MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
PHẦN TÓM TẮT ii
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
Chương 1: TỔNG QUAN
1. Giới thiệu chương 1 1
2. Cơ sở hình thành 1
3. Mục tiêu nghiên cứu 1
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa nghiên cứu 2
6. Kết cấu khóa luận 3
7. Kết luận chương 1 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu chương 2 4
2.Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang 4
3.Cơ sở lý thuyết 4
3.1.Việc làm là gì? 4
3.2.Thế nào là một việc làm tốt 5
3.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp 5
3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc 5
3.5. Thu nhập 6
4.Thực trang làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay 6
5. Các giả định đo lường mức độ thành công của các cựu sinh viên 7
6.Các nghiên cứu có trước 8
7.Mô hình nghiên cứu 9
8.Kết luận chương 2 10
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chương 3 11
2.Tổng thể nghiên cứu 11
2.1.Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khoá 1, 2 , 3 11
2.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên 12
3. Thiết kế nghiên cứu 14
3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp 14
3.2.Nghiên cứu định tính – khám phá 14
3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm 15
3.4.Nghiên cứu định lượng chính thức 16
4.Thang đo 18
5.Kết luận chương 3 18
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chương 4 19
2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán 19
2.1.Tỷ lệ có việc làm 19
2.2.Tỷ lệ làm đúng ngành 21
2.3.Thu nhập 23
2.4. Địa bàn công tác 26
2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà sinh viên lựa chọn .26
2.6. Khả năng thích nghi công việc 28
2.7. Mức độ ổn định công việc 29
2.8.Mức độ hài lòng công việc hiện tại 32
2.9.Khả năng thăng tiến 32
2.10. Cựu sinh viên và những khoá đào tạo thêm 34
3. Mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp 34
3.1. Mối quan hệ xết quả xếp loại tốt nghiệp và chức vụ 34
3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 35
4. Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp 35
4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại 37
4.2. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 38
4.3. Mối quan hệ làm thêm và khả năng hoà nhập 39
4.4. Mối quan hệ làm thêm và chức vụ 39
4.5. Mối quan hệ làm thêm và thu nhập hiện tại 40
5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên Kế toán 40
6. Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo 41
6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế công việc 41
6.2. Các kỹ năng phẫm chất cần thiết cho các Kế toán viên 42
6.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Giới thiệu chương 5 45
2.Nhận xét chung 45
2.1. Bức tranh chung về tình trang việc làm của các cựu sinh viên 45
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm 45
3.Kiến nghị 47
4. Hạn chế của đề tài 48
PHỤ LỤC 49
74 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán Đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh doanh nông nghiệp – Khóa luận tốt nghiệp 2006, ĐH An Giang). Chính vì vậy mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm là rất lớn, số liệu cụ thể được thể hiện dưới bảng, biểu sau:
Biểu đồ 4: Tỷ lệ có việc làm/tổng mẫu nghiên cứu
Hiện nay có được việc làm là không dễ dàng chút nào nhưng con số 94,3 % sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm (cao hơn rất nhiều so với con số 70 % trung bình toàn quốc) đã thât sự gây ấn tượng. Điều này có một ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác giáo dục tại trường đại học An Giang nói chung và Khoa Kinh tế - QTKD nói riêng. Những thế hệ đầu tiên tốt nghiệp tại trường đã có thể ứng dụng kiến thức thực tế, kiếm ra đồng tiền nuôi sống bản thân, gia đình và giúp ích cho xã hội, và số lượng cựu sinh viên Kế toán, ĐH An Giang làm được điều này là không nhỏ.
Tỷ lệ thất nghiệp là 5,7 %, nhưng trong đó không phải là thất nghiệp hoàn toàn. Một số đang tập trung theo học lớp bồi dưỡng thi cao học để tìm kiếm một cơ hội làm việc cao hơn, một số thuộc đối tượng thất nghiệp tạm thời, đang chờ câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng và chỉ có thiểu số còn lại là chưa có ý định tìm kiếm việc làm.
Những con số trên là khái quát chung về tỷ lệ có việc làm, để có cái nhìn toàn diện hơn về vần đề này, tác giả xin cung cấp thêm một số thông tin sau:
2.1.1. Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân theo giới tính:
Biểu 5: Tỷ lệ có việc làm phân theo giới tính
Do đặc thù chuyên ngành Kế toán nên nữ giới theo học ngành này nhiều hơn nam và cũng có lẽ do đặc thù ngành này mà các Kế toán là các ứng viên nữ thường được ưa chuộng hơn so với nam giới, bằng chứng là số lượng cựu sinh viên Kế toán là nữ có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với nam giới (nữ 5% và nam là 7.7%). Tác giả không đánh giá thấp khả năng làm việc của nam giới trong công tác Kế toán, bằng chứng là tỷ lệ có việc làm của nam giới cũng xấp sỉ gần bằng nữ, nhưng công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng về sự cẩn trọng, tỷ mỷ và đa số nữ giới đều có bản chất này.
2.1.2. Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân loại theo thời điểm tốt nghiệp:
Biểu 6:Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp
Nhìn vào biểu đồ, cột tỷ lệ năm 2006 có lẽ gây sự chú ý nhất vì con số thất nghiệp cao nhất so với hai năm trước đó, điều này cũng thật sự dễ hiểu, vì nghiên cứu này được tiến hành đối với các cựu sinh viên và cựu sinh viên khóa ba là những đối tượng vừa tốt nghiệp ra trường, công việc đòi hỏi phải có quá trình tìm kiếm. Nhưng đây không phải là dấu hiệu đáng buồn vì con số thất nghiệp năm 2006 đa số thuộc về những đối tượng đang theo học cao học và thất nghiệp tạm thời.
2.1.3. Lý do xin được việc của các cựu sinh viên:
Tại sao có người là xin được việc làm, thậm chí có một công việc rất tốt, và bên cạnh đó lại có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường rồi nhưng đành ngậm ngùi ơ nhà phụ giúp gia đình vì không xin được việc. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho vấn đề này:
Biểu 7: Những lý do giúp các sinh viên có việc làm
Qua ý kiến thăm dò; học lực chuyên môn, kỹ năng thành thạo anh văn, tin học là những yếu tố góp phần chủ yếu cho sự thành công trong đoạn đường tìm kiếm việc làm của mình. Phần này tiến hành điều tra có vẻ hơi dư thừa, vì hầu như tất cả mọi người đều biết điều này nhưng thật sự điều tác giả muốn nói ở đây đó chính là muốn nhấn mạnh yếu tố tối cần thiết của ba lý do này, trình độ các nhà tuyển dụng cần là kỹ năng thật sự chứ không phải là những chứng chỉ mà chúng ta nắm giữ, nó chỉ là những tấm vé hợp lệ để chúng ta lọt qua vòng sơ tuyển hồ sơ.
Bên cạnh ba lý do chủ yếu thì những cựu sinh viên có ngoại hình, sức khỏe và mối quan hê rộng là những đối tượng dễ tìm kiếm việc làm nhất. Điều này có thể gây ra tâm lý mặc cảm cho các sinh viên không có đủ điều kiện này. Nhưng tầm quan trọng của các lý do này chỉ được đánh giá bình thường, nó chỉ được ưu tiên ở một số ngành nhất định. Nhìn vào biểu đồ trên, thì ba yếu tố về học lực và kỹ năng vẫn là ưu tiên một.
Tỷ lệ làm đúng ngành
Qua tham khảo ý kiến chuyên gia, những ngành nghề có thể xét là đúng và gần đúng ngành Kế toán là Kế toán, Kiểm toán, tài chính (bảo hiểm, ngân hàng,…). Còn ngoài ba lĩnh vực trên thì có thể xem là làm không đúng ngành nghề đào tạo.
Biểu 8: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề đào tạo
Theo các phiếu điều tra thì tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành là 86%, chỉ có 14% là phải làm những công việc khác như nhân viên giao dịch,…So với con số chỉ có 30% làm đúng ngành nghề của cả nước thì 86 % thật sự là con số tốt. Điều này, một phần nào đó cũng cho thấy nhu cầu về kế toán viên ở các doanh nghiệp tại An Giang rất cao và đặc biệt là các doanh nghiệp đã có những chính sách nhân sự mang tính chiến lược, tận dụng hợp lý chất xám cho lao động tỉnh nhà.
2.2.1. Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề phân theo giới tính:
Giữa các cựu sinh viên là nữ giới và nam giới quan niệm tầm quan trọng của việc làm việc đúng ngành nghề khác nhau như thế nào, bảng phân tích dưới đây không hoàn toàn cho kết quả tuyệt đối nhưng nó đã đảm bảo tính tin cậy cho xu thế lựa chọn ngành nghề của các cựu sinh viên được nghiên cứu:
Biểu 9: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề phân loại theo giới tính
Qua kết quả thu thập đã được xử lý, một thực tế cho thấy mức độ làm đúng ngành của nam giới cao hơn so với nữ (nam 100%, nữ 81,6%), điều này chứng tỏ mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc làm đúng ngành của nam giới cao hơn, họ thiên về làm để ứng dụng những kiến thức đã học.
Còn nữ giới, có thể đối với họ làm đúng ngành là tốt nhưng nếu không có điều kiện làm đúng ngành vẫn có thể làm những công việc khác, không ứng dụng hoàn toàn nhưng vẫn có thể sử dụng một phần kiến thức đã học và quan trọng là đem lại thu nhập đảm bảo cho cuộc sống.
2.2.2. Tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp
Biểu 10: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề phân theo thời điểm tốt nghiệp
Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề đào tạo tăng dần qua từng năm (năm 2004: 82,8%; năm 2005: 90%; năm 2006: 90,9%). Điều này rất phù hợp với xu thế ngày càng gia tăng về số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh. Tỷ lệ thuận với xu thế đó, các cựu sinh viên cũng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn những ngành nghề phù hợp với chuyên ngành mình học.
Đặc biệt năm 2006, năm mà theo khảo sát có số lượng cựu sinh viên công tác trong lĩnh vực Kế toán là cao nhất (năm 2004: 69%; năm 2005: 60% và năm 2006 là 90,9%). Riêng kiểm toán thì chưa có cựu sinh viên nào làm trong lĩnh vực này, vì hiện nay lĩnh vực này khá mới mẻ đối với An Giang, và cả trên toàn quốc, các cơ quan kiểm toán là không nhiều. Thêm vào đó, để công tác trong ngành này đòi hỏi phải có kinh nghiệm kế toán và vượt qua được kỳ thi kiểm toán do Bộ tài chính tổ chức. Nhưng có thể trong tương lai gần, con số sinh viên làm kiểm toán sẽ vượt ngưỡng “0”.
Thu nhập
2.3.1. Thu nhập tổng thể nghiên cứu:
Biểu 11: Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên
Biểu đồ cho ta một cái nhìn thật ấn tượng về con số từ 1 đến 3 triệu ( chiếm 82% tổng số cựu sinh viên được khảo sát). Trung bình thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động Việt Nam là 0.95 triệu (GDP năm 2006 là 11,5 triệu đồng) nhưng các cựu sinh viên chúng ta đã đạt cao hơn ngưỡng đó rất nhiều. So với mức sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu là hoàn toàn chấp nhận được. Thậm chí có rất nhiều sinh viên đạt mức trên 3 triệu (16%).
2.3.2. Thu nhập phân theo giới tính:
Biểu 12: Thu nhập phân loại theo giới tính
Trong hai đối tượng khảo sát thì thu nhập của nam giới có cao hơn so với nữ, trung bình thu nhập của nam giới là 2.133,33 ngàn đồng trong khi đó của nữ giới là 2.096,05 ngàn đồng. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do những yếu tố về sức khoẻ và nam giới thì ít bị ràng buộc với gia đình (cha mẹ, hoàn ảnh gia đình, anh chị em,…) hơn phụ nữ nên họ có điều kiện chọn lựa làm việc trong bất cứ môi trường nào. Nhưng con số chênh lệch đó không lớn, điều này chứng tỏ nữ giới ngày càng bình đẳng với các đồng nghiệp nam hơn trong vai trò tạo ra nguồn tài chính cho bản thân.
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập thấp hay cao, tùy theo năng lực, các cựu sinh viên An Giang đã biết khai thác triệt để năng lực của mình để hưởng mức thu nhập tương xứng.
2.3.3. Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp
Biểu 13: Thu nhập phân loại theo thời điểm tốt nghiệp
Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy một sự chênh lệch không lớn giữa các đối tượng vừa mới tốt nghiệp hay đã tốt ngiệp 2, 3 năm trước, do đó làm lâu năm chưa chắc đã tỷ lệ thuận với thu nhập vì hiện nay đa số các doanh nghiệp đều trả lương theo năng lực, những nhân viên cũ hay mới thu nhận nếu họ làm tốt như nhau đều được trả mức lương ngang bằng, họ có hơn nhau chăng chính là mức độ kinh nghiệm tích lũy.
Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức tổ chức Thương mai thế giới (WTO), giá lao động chúng ta ngày càng được nâng cao, đặc biệt là lao động chất lượng cao, do đó xu thế thu nhập của các sinh viên ngày càng gia tăng sẽ là điều tất yếu.
2.3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện tại:
Biểu 14: Mức độ hài lòng đối với thu nhập
26 % hài lòng với thu nhập hiện có, 54 % cảm thấy tạm được và còn lại 20 % cảm thấy chưa hài lòng. Đa số các cựu sinh viên đều cảm thấy chưa thoả mãn về vấn đề thu nhập. Khi mà hiện nay gia cả sinh hoạt ngày càng leo thang theo cấp số nhân nhưng với mức thu nhập chỉ tăng theo cấp số cộng thì mức độ thoả mãn không cao cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác nguyên nhân của vấn đề này còn do thu nhập không tỷ lệ thuận với khối lượng công việc họ phải đảm trách. Con số hơn 1/3 số cựu sinh viên khảo sát chưa hài lòng hoặc thấy tạm được đối với thu nhập mặc dù theo khảo sát thu nhập hiện tại của các cựu sinh viên cũng không phải là quá thấp, điều này không phải họ quá tự mãn với năng lực của họ, mà chí muốn các nhà sử dung lao động có cái nhìn sâu sát hơn về mức độ tương xứng giữa thu nhập và khối lượng công việc mà họ giao cho người lao động đảm nhận.
Thật sự đối với mỗi cá nhân là một suy nghĩ khác nhau, đối với người này mức thu nhập vậy là ổn, nhưng đối với người kia như vậy là còn quá thấp, chính vì thế những con số này thiên về tính cảm nhận của mỗi người.
Xem xét mức độ hài lòng đối với mức thu nhập hiện tại phân theo giới tính cho ra một kết quả rất bất ngờ, đa số nam giới cảm thấy hài lòng với mức thu nhập hiện có, còn nữ giới thì lại ngược lại. Điều này không phải vì mức thu nhập của giới nữ thấp hơn nam giới (vì theo kết quả khảo sát ở mục 4.1.3.2 thì thu nhập nữ giới không chênh lệch lắm so với nam giới), lại càng không thể do nữ giới phải làm việc nhiều hơn nam giới.
Ngay từ phần trên, tác giả đã trình bày, đánh giá mức độ hài lòng là do cảm nhận của mỗi người. Vì vậy, để lý giải cho điều này chỉ có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý. Vai trò của nữ giới trong gia đình là rất lớn, thường thì họ là những người có trọng trách giữ tài chính của gia đình và trực tiếp chi tiêu cho các khoản chi phí sinh hoạt, mà chi phí cho các khoản này không nhỏ. Chính vì tốc độ giá cả cứ leo thang từng ngày, họ cảm thấy có sự bất an trong cuộc sống gia đình tương lai nên đã hình thành trong tâm lý nữ giới cảm giác chưa thoả mãn đối với mức thu nhập mà họ nhận được.
Địa bàn công tác:
Biểu 15: Địa bàn công tác
Thành thị được tác giả định nghĩa bao gồm các phường và thị trấn, còn nông thôn là các xã. Qua khảo sát, hầu hết các cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp đều công tác chủ yếu ở các khu vực thành thị (98% tổng số nghiên cứu). Nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu, mà còn là kết quả đáng mừng vì thật sự cội rễ của vần đề này là do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh tại các miền nông thôn của khu vực. Theo số liệu của Cục thống kê An Giang năm 2005, tốc độ đô thị hoá năm 1990 là 18.5% nhưng đến năm 2005 con số đó đã là 27%, tăng trưởng không gian đô thị lên đến 3.450 ha.Một số địa phương trước đây chỉ là các xã nhưng nay được nâng lên thành các khu đô thị mới, các sinh viên trước đây công tác tại các xã nhưng nay đã là các thị trấn sầm uất nên mới đẩy tỷ lệ làm việc tại thành thì lên cao đến như vậy.
2.5. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn:
Biểu 16: Các loại hình doanh nghiệp sinh viên lựa chọn
Hiện nay, đa số tại An Giang là các thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước; tư nhân, cổ phần, TNHH, hộ gia đình và các hợp tác xã,…Còn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì rất ít. Chính vì thế, số lượng cựu sinh viên làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần, tư nhân và TNHH. Riêng con số làm trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến 54%. Chính những chính sách nhân sự có nhiều ưu đãi như chế độ BHXH, BHYT, phụ cấp, lương hưu, ưu đãi việc làm cho con cháu trong ngành… đã là những cục nam châm rất lớn tạo lực hút mạnh giới tri thức trẻ đến với xu thế lựa chọn truyền thống này, vì như thế họ có nhiều đảm bảo cho cuộc sống về sau..
Một đặc trưng của An Giang là có rất nhiều các hợp tác xã, nhưng đa số là các hợp tác xã đã được hình thành lâu năm đã có sẵn kế toán viên, hoặc đối với các hợp tác xã nhỏ, thường do chính các thành viên trong ban chủ nhiệm HTX làm kế toán nên như cầu tuyển dụng thường rất ít, chính vì thế con số khảo sát các cựu sinh viên Kế toán làm tại các HTX chưa tìm thấy.
Biểu 17: Tỷ lệ công tác trong mỗi thành phần kinh tế phân theo giới tính
Phân nửa số nam giới được khảo sát đều lựa chọn công tác trong các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và TNHH, còn đa số nữ giới lại chọn lựa doanh nghiệp Nhà nước. Thật sự, đứng ở góc độ công tác tại doanh nghiệp nào thì mức độ rủi ro cũng đều có, doanh nghiệp nào cũng phải đứng trước sự cạnh tranh, luôn có cơ hội phát triển và cũng tiềm ẩn nguy cơ phá sản, tương ứng với nó thì người lao động cũng chịu những kết quả và hậu quả tương tự. Nhưng công bằng có thể nói mức độ rủi ro khi công tác tại các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần hay TNHH cao hơn so với việc công tác tại doanh nghiệp Nhà nước, vì vốn dĩ các doanh nghiệp nhà nước đa số là đã được thành lập từ lâu đời, và quá trình kinh doanh cũng đã đảm bảo một bề dày kinh nghiệm. Với bản tính của đa số nam giới thích thử thách, mạo hiểm và sự lựa chọn nghề nghiệp của họ cũng có thể do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý này.
Khả năng thích nghi công việc
Biểu 18: Khả năng hòa nhập công việc
Bạn có hòa nhập công việc khi mới vào làm không? 24 % trả lời có, 58% hòa nhập tương đối và 18 % cảm thấy hơi khó khăn khi bắt đầu công việc thực tế. Một kết quả đáng mừng. Sự thích nghi công việc nhanh chính là một khởi đầu thật tốt trong mắt của tất cả các nhà tuyển dụng. Để làm tốt bất kỳ công việc gì đều phải có một quá trình, các sinh viên của chúng ta đã có một bước chuẩn bị thật tốt cho công việc sau ra trường, rút ngắn quá trình thích nghi, chính tỷ lệ hòa nhập công việc trên đã phản ánh điều đó.
2.6.1. Đánh giá khả năng hòa nhập công việc theo giới tính:
Biểu 19: Khả năng hòa nhập phân theo giới tính
Xem xét mức độ hòa nhập công việc giữa hai giới không có sự chênh lệch lớn, ở mức cảm thấy dễ hòa nhập nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng ở mức khó hòa nhập tỷ lệ cũng cao hơn như vậy. Xét trên toàn cục diện, nam giới có tâm lý hòa nhập không đồng đều bằng nữ giới (đa số nữ giới cảm thấy tương đối hòa nhập).
2.6.2. Đánh giá khả năng hòa nhập công việc theo thời điểm tốt nghiệp:
Biểu 20: Khả năng hòa nhập công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp
Những sinh viên tốt nghiệp năm 2004 cảm thấy dễ hòa nhập, nhưng càng về sau này lại càng khó hòa nhập, có thể kết quả này gây nhiều bâng khuân cho những người nhìn thấy.
Chuyên ngành Kế toán mà chúng ta đang được học là kế toán doanh nghiệp, nhưng ngày nay khi tốc độ đa dạng các loại hình kinh doanh ngày càng tăng thì đi kèm với nó cũng có muôn hình vạn trạng công việc mà họ phải đảm nhiệm, họ không chỉ làm kế toán doanh nghiệp mà còn công tác trong những lĩnh vực kế toán đặc thù như kế toán ngân hàng, nó chỉ giống một số vấn đề cơ bản, còn lại là khác hoàn toàn, đòi hỏi họ phải học hỏi từ đầu,..thêm vào đó, theo chính kiến tác giả, chương trình đào tạo của chúng ta còn thiên về lý thuyết quá nhiều chính điều đó làm rào cản cho khả năng hòa nhập thực tế của sinh viên.
Mức độ ổn định công việc
Khái niệm ổn định công việc hầu như trở thành câu nói “cửa miệng” của tất cả các người lao động khi được hỏi về mong muốn của mình đối với nghề nghiệp. Nhưng ổn định công việc không hẳn là tốt và thay đổi chỗ làm thường xuyên cũng không phải hoàn toàn xấu, điều này phụ thuộc vào suy nghĩ mỗi người trong cách nhìn nhận của cá nhân họ. Cách suy nghĩ nhìn nhận của các cựu sinh viên như thế nào, điều này có thể thể hiện một phần nào đó qua biểu đồ dưới đây.
Biểu 21: Mức độ ổn định công việc
Hơn phân nửa số cựu sinh viên được khảo sát chưa thay đổi chỗ làm lần nào, mặc dù theo khảo sát cũng hơn phân nửa trong số họ tạm chấp nhận hoặc chưa hài lòng với thu nhập của mình (trong phần 4.1.3.4). Điều này có hai hướng giải thích theo chủ quan tác giả như sau, thứ nhất các doanh nghiệp có nhiều chính sách khác ưu đãi ngoài lương tạo chất keo gắn kết níu chân lao động lại, thứ hai là do hiện nay để tìm kiếm một việc làm ổn định là rất khó khăn, nên các cựu sinh viên chưa muốn thay đổi chỗ làm của mình.
Ngày nay, để đánh giá mức độ thành công của một người thì mức độ ổn định công việc chưa chưa hẳn là một thước đo đúng. Có những người thay đổi chỗ làm thường xuyên vì họ muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn, hoặc muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, tỷ lệ có thay đổi chỗ làm chiếm 36% xét ở một khía cạnh nào đó cũng phản ánh một điều tích cực: một số lớp sinh viên luôn muốn vươn tới những cái tốt đẹp hơn cho bản thân mình.
Một số lượng không nhỏ đã từng thay đổi công viêc hơn một lần, nguyên nhân của vấn đề này sẽ được lý giải trong phần sau.
2.7.1. Đánh giá mức độ ổn định công việc theo giới tính:
Biểu 22:Mức độ ổn định công việc phân theo giới tính
So sánh mức độ ổn định công việc của hai loại đối tượng khảo sát thì nam giới được đánh giá là những người hay thay đổi nơi làm việc nhất. Điều này không gây nhiều bất ngờ vì xu hướng của nó hoàn toàn phù hợp với tính cách và tâm lý nam giới. Giới nữ thường được đánh giá là những người ưa thích sự ổn định, nhưng ngược lại giới nam lại thích được thử thách ở nhiều môi trường khác nhau, với họ được tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ mới thể hiện đúng bản chất của mình. Vì vậy, đây cũng là điều dễ hiểu khi các cựu sinh viên nam chúng ta lại có tỷ lệ thay đổi chỗ làm cao như vậy.
2.7.2. Đánh giá mức độ ổn định công việc theo thời điểm tốt nghiệp
Biểu 23: Đánh giá mức độ ổn định công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp
Điều này có lẽ bị ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách thời gian. Thời điểm nghiên cứu là năm 2007 nên kết quả là các cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2004 có tỷ lệ thay đổi chỗ làm nhiều nhất, các khóa 2 và 3 thì có mức độ ổn định tương đối ngang nhau. Nhưng theo khảo sát về mức độ hài lòng đối với thu nhập, đa số các sinh viên chỉ cảm thấy tạm được hoặc chưa hài lòng (trong phần 4.1.3.4) nên nếu chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp không có thay đổi nhiều thì xu hướng này sẽ có sự thay đổi.
Những nguyên nhân tác động đến việc thay đổi chỗ làm:
Xem xét các nguyên nhân tác động đến quyết định thay đổi chỗ làm của các cựu sinh viên, thì chế độ lương bổng thấp và không có môi trường để thăng tiến là những yếu tố chủ yếu khiến cho các cựu sinh viên phải rời bỏ các chỗ làm trước đây.
Trong bất kỳ môi trường làm việc ở đâu cũng vậy, ở nông thôn hay thành thị, ở trong nước hay nước ngoài thì yếu tố về lương bổng và có được một môi trường tốt cho sự thăng tiến của bản thân luôn là nhưng cú hích rất mạnh đối với người lao động. Người lao động ngày nay, đặc biệt là những lao động trí thức, quyền lựa chọn của họ là rất cao. Thêm vào đó, mặc dù chỉ là những đối tượng làm thuê nhưng tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn, vì vậy, rất cần đến những bước tính toán thật khoa học của các nhà sử dụng lao động.
Trên đây là nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, còn có những nguyên nhân khiến các cựu sinh viên phải bỏ việc nữa, nó xuất phát từ chính bản thân người lao động, đó chính là khả năng thích nghi. Mặc dù so với hai nguyên nhân kia, nó không phải là chủ yếu nhưng rời bỏ công việc vì nguyên nhân này cho thấy khả năng hòa nhập công việc và môi trường làm việc của sinh viên chúng ta chưa thật sự tốt mà nguyên nhân của nó đã được trình bày ở 4.1.6.
Mức độ hài lòng nghề nghiệp hiện tại:
Tỷ lệ cựu sinh viên đã từng thay đổi chỗ làm chiếm một tỷ lệ cũng khá cao (36% tổng số nghiên cứu). Thế còn đối với công việc hiện tại thì sao? Mức độ hài lòng của họ? Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 24: Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại
Mặc dù có một số không hài lòng với thu nhập được nhận nhưng đối với công việc hiện tại đang làm, các cựu sinh viên có một thái độ ôn hòa hơn nhiều. Không có trường hợp khảo sát nào cảm thấy bất mãn với công việc hiện tại của mình. Tất cả tổng thể nghiên cứu đều có một sự chấp nhận tương đối. Tuy nhiên, con số 52 % tạm hài lòng cho thấy các đối tượng này có thể thay đổi chỗ làm ngay nếu có một công việc tốt hơn.
Trong đó, các cựu sinh viên là nam đã có sự chuyển hướng, mặc dù là đối tượng hay thay đổi chỗ làm nhất nhưng đối với các công việc hiện nay đang đảm nhiệm, giới nam đã bộc lộ sự hài lòng. Mặc dù không có mức độ hài lòng bằng nam giới, nhưng nữ giới cũng chấp nhận được các công việc hiện tại của mình.
2.9.Khả năng thăng tiến
Hiện nay, ở cương vị quản lý, có 6 % các cựu sinh viên đang đảm nhiệm trọng trách này. Một bộ phận nhỏ các cựu sinh viên đã thành công trong quá trình phấn đấu của mình, họ đã chứng tỏ được bản lĩnh nổi trội hơn so với các nhân viên khác (trong đó có các các nhân viên là các cựu sinh viên của trường khác). Một tỷ lệ nhỏ nhưng cũng thể hiện một chút gì đó tính ưu việt của môi trường giáo dục tại đại học An Giang.
Biểu 25: Khả năng thăng tiến theo giới tính
Trong đó số các nhà quản lý đó, nam sinh viên chiếm một tỷ lệ cao hơn so với nữ giới (nam: 8,3%; nữ: 5,3%), nhưng không quá lớn, điều này chứng tỏ nữ giới cũng đã biết thể hiện bản lĩnh của mình dưới ánh mắt của các nhà quản trị cấp cao hơn.
Biểu 26: Khả năng thăng tiến phân theo thời điểm tốt nghiệp
Theo từng thời điểm tốt nghiệp, đa số các cựu sinh viên nắm giữ vị trí quản lý đều là những sinh viên khóa hai. Thường thì để trở thành một nhà quản lý đòi hỏi phải có quá trình phấn đấu để chứng tỏ với các nhà quản trị cấp cao hơn bản lĩnh của mình, nhưng việc vị trí các nhà quản lý ít rơi vào các cựu sinh viên năm nhất, không hẳn là do họ thiếu bản lĩnh, mà để trở thành nhà quản lý ngoài yếu tố thâm niên, có bản lĩnh còn có nhiều yếu tố khác để cân nhắc.
2.10.Cựu sinh viên và những khóa đào tạo thêm:
Biểu 27: Các khóa học sau khi tốt nghiệp ra trường
Theo quy chế của nhà trường sinh viên muốn nhận bằng tốt nghiệp phải đảm bảo các chứng chỉ trình độ B ngoại ngữ, A tin học. Nhưng sau khi tốt nghiệp, đa số các cựu sinh viên đều phải theo học các lớp ngắn hạn về hai kỹ năng trên, điều này có thể thấy, đòi hòi về kỹ năng thành thạo ngoại ngữ, tin học là những nhu cầu rất thiết yếu mà các nhà tuyển dụng mong muốn ở nhân viên mình. Điều này không phải đánh giá thấp phương thức đào tạo kỹ năng ngoại ngữ và tin học tại trường, mà quá trình rèn luyện các kỹ năng này đòi hỏi phải liên tục, dựa trên nền tảng đã được học tại trường các cựu sinh viên phải không ngừng trau dồi để cập nhật những điều mới cũng như hoàn thiện hơn các kỹ năng này.
14% cựu sinh viên làm trái nghề, số còn lại một số làm kế toán doanh nghiệp nhưng cũng có một số làm kế toán ngân hàng, tài chính,…nên số sinh viên phải bổ trợ thêm các kiến thức cùng chuyên ngành và khác chuyên ngành cũng tương đối nhiều. Thêm vào đó, ở một số doanh nghiệp có tổ chức các khóa học bổ trợ nghiệp vụ nên các cựu sinh viên có điều kiện học thêm, nâng tỷ lệ học các khóa học ngắn hạn cùng chuyên ngành và khác chuyên ngành lên cao.
Cũng có một bộ phận nhỏ các cựu sinh viên đang theo các khóa luyện thi cao học, nâng cao kiến thức, chuẩn bị cho kế hoạch tương lai sau này.
3. Mối quan hệ giữa kết quả học tập và sự thành công trong công việc hiện nay của cựu sinh viên:
3.1. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và chức vụ:
Biểu 28: Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và chức vụ
Để trở thành những người quản lý, ngoài có những kỹ năng nổi trội thì những kiến thức chuyên môn giỏi luôn là điều kiện đi kèm, điều này hoàn toàn tương ứng với kết quả nghiên cứu khi đa số các cựu sinh viên giữ chức vụ quản lý đều là những người có xếp loại tốt nghiệp khá, giỏi. Trong đó, các sinh viên loại giỏi làm quản lý khá nhiều (20% số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi). Chính sự chăm chỉ đầu tư kiến thức, vững vàng chuyên môn là bước đệm rất lớn cho con đường thăng tiến của mỗi cá nhân.
3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập:
Biểu 29:Thu nhập theo xếp loại tốt nghiệp
Có một điều gây bất ngờ lớn khi các cựu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi thì giữ các chức vụ cao nhưng điều đó không hẳn các đối tượng này đã có thu nhập cao hơn các sinh viên tốt nghiệp khá, TB khá. Bằng chứng là qua kết quả tổng hợp nghiên cứu, đa số các sinh viên có xếp l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MAI THI NHU QUYNH.doc