh,
Trương Chí Quang, Võ Quốc Tuấn, 2003).
- Hệ thống quản lý, truy xuất thông tin t ài nguyên ĐBSCL (Võ Quang Minh, Trương
Chí Quang, 2003).
6. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng GIS:
* Ưu điểm:
Theo Võ Quang Minh (1999), k ỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ
của khoa học và máy tính. Do đó việc sử dụng GIS trong các mục ti êu nghiên cứu so
với các phương tiện cổ điển thì có thể mang lại những hiệu quả cao nh ư:
- Là cách tiết kiệm thời gian và chi phí tốt nhất trong việc lưu trữ số liệu.
- Số liệu lưu trữ có thể cập nhật hoá một cách dễ d àng.
- Chất lượng và số lượng được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
- Dể dàng truy cập và phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau.
- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích v à nhanh chóng
tạo ra một lớp số liệu mới.
* Nhược điểm:
24
- Chi phí và những vấn đề về kỹ thuật đòi hỏi trong việc chuẩn bị lại số liệu thô
hiện có, nhằm có thể chuyển bản đồ dạng giấy sang kỹ thuật số tr ên máy tính.
+ Chúng có thể cho ra kết quả dưới nhiều dạng khác nhau nh ư các bản đồ, biểu
bảng, các biểu đồ thống kê,...
+ Là một công cụ đắc lực cho các nhà khoa học về lĩnh vực nghiên cứu hệ thống
canh tác, đánh giá đất, đánh giá khả năng thích nghi của các kiểu sử dụng đất, quản lý
và xử lý các bản đồ giải thửa trong quản lý đất đai
IX). VÀI NÉT VỀ MAPINFO:
1. Khái Niệm Mapinfo:
Theo Nguyễn Thế Thận, (1999): Mapinfo l à một công cụ khá hiệu quả để tạo ra v à
quản lý một cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng Mapinfo
có thể xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghi ên cứu khoa
học sản xuất của các tổ chức kinh tế v à xã hội của các ngành ở địa phương.
2. Tổ chức thông tin bản đồ trong Mapinfo:
Theo Trần Công Yên và Nguyễn Thế Thận (2000), tổ chức thông tin bản đồ trong
Mapinfo bao gồm các tổ chức sau:
- Tổ chức thông tin theo các lớp đối t ượng:
Các thông tin trong các phần mềm GIS thường được tổ chức theo từng lớp đối
tượng. Một mảnh bản đồ máy tính l à sự chồng xếp của các lớp thông tin l ên nhau. Mỗi
một lớp chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin l à tập hợp
các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện v à quản lý các đối tượng địa lý trong không
gian theo một chủ thể cụ thể, phục vụ một mục đích trong hệ thống. Trong Mapinfo có
thể coi mỗi một bảng là một lớp đối tượng.
-Các đối tượng bản đồ chính mà Mapinfo sẽ quản lý:
+ Đối tượng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ
một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể l à các polygons, Elipse, chữ nhật. Ví dụ:
lãnh thổ địa giới một xã, hồ nước, thửa đất,...
+ Đối tượng điểm (point): thể hiện vị trí cụ thể của các đối t ượng địa lý, ví dụ: Cột
cờ, điểm bán xăng dầu, ...
25
+ Đối tượng đường (line): thể hiện vị trí cụ thể của các đối t ượng không khép kín
hình học. Chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc và các cung, ví dụ:
đường phố, sông suối,...
+ Đối tượng chữ (text): Thể hiện các đối t ượng không phải là địa lý của bản đồ
như: nhãn, tiêu đề, ghi chú...
* Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối t ượng bản đồ:
Các thông tin GIS luôn là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin
thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu
Mapinfo sẽ chia làm hai thành phần cơ bản:
+ Cơ sở dữ liệu thuộc tính
+ Cơ sở dữ liệu bản đồ
Các bảng ghi trong cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nh ư được liên
kết với nhau thông qua một chỉ số (ID) đ ược lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại
bảng nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng
giản đồ và chúng ta có thể truy cập tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua cả hai loại
dữ liệu.
26
CHƯƠNG II: PHƯƠNG TI ỆN V À PHƯƠNG PHÁP
I). MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Ứng dụng phần mềm Mapinfo, để quản lý thông tin đấ t đai mà đặc biệt trong lĩnh
vực giải quyết các bài toán trong công tác giải toả bồi hoàn nhằm hổ trợ xây dựng
phương án, quy hoạch giải toả, bồi thường thiệt hại đất đai một cách nhanh chóng,
chính xác và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như kinh phí tổ chức thực hiện. Tiến
trình thực hiện được bắt đầu từ giai đoạn khảo sát đến khi thực hiện chuyển đổi dữ
liệu, tạo lớp, tách lớp, chồng lắp, xây dựng ho àn chỉnh bản đồ, tính diện tích giải toả,
áp giá bồi hoàn và biên tập ra bản đồ quy hoạch giải toả ho àn chỉnh.
II). Phương Tiện:
1. Địa điểm thực tập:
- Ban Quản Lý Dự Án Nâng Cấp Đô Thị Th ành Phố Cần Thơ.
2. Nguồn dữ liệu cần xử lý:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ph ường An Hội - quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ
3. Phương tiện xử lý:
- máy tính pentium 4
- Các phần mềm ứng dụng như: Microstation, Autocad, Mapinfo, Word, Excel...
- Máy in trắng đen hoặc màu.
- Đĩa mềm, đĩa CD-ROM.
- Các quyết Định, số 1678,4153 của UBND Tỉnh Cần Th ơ, Quyết định số
117QĐ.STC ngày 22/07/2004 c ủa Giám đốc Sở Tài Chính.
- Các công văn số 1513/CP-NN, 312/UB, 4122/UB của UBND Tỉnh Cần Thơ.
- Các Nghị định 22/1998/NĐ-CP, 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thông Tư 145/1998/TT.BTC ngày 4 tháng 11 năm 1998 c ủa Bộ Tài Chính.
III). PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
A. Phương án đền bù giải tỏa:
1. Lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng:
27
Bất kỳ công trình giải phóng mặt bằng nào cũng phải thành lập hội đồng đề bù thiệt
hại đất đai, nhà cửa, kiến trúc, hoa màu,... trong đó bao gồm:
* Về nhân sự trong hội đồng đối với các dự án do Tỉnh đầu t ư:
- Đại diện phòng địa chính làm uỷ viên.
- Chủ tịch UBND cấp xã, phường, nơi có đất bị thu hồi làm uỷ viên.
- Đại diện người có đất bị thu hồi tham gia hội đồng.
- Mời đại diện Ban dân vận tham gia hội đồng.
- Ngoài ra còn có thêm một số chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác có liên quan do
Chủ tịch hội đồng quyết định bổ sung th êm.
* Thành phần trong hội đồng đối với các dự án do Trung ương đầu tư:
- Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Chủ tịch hội
đồng
- Giám đốc sở tài chính - vật giá làm phó chủ tịch hội đồng.
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Th ành phố làm uỷ viên.
- Đại diện Sở Tài Nguyên và môi trường làm uỷ viên.
- Đại diện UBND quận, huyện, thị x ã, thành phố thuộc tỉnh có đất bị thu hồi l àm
uỷ viên.
- Chủ dự án (chủ sử dụng) làm uỷ viên.
- Đại diện những người được đền bù thiệt hại.
- Ngoài ra còn có thêm một số thành viên khác liên quan do Chủ tịch tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quyết định.
* Trách nhiệm của các bộ phận trong hội đồng:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chịu trách nhiệm chỉ đạo hội đồng
đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng lập ph ương án đền bù thiệt hại và phê duyệt
phương án.
- Sở Tài Chính - vật giá:
+ Xác định giá đất, giá cây trồng vật nuôi để tính đền b ù thiệt hại.
+ Thẩm định và kiểm tra việc xác định giá đền b ù, mức đền bù, mức trợ cấp cho các
tổ chức các cá nhân.
28
+ Đánh giá đền bù, mức đền bù, trợ cấp cho từng tổ chức cá nhân tổng hợp lập
phương án đền bù thiệt hại.
+ Trực tiếp giám sát kiểm tra hướng dẫn việc chi trả tiền đền b ù trợ cấp cho từng đối
tượng và chi phí cho công tác tổ chức đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng .
- Sở xây dựng:
+ Xác định quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công
trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi.
+ Xác định giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính đền b ù thiệt
hại.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng xác định quy mô khu tái định c ư cho phù hợp
với quy hoạch phát triển chung của địa ph ương.
- Sở tài nguyên và Môi trường:
+ Xác định quy mô diện tích đất thuộc đối t ượng được đền bù hoặc không được đền
bù, mức độ đền bù hoặc trợ cấp cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi.
+ Phối hợp với Chủ tịch UBND quận, ph ường thành phố trực thuộc Trung ương xác
định khả năng quỷ đất dùng để đền bù thiệt hại bằng đất báo cáo cho Chủ tịch UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và gửi cho hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng
mặt bằng và làm cơ sở cho việc lập phương án.
+ Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai theo luật đất đai để tổ chức thực hiện v à
lập khu tái định cư.
- UBND Quận, Thị Xã, TP. trực thuộc Tỉnh hay Thành Phố trực thuộc Trung
Ương:
+ Chỉ đạo hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng lập phương án đền bù báo cáo hội
đồng thẩm định cấp tỉnh, tr ình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
+ Xác định mức đền bù hoặc trợ cấp cho từng tổ chức, hộ gia đ ình, cá nhân báo cáo
Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tỉnh, th ành phố trực thuộc Trung Ương.
+ Tổ chức đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng theo ph ương án được Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
- Chủ dự án:
29
+ Tham gia Hội đồng đền bù thiệt hại và cung cấp các tài liệu cần thiết để hội đồng
thực hiện nhiệm vụ của m ình.
+ Tổ chức trả tiền đền bù kịp thời cho các đối tượng được đền bù.
2. Phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định c ư:
2.1. Điều kiện được bồi thường về đất:
a. Đất bị ảnh hưởng bởi dự án hợp pháp có thể hợp thức hoá đ ược bồi thường
100%.
- Hợp pháp là: đất được cấp giấy chứng nhận QSD đất v à QSH nhà ở (giấy hồng hoặc
giấy đỏ).
b. Đất bị ảnh hưởng bởi dự án không hợp pháp đ ược hỗ trợ 60% bao gồm
những trường hợp không thỏa mãn các yêu cầu của a.
c. Đất bị ảnh hưởng bởi dự án không được bồi thường, hỗ trợ: là những người
chiếm dụng đất công trong khu vực dự án sau ng ày công bố quy hoạch chính thức
(01/07/2003) hoặc những người chuyển vào vùng dự án sau ngày khoá sổ điều tra ảnh
hưởng.
2.2. Điều kiện được bồi thường nhà và kiến trúc khác:
a. Những người bị ảnh hưởng và công trình xây dựng bởi dự án thuộc diện hợp
pháp, có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp (trừ tr ường hợp tại c của mục 1) đều đ ược
hưởng bồi thường 100% giá trị ngôi nhà và công trình bị mất (với giá thay thuế) sẽ
không bị trừ khấu hao hoặc vật liệu có thể vận dụng lại đ ược.
b. Đối với các trường hợp xây dựng mới không phép sau ng ày công bố quy
hoạch 01/07/2003 sẽ không được bồi thường và hổ trợ.
c. Đối với các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án có tranh chấp mà đến thời điểm chi
trả tiền bồi thường chưa đạt được thoả thuận hoặc chưa có quyết định giải quyết của cơ
quan thẩm quyền thì chủ đầu tư gởi tiền bồi thường đó vào ngân hàng và sẽ chi trả khi
việc tranh chấp đó được giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
*. Đất và nhà thuê của nhà nước được hỗ trợ 60% đối với các công tr ình người thuê
đất, nhà tự xây dựng được bồi thường 100% không khấu hao hoặc có thể tận dụng lại
được.
30
2.3. Đơn giá bồi thường nhà, đất, hoa màu:
a. Đất thổ cư: Áp dụng đơn giá đất theo Quyết định 1279/1998/QĐ -UB ngày
05/06/1998 của UBND Tỉnh Cần Thơ (cũ) và quyết định số 247/2004/QĐ -UB ngày
03/06/2004 của UBND thành phố Cần Thơ nhân với hệ số (K = 3) theo Công văn
3310/UB ngày 14 tháng 08 năm 2003 c ủa UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) và nhân với phần
trăm để tính bồi thường các vị trí (đính kèm bản đơn giá đất để tính bồi thường xem ở
phụ chương)
b. Đất nông nghiệp: Đối với đất nông nghiệp trong đô thị đ ược đền bù theo giá
đất nông nghiệp và cộng thêm một khoản tiền tối đa bằng 30% phần ch ênh lệnh giữa
giá đền bù cho đất ở trong đô thị của khu đất ở liền kề với đất đền b ù đất nông nghiệp (
Mục 3.3, khoản II, phần A Thông t ư 145/1998/TT.BTC ngày 04/11/1998 c ủa Bộ Tài
Chính) và nhân với phần trăm tính bồi thường các vị trí. Theo giá đất thu thuế nông
nghiệp của phường An Cư, An Hội là thuộc loại II. Giá đất trong đô thị đ ược bồi
thường dựa trên khung giá đất thổ cư cụ thể được tính bồi thường như sau:
Giá đất NN = 21.500 + (Giá đất TC - 21.500)x 30%)x 3 x tỷ lệ đền bù của diện tích
còn lại theo bảng đơn giá đền bù đất thổ cư.
2.4. Đơn giá đền bù nhà:
Theo Quyết định số 60/2000/QĐ-UB ngày12/10/2000 của UBND Tỉnh Cần Thơ.
a. Trợ cấp di dời trong tỉnh:
+ Nhà cấp 2: 4.000.000đ/hộ
+ Nhà cấp 3: 3.000.000đ/hộ
+ Nhà cấp 4: 2000.000đ/hộ.
b. Trợ cấp cắt xén một phần căn nh à:
+ Nhà cấp 2: 1.000.000đ/hộ
+ Nhà cấp 3: 750.000đ/hộ
+ Nhà cấp 4: 500.000đ/hộ.
c. Đơn giá bồi thường hoa màu: Theo quyết định số 45/2003/QĐ -UB ngày
17/06/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ ( bảng đơn giá xem phụ chương)
2.5. Chính sách bồi thường và hổ trợ khác:
31
a. Bồi thường thiệt hại kinh doanh: các hộ kinh doanh hợp lệ bị ảnh h ưởng bởi dự án
được bồi thường 100% thực lãi hàng tháng trong vòng 6 tháng. M ức thực lãi được tính
bình quân hàng tháng của năm gần nhất (số liệu do ng ành thuế cung cấp).
Hộ kinh doanh nhỏ: có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp bị ảnh h ưởng vĩnh viễn
bởi dự án có đóng thuế hoa chi, đ ược hổ trợ 1.000.000đ/hộ/tháng/6 tháng
b. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề: đối với các hộ phải di dời chỗ ở do ảnh h ưởng dự án
được hỗ trợ chi phí học nghề cho tất cả nhân khẩu trong độ tuổi lao động đối với ng ười
có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn. Mức hỗ trợ 500.000đ/tháng x 6 tháng cho
mỗi nhân khẩu.
c. Hỗ trợ ổn định cuộc sống: Trợ cấp một lần bằng 180 kg gạo, giá trung b ình
3.500đ/kg cho một nhân khẩu ( thường trú + tạm trú dài hạn) đối với hộ di dời.
d. Hộ gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội từ ngân sách nhà nước phải di
chuyển chổ ở do bị thu hồi đất được hỗ trợ 1.000.000đ/hộ.
e. Hộ di dời thuộc dân tộc Khơmer, Chăm được hỗ trợ 2.000.000đ/hộ.
f. Chuyển giao mặt bằng đúng kế hoạch 5% giá trị t ài sản (trừ đất) nhưng không quá
5.000.000đ/hộ (đối với hộ giải toả trắng).
g. Di dời mồ mã:
+ Mộ đất: 1.000.000đ/mộ.
+ Mộ xây gạch bán kiên cố: 1.500.000đ/mộ.
+ Mộ xây gạch bán kiên cố có khuôn viên: 2.500.000đ/mộ.
+ Mộ xây gạch kiên cố: 3.000.000đ/mộ
+ Kim tỉnh:1.000.000đ/cái
+ Nhà mồ: tính giá theo kết cấu thực tế.
2.6. Các hạng mục khác:
a. Mất trắng:
+ Đồng hồ điện: 800.000đ/cái
+ Đồng hồ nước: 800.000đ/cái
+ Điện thoại: 800.000đ/cái
32
b. Di dời: việc di dời đồng hồ điện, đồng hồ n ước, điện thoại sẽ do Dự án nâng cấp
đô thi thực hiện.
+ Đối với đồng hồ điện, đồng hồ n ước câu đuôi hộ khác mất trắng đ ược bồi thường
50% theo đơn giá trên.
+ Cây nước: 2.000.000cđ/cái các loại
+ Giếng đào đường kính 800: 185.000đ/m
+ Giếng đào đường kính 1000: 230.000đ/m.
2.7. Trong trường hợp chủ đầu tư cần mặt bằng để triển khai dự án m à người bị
giải tỏa trắng chưa nhận được chổ ở trong khu tái định c ư thì chủ đầu tư hỗ trợ
500.000đ/tháng để thuê nhà ở.
2.8. Chính sách tái đ ịnh cư:
Vận dụng Công Văn số 312/UB ngày 13/02/2004 của UBND TP Cần Thơ về việc:
kế hoạch hành động tái định cư giai đoạn 1 dự án nâng cấp đô thị TP Cần Th ơ và
Quyết định số 62 /2003/QĐ-UB ngày 13/10/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) về
việc: ban hành quy định tạm thời chính sách tái định c ư khi nhà nước thu hồi đất sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
* Phần quy định mức đền bù do chủ sử dụng (chủ Dự án) chi trả cho 11 hẽm ở
phường An Hội, quận Ninh Kiều, th ành phố Cần Thơ:
Do các phường, các hẻm nằm ở vị trí kinh tế khác nhau n ên mức giá đất được quy
định cũng khác nhau:
Căn cứ Quyết định số 60/2000/QĐ -UB ngày 12/10/2000 của UBND tỉnh Cần Thơ.
Về việc ban hành bản quy định đơn giá đền bù thiệt hại về đất, kiến trúc, hoa m àu ở
phường An Hội - Ninh Kiều - Cần Thơ.
a. Giá đất ở các hẻm 24 đường Võ Thị Sáu:
+ Giá đất ở vị trí mặt tiền: áp dụng đối với đất nằm cạnh đ ường Võ Thị Sáu, giá
đất được áp dụng bằng 100% giá đất vị trí 1 l à: 7.800.000 đ/m2
33
+ Giá đất nằm ở vị trí 3: áp dụng đối với đất nằm trong hẻm 24 giá đất đ ược quy
định là 702.000 đ/m2.
+ Giá đất ở vị trí 4: áp dụng đối với đất nằm sâu trong hẻm 24 (các hẻm phụ liền
cạnh như 24/22, hẻm 24/45) có điều kiện sinh hoạt kém h ơn vị trí 3 giá đất được quy
định là 468.000 đ/m2.
b. Giá đất ở hẻm 38 đường Nguyễn trải:
+ Giá đất ở vị trí 2: được áp dụng đối với đất nằm cạnh đ ường Nguyễn trải giá đất
được quy định là 1.123.200 đ/m2.
+ Giá đất ở vị trí 3: được áp dụng đối với đất nằm sâu trong hẻm 38 giá đất được
quy định là 945.000 đ/m2.
+ Giá đất ở vị trí 3: được áp dụng đối vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khả năng ứng dụng phần mềm mapinfo để hổ trợ cho phương án quy hoạch giải toả bồi hoàn thiệt hại đất đai ở phường an hội - quận ninh kiều - thành phố .pdf