MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC . i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG . v
DANH MỤC HÌNH . vi
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯỚNG l: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH SINH ỨNG
DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI . 3
1.1 Phương pháp kỵ khí . 3
1.2 Phương pháp hiếu khí . 5
CHƯƠNG 2 : ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ HỆ
THỐNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY
XLNT KCN BÌNH CHIỂU . 9
2.1 Giới thiệu và nhà máy XLNT KCN Bình Chiểu . 9
2.1.1 Lịch sử hình thành . 9
2.1.2 Vị trí nhà máy . 9
2.1.3 Người đại diện . 10
2.2 Đặc điểm nước thải đầu vào của nhà máy XLNT KCN Bình Chiểu . 10
2.2.1 Nguồn phát sinh . 10
2.2.2 Lưu lượng . 12
2.2.3 Tính chất nước thải . 12
CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ
MÁY XLNT KCN BÌNH CHIỂU . 17
3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Bình Chiểu . 17
3.2 Cấu tạo các công trình . 20
3.2.1 Tiền cử lý . 20
3.2.2 Xử lý hóa lý . 30
3.2.3 Xử lý sinh học . 39
3.2.4 Xử lý bậc cao . 44
3.2.5 Xử lý bùn . 46
3.2.6 Phương pháp vận hành . 50
CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH HIẾU KHÍ TẠI NHÀ MÁY XLNT
KCN BÌNH CHIỂU . 56
4.1 Công trình hiếu khí tại nhà mày XLNTKCN Bình Chiểu . 56
4.2 Đánh giá hiệu quả xử lý của bể SBR . 57
4.2.1 Hiệu quả xử lý của bể SBR . 57
4.2.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý và xả nước thải . 58
4.3 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của công trình . 59
4.3.1 Về hệ thống . 59
4.3.2 Về giám sát . 59
4.3.3 Về dinh dưỡng . 59
4.3.4 Về sự cố . 59
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 60
5.1 Kết luận . 60
5.2 Kiến nghị . 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4823 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình sinh học của nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Bình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.
Bể SBR :
Bể SBR là hệt thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính lơ lửng theo kiểu
làm đầy và xả cặn, hoạt động theo chu kỳ gián đoạn (do quá trình làm thoáng và
lắng trong được thực hiện trong cùng 1 bể ) . Các bước xử lý trong chu kỳ hoạt
động của hệ thống như sau : 1- làm đầy , 2- sục khí ( khử BOD) , 3-lắng trong, 4-
xã cặn dư và xả nước ra , 5- nghỉ . Tiếp tục thực hiện xử lý theo chu kỳ mẻ nước
thải khác .
Page 9
CHƯƠNG 2 :
ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ HỆ THỐNG
CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY
XLNT BÌNH CHIỂU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XLNT
2.1.1. Lịch sử hình thành :
Nhà máy XLNT –KCN Bình Chiểu được thiết kế & xây dựng để xử lý nước
thải cho toàn bộ các nhà máy trong khu công nghiệp .
Công suất và quy mô:
+ Tổng diện tích khu đất dự án là 1666.02m2 , diện tích xây dựng các hạng
mục công trình là 837.6 m2, phần còn lại là diện tích cây xanh và đường nội bộ.
+ Công xuất xử lý: Q = 1.500 m3/ngđ.
Kinh phí đầu tư xây dựng:
Tổng kinh phí đầu tư xây dựng công trình 10.528.294.000 VNĐ. Trong đó,
vốn tự có của chủ đầu tư là 3.158.294.500 VNĐ, vốn vay là 7.370.000.000 VNĐ.
2.1.2 Vị trí nhà máy :
KCN Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp.HCM, nằm ở vị trí
thấp nhất, cuối hướng gió của khu công nghiệp.Khu vực xung quanh nhà máy là
giành cho cây xanh .
2.1.3 Người đại diện :
Tổng công ty Bến Thành GROUP .
Page 10
Hình 2.1: Hệ thống xử lý nước thải KCN Bình Chiểu.
2.2 Đặc điểm nước thải đầu vào của nhà máy xử lý nước thải Bình Chiểu
2.2.1 Nguồn phát sinh :
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy .
Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu công nghiệp sẽ cuốn theo đất đá
chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước. Mặt khác, một số nhà máy
có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải đấu nối vào nhau làm cho
đầu ra của hệ thống thoát nước mưa có một số chỉ tiêu gây ô nhiễm. Điều này có
thể gây hậu quả xấu tới môi trường trong khu vực và các vùng phụ cận.
Page 11
Nước thải sinh hoạt:
Chiếm thành phần chủ yếu trong nước thải của khu công nghiệp. Nước
thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ bếp ăn của các căn tin trong khu công
nghiệp, từ các nhà vệ sinh của các nhà máy được thải ra hệ thống cống thoát
chung cùng với nước thải trong quá trình sản xuất được đưa về nhà máy xử lý
nước thải tập trung.
Nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy khá cao gồm các chất hữu cơ thực vật như cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy
. . . ; các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của con người và động vật,
xác động vật; các chất vô cơ như đất sét, cát, muối, axít, dầu khoáng, . . ; một
lượng lớn vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, rong tảo, nấm, trứng giun sán, . . . có
khả năng gây nên dịch bệnh.
Nước thải sản xuất:
Phát sinh từ các công đoạn sản xuất của một số nhà máy sản xuất cơ khí ,
điện-điện tử , các sản phẩm bao bì bằng giấy , vật liệu xây dựng , chế biến thực
phẩm , lâm sản , sơn cao cấp , bảo trì các sản phẩm bằng thép . Có thể chứa các
kim loại, các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy bằng vi sinh trong thời gian
ngắn. Vì tính chất và đặc điểm phức tạp về thành phần, tính chất và lưu lượng của
dòng thải mà nước thải sản xuất được quan tâm nhiều nhất trong các nguồn thải
của khu công nghiệp. Mỗi loại hình công nghiệp đều có những đặc trưng về thành
phần, tải lượng ô nhiễm, mức độ độc hại với môi trường nên việc xử lý phải khác
nhau. Trong KCN Bình Chiểu, những nhà máy có thành phần các chất ô nhiễm
cao đều có hệ thống xử lý cục bộ của từng nhà máy trước khi thải vào hệ thống
chung của toàn khu. Tuy nhiên , nước thải đầu vào của nguồn phát sinh đã được
Page 12
xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu
chuẩn thải, CộtB )
2.2.2 Lưu lượng :
Kết quả đo lưu lượng nước thải KCN Bình Chiểu là:
STT Ca hoạt động Lưu lượng m3/h
1 Ca 1(14h30 – 22h30) 76.25
2 Ca 2(22h30 – 6h30) 44
3 Ca 3 (6h30 – 14h30) 54.88
Tổng cộng: Q = 1401 m3/ngày.đêm
Bảng 1.1 : Lưu lượng nước thải
Công suất thiết kế được chọn cho hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN
Bình Chiểu là 1500 m3/ngày.đêm.
2.2.3 Tính chất của nước thải :
Bảng 1.2: Nước thải đầu vào của KCN
STT Chỉ Tiêu Đơn vị Kết quả
1 Nhiệt độ 0C 28,9
2 pH - 6,31
3 Mùi - Không khó chịu
4 Màu sắc Pt - Co 157
5 BOD5 mg/l 318
6 COD mg/l 539
7 Chất rắn lơ lửng mg/l 426
Page 13
8 Sắt mg/l 25,9
9 Clo dư mg/l 0,48
10 Clorua mg/l 169
11 Amoniac mg/l 37,4
12 Tổng Nitơ mg/l 54
13 Tổng Photpho mg/l 17
14 Dầu mỡ khoáng mg/l 14,2
15 Dầu động thực
vật
mg/l 39,4
16 Coliforms MPN/100ml 2.4106
17 Crom VI mg/l 0,01
18 Crom III mg/l 0,012
19 Đồng mg/l 0,79
20 Kẽm mg/l 6,42
21 Niken mg/l 0,09
22 Mangan mg/l 0,28
23 Chì mg/l 0,07
24 Thiếc mg/l 0,08
25 Xianua mg/l 0,04
26 Phenol mg/l 37,8
27 Thuỷ ngân mg/l 0,0001
Page 14
Nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp
Bình Chiểu đạt tiêu chuẩn Cột A (QCVN 24:2009/BTNMT, kf = 1, kp = 0.9)
Bảng 2: Nước thải đầu ra của KCN
STT Chỉ Tiêu Đơn vị Kết quả
nước thải
QCVN
24:2009/BTNMT
1 Nhiệt độ 0C 28,5
2 pH - 7,36 5,4 – 8,1
3 Mùi - Không khó
chịu
Không khó
chịu
4 Màu sắc Pt - Co 11 18
5 BOD5 mg/l 16 27
6 COD mg/l 29,5 45
7 Chất rắn lơ
lửng
mg/l 17,2 45
8 Sắt mg/l 0,64 0,9
9 Clo dư mg/l 0,29 0,9
10 Clorua mg/l 127 450
28 Sunphua mg/l 0,04
29 Florua mg/l 0,92
30 Asen mg/l 0,013
31 Cadmium mg/l 0,037
Page 15
11 Amoniac mg/l 2,8 4.5
12 Tổng Nitơ mg/l 11,4 13,5
13 Tổng Photpho mg/l 2,05 3,6
14 Dầu mỡ
khoáng
mg/l 1,21 4,5
15 Dầu động thực
vật
mg/l 1,4 9
16 Coliforms MPN/100ml 1650 2700
17 Crom VI mg/l KPH 0,045
18 Crom III mg/l KPH 0,18
19 Đồng mg/l 0,48 1,8
20 Kẽm mg/l 0,82 2,7
21 Niken mg/l KPH 0,18
22 Mangan mg/l 0,15 0,45
23 Chì mg/l 0,018 0,018
24 Thiếc mg/l KPH 0,18
25 Xianua mg/l KPH 0,063
26 Phenol mg/l KPH 0,09
27 Thuỷ ngân mg/l KPH 0,0045
28 Sunfua mg/l 0,06 0,18
29 Florua mg/l 0,33 4,5
Page 16
30 Asen mg/l KPH 0,045
31 Cadmium mg/l KPH 0,0045
Nhận xét : So sánh kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các miệng xả
(trước khi có hệ thống xử lý nước thải tập trung) với tiêu chuẩn chất lượng nước
thải (TCVN 5945- 1995, Cột B) cho thấy: nước thải đầu ra đều đạt tiêu chuẩn qui
định
Page 17
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BÌNH CHIỂU
3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Bình Chiểu :
Hiện nay , nhà máy XLNT KCN Bình Chiểu ứng dụng hệ thống xử lý nước
thải được xây dựng theo sơ đồ công nghệ sau :
Page 18
Hình 3.1 : Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Bình Chiểu
Nước thải sản xuất và sinh
hoạt từ các đơn vị trong khu
công nghiệp
Song chắn rác thô
Hố thu tập trung KCN Bình Chiểu
Máy lọc rác tinh
Bể tuyển nổi (Bể tách dầu)
Bể điều hoà
Bể phản ứng
Bể lắng đứng
Bể SBR
Mương trung hoà
Bể khử trùng
Ra môi trường Sân phơi bùn
Váng dầu
Máy ép bùn
Bể chứa bùn
HN 377
NaOH, H2SO4
Clo
Máy thổi khí
Bể keo tụ HN 378
Page 19
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp được tập trung và dẫn qua
mương lắng cát kết hợp đặt song chắn rác thô (VS – 101). Rác có kích thước lớn
được tách ra, cát lắng xuống đáy mương và được lấy lên theo định kỳ. nước thải
tiếp tục chảy về hố thu.
Tại hố thu, nước thải được bơm tự động (3 bơm, P – 102 A, P – 102 B, P –
102C) bơm qua máy lọc rác tinh. Tại máy lọc rác tinh, rác có kích thước nhỏ
được tách ra trướckhi vào bể tách dầu. Tại bể tách dầu, dầu mỡ có trong nước thải
được gạt bỏ ra khỏi nước thải và được thu về thùng chứa dầu mỡ và đem đi xử lý.
Tiếp đến nước thải tự chảy qua bể điều hoà, tại đây nước thải được điều hoà về
lưu lượng , chất lượng nhờ 2 máy khuấy trộn chìm (SM – 105 A; SM – 105 B) và
được điều chỉnh pH của nước thải cho thích hợp bằng dung dịch H2SO4 và dung
dịch NaOH trước khi đi vào bể phản ứng.
Tiếp đến nước thải được bơm qua bể phản ứng tại bể này cho dung dịch phèn
(HN 377, HN 378) kết hợp với khuấy trộn sẽ xảy ra quá trình tạo bông để ta05
điều kiện tốt cho quá trình lắng ở bể lắng. Tiếp đến nước thải tự chảy qua bể lắng,
lượng bông bùn có trong nước thải được lắng xuống đáy. Định kì bùn này được
bơm về bể chứa bùn, phần nước trong bên trên tự chảy về bể sinh học hiếu khí
(SBR – TK – 301A; TK – 301B). Tại bể này, khí được thổi liên tục trong 1 thời
gian nhất định (thời gian quy định trong một mẻ). từ dưới lên theo một hệ thống
sục khí khuyết tán và hoà tan oxy vào nước. Trong điều kiện sục khí liên tục, vi
khuẩn hiếu khí sẽ oxy hoá hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
Sau khi hết thời gian sục khí, ngừng quá trình sục khí và để lượng bùn có
trong nước thải lắng xuống đáy bể. Một phần bùn này được bơm bùn tự động
(mỗi bể 1 cái: SP – 301 A và SP – 301 B) bơm về bể chứa bùn (TK – 501) phần
nước phía trên bể SBR được thu về bể khử trùng nhờ DECANTER thu được.
Page 20
Tại bể khử trùng (TK – 401), nước thải được châm dung dịch NaOCl với liều
lượng nhất định để tiệt trùng nước trước khi xả ra hồ sinh học.
Phần bùn tại bể chứa bùn đựơc bơm trục vít (PM – 501) bơm về máy ép bùn
. Tại đây cho dung dịch polyme để tạo độ kết dính. Bùn sau khi ra khỏi máy ép
bùn được đến sân phơi bùn còn nước sinh ra ở đây đưa trở về hố thu gom.
3.2 Cấu tạo và nhiệm vụ của các công trình:
3.2.1 Tiền xử lý
Song chắn rác thô (VS - 101):
Loại cố định
Kích thước khe: 10 mm
Vật liệu: SUS 304
Nước sản suất:Việt Nam
Nhiệm vụ: loại bỏ rác cặn có kích thước lớn trước khi đưa vào hố thu
gom.
Hình 3.2 : Song chắn rác thô
Hố thu gom (TK - 102)
Page 21
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép
- Số lượng: 1
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 0,5 giờ
Chiều cao hữu ích: 2 m
Chiều cao xây dựng: 6,3 m
Chiều rộng hữu ích: 5 m
Chiều dài hữu ích: 7 m
- Nhiệm vụ: thu gom nước thải của KCN phân phối cho các công trình phía
sau
Hình 3.3: Hố thu gom
Các thiết bị trong hố thu:
+ Bơm nước thải
Loại: bơm chìm
Số lượng: 3 cái (P-102A, P-102B, P102C)
Công suất: 150 m3/h 14m
Page 22
Điện năng: 11kW
Điện năng cung cấp: 380V/3ph/50hz
Nhà cung cấp: Tsurumi (Nhật Bản)
Nhiệm vụ: bơm nước từ hố thu lên song chắn rác tinh.
Hình 3.4 : Máy bơm của hố thu
+ Đồng hồ đo lưu lượng
Bao gồm: tranmitor và sensor
Số lượng : 1cái (FM-102)
Nhà sản xuất: Endress+Hauser (Pháp)
Nhiệm vụ: cung cấp lưu lượng xử lý và lưu lượng bơm về tụ
điều khiển chính và hiển thị trên màn hình điều khiển.
Page 23
Hình 3.5: Thiết bị kiểm tra lưu lượng nước thải
Song chắn rác tinh (BS – 102A/B)
- Số lượng: 2 cái (BS-102A, BS-102B)
- Công suất: 84 m3/h
- Kích thước khe: 0,75 mm
- Tốc độ quay: 9,7 vòng/phút
- Điện năng: 0,37 kW/3pha/380V/50Hz
- Nhà sản xuất: Girasieve (Pháp)
- Nhiệm vụ: Loại bỏ rác có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2 mm và còn giúp
làm giảm lượng chất lơ lửng.
Page 24
Hình 3.6 : Song chắn rác tinh
Bể điều hoà (TK - 105):
- Số lượng: 1 cái
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 12 giờ
Chiều cao hữu ích: 6 m
Chiều cao xây dựng: 6,5 m
Chiều rộng hữu ích: 6,7 m
Chiều dài hữu ích: 20,4 m
- Nhiệm vụ: điều hoà lưu lượng và nồng độ .
Page 25
Hình 3.7: Bể điều hoà
Các thiết bị trong bể điều hoà:
+ Bơm nước thải
Loại: bơm chìm
Số lượng: 2 cái (P-105A, P-105B)
Công suất: 150 m3/h@ 14m
Điện năng: 11kW
Điện năng cung cấp: 380V/3ph/50hz
Nhà sản xuất: Tsurumi (Nhật Bản)
Nhiệm vụ: bơm nước từ bể điều hòa qua bể phản ứng tạo
bông. Chế độ hoạt động phụ thuộc vào mực nước trong bể
Page 26
điều hòa, 2 bể SBR và trạng thái (đóng hay mở hoàn toàn) của
2 van nước VI-301A và VI-301B ở bể SBR.
Hình 3.8: Bơm chìm trong bể điều hoà
+ Máy khuấy trôn chìm
Số lượng: 2 cái (SM-105A, SM105B)
Điện năng: 7,5 kW/3pha/380V/50Hz
Nhà sản xuất: ABS (Đức)
Nhiệm vụ: khuấy trộn san đều nồng độ chất ô nhiễm đồng thời
tránh tình trạng lắng, phân hủy cặn trong bể điều hòa.
Page 27
Hình 3.9 : Máy khuấy trộn chìm trong bể điều hoà
+ Thiết bị kiểm soát pH:
Số lượng: 1 cái (pH 105)
Nước sản xuất: Endress + hauser (Đức)
Nhiệm vụ: cung cấp tín hiệu định nồng độ pH có trong bể
điều hòa để hiển thị ở màn hình điều khiển chính và cung cấp
tín hiệu để điều khiển sự hoạt động của bơm hóa chất.
Page 28
Hình 3.10 : Thiết bị kiểm soát pH
- Cánh khuấy sẽ khuấy trộn hóa chất với nước thải ở bể phản ứng trước khi
qua bể tạo bông. Hóa chất được sử dụng là HN377.
+ HN377: gồm hỗn hợp của Tricabonat, canxi, natri polisiliccatecanxi,
hydroxyd và các chất phụ trợ khác. Hóa chất HN377 có tác dụng kết tủa các kim
loại nặng, nâng pH cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra tốt hơn.
Hình 3.11 : Hoá chất HN 377
Page 29
- Hỗn hợp hóa chất và nước thải tiếp tục chảy sang bể tạo bông. Tại đây hóa
chất HN378.
+ HN378: gồm 1 số chất trợ lắng, trợ keo tụ như poly acryamide anion,
polyalumicloride, potassium, permanganate (KMnO4), sodium silicofluoride và
các chất phụ trợ khác được châm vào cho quá trình tạo bông và lắng tốt, đồng
thời giúp điều chỉnh pH về giá trị thích hợp cho vi sinh xử lý sinh học. KMnO4
còn có tác dụng oxy hóa khử kim loại nặng. Cánh khuấy giúp khuấy trộn nhẹ
nhàng để bông không bị vỡ.
Hình 3.12 : Hoá chất HN 378
Page 30
3.2.2 Xử lý hoá lý:
Bể tuyển nổi – tách dầu (TK - 104)
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 0,5 giờ
Chiều cao hữu ích: 4,3 m
Chiều cao xây dựng: 4,8 m
Chiều rộng hữu ích: 3 m
Chiều dài hữu ích: 6,7 m
- Nhiệm vụ: loại bỏ cặn lơ lửng, đặc biệt là dầu mỡ vì nó gây cản trở vi sinh
vật phân giải chất hữu cơ.
Hình 3.13 : Bể tuyển nổi – tách dầu
Page 31
Các thiết bị trong bể tuyển nổi – tách dầu (TK - 104)
+ Hệ thống gạt váng nổi bề mặt + động cơ và hộp giảm tốc độ
Số lượng: 2 cái
Bánh răng trên đĩa xích
Băng tải teflon
Vật liệu: thép không gỉ
Nhà sản xuất: AquaDana (Singapore)
Nhiệm vụ: dùng để gạt váng nổi của nước thải
+ Moto kéo xích của hệ thống gạt dầu mỡ.
Số lượng: 1 cái (GM-104)
Điện năng: 0,55 kW3pha/380V/50Hz
Nhà sản xuất: Sew (Đức)
Nhiệm vụ: kéo xích của hệ thống gạt dầu mỡ.
+ Thùng thu dầu
Thể tích: 1 m3
Vật liệu: nhựa
Nhà sản xuất: Việt Nam
Nhiệm vụ: dùng để chứa váng dầu từ bể tách dầu.
Page 32
Hình 3.14 : Thùng thu dầu từ bể tuyển nổi – tách dầu
Bể phản ứng (TK - 201):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 5 phút
Chiều cao hữu ích: 1,3 m
Chiều cao xây dựng: 1,7 m
Chiều rộng hữu ích: 2 m
Chiều dài hữu ích: 2 m
- Nhiệm vụ: loại bỏ một phần chất rắn lơ lửng, hạt keo, chất rắn không tan
bằng cách cách cho vào hoá chất keo tụ .
Page 33
Hình 3.15 : Bể phản ứng
Các thiết bị trong bể phản ứng (TK - 201):
+ Motor khuấy trong bể phản ứng.
Số lượng: 1 cái (MX 201)
Tốc độ: 96,7 – 100 vòng/phút
Điện năng: 0,75 kW/3pha/380V/50Hz
Nhà sản xuất: Sumitomo (Nhật)
Nhiệm vụ: khuấy trộn hòa tan đều nồng độ hóa chất và tăng
quá trình tiếp xúc và nước thải.
Bể keo tụ tạo bông (TK - 202):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 25 phút
Chiều cao hữu ích: 3 m
Page 34
Chiều cao xây dựng: 3,5 m
Chiều rộng hữu ích: 2 m
Chiều dài hữu ích: 4,5 m
- Nhiệm vụ: nhờ vào chất keo tụ nên quá trình tạo bông diễn ra kết dính các
chất rắn không tan lại với nhau dẫn quá trình lắng diễn ra dễ dàng.
Hình 3.16 : Bể keo tụ tạo bông
Các thiết bị trong bể tạobông:
+ Motor khuấy trong bể tạo bông
Số lượng: 2 cái (MX-202A, MX202B)
Tốc độ: 20,4 vòng/phút
Điện năng: 0,75 kW/3pha/380V/50Hz
Nhà sản xuất: Sumitomo (Nhật)
Page 35
Nhiệm vụ: gia tăng quá trình phản ứng giữa hóa chất và nước
thải, tạo các liên kết giữa các bông cặn, làm cho các bông cặn
kết dính lại với nhau.
Hình 3.17 : Motor khuấy trong bể phản ứng - bể tạo bông khi đang
bơm hoá chất
Bể lắng đứng (TK – 203A/B):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 2 giờ
Chiều cao hữu ích: 6 m
Chiều cao xây dựng: 6,5 m
Chiều rộng hữu ích: 6 m
Chiều dài hữu ích: 6 m
- Nhiệm vụ: loại bỏ cặn lơ lửng, bông cặn tạo ra ở bể tạo bông.
Page 36
Hình 3.18 : Bể lắng đứng
Hình 3.19 : Ống trung tâm của bể lắng đứng
Page 37
Các thiết bị trong bể lắng đứng:
+ Bơm bùn
Loại: bơm trục ngang
Số lượng: 2 cái (PB-203A, PB203B)
Q = 15 m3/h 12 m
Nhiệm vụ: bơm bùn cặn tư bể lắng về bể chứa bùn.
Hình 3.20 : Bơm bùn của bể lắng đứng
Mương trung hoà (TK –204):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Chiều dài: 16 m
Chiều ngang: 0,5 m
Thể tích chứa nước: 4 m3
- Nhiệm vụ: điều chỉnh pH trong nước thải.
Page 38
Hình 3.21 : Mương trung hoà
Các thiết bị trong mương trung hoà:
+ Thiết bị kiểm soát pH (pH 301)
Số lượng: 1 cái (pH: 301)
Khoảng đo: 0,00 – 14.00
Nước sản xuất: Endress + hauser (Đức)
Nhiệm vụ: cung cấp tín hiệu định lượng nồng độ H+ trước khi
vào bể sinh học SBR để hiển thị ở tụ điều khiển chính.
Page 39
Hình 3.22 : Thiết bị kiểm soát pH
3.2.3 Phương pháp sinh học:
Bể SBR (TK – 301):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 15 giờ
Chiều cao hữu ích: 6 m
Chiều cao xây dựng: 6,5 m
Chiều rộng hữu ích: 6 m
Chiều dài hữu ích: 26 m
- Nhiệm vụ: loại bỏ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nhờ vào sự phân
giải của vi sinh vật.
Page 40
Các thiết bị trong bể SBR
+ Level sensor trong bể SBR
Số lượng: 2 cái (LS301-A, LS301-B) ( hoạt động độc lập lẫn
nhau)
Nhiệm vụ: cung cấp định lượng hiển thị chiều cao mức nước
trong 2 bể sinh học SBR ở màn hình điều khiển chính. Khi
mực nước trong bể thấp thì kích hoạt van xả của bể đóng lại.
Khi mực nước trong bể sinh học SBR đạt mức cao thì kích
hoạt van mở nước vào của chính bể đó đóng lại.
+ Thiết bị kiểm soát DO ( DO-301)
Số lượng: 2 cái (hoạt động độc lập với nhau)
Kí hiệu: DO-301A và DO-301B
Khoảng đo: 0,00 – 20,00 mg/l
Nước sản xuất: Endress + Hauser (Đức)
Nhiệm vụ: cung cấp tín hiệu định lượng nồng độ oxy trong bể
sinh học SBR để hiển thị ở màn hình tủ điều kiển chính.
Page 41
Hình 3.23: Thiết bị kiểm soát DO
+ Bơm bùn ( SP - 301 A/B).
Số lượng: 2 cái (SP-301A, SP301B) ( 2 cái hoạt động độc lập
lẫn nhau).
Loại: bơm chìm
Công suất: 15 m3/h 12m
Điện năng : 0,4 – 1,5/3pha380V/50hz
Nước sản xuất: Tsurumi (Nhật)
Nhiệm vụ: bơm bùn hoạt tính (vi sinh vật) từ bể sinh học SBR
về bể chứa bùn.
+ Motor kéo decanter (DE - 301A/B).
Số lượng: 2 cái (DE-301A, DE-301B) ( 2 cái hoạt động độc
lập lẫn nhau).
Page 42
Nhiệm vụ: nhận tín hiệu điều khiển của van xả nước SBR và
khoảng thời gian (do lập trình ) để thu và tháo nước sau quá
trình lắng của bể sinh học SBR.
Hình 3.24 : Motor kéo decanter
+ Decanter thu nước
Q = 500 m3/h
Vật liệu: SUS 304
Nước sản xuất: Việt Nam
Nhiệm vụ: thu nước sau khi xử lý ở bể SBR ra bể khử trùng
Page 43
Hình 3.25 : Decanter thu nước
+ Van thông khí : (AV - 301A/B).
Số lượng: 02 cái
Kí hiệu: AV-301A, AV301B
Nhiệm vụ: điều chỉnh đóng mở đường ống dẫn khí từ máy thổi
khí vào bể SBR.
+ Máy thổi khí ( BL - 30A/B/C).
Số lượng: 03 cái (BL30A, BL-30B, BL30C).
Q = 9,84 m3/phút 6 m
Điện năng: 16,5 – 18,5 kW/3pha/380V/50Hz
Nước sản xuất: Anlet (Nhật)
Hoạt động luân phiên nhau mỗi lần hoạt động tối đa 2 máy, 2
máy cùng hoạt động khi cả 2 van AV-301A/B cùng mở, 1 máy
hoạt động khi chỉ có 1 van AV mở.
Page 44
Nhiệm vụ: cung cấp khí cho bể SBR, nhận tín hiệu điều khiển
từ van thông khí (AV-301A/B) và tín hiệu tời gian (do lập
trình).
Hình 3.26 : Máy thổi khí
3.2.4 Xử lý bậc cao
Bể khử trùng (TK –401):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 0,5 giờ
Chiều cao hữu ích: 1 m
Chiều cao xây dựng: 1,5 m
Chiều rộng hữu ích: 2,8 m
Chiều dài hữu ích: 12,3 m
- Nhiệm vụ: loại bỏ các thành phần vi sinh vật có hại trong nước nhờ vào
chlorine .
Hồ chứa nước:
Page 45
- Nhiệm vụ: dùng để chứa nước sau xử lý và nước mưa của KCN rồi theo
cống ra ngoài
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
Hình 3.27 : Ống xả nước sau khi xử lý vào hồ
Hình 3.28 : Ống dẫn nước từ hồ ra ngoài kênh
Page 46
Hình 3.29 : Ống dẫn nước mưa của KCN vào hồ
3.2.5 Xử lý bùn:
Bể chứa bùn (TK –501):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Thông số thiết kế: Chiều cao xây dựng: 6,5 m
Chiều rộng hữu ích: 6 m
Chiều dài hữu ích: 6,7 m
- Nhiệm vụ: chứa bùn ở bể lắng đứng và bể SBR.
Page 47
Hình 3.30: Bể chứa bùn
Các thiết bị trong bể chứa bùn:
+ Một bơm trục vít:
Loại: trục vít
Số lượng: 1 cái (PB-501)
Công suất: 15 m3/h 12m
Điện năng : 3 kW/3pha380V/50hz
Nước sản xuất: Seepex (Đức)
Page 48
Hình 3.31 : Bơm bùn trục vít
+ Máy ép bùn (M-501)
Số lượng: 01 cái (M501)
Hoạt động độc lập.
Phần nước ép bùn còn dư sẽ được chảy về hố thu.
Số lượng: 1 cái (MCM-105CD)
Loại: băng tải
Công suất: 5 m3/h – 8 m3/h
Điện năng: 2,5 - 4 kW/3pha/380V/50hz
Nước sản xuất: Băng tải được sản xuất ở Mỹ
Nhiệm vụ: khuấy trộn hòa tan đều nồng độ hóa chất và tăng
quá trình tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải.
Page 49
Hình 3.32: Máy ép bùn
+ Bơm định lượng hoá chất polymer
Loại: bơm màng
Công suất: 50 l/h
Điện năng: 0,2 kW/3pha/380V/50hz
Nước sản xuất: OBL (Ý)
Nhiệm vụ: bơm hoá chất vào máy ép bùn
Sân phơi bùn (TK –501):
- Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép.
- Nhiệm vụ: để phơi bùn sau khi xử lý.
Page 50
Hình 3.33 : Sân phơi bùn
3.2.6 Phương pháp vận hành:
Hố thu gom
Nước thải trong KCN theo hệ thống cống thu gom qua song chắn rác thô
chảy vào hố thu gom (TK - 102). Trong bể TK – 102 có lắp đặt 3 bơm nước
chìm (P-102A, P-102B, P102C) và lưu lượng kế trên đường ống đẩy của
bơm (FM-102)
Khi mực nước trong bể TK – 102 ở mực thấp (level 1 = 1m) sẽ khống chế
không cho bơm hoạt động. Khi mực nước trong hồ dâng lên vượt mức level
2 (3m) thì một trong ba bơm P-102A/B/C bắt đầu hoạt động, nước được bơm
qua lưu lượng kế trên đường ống đẩy của bơm (FM - 102) để đo tốc độ dòng
chảy, tổng lưu lượng và đưa qua song chắn rác tinh BS-102A, BS-102B rồi
qua bể tách dầu (GM-104) sau đó nước thải được lưu trữ trong bể điều hoà
(TK - 105). Nhưng khi mực nước trong bể TK – 102 vượt mức level 3
(5.4m) thì 2 bơm hoạt động đưa nước lên bể điều hòa (TK - 105).Khi mức
nước trong hố thu hạ về mức level 2 thì 2 bơm hoạt động đồng thời sẽ
Page 51
chuyển sang một bơm hoạt động. Khi mực nước hạ xuống mức thấp nhất thì
tất cả bơm ngừng hoạt động để chống cháy bơm khi đó song chắn rác tinh
BS-102A, BS-102B bể tách dầu (GM-104) ngừng hoạt động.
Nếu mực nước trong bể TK – 102 lên tới mức 6.2m thì 2 bơm cùng hoạt
động và chuông trên tủ điều khiển báo động cho người vận hành biết nước
thải có thể tràn ra ngoài.
Nước trong bể TK – 105 được khuấy trộn liên tục nhờ vào 2 cánh khuấy (SM
– 105A/B).
Bể SBR
Chu kỳ vận hành.
Hệ thống vânh với 4 chu kỳ chính:
- Điền nước vào: sẽ kết thúc khi nước ở bể SBR đạt 5.2m
- Sục khí: diễn ra trong 240 phút .
- Lắng: diễn ra trong 90.
- Xả nước: kết thúc khi mực nước đạt 4.2m
Điều khiển hệ thống.
Hệ thống có thể điều khiển hoàn toàn tự động theo thời gian định trước (auto)
hay ta có thể tự điều chỉnh thời gian cho từng chu kỳ.
a) Điền nước.
Chu kỳ sẽ bắt đầu khi van tự động vào (VI 301 A/B) bể SBR mở, khi đó bể
phản ứng (TK – 201)- keo tụ tạo bông (TK – 202) cũng bắt đầu hoạt động, khi đó
2 bơm chìm (P-105A, P-105B) ở bể điều hòa bơm nước vào bể phản ứng – keo tụ
tạo bông, 3
máy khuấy (MX 201, MX-202A, MX202B) ở bể phản ứng – keo tụ tạo bông
cũng hoạt động, một bơm hóa chất HN377 có nhiệm vụ bơm hóa chất vào bể
phản ứng ,song song đó ta phải nhấn nút khởi động bơm hóa chất HN378 vì bơm
Page 52
này không nằm trong chế độ tự động. Và khi quá trình điền nước kết thúc, van tự
động (VI-301A/B) đóng thì các quá trình keo tụ tạo bông cũng ngưng hoạt động.
b) Sục khí.
Khi quá trình điền nước kết thúc (mực nước 5m) thì van vào (VI-301A/B)
đóng lại, van khí (AV-301A/B) mở ra và máy thổi khí (BL30A, BL-30B, BL30C)
bắt đầu chạy. Thực hiện quá trình thổi khí trong thời gian định sẵn (240 phút).
Hình 3.34: Bể SBR đang sục khí
c) Lắng.
Sau khi sục khí là quá trình lắng, lúc này máy thổi khí ng