Khóa luận Khai thác và xuất khẩu than: thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu than ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

 

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ THAN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA NGÀNH THAN 1

 

I. Sơ lược về than 1

1. Đặc điểm của than 1

2. Lịch sử phát triển của ngành than 2

3. Chiến lược phát triển của Tổng Công ty than 10

II. Tầm quan trọng của ngành than. 13

1. Tầm quan trọng của ngành than đối với nền kinh tế đất nước 13

2. Than trong ngành năng lượng 15

III. Những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của ngành than 20

1. Những vấn đề của vùng mỏ và địa phương tác động đến ngành than. 20

2. Những vấn đề trong nội bộ ngành than 21

3. Tác động chung của nền kinh tế 22

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN TRONG THỜI GIAN QUA 23

 

I. Tình hình tiêu thụ than trên thị trường thế giới 23

1. Phân bố trữ lượng than trên thế giới 23

2. Đặc điểm thị trường than thế giới hiện nay 26

3. Than Việt Nam trên thị trường thế giới 28

II. Hoạt động xuất khẩu than qua các giai đoạn 31

1. Giai đoạn 1982- 1991 32

2. Giai đoạn 1992- 1995 35

3. Giai đoạn 1996 -2001 41

III. Phân tích các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian qua 48

1. Mở rộng quan hệ với bạn hàng 49

2. Chế độ giá cả phù hợp 49

3. Nâng cao chất lượng than 50

4. Thực hiện khoán doanh thu cho các phòng nghiệp vụ 50

5. Tăng cường hình thức buôn bán đối lưu 51

IV. Đánh giá thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu 51

1. Ưu điểm 51

2. Các tồn tại chủ yếu trong việc thúc đẩy xuất khẩu 53

3. Nguyên nhân của các tồn tại 53

 

CHƯƠNG III: NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 58

 

I. Những vấn đề đặt ra và mâu thuẫn cần được giải quyết 58

1. Vấn đề cần được giải quyết 58

2. Những thách thức 59

3. Biện pháp giải quyết 61

II. Các định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than trong những năm tới 63

1. Định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than 63

2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than 65

III. Mục tiêu nhiệm vụ của toàn ngành 75

1. Mục tiêu tôngr quát 75

2. Mục tiêu cụ thể 75

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khai thác và xuất khẩu than: thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu than ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng trung bình trên 670 nghìn tấn / năm. Đây là giai đoạn mà Công ty đang nằm trong quĩ đạo của chương trình Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với một số nước XHCN. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này Liên Xô là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty, hàng năm nó chiếm trung bình khoảng 87,8 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu than của toàn Công ty. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng trong giai đoạn này thị trường và kim ngạch xuất khẩu của Công ty hầu như là cố định, hàng năm Công ty chỉ xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc trong khối XHCN với một khối lượng than đã được ký kết trước. Ngoài thị trường chính là Liên Xô, Công ty còn có các thị trường khác thuộc Đông Âu và Cuba. Mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần là than Antraxit như hiện nay mà nó còn bao gồm tất cả các loại than. Thị trường xuất khẩu than trong giai đoạn này khá ổn định còn bởi trong hệ thống các nước XHCN, Việt Nam là một trong ít nước có trữ lượng than lớn và phong phú về chủng loại cũng như chất lượng, vì vậy đã được phân công khai thác nguồn tài nguyên này. Các Nghị định thư đã tạo ra sự ổn định về thị trường cho Công ty, cho phép Công ty có thể lập kế hoạch xuất khẩu than hàng năm mà không có một sự biến động nào. Đối với thị trường Liên Xô cũng như các nước ở Đông Âu họ không có hoặc có nhưng rất ít trữ lượng than mặt khác họ là những nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, do đó cầu về than cho các ngành sản xuất là rất lớn. Vì vậy họ phải nhập khẩu than của Việt Nam. Thời kỳ 1987 - 1991 : Sau một thời gian dài đất nước chìm trong các cuộc khủng hoảng, mãi cho đến Đại hội Đảng VI năm 1986 Đảng ta mới quyết định xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung và chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Có thể nói từ sau khi có quan điểm mới của Đảng về đường lối làm ăn kinh tế, đặc biệt là về đường lối đối ngoại đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam sang một giai đoạn mới, sản xuất kinh doanh gắn liền với tính hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu Công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, bởi vì lúc này Nhà nước không còn là người đứng ra trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu than như trước mà Công ty phải chủ động thăm dò thị trường, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng với tư cách là người được uỷ quyền. Khó khăn này có thể thấy qua sự giảm sút đột ngột giá trị kim ngạch xuất khẩu ở hai năm: 1987 xuất khẩu được 230.077 tấn than tương đương 10.613.697 USD, thấp nhất trong lịch sử, năm 1988 cũng chỉ xuất khẩu được 349.401 tấn than, tương đương 15.117.921 USD. Hai năm này giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 20-35% giá trị so với các năm trước đó. Có lẽ đây là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty Coalimex nói riêng và của ngành than nói chung. Mặc dù các bạn hàng thuộc khối XHCN là những bạn hàng lâu năm nhưng trong những năm này do Công ty chưa quen với cơ chế mới và chưa đủ khả năng nên đã không tiến hành ký kết được các hợp đồng xuất khẩu than như trước. Mặt khác tình hình kinh tế trong nước cũng mất ổn định nên các bạn hàng cũng ngần ngại khi tham gia buôn bán. Thị trường Liên Xô trước kia chiếm tới 87,8% giá trị kim ngạch thì nay cũng chỉ còn 42,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên các năm sau đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty lại tăng liên tục với tốc độ cao ( tốc độ trung bình 146%/năm, cao nhất trong giai đoạn này), mỗi năm Công ty xuất khẩu đạt trên 25 triệu USD. Đạt được kết quả như vậy, có thể nói đây là một cố gắng vượt bậc của Công ty, cho thấy sự nhạy bén cũng như năng lực tuyệt vời của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Công ty. Trong giai đoạn này hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã thu được những thành tựu lớn, như đến năm 1990, ngoài việc khôi phục lại với các bạn hàng cũ thuộc khối XHCN, Công ty còn làm ăn với mội số nước khác trong khu vực như: Thái Lan, Đài Loan, Malayxia… và việc làm này đã thực sự có ý nghĩa. Trong cả giai đoạn 1982-1991 nếu xét cả về khía cạnh cạnh tranh thì Công ty hầu như không phải cạnh tranh với bất kỳ đối thủ nào. ở trong nước, Công ty Coalimex là Công ty chủ yếu được Nhà nước cho phép xuất khẩu mặt hàng than, nói cách khác nó vẫn còn độc quyền. Còn nếu xét phạm vi nước ngoài thì Công ty cũng không gặp phải một số vấn đề nào cản trở đến hoạt động xuất khẩu than. Về nguồn hàng phục vụ xuất khẩu cho Công ty cũng được ổn định, bởi lẽ hầu hết hoạt động khai thác than tại nhiều mỏ vẫn được Nhà nước trực tiếp quản lý, toàn bộ số lượng, chất lượng và chủng loại than đều tuân theo kế hoạch của Nhà nước .Vì vậy không gây ra những biến động về giá than trên thị trường. Ngoài những thuận lợi mà Công ty tận dụng được trong giai đoạn này thì nó cũng đã gặp phải một số vấn đề, đặc biệt là trong khâu thanh toán, chẳng hạn đối với khối lượng than xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) là khối lượng lớn nhưng thực tế doanh thu mà Công ty nhận được lại rất thấp bởi vì phải trả nợ Liên Xô hoặc phần nhận được thường là máy móc, thiết bị. Việc xuất khẩu không thu được tiền cho nên đẩy Công ty vào tình trạng thiếu vốn để tiến hành kinh doanh trong khi ngân sách Nhà nước cấp là có hạn . Giai đoạn 1992-1995 Đây là thời kỳ có biến động lớn về chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Điều này tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu của Công ty sang các nước này. Trước hết phải kể đến sự biến động chính trị ở Liên Xô và kết quả của nó là sự tan rã Liên bang Xô Viết và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập, trong đó có nước Nga. Bên cạnh Liên Xô là hàng loạt các quốc gia khác trong hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng bị sụp đổ. Chính sự biến động chính trị lớn này đã làm chấm dứt các chương trình hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu than. Nó đã chính thức đánh dấu sự ra đi của các bạn hàng truyền thống, khiến cho Công ty Coalimex một lần nữa phải đương đầu với những khó khăn về thị trường. Để khắc phục những khó khăn về thị trường ở khu vực Liên Xô và Đông Âu, với phương châm đúng đắn và bằng sự nỗ lực của bản thân, Công ty Coalimex đã mở rộng được quan hệ hợp tác thương mại với một số nước ở Châu á và Châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bungary, ấn Độ, Czech, Philipines, Thuỵ Điển…. Trong khi hầu hết các Công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có liên quan đến các thị trường này đều bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty Coalimex vẫn đứng vững, thậm chí có năm còn đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu than cao nhất từ trước đến nay. Bảng 7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu than của Công ty giai đoạn 1992 – 1995. STT Năm Khối lượng than xuất khẩu (1000 tấn) Trị giá (1000 USD ) 1 1992 1.613 61.470 2 1993 1.249,6 44.101 3 1994 886 27.497 4 1995 821 27.104 Tổng 4.569.7 160.172 Nguồn: báo cáo tổng kết của Công ty Coalimex Từ 1992 –1995 hoạt động xuất khẩu của Công ty đã phát triển từ 5 lên 10 thị trường, các thị trường này tập trung chủ yếu ở khu vực Châu á và Châu Âu. Tuy các thị trường này hầu như là mới đối với Công ty song trong những năm này Công ty vẫn giữ được mối quan hệ làm ăn. Sản lượng than xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn này đạt 4.569.700 tấn than tương ứng trên 160 triệu USD, trung bình cứ mỗi năm xuất khẩu được 1.142.425 tấn, tương đương 40 triệu USD. Đặc biệt việc đạt 61 triệu USD kim ngạch xuất khẩu than năm 1992 cho thấy sự nỗ lực phi thường của toàn thể Công ty. Việc mất các bạn hàng truyền thống Liên Xô và Đông Âu không thực sự là nỗi lo ngại cho Công ty. Trong những năm này cơ cấu thị trường của Công ty có những thay đổi rõ rệt, chúng được thể hiện qua bảng sau (bảng8): Bảng 8 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Coalimex giai đoạn 1992 – 1995. S T T Năm T.Trường 1992 1993 1994 1995 G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 ấn Độ 16.597 27 10.143 23 2.750 10 4.210 15,5 2 Philipin 21.515 35 12.569 28,5 6.819 24,8 3.254 12 3 Pháp 8.606 14 --- --- --- --- 1.897 7 4 Th. Điển 6.946 11,3 2.514 5,7 --- --- --- --- 5 Malaysia 7.807 12,7 6.703 15,2 6.874 25 --- --- 6 Nhật 7.189 16,3 5.967 21,7 6.692 24,96 7 Cis 4.983 11,3 --- --- 1.409 5,2 8 H. Quốc 3.300 12 2.215 8,17 9 Bungary 1.512 5,5 1.911 7,05 10 Bỉ 275 1 --- --- 11 Slovakia 2.336 8,62 12 Luxembu 2.439 9 13 T.T khác 687 2,5 Tổng 61.470 100 44.101 100 27.497 100 27.104 100 Nguồn: Tài liệu của Công ty Coalimex Nhìn vào bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường có những điểm rất khác biệt so với thời kỳ trước: Năm 1992: xuất khẩu sang thị trường Châu á chiếm 74.27% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty, Châu âu chiếm 25,73 %. Năm 1993: xuất khẩu sang thị trường Châu á chiếm 83%, Châu âu chiếm 17%. Năm 1994: xuất khẩu sang thị trường Châu á chiếm 60,63%, Châu âu chiếm 36,87%, thị trường khác chiếm 2,5%. Từ năm 1992 – 1995 thị trường Châu á là thị trường chủ yếu của Công ty với tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/ năm, song đến năm 1995 sản lượng xuất khẩu than sang thị trường Châu Âu lại tăng lên. Một cách khái quát thấy trong giai đoạn này thị trường Châu á mới là thị trường chính của Công ty thay vì thị trường Châu Âu trong giai đoạn trước. Song cũng phải khẳng định rằng trong thời kỳ này hoạt động xuất khẩu của Công ty mới chỉ phát triển về chiều rộng (tốc độ tăng trung bình 1 thị trường/năm) còn về chiều sâu thì dường như chưa có, thậm chí thị trường còn bị thu hẹp, điều này có thể thấy qua tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu than năm 1993 so với năm 1992 là 71,75%, năm 1994 so với năm 1993 là 62,35%, năm 1995 so với năm1994 là 98,53%; giá trị kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn thấp hơn năm trước. * Đối với khu vực thị trường Châu á: Thị trường ấn Độ: Qua 4 năm giá trị kim ngạch ở thị trường này giảm mạnh, tốc độ tăng kim ngạch năm 1993/92 chỉ là 6,1%, năm 1994/93 là 27,1 %, năm 1995/94 là 52,8 %, tốc độ tăng kim ngạch trung bình là 80,3%. Như vậy, thị trường này liên tục bị thu hẹp tới 20%/ năm. Do chiếm một tỷ trọng tương đối lớn nên việc thu hẹp thị trường này có ảnh hưởng lớn đến giá trị tổng kim ngạch của cả Công ty. Thị trường Philipin: năm 1992, đây là thị trường lớn nhất của Công ty với tỷ trọng chiếm tới 35% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt trên 21,5 triệu USD nhưng cho đến năm 1995 thị trường này chỉ chiếm có 12% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt hơn 3,2 triệu USD. Như vậy, chỉ qua 4 năm giá trị kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này giảm tới 7 lần. Tốc độ tăng kim ngạch năm 93/92 là 58,4%, năm 94/93 là 54,7%, năm 95/94 là 47,3%, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 53,47%/năm, trung bình mỗi năm thị trường này bị thu hẹp gần một nửa. Có thể nói đây là nguyên nhân chính làm cho giá trị kim ngạch của Công ty thời kỳ này giảm mạnh. Thị trường Malaysia: Trong 3 năm 1992, 1993, 1994 thì thị trường này được xem như là ổn định nhất của Công ty, điều đó thể hiện ở việc duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu ở mức trên dưới 7 triệu USD/ năm và cho đến năm 1994 nó là thị trường lớn nhất của Công ty. Thị trường Nhật Bản: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 94/93 là 83%, năm 95/94 là 112,2 %, tốc độ tăng kim ngạch bình quân là 97,5%. Với tốc độ tăng như vậy thì đây là là một thị trường tương đối ổn định, năm 1995 đây là thị trường lớn nhất của Công ty, với 24,96 % tổng kim ngạch. Thị trường Hàn Quốc : Thị trường này mới xuất hiện vào năm 1994 với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 3.299.600 USD, tuy nhiên sang năm 1995 thị trường này bị thu hẹp gần đến 1/3. Nhìn chung tại thị trường Châu á, Nhật Bản và ấn Độ, Philipin, Hàn Quốc là những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn song vì một số nguyên nhân khác nhau mà chúng phần nào đã bị thu hẹp. Chủ trương của Công ty trong giai đoạn này là chú trọng thị trường Châu á để bù đắp những khu vực thị trường Châu âu đã bị mất. Trong điều kiện xuất khẩu sang thị trường Châu âu giảm thì Công ty đã tìm ra giải pháp này và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Sự thành công này là một thuận lợi để Công ty khẳng định vai trò của mình và tạo một bước tiến trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. * Đối với thị trường Châu Âu : ở giai đoạn này chưa thực sự có những bạn hàng ổn định. Thị trường Pháp năm 1992 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8.606.000 USD chiếm 14% tổng kim ngạch nhưng sau đó lại bị gián đoạn hai năm tiếp theo, cho đến năm 1995 giá trị kim ngạch chỉ còn 1.897.300 USD ( giảm tới 4,5 lần), chiếm 7 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Tương tự thị trường Thuỵ Điển năm 1992 giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 6.946.100USD nhưng nó chỉ tồn tại được hết năm 1993, giá trị kim ngạch giảm xuống còn 2.513.800USD. Ngoài ra còn một số thị trường khác như : Bỉ, Slovakia… mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và hoạt động thất thường, song đáng chú ý nhất nhất là thị trường Bungary, thị trường này mới bắt đầu tham gia (năm 1995 chiếm trên 7% giá trị kim ngạch) tuy nhiên nó hứa hẹn nhiều cơ hội lớn cho Công ty. Trong công tác thâm nhập thị trường của Công ty: ở một số thị trường lớn và ổn định thì Công ty thực hiện những hợp đồng dài hạn và toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường này. Đối với các thị trường khác thì Công ty thực hiện qua các hợp đồng đơn lẻ. Trong giai đoạn 1982 – 1991 giá cả các loại than xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước XHCN khác là giá tính theo đồng Rup chuyển đổi. Cơ sở tính giá là sự thoả thuận theo Hiệp định Hợp tác giữa hai nước, giá cả này là ổn định nên Công ty chỉ làm nhiệm vụ cung ứng đủ khối lượng mà không cần quan tâm đến giá cả. Sau khi chương trình này không còn nữa thì giá cả là một vấn đề quan trọng đối với việc xuất khẩu than của Công ty sang nhiều thị trường khác nhau. Căn cứ để tính giá lúc này là dựa vào chất lượng than, đồng thời đồng tiền tính giá lúc này không còn là đồng Rup nữa. Trên thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Bungary…Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh của một số nước như Nam Phi, Trung Quốc … về giá cả. Do trong giai đoạn này ta cũng chưa có một cơ chế tỷ giá hợp lý nên việc xác định giá than xuất khẩu gây ra nhiều khó khăn cho Công ty. Như ta đã biết giá cả là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bất ổn về thị trường xuất khẩu. Giá than xuất khẩu của ta thường cao hơn một số nước như: Trung Quốc, Anh, Đức …nên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới. Ví dụ giá một tấn than loại 3 của ta là 65 – 67 USD/ tấn trong khi ở Trung Quốc chỉ có 64 – 65 USD /tấn. Nguyên nhân làm giá than cao là do chí phí sản xuất, thu mua của ta cao: Phương tiện kỹ thuật khai thác than của ta lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động khai thác hết sức thô sơ. Các mỏ than của ta khai thác rải rác, chưa đầu tư sâu. Chi phí cho thu mua cao do nhiều tiêu cực khác nhau. Công ty bị tác động bởi giá cao làm cho tiến độ giao hàng bị kéo dài, không đảm bảo chữ tín của hợp đồng, điều này làm cho khả năng cạnh tranh của Công ty bị giảm sút. Vấn đề giá cả là một hạn chế lớn của Công ty trong giai đoạn này, nó tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế . Tuy nhiên cũng giống như giai đoạn trước, Công ty vẫn chưa phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nước, bởi Nhà nước vẫn uỷ quyền chủ yếu cho Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế xuất khẩu mặt hàng than. Nhìn chung trong cả giai đoạn 1992- 1995 Công ty có mức xuất khẩu than trung bình lớn nhất, tuy nhiên đây chỉ là sự mở rộng về chiều rộng còn về chiều sâu thì chỉ có thị trường Nhật Bản và Bungary là thị trường có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn. Thị trường xuất khẩu than của Công ty không ổn định, có năm tăng thêm được thị trường này nhưng mất đi thị trường khác, như năm 1995 Công ty có 10 thị trường so với 7 thị trường năm 1994 nhưng không phải cả 4 thị trường này đều tồn tại qua 4 năm. Những hoạt động tích cực nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu than sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc bằng biện pháp giới thiệu sản phẩm, đánh giá tình hình thị trường thì đây có thể coi là một nỗ lực lớn của Công ty và nó khẳng định vị thế của Công ty trên các thị trường này. Tuy nhiên đối với các thị trường như Pháp, Philipin,… thì Công ty lại không làm được điều này, đây có thể coi là một hạn chế của Công ty trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Trong giai đoạn này Công ty chưa có một chiến lược mở rộng thị trường một cách ổn định sang các nước như: Malaysia, Philipin, Pháp bởi vì khả năng nắm bắt thông tin về thị trường này chưa chính xác. Hơn thế nữa, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường là tương đối lớn đối với một Công ty như Coalimex cho nên hoạt động của Công ty ở những thị trường này còn đơn lẻ. Giai đoạn 1996 – 2001. Đây là giai đoạn có nhiều biến động do cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Tháng 1 năm 1995 Tổng Công ty than Việt Nam ra đời và và Công ty Coalimex trở thành một thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam, trực thuộc trực tiếp Tổng Công ty, đồng nghĩa với điều này là có nhiều Công ty khác có cùng chức năng xuất khẩu than như Công ty Coalimex. Cho đến nay Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế là cơ quan chính được Nhà nước Việt Nam cho phép xuất khẩu than. Để tránh tình trạng các Công ty này cùng quá tập trung vào một hoặc một vài thị trường, gây ra sự cạnh tranh không cần thiết giữa các Công ty trong nước, làm thiệt hại lẫn nhau giữa các Công ty nói riêng và cho ngành than Việt Nam nói chung, đồng thời khai thác được tiềm năng của các thị trường, Tổng Công ty than Việt Nam đã phân rõ từng thị trường mà các Công ty này được hoạt động. Việc làm này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc duy trì bạn hàng cũ và tìm kiếm bạn hàng mới của Công ty. Ngoài ra, trong thời kỳ này có nhiều biến động lớn trong nền kinh tế của các nước trong khu vực, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á nổ ra vào cuối năm 1997 đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhận thức rõ khó khăn trước mắt, Công ty đã nỗ lực hết mình, chủ động tìm kiếm bạn hàng mới, cùng với uy tín và kinh nghiệm của mình Công ty Coalimex đã tìm ra được hướng đi đúng đắn cho mình. Để thấy được điều này ta hãy xem xét bảng số liệu sau ( bảng 9): Bảng 9: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu than qua các năm 1998- 2001 S T T Năm T.T 1998 1999 2000 2001 G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 Nhật 6.220 21,2 --- --- --- --- --- --- 2 H. Quốc 891 3 913 5,47 1.870 11,9 1.950 11,5 3 Bungary 14.945 50,9 9.800 58,7 7.524 47,82 8.054 47,5 4 Philipin 402 1,37 810 4,91 791,2 5,03 860,4 5,07 5 Cuba 2.340 7,96 1.007 6,06 --- --- --- --- 6 Đài loan 3.066 10,04 2.700 12,6 3.220 20,47 3.564 21,01 7 Thái lan 1.512 5,17 500 2,99 815,7 5,2 965,65 5,7 8 Hy Lạp 493,7 2,22 --- --- --- --- 9 Malaysia 0,51 727 4,62 750 4,42 10 T. Quốc 150,8 0,96 181 1,07 11 Pháp 217 1,38 280 1,65 12 Czech 190 1.2 156 0,92 13 Th. Điển 215,7 1,37 170 1 14 T.T khác 11 0,07 27 0,16 Tổng 29.376 100 16.678 100 15.732 100 16.958 100 Nguồn: Tài liệu của Công ty Trong thời kỳ này Công ty xuất khẩu được 2.186.500 tấn than với giá trị kim ngạch lên tới 78.744.000 USD, như vậy trung bình mỗi năm Công ty xuất khẩu được 546.625 tấn than, tương đương 19.686.000 USD. Như vậy, so với thời kỳ trước giá trị kim ngạch xuất khẩu trung bình giảm xuống chỉ bằng 49,2%. Tuy nhiên ta thấy: Năm 1998 Công ty chỉ có 7 thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bungari, Philipin, Cuba, Đài Loan và Thái Lan. Năm 1999 Công ty chỉ duy trì được các thị trường của năm 1998 mà không tìm được thị trường nào mới. Năm 2000 Công ty có thêm 3 thị trường mới là Hy Lạp, Malaysia và Trung Quốc nhưng bị mất đi thị trường Nhật Bản. Năm 2001 Công ty có thêm 4 thị trường mới là Pháp, Czech, Thuỵ Điển và Bỉ song lại bị mất thị trường Cuba và Hy Lạp. Như vậy, nếu xét theo chiều rộng thì số thị trường của Công ty tăng lên trung bình 1,7 thị trường /năm. Đây có thể coi là một dấu hiệu tích cực trong công tác thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. Cho đến nay Công ty đang làm ăn trên 11 thị trường và các thị trường này tập trung ở Châu Âu và Châu á. Công ty đã có một số thị trường với kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD/năm : năm 1998 là 5 thị trường trên tổng số 7 thị trường, năm 1999 là 3 thị trường trên 9 thị trường, năm 2000 và 2001 là 3 thị trường trên 11 thị trường. Như vậy, số thị trường lớn của Công ty có xu hướng giảm trong đó đáng chú ý là mất đi thị trường Nhật Bản, một bạn hàng thường xuyên chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu những năm trước, điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Việc này hoàn toàn do nguyên nhân khách quan bởi Tổng Công ty than Việt Nam đã quyết định từ năm 1997 vấn đề thị trường này sẽ do Tổng Công ty trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Công ty còn để mất 2 thị trường Cuba và Hy Lạp, thực tế cả hai thị trường này đều chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Có thể nói trong 4 năm qua chỉ có 5 thị trường tương đối ổn định là: Hàn Quốc, Bungary, Philiphin, Đài Loan và Thái Lan, với tốc độ tăng như Hàn Quốc và Thái Lan thì đây vẫn hứa hẹn là những thị trường còn nhiều triển vọng. Nổi bật hơn cả là thị trường Bungary, một bạn hàng lớn nhất của Công ty trong 4 năm qua, luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường này năm 1995 mới đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu than gần 3 triệu USD chiếm 7,05% tổng kim ngạch nhưng đến năm 1996 giá trị kim ngạch đã tăng gấp 5 lần và chiếm 50,87% tổng kim ngạch. Tuy đến hết năm 1999 giá trị kim ngạch ở thị trường này có giảm nhưng những gì mà Công ty đạt được trong những năm qua cho thấy trong một vài năm tới thị trường này vẫn là thị trường hàng đầu của Công ty. Xem xét tương quan về kim ngạch xuất khẩu than của Công ty giữa hai khu vực Châu á và Châu Âu ta thấy: Năm 1998 thị trường Châu á chiếm 41,14% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Âu chiếm 50,95, Cuba chiếm 7,91% tổng kim ngạch Năm 1999 thị trường Châu á chiếm 32,28% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Âu chiếm 61,66%, Cuba chiếm 6,06% tổng kim ngạch Năm 2000 khu vực thị trường Châu á chiếm 48,38%, Châu Âu chiếm 51,62% tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2001 khu vực thị trường Châu á chiếm 48,77%, Châu Âu chiếm 51,23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy cơ cấu kim ngạch xuất khẩu than giữa hai khu vực thị trường Châu Âu và Châu á trong giai đoạn này là tương đối cân bằng, khác hẳn so với giai đoạn trước thị trường Châu á luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Qua xem xét ở trên chúng ta có thể kết luận rằng thị trường của Công ty đã phát triển về chiều rộng. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu than của Công ty lại bị giảm đáng kể qua các năm, đặc biệt điển hình là: năm 1999 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 16.677.700USD bằng 56,77% kim ngạch năm 1999, năm 2000 giá trị kim ngạch đạt 15.732.400USD, bằng 94,3% kim ngạch xuất khẩu than năm 1999. Cũng giống như trong giai đoạn trước, giá trị kim ngạch xuất khẩu than lại giảm liên tục trong khi đó số lượng thị trường lại tăng lên. tình trạng giảm kim ngạch xuất khẩu này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây: * Các nguyên nhân khách quan. Do giá than trên thị trường thế giới giảm mạnh. Ta có thể thấy được điều này qua bảng sau(bảng 10): Bảng 10: Giá các loại than Antraxit thời kỳ 1998 -2001 Loại than Cỡ hạt ( mm) Giá than 98 ( USD/tấn) Giá than 99 ( USD/tấn) Giá 2000 ( USD/tấn) Giá 2001 ( USD/tấn) 1 35 – 100 56 56 55 54,5 2 50 70 60 56 54 3 35 – 50 70 65 68 67,5 4 15 – 35 65 63 62 61 5 6 – 18 56 56 54 53 6 0 – 15 42 37 38 38 7 0 – 15 38 36 36 35,5 8 0 – 15 32 31 29 29 9 0 – 15 28 25 26 25,5 10 0 – 15 22 22 21 20,5 11 0 – 15 17 15 14 13,5 Nguồn : Tạp chí Việt Nam Economics Time Nhìn chung trong 4 năm qua giá cả các loại than Antraxit đều giảm trung bình khoảng 3,36USD/tấn, đặc biệt than số 2 giảm tới 14 USD/ tấn. Có thể nói điều này có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới giá trị và lợi nhuận từ kim ngạch xuất khẩu than của Công ty. Giá than Antraxit giảm là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng thị trường của Công ty tăng lên, bởi nhiều bạn hàng thấy dùng than với giá như vậy là rất kinh tế. Việc giá than giảm là do cung than khá lớn, ngoài Việt Nam thì hai nhà cung cấp lớn khác là Nam Phi và Trung Quốc liên tục tăng khối lượng xuất khẩu trong khi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cho nên nhu cầu sử dụng than chững lại. Do bạn hàng có xu hướng sử dụng loại than rẻ thay vì loại than đắt trước kia. Điều đó được minh hoạ qua bảng số liệu sau ( bảng 11): Bảng 11: Giá trị xuất khẩu than Antraxit theo chủng loại vào một số thị trường năm 1998-2001. Năm T.T 1998 1999 2000 2001 G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) H. Quốc Số 5 Số 8 Số 9 891 913 1870 1950 550 2,6 410 2,8 1070 7,5 1200 7,796.22 --- --- --- --- 800 5,6 750 4,872 341 1,6 503 3,4 ---

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docBia.doc
  • docLoi noi dau + Ket luan.doc
  • docMuc luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan