Khóa luận Khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế

Cuối thế kỷ XVII, Thụy Lôi bắt đầu thời kì “đô thị hóa”, đánh dấu bởi sự kiện chúa Nguyễn Phúc Thái (1650 - 1691) chọn làm phủ chính từ năm Đinh Mão (1687). Từ đó làng thay bằng tên mới: Phú Xuân, mùa xuân dồi dào, giàu có. Phạm vi làng Phú Xuân (mang đơn vị xã) khá rộng, bao gồm cả một phần đất bờ nam sông Hương lẫn sông Phú Cam gọi là vùng “Lâm Lộc”, nơi có ấp Trường Giang mà một tờ khế dân gian năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742) ghi thuộc xã Phú Xuân. Xã Phú Xuân bấy giờ thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong được Lê Quý Đôn miêu tả như sau: “Đất rộng bằng như bàn tay, độ hơn mười dặm, ở trong chính là dinh, đất cao, bốn bề đều thấp, tức là chỗ nổi bật ở giữa đất bằng, ngồi vị càn (tây bắc), trông hướng tốn (đông nam), dựa ngang sống đất, trông xuống bến sông, đằng trước là quần sơn, chầu về la liệt, toàn thu nước ở bên hữu, vật lực thịnh giàu ”[17, tr.112].

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quân Tôn Thần, bảo vệ đất nước, giúp đỡ nhân dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được tặng sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Nay đúng dịp trẫm tứ tuần đại khánh ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch tăng thêm cho thần là: Quang Ý Trung Đẳng Thần, đặc biệt chuẩn cho phụng thờ để ghi nhớ ngày mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai ! Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924) 2.3. Sắc phong làng Dương Xuân Thượng (Phân biệt với làng Dương Xuân ở trên) 2.3.1. Vị trí địa lý và lịch sử của làng Dương Xuân là một trong những làng cổ nhất ở phía nam sông Hương ngoại vi kinh thành Huế; sách Ô châu cận lục ghi thuộc huyện Tư Vinh [1; tr.62], sách Phủ biên tạp lục thì ghi thuộc tổng Vỹ Dã huyện Hương Trà [17; tr.79]. “Đến đầu thế kỷ XIX, theo địa bạ đông giáp các xã Thiên Lộc (sau đổi Thọ Lộc), Phú Xuân, Dương Phẩm, An Cựu, tây giáp xã Phú Xuân và đường quan, nam giáp xã Phú Xuân, bắc giáp xã Thiên Lộc và Phú Xuân. Tổng diện tích 2360 mẫu 8 sào 6 tấc 2 phân. Dưới triều Tự Đức (1848 - 1883), do sự tranh chấp ngôi tiên chỉ của hai ông thượng thư Nguyễn Hữu Bài và Lê Bá Thận, nên làng chia đôi thành thượng và hạ, lập hai hệ đình miếu, mỗi bên đều có sáu họ: Lê, Nguyễn, Mai, Trương, Hồ, Phạm. Thời Khải Định (1916 - 1925), phần lớn đất được cắt nhập vào phường Đệ Cửu (nay phường Phú Nhuận). Nay làng Dương Xuân (gồm cả thượng và hạ) thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế” [32; tr.101]. Đình làng Dương Xuân thượng là đình đầu tiên, hình thành trước khi làng bị chia tách làm hai. Tương truyền đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV, trên sườn đồi với vườn cây bao quanh, trước mặt đình có con suối chảy qua, hình thế rất đẹp. Quy mô hiện nay là do đợt đại trùng tu năm 1959, với khuôn viên rộng 1500m2, phía trước có bốn trụ biểu, hai bên sân là hai miếu thờ hai Thành hoàng làng (Đô tổng binh thiêm sự Lê quý công và Đô quản lãnh Nguyễn quý công). Ngôi đình được xây dựng theo kiểu nhà rường 3 gian hai chái, bên trong có ba gian thờ, một bức hoành phi, với hơn 20 cặp câu đối chủ yếu được khắc vào thời Bảo Đại. Hồ sơ chỉ còn 19 sắc phong và một bài văn tế của làng được lưu giữ tại đình. Các địa bạ và hương ước hiện tại không còn lưu giữ ở đình mà đã tản mát trong dân gian. 2.3.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng Hiện làng còn lưu giữ được 3 sắc phong Thành hoàng, trong đó có 2 bản hợp phong (sắc phong chung cho các vị thần). 成 泰 貳 年 貳 月 貳 拾 日 民 欽 哉 神 特 準 依 舊 奉 事 神 其 相 佑 保 我 黎 耿 命 緬 念 神 庥 著 封 為 敦 凝 翊 保 中 興 之 蒙 頒 給 敕 文 肆 今 丕 承 隍 之 神 護 國 庇 民 稔 著 靈 應 向 來 未 敕 承 府 香 水 縣 楊 春 上 社 奉 事 本 土 城 Phiên âm: Sắc: Thừa phủ, Hương Thuỷ huyện, Dương Xuân Thượng xã, phụng sự Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị mông ban cấp sắc văn. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai Thành Thái nhị niên nhị nguyệt nhị thập nhật Dịch nghĩa: Sắc cho: xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên phụng thờ Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, bảo vệ đất nước, che chở nhân dân, đã từng linh ứng, trước nay chưa từng được phong tặng. Nay trẫm nhận mệnh lớn, nghĩ đến sự che chở của thần, nên phong là: Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở và giúp đỡ cho dân của ta. Khâm tai ! Thành Thái năm thứ 2, ngày 20 tháng 2 (1890) 維 新 參 年 捌 月 拾 壹 日 國 慶 而 申 祀 典 欽 哉 詔 覃 恩 禮 隆 登 秩 特 準 依 舊 奉 事 用 誌 敕 封 準 其 奉 事 維 新 元 年 晉 光 大 禮 經 頒 寶 保 中 興 本 土 城 隍 之 神 節 頒 給 中 興 古 跡 楊 丕 赤 眉 顯 應 之 神 敦 凝 翊 南 察 海 狼 獺 二 大 將 軍 之 神 端 肅 翊 保 軍 松 江 文 忠 中 等 神 澄 湛 翊 保 中 興 東 望 光 懿 翊 保 中 興 已 未 科 進 士 飛 鄆 將 興 高 閣 廣 度 上 等 神 顯 文 彰 節 芳 猷 崚 弘 謨 偉 略 敦 厚 孚 佑 濯 洋 卓 偉 翊 保 中 敕 旨 承 天 府 香 水 縣 楊 春 上 社 從 前 奉 事 Phiên âm: Sắc chỉ: Thừa Thiên phủ, Hương Thuỷ huyện, Dương Xuân Thượng xã, tòng tiền phụng sự Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Đông Nam Sát Hải Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Chi Thần; Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Cổ Tích Dương Phi Xích Mi Hiển Ưng Chi Thần; Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, tiết ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật Dịch nghĩa: Sắc chỉ cho: xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Đông Nam Sát Hải Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Chi Thần; Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Cổ Tích Dương Phi Xích Mi Hiển Ưng Chi Thần; Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Duy Tân nguyên niên, đại lễ đăng quang, đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng cấp bậc, đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai ! Duy Tân năm thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909) 啟定玖年柒月貳拾五日 尊 神 特 準 奉 事 用 誌 國 慶 而 申 祀 典 欽 哉 神 簽 事 黎 府 君 陣 兵 笵 強 府 君 尊 神 著 加 贈 端 肅 加 贈 汪 潤 中 等 神 赤 眉 顯 應 尊 神 著 加 贈 光 懿 中 等 隍 尊 神 均 加 贈 靜 厚 中 等 神 狼 獺 二 大 將 軍 尊 神 著 事 松 江 文 忠 中 等 神 著 加 贈 卓 偉 上 等 神 土 地 城 詔 覃 恩 禮 隆 登 秩 高 閣 廣 度 上 等 神 特 準 依 舊 奉 頒 給 敕 封 準 許 奉 事 肆 今 正 值 朕 四 旬 大 慶 節 經 頒 寶 府 君 尊 神 護 國 庇 民 稔 箸 靈 應 節 蒙 君 尊 神 翊 保 中 興 靈 扶 顯 化 純 德 本 土 陣 兵 笵 強 顯 應 尊 神 翊 保 中 興 靈 扶 本 土 都 總 兵 簽 事 黎 府 獺 二 大 將 軍 尊 神 端 肅 翊 保 中 興 古 跡 楊 丕 赤 眉 尊 神 勇 敏 嚴 翼 桓 毅 澄 湛 翊 保 中 興 東 南 察 海 狼 凝 翊 保 中 興 土 地 尊 神 敦 凝 翊 保 中 興 本 土 城 隍 士 飛 鄆 將 軍 松 江 文 忠 中 等 神 厚 濟 廣 施 博 惠 敦 神 顯 文 彰 節 芳 猷 崚 望 光 懿 翊 保 中 興 已 未 科 進 略 敦 厚 孚 佑 濯 洋 卓 偉 翊 保 中 興 高 閣 廣 度 上 等 敕 承 天 府 香 水 縣 楊 春 上 社 從 前 奉 事 原 贈 弘 謨 偉 Phiên âm: Sắc chỉ: Thừa Thiên phủ, Hương Thuỷ huyện, Dương Xuân Thượng xã, tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng thần; Hậu Tế Quảng Thi Bác Huệ Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thổ Địa Tôn Thần; Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Tôn Thần; Dũng Mẫn Nghiêm Dực Hoàn Nghị Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Đông Nam Sát Hải Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Tôn Thần; Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Cổ Tích Dương Phi Xích Mi Hiển Ưng Tôn Thần; Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Bổn Thổ Đô Tổng Binh Thiêm Sự Lê Phủ Quân Tôn Thần; Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Hiển Hoá Thuần Đức Bổn Thổ Trận Binh Phạm Cường Phủ Quân Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị (trực), trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần đặc chuẩn y cựu phụng sự; Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần trứ gia tặng: Trác Vĩ Thượng Đẳng Thần; Thổ Địa Thành Hoàng Tôn Thần quân gia tặng: Tĩnh Hậu Trung Đẳng Thần; Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Tôn Thần trứ gia tặng: Uông Nhuận Trung Đẳng Thần; Xích Mi Hiển Ưng Tôn Thần trứ gia tặng: Quang Ý Trung Đẳng Thần; Thiêm Sự Lê Phủ Quân Trận Binh Phạm Cường Phủ Quân Tôn Thần trứ gia tặng: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật Dịch nghĩa: Sắc chỉ cho: xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ các vị nguyên tặng là: Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng thần; Hậu Tế Quảng Thi Bác Huệ Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thổ Địa Tôn Thần; Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Tôn Thần; Dũng Mẫn Nghiêm Dực Hoàn Nghị Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Đông Nam Sát Hải Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Tôn Thần; Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Cổ Tích Dương Phi Xích Mi Hiển Ưng Tôn Thần; Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Bổn Thổ Đô Tổng Binh Thiêm Sự Lê Phủ Quân Tôn Thần; Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Hiển Hoá Thuần Đức Bổn Thổ Trận Binh Phạm Cường Phủ Quân Tôn Thần, bảo vệ đất nước, che chỏ nhân dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban cấp sắc phong chuẩn cho phụng thờ. Nay đúng dịp Trẫm tứ tuần đại khánh ban cho bảo chiếu, mở rộng ân trạch nâng bậc tăng thêm cho Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần nên gia tặng là: Trác Vĩ Thượng Đẳng Thần; Thổ Địa Thành Hoàng Tôn Thần đều gia tặng: Tĩnh Hậu Trung Đẳng Thần; Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Tôn Thần nên gia tặng là: Uông Nhuận Trung Đẳng Thần; Xích Mi Hiển Ưng Tôn Thần nên gia tặng là: Quang Ý Trung Đẳng Thần; Thiêm Sự Lê Phủ Quân Trận Binh Phạm Cường Phủ Quân Tôn Thần nên tặng là: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ, để ghi nhớ ngày mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai ! Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924) 2.4. Sắc phong làng Đốc Sơ 2.4.1.Vị trí địa lý và lịch sử của làng Không có nhiều tư liệu về thời điểm thành lập làng, nhưng trong sách Phủ biên tạp lục có ghi làng thuộc tổng An Vân, huyện Hương Trà [17; tr.79], nay thuộc phường An Hòa, thành phố Huế. Làng nằm sát góc tây bắc kinh thành Huế, bên ngoài sông Hậu, hai bên Quốc lộ 1. Khai canh gồm các vị thuộc họ Lê, Phan, Nguyễn. Thời Nguyễn có làm nghề giấy khá nổi tiếng. “Ngôi đình cũng không rõ dựng vào năm nào, nhưng được trùng tu gần đây vào các năm 1954, 1972, 1995, tọa lạc phía bắc cầu An Hòa, theo con đường làng sau khi qua một cây cầu. Đình quay về hướng tây, phía trước có hồ hình chữ nhật thông với con hói chảy qua làng, bên hữu tiếp giáp với ngôi chùa. Khuôn viên rộng khoảng 600m2, chính điện được xây bằng bê tông cốt thép, nội thất cũng có ba án thờ được đúc bằng xi măng, trên lợp ngói liệt” [32; tr.106]. Tư liệu hiện lưu giữ trong đình chỉ còn 16 bức sắc phong, trong đó có 5 bức đã không còn nguyên vẹn, với một bản văn tế của làng, hiện đang lưu giữ tại đình làng. 2.4.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng Làng Đốc Sơ hiện còn 6 bản sắc phong phong cho thần Thành hoàng, nhưng trong đó có 3 bản đã bị rách nát, hư hỏng. Dưới đây chúng tôi xin trích dịch bản sắc phong Thành hoàng thời Minh Mạng. 明命柒年捌月貳拾五日 神其相佑保我黎民欽哉 許香茶縣篤初社依舊奉事 隆顯號可加贈保安之神仍準 肆今光詔鴻圖緬念神庥宜 世祖高皇帝統一海宇慶被神人 德經有社民奉事奉我 敕 篤初 城隍之神護國庇民顯有功 Phiên âm: Sắc: Đốc Sơ Thành Hoàng Chi Thần, hộ quốc tí dân, hiển hữu công đức, kinh hữu xã dân phụng sự. Phụng ngã Thế tổ Cao Hoàng đế, thống nhất hải vũ, khánh bị thần nhân. Tứ kim quang thiệu hồng đồ, miến niệm thần hưu, nghi long hiển hiệu, khả gia tặng: Bảo An Chi Thần. Nhưng Chuẩn hứa Hương Trà huyện, Đốc Sơ xã, y cựu phụng sự, thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai Minh Mạng thất niên bát nguyệt nhị thập ngũ nhật Bài dịch: Sắc cho: Thần Thành Hoàng xã Đốc Sơ, giữ nước giúp dân, hiển rõ công đức, đã từng được xã dân phụng thờ. Đức Thế tổ Cao hoàng đế ta thống nhất đất nước, đem lại hạnh phúc cho thần và người. Đến nay, trẫm được vinh dự nối nghiệp lớn, nghĩ đến công ơn che chở của thần, nên cần nêu rõ danh hiệu, hãy tặng thêm là: Bảo An Chi Thần, chuẩn cho xã Đốc Sơ, huyện Hương Trà phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ và bảo vệ cho lê dân của ta. Khâm tai! Minh Mạng năm thứ 7, ngày 25 tháng 8 (1926) 2.5. Sắc phong làng Nguyệt Biều 2.5.1. Vị trí địa lý và lịch sử của làng Theo Ô châu cận lục, làng Nguyệt Biều thuộc huyện Kim Trà [1; tr.57], còn trong sách Phủ biên tạp lục thì không thấy ghi . Trong địa bạ thời Gia Long, Nguyệt Biều thuộc tổng Kim Long, huyện Hương Trà, qua thế kỷ XX thì đổi tên là xã Thủy Biều thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc thành phố Huế. Làng Nguyệt Biều là nơi cư ngụ của nhiều dòng họ nổi tiếng như họ Hoàng, họ Hồ, họ Thân, họ Đặng Đức…. Phong cảnh thoáng mát với dòng sông Hương chảy quanh từ đầu đến cuối làng tạo nên một nét thơ mộng, đầu làng có đồi Vọng Cảnh, cuối làng có Thành Lồi, cùng với nhiều di tích như Hổ Quyền, đền Voi Ré và đình Long Thọ Cương (đình này nay không còn, chỉ lưu lại một tấm bia). Ngôi đình hiện tọa lạc trên đường Bùi Thị Xuân, với một khuôn viên rộng rãi, đình cách bờ sông Hương khoảng 150m. Dân cư sống bao quanh đình vì làng thành lập sớm, khoảng thế kỷ thứ XV. Đình làng không rõ được xây dựng từ khi nào, chỉ biết ngôi đình này đã trải qua đợt đại trùng tu vào năm 1862, đến năm 1960 có sửa chữa nhỏ và mới đây nhất là đợt trùng tu năm 2007. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc ba gian hai chái, chính điện gồm ba gian thờ, cùng với ba bức hoành phi có lạc khoản vào thời Tự Đức (1848 - 1883). Tư liệu của đình nay chỉ còn 19 bản sắc phong, nhưng không lưu giữ tại đình mà được giữ tại miếu Thành Hoàng.Chú thích: 1 Có lẽ do ghi bị sót Qua khảo sát thực địa 2.5.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng Hiện nay tại miếu Thành hoàng làng còn lưu giữ được 4 sắc phong của các thời Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Duy Tân. 紹 治 貳 年 拾 壹 月 初 捌 日 欽 哉 依 舊 奉 事 神 其 相 佑 保 我 黎 民 隍 之 神 仍 準 許 香 水 縣 月 瓢 社 耿 命 緬 念 神 庥 可 加 贈 保 安 正 直 城 保 詔 覃 恩 禮 隆 登 秩 肆 今 丕 膺 聖 祖 仁 皇 帝 五 旬 大 慶 節 欽 奉 贈 敕 準 許 奉 事 明 命 貳 拾 壹 年 值 我 稔 著 靈 應 節 蒙 頒 給 敕 月 瓢 保 安 城 隍 之 神 護 國 庇 民 Phiên âm: Sắc: Nguyệt Biều Bảo An Thành Hoàng Chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng sự. Minh Mạng nhị thập nhất niên, trị ngã Thánh tổ Nhân Hoàng đế ngũ tuần đại khánh tiết, khâm phụng bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Bảo An Chính Trực Thành Hoàng Chi Thần. Nhưng chuẩn hứa Hương Thuỷ huyện, Nguyệt Biều xã, y cựu phụng sự. Thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai Thiệu Trị nhị niên thập nguyệt sơ bát nhật Dịch nghĩa: Sắc cho: Thần Bảo An Thành Hoàng xã Nguyệt Biều giữ nước giúp dân, đã từng linh ứng, từng được nhờ ban sắc tặng, chuẩn cho phụng thờ. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), gặp tiết ngũ tuần đại khánh của đức Thánh tổ Nhân hoàng đế ta, đã vâng bửu chiếu ra ơn, long trọng ghi vào cấp bậc. Đến nay, ứng theo mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, hãy tặng thêm: Bảo An Chính Trực Thành Hoàng Chi Thần, vẫn chuẩn cho xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho nhân dân của ta. Khâm tai ! Thiệu Trị năm thứ hai, ngày 8 tháng 11 (1842) 嗣 德 參 拾 參 年 拾 壹 月 貳 拾 肆 日 哉 準 依 舊 奉 事 用 誌 國 慶 而 伸 祀 典 欽 旬 大 慶 節 頒 寶 詔 覃 恩 禮 隆 登 秩 特 敕 封 準 其 奉 事 嗣 德 三 十 一 年 正 值 朕 五 城 隍 之 神 節 經 頒 給 江 文 忠 中 等 神 保 安 正 直 佑 善 敦 疑 崚 望 光 懿 已 未 科 進 士 飛 鄆 將 軍 松 中 興 高 閣 廣 上 等 神 顯 文 彰 節 芳 猷 弘 謨 偉 略 敦 厚 孚 佑 濯 洋 卓 偉 翊 保 敕 旨 承 天 府 香 水 縣 月 瓢 社 從 前 奉 事 Phiên âm: Sắc chỉ: Thừa Thiên phủ, Hương Thuỷ huyện, Nguyệt Biều xã, tòng tiền phụng sự Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Tự Đức tam thập nhất niên, chính trị trẫm Ngũ tuần Đại khánh tiết, ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật Dịch nghĩa: Sắc chỉ cho: xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, trước đây đã phụng thờ Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi Thần. Đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Năm Tự Đức thứ 31 đúng lễ Ngũ Tuần Đại Khánh của trẫm, đã ban bảo chiếu, mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng cấp. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai ! Tự Đức năm thứ 33, ngày 24 tháng 11 (1880) 同 慶 貳 年 柒 月 初 壹 日 其 相 佑 保 我 黎 民 欽 哉 仍 準 許 香 水 縣 月 瓢 社 依 舊 奉 事 神 耿 命 緬 念 神 庥 可 加 贈 翊 保 中 興 各 等 神 贈 敕 畱 祀 肆 今 丕 膺 經 蒙 頒 給 隍 之 神 向 來 護 國 庇 民 稔 著 靈 應 節 神 保 安 正 直 佑 善 敦 凝 翊 保 中 興 城 未 科 進 士 飛 鄆 將 軍 松 江 文 忠 中 等 上 等 神 顯 文 彰 節 芳 猷 崚 望 光 懿 已 敕 弘 謨 偉 略 敦 厚 孚 佑 濯 洋 卓 偉 高 閣 Phiên âm: Sắc: Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Cao Các Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần, hướng lai hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết kinh mông ban cấp tặng sắc lưu tự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Dực Bảo Trung Hưng Các Đẳng Thần. Nhưng chuẩn hứa Hương Thuỷ huyện, Nguyệt Biều xã y cựu phụng sự, thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật Dịch nghĩa: Sắc cho: Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Cao Các Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần, từ trước đến này đã từng giúp đỡ đất nước, che chở nhân dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban cấp sắc phong để lưu giữ. Đến nay, ứng theo mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, hãy tặng thêm: Dực Bảo Trung Hưng Các Đẳng Thần. Đặc biệt chuẩn cho xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ và bảo vệ cho lê dân của ta. Khâm tai ! Đồng Khánh năm thứ 2, ngày 1 tháng 7 (1887) 維 新 參 年 捌 月 拾 壹 日 用 誌 國 慶 而 申 祀 典 欽 哉 寶 詔 覃 恩 禮 隆 登 秩 特 準 依 舊 奉 事 敕 封 準 其 奉 事 維 新 元 年 晉 光 大 禮 經 頒 頒 給 佑 善 敦 疑 翊 保 中 興 城 隍 之 神 節 經 鄆 將 軍 松 江 文 忠 中 等 神 保 安 正 直 崚 望 光 懿 翊 保 中 興 已 未 科 進 士 飛 中 興 高 閣 廣 上 等 神 顯 文 彰 節 芳 猷 弘 謨 偉 略 敦 厚 孚 佑 濯 洋 卓 偉 翊 保 敕 旨 承 天 府 香 水 縣 月 瓢 社 從 前 奉 事 Phiên âm: Sắc chỉ: Thừa Thiên phủ, Hương Thuỷ huyện, Nguyệt Biều xã tòng tiền phụng sự Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hữu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần, tiết kinh ban cấp Sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật Bài dịch: Sắc chỉ cho: xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hữu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Duy Tân nguyên niên, đại lễ đăng quang, đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng cấp bậc, đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai ! Duy Tân năm thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909) 2.6. Sắc phong làng Phú Xuân 2.6.1. Vị trí địa lý và lịch sử của làng Đây là một trong ít làng cổ đã có mặt trên đất Thuận Hóa từ trước thế kỷ XVI, thời điểm ra đời cụ thể từ khi nào thì cho đến nay chúng ta chưa xác định được vì thiếu tài liệu, chỉ biết rằng “tên khai sinh” của nó là Thụy Lôi, nhờ có sự mách bảo của Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục: Đất Phú Xuân huyện Hương Trà xưa là xã Thụy Lôi [17, tr.78]. Trước đó hai thế kỷ, năm 1553 Dương Văn An chỉnh lí sách Ô châu cận lục ghi xã Thụy Lôi thuộc huyện Kim Trà, phủ Triệu Phong[1, tr.57]. Cũng theo Dương Văn An, làng này có nghề “dùng trâu kéo mật mía”, “lưới làng Thụy Lôi rất tốt” [1, tr.70]. Trước đó nữa thì chưa thấy một tư liệu nào nhắc đến làng Thụy Lôi. Theo tập truyền địa phương, Thành hoàng làng là Hoàng Hối Khanh. Nếu tập truyền đó đúng thì làng thành lập không lâu sau năm 1307 và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XV khi nhà Hồ (1400 - 1407) đắp đường thiên lý, mở rộng lãnh thổ về phương nam và tích cực khai thác hai châu Thuận, Hóa. Một bằng chứng hiện thực là địa bạ đến thời Gia Long vẫn còn ghi các xứ tên ông Hoàng, cửa kinh ông Hoàng, có thể do Hoàng Hối Khanh quản lý hay khai thác. Cuối thế kỷ XVII, Thụy Lôi bắt đầu thời kì “đô thị hóa”, đánh dấu bởi sự kiện chúa Nguyễn Phúc Thái (1650 - 1691) chọn làm phủ chính từ năm Đinh Mão (1687). Từ đó làng thay bằng tên mới: Phú Xuân, mùa xuân dồi dào, giàu có. Phạm vi làng Phú Xuân (mang đơn vị xã) khá rộng, bao gồm cả một phần đất bờ nam sông Hương lẫn sông Phú Cam gọi là vùng “Lâm Lộc”, nơi có ấp Trường Giang mà một tờ khế dân gian năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742) ghi thuộc xã Phú Xuân. Xã Phú Xuân bấy giờ thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong được Lê Quý Đôn miêu tả như sau: “Đất rộng bằng như bàn tay, độ hơn mười dặm, ở trong chính là dinh, đất cao, bốn bề đều thấp, tức là chỗ nổi bật ở giữa đất bằng, ngồi vị càn (tây bắc), trông hướng tốn (đông nam), dựa ngang sống đất, trông xuống bến sông, đằng trước là quần sơn, chầu về la liệt, toàn thu nước ở bên hữu, vật lực thịnh giàu…”[17, tr.112]. “Sau khi chiếm lại kinh đô Phú Xuân (1801) và khai sáng ra triều Nguyễn, vua Gia Long quyết định chọn Phú Xuân, nơi có “nhân dân đông đúc, tập tục thuần lương, văn vật vẻ vang” làm kinh đô của một nước đã “thống nhất được dư đồ cương vực” rộng lớn và hoàn chỉnh từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Ông muốn xây dựng một thành trì có quy mô xứng đáng với tầm vóc ấy. Đây là một công việc lớn lao, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với triều đại, cho nên trước khi lựa chọn chỗ thích hợp nhất, tháng 3 năm Quý Hợi (1803) vua Gia Long đích thân đi khảo sát vùng đất nằm dọc theo bờ bắc sông Hương và hoạch định cách thức xây thành. Như vậy, làng Phú Xuân có thêm một vinh dự lớn là được chọn làm kinh đô, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Nhưng đồng thời theo địa bạ của xã năm 1816, “quan thổ” lấy vào “kinh thành” hết 336 mẫu 1 sào 3 thước 2 tấc (gồm đất xưởng thợ và đất nhà ở), nên cư dân bị phân tán đi khắp nơi từ Quảng Bình vào đến Nam bộ; phần chủ yếu ở lại thì chia thành ba giáp, giáp thượng nay thuộc phường Kim Long, giáp trung nay thuộc phường Xuân Phú và giáp hạ nay thuộc phường Phú Hiệp. Các giáp đều có đình giáp và ngày hội tế riêng vào tháng 8 âm lịch hằng năm” [40; tr.143]. Tuy nhiên Phú Xuân vẫn được công nhận trên danh nghĩa một đơn vị hành chính thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, được phản ánh qua địa bạ thời Gia Long 14 (1815) và ngôi đình hiện còn ở đường Thái Phiên phường Tây Lộc. “Địa bạ gồm 22 trang cho chúng ta biết tình hình phân bố điền thổ kèm theo trên 20 tên xứ khác nhau nằm ở vùng đất tả, hữu ngạn sông Hương” [40; tr.143]. Ngôi đình làng là kiến trúc dân gian duy nhất được triều đình Huế cho phép tồn tại trong phạm vi kinh thành, quanh đình còn có nhiều di tích khác liên quan mật thiết với làng Phú Xuân cổ như: am Âm Hồn, miếu Hội Đồng hoặc tại ngôi đình còn lưu giữ được 19 Sắc phong cùng với nhiều giấy tờ về địa bạ của làng. 2.6.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng Hiện làng còn lưu giữ được hai đạo sắc phong Thành hoàng thời Thành Thái và Khải Định, được trích dịch dưới đây. 成泰陸年玖月貳拾五日 欽哉 神準仍舊奉事神其相佑保我黎民 耿命緬念神庥著封為翊保中興靈扶之 有預封肆今丕承 隍聖德神功之神稔箸靈應向來未 敕承天府香茶縣富春社奉事本土城 Phiên âm: Sắc: Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSắc phong Thành hoàng Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan