Khóa luận Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh

Những ký sinh trứng sâu đục thân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm mật độ sâu đục thân trên ruộng, chúng là những con ong rất nhỏ, bằng khoảng hạt cát, chúng dễ dàng diệt trên 70% trứng sâu đục thân trên ruộng. Từng con ong cái lùng kiếm những ổ trứng sâu đục thân để đẻ những quả trứng nhỏ xíu của ong vào trong đó. Những trứng sâu đục thân đã bị ký sinh sẽ bị tiêu diệt bởi những con ong phát triển ở bên trong. Kể từ khi trứng ong được đẻ vào bên trong trứng sâu đục thân cho tới khi ong đã phát triển hoàn toàn và chui ra khỏi quả trứng của sâu đục thân, thời gian này khoảng 2 tuần.

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gân lá, ngoài ra chúng còn gặm ăn vỏ trái non làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Đặc điểm sinh học Vòng đời: 20 -40 ngày Trứng: 2 - 3 ngày. Sâu non: 20 -28 ngày. Nhộng: 8 - 12 ngày. Trưởng thành: 2- 3 ngày. Trưởng thành đẻ trứng từng quả hoặc theo nhóm ở mặt dưới lá, trung bình khoảng 0,2 -4,8 trứng/ lá. Số lượng trứng đẻ tùy thuộc vào điều kiện sinh thái như thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây, thời tiết... một con trưởng thành có thể đẻ 340 - 510 trứng. Thiên địch Có nhiều loại thiên địch, theo tài liệu nước ngoài có các loài như: Ong ký sinh sâu non: Apanteles machaeralis; Apanteles taragamae; Argyroplylax proclinata. Ong ký sinh trứng: Trichogramma chinosis. Vi khuẩn gây bệnh cho ấu trùng: Bacillus thuringensis. Biện pháp phòng trừ Nhiều loại thuốc hóa học có thể dùng để trừ sâu xanh có hiệu quả cao như Cyperin, Sherzol, Vertimex, Tập kỳ..., lưu ý khi dùng thuốc: Dùng thuốc khi sâu còn nhỏ. Khi dưa có trái nên dùng thuốc sinh học như nhóm thuốc gốc BT cũng có hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. 2.5.1.2. Sâu khoang Phân bố và ký chủ Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, vùng nhiệt đới, Đông nam Á, Đông Âu, Úc. Ở nước ta sâu khoang phá hại nhiều loại cây trồng (200 loại cây trồng). Biện pháp phòng trị Cày bừa phơi đất, diệt nhộng; Gom trứng và sâu tiêu huỷ; Dùng bẫy chua ngọt. Kiểm tra trứng và sâu trên 100 cây/1.000m2, định kỳ 5 – 7 ngày/lần, nếu có trung bình một ổ trứng hoặc 1 – 2 con/cây phải phun thuốc phòng trị; Dùng thuốc gốc hữu cơ hoặc cúc tổng hợp, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát: Olong 55WP, Sapen Alpha 5EC, Secsaigon 5EC, 10EC, 25EC, 50EC. Thời gian cách ly 7 – 10 ngày 2.5.1.3. Sâu xanh đục quả Triệu chứng Sâu xanh đục quả thường gây hại trên cây cà chua, cà tím và nhiều loại rau ăn quả khác Sâu non thường ăn lá, hoa, quả, đặc biệt chúng thường ăn các bộ phận của quả, sâu đục vào quả làm quả bị thủng, thối. Đặc điểm sinh học và sinh thái Vòng đời: 28-45 ngày Trứng: 2-7 ngày Sâu non: 14-20 ngày Nhộng: 10-14 ngày Trưởng thành: 2-4 ngày Bướm hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối,bướm có thể đẻ 1.000 quả trứng, trứng đẻ riêng từng quả thường ở mặt trên của lá non và gần quả. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả Thiên địch Nhóm ăn mồi: Bọ xít, Bọ rùa, Chuồn chuồn cỏ... Nhóm ký sinh: Các loài ong ký sinh Trichograma sp. Nhóm vi sinh vật gây bệnh: Nấm Metarhizium, virus NPV. Biện pháp phòng trừ Thời vụ gieo cấy đồng loạt. Mật độ gieo trồng thích hợp theo từng giống. Bón phân cân đối. Bắt sâu bằng tay giai đoạn đầu của cây, ngắt và hủy bỏ những chồi và quả bị đục. Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh, chuồn chuồn... Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể phun thuốc trong nhóm Pyrethroid, thuốc vi sinh có nguồn gốc BT, các loại thuốc gốc Abamectin, thuốc chống lột xác như Atabron. Lưu ý để phòng trị có hiệu quả cần phát hiện sâu non khi chưa đục vào quả và trong thời kỳ thu hoạch trái nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn. 2.5.1.4. Bọ trĩ (bù lạch) Phân bố Loài bù lạch này có diện phân bố rất rộng và có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng. Biện pháp phòng trị Đốt các tàn dư thực vật. Áp dụng màn phủ nông nghiệp. Dùng bẩy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật số và quyết định khi nào áp dụng thuốc. Bù lạch rất khó trị vì nơi ẩn náu cũng như khả năng quen thuốc rất nhanh. Có thể lợi dụng thiên địch để khống chế mật số bù lạch. Nếu sử dụng thuốc hoá học để trị và nên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh bù lạch quen thuốc. Dùng thuốc Actara hoặc Vertimec kết hợp với dầu khoáng. 2.5.1.5. Bọ dưa Ký chủ Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên các cây thuộc họ Cucurbitacea, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa. Biện pháp phòng trị Sau khi thu hoạch, gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới xong dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt; Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu; Khi thấy có thành trùng bay trong ruộng dưa mà mật số còn ít, sáng sớm hay chiều tối nên soi đèn bắt; Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng. Sau đó từ 5 - 7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ. Áp dụng thuốc hạt để rãi đầu vụ, hoặc thuốc nhóm gốc lân hoặc cúc tổng hợp phun giai đoạn cây còn non theo khuyến cáo. 2.5.1.6. Ruồi đục lá Ký chủ Đây là loài côn trùng phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí dưa leo dưa gan, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng… Biện pháp phòng trị Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ chung quanh ruộng dưa trước khi xuống giống; Cày sâu sau khi thu hoạch; Áp dụng màn phủ nông nghiệp; Xuống giống đồng loạt; Biện pháp sinh học: Ngoài thiên nhiên ruồi có rất nhiều thiên địch. Nếu áp dụng thuốc trừ sâu nhiều sẽ làm cho mật số ruồi tăng cao và tạo thành dịch dễ dàng; Biện pháp hóa học: Nếu mật số thiên địch trên 50% không cần áp dụng thuốc để trừ ruồi, nhưng nếu mật số thiên địch thấp, không thể khống chế mật số ruồi thì nên áp dụng thuốc khi cây con bắt đầu có lá mầm và lá thật đầu tiên. Ở những vùng ruồi có điều kiện nhân mật số nhanh thì cần áp dụng thuốc lại khi cần. Áp dụng thuốc nhóm gốc lân hoặc gốc cúc, kết hợp với sử dụng dầu khoáng. 2.5.1.7. Ruồi đục trái Tên khoa học: Dacus cucurbitae Coquillet (Bactrocera cucurbitae) Họ: Trypetidae Bộ Diptera Ký chủ Ruồi gây hại trên các loại cây như dưa, bầu bí, mướp, ớt... Đặc điểm hình thái – sinh học Ruồi có hình dáng tương tự ruồi đục trái cây nhưng khác nhau là ở phần ngực có một vạch màu vàng ngay giữa ngực và cánh có màu đục hơn và cánh trước có một vệt màu đậm nằm ngang đầu cánh. Trứng hình bầu dục màu trắng bóng. Thời gian ủ trứng từ 2 - 4 ngày Dòi màu trắng ngà, đầu nhọn. Thời gian phát triển của dòi từ 7 - 11 ngày. Nhộng hình trụ, màu vàng khi mới hình thành, nhưng khi sắp vũ hoá có màu nâu, nằm trong đất. Thời gian nhộng từ 8 - 10 ngày. Chu kỳ sinh trưởng của ruồi từ 16 - 23 ngày. Triệu chứng gây hại Ruồi cái đẻ trứng vào bên trong trái thành từng chùm. Dòi nở ra đục lòn thành đường hầm bên trong trái làm cho trái bị hư thối. Khi sắp làm nhộng dòi buông mình xuống đất làm nhộng dưới mặt đất một lớp không sâu lắm, nhưng trong mùa mưa dòi làm nhộng ngay bên trong trái. Biện pháp phòng trị Luân canh các loại cây trồng không phải là ký chủ của ruồi như lúa, nhất là việc cho ruộng ngập nước sẽ làm chết nhộng rất nhiều Bao trái lại để tránh ruồi đẻ trứng vào. Thu gom các trái hư để thu hút thành trùng tới xong diệt bằng thuốc trừ sâu hay đốt. 2.5.1.8. Rầy mềm Tên khoa học: Aphis gossypii Glover Họ: Aphididae Bộ Homoptera Đặc điểm hình thái – sinh học Thành trùng có hai dạng: Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen. Triệu chứng gây hại Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá. Trên cây dưa , rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó. Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá đang mở ra sẽ là môi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc thu hoạch bông vải. Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết. Biện pháp phòng trị Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại. Không nên bón nhiều phân đạm. Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị. Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều. Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm. 2.5.1.9. Nhện đỏ Tên khoa học: Tetranychus sp Họ: Tetranychidae Bộ Acarina. Ký chủ Nhện đỏ có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều loại cây khác nhau như bầu bí dưa, chủ yếu là dưa hấu, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ... Đặc điểm hình thái – sinh học Thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 - 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng. Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển. Khoảng 4 - 5 ngày sau trứng nở. Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 - 10 ngày. Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20 - 40 ngày. Hình 2.4: Thành trùng nhện đỏ (Nguồn: Chi Cục BVTV Tp.HCM) Triệu chứng gây hại Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Biện pháp phòng trị Vệ sinh đồng ruộng. Bón phân cân đối. Luân canh với cây trồng họ hòa bản. Dùng các thuốc đặc trị: Comite, Nissorun, Rufast, Supracide… Chú ý việc dùng thuốc hóa học nhiều dễ gây bộc phát nhện đỏ, do tiêu diệt thiên địch của nhện đỏ và nhện đỏ có khả năng quen và kháng thuốc cao. Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế mật số nhện đỏ như: Nhện đỏ (Galandromus occidentalis), loài này có cùng kích thước với nhện gây hại nhưng thiếu các chấm và có màu vàng nhạt đến màu đỏ nâu, khả năng diệt nhện của loài này không cao lắm; bù lạch 6 chấm (Scolothrips sexmaculatus) có 3 chấm màu sậm trên mỗi cánh trước, bù lạch bông (Frankliniella occidentalis) có màu từ vàng chanh sáng đến nâu sậm; bọ rùa (Stethorus sp); bọ xít nhỏ (Orius tristicolor và Chysoperla carnea) cũng là thiên địch của nhện đỏ. Nhện đỏ rất khó trị vì rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc, hơn nữa, nhện tạo lập quần thể rất nhanh nên mật số tăng nhanh và nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nhện nhưng phải để ý đến quần thể thiên địch. 2.5.1.10. Bọ rùa Ký chủ Ngoài bầu, bí, dưa, loài bọ rùa này còn tấn công cả cà chua, đậu bắp, ớt, các loại đậu. Biện pháp phòng trị Ngắt bỏ lá bị hại và lá có nhộng bám, bắt giết bọ non và bọ trưởng thành. Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ, thu dọn tàn dư thực vật, phơi và đốt bỏ. Khi cần thiết có thể dùng thuốc để phun trừ. 2.5.1.11. Bọ xít nâu Ký chủ Loài này được tìm thấy trên hầu hết các loại đậu, bầu bí, dưa, mướp, cây ăn trái và một số loại cỏ. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số Ẩm độ. Mưa tạo ẩm độ thuận lợi cho trứng, ấu trùng và thành trùng phát triển, nhưng mưa to và liên tục trong nhiều ngày làm cho khả năng đẻ trứng và bắt cặp của thành trùng kém, trứng bị hư, ấu trùng tuổi nhỏ dễ bị rửa trôi. Nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp để bọ xít phát triển tốt là từ 28oC-30oC; nếu nhiệt độ tăng trên 35oC thì ảnh hưởng đến đời sống của bọ xít. Ký sinh. Trên đồng ruộng tỉ lệ trứng bị ký sinh tương đối cao, từ 70-80%. Biện pháp phòng trị Diệt cỏ quanh nơi trồng. Có thể bắt ấu trùng và thành trùng bằng tay hoặc áp dụng thuốc hóa học để trị nếu mật số bọ xít đạt khoảng 10 con/cây. 2.5.2. Một số bệnh thường gặp trên dưa leo 2.5.2.1. Bệnh sương mai (Pseudo peronospora cubensis) Vết bệnh mới màu nhạt, sau chuyển dần sang màu nâu và khô gây lủng lá. Quan sát buổi sáng sớm vết sũng ướt như sương và lớp bụi màu hơi tím. Bệnh xuất hiện trước ở các lá giá phía dưới , sau lan dần lên các lá trên , năng làm ká khô vàng và rụng, cây mau tàn lụi . Nấm bệnh xâm nhập và gây bệnh chủ yếu trong mùa mưa và những ngày có sương mù vào buổi sáng. Bệnh phát sinh sớm khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng. Biện pháp phòng trị Làm liếp cao, thoát nước tốt mùa mưa Trồng mật độ vừa phải. Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm Thu gom tàn dư vụ trước và đốt để hạn chế nguồn lây lan; luôn làm sạch cỏ gốc, ngắt bỏ lá bệnh, tưới phun mưa những ngày có sương. Phun thuốc : Alpine 80WP, 800WDG ; Carbenzim 500FL, 50WP ; Dipomat 80 WP. Thời gian cách ly : 7ngày 2.5.2.2. Bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani) Bệnh phát hiện ban đầu là những chấm thâm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm teo thắt phần thân tiếp xúc với mặt đất, cây bị chết gục xuống, (gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm). Nấm bệnh sống rất lâu trong đất, tàn dư thực vật dưới dạng cơ quan sinh sản hoặc dạng hạch, chịu được diều kiện bất lợi rất lớn của môi trường. Phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ đất và không khí cao, cây sinh trưởng kém. Biện pháp phòng trị Biện pháp đầu tiên cần phòng trừ bệnh là sử lý hạt giống bằng thuốc Hạt vàng 50WP, 250SC. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ lên luống cao trong mùa mưa, chăm sóc làm cỏ xới xáo đất để cây sinh trưởng tốt và đủ thoáng sáng, bón phân hữu cơ hoai mục, không bón nhiều đạm. Phun thuốc : Carbenzim 500FL, 50WP; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP; Saizole 5SC. Thời gian cách ly : 7ngày 2.5.2.3. Bệnh thán thư ( Nấm Colletotrichum sp) Trên lá dưa bệnh tạo thành những đốm hình hơi tròn, màu nâu, khô và rách, có các đường đồng tâm . Trên quả (ớt, dưa hấu, đậu) bệnh tạo thành các vết nâu, hơi lõm, làm thối một phần hoặc cả quả (ớt ). Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa ( thời tiết nóng mưa nhiều) khi cây bắt đầu ra hoa đến thu hoạch. Biện pháp phòng trị Thu gom tàn dư cây trồng. Ruộng bị hại nặng nên luân canh cây khác trong 1 năm. Không dùng hạt ở trái bị bệnh để làm giống. Từ khi cây có 5-6 lá thật phun phòng bệnh bằng các thuốc gốc đồng. Phun thuốc : Mexyl MZ 72WP; Carbenzim 500FL, 50WP + Dipomat 80 WP 2.5.2.4. Bệnh Héo Vàng ( Nấm Fusarium oxysporum) Bệnh biểu hiện trên cây đã lớn, ra hoa là cây sinh trưởng kém ,các lá bị vàng từ phía gốc trở lên ,cây héo từng nhánh và chết khô , cắt ngang thân gần gốc thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen (đôi khi chỗ gốc giáp đất có sợi nấm màu trắng) . Bệnh xuất hiện khi cây có 3-4 lá thật đến thu hoạch. Bệnh hại nặng trong mùa mưa. Đất bị úng nước, đặc biệt khi có mưa to, gió lớn gây sây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt. Biện pháp phòng trị Luân canh với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước. Đảm bảo đủ nước cho cây, nhưng không thừa nước, đất phải cao ráo, thoát nước tốt. Xử lý hạt giống trước khi gieo, bón phân cân đối hợp lý, không dùng phân tươi. Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma. Phun thuốc : Dipomate 80WP, 430SC ; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP. Thời gian cách ly : 7ngày 2.5.2.5. Bệnh hoa lá (do Virus) Gây hại trên lá và toàn cây. Cây bị bệnh đọt xoăn lại, lá nhạt màu, lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển rất chậm, trái ít, biến dạng, sần sùi, có vị đắng. Nguyên nhân bệnh có liên quan chặt chẽ đến mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng. Biện pháp phòng trị Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh để hạn chế nguồn bệnh và côn trùng môi giới. Phòng trị bọ trĩ và rệp. Nhổ bỏ, thu gom tiêu hủy cây dưa bị bệnh. Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh. 2.5.2.6. Bệnh ghẻ dưa (Cladosporium cucumerinum) Bệnh ghẻ là bệnh phổ biến trên dưa leo, dưa hấu do nấm Cladosporium cucumerinum gây ra. Bệnh thường xuất hiện gây hại trên lá non, cuống lá, thân và trái. Trên lá, đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi tròn, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau đó, đốm bệnh chuyển màu nâu và hoại đi. Trên thân, đốm bệnh có hình thoi dài, màu nâu hoặc nâu xám, sau đó đốm bệnh bị rách, đôi khi có các đính bào tử bao phủ trên đốm bệnh màu đen. Trên trái, nấm bệnh gây hại từ lúc trái còn non, vết bệnh tròn, nhỏ, màu nâu sậm, lõm vào thịt trái. Trên vết bệnh có tơ và bào tử nấm màu xám xanh, nhựa ứa ra thành giọt nhầy ở bìa vết bệnh. Khi trái lớn dần, vết bệnh có dạng không đều, kích thước vết bệnh khoảng 2-3 mm, màu trắng xám, đôi khi bị nứt và thối. Nấm bệnh lưu tồn trong xác bả thực vật. Bệnh phát triển nhanh khi nhiệt độ mát và có nhiều sương về đêm. Biện pháp phòng trị Chọn những giống ít nhiễm bệnh để trồng. Tiêu hủy xác bả thực vật sau mỗi mùa vụ. Nên phun ngừa trước khi có bệnh hoặc khi vết bệnh vừa chớm xuất hiện : Bavistin 50FL, Carbenda 50SC: 20-30 ml/bình 16 lít. Topsin M 70WP, Top 70WP: 15-20g/bình 16 lít Polyram 80DF: 60-80g/bình 16 lít Bemyl 50WP: 30-50g/bình 16 lít. 2.6. Thành phần các loài thiên địch và vai trò của chúng Trên đồng ruộng, vườn cây..., ngòai những con côn trùng, nhện...gây hại (mà bà con thường gọi bằng một cái tên chung là sâu rầy) thì còn vô số loài côn trùng, nhện...không những không gây hại cho cây trồng mà ngược lại chúng còn giúp bà con nông dân tiêu diệt sâu rầy, những nhà chuyên môn gọi những con này là thiên địch hay kẻ thù tự nhiên của sâu rầy, đã có người gọi chúng bằng một cái tên rất hình tượng và dễ hiểu đó là "những người bạn của nông dân". 2.6.1. Nhóm ong ký sinh Ong xanh Tên khoa học: Tetrastichus Schoenobii Họ: Eulophidae Bộ: Hymenoptera Những ký sinh trứng sâu đục thân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm mật độ sâu đục thân trên ruộng, chúng là những con ong rất nhỏ, bằng khoảng hạt cát, chúng dễ dàng diệt trên 70% trứng sâu đục thân trên ruộng. Từng con ong cái lùng kiếm những ổ trứng sâu đục thân để đẻ những quả trứng nhỏ xíu của ong vào trong đó. Những trứng sâu đục thân đã bị ký sinh sẽ bị tiêu diệt bởi những con ong phát triển ở bên trong. Kể từ khi trứng ong được đẻ vào bên trong trứng sâu đục thân cho tới khi ong đã phát triển hoàn toàn và chui ra khỏi quả trứng của sâu đục thân, thời gian này khoảng 2 tuần. Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân Tên khoa học: Phanerotoma sp. Họ: Braconidae Bộ: Hymenoptera Sâu non sâu đục thân bị ký sinh theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi sâu non đã bị lộ ra ngoài một số loài ký sinh có khả năng đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu non sâu đục thân bằng cách thọc cái ống dài đựng trứng của nó (ống dẫn trứng) vào bên trong cơ thể sâu non. Trứng của ký sinh phát tiển bên trong sâu đục thân và tùy theo loài ong, trứng sẽ nở ra ong ở giai đoạn sâu non hoặc nhộng của sâu đục thân. Sự phát triển của ong bên trong cơ thể sâu đục thân và sự nở ra ong trưởng thành cuối cùng sẽ diệt con sâu non sâu đục thân. Ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá Tên khoa học: Copidosomopsis nacoleiae Họ: Encyrtidae Bộ: Hymenoptera Loài ong ký sinh trứng thú vị nhất khá phổ biến là loài ong đa phôi Copidoso mopsis. Con ong này đẻ một trứng của nó vào quả trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong có thật này đã phân chia mãi thành nhiều trứng. Sau cùng từ một quả trứng ong đơn độc ở trong trứng sâu cuốn lá đã phát triển thành trên 200 con ong. Những con ong này đồng nhất về mặt di truyền. Những con ong trưởng thành nhỏ xíu này sẽ nở ra từ một con sâu non đã phát triển của sâu cuốn lá. Có thể thấy nhộng của những con ong nhỏ này đầy ở trên cơ thể sâu non tuổi lớn của sâu cuốn lá. Ong ký sinh trứng rầy Tên khoa học: Gonatocerus spp. Họ: Mymaridae Bộ: Hymenoptera Ong ký sinh trứng rầy là những con ong đen rất nhỏ, to bằng khoảng hạt cát. Khi đã tìm thầy trứng rầy, ong đẻ trứng của nó vào bên trong trứng của rầy. Một số loài ong có thể đẻ mỗi ngày 30 trứng. Trong mỗi trứng rầy có 11 con ong phát triển trong đó. Thời gian để con ong phát triển thành con trưởng thành là hai tuần. Sự phát triển của ong đã tiêu diệt trứng rầy. Khi mật độ quần thể rầy lên cao. Một số lượng lớn trứng rầy trên ruộng có thể bị ký sinh. Trứng rầy bị ký sinh thường có màu đen, đôi khi hơi đỏ, còn trứng rầy không bị ký sinh có màu trắng và khi đã đẻ được vài ngày thì trên trứng đó có một đốm đỏ. Ong đen ký sinh bọ xít Tên khoa học: Telenomus cyrus Họ: Scelionidae Bộ: Hymenoptera Những ký sinh trên trứng này là những con ong nhỏ màu đen, lớn bằng cỡ một hạt cát. Con ong tìm thấy ổ trứng do bọ xít cái nằm trên ổ trứng để bảo vệ trứng. Do bọ xít cái tiết ra mùi nặng nên giúp cho ong tìm ra được trứng. Những trứng bọ xít bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không bị ký sinh. Một số ổ trứng bắt được có thể chỉ còn có vỏ trứng, do ấu trùng hoặc ký sinh đã nở rộng. Có thể dễ dàng xác định một quả trứng đã nở ra ấu trùng bọ xít hay đã nở ra ký sinh bằng cách quan sát hình dáng lổ thủng trên đỉnh quả trứng. Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này đã nở ra một ký sinh. Ong xanh mắt đỏ Tên khoa học: Trichomalopsis Họ: Pteromalidae Bộ: Hymenoptera Những ký sinh trên trứng này là những con ong nhỏ màu đen, lớn bằng cỡ một hạt cát. Con ong tìm thấy ổ trứng do bọ xít cái nằm trên ổ trứng để bảo vệ trứng. Do bọ xít cái tiết ra mùi nặng nên giúp cho ong tìm ra được trứng. Những trứng bọ xít bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không bị ký sinh. Một số ổ trứng bắt được có thể chỉ còn có vỏ trứng, do ấu trùng hoặc ký sinh đã nở rộng. Có thể dễ dàng xác định một quả trứng đã nở ra ấu trùng bọ xít hay đã nở ra ký sinh bằng cách quan sát hình dáng lổ thủng trên đỉnh quả trứng. Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này đã nở ra một ký sinh. 2.6.2. Nhóm bắt mồi Nhện lùn: (Atypena Formosana) thuộc họ Linyphiidae bộ Araneae. Có cơ thể rất nhỏ, một con nhện có thể ăn 4-5 con rầy nâu và rầy xanh mỗi ngày. Nhện ăn thịt: (Lycosa pseudoannulata) thuộc họ Lycosidae, bộ Araneae. Chúng chủ động tấn công rầy rất nhanh. Một con nhện trưởng thành có thể ăn thịt từ 5-15 con rầy nâu mỗi ngày. Ngòai rầy nâu chúng còn tấn công nhiều loài sâu hại khác như bướm của các loài sâu thuộc Bộ cánh phấn... Nhện chân dài: (Tetragnatha maxillosa) thuộc họ Tetragnathidae, bộ Araneae. Có thân và chân dài, thích ở vùng ẩm, chúng rình mồi ở lưới vào buổi sáng, chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu. Nhện lưới: (Argiope catenulata) thuộc họ: Araneidae, bộ: Araneae. Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn. Con cái có các vạch vàng và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời nóng con đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con cái chờ mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấy. Nhện nhảy: (Phidippus sp.) thuộc họ Salticidae, bộ Araneae. Có mắt lồi, khi bị động chúng di chuyển không nhanh, thân nhện nhảy có lông nâu, thích sống ở vùng đất khô. Chúng thường ẩn trong màng và chờ mồi (bọ rầy, rầy xanh và các côn trùng nhỏ). Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis): Cơ thể nhỏ cỡ bằng con rầy nâu, cánh mầu xanh, mỗi con một ngày có thể "ăn" từ 7-10 trứng, hoặc 1-5 con rầy. Bọ cánh cứng ba khoang: Tên khoa học là Coleoptera, là loài côn trùng có thân cứng, hoạt động mạnh. Cả lúc non và trưởng thành đều tích cực tìm sâu cuốn lá. Ta có thể thấy bọ cánh cứng ba khoang trong ổ lá do sâu cuốn lá cuốn. Mỗi con thiên địch phàm ăn từ 3-5 sâu non mỗi ngày. Con trưởng thành cũng tìm bọ rầy và ve để làm mồi. Nấm gây bệnh cho rầy nâu: Gồm một số loài như Hirsutella citriformis; Beauvenia bassiana... là những loài nấm khi xâm nhập vào con rầy nâu, chúng phân hủy "thịt" con rầy thành thức ăn cho chúng. Con đuôi kìm: Tên khoa học là Eborerellia, đặc điểm của loài bọ đuôi kìm là có một đôi càng sau như cái hình kẹp, dùng để tự vệ nhiều hơn là để bắt mồi. Eborerellia màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Con cái chăm sóc số trứng chúng đẻ, mỗi con đẻ 200-350 trứng. Con trưởng thành sống từ 3-5 tháng và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Mỗi ngày chúng ăn từ 20-30 con mồi. Kiến ăn thịt: (Solenopsis geminata) thuộc họ Formicidae, bộ Hymenoptera, là các loài kiến lửa và chúng đốt rất đau.Kiến có màu nâu đỏ, làm tổ trên ruộng khô hoặc trên các bờ ruộng lúa ướt. Thiên địch của nhiều loại côn trùng. Trên đây chỉ là một vài loài trong vô số những loài thiên địch của rầy nâu và sâu hại k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh.doc
Tài liệu liên quan