Khóa luận Khám nghiệm hiện trường

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁM NGHIỆM 4

HIỆN TRƯỜNG 4

1. Khái niệm hiện trường và phân loại hiện trường 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Phân loại hiện trường 6

2. Vai trò của khám nghiệm hiện trường trong điều tra hình sự 8

3. Phương pháp khám nghiệm hiện trường 12

3.1. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực (phương pháp chia ô) 13

3.2. Phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây án đã được nhận định 13

3.3. Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài 14

3.4. Phương pháp khám nghiệm theo đường song song 15

3.5. Phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiếu 15

CHƯƠNG II 17

TRÌNH TỰ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG 17

1. Chuẩn bị khám nghiệm hiện trường 17

1.1. Chuẩn bị trước khi đến hiện trường 17

1.1.1. Chuẩn bị lực lượng 17

1.1.2. Chuẩn bị phương tiện 19

1.2. Chuẩn bị khi đến hiện trường 19

2. Tiến hành khám nghiệm hiện trường 20

2.1. Quan sát hiện trường (khám nghiệm sơ bộ) 21

2.2. Khám nghiệm tỉ mỉ 23

3. Kết thúc khám nghiệm hiện trường 28

3.1. Họp rút kinh nghiệm 28

3.2. Đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu thu được tại hiện trường 29

3.3. Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng 30

4. Các văn bản của công tác khám nghiệm hiện trường 32

4.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường 32

4.2. Sơ đồ hiện trường 33

4.3. Bản ảnh hiện trường 34

4.4. Báo cáo khám nghiệm hiện trường 35

CHƯƠNG III 36

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG 36

1. Thực trạng hoạt động khám nghiệm hiện trường trong thời gian qua 36

1.1. Kết quả 36

Tổng số vụ 37

1.2. Những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân 38

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của khám nghiệm hiện trường trong điều tra hình sự 40

2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 40

2.2. Cần nâng cao năng lực của điều tra viên và kỹ thuật viên khám nghiệm hiện trường 42

2.3. Bổ sung phương tiện kỹ thuật hình sự hiện đại cho công tác khám nghiệm hiện trường 43

2.4. Cần làm tốt công tác bảo vệ hiện trường 45

2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường và với các lực lượng nghiệp vụ khác 46

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16661 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khám nghiệm hiện trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần tham gia khám nghiệm hiện trường; chủ thể tiến hành khám nghiệm hiện trường; các thủ tục và phương tiện tiến hành khám nghiệm hiện trường; sử dụng kết quả của khám nghiệm hiện hiện trường vào hoạt động điều tra vụ án... 1.1.2. Chuẩn bị phương tiện Phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho quá trình khám nghiệm phải đầy đủ và phù hợp với quá trình sử dụng tùy theo tính chất của sự việc xảy ra. Thông thường, các loại phương tiện sau cần được chuẩn bị phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường: - Phương tiện kĩ thuật dùng để khám nghiệm của cán bộ kĩ thuật hình sự như: vali khám nghiệm, máy ảnh, các loại đèn (đèn pha, đèn chiếu xiên...); - Phương tiện giao thông phục vụ quá trình đi lại; - Phương tiện thông tin liên lạc; - Chó nghiệp vụ (khi thấy cần thiết); - Các loại phương tiện hỗ trợ khác... 1.2. Chuẩn bị khi đến hiện trường Lúc đến hiện trường, lực lượng khám nghiệm phải nắm được sơ bộ tình hình qua lực lượng bảo vệ hiện trường. Lực lượng khám nghiệm hiện trường cần thu thập mọi thông tin, dữ liệu và ý kiến đánh giá cần thiết để có thể hiểu được vụ án, sau đó mới có thế vào hiện trường. Các công việc cần làm bao gồm: - Nghe lực lượng bảo vệ hiện trường báo cáo và kiểm tra lại toàn bộ công tác bảo vệ hiện trường, bổ sung các biện pháp cần thiết; - Gặp gỡ, trao đổi với cơ quan chủ quản hoặc Chính quyền địa phương để nắm về: quá trình diễn biến của sự việc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những tin tức, tài liệu liên quan đến sự việc xảy ra. Ngoài ra còn yêu cầu cơ quan hoặc Chính quyền địa phương giúp đỡ trong quá trình khám nghiệm và điều tra tại hiện trường; - Lựa chọn người đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan, xí nghiệp tham gia khám nghiệm và người chứng kiến cuộc khám nghiệm, giải thích về quyền và nghĩa vụ cho họ; - Nắm toàn bộ tình hình hiện trường thông qua: lực lượng bảo vệ, nạn nhân, người làm chứng, cán bộ kĩ thuật khác, người đại diện Chính quyền hoặc cơ quan nơi xảy ra sự việc về một số vấn đề sau: + Thời gian sự việc xảy ra; + Phạm vi hiện trường đã được khoanh vùng bảo vệ; + Điều kiện địa lí, khí hậu, nhiệt độ, thời tiết... trước trong và sau khi xảy ra sự việc; + Các phương tiện bảo vệ; + Di biến động của người và xe cộ quanh phạm vi hiện trường; + Đối tượng bị xâm hại, mức độ hậu quả; + Kết quả của công tác đã tiến hành trên hiện trường; + Những biến đổi và phương pháp xử lí... - Họp lực lượng khám nghiệm, bước đầu phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia. Xác định cho các thành viên bảo đảm yêu cầu pháp luật - nghiệp vụ khi tiến hành công tác của mình và phải giữ bí mật. 2. Tiến hành khám nghiệm hiện trường Công tác khám nghiệm hiện trường được tiến hành qua hai bước: quan sát hiện trường và khám nghiệm tỉ mỉ. 2.1. Quan sát hiện trường (khám nghiệm sơ bộ) Quan sát hiện trường là việc nắm, bao quát vị trí, trạng thái chúng của hiện trường, cũng như các dấu vết, vật chứng, các đồ vật, tử thi... ở hiện trường. Thực chất của hoạt động này là sự nghiên cứu, phân tích, khái quát để đi đến nhận thức ban đầu của cán bộ điều tra tại hiện trường về tình trạng hiện trường và diễn biến của sự việc trên cơ sở trực tiếp thụ cảm và tư duy. Trên cơ sở đó đề ra phương án tối ưu cho việc lựa chọn chiến thuật, kĩ thuật và phương pháp tìm, thu lượm dấu vết, vật chứng; cũng như mọi tin tức, tài liệu có liên quan đến sự việc xảy ra. Đối tượng để quan sát bao gồm: toàn bộ địa hình, đồ vật, sự vật, dấu vết, vật chứng, tử thi... và các hiện tượng có trên hiện trường. Giai đoạn này chủ yếu các cán bộ điều tra sử dụng mắt thường và một số phương tiện hỗ trợ thông dụng như: ống nhòm, kính lúp, đèn pin... để quan sát toàn bộ khung cảnh hiện trường. Khi quan sát cần lựa chọn một vị trí đứng cho thích hợp để xác định và ghi nhận được toàn bộ phạm vi hiện trường, vị trí các dấu vết, vật chứng, đồ vật, tử thi... Quá trình quan sát phải hạn chế sự đi lại trên hiện trường để không làm hư hỏng các dấu vết, vật chứng. Nên chọn lối đi vào hiện trường là những nơi không có dấu vết, vật chứng. Đối với những dấu vết do quá trình đi lại khi quan sát hiện trường để lại phải đánh dấu để tránh nhầm lẫn khi thu lượm. Tiến hành quan sát từ xa đến gần, từ toàn bộ đến bộ phận, từ chung đến riêng, có trọng tâm, trọng điểm. Sự xuất hiện của dấu vết, vật chứng là một tổ hợp, một chỉnh thể thống nhất và là kết quả của sự tác động qua lại giữa hiện trường - thủ phạm - phương tiện công cụ gây án. Do đó, điều tra viên cần phải phân tích, xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của thủ phạm với dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường. Mục đích của công tác quan sát là nắm được toàn bộ trạng thái chung của hiện trường; vị trí của các dấu vết, vật chứng đã nhìn thấy rõ nhất, vị trí và sự sắp xếp các đồ vật trên hiện trường, tử thi... kể cả sự thay đổi về kết cấu của các vật thể. Đồng thời xác định được phạm vi cụ thể của hiện trường để bảo vệ và khám nghiệm cũng như chiến thuật tìm – thu dấu vết, vật chứng và tin tức, tài liệu có liên quan đến sự việc xảy ra. Trong giai đoạn quan sát hiện trường, những công việc mà lực lượng khám nghiệm cần thực hiện bao gồm: - Đặt số cho dấu vết, vật chứng, tử thi...; - Tiến hành các hoạt động ghi nhận mang tính chất chung nhất như: chụp ảnh toàn cảnh, ảnh định hướng, phác họa sơ đồ hiện trường để ghi nhận lại vị trí và trạnh thái ban đầu của hiện trường trước khi khám nghiệm... Kết thúc quá trình quan sát, cán bộ điều tra – khám nghiệm phải đưa ra được một số kết luận nhằm phục vụ cho quá trình khám nghiệm tỉ mỉ và các hoạt động chiến thuật khác xuất phát từ hiện trường. Bao gồm: - Phạm vi của hiện trường, vùng trung tâm và các vùng kế cận; - Phải tăng cường lực lượng, phương tiện như thế nào cho quá trình bảo vệ và khám nghiệm hiện trường tại hiện trường cụ thể; - Lựa chọn được phương pháp, biện pháp, chiến thuật hợp lí nhất cho quá trình tìm – thu lượm dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường. Xác định các biện pháp kĩ thuật và phương tiện kĩ thuật cho quá trình tìm – thu dấu vết, vật chứng; - Thông qua hệ thống dấu vết, vật chứng nhìn thấy rõ nhất tại hiện trường, xác định lối vào – ra của thủ phạm trên hiện trường, cũng như quá trình diễn biến của hành vi phạm tội; - Bố trí từng việc cụ thể trong quá trình khám nghiệm sao cho phù hợp với điều kiện của từng hiện trường cụ thể; - Giữ nguyên, thay đổi hay bổ sung vẫn đề gì cho công tác bảo vệ hiện trường; - Xác định chất lượng của dấu vết nguồn hơi nhằm huy động và sử dụng chó nghiệp vụ truy vết đạt kết quả. - Trong trường hợp phát hiện được dấu vết nóng, phải tập trung nghiên cứu, phân tích ngay nhằm thu lượm được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc truy bắt thủ phạm ngay tại hiện trường; - Xác định được nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng làm việc trên hiện trường, đảm bảo sự trao đổi thường xuyên tin tức, tài liệu giữa các lực lượng. Kết quả quan sát hiện trường có ảnh hưởng tới giai đoạn sau này của quá trình khám nghiệm. Thông qua quan sát hiện trường, cán bộ điều tra sẽ quyết định chiến thuật khám nghiệm, chiến thuật tìm – thu dấu vết. Một chiến thuật tốt sẽ đảm bảo cho một kết quả khám nghiệm chính xác và đầy đủ. 2.2. Khám nghiệm tỉ mỉ Khám nghiệm tỉ mỉ là một bộ phận then chốt của quá trình khám nghiệm tại hiện trường nhằm khai thác thông tin từ những phản ánh vật chất cụ thể. Là bước vận dụng tổng hợp những tri thức, chiến thuật, kĩ thuật với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật để phát hiện, thu thập, phân tích, đánh giá toàn bộ những phản ánh vật chất về một vụ việc cụ thể tại hiện trường, nhằm rút ra những chứng cứ chứng minh về các tình tiết của một vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra. Mục đích của giai đoạn này là phát hiện, ghi nhận, thu lượm và đánh giá sơ bộ tất cả các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường và tạo cơ sở cho việc thu thập các mẫu so sánh. Nhiệm vụ của giai đoạn này là nghiên cứu chi tiết tỉ mỉ hiện trường dưới sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, nhằm phát hiện ra tất cả các dấu vết, vật chứng, trên cơ sở đó sử dụng các phương tiện kĩ thuật thích hợp nhằm thu lượm tốt các dấu vết, vật chứng. Đòi hỏi đặt ra đối với những cán bộ làm công tác khám nghiệm hiện trường là phải làm việc thật sự khoa học, các công việc phải được tiến hành trên cơ sở có kế hoạch khoa học, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu trọng tâm, đồng bộ. Làm việc với tinh thần tập thể nhưng phải phát huy tính độc lập suy nghĩ và tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo của từng cá nhân. Dấu vết tồn tại ở hiện trường rất đa dạng và phong phú, có khi rất nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được (vi vết). Hơn nữa, không phải lúc nào cũng nhận thấy ngay được dấu vết, vật chứng mà phải qua quá trình xem xét tỉ mỉ, hệ thống toàn bộ hiện trường mới phát hiện được chúng. Do đó, việc tìm kiếm dấu vết, vật chứng trên hiện trường là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, khi phát hiện được một dấu vết, vật chứng nào đó cần phải phân tích, đánh giá chúng, tìm mối liên hệ giữa chúng với những dấu vết, vật chứng khác, mối liên hệ logic này được xuyên suốt trong quá trình tìm – thu dấu vết, vật chứng tại hiện trường. Một hệ thống dấu vết nhất định được tạo ra trong một phương thức, thủ đoạn hoạt động nhất định, hay nói một cách khác, mỗi một phương thức thủ đoạn hoạt động nhất định của bọn tội phạm đều gây ra và để lại hiện trường một hệ thống dấu vết đặc trưng cho nó. Vì vậy, trong khi tìm kiếm dấu vết, vật chứng, điều tra viên cần phải tính xem sẽ gặp những loại dấu vết, vật chứng nào? ở đâu?... Có những trường hợp nếu biết rõ nạn nhân chết vì bị bắn thì sẽ hướng cho nhân viên khám nghiệm hiện trường đi tìm đầu đạn hay vỏ đạn ở hiện trường. Ví dụ, vụ án anh Sơn trú tại ấp Tân Thuận, xã Tân Tiến, Bình Phước bị cướp - giết ngày 26/1/2006. Nội dung vụ việc: Ngày 09/02/2006, hai xác chết được phát hiện trên đất nước Campuchia gần địa bàn huyện Lộc Linh, tỉnh Bình Phước. Qua khám nghiệm ban đầu nhận định nạn nhân bị chết do bị bắn, hiện trường là nơi không dân cư, đường xá đi lại rất khó khăn và có nhiều đơn vị bộ đội và công an tỉnh bạn đóng tại khu vực này. Từ nhận định về nguyên nhân chết của nạn nhân, các điều tra viên tiến hành tìm kiếm và thu lượm được năm vỏ đạn tại hiện trường. Qua giám định xác minh năm vỏ đạn này và những đầu đạn trên cơ thể hai nạn nhân là của cùng một khẩu súng (loại AK - loại súng mà các lực lượng bộ đội biên phòng hay sử dụng). Ngày 11/02/2006, chị Nguyễn Thị Huệ trú tại ấp Tân Thuận, Tân Tiến, Bình Phước đã xác nhận một trong hai nạn nhân là anh Sơn, chồng của chị, người còn lại là bạn của anh Sơn, hai người thường cùng nhau đem tiền qua biên giới buôn bán thuốc lá lậu. Sự việc: ngày 26/01/2006, anh Sơn cùng rủ anh Huy (là người cùng huyện) qua biên giới mua thuốc lá của một người Campuchia để mang về bán lại tại Việt Nam. Đi qua địa bàn huyện Lộc Linh, qua biên giới, hai anh bị bắn chết và bị cướp toàn bộ số tiền mang theo. Lực lượng công an Việt Nam đã hỗ trợ lực lượng công an Campuchia khám nghiệm hiện trường và điều tra vụ án trên. Qua những vỏ đạn tìm được tại hiện trường và đầu đạn tìm được trên người nạn nhân, công an hai nước đã xác định khẩu súng là của Ensa Gôn, lính bảo vệ biên giới của Campuchia. Qua điều tra được biết Gôn cùng một nhóm lính bảo vệ biên giới nữa thường xuyên bỏ doanh trại đi buôn bán hàng lậu với người Việt Nam kiếm lời. Do đã quen biết với anh Sơn và biết được thói quen của anh Sơn (thường giấu tiền trên mũ) và thời gian, con đường anh Sơn hay đi, Gôn rủ Phia giết và cướp tài sản của anh Sơn trên đường anh Sơn qua biên giới mua bán thuốc lá lậu. (1) Nguồn: www.vtc.com.vn Ngoài ra, trường hợp hiện trường bị xáo trộn có thể phải dựng lại theo sự trình bày của người biết việc nhằm kết hợp kết quả phân tích, nghiên cứu, đánh giá các dấu vết, vật chứng đã phát hiện được với tình trạng hiện trường được xây dựng lại mà rút ra nhận xét xác đáng về diễn biến của sự việc, hành động của thủ phạm. Mặt khác, đối với hiện trường thiếu dấu vết hay dấu vết tồn tại ở những nơi mâu thuẫn với phương thức gây án, đây là những dấu hiệu quan trọng để có thể đặt ra được những giả thuyết về sự giả tạo hiện trường, đánh lạc hướng quá trình điều tra tại hiện trường. Ví dụ như đối với hiện trường có người chết, các điều tra viên cần chú ý tới tình trạng hiện trường trong mối quan hệ với tư thế, dáng điệu của nạn nhân cũng như các dấu vết khác... Mặt khác, các đồ vật do những người không liên quan đến sự việc xảy ra vứt lại, hoặc bỏ quên ở hiện trường cũng có thể gây nhầm lẫn đối với các cán bộ điều tra và do đó công tác điều tra cũng có thể bị lạc hướng... Trong khi củng cố và tiến hành thu lượm tất cả những dấu vết, vật chứng phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật và tính pháp lí của nó, đảm bảo những dấu vết thu được tại hiện trường có thể trở thành chứng cứ được tòa án chấp nhận khi tiến hành xét xử vụ án. Do đó, cần phải tính toán những dấu vết xét thấy cần thiết và sử dụng những biện pháp kĩ thuật thích hợp để thu lượm những dấu vết đã phát hiện được. Thu mẫu so sánh là một công việc cần thiết. Bởi trong quan hệ tìm - thu dấu vết còn một vấn đề quan trọng là đối tượng gây ra dấu vết đồng thời cũng có thể là đối tượng mang dấu vết. Khi thu mẫu so sánh phải đảm bảo thu được những mẫu cùng loại, có liên quan đến dấu vết cần giám định và đúng yêu cầu kĩ thuật, đủ yếu tố giám định. Một yêu cầu quan trọng trước khi thu lượm dấu vết, vật chứng tại hiện trường, đó là việc chụp ảnh, mô tả, vẽ sơ đồ nhằm ghi nhận toàn bộ vị trí của dấu vết, vật chứng đã được phát hiện. Những công việc cụ thể của giai đoạn này được quy định ở khoản 3 điều 150 Bộ luật TTHS như sau: “Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”. * Quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết, vật chứng: sau khi khám xét sơ bộ, chụp ảnh (ảnh toàn cảnh, ảnh định hướng), phác hoạ sơ đồ hiện trường ở giai đoạn quan sát hiện trường, các dấu vết, vật chứng có thể được thu lượm. Cần chú ý là trong suốt quá trình tồn tại, mọi dấu vết đều chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan dẫn tới những thay đổi cho tới khi bị phá hủy hoàn toàn. Các yếu tố gây ra sự thay đổi của dấu vết có thể là: - Những tác động bên ngoài; - Thời gian dấu vết chịu tác động; - Tính bền vững tương đối của từng dấu vết trước những tác động đó. Do đó, trong quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau: - Loại trừ những yếu tố tác động vào dấu vết; - Tiến hành phát hiện và thu lượm với khả năng nhanh nhất để rút ngắn thời gian dấu vết chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài; - Dùng những phương tiện, phương pháp phát hiện và thu lượm thích hợp nhất đối với từng loại dấu vết, tránh làm giảm chất lượng hoặc làm hỏng dấu vết; - Việc phát hiện và thu lượm từng dấu vết phải theo một trình tự, đó là những dấu vết dễ bị thay đổi, phá hủy phải được thu lượm trước như dấu vết hơi, vi vết. Đồng thời sử dụng những phương pháp phát hiện và thu lượm dấu vết theo trình tự ít ảnh hưởng đến dấu vết trước: chụp ảnh - vẽ sơ đồ - mô tả, dùng đèn chiếu xiên phát hiện...; - Phải thu lượm tất cả dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, không coi trọng một số dấu vết hoặc lời khai mà bỏ qua những dấu vết khác, vì ở thời điểm này chưa thể xác định được giá trị của từng dấu vết. Các bước trong quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết ở hiện trường theo các trình tự sau: Bước 1: Về nguyên tắc, trước hết tiến hành các biện pháp phát hiện dấu vết. Khi bước vào hiện trường, cán bộ khám nghiệm hiện trường cần tiến hành công việc hết sức cẩn thận, luôn lưu ý đến các dấu vết có thể có ở trên cửa ra vào, quả đấm cửa, công tắc điện.v.v... đồng thời chú ý quan sát phía trên trần nhà (nếu là hiện trường trong nhà), thậm chí ngay cả khi đã được thông báo rằng các dấu vết có thể không tìm được. Các phương tiện và phương pháp thường dùng để phát hiện dấu vết là: - Đèn chiếu xiên, dùng đèn chiếu xiên quan sát từ nhiều góc độ khác nhau có thể phát hiện được các loại dấu vết: dấu vết xước, các dấu vết in không màu (dấu vết chân, giày dép, đường vân); một số loại vi vết như tơ, sợi, vi vật thể như mảnh thủy tinh, kim loại, hóa chất, dấu vết máu, các chất thải của cơ thể. - Các loại bột ( bột nhôm, bột đồng, bột sắt, bột mồ hóng, bột than, bột Manife.v.v...) để phát hiện dấu vết đường vân. - Các loại hóa chất như: i ốt, benzidin, nitrat bạc để phát hiện dấu vết đường vân; và các loại hóa chất như liminol, benzidin để phát hiện dấu vết máu. - Dùng đèn tử ngoại (UV) để phát hiện những dấu vết có tính phát quang (ví dụ: dấu vết máu, tinh dịch, dịch âm đạo.v.v...). - Phát hiện dấu vết dựa vào sự tồn tại của những dấu vết khác. Ví dụ: dấu vết hơi ở những vật thủ phạm đã cầm vào; dấu vết sợi dính vào cửa bị cậy phá.v.v... Bước 2: Xác định mối liên quan giữa các dấu vết đã phát hiện được. Từ đó thiết lập nhận định về quá trình diễn biến của hành vi tại hiện trường. Bước 3: Đánh dấu những dấu vết đã phát hiện được bằng số. Điều tra viên đặt những tấm bìa ghi số thứ tự đánh dấu lần lượt những nơi có dấu vết theo trình tự hành động của thủ phảm ở hiện trường đã nhận định. Đây cũng chính là số của dấu vết ghi trong biên bản khám nghiệm hiện trường. Bước 4: Chụp ảnh hiện trường. Khi chụp ảnh cần chú ý, tất cả những tấm bảng đánh số dấu vết cần đặt quay về hướng chụp ảnh. Bước 5: Mô tả, vẽ sơ đồ vị trí dấu vết và mối quan hệ của chúng. Bước 6: Chụp ảnh từng dấu vết (mỗi dấu vết chụp hai ảnh, một ảnh chụp vị trí và một ảnh chụp chi tiết dấu vết). Bước 7: Đo đạc và vẽ sơ đồ chi tiết dấu vết. Bước 8: Thu lượm dấu vết, vật chứng bằng những phương pháp thích hợp nhât, trong đó ưu tiên phương pháp thu cả vật mang dấu vết. Bước 9: Đóng gói những dấu vết đã thu lượm theo đúng quy định, tránh mọi sự tiếp xúc giữa các dấu vết, vật chứng. Bước 10: Đánh số dấu vết đã thu lượm và viết vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Tránh sự lẫn lộn giữa các dấu vết với nhau và với mẫu so sánh. 3. Kết thúc khám nghiệm hiện trường 3.1. Họp rút kinh nghiệm Lực lượng khám nghiệm hiện trường tiến hành họp sau khi khám nghiệm xong với mục đích rà soát lại toàn bộ công tác khám nghiệm, kiểm tra lại nhằm đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong quá trình nghiên cứu, phát hiện, thu lượm, bảo quản dấu vết, vật chứng theo đúng yêu cầu kĩ thuật và pháp luật. Đây là một hoạt động cần thiết, ngoài việc xem xét lại các dấu vết, vật chứng thu thập được ở hiện trường, hoạt động này còn giúp chính lực lượng khám nghiệm xem xét lại mình về tổ chức đồng thời đúc rút những kinh nghiệm cần thiết cho những lần khám nghiệm sau, đặc biệt là những kỹ thuật viên trẻ. Sau khi họp rút kinh nghiệm cần tiến hành thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường ngay tại hiện trườg. Biên bản khám nghiệm hiện trường do điều tra viên lập và được những người tiến hành, tham gia và chứng kiến cuộc khám nghiệm thông qua và ký xác nhận. 3.2. Đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu thu được tại hiện trường Công việc này được tiến hành ngay sau khi lực lượng khám nghiệm tiến hành hội ý rút kinh nghiệm. Việc sơ bộ nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng và những tài liệu thu được ở hiện trường nhằm đánh giá được sự việc đã xảy ra. Các tài liệu thu nhận được ở hiện trường có thể được đánh giá qua các nguồn tin báo, lời khai người báo tin, tố giác, người bị hại, nhân chứng... Để rút ra được các thông tin về: đối tượng, quá trình xảy ra sự việc... lực lượng khám nghiệm cần đánh giá sơ bộ các dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường, đồng thời tiến hành đánh giá các di biến động của các đối tượng trên địa bàn, nơi xảy ra sự việc, đánh giá về dư luận quần chúng đối với sự việc xảy ra... Dấu vết vật chứng cần được đánh giá theo hai phương pháp: - Đánh giá từng dấu vết, vật chứng để từ đó khai thác giá trị thông tin thông báo của từng dấu vết, vật chứng; - Đánh giá theo tổ hợp, hệ thống của các dấu vết, vật chứng nhằm tìm được giá trị thông tin thông báo về quá trình hoạt động của tội phạm trên hiện trường. Quá trình đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu tại hiện trường nhằm rút ra các kết luận sau: - Thời gian và tính chất của sự việc xảy ra; - Đối tượng bị xâm hại; - Hậu quả, tác hại; - Động cơ, mục đích, thói quen và trạng thái tâm lí của người để lại dấu vết, vật chứng tại hiện trường; - Phương thức, thủ đoạn hoạt động của người này; - Số lượng người đã thực hiện hành vi; - Phương tiện, công cụ thực hiện hành vi; - Thủ đoạn che dấu hành vi. Các kết luận này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ ra phương hướng điều tra tiếp theo được đúng hướng, sát với thực tế của vụ việc và những công việc phải hoàn thành trong thời gian tới của các lực lượng. 3.3. Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng Việc đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Bảo quản theo đúng yêu cầu luật định (Điều 75 – BLTTHS); - Tránh mọi tác động tiếp xúc từ bên ngoài; - Tránh mọi khả năng đổ vỡ, va chạm giữa dấu vết, vật chứng với nhau và với các vật khác; - Chống sự hủy hoại do quá trình thối rữa, mốc, ôxy hóa, ăn mòn hoặc do các phản ứng lí, hóa học khác; - Tránh làm bẩn, tránh mọi sự tiếp xúc giữa dấu vết, vật chứng với nhau, với mẫu so sánh, với dụng cụ đóng gói hoặc với các vật khác; - Tránh gây nhầm lẫn giữa dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh do việc ghi nhận, đánh dấu không rõ ràng. Bảo quản dấu vết, vật chứng thu được tại hiện trường là một công việc quan trọng và mang ý nghĩa to lớn đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường nói riêng và công tác điều tra hình sự nói chung. Những nhầm lẫn phạm phải trong khi thẩm vấn hoặc ở những lĩnh vực khác của cuộc điều tra sơ bộ có thể sửa chữa được nhưng nhầm lẫn phạm phải trong khi khám nghiệm hiện trường cũng như bảo quản dấu vết, vật chứng thì không thể sửa chữa lại được. Để đạt được những yêu cầu đã nêu trên, việc bảo quản, vận chuyển dấu vết, vật chứng cần phải được thực hiện theo những nguyên tắc sau: - Dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh phải được đóng gói từng vật tách rời nhau, tránh mọi khả năng tiếp xúc với nhau; - Những vât dính máu, ẩm ướt như quần áo, giầy dép... phải để nơi thoáng gió dưới bóng râm cho khô trước khi đóng gói để tránh mốc, thối, mục làm hỏng dấu vết, vật chứng; - Mọi dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh thu được phải được đóng gói trong những dụng cụ phù hợp: + Các chất ăn mòn phải được đựng trong các dụng cụ không bị ăn mòn; + Lông, tóc, sợi hoặc các vật thể nhỏ phải được bảo quản trong các dụng cụ sạch sẽ như túi polyetilen, lọ thủy tinh.v.v... tránh bị dính các loại tạp chất; + Mọi vật chứng, đặc biệt là các đồ vật dễ vỡ phải có cách đóng gọi như buộc, dính bằng băng dính và có lót tránh mọi sự lay động, va chạm và làm rơi đổ vỡ. - Cần phải giữ nguyên trạng thái của các dấu vết, vật chứng khi đóng gói, ví dụ tại hiện trường tìm được các loại dao gập, kìm, kéo.v.v... thì cần phải giữ nguyên trạng thái của chúng như khi thu thập (không gập dao lại, không đóng kìm, kéo lại). Riêng đối với súng cần phải tháo đạn và khóa chốt an toàn. - Các loại chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, vũ khí, đạn và các vật nguy hiểm khác phải được đóng gói an toàn đúng theo quy định đối với từng loại. Bên ngoài vỏ bọc phải ghi rõ tên vật, mức độ nguy hiểm, cần tránh gì, những kí hiệu chú ý khi vận chuyển (ví dụ: “dễ vỡ”, “tránh nước”, “chất cháy”, “chất nổ”...). - Phải ghi đầy đủ những thông tin cần thiết kèm theo vật mang dấu vết hoặc viết lên đồ đóng gói để tránh thất lạc. Những thông tin này bao gồm: vụ gì; ở đâu; ngày – tháng – năm xảy ra; ngày – tháng – năm thu giữ; tên dấu vết, vật chứng; số lượng; trên đồ vật mang vết nào; phương pháp thu; người thu... - Vỏ ngoài của vật liệu đóng gói phải bền vững trong quá trình vận chuyển. Vật liệu dùng bao gói dấu vết, vật chứng thường là; giấy, bìa các - tông, gỗ, hộp nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại, túi polietilen. Dụng cụ bao gói cần phải sạch, riêng túi polietilen chỉ được dùng một lần. Quá trình vận chuyển các dấu vết, vật chứng đảm bảo giữ gìn cẩn thận, tránh mọi hư hỏng, đặc biệt là các chất như: chất độc, chất dẽ cháy nổ... 4. Các văn bản của công tác khám nghiệm hiện trường Các văn bản của công tác khám nghiệm hiện trường gồm: - Biên bản khám nghiệm hiện trường; - Sơ đồ hiện trường; - Bản ảnh hiện trường; - Báo cáo khám nghiệm hiện trường. 4.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường Biên bản khám nghiệm hiện trường có thể là chứng cứ pháp lí theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 tại các Điều 64 (Chứng cứ) và Điều 77 (Biên bản về hoạt động điều tra và xét xử). Như vậy, biên bản khám nghiệm hiện trường là một tài liệu pháp lý ghi nhận tình hình thực tế khách quan ở hiện trường và kết quả của công tác khám nghiệm hiện trường. Việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường được quy định cụ thể ở các Điều 150 (khoản 3) và Điều 154 - Bộ luật TTHS năm 2003. Hình thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (113).DOC
Tài liệu liên quan