Khóa luận Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN! 4

PHẦN A: Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài 5

PHẦN B: Nội dung của khóa luận 7

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 7

1.1. Phố cổ Hà Nội - giá trị truyền thống và hiện đại 7

1.1.1. Quan niệm về phố cổ 7

1.1.2. Giá trị khu phố cổ 9

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các giai đoạn chính 13

1.2.1. Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long - thành Đại La: 13

1.2.2. Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ 15

1.2.3. Thăng Long thời Lê - Mạc - Trịnh 18

1.2.4. Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn và nhà Nguyễn

thế kỷ XIX 19

CHƯƠNG 2: NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA KHU DI TÍCH KIẾN TRÚC - LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH 22

2.1. Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội 22

2.1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường 22

2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ

Hà Nội 24

2.1.2.1. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV 24

2.1.2.2. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX 25

2.1.2.3. Khu phố cổ từ thế kỷ XIX đến nay 26

2.1.3. Những giá trị chủ yếu của khu phố cổ Hà Nội 27

2.1.3.1. Giá trị lịch sử văn hóa 27

2.1.3.2. Giá trị về không gian đô thị, về quần thể kiến trúc 28

2.1.3.3. Giá trị của một trung tâm kinh tế 30

2.2. Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch ở khu Phố Cổ

Hà Nội 31

2.2.1. Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu Phố Cổ 31

2.2.2. Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế 34

2.2.2.1. Tiềm năng các công trình di tích. 35

2.2.2.1.1. Di tích cư trú (kiến trúc nhà ở kiêm nhà hàng) 36

2.2.2.1.2. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng. 38

2.2.2.1.3. Di tích của ô 47

2.2.2.1.4. Kiến trúc công trình văn hoá công cộng. 48

2.2.2.1.5. Kiến trúc thương nghiệp 49

2.2.2.1.6. Di tích cách mạng kháng chiến 49

2.2.2.2. Tiềm năng làng nghề, phố nghề. 54

2.2.2.2.1. Giá trị của việc bảo tồn và duy trì nghề truyền thống trong khu phố Cổ Hà Nội phục vụ du lịch. 54

2.2.2.2.2. Một số khái niệm về ngành nghề, làng nghề, phường nghề và phố nghề thủ công truyền thống 55

2.2.2.3. Thực trạng về nghề truyền thống trong khu Phố Cổ

Hà Nội 57

2.2.2.4. Tham quan Phố Cổ Hà Nội 62

2.2.2.3.1. Lộ trình số 1 - Khu vực phía Đông phố cổ 63

2.2.2.3.2. Lộ trình số 2 - khu vực phía Tây Phố Cổ 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 77

3.1. Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá phố Cổ Hà Nội 77

3.1.1. Bảo tồn cảnh quan, kiến trúc phố cổ Hà Nội 78

3.1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc 82

3.2. Một số mô hình thu hút khách du lịch tới phố Cổ Hà Nội 84

3.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch 88

3.4. Tổ chức và quản lý lực lượng kinh doanh du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, chuyên môn hoá cao 90

3.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch 91

3.6. Thiết lập city tour (chương trình du lịch nội thành) khám phá các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ 92

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6569 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(biểu hiện mùa thu), phương Đông có thần Thanh Long (biểu hiện cho mùa xuân). Thần Huyền Thiên được thờ ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội như Trấn Vũ Quán (Ba Đình), đền Trấn Vũ (Gia Lâm).. Theo bài ký nghi trên bia “Trùng tu Huyền Thiên bi minh “ hiện còn bảo lưu tại quán, niên đại Vĩnh Tộ (1628-1669). Như vậy ” cho biết: vào thời kỳ này, quán đã có 13 gian với cung thờ phật, thờ tiên và pho tượng Huyền Thiên bằng gỗ trầm. Như vậy, vào thế kỷ 16, tượng phật đã được thờ trong quán. Cũng vì vậy, hiện nay quán Huyền Thiên còn có tên gọi chùa Huyền Thiên. Trên toàn bộ tư liệu văn bia hiện còn trng quán không xó tài liệu nào gọi là “chùa” và căn cứ vào sự sắp đặt bài trí thờ tự việc quản lý cùng những lễ tín ngưỡng hiện nay tại khu di tích gọi là Huyền Thiên. Tuy là một di tích có kiến trúc khá lâu đời song do trải qua nhiều biến động, nhiều nấc thăng trầm của lịch sử nên Huyền Thiên cổ quán không còn mang dáng vẻ của ngày đầu khởi dựng nữa. Ngày nay Huyền Thiên cổ quán là dấu vết của cuộc đại trùng tu năm 1930 và năm 1984. Nhìn chung toàn thể kiến trúc quán khá cân đối, hoàn chỉnh. Khu kiến trúc quán khá cân đối, hoàn chỉnh. Khu kiến trúc chính của quán được bố trí theo một đường “thần đạo” thẳng từ cổng vào qua điểm giữa hai toà nhà chính và toà nhà ở phía sau. Kiến trúc của khu quán không theo sự phát triển chiều ngang mà theo chiều sâu hun hút, tạo nên một không gian uy nghiêm, thiêng liêng, huyền bí. * Hội quán Trong khu phố cổ Hà Nội còn hai hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lan Ông, phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm sinh hoạt cộng đồng của những người cùng quê. Ngoài chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán Quảng Đông thờ Quan Vân Trường, Hội quán Phúc Kiến thờ Thiên Hậu- một nữ thần được hầu hết các cộng đồng cư dân Nam Trung Hoa tôn thờ. Trong cấu dân cư của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, ở hi đầu địa giới đều có hai đền thờ: một thờ ông và một thờ bà. Trong khu phố cổ Hà Nội, ở trục Đông - Tây phố Hàng Buồm - Lãn Ông có hai Hội quán cũng là hai đền thờ, một thờ ông Quan Đế và một thờ bà Thiên Hậu. Hội quán thường là công trình kiến trúc có quy mô lớn, cổng lớn ở phía trước, tiếp đến là một khoảng san rộng, sau đó là Phương Đình nơi diễn ra các nghi lễ, rồi đến các chính tẩm- lớn nhất trong tổng thể kiến trúc Hội quán * Nhà thờ Họ Trong phố cổ Hà Nội hiện còn 5 nhà thờ của các dòng họ: Nhà thờ họ Lê(55 ngõ Phất Lộc, phường Hàng Buồm) Nhà thờ họ Trịnh (144 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc) Nhà thờ họ Lê (39 Hàng Đậu, phường Hàng Bạc) Nhà thờ họ Hoàng (58 ngõ Phất Lộc, phường Hàng Buồm) Nhà thờ họ Phạm (86 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc). Nhà thờ họ thường có 2 loại mặt bằng: Loại 1: giống nhà ống với kiểu nếp nhà thấp, kế tiếp nhau qua khoảng sân rộng. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú trở thành nhà thờ chung của dòng họ. Điển hình của loại di tích này là nhà thờ họ Lê (55 ngõ Phất Lộc). Loại 2: có kiến trúc nhỏ gồm một nếp nhà ngàn và phần hậu cung nhô ra ở phía sau thành mặt bừng chữ đinh đó là kiến trúc nhà thờ họ Trịnh ở 144 Hàng Bạc. 2.2.2.1.3. Di tích của ô Trong khu phố cổ Hà Nội duy nhất còn lại một cửa ô của thành Thăng Long xưa đó là Ô Quan Chưởng. Lịch sử: Ô Quan Chưởng hiện nay thuộc phường Đồng Xuân - Hàng Buồm đây là một ô cửa mở qua tường thành phía Đông của toà thành đất, vòng giữa bao bọc khu đông dân của kinh thành Thăng Long xưa. Của Ô được xây dựng : mặt chính diện nhìn ra đê sông Hồng. Trước đây luồng chính của nước sông Hồng chảy về phía bên Hà Nội, chứ không vát về phía Gi Lâm như ngày nay. Do vậy trước Cửa Ô và dọc đường Trần Nhật Duật trước kia là một cảng sông nhộn nhịp, nơi tụ hội của các thuyền bè và tàu thuỷ để bốc dỡ vào kinh thành để buôn bán. Của Ô Quan Chưởng thời đó là kiểm sát thu thuế của các quan lại thời phong kiến. Hiện nay trên bức tường cổng chính của cửa ô còn gắn một tấm bia có niên hiệu Tự Đức, thứ 34 (1882). Trong dấu ấn khắc nổi của triều đình, ghi lệnh cấm người gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại. Tên gọi của Cửa Ô Quan Chưởng cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học, nhiều nguồn tư liệu ghi nhận, sách đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá cho viết tên gọi của Ô Quan Chưởng có nhiều cách giải thích: 1) Vào cuối đời Lê có một viên quan chưởng ẩn về hưu lập dinh cơ ở cạnh ô do đó mà thành tên. 2) Vào đời Nguyễn có một chức quan Chưởng Cơ kiểm soát cửa ô này, phàm thuyền bè ghé vào quanh đây đều phải trình giấy tờ ở viên quan ấy vì vậy thành tên. 3) Hồi giặc Pháp hạ thành lần thứ nhất (1873) có một viên quan họ Chưởng Vệ đã hi sinh ở đây để tưởng nhớ nhân dân quen gọi cửa ô này là cửa Ô Quan Chưởng. Gần đây Đào Trọng Tấn cũng có bài viết giải thích tên gọi này. Các cách giải thích trên đều làm truyền thuyết, có lẽ chỉ có hàng chữ Hán khắc trên vòm cửa chính "Đông Hà Môn" - "cửa Đông Hà" là tên gọi chính xác nhất của cửa Ô này. Gọi như vậy vì, vào thời mà Thăng Long chỉ chia ra 36 phường thì đây là thuộc phường Đông Hà, phường này đã đi vào chính sử từ thế kỷ 16. Kiến trúc: Cửa Ô Quan Chưởng được xây dựng theo lối kiến trúc "Vọng lâu" mang cấu trúc đặc trưng của thời kỳ nhà Nguyễn nhưng vật liệu xây dựng thời kỳ Lê Trung Hưng. Chất liệu chủ yếu để xây dựng Cửa Ô Quan Chưởng là gạch với các kích cỡ khác nhau. Về niên đại: Trong sách cổ tích và thắng cảnh Hà Nội của Doãn Kế Thiện có ghi: "Cửa Ô Đông Hà là một trong 21 cửa ô tại thành ngoại vi Thăng Long cũ xây dựng năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), năm Cảnh Hưng 46 (1785) và đến năm Gia Long thứ 3 (1804) xây dựng lại kiểu cách hiện còn ngày nay". Hiện nay Cửa Ô còn nguyên vẹn cửa chính và 2 cửa phụ. Năm 1995 di tích được tu sửa phần Vọng Lâu. 2.2.2.1.4. Kiến trúc công trình văn hoá công cộng. Có 2 rạp biểu diễn nghệ thuật (rạp Chuông Vàng ở phố Hàng Bạc, rạp Hồng Hà ở phố Hàng Da). Có 3 rạp chiếu bóng (rạp Long Biên ở phố Hàng Chiếu, rạp Bắc Đô ở Hàng Giấy, rạp Đại Đồng ở phố Hàng Cót). Các công trình biểu diễn, chiếu bóng tuy sức chứa chỉ khoảng 1.000 chỗ ngồi song vẫn là những công trình có không gian thuộc loại lớn ở khu phố cổ; kiến trúc các công trình này tuy không có mối liên hệ nào với kiến trúc truyền thống, song hình thức kiến trúc với quy mô khối vẫn hoà hợp với khu phố cổ. 2.2.2.1.5. Kiến trúc thương nghiệp Hiện có 3 khu chợ: chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da và chợ Hàng Bè (họp trên đường phố). Trong đó có chợ Đồng Xuân là chợ nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà còn trong cả nước. Ngày xưa người ta xem chợ Đồng Xuân như cái "dạ dày" của Hà Nội. Chợ mua bán đủ thứ từ mọi miền đất nước đem đến. Chợ xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, có 5 cầu chợ liên kết lại thành một không gian lớn, kiến trúc có phong cách theo kiểu hỗn hợp Âu - Á rất đặc trưng; với lối vào chính từ hàng loạt cửa ở 5 đầu hồi; cách tổ chức tường đầu hồi thoáng, có cửa mái để thông thoáng và lấy ánh sáng đã nói lên được tính chất của một chợ vùng khí hậu nhiệt đới. Nét đặc trưng của chợ này đã luôn luôn được giữ lại suốt cả một gian cho 3 cầu chợ ở giữa qua 2 lần cải tạo lại chợ Đồng Xuân vào những năm 80-90. Chợ Hàng Da có quy mô nhỏ hơn chợ Đồng Xuân được xây lại vào những năm 80, kiến trúc mặt tiền xử lý thông thoáng phù hợp với tính chất chợ và hợp với cảnh kiến trúc chung. 2.2.2.1.6. Di tích cách mạng kháng chiến Tính theo thời điểm hiện nay, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 40 di tích cách mạng kháng chiến trong tổng số 169 di tích, chiếm 23,6%. Trong số 40 di tích đó, có 5 di tích đã được công nhận xếp hạng, 24 di tích đã được gắn biển lưu niệm và khu Phố Cổ là nơi chiếm nhiều nhất di tích cách mạng. - Nhà số 48 phố Hàng Ngang: khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch từ Việt Bắc trở về Hà Nội đã ở ngôi nhà này từ ngày 25/8/1945 để viết Bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. - Nhà số 15 phố Hàng Nón: ngày 28/7/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã triệu tập Đại hội Đại biểu công nhân Bắc Kỳ tại ngôi nhà này để thành lập Tổng Công Hội, xuất bản hai tờ báo bí mật là báo "Lao động" và "Công hội đỏ" nhằm động viên phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Nơi đây còn là điểm liên lạc của Ban thường vụ Trung ương với các Xứ uỷ Trung và Nam kỳ. Ngôi nhà này là một ngôi nhà cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Nhà số 16 phố Cầu Gỗ: trong thời gian khởi thảo bản luận cương chính trị, đồng chí Trần Phú thường đến ngôi nhà này trao đổi với đồng chí Nguyễn Thế Rục về nội dung của tài liệu quan trọng này. - Nhà số 26 Đồng Xuân (Hàng Gạo cũ): cơ sở phát hành sách báo Cộng sản của Đảng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939). - Nhà số 42 phố Hàng Thiếc: đây là nơi ở và làm việc của đồng chí Đỗ Ngọc Du, một trong những người thành lập nhóm Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), đồng chí là bí thư thành uỷ đầu tiên của Hà Nội đến tháng 4/1930. - Nhà số 79 phố Nguyễn Hữu Huân: cơ sở hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1936-1945. Đồng chí Trường Chinh đã đến đây ở và tiếp tục hoạt động. Nơi đây chính là trạm liên lạc của các chiến sỹ cộng sản vừa thoát khỏi nhà tù đế quốc. - Nhà số 72 phố Hàng Bạc (rạp Tố Như): ngày nay gọi là rạp Chuông Vàng ở 74 Hàng Bạc. Ngày 7/1/1947, Trung đoàn Thủ đô và đội Quyết tử quan đã ra đời tại đây. Ngày 14/1/1947, tại rạp hát này, đội Quyết tử quân với chiếc khăn đỏ quàng vai, đã làm lễ tuyên thệ hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ Thủ đô. - Chợ Đồng Xuân: nơi đây đã diễn ra trận đánh 14/2/1947, với những chiến công oanh liệt của các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô gây hoảng sợ cho quân đội Pháp khu vực nội thành. - Nhà số 86 phố Hàng Bạc: Trụ sở chỉ huy của Trung đoàn Thủ đô trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp với 60 ngày đêm chiến đấu quyết liệt. - Nhà số 20 Ngõ Trạm (trường Tư thục Thăng Long): Một trong những trung tâm vận động thành lập mặt trận Dân chủ Đông Dương ở Hà Nội, nơi tuyên truyền vận động giác ngộ tư tưởng cách mạng cho học sinh. - Nhà 78-80-82 phố Hàng Điếu: nơi diễn ra cuộc chiến đấu oanh liệt của quân dân Thủ đô chống thực dân Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Ngôi nhà này xây dựng đầu thế kỷ XX. - Nhà số 37 phố Cầu Gỗ: cơ sở hoạt động cách mạng của Đảng ta trong những năm 1929-1930, 1936-1939, 1945-1954. Ngôi nhà này xây dựng năm 1915. - Nhà số 5 phố Hàng Lược: Trụ sở báo Đời nay, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động trong thời kỳ 1936-1939. Số báo đầu tiên ra ngày 11/12/1938. - Nhà số 4 Hàng Rươi: Trụ sở cơ quan liên lạc của thường vụ Trung ương Đảng năm 1929-1930. Nơi đây, đồng chí Trần Phú đã làm việc để viết luận cương chính trị đầu tiên của Đảng. - Nhà số 9 phố Hàng Giấy: Trụ sở cơ quan liên lạc của Trung ương Đảng thời kỳ 1936-1939. Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt đã thường xuyên làm việc tại đây. - Nhà số 35 phố Hàng Vải: trụ sở báo "Tiến lên" ra đời ngày 20/8/1937, là tiếng nói của Đảng Cộng sản Đông Dương vạch mặt kẻ thù, tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, kêu gọi đoàn kết xung quanh Mặt trận dân chủ Đông Dương. - Nhà số 57 ngõ Phất Lộc: trụ sở tổ chức ái hữu thợ dệt, nơi hoạt động công khai của Đảng những năm 1937-1938. - Nhà số 54 phố Hàng Cót: Trụ sở hội ái hữu tiểu thương. Nơi đây những người buôn bán đã thành lập hội ái hữu của mình để hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1936-1939. - Ngã tư phố Hàng Thiếc: ngày 7/2/1947, một tổ chức thuộc Trung đoàn Thủ đô anh dũng đánh lui 1 tiểu đoàn lính Pháp, tiêu diệt 100 tên. - Nhà số 27 Ngõ Trạm: Trụ sở báo "Thời Thế" cơ quan ngôn luận của Đảng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tập hợp quần chúng đấu tranh cách mạng. - Nhà số 28 phố Nguyễn Văn Tố: Trụ sở báo "Le Tra-vail" là báo chính trị, kinh tế bằng tiếng Pháp, cơ quan tuyên truyền và tập hợp lực lượng của Đảng thời kỳ năm 1936-1937. - Nhà số 6A Đường Thành: Trụ sở báo "Bạn Dân", bằng Tiếng Việt do Đảng chủ trương, đoàn Thiên niên dân chủ xuất bản, phát hành tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin. - Nhà số 11 phố Nguyễn Quang Bích: Trụ sở báo "Thế giới", cơ quan tuyên truyền của đoàn Thanh niên dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Nhà số 12 phố Hàng Da: Trụ sở chi nhánh Đông Dương đại hội Bắc kỳ, nơi họp của các Đảng viên cộng sản để tuyên truyền tổ chức lãnh đạo quần chúng hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội. - Nhà tù Hoả Lò: Nơi thực dân Pháp đã giam giữ và tra tấn dã man hàng ngàn chiến sỹ cách mạng. Tại phòng giam số 12-13 khu xà lim 1, các đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh và nhiều đồng chí cách mạng yêu nước khác bị giam giữ. Nhà tù Hoả Lò mãi mãi là nơi ghi dấu tội ác tày trời của thực dân Pháp, biểu dương ý chí cách mạng bất khuất kiên cường, sự chiến đấu hy sinh cao cả và niềm tin son sắt vào sự tất thắng của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam. Hệ thống di tích cách mạng kháng chiến nêu trên đã chứng kiến, đồng thời là những bằng chứng vật chất phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời những năm thành lập Đảng: nơi phôi sinh ra bản Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng, nơi tổ chức cách mạng đầu tiên ra đời, nơi ra đời của những tờ báo đầu tiên của Đảng, nơi Đảng ta chỉ đạo việc vận dụng những hình thức đấu tranh cách mạng trong suốt thời kỳ dài lịch sử cách mạng dân tộc, phù hợp với tình hình của từng thời điểm. Những hình thức đấu tranh công khai và bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp đã được xuất phát ở những nơi đây. Những di tích cách mạng đó có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, ghi nhận những hoạt động của những đồng chi lãnh đạo của Đảng trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử dân tộc. Nhà tù Hoả Lò là một bằng chứng rõ nét tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, đồng thời phản ánh tinh thần trung kiên của các chiến sỹ cách mạng, niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Di tích cách mạng khu Phố Cổ không chỉ chiếm tỷ lệ cao về số lượng, mà dung lượng của những di tích này cũng hết sức lớn lao. Những tượng "Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh", nhà tù Hoả Lò, di tích 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngay,... là những "địa chỉ đỏ" góp phần quan trọng làm nên một thiên hùng ca vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ XX. Thời gian đã lui vào lịch sử, nhưng những di tích đó vẫn chói đỏ, vẫn rực rỡ những đoá hồng, luôn nhắc nhở và khích lệ người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, trong công cuộc xây dựng Thủ Đô Hà Nội - Thành phố vì Hoà Bình, văn minh hiện đại. 2.2.2.2. Tiềm năng làng nghề, phố nghề. 2.2.2.2.1. Giá trị của việc bảo tồn và duy trì nghề truyền thống trong khu phố Cổ Hà Nội phục vụ du lịch. Bên cạnh giá trị vật thể về kiến trúc đô thị thì bảo tồn và duy trì nghề truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị phi vật thể của khu Phố Cổ Hà Nội. Nghề truyền thống đã mang cài hồn đến cho phố cổ, tạo nên một hoạt động sinh hoạt cộng đồng không chỉ mang tính thương mại mà nó còn là phong tục tập quán, nếp sống lâu đời của người dân Phố Cổ Hà Nội. Để Phố Cổ Hà Nội có giá trị trường tồn, cần phải thổi vào cơ thể nó một linh hồn bất diệt đó chính là việc lưu giữ một không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian tâm linh (đặc biệt là các đình tổ nghề) cũng như không gian đơn lẻ (không gian ở kết hợp với không gian buôn bán) của người dân đô thị, đó chính là việc duy trì và phát triển các ngành nghề và mặt hàng truyền thống phù hợp với đặc trưng không gian của khu phố phường hội của khu 36 phố phường. Giữ gìn phong tục tập quán, sàng lọc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá và loại bỏ những gì cổ hủ và lạc hậu. Do thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô ngày càng được nâng lên nên nhu cầu du lịch cũng tăng theo. Hà Nội có nhiều lợi thế về phát triển du lịch nên đang là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. Trong thời gian tới, khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội sẽ tăng nhanh. Năm 2003 thành phố Hà Nội đã được đánh giá là thành phố thứ 2 của Châu Á về phát triển du lịch. Khách du lịch có xu hướng tăng chi tiêu cho việc đi lại và mua sắm quà lưu niệm, trong đó khách nước ngoài có mức chi cao hơn. (Theo tổ chức du lịch thế giới, năm 2003, mức chi tiêu bình quân của mỗi khách du lịch nước ngoài ở Đông Nam Á là 950 USD). Đây là nhân tố có tính động lực thúc đẩy phát triển nhanh thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại chỗ sản phẩm làng nghề thủ công, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tương đối hấp dẫn khách du lịch, nhất là các sản phẩm hàng mỹ nghệ. Làng nghề Hà Nội có tiềm năng phát triển du lịch nhờ đáp ứng được các nhu cầu về mua sắm của khách du lịch. Tuy nhiên đến nay đại bộ phận các làng nghề chưa được giới thiệu rộng rãi tới các khách du lịch. Trong thời gian tới thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch, sản phẩm và các làng nghề được giới thiệu rộng rãi tới khách du lịch trong nước và quốc tế, sẽ tăng nhanh lượng khách du lịch và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, tại nhiều địa phương cho thấy, sự kết hợp hài hoà giữa du lịch và làng nghề mang lại lợi ích cho cả ngành du lịch lẫn làng nghề. Ngành du lịch cũng đang hướng nhiều vào các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Hiện nay lượng khách du lịch, nhất là các khách du lịch nước ngoài, đến Hà Nội có xu hướng muốn tham quan các di tích lịch sử, các nét đặc trưng văn hoá truyền thống của người Hà Nội xưa, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Nhiều công ty du lịch đã khai thác một số làng nghề truyền thống của Hà Nội vào danh sách các địa điểm giới thiệu cho khách du lịch. Việc kết hợp du lịch giữa các phố nghề trong khu phố cổ với các làng nghề ven đô là một việc làm cần thiết, nó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và các địa phương nơi có các hoạt động nghề. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, tại các phố trong khu phố cổ hiện nay do mặt bằng không còn phù hợp với sản xuất thì ngay tại các phố đặc trưng này có thể kết hợp vừa bán hàng giới thiệu sản phẩm vừa là nơi cung cấp các thông tin về hoạt động nghề và gắn kết giới thiệu với các làng nghề. 2.2.2.2.2. Một số khái niệm về ngành nghề, làng nghề, phường nghề và phố nghề thủ công truyền thống Trước hết yếu tố "truyền thống" được biểu hiện bởi 3 đặc trưng sau đây: - Truyền thống có tính ổn định và bền vững tương đối, lặp đi lặp lại qua các thế hệ trở thành thói quen, tập quán trong xã hội, cộng đồng. - Truyền thống mang tính cộng đồng được thừa nhận ở nhiều cấp độ và hình thức khác nhau như: nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp, dân tộc,... - Truyền thống mang tính lưu truyền từ đời này sang đời khác, góp phần quy định những chuẩn mực ứng sử, giá trị, tư tưởng, lễ nghi,... trong cộng đồng và trong xã hội. * Khái niệm chung nghề truyền thống. Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc. * Làng nghề thủ công: Làng nghề thủ công là thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Mỗi một nghề thủ công đều được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, vùng nghề trong cả nước. Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tổ chức theo kiểu phường hội, có cùng tổ nghề, các vị thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Trong làng nghề thủ công, không phải tất cả các làng đều là thợ sản xuất hàng thủ công mà nhiều khi thợ thủ công kiêm luôn nghề nông, những yêu cầu chuyên môn hoá cao của sản phẩm, của mạng lưới tiêu thụ nên có khi người thợ có thể sản xuất hàng thủ công ngay tại làng mình, hoặc có thể ở làng nghề hay phố nghề nơi khác. * Khái niệm về phố nghề trong khu Phố Cổ Hà Nội: Gốc tích và sự phát triển của từ phố: Phố nguyên nghĩa là nơi bán hàng, ngày nay là cửa hiệu. Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy dài nên cái dãy gồm nhiều phố áy cũng được gọi là phố và dần dần cái từ phố với nghĩa là một dãy các cửa hàng lấn át từ phố nguyên nghĩa là một cửa hàng, và thế là có phố Hàng Bạc, phố Hàng Chiếu,... để chỉ con đường mà hai bên có các cửa hàng bán: hàng Bạc, hàng Vàng, hàng Chiếu,... và vì vậy một phường có nhiều phố. Ví dụ: trong phường Đông Các có các phố Hàng Bạc, lại có phố Hàng Giầy, phố Hàng Mắm,... ở mỗi phố từng hiệp thợ thủ công từ làng quê ra Thăng Long cư trú, làm theo thời vụ. Dần dà họ định cư ở hẳn lại, kẻ trước người sau tụ tập ở một góc phường (trong số 36 phường), bám lấy hai bên một con đường rồi mở cửa hàng (tức phố) vừa sản xuất, vừa bán buôn bán lẻ,... Chính vì vậy phố nghề trong khu phố cổ được định nghĩa như sau: Phố nghề là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công truyền thống và tên phố được đặt bằng chính tên của sản phẩm này. Phố nghề trong khu Phố Cổ Hà Nội có thể được gọi là Phố Hàng bởi tên phố được bắt đầu bằng chữ Hàng. Ví dụ như phố Hàng Đồng, Hàng Bạc,... Tuy nhiên, phần lớn trong khu Phố Cổ Hà Nội thì phố Hàng là các phố chuyên doanh, là nơi buôn bán mặt hàng đặc trưng tên phố. 2.2.2.3. Thực trạng về nghề truyền thống trong khu Phố Cổ Hà Nội Trước đây, những phố nghề tập trung tại khu vực 36 phố phường với những nghề thủ công nổi tiếng gắn liền với tên phố như Hàng Hòm sản xuất hòm, Hàng Bạc chế tác vàng bạc, phố Lò Rèn sản xuất kim khí. Đa số người dân làm nghề thủ công sinh sống trên các tuyến phố nghề của khu vực nội thành Hà Nội đều có gốc từ các làng nghề nổi tiếng của khu vực ngoại thành Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Ví dụ như phố Lò Rèn là do người dẫn từ xã Xuân Phương (Từ Liêm) ra sinh sống, sản xuất; phố may da Hà Trung do người từ làng Ninh Hiệp (Gia Lâm) chuyển ra sinh sống. Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, và quá trình "công tư hợp doanh" trên địa bàn Hà Nội nhiều phố đã không còn sản xuất các sản phẩm nghề thủ công truyền thống. Càng ngày số lượng nghề trong khu vực nội thành càng giảm, và đặc biệt các phố nghề chuyên sản xuất gần như đã mất hẳn từ khi chuyển sang cơ chế thị trường. Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường đến nay hầu hết các phố nghề truyền thống đã chịu tác động của cơ chế này. Ngày nay, hầu như Hà Nội không còn phố nghề với tư cách vừa là nơi bán hàng vừa là nơi sản xuất. Ta có thể thấy trên năm mươi phố (ngõ) có tên gọi bắt đầu bằng chữ "Hàng" hiện chỉ còn tồn tại 6 phố (trong 13 phố) còn đúng nghề (theo số liệu điều tra của Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội - tháng 6 năm 2004); nghĩa là còn có các hoạt động sản xuất mặt hàng truyền thống. Đó là các phố Hàng Thiếc, Lò Rèn, Hàng Hòm, Hàng Bạc, Tố Tịch (Hàng Tiện), Lãn Ông. Ngoài ra còn 3 phố chuyên doanh buôn bán các mặt hàng truyền thống đúng với tên phố: phố Hàng Mã, Hàng Đồng, Hàng Mành nhưng sản phẩm sản xuất tại chỗ chiếm tỉ lệ ít, chủ yếu là nhập hàng từ nơi khác mang đến. Bên cạnh đó một số phố đã không còn bán các sản phẩm truyền thống mà thay vào đó là những mặt hàng mới song chủ yếu vẫn là buôn bán chứ không sản xuất. Đó là các phố: Hàng Gai buôn bán hàng thêu, lụa tơ tằm; Hàng Dầu, Hàng Bè bán giầy dép; Hàng Khoai buôn bán đồ sứ,... - Về cơ chế, chính sách phát triển nghề truyền thống trong khu Phố Cổ Hà Nội: Mặc dù đã được Nhà nước và Thành phố quan tâm nhưng đối với việc duy trì và phát triển nghề, phố nghề truyền thống trong khu phố Phố Cổ Hà Nội vẫn chưa có một cơ chế chính sách nào cụ thể. - UBND quận Hoàn Kiếm có chủ trương chuyển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài khu phố cổ Hà Nội như nghề rèn, nghề làm đồng. Chủ yếu chủ trương để phát triển các phố chuyên doanh. Hiện nay UBND quận Hoàn Kiếm cũng chưa có chính sách cụ thể cho việc duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn khu Phố Cổ Hà Nội. - Về vấn đề đào tạo nghề truyền thống ở Hà Nội: Vấn đề đào tạo nghề truyền thống nói chung chủ yếu là cha truyền con nối đối với gia đình có nhiều đời làm nghề, bên cạnh đó còn có các lớp đào tạo nghề và lớp nâng cao tay nghề của thành phố, của UBND quận Hoàn Kiếm, chủ yếu là các nghề dệt tơ tằm, nghề giầy da, tác chế kim hoàn, vẽ tranh dân gian, ẩm thực. Chưa có đào tạo về marketing sản phẩm. Năm 2003, Thành Phố Hà Nội đã tổ chức được hơn 10 khoá học nghề chủ yếu là ở các làng nghề. Vấn đề đào tạo nghề từ các nghệ nhân có "bàn tay vàng" đang gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế để khuyến khích các nghệ nhân mở lớp dạy nghề. Liên minh các Hợp tác xã Thành phố Hà Nội hàng năm cũng tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các cơ sở nghề truyền thống ở làng nghề. Chủ yếu các nghề: chạm khắc gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm sứ. Bên cạnh đó, có các lớp nâng cao trình độ mỹ thuật cho lớp nghệ nhân giỏi. Đối với những nghề truyền thống đặc thù trong khu Phố Cổ Hà Nội: hiện nay mới có lớp đào tạo nghề chạm vàng, bạc của Hội kim hoàn Trung Ương: nhằm đào tạo cho các đối tượng là người nghèo và thương binh. Các lớp đào tạo nghề của Hội kim hoàn H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24685.doc
Tài liệu liên quan