MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC HÌNH SƠ ĐỒ 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
1. Đặt vấn đề 6
2. Mục đích đề tài 7
3. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Nội dung nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
a. Phương pháp luận 7
b. Phương pháp cụ thể 8
6. Ý nghĩa của đề tài 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH 9
1.1 Đặc điểm tự nhiên 9
1.1.1 Vị trí địa lí 9
1.1.2 Điều kiện khí tượng 10
1.1.3 Địa hình – địa chất 11
1.1.4 Điều kiện thủy văn 12
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 13
1.2.1 Tình hình kinh tế 13
1.2.2 Tình hình xã hội 14
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ VỆ SINH 17
2.1 Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng 17
2.2 Phân loại nhà vệ sinh 17
2.2.1 Bể tự hoại 18
2.2.2 Bể tự thấm 19
2.2.3 Nhà vệ sinh dạng khô 19
2.3 Tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh đạt chuẩn 19
2.4 Một số quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng 20
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 22
3.1 Vị trí, số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng 22
3.1.1 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Quận 1 22
3.1.2 Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại quận 3 25
3.1.3 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 5 27
3.1.4 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 6 29
3.1.5 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 10 31
3.2 Hiện trạng trang thiết bị của các nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát 33
3.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng và vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng tại các quận khảo sát 42
3.3.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng các nhà vệ sinh công cộng 42
3.3.2 Vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng thuộc khu vực khảo sát 44
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 50
4.1 Đánh giá chung 50
4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng 50
4.2.1 Đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn 50
4.2.2 Tổ chức lại hình thức quản lý nhà vệ sinh công cộng hiện có 51
4.2.3 Cụ thể hóa các tiêu chí về nhà vệ sinh công cộng trong các văn bản, quy chuẩn, quy định của các Bộ, Ngành liên quan 52
4.2.4 Nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường về nhà vệ sinh công cộng cho dân cư đô thị 52
4.2.5 Quy hoạch – xây dựng – chính sách đầu tư 53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4898 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng việt cho người nước ngoài. Tp Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, cpp ty giáo dục đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường Đại Học Sài Gòn và Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất cùng với Hà Nội, đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên. Nhiều đai học lớn khác của thành phố như: đại học Kiến Trúc, đại học Y Dược, đại học Ngân Hàng, đại học Luật, đại học Bách Khoa, đại học Kinh Tế.... đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của cả nước.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ VỆ SINH
2.1 Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng
Theo Bách khoa toàn thư mở: “ công trình vệ sinh là nơi mà trong đó có hệ thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân, nước tiểu.”
Bộ luật về sức khỏe môi trường của Singapore định nghĩa: nhà vệ sinh công cộng là nhà vệ sinh ở siêu thị, chợ búa, nơi ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cà phê...), các trung tâm hội nghị, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên, trạm đổ xăng, sân vận động, hồ bơi công cộng ...
2.2 Phân loại nhà vệ sinh
Có 3 dạng nhà vệ sinh chủ yếu được sử dụng hiện nay gồm: nhà vệ sinh tự hoại, nhà vệ sinh tự thấm, nhà vệ sinh dạng khô. Ưu nhược điểm của mỗi loại nhà vệ sinh được trình bày ngắn gọn trong bảng 2.1 như sau
Bảng 2.1 phân loại nhà vệ sinh theo nguyên tắc xử lý phân
Dạng nhà vệ sinh
Nguyên lý xử lý phân
Tính chất
Ưu điểm
Nhược điểm
Tự hoại
Vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy các chất thải người sau một thời gian trong bể tự hoại
Sạch sẽ, gọn gàng, không hoặc ít gây rò rỉ mùi hôi
Chi phí cao
Tự thấm
Chất thải thấm qua các tầng đất và tự làm sạch
Thích hợp cho các vùng đất thấm nước tốt
Có thể ảnh hưởng phần nào đến nền đất nơi đặt nhà vệ sinh.
Dạng khô
Dạng này không dùng nước, thường dùng tro bếp, tro trấu hoặc cát mịn để phủ lấp phân
-Rẻ tiền
-Phân người sau khi được ủ có thể trộn với tro bếp làm phân bón cây
-Không vệ sinh và thẩm mỹ, gây mùi hôi
-Là nơi sinh sống của các loài gâybệnh
2.2.1 Bể tự hoại
Bể tự hoại là dạng bể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một ( xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện hai chức năng: lắng nước và lên men cặn lắng. Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép, hoặc chế tạo bằng vật liệu compozit. Bể được chia làm hai hoặc ba ngăn. Do phần lớn cặn lắng nằm trong ngăn thứ nhất nên dung tích ngăn này chiếm 50 -75% dung tích toàn bể. Các ngăn thứ hai hoặc thứ ba của bể có dung tích bằng 25 – 35% dung tích toàn bể. Bể thường sâu từ 1,5 – 3 mét, chiều sâu lớp nước trong bể tự hoại không bé hơn 0,75 m và không lớn hơn 1,8 m, chiều rộng của bể tối thiểu là 0,9 m và chiều dài tối thiểu là 1,5 m. Thể tích bể tự hoại không nhỏ hơn 2,8m3 trong đó thể tích phần lắng không nhỏ hơn 2m3. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn được nêu ở hình II.1
Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phía trên) và phần lên men cặng lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể từ 1 đến 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại từ 40 – 60% phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ quản lý, vận hành bể,Qua thời gian từ 3 – 6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí,Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo nên trong quá trình phân giải như CH4, CO2, H2S... nổi lên kéo theo các hạt cặn khác có thể làm cho nước thải nhiễm bẩn lại và tạo nên một lớp váng nổi trên mặt nước. Chiều dày lớp váng này có thể từ 0,3 đến 0,5m
Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ra thường dùng các phụ kiện tê với đường kính tối thiểu làm 100mm với một đầu đặt ống dưới lớp màng nổi, đầu khác được nhô lên phía trên để tiện kiểm tra và tẩy rửa. Cặn trong bể tự hoại được lấy ra định kì, mỗi lần phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn.
2.2.2 Bể tự thấm
Là kiểu nhà vệ sinh mà chất thải được xử lý bằng cách tự thấm qua màng đất và tự làm sạch. Kiểu nhà vệ sinh này thích hợp cho các vùng đất thấm nước tốt như các vùng cao, vùng đồi núi, vùng gồng cát ven biển và kiểu nhà vệ sinh này được UNICEF đề xuất xây dựng khá nhiều ở các vùng khô hạn. Mặc khác, kiểu nhà vệ sinh này cũng có ảnh hưởng phần nào đến nền đất nơi đặt nhà vệ sinh.
2.2.3 Nhà vệ sinh dạng khô
Nhà vệ sinh khô khác với nhà vệ sinh thông thường là nhà vệ sinh này không cần dùng nước. Phân được gom trực tiếp bên dưới bồn cầu bằng một hố đào nông hay một thùng chứa, một khoang chứa. Nhà vệ sinh khô gồm một bồn cầu xổm hoặc bệt có bề mặt nhẵn với diện tích nhỏ để hạn chế bị làm bẩn. Một nhà vệ sinh khô có thể được làm bằng xi măng, vật liệu gia cố dạng sợi, hoặc loại nhựa bền và cứng, gỗ được sơn hoặc vật liệu gốm sứ.
Nhà vệ sinh khô chỉ nên áp dụng ở những vùng nông thôn, nơi có đất rộng tại các hộ gia đình để chứa , xử lý và sử dụng lấy phân bón. Nhà vệ sinh khô phù hợp với những nơi thiếu nước, những nơi dể ngập lụt và những nơi có đất cứng.
2.3 Tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh đạt chuẩn
Dựa theo quy định vệ sinh của nhà vệ sinh do Bộ y tế ban hành ( số 08/2005/QĐ – BYT) và QCVN về các công trình hạ tầng đô thị được ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2010 do Hội Môi Trường Xây Dựng Việt Nam biên soạn đưa ra được tiêu chuẩn chính cho một nhà vệ sinh đạt chuẩn là:
Phải đảm bảo vệ sinh môi trường, khoảng cách từ nhà vệ sinh đến các nguồn nước từ 8 – 30 mét, cách chổ ở phải đủ xa từ 4 – 6 mét.
Không để mùi hôi, xú uế thoát ra xung quanh.
Nước từ hầm nhà vệ sinh khi thoát ra ngoài phải sạch, đảm bảo yêu cầu nguồn nước loại B (theo quy chuẩn Việt Nam), về lý thuyết không có vi khuẩn gây bệnh.
Hầm cầu đảm bảo chắc chắn, an toàn cho người sử dụng.
Đối với các dạng nhà vệ sinh cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống sạch các chất thải xuống bể chứa.
Trong nhà vệ sinh cần có đủ các vật dụng vệ sinh cần thiết như thùng rác, giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay ...
Kích thước hố chứa phân phải đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên 3 năm ( đối với vùng nông thôn) và trên 5 năm (đối với các khu dân cư, đô thị) mới đầy và phải thuê các xe hút hầm cầu đến rút các chất cặn bã.
Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí và phần nào tạo sự thỏa mái, tiện lợi cho người sử dụng
2.4 Một số quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng
Các địa điểm đô thị phải xây dựng các nhà vệ sinh công cộng được quy định theo bảng 2.2 Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị hoặc quỹ đất hạn chế thì phải xây nhà vệ sinh công cộng ngầm. Khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính của đô thị phải ≤ 500m và trên các tuyến đường vành đai đô thị phải ≤ 800m
Bảng 2.2 Các điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng
STT
Danh mục các điểm trong đô thị
1
Quảng Trường
2
Công viên, vườn hoa, vườn thú
3
Ga tàu hóa, tàu điện
4
Bến xe khách, bến xe buýt đầu và cuối, các trạm xăng nằm ngoài đô thị
5
Ga hàng không
6
Bãi đỗ xe
7
Trung tâm thương mại – chợ
8
Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống – giải khát
9
Các tuyến đường vành đai của đô thị
10
Các trục phố chính của đô thị
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH
3.1 Vị trí, số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng
Khu vực các quận trung tâm thành phố : quận 1, quận 3, quận 5, quận 6, quận 10 có khoảng 69 công trình vệ sinh công cộng. Các công trình phân bố ở những địa điểm khác nhau của các quận.
3.1.1 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Quận 1
Bảng 3.1: thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 1 do công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 1 Quản lý
STT
Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng
1
Chợ Tân Định - Bên hông TTYT Tân Định, Q1
2
Trong CV Lý Tự Trọng, Q1
3
Trong chợ Bến Thành – góc Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn, Q1
4
Trong chợ Bến Thành – góc Phan Châu Trinh – Lê Thánh Tôn, Q1
5
Bến chờ xe buýt Quách Thị Trang – đối diện công viên, Q1
6
Góc đường Nguyễn Thái Học, Q1
7
Số 109 Phạm Ngũ Lão, Q1
8
Ngoài lồng chợ Thái Bình – bên góc đường Phạm Ngũ Lão, Q1
9
Trong chợ Dân Sinh – sau hàng sắt, Q1
10
Vào hẻm 100 Cô Giang, Q1
11
Mé sau chợ Cầu Kho, Q1
12
Trên đường Nguyễn Cư Trinh, góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Đình Xu, Q1
13
Trên công viên mũi tàu đường Lê Lai – Nguyễn Trãi, Q1
14
Trên công viên Phong Châu bên hông nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
15
Trên Nguyễn Du bên hông BV Nhi Đồng 2, Q1
16
Trên Nguyễn Trung Trực – bên hông thư viện Quốc Gia, Q1
17
Góc đường Công Chúa Huyền Trân – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
18
Trên đường Hoàng Sa – gần chân cầu Nguyễn Hữu Nghĩa, Q1
19
Gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Huỳnh Thúc Kháng, Q1
20
Góc Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
21
Trên Nguyễn Thị Minh Khai – bên hông BV Phụ Sản, Q1
22
Góc đường Nguyễn Thái Bình – Phó Đức Chính, Q1
23
Góc đường Nguyễn Chảnh Chân – Trần Hưng Đạo, Q1
24
Chợ Nguyễn Văn Cừ, Q1
25
Góc đường Điện Biên Phủ - phùng Khắc Khoan, Q1
26
Góc đường Trần Cao Vân – Phùng Khắc Khoan, Q1
27
Góc đường Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1
28
Góc đường Lê Lai – Nguyễn Thị Nghĩa, Q1
29
Góc đường Hàm Nghi – công trường Quách Thị Trang, Q1
30
Góc đường Nguyễn Công Trứ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1
31
Góc đường Nguyễn Tự Trọng – Hai Bà Trưng, Q1
32
Góc đường Trần Đình Xu – Trần Hưng Đạo, Q1
33
Góc đường Hoàng Sa – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
34
Góc đường Chu Mạnh Trinh – Nguyễn Du, Q1
35
Góc đường Nguyễn Văn Tráng – Nguyễn Trãi, Q1
36
Đường Phạm Ngũ Lão – trên CV 23/9, Q1
37
Góc đường Cô Bắc – Nguyễn Thái Học, Q1
38
Góc đường Nguyễn Trung Trực – Nguyễn Du, Q1
39
Góc 116 Nguyễn Du – gần cửa sau sấn khấu Trống Đồng, Q1
40
Trên Nguyễn Văn Chiêm – đối diện nhà văn hóa Thanh Niên, Q1
41
Công Trường Mê Linh – Đoạn Giữa Thi Sách – Hai bà Trưng, Q1
(Nguồn: công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong,
Công ty dịch vụ công ích quận 1)
Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng của quận 1 được phân bố như trong bản đồ hình 3.1
(Nguồn công ty dịch vụ công ích quận 1
và khảo sát thực tế)
Hình 3.1: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 – TPHCM
Nhìn chung, quận 1 – quận trung tâm của thành phố với nhiều khu thương mại, trung tâm chính trị, nơi khách du lịch tập trung đông và là bộ mặt của thành phố nên vấn đề nhà vệ sinh công cộng khá được quan tâm. Với mạng lưới 41 nhà vệ sinh công cộng do công ty dịch vụ công ích quận 1 quản lý phân bố rải rác ở nhiều tuyến đường chính và nhiều khu vực đông người qua lại, có thể nói quận 1 là quận có số lượng nhà vệ sinh nhiều nhất tại thành phố. Tuy nhiên, khi nhìn vào bản đồ hình 3.1 có thể dể dàng thấy mật độ nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 phân bố không đồng đều, đa phần được xây dựng nhiều ở khu vực trung tâm quận như khu chợ Bến Thành, công viên 23/9, công viên Tao Đàn, các trung tâm mua sắm và một số khu vực dọc sông Sài Gòn như đại lộ Hàm Nghi, đại lộ Nguyễn Huệ, đại lộ Tôn Đức Thắng ... Ngược lại, các khu vực giáp ranh với các quận khác như quận Bình Thạnh, quận 3, quận Phú Nhuận thì lại khá ít nhà vệ sinh công cộng, các nhà vệ sinh nằm khá xa nhau ở những điểm khó tìm thấy.
3.1.2 Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại quận 3
Bảng 3.2 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 3 do công ty Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong quản lý
STT
Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng
1
Lề đường trước trường Merie-Curie, đối diện nhà tang lễ thành phố số 25 Lê Quý Đôn, P7, Q3
2
Lề đường bên hông BV mắt TP, góc tú Xương- Bà Huyện Thanh Quan, Q3
3
Chợ Nguyễn Văn trỗi, Q3
4
Chợ Bàn Cờ, Q3
(Nguồn: Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong
và Công ty dịch vụ công ích quận 3)
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng của quận 3 được cụ thể hóa trong bản đồ hình 3.2
(Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong,
Công ty dịch vụ công ích quận 3 và khảo sát thực tế)
Hình 3.2: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 3 – TPHCM
Quận 3 là một trong số những quận trung tâm của thành phố, với những tuyến đường giao thông huyết mạch và số lượng người tham gia giao thông, lượng khách vãng lai tập trung đông nhưng toàn quận chỉ có 4 nhà vệ sinh công cộng và phân bố rải rác ở các chợ, các tuyến đường. Có thể thấy so với quận 1, con số 4 nhà vệ sinh cho cả quận 3 là quá ít. Và một đặc điểm nữa là các nhà vệ sinh công cộng quận 3 lại phân bố rải rác ở những khu vực tương đối khuất khiến cho những người lưu thông trên các tuyến đường chính thuộc quận 3 còn khá bối rối khi muốn tìm nơi giải quyết nhu cầu cá nhân.
3.1.3 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 5
Bảng 3.3 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 5 do công ty Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong quản lý
STT
Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng
1
Lề Đường trước trường THPT Lê Hồng Phong, 235 Nguyễn Văn Cừ, Q5
2
Lề Đường trước bệnh viện chấn thương chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Q5
3
Lề đường trước trường đại học Sài Gòn, 273B An Dương Vương, Q5
4
Lề đường sau chợ An Đông, gần bệnh viện 30-4, đối diện nhà số 86D Hùng Vương, Q5
5
Lề đường gần nhà thờ ngã 6, đối diện công viên Văn Lang, cạnh nhà số 116 Hùng Vương, Q5
6
Trong CV Dân Ước - Ngã 6 Nguyễn Tri Phương, Q5
7
201 Nguyễn Văn cừ, P2, Q5
8
Lề đường trước trung tâm văn hóa quận 5 - đối diện nhà số 150 Trần Hưng Đạo, P7, Q5
9
Lề đường trước nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương - đối diện nhà số 433 Trần Phú, P7, Q5
10
Lề đường trước kho bia Sài Gòn - 42 Tân Thành, P12, Q5
11
Trên CV Hãi Thượng Lãn Ông, Q5
12
Lề đường trước bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Q5
(Nguồn: công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong
và công ty dịch vụ công ích quận 5)
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng khu vực quận 5 được thể hiện rõ trên bản đồ hình 3.3
(Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong,
Công ty dịch vụ công ích quận 5 và khảo sát thực tế)
Hình 3.3: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 5 – TPHCM
Có thể thấy, khu vực quận 5 có đặc điểm là nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn trong thành phố như bệnh viện Đại học y Dược Thành phố, bệnh viện y Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới... do vậy các dịch vụ phục vụ bệnh nhân và người nhà thăm nuôi cũng phát triễn rầm rộ, các tiểu thương buôn bán tự phát xung quanh các bệnh viên phát sinh với số lượng lớn như các cửa hàng ăn uống di động, các cửa tiệm tạp hóa nhỏ, các bến đậu đỗ taxi, xe ôm... vì thế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ vệ sinh công cộng của những người làm dịch vụ này là rất cao. Tuy nhiên, toàn quận hiện chỉ có 12 nhà vệ sinh công cộng và hầu như không được đặt gần các bệnh viện lớn.
Bên cạnh đó, quận 5 cũng là trung tâm mua sắm, thương mại lớn của thành phố phân bố rải rác dọc các tuyến đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo và khu vực gần Chợ Lớn ... Tại đâycác dịch vụ ăn uống phát triển khá mạnh do là những nơi tập trung nhiều khách vãng lai kéo theo nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh khá cao nhưng thực tế là hầu như các khu vực trên có khá ít nhà vệ sinh và hầu như không có nên gây bất tiện cho người muốn sử dụng dịch vụ vệ sinh công cộng.
3.1.4 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 6
Bảng 3.4 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 6 do công ty Dịch Vụ Thanh Niên Xung Phong quản lý
STT
Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng
1
Trong CV văn hóa Phú Lâm, đối diện với nhà số 223 Kinh Dương Vương,Q6
2
Lề đường góc Mai Xuân Trường - Hậu Giang,Q6
3
Lề đường góc Phạm Đình Hổ với Phan Văn Khỏe- cạnh số nhà 193B Phan Văn Khỏe,Q6
4
Trên tiểu đảo công viên Lê Quang Sung vs Phạm Đình Hổ. Đối diện nhà số 75 Lê Quang Sung,Q6
5
Lề đường bờ kè Phạm văn Chí. Đối diện nhà số 121 Nguyễn Văn Luông. P10,Q6
6
Trên tiểu đảo góc Bình Tiên - Phạm Phú Thứ, đối diện nhà số 234 Phạm Phú Thứ. P4,Q6
7
Lề đường trước công viên văn hóa phú Lâm. P13,Q6
(Nguồn Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong
và công ty dịch vụ công ích quận 6)
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 6 được thể hiện rõ trên bản đồ hình 3.4
(Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong,
Công ty dịch vụ công ích quận 6 và khảo sát thực tế)
Hình 3.4: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 6 – TPHCM
Tại quận 6 tình trạng các nhà vệ sinh bố trí không hợp lí khá nhiều như nhà vệ sinh nằm ở bờ kè chân cầu Phạm Văn Chí, tiểu đảo góc Bình Tiên–Phạm Phú Thứ quận 6 nằm trong khu vực dân cư và chân cầu nơi ít xe cộ qua lại. Trong khi đó, quận 6 cũng là nơi có khá nhiều chợ buôn bán sỉ và lẻ với nhiều tiểu thương kinh doanh nhỏ như khu vực chợ Bình Tây, bến xe Chợ Lớn... nên nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng là khá cao song lại chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân.
3.1.5 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 10
Bảng 3.5 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 10 do công ty Dịch Vụ Thanh Niên Xung Phong quản lý
STT
Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng
1
Đối diện tòa nhà Vinaphone lô B9 Thành Thái, Q10
2
Lề đường trước công ty giầy Sài Gòn. P2 - đối diện nhà số 432 Lê Hồng Phong, Q10
3
Lề đường bên hông trường đại học Bách Khoa, đối diện nhà số 473 Tô Hiến Thành, Q10
4
Lề đường trc bệnh viện Bình Dân, đối diện với nhà số 346 Điện Biên Phủ, Q10
5
Góc đường Lý Thái Tổ với Ba Tháng Hai, Q10
(Nguồn Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong
và Công ty dịch vụ công ích quận 10)
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng quận 10 được thể hiện rõ trên bản đồ hình 3.5
(Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong,
Công ty dịch vụ công ích quận 6 và khảo sát thực tế)
Hình 3.5: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 10 – TPHCM
Cũng như 4 quận được khảo sát ở trên, hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 10 còn khá ít và bố trí chưa hợp lí. Các công viên lớn của quận như công viên Lê Thị Riêng, công viên Kỳ Hòa hay trường đua Phú Thọ là những nơi người dân hay tập trung về để sinh hoạt văn hóa và các hoạt động thể thao nhưng hầu như không được trang bị nhà vệ sinh công cộng. Trong thực tế, những người có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh tại đây chỉ có thể đi vào những nhà vệ sinh lụp xụp ở xung quanh đã được xây dựng từ lâu, nên rất mất vệ sinh và nguy hiểm vì đây còn là nơi xảy ra nhiều tệ nạn xã hội.
Như vậy, qua kết quả khảo sát tại 5 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy với số lượng và mật độ phân bố nhà vệ sinh không đồng đều đã dẫn đến tình trạng nhà vệ sinh công cộng được trang bị nhưng người dân vẫn phải giải quyết lén lút trên vỉa hè, lề đường hay công viên vì tình trạng thiếu và không tìm thấy nhà vệ sinh công cộng là khá phổ biến.
3.2 Hiện trạng trang thiết bị của các nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát
Theo tiêu chuẩn của nhà vệ sinh đạt chuẩn, nhà vệ sinh công cộng phải có những vật dụng tối thiểu sau
Bồn cầu, bồn tiểu.
Nước sạch.
Bồn rửa tay.
Giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay.
Thùng rác.
Liên quan đến hiện trạng trang thiết bị tại các nhà vệ sinh công cộng hiện nay, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 40 người đang trực tiếp trông giữ và quản lý các nhà vệ sinh công cộng rải rác thuộc 5 quận trên. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Câu 1: Theo anh(chị) số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Tp.HCM
○ Nhiều ○ Tương đối ○ Ít ○ Rất ít
Trả lời: 90% chọn đáp án ít nhà vệ sinh công cộng.
Câu 2: Các vật dụng trong nhà vệ sinh công cộng (nước, bồn rửa tay, xà phòng, giấy vệ sinh, thùng rác...)
○ Đầy đủ, tiện nghi ○Bình Thường ○ Hoàn toàn không có
Trả lời: 100% chọn đáp án các vật dụng trong nhà vệ sinh là bình thường
Câu 3: Giấy, rác trong nhà vệ sinh công cộng thực tế được cho vào đâu
○ Bồn cầu ○ Thùng rác ○ Vứt lung tung
Trả lời: 98% trả lời được cho vào thùng rác.
Để có được đánh giá khách quan hơn về tình trạng trang thiết bị trong các nhà vệ sinh công cộng của thành phố hiện nay,101 phiếu khảo sát ý kiến người sử dụng cũng đã được thu thập và kết quả có được như sau:
Câu 1: Anh(chị) có thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh công cộng không.?
○ Thường xuyên ○ Thỉnh Thoảng ○ Rất ít ○ không
Trả lời: 90% người dân rất ít khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Câu 2: Theo anh(chị) số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Tp. Hồ Chí Minh như thế nào?
○ Nhiều ○ Tương đối ○ ít ○ Rất ít
Trả lời: 75% cho rằng nhà vệ sinh ít và khó tìm thấy.
Câu 3: Vị trí nhà vệ sinh công cộng thường nằm gần
○ Trường học
○ Bệnh viện
○ Khu vui chơi, giải trí, công viên
○ Khu dân cư
○ Các cơ quan, công ty.
Trả lời: hơn 80% cho rằng nhà vệ sinh công cộng hay nằm gần khu vui chơi, giải trí, công viên.
Câu 4: Các vật dụng trong nhà vệ sinh công cộng (nước, bồn rửa tay, xà phòng, giấy vệ sinh, thùng rác...)
○ Đầy đủ, tiện nghi ○Bình Thường ○ Hoàn toàn không có
Trả lời: 100% chọn đáp án các vật dụng trong nhà vệ sinh là bình thường
Câu 5: Anh (chị) sử dụng loại giấy nào khi đi vệ sinh
○ Giấy vệ sinh ○ Giấy báo, tập ○ khác.....
Trả lời: 87% đi bằng giấy vệ sinh
Câu 6: Giấy, rác trong nhà vệ sinh công cộng thực tế được cho vào đâu
○ Bồn cầu ○ Thùng rác ○ Vứt lung tung
Trả lời: 100% trả lời được cho vào thùng rác.
Như vậy, so với các tiêu chuẩn về trang thiết bị cho một nhà vệ sinh thì cơ sở vật chất của các công trình nhà vệ sinh công cộng ở 5 quận khảo sát là tương đối đầy đủ về bồn cầu, bồn tiểu, thùng rác và nước sạch nhưng xà phòng rửa tay thì không phải nhà vệ sinh nào cũng sẵn có. Đặc biệt về giấy vệ sinh thì người sử dụng phải mua tại chổ với mức giá 500 – 1000 ngàn đồng cho một dải giấy vệ sinh nhỏ đủ cho 1 lần sử dụng nếu có nhu cầu. Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy hầu hết các nhà vệ sinh công cộng đều được trang bị đầy đủ thùng rác nhưng đa số là các thùng rác không có nắp đậy, gây hiện tượng mất vệ sinh, có mùi hôi và gây phản cảm cho người sử dụng.
Một số hình ảnh về trang thiết bị trong các nhà vệ sinh công cộng thuộc khu vực khảo sát được trình bày trên các hình từ 3.6 đến 3.12
Hình 3.6 Thùng rác tại nhà vệ sinh trong công viên 23/9, Q1
Hình 3.7 Bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh ở công viên Quách Thị Trang, Q1
Hình 3.8 Bồn rửa tay của một nhà vệ sinh trên đường An Dương Vương quận 5
Hình 3.9 Bàn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công cộng tại chợ Nguyễn Văn Trỗi,Q3
Hình 3.10 Bồn tiểu tự động ở nhà vệ sinh trên đường Lý Thái Tổ, Q10
Hình 3.11 Bồn cầu bệt ở nhà vệ sinh công cộng trong công viên văn hóa Phú Lâm, quận 6
Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy hầm rút của một số nhà vệ sinh bị hư hỏng và chưa được sửa chữa như nhà vệ sinh trong công viên 23/9 quận 1, nhà vệ sinh góc Trần Cao Vân và Phùng Khắc Khoan quận 1, nhà vệ sinh 109 Phạm Ngũ Lão quận 1, một số nhà vệ sinh cố định bị nứt vách tường, sàn nhà hoen ố, ẩm ướt như nhà vệ sinh trên công viên 23/9 quận 1. Bên cạnh đó, có một số công trình vệ sinh còn được trưng dụng làm kho để dụng cụ, hàng hóa buôn bán chiếm phần lớn diện tích sử dụng của khách đi vệ sinh. Ngoài ra, một số nhà vệ sinh công cộng được sử dụng không đúng chức năng như nhà vệ sinh ở lề trước trường đại học Sài Gòn quận 5 được sử dụng thành nơi buôn bán nước giải khát và là nơi nấu ăn cho người trực tiếp quản lý nhà vệ sinh này.
Một số hình ảnh phản ánh hiện tượng lấn chiếm diện tích sử dụng nhà vệ sinh công cộng khá phổ biến.
Hình 3.12 Nhà vệ sinh công cộng do công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong quản lý trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q5 được trưng dụng để bán báo và bán nước giải khát.
Hình 3.13 Nhà vệ sinh công cộng trên đường Ngô Nhân Tịnh, Q6 bị chiếm dụng phần lớn để bán sách báo và sim, card điện thoại.
Hình 3.14 Một nhà vệ sinh trên đường Lê Quang Sung, Q6 lại trở thành quán nước giải khát.
Hình 3.15 Nhà vệ sinh trên đường An Dương Vương, Q5 trở thành nơi buôn bán và nấu ăn.
3.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng và vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng tại các quận khảo sát
3.3.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng các nhà vệ sinh công cộng
Đối với quận 1
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 được quản lý bởi công ty dịch vụ công ích quận 1 trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, với sơ đồ quản lý như sau:
MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ
CÁC ĐỘI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG
MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG
CÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH QUẬN 1
Công ty dịch vụ công công ích quận 1 quản lý hệ thống nhà vệ sinh công cộng theo hình thức khoán về cho người tiếp nhận kinh doanh nhà vệ sinh công cộng. Những người có nhu cầu kinh doanh nhà vệ sinh công cộng sẽ được công ty dịch vụ công ích khoán cho một hay một vài nhà vệ sinh công cộng nào đó. Những người này sẽ được phép sử dụng mặt bằng của nhà vệ sinh công cộng để kinh doanh thêm báo, nước giải khát hoặc một số hàng hóa đơn giản, dể bảo quản nhưng diện tích cho phần kinh doanh phụ không được quá lớn. Bù lại, mỗi ngày người tiếp nhận kinh doanh sẽ phải nộp lại cho công ty dịch vụ công ích quận 1 khoản phí đầu tư và sửa chữa nhà vệ sinh công cộng với mức cố định từ 90 – 100 ngàn