Khóa luận Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 1

3.Nội dung nghiên cứu 2

4.Phạm vi nghiên cứu 2

5.Phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Phương pháp luận 2

5.2 Phương pháp cụ thể 2

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

6.1 Ý nghĩa khoa học 2

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

7.Cấu trúc đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTRSH 4

1.1 Khái niệm cơ bản về CTRSH 4

1.1.1 Khái niệm CTRSH 4

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh CTRSH 4

1.1.3 Phân loại CTRSH 4

1.1.3.1 Phân loại theo quan điểm thông thường 4

1.1.3.2 Phân loại theo công nghệ xử lý-quản lý 5

1.1.4 Thành phần CTRSH 6

1.1.4.1 Thành phần vật lý 6

1.1.4.2 Thành phần hóa học 7

1.1.5 Tính chất CTRSH 7

1.1.5.1 Tính chất vật lý 7

1.1.5.2 Tính chất hóa học 8

1.1.5.3 Tính chất sinh học 10

1.1.6 Tốc độ phát sinh CTRSH 11

1.1.6.1 Các phương pháp dùng xác định khối lượng CTRSH 11

1.1.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTRSH 14

1.2 Sự chuyển hóa tính chất của CTRSH 15

1.2.1 Sự chuyển hóa vật lý 15

1.2.1.1 Tách các thành phần trong CTRSH 15

1.2.1.2 Giảm thể tích CTRSH bằng phương pháp cơ học 15

1.2.1.3 Giảm kích thước CTRSH bằng phương pháp cơ học 16

1.2.2 Sự chuyển hoá hoá học 16

1.2.2.1 Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học) 16

1.2.2.2 Quá trình nhiệt phân 16

1.2.2.3 Quá trình khí hóa 17

1.2.3 Sự chuyển hóa sinh học 17

1.2.3.1 Phân huỷ hiếu khí 17

1.2.3.2 Phân huỷ kỵ khí 18

1.3. Ảnh hưởng CTRSH đến môi trường 18

1.3.1 CTRSH gây ô nhiễm môi trường đất 18

1.3.2 CTRSH gây ô nhiễm nguồn nước – cản trở dòng chảy 19

1.3.3 CTRSH gây ô nhiễm môi trường không khí 19

1.3.4 CTRSH ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 19

1.4 Những nguyên tắc kỹ thuật trong công tác thu gom CTRSH 20

1.4.1. Nguồn phát thải CTRSH và phân loại CTRSH tại nguồn 20

1.4.2 Thu gom, lưu trữ và vận chuyển CTRSH 21

1.4.2.1Các phương thức thu gom 21

1.4.2.2Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH 21

1.4.2.3Sơ đồ hoá hệ thống thu gom 22

1.4.2.4Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển 22

1.5 Các phương pháp quản lý và xử lý CTRSH 23

1.5.1 Phương pháp cơ học 23

1.5.2 Phương pháp sinh học 24

1.5.3 Chôn lấp hợp vệ sinh 25

1.5.4 Chế biến phân bón 26

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ-XÃ HỘI TP.HCM 30

2.1Điều kiện tự nhiên TP.HCM 30

2.1.1Vị trí địa lí 30

2.1.2Địa hình 30

2.1.3Khí hậu 30

2.2Điều kiện kinh tế-xã hội TP.HCM 31

2.2.1Kinh tế 31

2.2.2Công nghiệp 31

2.2.3Nông nghiệp 32

2.3Về xử lý CTRSH bảo vệ môi trường 32

2.3.1Về xử lý rác thải 32

2.3.2Bảo vệ môi trường 32

2.3.3Về chương trình chống ngập nước nội thị 33

2.3.4Chương trình nước sạch sinh hoạt của nhân dân nội thành và ngoại thành 33

2.4Khoa học và công nghệ 34

2.5Hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH 35

2.5.1 Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về công tác quản lý CTRSH 35

2.5.2 Nguồn phát sinh 37

2.5.3 Thành phần – khối lượng 37

2.5.4 Đặc điểm 40

2.5.5 Hệ thống lưu trữ tại nguồn 43

2.5.6 Công tác thu gom CTRSH từ hộ gia đình, cơ quan, trường học 44

2.5.7 Công tác quét dọn đường phố, vệ sinh công cộng 49

2.5.8 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển CTRSH 50

2.5.9 Hiện trạng xử lý CTRSH 53

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG HƯỚNG TÁI SỬ DỤNG 59

3.1Giải pháp tái chế 59

3.1.1Tái sinh và tái sử dụng nhôm 61

3.1.2Tái sinh và tái sử dụng giấy,carton 62

3.1.3Tái sinh và tái sử dụng nhựa 64

3.1.4Tái sinh và tái sử dụng thủy tinh 69

3.1.5Tái sinh và tái sử dụng kim loại 69

3.1.6Tái sinh và tái sử dụng cao su 70

3.1.7Tái sinh và tái sử dụng pin gia dụng 70

3.1.8Tái sinh và tái sử dụng rác thực phẩm 71

3.2Ủ phâncompost 71

3.3Tái chế CTRSH thành than sạch 77

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3925 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên băng chuyền phân loại bằng thủ công để tách bỏ các vật chất khó phân hủy như: vỏ xe, cành cây, xà bần, kim loại, thủy tinh, nhựa, bao nilon … Phế thải từ băng chuyền phân loại nhặt ra được đem đi tái chế hoặc chôn lấp. CTR sau khi phân loại thủ công được đưa qua máy phân loại sắt từ để thu hồi kim loại rồi được đưa vào nhà đảo trộn. Tại đây, chế phẩm EM và nước rỉ rác được trộn thêm vào rác để tạo độ ẩm tối ưucho quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng như hạn chế mùi hôi và côn trùng. Tiếp đó người ta dùng xe ủi bánh lốp nạp CTR thành đống cao 2,5 – 3m trong các bể ủ hiếu khí.Dưới đáy bể ủ hiếu khí có bố trí hệ thống thổi khí cung cấp oxygen để vi sinh vật sử dụng cho sự phân hủy chất hữu cơ. Sau khi ủ hiếu khí khoảng 21 – 25 ngày, CTR được mang sang nhà ủ chín cũng bằng xe ủi bánh lốp. Tại đây người ta bổ sung thêm nước rồi ủ tiếp 21 – 28 ngày cho đến khi chín hoàn toàn. Tiếp đó CTR được dỡ ra đem đi nghiền, sang để tách phần phế thải và compost. Phần phế thải được tái sử dụng hoặc đưa tới BCL.Phần compost có thể được trộn thêm một số loại men vi sinh vật, phân NPK để tăng chất lượng phân compost thành phẩm. Ưu điểm - Công nghệ đơn giản, dễ vận hành, sửa chửa - Chi phí đầu tư ban đầu thấp - Trình độ công nhân vận hành không đòi hỏi cao Khuyết điểm - Do không có xáo trộn trong quá trình ủ nên chất lượng phân không đồng đều. - Do khâu phân loại chưa được vận hành tốt nên phân vẫn còn lẫn nhiều tạp chất,khó tiêu thụ - Mức độ cơ giới hóa, tự động hóa không cao, nên công suất xử lý CTR không cao. - Công nhân vận hành phải tiếp xúc lâu với môi trường độc hại nên dễ mắc phải các bệnh nghề nghiệp. Nhà Máy Xử Lý Chất Thải Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu Công nghệ sản xuất compost của Nhà Máy Xử Lý Chất Thải Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu nhìn chung cũng tương tự như công nghệ của Nhà Máy Cầu Diễn – Hà Nội, tuy nhiên phần phân loại trước và sau khi ủ ở Nhà Máy Xử Lý Chất Thải Tân Thành đơn giản và thủ công hơn ở Nhà Máy Cầu Diễn.CTR từ xe vận chuyển đến Nhà Máy không được cân để xác định khối lượng mà chỉ ước lượng thể tích theo thể tích xe vận chuyển CTR, sau đó CTR được đổ vào nhà tập kết CTR. Tại đây CTR được phun chế phẩm EM để khử mùi hôi và chống ruồi, muỗi. Tiếp đó CTR được phân loại bằng thủ công để tách bỏ các vật chất khó phân hủy như: vỏ xe,cành cây, xà bần, kim loại, thủy tinh, nhựa, bao nilon ….Sau khi phân loại thu đượckhoảng 50-60% là chất hữu cơ, phần còn lại là phế thải được đem đi tái chế hoặc chôn lấp. Phần CTR hữu cơ sau phân loại được trộn với chế phẩm EM (0,5 kg/tấn CTR) để bổsung vi sinh vật, tăng tốc độ phân hủy chất hữu cơ và hạn chế mùi hôi, côn trùng. Nước cũng được trộn thêm vào phần CHC này để tạo độ ẩm tối ưu cho quá trình phân hủy CHC. Tiếp đó CTR được vun thành đống cao 2,5 – 3m trong các bể ủ hiếu khí. Dưới đáy bể ủ hiếu khí có bố trí hệ thống thổi khí cung cấp oxygen để VSV sử dụng cho sự phân hủy CHC. Sau khi ủ hiếu khí khoảng 20 – 25 ngày, CTR được mang sang khu ủ chín cũng bằng xe ủi bánh lốp. Tại đây CTR được bổ sung thêm nước rồi ủ tiếp khoảng 20 ngày cho đến khi chín hoàn toàn. Tiếp đó CTR được dở ra đem đi nghiền, sàng để tách phần phế thải và compost. Phần phế thải được tái sử dụng hoặc đưa tới BCL. Phần compost có thể bán thẳng dạng phân thô hoặc được trộn thêm một số loại men VSV, phân NPK để tăng chất lượng phân compost thành phẩm. CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ TP.HCM VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH 2.1Điều kiện tự nhiên TPHCM 2.1.1Vị trí địa lý TPHCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 độ 10 phút-10 độ 38 phút vĩ độ bắc và 106 độ 22 phút-106 độ 54 phút kinh độ đông.Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương.Tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh.Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. TPHCM nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường từ Bắc xuống Nam,từ Đông sang Tây,là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.Trung tâm TP cách bờ biển 50km đường chim bay đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế.Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10triệu tấn/năm.Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. 2.1.2Địa hình TP.HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.Nhìn chung địa hình TPHCM không phức tạp song cũng khá đa dạng,có điều kiện để phát triển nhiều mặt. 2.1.3Khí hậu,thời tiết TP.HCM nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo.Cũng như các tỉnh Nam Bộ đặc điểm chung của khí hậu thời tiết TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có 2 mùa mưa-khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc.Mùa mưa từ tháng 5-tháng 11,mùa khô từ tháng 12-tháng 4 năm sau. Hinh2.1:Bản đồ ranh giới hành chính TP.HCM 2.2Điều kiện kinh tế-xã hội TP.HCM 2.2.1Kinh tế Tổng sản phẩm nội địa(GDP)trên địa bàn thành phố ước tính đạt 289.550 tỷ đồng(giá thực tế) tăng gần 11%(năm 2007 tăng 12,6%) GTGT ngành dịch vụ ước tính đạt 151.973 tỷ đồng chiếm 52,5%GDP tăng 12,4%(cùng kỳ tăng 14.1%). 2.2.2Công nghiệp Giá trị sản xuất CN trên địa bàn đạt 410.273 tỷ đồng tăng 12.1%(cùng kỳ tăng 14.1%)Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8.3%(cùng kỳ tăng 11.7%),khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19.9%(cùng kỳ tăng 19.4%).Giá trị tăng thêm ngành CN đạt 117.602 tỷ đồng chiếm 40.5%GDP,tăng 9.53%(cùng kỳ tăng 10,0%). 2.2.3Nông nghiệp Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản cả năm đạt 5.643 tỷ đồng tăng 7.9%(cùng kỳ tăng 6.2%).Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 3.795 tỷ đồng chiếm 1.3%GDP tăng 1.5%(cùng kỳ tăng 5.0%). Ngành trồng trọt tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa,tăng diện tích trồng các cây có giá trị cao như:rau mầm,hoa lan,măng tây….Tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 47.056 ha,giảm 5.4% so vói cùng kỳ. 2.3Về xử lý rác thải,bảo vệ môi trường 2.3.1Về xử lý rác thải Công tác vệ sinh đô thị được thực hiện khá tốt, các đơn vị đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, thực hiện nhiều đợt tổng vệ sinh, thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn. Đã đảm bảo thu gom, tiếp nhận và xử lý lượng rác phát sinh hàng ngày, trong đó khối lượng thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt khoảng 1,25 triệu tấn; thu gom, vận chuyển, xử lý xà bần khoảng 590.000 tấn. 2.3.2Bảo vệ môi trường Đến nay có 13/14 khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn (trừ khu công nghiệp Tân Phú Trung chưa đấu nối) đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung với tổng công suất thiết kế là 53.000 m3/ngày. Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp Ban quản lý Các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố và các quận - huyện tăng cường công tác kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; trong đó tập trung xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nước, rà soát những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian dài, đã xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần mà chưa khắc phục hoặc cố tình vi phạm kéo dài; trường hợp có đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự thì lập hồ sơ chuyển Công an thành phố xử lý theo quy định pháp luật.Tổ chức kê khai và ra thông báo nộp phí cho 1.780 doanh nghiệp với tổng số tiền là 8,3 tỷ đồng. Trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua chủ trương thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTR thông thường trên địa bàn thành phố; thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.Thành phố cũng đã hoàn thành việc khảo sát và bước đầu triển khai dự án xây dựng Mạng quan trắc động đất TPHCM và khu vực Nam Bộ. Đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý tài nguyên nước TPHCM đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. 2.3.3Về chương trình chống ngập nước nội thị Bên cạnh việc duy trì kết quả giảm ngập do triều tại khu vực phường 15 (quận 8), phường 27 (quận Bình Thạnh), tình trạng ngập do triều tại các tuyến đường D1, D2 (quận Bình Thạnh); Hồ Học Lãm, Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), Trần Xuân Soạn, Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Quốc Hương (quận 2) và toàn bộ các bờ bao khu vực xung yếu tại các quận - huyện đã được cải thiện, nhất là trong các đợt triều cường. TP đã triển khai đầu tư xây dựng 156 công trình bờ bao phòng chống triều cường trên địa bàn 12 quận, huyện. Đề án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng tại khu vực TPHCM cũng đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. 2.3.4Chương trình nước sạch sinh hoạt của nhân dân nội thành và ngoại thành Hiện thành phố đang triển khai công tác điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2025, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Ngành cấp nước thành phố đã ổn định hoạt động các nhà máy nước, trạm cấp nước, đáp ứng yêu cầu cấp nước sạch. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển mạng lưới cấp nước; theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện các dự án đã cam kết hoàn thành. Trong tháng 8 năm 2008, Nhà máy Xử lý nước lợ Cần Giờ (xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ) với tổng vốn đầu tư 67 tỉ đồng, công suất 5.300m3/ ngày đã khánh thành và chính thức hoạt động, góp phần cải thiện tình trạng thiếu nước sạch tại các xã và thị trấn của huyện Cần Giờ. Nước sạch sẽ được Công ty Dịch vụ công ích Cần Giờ mua lại và phân phối cho dân. Về dự án Nhà máy nước BOO Thủ Đức, hiện các hạng mục của Nhà máy đã cơ bản hoàn thành; kết quả vận hành thử nghiệm cho thấy Nhà máy đảm bảo khả năng phát nước 300 nghìn m3/ngày với chất lượng nước theo đúng hợp đồng đã ký. Hiện thành phố đang tập trung đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng mạng đường ống cấp 1, 2 (trên địa bàn các quận 2, 7, 9 và huyện Nhà Bè, Cần Giờ) để tiếp nhận nước của Nhà máy này. 2.4Khoa học-công nghệ Khoa học và công nghệ TP đã tập trung công tác nghiên cứu gắn liền với ứng dụng thực tiễn, tăng cường cải tiến khoa học- kỹ thuật, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội TP. Đã có nhiều thành tựu mới được đưa vào ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí, tự động hóa, ..., tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, phục vụ xuất khẩu và từng bước thay thế nhập khẩu. Đến nay đã triển khai 308 đề tài, dự án; trong đó có 104 đề tài, dự án được nghiệm thu, 204 đề tài, dự án đang thực hiện. Tỷ lệ đặt hàng nghiên cứu 30%, tỷ lệ ứng dụng sau nghiệm thu 86%. Đã khai trương Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Đại học Nông lâm, hiện có 3 doanh nghiệp sản xuất phân vi sinh và ươm tạo giống cây hoạt động và hiện thành phố đang xúc tiến để xây dựng Vườn ươm thứ hai. Đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thử nghiệm biodiesel từ các nguồn dầu mỡ động thực vật, xây dựng hệ thống thiết bị sản xuất biodiesel năng suất 2 tấn dầu/ngày. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất - chất lượng - hội nhập đã tư vấn 53 đơn vị áp dụng ISO 9001: 2000, 5S, SA 8000, ISO/IEC 17025; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng 151 tiêu chuẩn cở sở và 39 hồ sơ công bố hợp chuẩn, hợp quy ở các ngành hàng điện - điện tử, dệt, da, may, mũ bảo hiểm…; tổ chức 42 lớp đào tạo về ISO 9001:2000, 5S, ISO 14000 và pháp chế tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng. Chợ công nghệ - thiết bị trên mạng đã thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia chào bán 6.124 công nghệ và thiết bị, 6.982 giao dịch tìm mua. Đã tổ chức 4 kỳ techmart với 2.700 công nghệ, thiết bị và giải pháp phần mềm tham gia chào bán; ký kết 268 bản ghi nhớ, hợp đồng với tổng giá trị 623 tỷ đồng; góp phần vào việc phát triển thị trường khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. 2.5Hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH tại TP.HCM 2.5.1Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về công tác quản lý CTRSH UBND TP.HCM UBND Quận/Huyện UBND Phường/Xã Sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM Công ty MT- Đô Thị TP.HCM Phòng Tài nguyên-Môi trường Công ty dịch vụ công ích Quận/Huyện Hợp tác xã công nông Lực lượng thu gom rác dân lập Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về quản lý CTRSH Quản lý trực tiếp: Phối hợp: Hình 2.3:Cơ cấu tổ chức của sở TN&MT 2.5.2 Nguồn phát sinh Các nguồn CTRSH ở TPHCM rất đa dạng, bao gồm tất cả các nguồn thải ngoại trừ chất thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu là: -Từ các khu dân cư. -Từ các chợ, khu thương mại-dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị…) -Từ các công sở (viện nghiên cứu, cơ quan, trường học), các công trình công cộng. -Từ các trạm xử lý nước thải, các ống thoát nước thành phố. -Từ các khu công nghiệp. 2.5.3Thành phần – khối lượng Biết được thành phần rác thải là rất quan trọng để có biện pháp xử lý hợp lý. Thành phần CTRSH ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng là rất đa dạng, phức tạp bao gồm cả vô cơ lẫn hữu cơ bởi chưa có sự phân loại ngay tại nguồn. Hiện tại TP.HCM chỉ có một công nghệ xử lý chung là chôn lấp, mà các bãi chôn lấp vệ sinh chiếm một diện tích rất lớn, mỗi năm với khối lượng CTRSH khoảng 5.900-6.200 tấn/ngày thì TPHCM cần từ 09 - 12ha đất để chôn lấp và diện tích này sẽ khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài (30-50 năm), không những thế, chúng còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm (20-25 năm sau khi đóng bãi) là khá lớn. Đây là nhược điểm trong công tác phân loại rác tại nguồn, nếu công tác này hoàn thiện thì khối lượng rác cần chôn lấp giảm đi, từ đó hạn chế phần diện tích dùng cho chôn lấp, đồng thời tận dụng lại các thành phần có thể tái chế, tránh lãng phí tài nguyên. Bảng 2.1:Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt Nguồn thải Thành phần chất thải Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm Giấy,Carton Nhựa Vải Cao su Rác vườn Gỗ Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh… Nhôm Kim loại chứa sắt Chất thải đặc biệt Chất thải thể tích lớn Đồ điện gia dụng Hàng hóa (white goods) Rác vườn thu gom riêng Pin Dầu Lốp xe Chất thải nguy hại Chất thải từ viện nghiên cứu, công sở Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại. Chất thải từ dịch vụ Rửa đường và hẻm phố: Bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng. Cỏ, mẫu cây thừa, gốc cây, các ống kim loại và nhựa cũ. Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai nước giải khát, can sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách… (Nguồn: TS.Nguyễn Trung Việt – TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản lý chất thải rắn, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh) Bảng 2.2:Khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý trong giai đoạn từ 2001-tháng 06/2008 STT Năm Khối lượng CTRSH (tấn/năm) Tỉ lệ gia tăng hàng năm 1 2001 1.368.000 13,7% 2 2002 1.547.994 12% 3 2003 1.731.387 11% 4 2004 1.764.019 2% 5 2005 1.746.485 1% 6 2006 1.895.890 8,6% 7 2007 1.956.756 3,2% 8 06/2008 1.014.777 Dự kiến 3,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xử lý rác của thành phố giai đoạn 2001-2005, 2006-06/2008) Hình 2.4: Biểu đồ diển biến CTRSH từ năm 2001-06/2008 Hình 2.4 cho thấy khối lượng CTRSH được thu gom xử lý trong giai đoạn 2001-tháng 06/2008 ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng công tác thu gom, xử lý CTRĐT ngày càng có hiệu quả, chứng tỏ năng suất thu gom, xử lý cao hơn so với trước đây, tức là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm ở các cấp. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận 1vấn đề là khối lượng CTRSH cũng ngày một gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách và cộng đồng cần nỗ lực hết mình để làm nên một môi trường xanh sạch. 2.5.4Đặc điểm CTRSH tại TP.HCM CTRSH ở TP.HCM rất đa dạng về chủng loại Bảng 2.3:Thành phần và tính chất thường thấy của CTRSH Thành phần Tính chất % Trọng lượng % Độ ẩm Trọng lượng riêng (Kg/m3) KGT TB KGT TB KGT TB Chất thải thực phẩm 6-25 15 50-80 70 128-80 228 Giấy 25-45 40 4-10 6 32-128 81,6 Carton 3-15 4 4-8 5 38-80 49,6 Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32-128 64 Vải vụn 0-4 2 6-15 10 32-96 64 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96-192 128 Da vụn 0-2 0,5 8-12 10 96-256 160 Sản phẩm vườn 0-20 12 30-80 60 84-224 104 Gỗ 1-4 2 15-40 20 128-20 240 Thủy tinh 4-16 8 1-4 2 160-480 193,6 Đồ hộp 2-8 6 2-4 3 48-160 88 Kim loại màu 0-1 1 2-4 2 64-240 160 Kim loại đen 1-4 2 2-6 3 128-1120 320 Bụi, tro, gạch 0-10 4 6-12 8 320-960 480 TỔNG HỢP 10 15-40 20 180-420 300 Nguồn: Solid waste, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo, 1997 Chú thích: KGT – Khoảng giá trị; TB – Trung bình Bảng 2.4:Thành phần CTRSH của TP. HCM từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng STT Thành phần % Khối lượng Hộ gia đình Rác chợ Điểm hẹn TTC BCL 1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 20,2– 10,0 72,8 – 76,2 73,3 – 83,5 73,4–74,7 2 Giấy 1,0 – 19,7 0 – 11,4 3,0 – 10,8 2,4 – 3,6 2,0 – 4,0 3 Carton 0 – 4,6 0 – 4,9 0 – 0,4 0 0 4 Vải 0 – 14,2 0 – 58,1 1,2 – 3,4 3,5 – 8,0 2,4 – 6,8 5 Túi Nilon 0 – 36,6 0 – 6,5 6,0 – 10,8 3,0 – 1,2 5,6 – 6,0 6 Nhựa 0 – 10,8 0 – 4,3 0,4 – 3,2 0 – 1,6 0 – 0,6 7 Da 0 0 – 1,6 0 0 – 3,6 0 – 2,4 8 Gỗ 0 – 7,2 0 -5,3 0,2 – 1,6 0 – 6,6 0,4 – 4,8 9 Cao su mềm 0 0 – 5,6 0 – 1,6 0 -1,7 0 – 0,8 10 Cao su cứng 0 – 2,8 0 – 4,2 0 – 4,0 0 0,6 – 1,2 11 Lon đồ hộp 0 – 10,2 0 – 2,1 0 – 0,6 0 – 0,2 0,1 12 Kim loại màu 0 – 3,3 0 – 5,9 0 – 0,4 0 – 0,9 0,4 – 0,8 13 Thủy tinh 0 – 25 0 – 4,9 0 – 2,0 0,2 – 0,6 1,4 – 3,2 14 Sành sứ 0 – 10,5 0 – 1,5 0 – 2,8 0 – 0,6 0,4 – 0,6 15 Xà bần, tro 0 – 9,3 0 – 4,0 0 – 0,6 0 – 9,9 0 – 1,4 16 0 – 1,3 0 – 6,6 0,1 – 1,2 0,2 – 1,2 0 17 Lon đựng sơn 0 0 0 – 1,2 0 0 18 Bã sơn 0 0 0 – 1,6 0 0 19 Sơn 0 0 0 0 – 0,6 0 20 Bông băng 0 0 0 0 – 3,4 0 21 Than tổ ong 0 0 – 2,4 0 0 0 22 Pin 0 0 0 – 1,2 0 0 – 0,2 (Nguồn: Sách khóa đào tạo ngắn hạn QLCTR đô thị dành cho cán bộ kỹ thuật, trường Đại học Văn Lang khóa I-2004) 2.5.5Hệ thống lưu trữ tại nguồn Hiện tại, các gia đình thường sử dụng thùng chứa CTR bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng chung một thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi xốp, nilon chứa CTR. Ở nhiều nơi các hộ sử dụng chung một thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi rồi để thành đống tại một điểm nhất định. Các loại chất thải không có giá trị hoặc có giá trị thấp được lưu trữ trong thùng chứa trong các túi nilon khi đến thời gian giao rác thì đem ra để trước cửa cho công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với các hộ không có ở nhà trong thời gian thu gom thì họ để sẳn trước cửa nhà, khi nào công nhân đến thì lấy luôn., chính hành động này tạo điều kiện cho những người thu nhặt ve chai có thể bươi móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Với các chất thải có giá trị thì thường được người dân lưu trữ trong nhà và bán cho những người thu mua phế liệu. Một số gia đình khá giả thì lại bỏ chung vào rác thải sinh hoạt hàng ngày. Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được bỏ ngay tại các lối đi trong chợ, công nhân vệ sinh sẽ vào tận bên trong để lấy rác. Tại các cơ quan, trường học, bệnh viện thì rác được chứa trong các thùng rác nhỏ và trung bình, đăng ký thu gom với các công ty dịch vụ công ích và các người thu gom tư nhân mỗi ngày đến lấy rác đưa đi. 2.5.6Công tác thu gom CTRSH từ hộ gia đình,cơ quan,trường học Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn. Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển). Lực lượng thu gom rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác. Đối với hộ gia đình thì CTRSH chứa trong các thùng chứa các loại, túi nilon… đặt sẵn trước cửa hoặc để trong nhà chờ người thu gom đến gọi thì mang ra. Công tác thu gom rác tại các hộ gia đình, các tổ chức, cơ quan, chợ, các trung tâm thương mại do 3 đơn vị thực hiện là Công ty Môi trường đô thị và 22 Công ty Dịch vụ Công ích quận huyện. Đối với quận Tân Phú, Bình Tân chưa có Công ty Dịch vụ Công ích nên Công ty Môi trường đô thị đảm nhận công tác thu gom, vận chuyển. Lực lượng thu gom vận chuyển rác ở các quận 2, 4, 6, Gò Vấp và Thủ Đức thì 60% rác từ hộ dân do lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện, 40% còn lại do các hợp tác xã và Công ty Dịch vụ Công ích quận huyện thực hiện. -Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. Hình 2.5:Thùng đựng rác -Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. Hiện nay toàn thành phố có khoảng 2800 xe 3-4 bánh hoạt động trong công tác thu gom. Hình 2.6: Xe lam thu gom rác thủ công Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: Công ty cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp. Bảng 2.5:Số lượng lao động thu gom CTRSH tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2006) STT Quận/Huyện Lao động thu công (người) Công lập Dân lập 1   Quận 1 270 73 2   Quận 2 30 50 3   Quận 3 131 370 4   Quận 4 68 130 5   Quận 5 140 200 6   Quận 6 158 185 7   Quận 7 86 120 8   Quận 8 150 125 9   Quận 9 33 160 10   Quận 10 136 140 11   Quận 11 100 250 12   Quận 12 32 110 13  Quận Phú Nhuận 96 288 14 Quận Bình Thạnh 236 220 15 Quận Tân Bình 325 464 16 Quận Tân Phú 96 130 17 Quận Thủ Đức 32 115 18 Quận Bình Tân 120 95 19 Quận Gò Vấp 74 165 20 Huyện Hóc Môn 23 40 21 Huyện Nhà Bè 30 85 22 Huyện Bình Chánh 96 215 23 Huyện Củ Chi 60 50 24 Huyện Cần Giờ 19 - Tổng cộng 2.541 3.780 (Nguồn: Tổng hợp của các quận, huyện, thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2006) Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất. Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp Lực lượng thu gom dân lập chiếm gần 60% lực lượng thu gom của toàn Thành phố, là lực lượng thu gom chủ yếu trong các đường nhỏ, đường hẻm mà xe cơ giới không vào được. Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế trong công tác thu gom nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lựclượng rác dân lập trong công tác bảo vệ môi trường cho Thành phố. Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của Thành phố. Theo quyết định 88, từ đầu tháng 5.2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKLTN.doc
  • docxbia khoa luan.docx
  • docLICAMD~1.DOC
  • docLICMON~1.DOC
  • docMCLC~1.DOC
Tài liệu liên quan