Khóa luận Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch ở tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài 2

2.1 Mục đích 2

2.2 Nhiệm vụ 2

2.3 Giới hạn của đề tài 2

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phương pháp nghiên cứu 2

4. Những đóng góp và những điểm mới của khoá luận 3

5. Kết cấu của khoá luận 3

CHƯƠNG I 4

NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 4

1. Quan điểm và đặc điểm của làng nghề 4

1.1. Một số quan niệm làng nghề và ngành nghề truyền thống 4

1.2 Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam 7

1.2.1 Làng nghề tồn tại ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp 7

1.2.2 Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. 8

1.2.3 Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ 8

1.2.4 Phần lớn lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, óc thẩm mỹ đầy tính sáng tạo của các nghệ nhân và những người thợ. Phương pháp dạy nghề chủ yếu theo phương thức truyền nghề. 8

1.2.5 Sản phẩm các làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc. 9

1.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ, nhỏ hẹp: 9

1.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. 10

1.3. Phân loại làng nghề 11

2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề 12

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển của làng nghề 13

3.1. Vị trí địa lý 13

3.2 Nhu cầu của người tiêu dùng và sức ép kinh tế 14

3.3 Trình độ tay nghề của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, kĩ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các làng nghề 15

3.4. Quy chế làng nghề và các chính sách của Nhà nước 16

4. Vai trò của việc phát triển làng nghề đối với ngành du lịch 18

4.1 Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn 18

4.2. Vai trò của làng nghề đối với việc phát triển du lịch 20

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BẮC NINH 22

1. Khái quát chung 22

1.1. Vị trí địa lý 22

1.2. Đặc điểm tự nhiên 23

1.2.1.Địa hình 23

1.2.2. Khí hậu 23

1.3. Đặc điểm về dân cư và nguồn lao động 26

1.4. Đặc điểm kinh tế 28

1.5. Thị trường tiêu thụ 29

2. Thực trạng phát triển và phân bố các làng nghề thủ công ở tỉnh Bắc Ninh 31

2.1. Đặc điểm chung 31

2.2. Cơ cấu ngành trong khu vực làng nghề 34

2.3. Sự phân bố của các làng nghề 36

3. Làng nghề thủ công Bắc Ninh với việc phát triển du lịch 41

CHƯƠNG III 44

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH 44

1. Thực trạng du lịch tỉnh Bắc Ninh 44

1.1. Khách du lịch 44

1.2. Cơ sở lưu trú 47

1.3. Doanh thu 48

1.4. Lao động 50

1.5. Vốn đầu tư 50

1.6. Hiện trạng tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch 51

2. Khai thác du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 51

2.1. Các điểm du lịch làng nghề 51

2.1.1. Làng tranh dân gian Đông Hồ 51

2.1.2. Làng nghề giấy Phong Khê 53

2.1.3. Làng nghề dệt Lũng Giang 53

2.1.4. Làng gốm Phù Lãng 54

2.1.5. Làng đúc đồng Đại Bái 55

2.1.6. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ 55

2.1.7. Làng gốm Thổ Hà 56

2.2. Các cụm du lịch làng nghề 57

2.2.1. Cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận 57

2.2.2. Cụm du lịch Lim - Phật Tích 58

2.2.3. Cụm du lịch Đền Đô - Đình Bảng và phụ cận 59

2.2.4. Cụm di tích Song Hồ - Chùa Dâu và phụ cận 60

2.4. Các tuyến du lịch kết hợp 62

2.4.1. Các tuyến du lịch nội tỉnh 62

2.4.2. Các tuyến du lịch liên tỉnh 63

2.5.Nhận xét chung 64

CHƯƠNG IV 67

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 67

1. Định hướng phát triển du lịch làng nghề Bắc Ninh 67

1.1. Quan điểm phát triển du lịch Bắc Ninh 67

1.2. Những căn cứ để đưa ra định hướng 67

1.3. Các quan điểm cơ bản 67

1.4. Những định hướng cơ bản để bảo tồn và phát triển các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 68

1.5. Quy hoạch tổng thể các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh cho phù hợp với sự phát triển của du lịch 69

2. Các giải pháp cơ bản 70

2.1. Cải tạo và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 70

2.2. Tập trung đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động 71

2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ 73

2.4. Chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường 75

3. Giải pháp nâng cao vai trò của làng nghề với hoạt động du lịch tỉnh Bắc Ninh 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1. Kết luận 78

2. Ưu nhược điểm của khoá luận 79

2.1. Ưu điểm 79

2.2. Nhược điểm 79

3. Những kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế thị trường đã phân hoá rõ: Những làng nghề trải qua thăng trầm mà vẫn giữ được nghề, chuyển đổi sản phẩm hoặc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thì không những tồn tại mà còn phát triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...); Những làng nghề chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trường, sản xuất bị thu hẹp, mai một (làng gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông Hồ...). Căn cứ vào mức độ hoạt động của làng nghề, ta có thể chia làng nghề thủ công ở Bắc Ninh làm 3 loại. Các làng nghề phát triển Đó là các làng nghề đã vận động phù hợp với cơ chế thị trường, sản xuất ra được một khối lượng hàng hoá lớn, kinh doanh có hiệu quả. Loại này có 16 làng (chiếm 13%) trong đó có 15 làng nghề truyền thống tiêu biểu là làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê Đông, Phù Khê Thượng, làng thương mại Đình Bảng, làng xây dựng Đình Cả, Nội Duệ, làng giấy Dương ổ, làng thép Đa Hội, làng đồng Đại Bái... Các làng nghề hoạt động cầm chừng Đó là các làng nghề ở dạng vẫn sản xuất kinh doanh bình thường nhưng chưa hoặc không có khả năng mở rộng sản xuất. Loại này có 32 làng (chiếm 52%) trong đó có 10 làng nghề truyền thống. Khó khăn chủ yếu của các làng nghề này là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, không đầu tư thiết bị công nghệ nên hiệu quả kinh tế thấp như rượu Đại Lâm, nhôm Văn Môn, dệt Hồi Quan... Còn lại các làng nghề sản xuất nhỏ mang tính khu vực như tre đan, mộc dân dụng và chế biến nông sản (mỳ, bún, bánh, đậu). Các làng nghề đang khó khăn, mai một Đó là các làng nghề đang gặp khó khăn do sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về chất lượng, mẫu mã, giá cả... nên sản xuất đang bị thu hẹp dần mà nghề mới thì chưa có. Loại này có 10 làng (chiếm 17%) trong đó có 6 làng nghề truyền thống là các làng tranh dân gian Đông Hồ, làng cày bừa Đồng Xuất, Trung Bạn, gốm Đoàn Kết, Phấn Trung (Phù Lãng) và dao kéo Vát (Quế Võ). Tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là mô hình hộ gia đình. Trong thời kỳ bao cấp, làng nghề thủ công được tập thể hoá thành hợp tác xã. Song từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các hợp tác xã kiểu cũ tan rã, sản xuất trong các làng nghề lại trở về với mô hình truyền thống vốn có là hộ gia đình. Hiện nay Bắc Ninh có khoảng 10.511 cơ sở sản xuất, trong đó quy mô sản xuất hộ chiếm tới 98% tương đương với 10.309 cơ sở sản xuất. Với mô hình này hầu hết các thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau trong quản trị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó do tính chất của công việc, tính thời vụ của sản xuất, các hộ gia đình có thể thuê mướn thêm lao động. Việc sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình hiện nay rất phù hợp với cách quản lý cũng như trình độ của người thợ. Ngoài mô hình sản xuất trên còn có hoạt động của các hợp tác xã trong làng nghề thủ công. Sau khi chuyển đổi và đi vào hoạt động, hầu hết các hợp tác xã đều giữ vững được sản xuất và có nhiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên hình thức hợp tác xã trong làng nghề Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế nhất định như trình độ quản lý còn thấp, sản phẩm còn đơn điệu... Đồng thời với số lượng thành viên đông đã ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH cũng phát triển khá mạnh. Từ năm 1995 đến 2000, Bắc Ninh đã có 30 công ty TNHH và 21 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các làng nghề. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đã giúp các hộ sản xuất cá thể trong việc gia công làm vệ tinh cho các công ty, xí nghiệp lớn. Các công ty, xí nghiệp này trực tiếp thu gom hàng hoá từ các hộ gia đình để tiêu thụ hoặc xuất khẩu đồng thời cũng khai thác các nguồn nguyên liệu để cung cấp cho các hộ gia đình. Tuy nhiên loại hình này cũng bộc lộ nhiều tiêu cực như kinh doanh những mặt hàng không đúng với đăng ký, tìm mọi cách để trốn thuế, lậu thuế. Nhìn chung, loại hình sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đã có sự phát triển đa dạng, phong phú nhưng sản xuất hộ gia đình vẫn là chủ yếu. Bảng 6: Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh [20] Tổ chức sản xuất 1996 1997 1998 1999 2000 HTX 38 42 41 99 136 DN tư nhân 10 11 11 11 21 Công ty TNHH 12 12 17 21 30 Hộ cá thể 8.069 8.885 9.068 9.350 10.309 Tình hình hoạt động của các làng nghề Bắc Ninh còn có thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khu vực làng nghề Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Tổng số làng nghề Làng 58 Hộ sản xuất CN - TTCN Hộ 10.308 Số lao động CN - TTCN Người 46.438 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1782,5 Giá trị sản xuất CN - TTCN Tỷ đồng 713 Thu nhập bình quân 1 lao động sản xuất CN Ngàn đồng/ tháng 700-800 2.2. Cơ cấu ngành trong khu vực làng nghề ở Bắc Ninh giá trị sản xuất trong các làng nghề thủ công hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong năm 2000 giá trị sản xuất của các làng nghề đạt trên 713 tỷ đồng, thu hút trên 45.000 lao động. Tỷ trọng giá trị sản xuất của một số ngành trong công nghiệp nông thôn ở Bắc Ninh năm 2000 thể hiện qua biểu đồ sau: Làng nghề phát triển và hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh với quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Trong đó các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao mà Nhà nước không có chủ trương độc quyền như chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt may, điện tử dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ, chế biến gỗ và lâm sản,ngành kim khí... Các mặt hàng sản xuất ra ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng. Nhìn ở biểu đồ trên ta thấy rằng ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại chiếm tỷ trọng lớn nhất (43%) trong cơ cấu các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Bắc Ninh. Tiêu biểu nhất là làng thép Đa Hội. Làng đã bắt kịp với sự phát triển và biến đổi của thị trường để đầu tư trang thiết bị, công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm từ làm thép tròn với nhiều kích cỡ khác nhau phục vụ cho công nghiệp xây dựng đến làm các loại phụ tùng thay thế và lắp ráp xe đạp, xe máy như phôi líp, vành líp, vành, đĩa, đùi, trục... Một ngành khác cũng phát triển không kém đó là các nghề mộc, tre, nứa. Nhóm nghề này chiếm 28% trong tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Các làng nghề đã bắt kịp những nhu cầu của thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa để làm ra những sản phẩm phù hợp. Nghề thủ công mỹ nghệ làm thêm các công đoạn sơn mài, sơn khảm trên bàn, ghế, giường, tủ... phục vụ cho xuất khẩu. Các ngành dệt, may, giấy cũng có những bước phát triển nhất định. Tuy đóng góp của ngành vào giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn 19% song trong tương lai các ngành này hứa hẹn sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. 2.3. Sự phân bố của các làng nghề Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 58 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, cụ thể như sau: Bảng 2: Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện STT Huyện Số LN Trong đó số LNTT Chia ra Thủy sản CN chế biến Xây dựng Thương mại Vận tải 1 Từ Sơn 16 9 12 2 2 2 Tiên Du 4 2 2 2 3 Yên Phong 15 7 14 1 4 Lương Tài 6 2 5 1 5 Gia Bình 7 2 7 6 Thuận Thành 5 5 1 4 7 Quế Võ 5 4 5 Tổng cộng 58 31 1 49 4 3 1 Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân bố không đều, tập trung và phát triển mạnh ở huyện Từ Sơn, sau đó đến Yên Phương, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành và Quế Võ. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy các làng nghề Bắc Ninh thường tập trung dọc theo các tuyến đường chính, trong đó các xã nằm dọc quốc lộ 1A đã có khoảng 1/3 số làng nghề hoặc nằm gần các di tích lịch sử - văn hoá và các con sông . Các làng nghề của Bắc Ninh khá đa dạng và hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quan trọng nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến. Các làng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, thủy sản hay vận tải tuy ít nhưng có truyền thống lâu đời và nổi tiếng cả nước như xây dựng Đình Cả, Nội Duệ, làng thương mại (trước kia gọi là làng buôn bán) Đình Bảng, Phù Lưu, làng nuôi cá con Mão Điền. Bảng 9: Phân loại làng nghề Bắc Ninh theo sản phẩm [20] STT Nhóm sản phẩm Số lượng LN Tỷ lệ (%) 1 Chế biến nông sản, thực phẩm 14 24,2 2 Dệt 2 3,5 3 Đan lưới vó 1 1,7 4 Đồ gỗ dân dụng và mây, tre, nứa 10 17,2 5 Sản xuất giấy 1 1,7 6 Sản xuất tranh dân gian, giấy màu 1 1,7 7 Sản xuất đồ gốm 2 3,5 8 Sản xuất sắt, thép 1 1,7 9 Sản xuất tơ tằm 2 3,5 10 Đúc nhôm đồng 3 5,1 11 Sản xuất công cụ cầm tay bằng kim loại 1 1,7 12 Chế biến gỗ và mộc cao cấp 11 19 13 Thuỷ sản 1 1,7 14 Thương mại 3 5,1 15 Xây dựng 4 7 16 Vận tải 1 1,7 Tổng cộng 58 100 Hàng năm các làng nghề Bắc Ninh đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn với các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Những ngành nghề có khối lượng sản phẩm tương đối lớn được tiêu thụ phổ biến trên thị trường là mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội, giấy Phong Khê... Bảng 10: Sản phẩm chủ yếu của một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh (năm 2000) [20] STT Ngành nghề Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng 1 Nuôi thuỷ sản Cá con Ngàn con 20.500 2 CN chế biến nông sản Đậu phụ, mỳ, bún khô Tấn 6.565 3 Sản xuất rượu Rượu các loại Ngàn lít 3.615 4 Dệt Vải mộc Khăn mặt các loại Ngàn mét 1000 chiếc 1.355 1.169 5 Lưới cước Lưới màn 1.000 m2 320 6 Đồ gỗ dân dụng Bàn ghế học sinh Cày bừa, giường tủ dân dụng Bộ Chiếc 3.474 12.600 7 Sản xuất giấy Giấy các loại Tấn 37.740 8 Sắt thép Sắt thép các loại Ngàn tấn 126 9 Tơ tằm Tơ tằm Ngàn tấn 23,1 10 Đúc đồng, nhôm Đúc đồng nhôm các loại Ngàn tấn 77 11 Đồ gỗ mỹ nghệ Sản phẩm mỹ nghệ các loại Tủ Giường Bàn ghế Cái Cái Cái 21.405 17.095 41.082 Với những biến động của lịch sử, các làng nghề thủ công của Bắc Ninh cũng có nhiều bước thăng trầm. Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới cùng những nỗ lực của bản thân, nhiều làng nghề đã được phục hồi và phát triển nhanh chóng trong đó có các ngành nghề sau: - Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: bao gồm nhiều loại như xay xát gạo, làm bún, làm bánh tráng, nấu rượu... Các nghề này phát triển ở hầu khắp các làng xã Bắc Ninh nhưng tập trung nhiều nhất là ở các làng thuộc xã Yên Phụ, Văn Môn, Tam Đa (Yên Phong), Đồng Nguyên (Từ Sơn), Tân Lãng, Mỹ Hương (Lương Tài)... - Các làng nghề dệt nhuộm Nghề dệt truyền thống ở nước ta có từ lâu đời và được duy trì theo phương thức “cha truyền con nối”. Nghề dệt ở Bắc Ninh nổi lên có xã Tương Giang (Từ Sơn). Cả xã gồm 6 làng có trên 70% số hộ làm nghề dệt với 1.500 khung dệt lắp động cơ điện. Các làng nghề của xã đã thu hút 4.000 lao động tại địa phương tham gia sản xuất, ngoài ra còn thu hút lao động ở các xã khác đến làm thuê. Sản phẩm chủ yếu là dệt vải màn, khăn mặt. Sản lượng hàng năm lên tới 60.000 mét vải và hàng triệu khăn mặt. Doanh thu từ ngành dệt đạt từ 5 - 6 tỷ đồng/ năm. Nghề ươm tơ Vọng Nguyệt (Tam Giang- Yên Phong) hiện có hơn 250 hộ chuyên sản xuất tơ và 100 hộ trồng dâu nuôi tằm. Với gần 100 máy kéo tơ mi ni cùng các máy kéo tơ thủ công, hàng năm Vọng Nguyệt sản xuất được 80 tấn tơ/năm trong đó 15 tấn tơ được tiêu thụ tại chỗ, số còn lại được xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Nhật Bản... - Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm chạm khắc, khảm trai, làm gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài, hàng mây tre đan... Tiêu biểu là làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn). Tổng số hộ dân của Đồng Quang là hơn 2.860 hộ với 14.000 nhân khẩu, trong đó số hộ làm nghề chiếm 78% (2.000 hộ), thu hút 10.200 lao động (trong đó có 7.200 lao động tại địa phương). Sản phẩm truyền thống của Đồng Kỵ là những mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp do các nghệ nhân sản xuất ra như tủ, sập, giường, bàn ghế, đôn, tượng, bình phong, câu đối... được chạm trổ, điêu khắc, khảm trai như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) và các loại con giống khác. Các sản phẩm của Đồng Kỵ đã có mặt ở khắp thị trường trong nước và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Làng sản xuất đồ tre, trúc, nứa Xuân Lai (Gia Bình). Cách đây vài năm, làng Xuân Lai chỉ làm các mặt hàng đơn giản như giát giường, bàn ghế, thang, gậy, cần câu... Nhưng vài năm trở lại đây, làng đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng mới như sản phẩm nội thất gia đình, nội thất văn phòng... Đồ tre, trúc, nứa của Xuân Lai có đăc điểm đặc biệt mà không làng nghề nào có được: đồ thường có 2 màu trắng hoặc đồng hun. Màu trắng là màu của tre nứa đã được cạo, còn màu đồng hun có được do hun bằng rơm 3 ngày đêm - kỹ thuật bí truyền của làng. Màu rất bền, không bao giờ phai, càng để lâu càng bóng và không bị mối mọt. - Làng làm giấy thủ công Phong Khê (Yên Phong). Giấy cổ truyền của Phong Khê là giấy dó dùng để in tranh Đông Hồ, viết chữ nho, seo ngòi pháo và làm vàng mã. Trước đây thường xuyên có 300 - 500 gia đình ở Phong Khê chuyên làm giấy dó theo phương pháp thủ công cổ truyền, tập trung nhất ở thôn Dương ổ. Những năm gần đây, nhu cầu về giấy dó không nhiều nên Phong Khê đã nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng và công nghệ. Hiện nay làng Dương ổ (Yên Phong) có 1.500 hộ với 7.000 nhân khẩu, số hộ làm nghề giấy chiếm 77%, thu hút 1.500 – 2.000 lao động địa phương và còn thu hút lao động từ bên ngoài khoảng 10%. Thu nhập bình quân khoảng 500.000 - 600.000 đồng/ người/tháng. Năm 2001 đã nộp ngân sách Nhà nước 2,3 tỷ đồng. - Các làng nghề cơ - kim khí Nổi lên là làng rèn Đa Hội (Từ Sơn) làm các nông cụ truyền thống từ 400 - 500 năm nay, đến nay đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp và nông nghiệp. Trước đây làng chỉ có 20% số hộ làm nghề với các sản phẩm đơn giản là đồ dùng: dao, kéo, cuốc, bản lề, then cửa... thì nay đã có gần 95% số hộ làm nghề với khoảng 6.000 lao động. Hàng năm làng nghề sản xuất trên 10.000 tấn thép xây dựng, cửa xếp, cửa hoa, phụ tùng xe đạp... giá trị sản lượng đạt khoảng 30 tỷ đồng. Lương bình quân lao động đạt 600.000 -700.000 đồng/người/tháng. Nghề đúc đồng nổi tiếng ở làng Vó - Quảng Bố (Lương Tài) và Đại Bái (Gia Bình). Hai làng này nối tiếp nhau như một dây chuyền sản xuất liên hoàn. Làng Vó đúc đồng làm hàng thô để làng Đại Bái (còn gọi là làng Bưởi) tinh chế lại thành các mặt hàng có giá trị như tượng đồng, chuông đồng, hạc đồng, nghê đồng, đàn đồng... - Làng nghề xây dựng: do nhu cầu xây dựng của nhân dân ngày càng nhiều mà ngành này phát triển khá mạnh và lan tỏa ra nhiều làng. Song nổi tiếng nhất là làng Nội Duệ. Trong làng đã hình thành nhiều công ty TNHH hoạt động rất mạnh, bên cạnh đó còn có các chủ nhỏ hoặc từng tốp thợ có thợ cả đứng ra điều khiển nhận các công trình tư nhân và của Nhà nước. - Làng nghề giao thông: tiêu biểu là làng Hoàng Kênh (Lương Tài) làm vận tải thuỷ. Cả làng có 320 hộ trong đó 77 hộ làm nghề và sử dụng 385 lao động. 3. Làng nghề thủ công Bắc Ninh với việc phát triển du lịch Trong những năm gần đây, du lịch văn hoá có xu thế phát triển mạnh mẽ. Khi hầu hết các miền đất hoang dã đã bị con người khám phá, chinh phục thì một tất yếu là con người sẽ trở về tìm hiểu những giá trị văn hoá của nhân loại. Du lịch làng nghề là một sản phẩm độc đáo, mới lạ của loại hình du lịch văn hoá. Bắc Ninh mảnh đất lịch sử lâu đời, cái nôi sinh của dân tộc Việt, một vùng đất “địa linh nhân kiệt” còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá, những làng nghề thủ công mang đậm bản sắc dân tộc chính là điểm đến lý tưởng của du khách. Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ của vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng có tới 58 làng nghề với các ngành nghề phong phú chính là một tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Mỗi một làng nghề với những sản phẩm độc đáo, tinh tế chính là kết tinh của truyền thống văn hoá, phong tục tập quán và bản sắc dân tộc. Tới đây du khách sẽ được tự mình tìm hiểu những công đoạn của quá trình sản xuất, tận mắt thấy các nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo của mình với những công cụ sản xuất thô sơ, đơn giản đã tạo ra những sản phẩm, những tác phẩm nghệ thuật thật tinh xảo làm nhiều người phải trầm trồ thán phục. Tiêu biểu như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, gò đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai, tranh dân gian Đông Hồ... Cùng với những biến động của lịch sử, các làng nghề thủ công của Bắc Ninh cũng có lúc thịnh, lúc suy. Trong thời kỳ đổi mới cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền địa phương, các làng nghề của Bắc Ninh đang dần phục hồi và tìm được hướng phát triển. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, mỗi quốc gia đều ra sức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của mình. Chính vì vậy khôi phục và phát triển làng nghề thủ công cũng là biên pháp hữu hiệu để giữ gìn và tôn vinh những giá trị văn hoá, những phong tục tập quán và những nét đẹp trong tâm hồn của người địa phương. Là một tỉnh mới tái thiết với bao công việc còn bộn bề song Bắc Ninh đã xác định phải thúc đẩy phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng sẵn có là hệ thống các di tích lịch sử phong phú, đa dạng, Bắc Ninh tích cực nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch văn hoá đã và đang khai thác, đồng thời phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới như du lịch cuối tuần, du lịch dã ngoại và đặc biệt là du lịch thăm các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh. Các “tour” du lịch chuyên đề về làng nghề không chỉ độc đáo, mới lạ với khách du lịch quốc tế mà ngay cả với khách du lịch nội địa các chuyến đi này cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Qua đó khách du lịch sẽ được thấy được quy trình sản xuất, quá trình tạo tác của các nghệ nhân, được tìm hiểu về lịch sử của làng nghề, các vị tổ nghề, được nghe những truyền thuyết xung quanh làng nghề... tất cả những điều đó đã tạo nên những trải nghiệm khó ai có thể quên. Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn có thể tạo nên các tuyến du lịch kết hợp thăm các làng nghề thủ công và các di tích lịch sử - văn hoá. Bắc Ninh có 281 di tích lịch sử - văn hoá bao gồm 59 đình, 67 đền, 54 chùa, các khu di tích, nhà tưởng niệm, nhà thờ danh nhân... trong đó có 207 di tích đã được Bộ văn hoá - thông tin xếp hạng. Bắc Ninh có mật độ di tích trung bình là 35 di tích/ 100km2 đứng thứ 2 cả nước sau Hà Nội. Mỗi di tích của Bắc Ninh đều có kiến trúc độc đáo và gắn với những mốc son trong lịch sử Việt Nam vì vậy nó có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Bắc Ninh có 10 di tích quan trọng có ý nghĩa quốc tế, quốc gia như: đình làng Đình Bảng, đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho, chùa Phật Tích... Bên cạnh đó những di tích này còn được xây dựng ở vị trí có cảnh quan đẹp có thể tạo nên những quần thể thắng cảnh - di tích. Bảng 3: Số lượng và mật độ di tích có khả năng phục vụ nhu cầu du lịch tỉnh Bắc Ninh (đến năm 2000) STT Huyện thị Diện tích (km2) Số DT có khả năng (DT) Mật độ DT/100km2 DT xếp hạng (DT) Mật độ DT xếp hạng (DT/100km2) DT quan trọng 1 TX Bắc Ninh 25,49 32 128 22 80 1 2 Tiên Sơn (1) 165,42 86 52 77 46,5 2 3 Yên Phong 111,91 67 59,8 44 39 1 4 Quế Võ 170,74 28 16,3 21 12 2 5 Thuận Thành 114 25 21,8 16 14 3 6 Gia Lương (2) 208,69 43 20,5 27 13 1 Toàn tỉnh 796,25 281 35 207 26 10 (1) Nay là Từ Sơn và Tiên Du (2) Nay là Gia Bình và Lương Tài Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử - văn hóa, những làng nghề thủ công mà còn bởi những loại hình sinh hoạt dân ca, nhạc cổ truyền phổ biến như hát trống quân, hát ví, ca trù, hát ghẹo, hát đúm, tuồng, chèo... và đặc biệt là hát quan họ - một trong những loại hình dân ca nổi tiếng nhất Việt Nam. Hiện nay toàn tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ gốc vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Văn hoá quan họ không chỉ làm say đắm lòng người cả nước bởi tiếng hát đậm đà, thắm thiết mà còn bởi nếp sống thanh lịch của con người nơi đây, thanh lịch từ lời ăn tiếng nói đên sự giao tiếp giữa con người với nhau. Tóm lại, với tiềm năng du lịch sẵn có cùng với sự nỗ lực vươn lên của mình, du lịch Bắc Ninh sẽ có những bước phát triển nhanh trong thời gian tới. Bắc Ninh không chỉ phải nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có mà còn phải phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của du khách trong đó du lịch làng nghề là một sản phẩm điển hình. Với những thế mạnh của mình, những tiềm năng còn ẩn chứa trong mỗi làng nghề, Bắc Ninh phải khơi dậy và phát huy được hết năng lực của chúng để đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch. Chương III phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 1. Thực trạng du lịch tỉnh Bắc Ninh 1.1. Khách du lịch Tổng lượng khách Bảng 12: Tổng lượng khách đến du lịch Bắc Ninh (thời kỳ 1995 - 2000) - Đơn vị tính: lượt khách [25] Loại khách 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Quốc tế 950 1.060 1.190 500 500 1.000 1.450 Nội địa 14.500 16.000 16.850 20.500 28.000 29.200 35.550 Tổng cộng 15.450 17.060 18.040 21.000 28.500 30.200 37.000 Nhìn chung, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm dao động khoảng 14%. Năm 1995, du lịch Bắc Ninh đón và phục vụ 15.450 lượt khách. Đến năm 2000, tổng lượng khách đã tăng lên 30.200 lượt khách, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 5,9% so với năm 1999. Lượng khách tăng dẫn đến tổng số ngày khách cũng tăng. Năm 2000 tổng ngày khách ước đạt 45.500 ngày, bằng 101% kế hoạch, tăng 6,3% so với năm 1999. Sự tăng trưởng này chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước, song nó đã đánh dấu sự khởi sắc của du lịch địa phương. Hiện nay, khách du lịch đến Bắc Ninh chủ yếu đi và về trong ngày. Lượng khách lưu trú qua đêm ít. Thời gian lưu trú trung bình là 1,2 ngày (cả nước là 2,1 ngày). Sở dĩ khách ít lưu trú lại một phần vì Bắc Ninh khá gần thủ đô Hà Nội, chỉ cách khoảng 30km. Mặt khác, các sản phẩm du lịch của Bắc Ninh chưa phong phú, chưa khai thác được hết khả năng về tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, không thuận lợi cho du khách. Khách quốc tế Lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 1995 - 1997 ngày càng tăng, tốc độ tăng trung bình đạt 12%. Tuy nhiên, giai đoạn 1998 - 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng khách quốc tế giảm nhiều, chỉ dừng ở mức 500 lượt khách. Năm 2000 lượng khách tới khu vực đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp... đã tăng lên. Lượng khách quốc tế năm 2000 ước đạt 1.000 lượt khách bằng 100% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với năm 1999, đưa lượng khách quốc tế chiếm 3,3% tổng số khách du lịch tới Bắc Ninh. Khách quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là khách Trung Quốc và một số khác từ Mỹ, Anh, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam á. Mục đích của họ chủ yếu là thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, nghiên cứu đình, đền, chùa... Mục đích đi nghỉ dưỡng, vui chơi rất ít. Khách nội địa Đối với du lịch Bắc Ninh, lượng khách nội địa chiếm đại đa số, khoảng 96,7% tổng lượng khách. Năm 1995 đón được khoảng 14.500 lượt khách. Giai đoạn 1995 - 1997 trung bình năm lượng khách nội địa tăng 8%. Đặc biệt trong những năm 1998 - 2000, đời sống của nhân dân thủ đô và các vùng lân cận tăng rõ rệt khiến nhu cầu du lịch tăng theo. Mức độ tăng trưởng trung bình năm đạt 20%. Năm 2000, Bắc Ninh đón được 29.200 khách nội địa đóng góp 0,27% tổng lượng khách nội địa cả nước. Khách đến du lịch Bắc Ninh chủ yếu có mục đích tâm linh kết hợp thăm quan di tích, lễ hội (70%). Bên cạnh đó, một số khách khác đến với mục đích: thăm quan các làng nghề thủ công (10%), thăm thân (15%), mục đích khác (5%). 1.2. Cơ sở lưu trú Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch, hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển nhanh chóng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ của khách. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 260 phòng khách trên tổng số khoảng 40 nhà khách, khách sạn, nhà nghỉ... Tuy nhiên phần lớn các khách sạn, nhà nghỉ có quy mô nhỏ (5 - 10 phòng), chất lượng phục vụ không cao, trang thiết bị không đồng bộ. Bắc Ninh vẫn chưa có khách sạn nào được xếp sao và phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khách sạn Bảng 13: Số lượng khách sạn của tỉnh Bắc Ninh (đến năm 2000) [25] 1998 1999 2000 Số khách sạn 2 2 3 Số phòng ( phòng) 31 35 58 Số giường (giường) 49 53 87 Cả 3 khách sạn trên đều thuộc sự quản lý của Nhà nước. - Khách sạn Suối Hoa thuộc Liên đoàn Lao Động tỉnh. - Khách sạn công ty kính Đáp Cầu và khách sạn Thị Cầu thuộc công ty du lịch tỉnh. Các nhà nghỉ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không đạt tiêu chuẩn khách sạn. Do quy mô khách sạn nhỏ (15 - 20) phòng, số giường trung bình là 1,35 giường/ phòng mà lượng khách đến Bắc Ninh tăng đáng kể nên công suất buồng trung bình đát khá cao 55% (Hà Nội là 35%). Nhà nghỉ Tốc độ xây dựng nhanh chóng các nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân đã nâng tổng số phòng nghỉ của Bắc Ninh lên cao. Nhưng các nhà nghỉ, nhà hàng phát triển tự phát, không có quy hoạch do vậy rất khó quản lý. Hơn nữa các trang thiết bị và các dịch vụ bổ xung khác của các nhà nghỉ không đồng bộ nên không đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của khách quốc tế và khách nội địa có yêu cầu cao. Thực tế này đòi hỏi Bắc Ninh khi phát triển cơ sở lưu trú cần ưu tiên xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao, không cấp giấy phép xây dựng nhà khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 122.doc