Khóa luận Khóa luận Lễ hội chùa Đọi trong đời sống của cư dân trong vùng

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 5

ĐỌI SƠN VÀ DI TÍCH CHÙA ĐỌI 5

I. ĐỌI SƠN 5

1. Vài nét về Hà Nam 5

2. Đọi Sơn – một danh lam thắng cảnh trấn Nam Sơn. 7

II. DI TÍCH CHÙA ĐỌI 19

1. Vị thế ngôi chùa Long Đọi Sơn. 19

2. Lịch sử chùa Long Đọi Sơn 20

3.Kiến trúc và quy mô của chùa Long Đọi Sơn. 23

4. Những di tích và di vật quý ở chùa Long Đọi Sơn. 25

5. Những nhân vật được thờ tự trong chùa Long Đọi Sơn. 30

CHƯƠNG II 34

LỄ HỘI CHÙA ĐỌI 34

I. CHUẨN BỊ LỄ HỘI 34

II. DIỄN BIẾN LỄ HỘI CHÙA ĐỌI 36

1. Phần lễ 36

2. Phần hội 46

CHƯƠNG III 54

LỄ HỘI CHÙA ĐỌI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG 54

DÂN CƯ NƠI ĐÂY 54

I. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT 55

II. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU VUI CHOI GIẢI TRÍ TRONG NHÂN DÂN 57

III. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU GIAO LƯU TÌNH CẢM GIỮA NHỮNG CON NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ TÌNH CẢM LỨA ĐÔI 59

IV. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU SINH HOẠT TÂM LINH CỦA CƯ DÂN TRONG VÙNG 61

V. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NHÂN DÂN ĐỌI SƠN 65

VI. LỄ HỘI LÀ NƠI THỂ HIỆN TÀI NĂNG CỦA CON NGƯỜI 66

VII. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI GÓP PHẦN CỦNG CỐ KHỐI ĐOÀN KẾT CỘNG ĐỒNG 67

VIII. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI LÀ BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG HÀ NAM 71

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC. 82

MỤC LỤC 120

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khóa luận Lễ hội chùa Đọi trong đời sống của cư dân trong vùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cười sảng khoái. Họ vật theo lối tự do với tinh thần giao hữu là chính. Họ có thể vật hết mình hay chỉ tiêu khiển để tìm giây phút thư giãn trong cuộc sống. Sau khi tham gia các võ sĩ nghiệp dư mặc dù bị bẩn hết quần áo mà họ dành để đi hội nhưng họ vẫn vui vẻ và tự hào vì họ đã được tham gia những trò chơi đó. Những tiếng cổ vũ, hò reo vang lên sôi động một khu vực lễ hội. 2.3. Cầu lông. Đây là một hoạt động thể thao mới được đưa vào lễ hội chùa Đọi trong những năm gần đây. Đây là một sự kết hợp giữa các hoạt động truyền thống và hiện đại nhưng nó không làm cho lễ hội mất đi nét xưa mà vẫn phù hợp trong điều kiện cuộc sống hiện. Địa điểm thi đấu cầu lông được tổ chức tại sân UBND xã Đọi Sơn và được diễn ra vào chiều 19-3. Ban tổ chức lễ hội mời đội thi đấu cầu lông của các xã bên cạnh về đây thi đấu giao hữu. Thông thường thì các đội thi đấu với nhau nhưng các khán giả hoàn toàn có thể tham gia để tạo phần không khí vui vẻ trong lễ hội. 2.4. Cờ thế. Cờ thế không phải là một trò chơi có trong kế hoạch hoạt động lễ hội do ban tổ chức đề ra mà do những người dân đi hội mang đến. Đó là những bàn cờ nhỏ trên đó để bày sãn những thế cờ để mời những người đi hội tham gia giải nó. Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống nhưng do tác động của nền kinh tế thị trường nên tại lễ hội chùa Đọi nhiều người mang bàn cờ thế đến đó chơi với một mục đích thương mại làm cho hội cờ thế ở đây mất hết ý nghĩa văn hoá tốt đẹp. Ngoài ra tại lễ hội chùa Đọi còn tổ chức rất nhiều trò chơi hiện đại mang tính chất may rủi như những chò chơi trúng thưởng làm cho các hoạt động trong lễ hội diễn ra đa dạng và phức tạp và bị thương mại hoá nhiều. Đây là một hiện tượng tất yếu của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại cần có sự quản lí chỉ đạo chặt chẽ của ban tổ chức lễ hội chùa Long Đọi Sơn để hoạt động lễ hội nơi đây diễn ra lành mạnh tránh sự lai căng quá đáng và ảnh hưởng xấu của yếu tố hiện đại trong hoạt động lễ hội truyền thống. 2.5. Hoạt động văn nghệ. Bên cạnh những hoạt động thể thao và các trò chơi giải trí thì lễ hội chùa Đọi còn tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ phong phú đa dạng mang nhiều phong cách truyền thống và hiện đại nhằm thoả mãn nhu cầu giao lưu tình cảm của con người đến với lễ hội và để mỗi cá nhân con người có cơ hội thể hiện tài năng của mình trước đám đông quần chúng mà bình thường không mấy có cơ hội, để họ hiểu nhau hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn và mọi người gần nhau hơn mặc dù họ là những người không hề quen biết. Chiều 20-3 Phòng Văn hoá-Thể thao huyện kết hợp với ban tổ chức lễ hội tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ quần chúng trước sân nhà Tam Quan. Các “ca sĩ” là những người đi hội và họ hát đủ những thể loại âm nhạc cả truyền thống đến hiện đại để tô điểm cho không khí của lễ hội. Hoạt động này thu hút đại đa số nam nữ thanh niên đi hội và họ hát với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ. Tối 20-3, đoàn chèo Hà Nam biểu diễn và giao lưu tại sân bàn cờ. Các cô gái mặc quần lĩnh áo tứ thân, các chàng trai áo the đen khăn xếp đem đến cho lễ hội những làn điệu dân ca cổ và những làn điệu dân ca Hà Nam mượt mà đằm thắm ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa và ca ngợi cảnh đẹp và văn hoá của con người nơi đây. Những khúc hát giao duyên, những điệu chèo lại càng làm cho lễ hội thêm đậm nét văn hoá truyền thống xưa. Ngoài những hoạt động văn nghệ đó còn rất nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng. Các đoàn lễ thập phương về đây lễ Phật nghỉ lại qua đêm, họ tổ chức những buổi diễn lại các tích xưa để răn đời hay tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống đích thực trong cuộc sống hiện đại như các tích: Lưu Bình-Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính, ….Họ biểu diễn trước mọi người xem lễ hội không trang phục diễn xuất, không đạo diễn hay kịch bản mà họ diễn bằng tài năng của mình và thật sự đó là những màn biểu diễn đầy ấn tượng. Ngày xưa ở lễ hội chùa Đọi thường có những tốp hát xẩm nhưng hiện nay không còn nữa. Đồng thời các đội chèo của các xã lân cận cũng được mời tham dự để phục vụ nhu cầu thưởng thức văn nghệ của nhân dân trong lễ hội và để tôn cao những giá trị cao đẹp của lễ hội truyền thống nơi đây. Lễ hội chùa Đọi xưa thường được tổ chức rất nhiều trò chơi truyền thống. Những hoạt động đó ngoài việc mang lại những giá trị thiết thực ngay trong lễ hội là đem lại tiếng cười sảng khoái cho những người tham dự lễ hội, nó đã đem lại những giây phút thư giãn để mọi người lấy lại thăng bằng và sức lực trong cuộc sống ngày mới sau những ngày lao động vất vả. Mặt khác nó còn là những hoạt động nhằm tái hiện và giáo dục những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ để họ biết tự hào, trân trọng và gìn giữ những giá trị đích thực của ông cha bao đời nay đã xây dựng và gìn giữ mà mọi người thường tôn vinh là những giá trị Chân Thiện Mĩ trong cuộc sống con người vươn tới. Đó cũng là một phần giá trị đích thực của lễ hội truyền thống nơi đây. Tuy nhiên sau một thời gian dài không được tổ chức, trong lễ hội chùa Đọi hiện nay thì một số hoạt động truyền thống không còn được diễn ra nữa mà thay vào đó là một số hoạt động vui chơi hiện đại. Đây là một hiện tượng tất yếu trong thực trạng lễ hội truyền thống được tổ chức trong xã hội ngày nay. Điều đó cần được sự quan tâm của các cấp, ban, ngành nhằm bảo lưu và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống, tổ chức hợp lí những trò chơi hiện đại để có sự kết hợp hài hoà giữa giá trị truyền thống và hiện đại nhằm hạn chế những tác động xấu của cơ chế thị trường tới hoạt động lễ hội truyền thống của vùng hiện nay. Tiểu kết. Lễ hội chùa Đọi là một lễ hội chùa truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của vùng nông nghiệp trồng lúa nước đặc biệt là vùng chiêm trũng nơi đây.Trong lễ hội này nó còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hoá truyền thống thể hiện qua các hoạt động diễn ra trong lễ hội. Đó chính là các giá trị tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc được tryền từ đời này qua đời khác. Trong sự biến đổi chung của đất nước, lễ hội chùa Đọi cũng không nằm ngoài quy luật đó. Một số yếu tố truyền thống mất đi thay vào đó những yếu tố hiện đại nhưng không phải vì vậy mà các giá trị truyền thống bị lấn át trong nhịp sống hiện đại. Ngày nay theo chủ trương của Đảng ta thì “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ( Nghị quyết 5, BCHTƯĐ khoá 7). Ngày nay lễ hội chùa Đọi đã dần đựơc khôi phục lại những giá trị truyền thống bên cạnh những yếu tố văn hoá hiện đại. Đó là con đường phát triển tất yếu của lễ hội trong tiến trình phát triển của dân tộc. Lễ hội chùa Đọi được diễn ra hàng năm càng tô thêm vẻ đẹp của quê hương Hà Nam-một vùng tươi đẹp về phong cảnh nhưng cũng rất khắc nghiệt đối với cuộc sống của con người. Lễ hội chùa Đọi là một sinh hoạt văn hoá tâm linh vô cùng quan trọng đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người nơi đây như là sức mạnh lôi cuốn những người xa trở về với quê nhà sau những ngày xa xứ. CHƯƠNG III LỄ HỘI CHÙA ĐỌI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ NƠI ĐÂY Một nhà thiết kế lễ hội hiện đại đã nói: “Thành công của một lễ hội không chỉ ở chỗ đông người mà nó đã để lại gì trong lòng người tham dự. Đó mới là ý nghĩa đích thực của lễ hội”. Theo ý kiến của PGS TS Hoàng Lương thì người nghiên cứu về lễ hội phải trả lời cho được câu hỏi: Tại sao người ta đi lễ hội đông như vậy? Lễ hội có sức cuốn hút nào đặc biệt mà nó lại là một địa chỉ thu hút đông người tham gia như vậy? Người tham dự lễ hội có đủ già, trẻ, gái, trai, đủ các thành phần xã hội. Họ nô nức kéo nhau đi lễ hội. Giải thích điều này không đơn thuần chỉ dựa vào yếu tố tâm linh và niềm tin vào sự linh thiêng thần thánh. Trong lễ hội mỗi con người tìm thấy một mục đích và ý nghĩa khác nhau để từ đó làm nguồn động lực cho họ trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Lễ hội chùa Đọi cũng vậy. Người dân Việt Nam nói chung không xem chùa là sở hữu riêng của ông sư trụ trì ngôi chùa đó mà là sở hữu chung của toàn dân làng, là trung tâm đoàn kết dân làng và là nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân nơi đó. Người dân trong làng không chỉ lên chùa vào những ngày sóc, ngày vọng để cầu lộc, cầu tài, cầu sức khoẻ…cầu mong thần linh phù hộ che chở cho cuộc sống của họ, mà cũng có người đến chùa với mục đích tìm những giây phút thanh thản trong cuộc sống xô bồ thường nhật. Chùa không chỉ là nơi cầu cúng, là nơi sinh hoạt tâm linh mà còn là nơi hội tụ văn hoá của làng quê cổ truyền Việt Nam, là nỗi nhớ của người con dân làng xa quê khi mỗi buổi sáng sớm hay chiều về trong tâm thức họ lại nhớ tiếng chuông chùa ngân vang trong những làng quê yên tĩnh: Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông. ( Huyền Không) Lễ hội Chùa Đọi với bề dày lịch sử và vai trò của nó không chỉ là trung tâm sinh hoạt tâm linh của nhân dân trong vùng mà nó còn là nơi hội tụ đầy đủ và đậm nét nhất nền văn hoá nông nghiệp lúa nước xứ Nam xưa. Điều đó đủ giải thích lễ hội Chùa Đọi không chỉ mang quy mô của lễ hội vùng mà là một lễ hội lớn trong khu vực. Lễ hội là nơi lưu giữ đầy đủ nhất nền văn hoá truyền thống của vùng qua nhiều biến động của thời gian và lịch sử xã hội. Sức sống trường tồn của nó bắt nguồn từ đó. Đã có một thời gian dài do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác nữa nên lễ hội chùa Đọi không được tổ chức (giai đoạn từ 1946 đến 1986). Trong thời kì đổi mới, như một sức sống bị nén chặt lâu ngày lễ hội chùa Đọi được tổ chức lại hàng năm tưng bừng trong 3 ngày liên tiếp như một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của nhân dân nơi đây. Điều đó chứng tỏ lễ hội chùa Đọi có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sông hôm qua, hôm nay và ngày mai của người dân nơi đây. Lễ hội chùa Đọi là một lễ hội còn lưu giữ đậm nét văn hoá chung của vùng ĐBSH với nền văn hoá nông nghiệp lúa nước truyền thống nhưng nó cũng mang đậm nét riêng biệt của vùng đồng chiêm trũng quanh năm “sống ngâm da, chết ngâm xương”. Từ môi trường đó, nó đã tạo nên nét văn hoá độc đáo của Hà Nam nói chung và vùng Đọi Sơn nói riêng. I. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Đạo lý uống nước nhớ nguồn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đạo lý đó dạy cho chúng ta phải biết “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết ơn những người đã tạo dựng nên những gì cho chúng ta hiện nay đang có. Những gì chúng ta đang thừa hưởng không phải là những gì sẵn có hay tự nhiên từng có mà có đựơc nó cha ông ta bao nhiều thế hệ trước đã phải đổ bao mồ hôi công sức thậm chí cả xương máu mới tạo dựng lên được. Lễ hội là một môi trường rất tốt để giáo dục các truyền thống quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ tương lai. Lễ hội chùa Đọi được tổ chức vào ngày viên tịch của vị Đại hoà thượng Thích Chiếu Thường – người có công rất lớn trong việc xây dựng ngôi chùa bề thế 125 gian và phát triển chùa thành trường Bắc Kỳ Phật Giáo- một trung tâm Phật giáo lớn của trấn Sơn Nam xưa nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh trong đời sống tinh thần của người dân trong vùng. Khi cuộc sống của người dân mà nền kinh tế của họ dựa chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, sức người chưa chế ngự được thiên nhiên hay bất lực trước nó hoặc có nhiều hiện tượng không thể giải thích được thì họ vin vào và giải thích bằng tư tưởng duy tâm hay bằng thần linh. Có thể trước khi lễ hội được tổ chức vào thời gian này thì tại chùa Đọi cũng đã có một ngày lễ hội nhưng sau đó ngày giỗ của vị đại hoà thượng này thu hút đông đảo người tham gia nên dần dần lễ hội đó sát nhập vào cùng một dịp và trở thành lễ hội như ngày nay. Có thể đây chỉ là một giả thiết mà chúng tôi luận ra từ bài văn bia Sùng Thiện Diên Linh do Nguyễn Công Bật soạn vào năm 1121: Từ đó và mãi mãi Năm tháng tỏ đèn nhang Viếng chùa xe tấp nập Như mây tụ non xanh. Thường thì trước khi lễ hội diễn ra một ngày, vào ngày 18-3 nhiều đoàn tế ở nhiều nơi và nhân dân Đọi Sơn đã về chùa tổ chức một buổi tế lễ tại nhà tổ để tưởng nhớ công đức của các đời sư tổ và mời các sư tổ về đây dự lễ hội chùa như một lòng thành kính và dâng lên sư tổ những thành quả và các bước phát triển của ngôi chùa mà các sư tổ đã dùng tâm huyết để xây dựng. Đồng thời khi rã hội vào ngày 22-3 chùa cũng tổ chức một buổi tế tạ hội của nhân dân Đọi Sơn đối với các vị sư tổ đã xây dựng nên một nơi để nhân dân trong vùng thoả mãn nhu cầu tâm linh của mình. Chùa Đọi được xây dựng và phát triển với quy mô lớn gắn liền với công lao của các vị vương thất triều Lý đặc biệt là vị vua Lý Nhân Tông. Do vậy lễ hội chùa Đọi được tổ chức không chỉ là để tưởng niệm ngày mất của vị Đại hoà thượng Thích Chiếu Thường mà rất nhiều hoạt động lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn các danh nhân có công lớn trong việc xây dựng chùa, có công với đất nước, với nhân dân trong vùng như Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyệt Nga công chúa….Đó là các hoạt động nhằm tái hiện lại cảnh đất nước thanh bình dưới thời vua Lý Nhân Tông như: đấu vật, chơi cờ, thi dệt vải, bơi thuyền…. Lễ hội chùa Đọi một mặt nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá và vui chơi của người dân trong vùng nhưng qua các hoạt động đó đều thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta được bảo lưu trong các hoạt động của lễ hội. Không những thế, mọi người đến đây với lễ hội ngoài những lời cầu mong thần thánh phù hộ cho bản thân gia đình và mọi người thì đó cũng là một dịp mọi người mang lễ dâng lên thần Phật cầu mong cho sự siêu thoát và cuộc sống gặp nhiều tốt đẹp của những người thân đã khuất nơi chín suối. Tục này được bắt nguồn từ sự tích một đệ tử nhà Phật là Mục Kiều Liên đã cầu xin Đức Phật cứu mẹ mình ra khỏi âm cung thoát khỏi kiếp quỷ đói. Từ đó các đệ tử theo lời căn dặn của Đức Phật đã thực hành lễ Vu Lan Bồn để cứu độ cha mẹ tổ tiên vào ngày rằm tháng 7, dần dần nó trở thành ngày báo hiếu của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, đối với người Việt thì sự “báo hiếu” đó không chỉ là ngày rằm tháng 7 mà còn có thể vào bất cứ khi nào mà họ lên chùa lễ Phật. Dù điều đó có thể không có trong thực tế nhưng nó là một biểu hiện của một đạo lí hiếu lễ cao đẹp của người dân Việt Nam. Chúng ta cần lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp này để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay biết tôn trọng và giữ gìn những tài sản tinh thần vô giá trong quá khứ làm cho con người sống tốt hơn, nhân ái hơn cùng nhau xây dựng một cuộc sống trong mối quan hệ những người cùng sinh ra trong một bọc (đồng bào) để vươn tới giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. II. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU VUI CHOI GIẢI TRÍ TRONG NHÂN DÂN Trong cuộc sống đời thường thì nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng mà người ta hay gọi chúng là những nhu cầu về vật chất hay nhu cầu về tinh thần. Trong số đó có những nhu cầu được đáp ứng trong cuộc sống bằng sự cố gắng của con người nhưng cũng có khi nó mãi mãi vẫn chỉ là những khát vọng. Do vậy lễ hội xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu đó với mục đích để con người lấy lại thăng bằng và động lực trong cuộc sống. Người Việt Nam có câu: Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè. Đây là thời gian biểu xưa kia của nhà nông đặc biệt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Cuộc sống chính của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nghề nông là một nghề vất vả, quanh năm bán mặt cho đất án lưng cho trời để đảm bảo cho cuộc sống. Đặc biệt vùng Hà Nam nói chung và Đọi Sơn nói riêng lại là một vùng đồng chiêm trũng “chiêm khê mùa thối” quanh năm nên năng suất lao động không cao nhưng lại thường xuyên phải vật lộn với lũ lụt khi mùa mưa bão về. Do vậy cuộc sống của người dân nơi đây chật vật đủ đường. Chính trong điều kiện đó người dân vùng này đã xây dựng cho mình một nền văn hoá mang đậm bản sắc của vùng quê ngập úng. Lễ hội chùa Đọi được tổ chức vào hạ tuần tháng 3 là khoảng thời gian nông nhàn trước khi bước vào một vụ thu hoạch mới. Cả năm vất vả nên trong những ngày hội, họ tạm thời gác lại mọi lo âu trong cuộc sống vật chất đời thường nô nức kéo nhau đi tham dự lễ hội. Lễ là hoạt động tâm linh còn hội lại mang tính chất đời thường trần tục nhưng lại được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo nhân dân tham gia lễ hội. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội tại chùa Đọi Sơn nhiều trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức thu hút đông đảo người dân tham gia. Những trò chơi đó thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc như: đấu vật, kéo co, chọi gà, …. Trong hoạt động sản xuất ai cũng cần đến sức khoẻ. Tại hội vật ai cũng có quyền tham gia thi đấu nhưng đây là những hoạt động vui chơi trong lễ hội nên nó chỉ mang tính chất tham gia cổ vũ chứ không mang nặng tính chất thắng thua trong thi đấu. Dù thắng, dù thua, dù có bị bẩn hết quần áo, bầm dập chân tay nhưng mọi người đều rất vui vẻ và phần thưởng lớn nhất mà họ nhận được đó là những tràng cười vui, những tiếng hò hét cổ vũ của khán giả trong lễ hội. Bên cạnh đó trong lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi phản ánh ước mong cầu mùa, phồn thực như hội đua thuyền, hát giao duyên… hay có những trò chơi rèn luyện trí não như đấu cờ….được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt. Tự dưng mọi mệt mỏi lo toan trong cuộc sống thường nhật tan biến hết để nhường chỗ cho những nét mặt rạng rỡ vui tươi. Sau nhưng hoạt động vui chơi bổ ích như vậy mọi người thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn như được tiếp thêm sức mạnh từ thần linh và cộng đồng để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn của cuộc sống ngày mai với tinh thần và khát vọng chiến thắng. Họ coi đó như một may mắn của mình vì trong cuộc chơi đó có sự chứng giám và phù hộ của các bậc thần linh và sự cổ vũ của cộng đồng. Lễ hội chùa Đọi tổ chức nhiêù trò chơi dân gian nhằm tái hiện cảnh sống thanh bình của đất nước qua đó cũng thể hiện khát vọng mong ước hoà bình của nhân dân nơi đây. Một đất nước thanh bình thịnh vượng thì mới cảm nhận hết cái hay, cái đẹp và ý nghĩa sâu xa của các hoạt động trong lễ hội. Đồng thời nó cũng thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển của nhân dân Đọi Sơn. Với vai trò và những tác động to lớn đến cuộc sống của người dân nên hàng năm trong 3 ngày hội nhân dân địa phương và khắp nơi cùng về đây tham dự lễ hội. Đó chính là lí do giải thích tại sao mọi người lại háo hức chờ đời mùa lễ hội năm sau và đó cũng là lí do để lý giải một phần nào đó câu hỏi: Tại sao người ta đi hội đông đến như vậy? III. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU GIAO LƯU TÌNH CẢM GIỮA NHỮNG CON NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ TÌNH CẢM LỨA ĐÔI Sự sôi động chỉ là một mặt của lễ hội. Con người đến với lễ hội không chỉ tham gia vào các hoạt động cầu cúng và vui chơi giải trí mà họ đến đây còn có một nhu cầu giao lưu tình cảm rất lớn thể hiện trong hoạt động hát giao duyên tại lễ hội chùa Đọi. Thực ra hát giao duyên rất phổ biến trong lễ hội cổ truyền Việt Nam đặc biệt là trong lễ hội cổ truyền của dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ. Câu hát thay lời cho tình cảm giữ con người với con người trong lễ hội mà truyền thống của người Việt Nam là rất trọng tình mà nhân dân ta thường hay có câu: “một gánh cái lí không bằng một tí cái tình”. Tại đây không chỉ là nơi con người thể hiện tài năng của mình qua những câu hát trữ tình thiết tha, sâu lắng mà quan trọng hơn mà họ đã dồn tình cảm của mình tới người họ yêu quý một cách thầm kín theo phong cách của người Phương Đông. Hát giao duyên là khát vọng về hạnh phúc lứa đôi của con người trong cuộc sống. Lễ hội chùa Đọi là một địa chỉ thu hút nhiều người khắp nơi về đây tham dự trong đó có nhiều nam thanh nữ tú. Họ đến với lễ hội còn có nhu cầu giao lưu tình cảm, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người để lễ hội thêm phần vui vẻ và mang nhiều ý nghĩa đích thực hơn. Rất nhiều đôi thanh niên nam nữ đã nên duyên từ đây. Cụ Trần Thị Chữ năm nay đã 86 tuổi quê ở tỉnh Thái Bình một lần đi hội chùa Đọi đã gặp cụ ông là Đinh Văn Lang người thôn Đọi Nhất và thế là một cô gái Thái Bình về làm dâu vùng Hà Nam đồng trũng. Ngày nay thỉnh thoảng cụ vẫn kể lại cho con cháu nghe như một kỉ niệm đẹp của duyên phận. Có bao nhiêu trường hợp như vậy không ai có thể biết hết đựơc. Thanh niên nam nữ đến với lễ hội với mục đích giao lưu làm quen với nhiều người và xây dựng những mối quan hệ bạn bè mới. Đây là dịp để họ mở rộng mối quan hệ của mình vượt ra khỏi phạm vi ranh giới của luỹ tre làng. Đó chính là không gian mở của làng quê Việt Nam truyền thống. Nhu cầu giao lưu tình cảm là một điều tất yếu giữa con người với con người mà lễ hội là một địa điểm lí tưởng cho việc thực hiện điều đó. Tại lễ hội chùa Đọi vào các tối 19,20-3 thanh niên trong vùng cũng như ở nơi khác về đây vui hội rất đông. Họ đến đây ngoài mục đích lễ Phật cầu may mà họ đến đây để giao lưu vui chơi giải trí, mong muốn có thêm nhiều bạn mới hay chỉ là muốn tìm hiểu về tâm lí con người và văn hoá các vùng khác nhau mà thôi. Nhu cầu hiểu biết về nhau giữa con người với con người trong lễ hội càng tăng thêm tình đoàn kết của cộng đồng dân cư nơi đây tạo nên sức mạnh để họ giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, phát triển đi lên. Lễ hội chùa Đọi nói riêng và lễ hội Việt Nam nói chung đã đem con người đến gần nhau hơn, hiểu nhau và gắn bó với nhau hơn. Cái hay của lễ hội là ở chỗ đó. IV. LỄ HỘI CHÙA ĐỌI NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU SINH HOẠT TÂM LINH CỦA CƯ DÂN TRONG VÙNG Trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ, hoài bão, khát vọng mong cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Điều mong ước đó một phần được thực hiện bởi nỗ lực của bản thân từng người. Nhưng khả năng con người thì có hạn nên không thể hoàn thành được tất cả những gì mà mình mong muốn. Do vậy, nhiều khi họ bất lực và phải cầu viện đến lực lượng siêu nhiên để giúp họ có thêm động lực tiếp tục thực hiện nó trong cuộc sống. Chùa Đọi theo tâm linh của nhân dân trong vùng thì đó là một ngôi chùa hết sức linh thiêng. Chẳng thế mà cách đây trên 1000 năm trước khi Lê Hoàn còn là tướng lĩnh của Đinh Bộ Lĩnh trong cuộc kháng chống Tống đã bí mật dời quân từ cố đô Hoa Lư ra động Cõi Thanh Liêm ngày nay để luyện quân. Lê Hoàn thường từ động Cõi đến chùa Long Đọi Sơn để làm lễ tế trời cầu cho quốc thịnh dân an, cầu cho đại quân chiến thắng, đất nước thanh bình. Niềm tin đó đã góp phần to lớn giúp Lê Hoàn chiến thắng giặc ngoại xâm và lên ngôi hoàng đế. Ngày nay, người đến với lễ hội Long Đọi Sơn đông đủ cả gái, trai, già, trẻ, đủ mọi thành phần xã hội. Dù thuộc bất cứ thành phần xã hội nào họ đến nơi đây với một lòng thành kính và hướng thiện. Họ gửi đến Đức Phật, Đức Thánh, Đức Mẫu những lời cầu xin phù hộ và giúp đỡ cho họ thực hiện được những ước mơ, khát vọng trong cuộc sống hay là những lời sám hối ăn năn khi một người nào đó đã trót làm những việc trái với lương tâm mình để cầu mong các bậc thần linh tha thứ và cứu độ. Trong lễ hội không thể không kể đến một lực lượng đông đảo là những học sinh-sinh viên chủ nhân trong xã hội tương lai. Do vậy lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn không phải là một hoạt động lạc hậu không hợp thời mà là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh thiết yếu của con người trong xã hội. Tham dự lễ hội chùa Đọi, chúng tôi nhận thấy rằng lễ hội này cũng như bao lễ hội truyền thống khác đặc biệt là lễ hội chùa có rất đông các cụ già cao tuổi mà phần lớn là các cụ bà từ nhiều nơi về đây lễ Phật. Người Việt Nam có câu “ Đàn ông vui đình, đàn bà vui kệ vui kinh của chùa”. Điều này cũng có phần đúng. Trong những ngày diễn ra lễ hội chùa Đọi thì ngoài sự tham gia của các cụ cao tuổi địa phương còn có rất nhiều các cụ già từ nhiều vùng xung quanh như: Phủ Lý, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,… bằng nhiều phương tiện khác nhau về đây với lễ hội chùa Đọi. Nhiều cụ tuổi cao sức yếu rất khó khăn trong việc leo núi cao để lên lễ chùa nhưng các cụ cũng cố gắng lên chùa bằng được dưới cái nắng chớm hè và dòng người đi lại chen chúc. Vậy điều gì làm cho các cụ cố gắng như vậy? Một vấn đề nữa được đặt ra là những người thực tâm đi lễ chủ yếu lại là những người cao tuổi. Đây là những người đã từng trải qua một chặng đường đời với rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nhưng họ cũng là những người có niềm tin mạnh mẽ vào thần thánh và sự linh thiêng của Đức Phật. Điều đó chúng ta không thể khẳng định rằng thần thánh có thật trong cuộc sống mà chỉ có thể giải thích bằng niềm tin tôn giáo mà thôi. Có ý kiến cho rằng lễ hội và đền, chùa thường thu hút những người cao tuổi về đây cúng lễ. Đó là những người đã trải qua trường đời và trong cuộc đời mình họ đã từng làm nhiều điều không phải nên về già sám hối đến với lễ hội cùng lễ vật cầu mong thần thánh tha thứ để tâm hồn thanh thản trước khi từ giã cõi đời. Cách giả thích này nghe không ổn. Trong những ngày khảo sát lễ hội ở Chùa Đọi chúng tôi có gặp một số cụ già lên chùa lễ Phật và cúng tiền công đức để góp phần cùng nhà chùa xây dựng và tu sửa chùa chiền. Các cụ già đó không phải lên đó để sám hối vì trong đời các cụ chưa từng làm điều gì có cảm giác tội lỗi cả mà tâm lí các cụ ở đây làm công đức nhằm lưu phúc cho con cháu của mình và cầu mong thần thánh hãy phù hộ độ trì cho con cháu với niềm tin: Người trồng cây hạnh để chơi Ta trong cây đức để đời mai sau. (Ca dao) Truyền thống của người Việt là như vậy, càng về già họ càng lo cho thế hệ con cháu và họ thường đi đến các chùa chiền để cầu phúc cho con cháu mình mà ít khi c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 154.doc
Tài liệu liên quan