Khóa luận Khóa luận Cộng hoà Nam Phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới

Về mặt khách quan, Nam Phi là thị trường tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng, trong đó có nhiều mặt hàn là thế mạnh xuất khẩu của nước ta, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, giầy dép, hàng điện tử tiêu dùng. Đồng thời Nam Phi là nơi cung cấp nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang tính chiến lược mà nước ta có thể khai thác phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá như sắt thép, hoá chất, phân bón.

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khóa luận Cộng hoà Nam Phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu cầu và điều kiện tương đương. Cộng hoà Nam Phi luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trên thị trường Châu Phi. Tuy vậy, nhìn về tổng quan, kim ngạch này chỉ chiếm chưa đầy 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu từ Nam Phi của Việt Nam lại càng thấp, chỉ đạt 8.991.000 USD trong năm 2002, chiếm 0,08% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi. Bảng : Kinh ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Nam Phi thời kỳ 1991-2002 Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu 1991 0 0 0 1992 1.215 1.215 0 1993 35 35 0 1994 46 46 0 1995 4.311 1.676 2.635 1996 4.840 2.368 2.472 1997 21.533 8.493 13.040 1998 18.824 16.130 2.694 1999 35.288 31.000 4.288 2000 30.033 25.740 4.293 2001 35.493 30.420 5.073 2002 49.357 39.366 8.991 Nguồn: Bộ Thương mại Đơn vị: Nghìn USD 2.2. Cơ cấu mặt hàng: Mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Nam Phi tương đối phong phú về chủng loại. Về xuất khẩu, các mặt hàng quan trọng nhất là gạo, giày dép, than, sản phẩm nhựa, hàng dệt may... Trong đó gạo là mặt hàng thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50-60% giá trị xuất khẩu. Cần lưu ý là gạo xuất vào Nam Phi phần lớn để tái xuất sang các nước Châu Phi khác trong khối SADC và một số nước ở Tây Phi. Mấy năm gần đây, nước ta cũng bắt đầu xuất khẩu sang Nam Phi các sản phẩm điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ... Về nhập khẩu, nước ta nhập từ Nam Phi các loại hoá chất, sắt thép, máy móc thiết bị, bông sợi xơ nhân tạo, hạt nhựa..., trong đó quan trọng nhất là hoá chất và sắt thép. Riêng năm 1997, nước ta nhập từ Nam Phi dây chuyền sản xuất đường trị giá gần 9,5 triệu USD làm kim ngạch nhập khẩu trong năm tăng đột biến. Bảng: Kim ngạch buôn bán các mặt hàng chính giữa Việt Nam và Nam Phi: STT Xuất khẩu Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 1 Gạo 18.165 21.358 11.469 15.093 30.606 2 Giầy dép 3.597 3.073 6.260 6.293 9.459 3 Than 2.248 2.146 1.122 2.266 2.156 4 SP Nhựa 168 1.750 1.133 3.598 5 Hàng dệt may 157 362 1.025 603 2.056 6 Đồ dùng nhà bếp inox 319 473 684 7 Hàng điên-điện tử và máy tính 313 328 453 686 8 Cà phê 396 416 617 442 356 9 Hàng thủ công mỹ nghệ 173 182 235 362 569 10 Sản phẩm gỗ 243 165 224 308 482 Nguồn: Bộ Thương mại Đơn vị: Nghìn USD 3. Quan hệ dịch vụ-đầu tư-sở hữu trí tuệ: Hiện nay trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực dịch vụ giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi chưa phát triển . Dịch vụ ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có quan hệ đại lý với 03 ngân hàng ở Nam Phi. Các ngân hàng này đã có các quan hệ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu , tuy nhiên số lượng và giá trị giao dịch còn hạn chế. 3.2. Dịch vụ du lịch: Mặc dù Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đều có tiềm năng và thế mạnh riêng, nhưng mức độ giao dịch giữa hai bên còn rất thấp. Con số người Việt Nam đi du lịch Nam Phi có thể nói là không đáng kể, ngược lại tỷ số du khách Nam Phi đến Việt Nam cũng rất thấp, chỉ khoảng vài nghìn người một năm. Cụ thể là năm 2002, theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong số 2,6 triệu du khách đến Việt Nam, chỉ có 1.405 người đến từ Nam Phi chiếm tỷ lệ chưa đến 1%. Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong những năm qua chưa có một dự án nào đáng kể, trong khi tiềm năng của hai nước khá dồi dào. Cả Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đều có những chính sách thu hút FDI hết sức cởi mở và hấp dẫn. Trong khi đó đã có rất nhiều nước Châu Á và các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore đã thực hiện được rất nhiều dự án đầu tư tại Nam Phi. Việt Nam cần có những chính sách thoả đáng để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư này. Về sở hữu trí tuệ: Hiện nay, có thể nói nước ta chưa có hợp tác cụ thể về lĩnh vực sở hữu trí tuệ với Cộng hoà Nam Phi bằng những Hiệp định hợp tác về sở hữu trí tuệ. Quan hệ về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi được điều chỉnh thông qua một số hiệp định đa phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam và Nam Phi ký kết, đó là: Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Thoả ước Madrid liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế; Thoả ước hợp tác sáng chế (PCT) III/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI: Thuận lợi: Cộng hoà Nam Phi có nền kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách thương mại rõ ràng, thông thoáng với quy mô thị trường khá rộng lớn. Nam Phi cũng đang đẩy mạnh mở cửa thị trường, tích cực tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Như đã phân tích thuế nhập khẩu của Nam Phi đang trong lộ trình cắt giảm theo đúng quy định của WTO. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường này. Hơn nữa, do có vị trí quan trọng tại Châu Phi, Nam Phi có thể được coi là cầu nối đưa hàng Việt Nam thâm nhập các nước Châu Phi khác, góp phần mở rộng thị trường, đa dạng hoá quan hệ theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Nam Phi đã có bước phát triển mới, đặc biệt sau khi Sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi được mở. Hai bên đã trao đổi một số đoàn cao cấp và nhiều đoàn doanh nghiệp, đồng thời bước đầu tham gia các hội thảo, hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm ở mỗi nước. Việc hợp tác kết nghĩa giữa thủ đô Hà Nội và Pretoria cũng đang được xúc tiến. Những hoạt động trên đã góp phần tạo tiền đề cho hoạt động thương mại. Hiệp địn thương mại Việt Nam - Nam Phi đã được ký bào năm 2000, trong đó hai bên giành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN). Hiệp định này đã tạo cho một nền tảng pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau. Về mặt khách quan, Nam Phi là thị trường tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng, trong đó có nhiều mặt hàn là thế mạnh xuất khẩu của nước ta, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, giầy dép, hàng điện tử tiêu dùng... Đồng thời Nam Phi là nơi cung cấp nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang tính chiến lược mà nước ta có thể khai thác phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá như sắt thép, hoá chất, phân bón... Bên cạnh đó, Nam Phi còn đựơc hưởng nhiều ưu đãi trong buôn bán với EU và Mỹ (về thuế, về hạn ngạch...), là thành viên của WTO. Vì vậy nếu hàng hoá nước ta thâm nhập được vào thị trường này thì sẽ có thể có điều kiện đi vào thị trường EU, Mỹ và toả sang các nước lân cận một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, buôn bán với Nam Phi còn có một số đặc điểm thuận lợi sau: Do đời sống người dân Nam Phi phân hoá cách biệt, có đến hơn 80% dân số có mức sống trung bình và nghèo khổ. Chính vì vậy, Nam Phi có nhu cầu lớn về mặt hàng bình dân, chất lượng vừa phải, giá rẻ phù hợp với sức mua của người dân, nên các loại hàng rào kỹ thuật cũng chưa nhiều. Nằm ở đầu Cực Nam Châu Phi, hai nước có thể khai thác rất thuận tiện hệ thống vận tải cảng biển. Hơn thế nữa, Nam Phi còn có một hệ thống cảng biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế, hệ thống kho ngoại quan phát triển, là một điều kiện quan trọng thúc đẩy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. 2. Khó khăn: Khó khăn lớn nhất là người tiêu dùng Nam Phi còn hiểu biết quá ít về Việt Nam và hàng Việt Nam. Thậm chí, trong chiến lược phát triển thương mại Nam Phi ở Châu Á, Việt Nam chỉ được coi là bạn hàng tiềm năng cho tương lai. Có thể thấy Việt Nam còn khá xa lạ và không mấy hấp dẫn đối với ngay cả những nhà làm chính sách của Nam Phi. Như vậy, để có được chỗ đứng ở thị trường này, các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chương trình hành động lâu dài và bền bỉ. Khó khăn thứ hai là Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn trên thị trường hấp dẫn này. Cụ thể các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam rất tương đồng với cơ cấu xuất khẩu của các nước này, thiên về hàng nguyên liệu thô và hàng sơ chế (gạo, thủy sản, than đá...) và hàng tiêu dùng. Việt Nam bị cạnh tranh chủ yếu về giá. Với cùng chủng loại mặt hàng, giá của Việt Nam bao giờ cũng cao hơn giá của Trung Quốc, Thái Lan... Khó khăn thứ ba là hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Nam Phi còn rất ít. Do khoảng cách địa lý khá xa, việc nghiên cứu thị trường tốn kém và mất thời gian. Nam Phi lại là một thị trường hoạt động chủ yếu qua hình thức môi giới, đại lý nên việc hình thành bạn hàng làm ăn lâu dài và các mạng lưới bán hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng được một mạng lưới như vậy đối với doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khó khăn và tốn kém. Xét về phía Việt Nam cũng vậy, hệ thống chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và các quan hệ hợp tác khác hầu như chưa có hoặc mới chỉ hình thành trong thời gian gần đây. Đặc biệt, chưa có một chiến lược của Chính phủ về phát triển thương mại và hợp tác với Cộng hoà Nam Phi, bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ (bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, đặt văn phòng đại diện, hỗ trợ chi phí thuê đặt kho ngoại quan...) Xét ở góc độ doanh nghiệp, trên thực tế, hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Nam Phi nói chung còn rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ dựa trên những thông tin chung của một số tổ chức quốc tế, của cơ quan đối ngoại và quản lý trong nước (Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam), hoặc qua một vài lần khảo sát thực tế. Có thể nói các thông tin đều chưa thực sự chi tiết và cụ thể (đặc biệt là những thông tin về hàng hoá như giá cả, mẫu mã, chủng loại; thông tin thị trường như thị hiếu, sức mua, thói quen tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, cách thức thanh toán...) Năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp nước ta tại thị trường Nam Phi còn yếu, bao gồm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực tài chính, năng lực quản lý. Khả năng cạnh tranh chưa thật cao của hàng hoá Việt Nam (mặc dù ta có một số lợi thế nhất định, chẳng hạn về lao động) được thể hiện ở ba mặt: mẫu mã, chất lượng và giá cả. Về mẫu mã, các doanh nghiệp nước ta mới bắt đầu quan tâm thay đổi mẫu mã từ một vài năm nay song do hạn chế về tài chính, công nghệ nên khó có thể so sánh với doanh nghiệp của các nước khác trong cùng ngành và lĩnh vực, vừa đi trước, vừa mạnh hơn hẳn về khả năng tài chính. Về giá cả và chất lượng cũng vậy, không thể sản xuất được những mặt hàng chất lượng tốt bằng những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Hơn nữa, công nghệ thấp tất yếu sẽ tiêu hao nhiều lao động và nguyên liệu dẫn đến chi phí cao, tạo ra giá thành cao. Các doanh nghiệp Việt Nam một thời gian dài hoạt động trong môi trường bảo hộ cao của Chính phủ nên ít nhiều đã quen với chế độ bảo hộ, dẫn đến ỷ lại, ít chịu va chạm với bên ngoài. Đây cũng là một bất cập lớn đối với doanh nghiệp khi muốn mở rộng quan hệ làm ăn ra thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường còn tương đối mới và xa lạ như thị trường Nam Phi, trong đó việc thâm nhập và mở rộng quan hệ buôn bán đòi hỏi phải mất nhiều công sức và tiền của, thậm chí phải kiên trì đi theo một chiến lược lâu dài và ổn định. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn xuất khẩu vào Nam Phi thông qua trung gian một công ty thứ ba của nước ngoài (chủ yếu là thương nhân của một nước Châu Âu), dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam ở Nam Phi, hơn nữa lại không cho phép thiết lập được quan hệ bạn hàng trực tiếp với các đối tác ở đất nước này. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Nam Phi rất thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng Nam Phi cần nhập chính là những mặt hàng mà ta có thế mạnh, như gạo, cà phê, than, hải sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử... và Việt Nam cũng có thể nhập một số sản phẩm từ Nam Phi như máy móc, nguyên vật liệu sắt thép, hoá chất, phân bón... CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI TRONG THỜI KỲ TỚI I/ GIẢI PHÁP CẤP NHÀ NƯỚC: 1/ Cụ thể hoá chủ trương phát triển quan hệ thương mại với CH Nam Phi Từ nay đến năm 2005, Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng một số chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại với CH Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung cho thời kỳ 2005-2010, trong đó đặc biệt tập trung vào những nội dụng chủ yếu sau: Thứ nhất, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc và mục tiêu cần đạt được; Thứ hai, những điều kiện cần và đủ để thúc đẩy phát triển quan hệ với CH Nam Phi Thứ ba, những biện pháp chính sách cần thực hiện Thứ tư, những phương tiện cần thiết để thực hiện các biện pháp chính sách; Thứ năm, lộ trình hoặc tiến độ thực hiện chiến lược; Chính phủ cũng cần xem xét khả năng thành lập một tiểu ban, hoặc một tổ công tác hỗn hợp gồm đại diện các bộ, ngành có nhiệm vụ chuyên trách về quan hệ kinh tế thương mại với thị trường Châu Phi, trong đó thị trường Nam Phi là trọng điểm. Ngoài ra, vai trò của Nhà nước trong việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiêp về tiềm năng và cơ hội hợp tác của thị trường Nam Phi. Bởi vì doanh nghiệp chính là người biến chủ trương của Nhà nước thành hiện thực. Khi mà doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về thị trường này thì mọi chủ trương sẽ khó phát huy được hiệu quả. Việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua các hội nghị, hội thảo , các buổi tập huấn , thông qua các phương tiện thông tin đại chúng..., và cần được thực hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ Trung ương đến địa phương. 2/ Tăng cường mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại: Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ và đặt cơ quan đại diện ngoại giao ở Nam Phi, nhưng vẫn cần phải củng cố thêm theo hướng chuyên sâu, đủ về số lượng, cao về chất lượng, và đảm bảo các phương tiện cần thiết (tài chính, giao thông, thông tin) chuẩn bị cho việc tìm hiểu, xúc tiến và mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra, Thương vụ có vị trí quan trọng ở Châu Phi, nên hầu như tất cả các nước Châu Phi đều có đại diện ngoại giao và thương mại ở nước này. Đây là điều kiện thuận lợi để Thương vụ Việt Nam gặp gỡ tiếp xúc, tìm hiểu thêm thông tin về thị trường các nước Châu phi và gửi về nước. 3/ Đẩy mạnh công tác thông tin: Vấn đề thông tin có vai trò to lớn trong việc xúc tiến các hoạt động thương mại nói chung, và đặc biệt với thị trường Nam Phi nói riêng. Thực tế hiện nay, thông tin hai chiều giữa nước ta và Cộng hoà Nam Phi còn rất thiếu. Vì vậy, ở tầm vĩ mô, các cơ quan quản lý Nhà nước phải quan tâm phát triển công tác thông tin nhằm đảm bảo có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành cũng như tạo ra nguồn thông tin phong phú, đáng tin cậy cho các doanh nghiệp về thị trường các nước Châu Phi. Cho đến nay chúng ta đã có rất nhiều sách, báo, tạp chí, rất nhiều cơ quan thâm gia cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động kinh tế, kinh doanh cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể. Tuy nhiên, thông tin về thị trường các nước Châu Phi còn rất ít, rất tản mát và thiếu đồng bộ. Chính vì thế, cần nghiên cứu tạo ra một dạng chuyên san dành riêng cho thị trường Châu Phi, trong đó cập nhật nhanh và đầy đủ các thông tin liên quan đến thị trường trong nước cũng như thị trường Nam Phi, các ngành hàng, mặt hàng, khả năng cung cấp và tiêu thụ, điều kiện cung cấp hoặc tiêu thụ, các mặt hàng cùng loại, các mặt hàng, khả năng cung cấp và tiêu thụ ... cho đến các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh (điều kiện tài chính, trình độ công nghệ, sản lượng, giá cả...) các thông tin liên quan đến các thị trường, đường lối chính sách, pháp luật, các thông tin liên quan đến thuế quan như các điều kiện xuất nhập khẩu, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan... . Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển và hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nam Phi cần sớm quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện Website của mình, làm cho web site thực sự trở thành một "cổng chào" đối với các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài, tạo nên một công cụ thông tin hai chiều có hiệu quả cho các đơn vị có liên quan trong và ngoài nước. 4/ Củng cố khung pháp lý cho quan hệ thương mại Trên thực tế, việc tạo lập khung pháp lý hợp tác với Cộng hoà Nam Phi mói chỉ dừng ở Hiệp định thương mại, các hiệp định, thoả thuận khác vẫn chưa đi vào thực hiện, vì vậy buôn bán chưa được hưởng những ưu đãi, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm mỗi bên. Chính vì vậy cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh việc đàm phán và ký kết thêm các hiệp định khác về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định ngân hàng tài chính, hiệp định về du lịch, hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ... , trên cơ sở đó có tính đến các quy định của WTO cũng như những nguyên tắc, thoả thuận của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, để tạo ra những điều kiện có lợi nhất cho tiến trình thâm nhập, mở rộng thị trường và phát triển buôn bán của nước ta trong thời gian tới. 5/ Hỗ trợ về tài chính: Hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước là biện pháp mang tính quyết định trong quá trình phát triển thương mại, hợp tác với Nam Phi. Chúng ta đều biết mọi biện pháp chủ trương, mọi hoạt động và mọi mục tiêu chién lược đẩu không thể trở thành hiện thực nếu thiếu phương tiện tài chính. Hơn nữa, trong điều kiện yếu kém về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ càng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước với tư cách là "người mở đường" và người "bảo trợ". Chính vì thế, đối với thị trường Nam Phi cần phải có những giải pháp sau: Quỹ hỗ trợ phát triển: Thực chất, quỹ này đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên trong các khoản cho vay khoảng 3000 tỷ đồng phục vụ hoạt động xuất khẩu nói chung, thị trường Nam Phi mới chỉ được vay với tỷ trọng không đến 1%. Vì vậy, quỹ hỗ trợ cần có quy định riêng ưu tiên cho các hợp đồng xuất khẩu, giống như quy định đã dành cho các hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời tăng vốn lưu động cho các hình thức hỗ trợ khác mà nhiều nước vẫn làm như cung cấp tín dụng cho người mua, bảo đảm rủi ro thanh toán... Điều này đặc biệt cần thiết bởi thanh toán với Nam Phi chủ yếu sử dụng phương pháp thanh toán trả chậm. Đối với thưởng xuất khẩu, quy định năm 2003 là chỉ thưởng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm mới, thị trường mới và các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của mặt hàng đó. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, việc xuất khẩu hàng sang thị trường Nam Phi phát triển không đều qua các năm. Vì thế nên có quy định riêng thêm chi tiết về duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của mặt hàng đó. Bên cạnh đó, có thể thành lập Quỹ hỗ trợ đặc biệt có nhiệm vụ hỗ trợ riêng cho các hoạt động xúc tiến, thâm nhập và phát triển quan hệ thương mại và hợp tác với Châu Phi. Nhất là, trong thời điểm hiện tại, việc thành lập kho ngoại quan ở Nam Phi có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy bán hàng không chỉ riêng trong nước Nam Phi mà còn toả sang cả các nước khác thuộc Châu Phi. Bởi vì, Nam Phi với điều kiện địa lý và cơ sở hạ tầng thuận lợi, đã và đang là trung tâm giao lưu, trao đổi thương mại quan trọng nhất của khối các nước phía Nam Châu Phi nói riêng và toàn Châu Phi nói chung. Đặc biệt, với thực tế hiện nay ở các nước Châu Phi, khi mà các mối quan hệ thân cận gần gũi nhiều khi mang tính quyết định cho việc đạt được các thoả thuận, các cam kết trong buôn bán, thì Nhà nước cần nghiên cứu khả năng lobby Chính phủ. Một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, đã đi trước ta khá xa về mặt này. 6/ Thành lập trung tâm thương mại Với ý nghĩa là một cơ cấu thương mại hiện đại, các Trung tâm thương mại (TTTM) Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường. Thông qua Trung tâm thương mại, chúng ta có thể : Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài; Cung cấp thông tin, tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch; Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu; Đại diện cho Cục Xúc tiến thương mại tại Nam Phi để duy trì và phát triển quan hệ hợp tác nghiệp vụ với các cơ quan xúc tiến thương mại và các tổ chức hữu quan của nước sở tại. Tuy nhiên, khi thành lập Trung tâm thương mại tại Nam Phi chúng ta cần phải lưu ý một số điểm sau: Do việc thành lập TTTM ở Nam Phi sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và kinh phí hoạt động lớn, sự hỗ trợ ban đầu về tài chính của Nhà nước là hết sức cần thiết. Về lâu dài, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc tự mình thành lập TTTM. Định hướng phát triển TTTM ở Nam Phi phủ hợp với chiến lược xuất nhập khẩu của VIệt Nam nói chung và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại với Nam Phi nói riêng. Bảo đảm nguồn cung ứng hàng hoá phong phú và ổn định cho các TTTM. Quan tâm đầu tư thoả đáng khâu nhân sự cho TTTM. Do đặc thù của Nam Phi là một địa bàn mới, có nhiều khó khăn, ngay từ đầu phải đảm bảo tình hình chuyên nghiệp của nhân sự được cử đi quản lý TTTM và có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Về khía cạnh này, cũng cần có biện pháp khai thác tiềm năng của cộng đồng người Việt tại Nam Phi. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong việc thành lập TTTM ở Châu Phi theo các hình thức thích hợp. 7/ Nâng cao nguồn nhân lực: Nâng cao nguồn nhân lực là một công việc thường xuyên, liên tục suốt quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào nhưng ở đây, tác gỉa muốn nhấn mạnh về công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác với Cộng hoà Nam Phi. Đương nhiên, về phía doanh nghiệp vẫn phải chủ động đào tạo nhân lực cho mình song không thể thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động này. Có nghĩa là trên cơ sở những kiến thức cơ bản về kinh doanh, thương mại quốc tế, ngoại ngữ, cán bộ phục vụ chiến lược xúc tiến thương mại với thị trường Nam Phi phải được trang bị thêm những kiến thức cơ bản tối thiểu về từng thị trường. Theo kinh nghiệm rút ra từ thành công trong xúc tiến thương mại của một số nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,...), để tìm hiểu bất cứ một thị trường nào được coi là mới và là mục tiêu thâm nhập, mở rộng, phát triển quan hệ, không có cách nào tốt hơn là cử “cán bộ nằm vùng” và hình thức hay áp dụng là thông qua các chuyên gia thuộc các chương trình hỗ trợ nào đó (trong khuôn khổ các chương trình, dự án viện trợ phát triển ), đội ngũ lao động hay đội ngũ kiều dân. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hình thức này, tuy nhiên để làm được thị Chính phủ cần tính toán và chấp nhận “đầu tư” cho tương lai, tức là phải đầu tư, hỗ trợ các hoạt động đào tạo nhân lực. Ngoài việc phát triển một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, am hiểu về thị trường sở tại, vấn đề ngoại ngữ là rất quan trọng, cụ thể là tiếng Anh, thứ ngôn ngữ được sử dụng tại Nam Phi. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Cộng hoà Nam Phi cần phải được thực hiện một cách có hệ thống, mang tính ổn định. Hình thức đào tạo có thể là đào tạo tại chỗ thông qua các khoá huấn luyện, gửi lưu học sinh đi đào tạo tại Nam Phi, nơi được coi là nước có nền giáo dục tương đối phát triển 8/ Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực dịch vụ- đầu tư- sở hữu trí tuệ : Hiện nay, hợp tác trên các lĩnh vực dịch vụ-đầu tư-sở hữu trí tuệ giữa nước ta và Nam Phi, thậm chí là trên toàn Châu Phi nói chung còn ở mức độ rất thấp. Trong khi đó, hợp tác trên các lĩnh vực này lại có tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại hai chiều. Chính vì thế, trong thời gian tới nước ta cần xúc tiến hợp tác với Cộng hoà Nam Phi trên một số lĩnh vực như sau: 8.1. Dịch vụ: 8.1.1. Xuất khẩu lao động: Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự mình ký kết các hợp đồng cung ứng lao động trực tiếp cho các doanh nghiệp Nam Phi, hoặc cung cấp thông qua một nước thứ ba, và những chuyên gia, lao động tự tìm việc làm ở Nam Phi thông qua gia đình, bạn bè... Cơ chế khuyến khích hỗ trợ này có thể là giảm thuế với doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia sang Nam Phi, hỗ trợ một phần kinh phí cho người lao động như chi phí đào tạo, miễn tiền đặt cọc, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi... 8.1.2.Du lịch: Du lịch là thế mạnh nổi bật trong hoạt động dịch vụ của Nam Phi. Tuy nhiên, hợp tác về du lịch giữa nước ta và cộng hoà Nam Phi có thể nói là hầu như không có gì. ở Chúng ta mới chỉ ký tắt Hiệp định hợp tác về du lịch Nam Phi, vì vậy việc tiếp tục đàm phán và ký hiệp định này và đưa nó vào hiệu lực là điều hết sức cần thiết trong việc tạo dựng khung pháp lý cho hợp tác du lịch. Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, như tổ chức các buổi hội thảo, các hội thảo về du lịch tại các nước để quảng bá về tiềm năng du lịch của Việt Nam và phối hợp trao đổi các tour du lịch. Công việc này cần được triển khai nhanh chóng và dứt khoát ở Nam Phi. Đẩy mạnh hợp tác về du lịch với Nam Phi nhằm khai thác những lợi thế sau : Người dân Nam Phi, đặc biệt là cộng đồng người Âu, nhình chung có mức sống khá cao và nhu cầu du lịch khá lớn, trong khi Việt Nam lại là m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc
Tài liệu liên quan