MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: THỰC TIỄN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 3
1.1. Vai trò của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC 3
1.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 4
1.3. Đặc điểm kế toán khoản mục doanh thu tại khách thể kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam có ảnh hưởng đến kiểm toán 5
1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 10
1.4.1. Thực tế quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại Công ty điện tử ABC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 10
1.4.2. Thực tế kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty ô tô ZYZ do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện 33
1.4.3. Tổng kết quy trình kiểm toán doanh thu 57
PHẦN II:NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM. 61
2.1. Nhận xét, đánh giá về kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty Deloitte Việt Nam thực hiện 61
2.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 66
2.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty Deloitte Việt Nam 67
KẾT LUẬN 70
PHỤ LỤC 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5642 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kỳ (Early cut off, late cut off) của việc ghi nhận doanh thu.
Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 511
Biên bản giao nhận hàng giữa ABC Hải Phòng và khách hàng ở Nhật Bản
Thực hiện: Lựa chọn các hóa đơn bán hàng trong tháng 12, kiểm tra đến vận đơn, biên bản giao nhận giữa ABC Hải Phòng và khách hàng ở Nhật Bản, đảm bảo rằng các nghiệp vụ được ghi nhận đúng kỳ.
Kiểm tra việc ghi nhận muộn:
Hóa đơn
Mã hàng hóa
Số tiền
Tờ khai HQ
Kiểm tra
JPY
USD
Số
Ngày
JV 081204-3
HJ-081114-47
2,024,546
21,946.30
10894/XSX
14/11/2009
ü
JV 081204-3
GC-081114-28
2,316,971
25,116.22
566/DTGC
14/11/2009
ü
JV 081209-4
HJ-081205-49
337,194
3,675.14
11599/XSX
5/12/2009
ü
JV 081210-5
GC-081121-29
2,104,652
23,001.66
575/DTGC
21/11/2009
ü
JV 081217-9
HJ-081128-48
3,687,245
42,091.84
11382/XSX
28/11/2009
ü
…………….
………
…...
…….
……
…….
JV 081226-13
GC-081205-31
2,173,689
24,232.88
603/DTGC
5/12/2009
ü
Qua kiểm tra các nghiệp vụ trong tháng 12 và đã ghi nhận doanh thu, kiểm toán viên kiểm tra đến biên bản giao nhận hàng từ phía Nhật Bản, kiểm toán viên phát hiện lô hàng xuất vào ngày 5/12/2009 đã ghi nhận doanh thu không đúng kỳ, ngày trên biên bản giao nhận là 5/1/2010 như vậy theo phương thức bán hàng của ABC thì doanh thu của lô hàng này phải được ghi nhận vào năm 2010. Tuy nhiên do sai lệch bé hơn Threshold nên KTV không đề nghị đưa ra bút toán điều chỉnh. Tuy nhiên, KTV sẽ lưu ý kiến của mình trong thư quản lý đối với thủ tục ghi nhận doanh thu khi kết thúc kiểm toán.
Kiểm tra việc ghi nhận sớm:
Kiểm tra chứng từ của những chuyến hàng xuất trong tháng 12 nhưng chưa ghi nhận doanh thu tháng 12 (Thông tin về thời gian xuất hàng thực tế thu thập từ phòng kinh doanh) Vì bán theo DDU, DDP nên ghi doanh thu khi hàng đến cảng người mua. Vì vậy kiểm toán viên Thu thập bằng chứng ngày hàng đến cảng người mua. Mỗi khi phía Nhật nhận được hàng, Công ty ở Nhật Bản sẽ gửi thư thông báo cho ABC Hải Phòng và dựa vào đó kế toán ghi nhận doanh thu.
Kiểm tra thư khách hàng ở Nhật gửi Công ty; hàng được chuyển đến cảng Nhật Bản ngày 13/01/2010, như vậy doanh thu của các mặt hàng xuất trong năm 2009 được ghi nhận vào năm 2010 là hợp lý.
Mã hàng hóa
Số tiền
Tờ khai HQ
Hóa đon
Kiểm tra
JPY
Số
Ngày
Số
GC-081219-32
1,267,435
630/DTGC
19/12/2009
GC-081219-32
ü
ü
HJ-081219-50
4,014,060
12020/XSX
19/12/2009
HJ-081219-50
ü
ü
Ghi chú:
ü: Đồng ý với ghi nhận của khách hàng
x: Không đồng ý với ghi nhận của khách hàng
1.4.1.3.4. Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện 2 phần việc chủ yếu gồm: các Công việc kết thúc kiểm toán và các Công việc thực hiện sau kiểm toán
Các công việc kết thúc kiểm toán:
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được nhằm xoát xét và đưa ra kết luận cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Các công việc chính bao gồm:
+ Soát xét giấy tờ làm việc của KTV và đánh giá kết quả.
Sau khi đã thực hiện xong các phần việc theo chương trình kiểm toán, KTV thực hiện soát xét các giấy tờ làm việc của mình, tập hợp và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Việc soát xét giấy tờ làm việc của KTV còn được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán và chuyên gia để đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào trong quá trình làm việc của KTV.
Công việc này được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các thủ tục kiểm toán đã đạt được mục tiêu đã đề ra hay không? Kết luận mà KTV đưa ra có nhất quán với các bằng chứng KTV đã thu thập được trong quá trình thực hiện kiểm toán hay không? Việc trình bày giấy tờ làm việc của KTV có đầy đủ thông tin, nhất quán và chính xác hay chưa?
Tại Công ty điện tử ABC, sau khi các giấy tờ làm việc của KTV trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu được chủ nhiệm kiểm toán và chuyên gia xem xét, kiểm tra cho thấy rằng việc thực hiện kiểm toán đã được thực hiện tốt và không có điểm nào cần bổ sung.
+ Rà soát các sự việc phát sinh sau khi thực hiện kế hoạch kiểm toán
Mục đích của việc rà soát này là nhằm xác định liệu các sự kiện phát sinh tiếp theo sau khi thực hiện kế hoạch kiểm toán có làm ảnh hưởng tới các phát hiện của KTV đối với khoản mục doanh thu bán hàng hay không. Sau khi tìm hiểu và đánh giá các sự kiện phát sinh sau khi thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV khẳng định không có sự kiện bất thường nào xảy ra liên quan đến khoản mục doanh thu.
+ Đạt được các bằng chứng kiểm toán được thừa nhận bởi ban Giám đốc Công ty ABC
KTV tiến hành thu thập các thư chấp nhận của ban Giám đốc Công ty ABC hoặc BCTC đã được phê duyệt để đảm bảo rằng các bằng chứng mà KTV thu thập được được ban Giám đốc thừa nhận trách nhiệm đối với các bằng chứng đó về sự trình bày trung thực và hợp lý của các BCTC phù hợp với các khung BCTC đã được phê chuẩn và áp dụng phổ biến.
+ Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
Sau khi thực hiện toàn bộ các Công việc, KTV tiến hành lập bảng tóm tắt các vấn đề mà KTV phát hiện được. Bảng tóm tắt này được thực hiện nhằm tổng hợp tài liệu cho việc phát hành báo cáo kiểm toán. Với khoản mục doanh thu tại Công ty điện tử ABC, KTV tổng hợp các phát hiện của mình và khẳng định không có sai sót trọng yếu nào.
Báo cáo phát hành sau khi kết thúc kiểm toán tại Deloitte Việt Nam bao gồm: báo cáo của Ban giám đốc khách hàng, báo cáo của KTV và BCTC sau khi đã được kiểm toán và thư quản lý (nếu có).
Đối với kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty điện tử ABC, kết luận được KTV đưa ra là khoản mục này được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với khoản mục này. Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ xem xét lại dự thảo báo cáo kiểm toán để thống nhất lại với khách hàng , sau đó sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức
Các công việc thực hiện sau kiểm toán
+ Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán: Công việc này do chủ nhiệm kiểm toán và thành viên Ban giám đốc thực hiện nhằm rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hơn nữa cho các cuộc kiểm toán sau.
+ Giữ mối liên hệ với khách hàng: Công việc này được thực hiện nhằm duy trì quan hệ tốt đẹp và uy tín, hình ảnh của Công ty đối với khách hàng. Đồng thời công việc này cũng giúp thu thập những thông tin mới về khách hàng, và các sự kiện phát sinh có thể làm ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán năm sau nếu Deloitte Việt Nam tiếp tục thực hiện kiểm toán.
1.4.2. Thực tế kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty ô tô ZYZ do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện
Công ty ô tô XYZ là công ty thương mại kinh doanh ô tô từ 4 đến 12 chỗ. Khác với Công ty điện tử ABC là Công ty sản xuất, Công ty ô tô XYZ chuyên kinh doanh các mặt hàng ô tô do Công ty mẹ sản xuất ra. Công ty ô tô XYZ có hệ thống bán hàng rộng khắp trên cả nước theo phương thức bán hàng thông qua các với nhiều dòng sản phẩm và giá cả khác nhau; trong khi đó công ty điện tử ABC là công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử đặc thù, ít chủng loại sản phẩm và giá cả cũng ít biến động hơn; đối tượng khách hàng của Công ty ABC là các khách hàng truyền thống chủ yếu là bán hàng cho công ty mẹ và một số ít các khách hàng ở Nhật Bản. Do đặc điểm của 2 công ty khác nhau như vậy nên việc thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu sẽ có những điểm khác nhau giữa 2 công ty.
1.4.2.1. Thực hiện Công việc trước kiểm toán
Công ty Công ty ô tô XYZ cũng là khách hàng đã được kiểm toán từ các năm trước, chính vì thế công việc thực hiện trước kiểm toán cũng được thực hiện tương tự như tại Công ty điện tử ABC Việt Nam.
1.4.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
a. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty ô tô XYZ
Tổng Công ty ô tô XYZ được cấp Giấy phép Đầu tư ngày 14 tháng 12 năm 1993, chính thức thành lập dưới hình thức Liên doanh giữa Công ty Daewoo Motor (Hàn Quốc) và Xí nghiệp Liên hiệp Cơ khí 7893 thuộc Bộ Quốc Phòng với tổng số vốn đầu tư là 32 triệu USD, trong đó vốn pháp định 10 triệu USD. Thời gian hoạt động trong 30 năm.
Công ty thương mại kinh doanh ô tô XYZ , sau đây viết tắt là “Công ty ô tô XYZ” là Công ty con trực thuộc tổng Công ty ô tô XYZ. Công ty ô tô XYZ chuyên kinh doanh các sản phẩm xe ô tô con, ô tô du lịch từ 4 đến 12 chỗ. Hệ thống bán hàng là các đại lý độc quyền, showroom trên cả nước.
Tìm hiểu về chính sách, hệ thống kế toán Công ty đang áp dụng
BCTC kèm theo được trình bày bằng đô la Mỹ (USD) theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
BCTC kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại các nước khác ngoài Việt Nam.
Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
Việc lập BCTC tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về các công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập BCTC cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra.
Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu
Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu từ bán ô tô (chiếm tỷ trọng chủ yếu), doanh thu từ việc bảo hành và bán phụ tùng thay thế.
Mỗi khách hàng của công ty có một giới hạn tín dụng được bảo đảm bởi Ngân hàng. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán sẽ kiểm tra tình trạng tín dụng hiện tại của khách hàng để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản nợ của khách hàng với công ty không vượt quá giới hạn tín dụng cho phép. Nếu tình trạng của khách hàng đã vượt quá giới hạn tín dụng, kế toán sẽ thông báo không chấp nhận đơn đặt hàng cho khách hàng thông qua điện thoại hoặc Fax. Nếu đơn đặt hàng của khách hàng được chấp nhận, công ty sẽ lập kế hoạch giao nhận hàng tháng và được sự phê chuẩn của Giám đốc công ty và khách hàng. Dựa trên kế hoạch giao nhận này, khách hàng sẽ đăng ký số lượng và chủng loại hàng chi tiết cho mỗi lần giao hàng.
Căn cứ vào đơn đặt hàng đã được phê duyệt và kế hoạch giao nhận hàng, nhân viên phụ trách xuất hàng của phòng kinh doanh tiến hành lập lệnh xuất kho theo số lượng và chủng loại hàng mà khách hàng đăng ký
Giá bán các sản phẩm của công ty áp dụng thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau. Giá bán các sản phẩm của công ty được tính toán dựa trên cơ sở chính sách giá của công ty, giá cả trên thị trường trong nước và Quốc tế.
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Bảng 1.14: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty XYZ
Chỉ tiêu
31/12/09
31/12/08
(+/-)
(%)
Ghi chú
Tiền
235,586,125
208,850,634
26,735,491
12%
Khoản phải thu
356,125,456
235,456,895
120,668,561
51%
{a}
Hảng tồn kho
245,458,156
231,586,458
13,871,698
6%
...
...
...
...
...
Tổng tài sản
1,256,456,758
986,586,120
269,870,638
27%
Phải trả ngắn hạn
122,458,256
121,586,156
872,100
0.7%
...
...
...
...
...
Vốn CSH
615,889, 913
568,259,458
47,630,455
8%
{b}
Tổng NV
1,256,456,758
12.543.854.730.102
(4.262.131.536.770)
(34%)
Ghi chú
{a} Trong năm 2009 Công ty có chính sách bán hàng linh hoạt, khách hàng có thể mua ô tô trả góp nên phải thu khách hàng của Công ty tăng lên.
{b} Trong năm 2009, Công ty góp thêm vốn nên vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên
Bảng 1.15: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty XYZ
Chỉ tiêu
31/12/09
31/12/08
(+/-)
(%)
Ghi chú
Doanh thu bán hàng
243,885,232
212,074,114
31,811,118
15%
{a}
Các khoản giảm trừ
72,073,846
70,586,156
1,487,690
2%
Giá vốn hàng bán
108,502,063
100,458,169
8,043,894
8%
Lợi nhuận gộp
73,309,323
71,859,120
1,450,203
2%
...
...
...
...
...
...
Lợi nhuận từ SX-KD
65,256,248
63,758,156
1,498,092
2%
Ghi chú
{a} Doanh thu trong năm 2009 tăng do với năm 2008 là do Công ty đã có chính sách bán hàng linh hoạt với từng chủng loại xe nhằm đấy mạnh doanh số bán.
Các chỉ số khác không có biến động lớn.
Đánh giá mức độ trọng yếu (PM) và giá trị trọng yếu chi tiết (MP)
Việc đánh giá mức độ trọng yếu (PM) và giá trị trọng yếu chi tiết (MP) đối với khoản mục doanh thu cũng được thực hiện như tại Công ty điện tử ABC. Dựa vào các thông tin thu thập được, KTV nhập vào phần mềm AS/2 và phần mềm sẽ tự động tính ra mức độ trọng yếu PM = 1,850,000 (USD) và giá trị trọng yếu chi tiết MP = 1,850,000 * 0.9 = 1,665,000 (USD)
Threshold = MP * 0.5 = 92,500 (USD)
b. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Khách hàng XYZ cũng là khách hàng đã được kiểm toán từ năm trước, các thông tin về khách hàng cũng như tài liệu kiểm toán được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung (permanent file). Thông qua việc phân tích sơ bộ và các thông tin về khách hàng KTV xác định đối với khoản mục doanh thu của công ty không chứa đựng rủi ro tiềm tàng.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Thông qua việc tìm hiểu sơ bộ hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu, KTV nhận thấy khách hàng có hệ thống kiểm soát khá chặt chẽ vì vậy rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp.
- Đánh giá rủi ro phát hiện: Với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức thấp và mức độ rủi ro mong muốn ở mức thấp. Vì vậy, rủi ro phát hiện đối với khoản mục doanh thu được đánh giá ở mức thấp.
Thiết kế các thủ tục kiểm toán
Sau đó, tương tự như tại Công ty điện tử ABC, KTV tiến hành trả lời các câu hỏi về thủ tục kiểm toán tổng hợp cho khoản mục doanh thu mà phần mềm AS/2 đưa ra để xác định chương trình kiểm toán phù hợp cho khoản mục doanh thu.
Bảng 1.16: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu tại Công ty XYZ
STT
Thủ tục kiểm toán tổng hợp
Công ty ô tô XYZ
1
KTV sẽ sử dụng phương pháp gì để kiểm tra doanh thu: phân tích soát xét, kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai?
Kết hợp
2
Nếu thực hiện kiểm tra chi tiết, bên Nợ Tài khoản Giá vốn hàng bán có được kiểm tra đồng thời với bên có của tài khoản doanh thu hay không?
Không
3
Có kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu bằng cách kiểm tra các chứng từ xuất hàng hóa hay dịch vụ phát sinh trước kỳ quyết toán hay kiểm tra các chứng từ sau kỳ quyết toán?
Có
4
Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu đối với bên thứ ba là trọng yếu?
Có
5
Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bằng ngoại tệ là trọng yếu?
Có
6
Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm cả doanh thu bán phế liệu hay không?
Không
Bảng 1.17: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty XYZ
STT
Thủ tục kiểm toán tổng hợp
1
Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu bao gồm: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép.
2
Kiểm tra doanh thu: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép.
3
Kiểm tra việc trình bày doanh thu: Trình bày và tính giá
4
Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff
5
Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff
6
Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ
Thủ tục kiểm toán chi tiết (xem tại phụ lục 2 của chuyên đề thực tập)
1.4.2.3. Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này KTV thực hiện 3 công việc: thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thực hiện thủ tục phân tích, thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.
1.4.2.3.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Để đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB đối với Công ty XYZ, cũng như Công ty ABC, KTV tiến hành phỏng vấn phòng kế toán, phòng kinh doanh các câu hỏi nhằm xác định sự có mặt và tác động của hệ thống KSNB đến hoạt động của Công ty.
Bảng 1.18: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về tính hiệu lực của hệ thống KSNB của Công ty XYZ đối với khoản mục doanh thu
Câu hỏi
Có
Không
N/A
1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho khách hàng trước không?
X
2. Giá bán có thể bị thay đổi không? Lúc thay đổi có được sự phê duyệt đầy đủ từ các cấp không?
x
3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại không?
x
4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với khách hàng không?
x
5.Khi xuất bán một lô hàng có phê chuẩn của người có thẩm quyền không?
x
6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích kinh tế nếu bộ phận bán hàng bán được nhiều hàng không
x
7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng không?
x
8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng giữa bộ phận bán hàng và người mua hàng không?
X
9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận chuyển đến cho khách hàng không?.
x
KTV đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu: có hiệu lực
Qua đánh giá KTV nhận định hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động khá tốt, KTV giữ nguyên mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát tại Công ty XYZ.
1.4.2.3.2 Thực hiện thủ tục phân tích
KTV tiến hành tổng hợp doanh thu năm 2009 và 2008 theo tháng, tính toán chênh lệch và giải thích đối với các biến động lớn.
Bảng 1.19: Tổng hợp và phân tích doanh thu theo tháng trong năm 2009 và 2008
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội
ĐT: (84.4) 852 4123
Fax: (84.4) 852 4143/4119
40
81
41
81
Khách hàng
Công ty ôtô XYZ
Người lập: NTH
Kỳ
31/12/2009
Người xoát xét: THC
Nội dung
Phân tích doanh thu của Công ty
Mục tiêu: Phân tích sự biến động của doanh thu.
Nguồn: Sổ cái.
Thực hiện: Thu thập các dữ liệu về doanh thu từ sổ cái.
Phân tích sự biến động của doanh thu so với năm trước.
Đánh giá kết quả thực hiện.
Tổng hợp
Tháng
1
3
4
8
9
10
12
Tổng
{b}
{c}
{d}
{e}
{e}
{e}
{a}
2009
14.9%
13.2%
23.2%
18.5%
20.3%
20.1%
20.6%
18.7%
2008
18.7%
17.7%
18.6%
17.7%
13.4%
13.8%
13.4%
17.4%
2009:
DT
5,871,403
19,386,457
8,582,677
16,367,281
18,674,196
20,248,148
19,371,901
108,502,063
GVHB
4,995,642
16,821,230
6,589,443
13,332,262
14,885,903
16,169,109
15,382,786
88,176,374
LN
875,762
2,565,227
1,993,234
3,035,019
3,788,293
4,079,039
3,989,115
20,325,689
LN/DT
14.9%
13.2%
23.2%
18.5%
20.3%
20.1%
20.6%
18.7%
2008
-
DT
14,908,348
21,220,059
23,476,195
9,892,036
5,935,091
7,861,009
12,879,589
83,292,738
GVHB
12,127,456
17,467,571
19,117,289
8,136,678
5,139,036
6,780,096
11,158,796
68,768,125
LN
2,780,893
3,752,488
4,358,906
1,755,358
796,055
1,080,913
1,720,794
14,524,613
LN/DT
18.7%
17.7%
18.6%
17.7%
13.4%
13.8%
13.4%
17.4%
Ghi chú:
{a} Doanh thu năm 2009 tăng 18% so với năm 2008 trong khi tổng doanh số bán tăng 22% so với năm trước vì tổng chi phí trên mỗi chiếc xe hoàn thành có tăng nhẹ. Hơn nữa, cơ cấu sản phấm bán ra năm 2009 có thay đổi so với năm 2008: 3 mẫu xe là Gentra, Lacetti, Spark đạt tốc độ tăng doanh thu cao nhất (tăng 50%-58%) và là 3 mặt hàng bán chạy nhất năm 2009, trong khi đó 2 dòng xe bán chạy nhất năm 2008 là Captiva và Vivant chỉ đạt tốc độ tăng doanh thu là 40%
{b} Tháng 1/2009, do có ngày lễ Tết nên khách hàng ít đến mua xe, số bán được trong tháng 1/2009 chỉ bằng 1 nửa so với tháng 12/2008, trong khi đó các chi phí cố định vẫn phải duy trì nên tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm khá mạnh vào tháng 1/2009
{c} Tháng 3/2009, Công ty thực hiện chiến dịch giảm giá cho các dòng xe ô tô (dòng Vivant giảm từ 1,800 USD đến 3,400 USD trên mỗi chiếc bán ra, dòng Captiva giảm 1,500 USD cho mỗi chiếc bán ra, các dòng xe khác giảm từ 300 USD đến 900 USD cho mỗi chiếc bán ra) dẫn đến lượng bán trong tháng tăng lên nên doanh thu và giá vốn hàng bán đều tăng lên. Chi phí cố định không thay đổi trong khi giá bán lại giảm tương đối lớn nên tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm khá lớn.
{d} Từ tháng 4/2009, Công ty thay đổi giá bán theo quyết định số 27/2008/QH bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2009, giá bán của 2 mặt hàng Vivant, Capital tăng từ 30% đến 45% hoặc 50% dẫn đến giá bán của 2 dòng xe trên tăng từ 3,400$ đến 5,200$ mỗi xe bán ra. Bên cạnh đó các chi phí hầu như không thay đổi nên tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tăng lên so với cùng kì năm ngoái.
{e}Tháng 7/2009 giá bán mỗi chiếc Spark tăng 1000$ mỗi chiếc, số bán được tăng thêm 43 chiếc so với tháng 6/2009. Từ tháng 8/2009, giá bán của mỗi chiếc Spark lại trở về với mức giá cũ của tháng 6/2009. Bên cạnh đó dòng xe Captiva bán với mức giá tăng lên từ 1,600$ đến 2,100$ mỗi chiếc trong từ tháng 7 nên tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm trong các tháng 7,8,9 năm 2009.
Kết luận: Đạt được mục tiêu.
Đối với việc kiểm toán khoản mục doanh thu Công ty XYZ, thủ tục phân tích (SAP) sẽ được áp dụng nhiều hơn vì Công ty XYZ là công ty thương mại có nhiều nhóm sản phẩm với quy cách, chất lượng và giá cả khác nhau. Việc áp dụng SAP giúp KTV tiết kiệm được thời gian kiểm tra chi tiết, vừa có thể đánh giá được biến động và độ tin cậy đối với số phát sinh của khoản mục doanh thu. Để có được giá trị ước tính của tài khoản doanh thu, KTV cần xây dựng được mô hình ước tính phù hợp và thu thập các số liệu có tính độc lập dùng cho ước tính. Sau đó KTV tiến hành xác định Threshold (mức chênh lệch chấp nhận được – là mức chênh lệch tối đa giữa số ước tính của KTV và giá trị ghi sổ. Nếu số chênh lệch giữa số ước tính của KTV và giá trị ghi sổ nhỏ hơn Threshold thì KTV không cần thiết phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung. Còn nếu ngược lại thì KTV cần thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết để xác định nguyên nhân của chênh lệch đó.
Thêm một điểm khác nữa đó là việc tính đối với Công ty XYZ Threshold sẽ được tính cụ thể cho từng nhóm sản phẩm và KTV sẽ giải thích những chênh lệch lớn hơn Threshold, threshold sẽ được tính cụ thể cho mỗi dòng sản phẩm với cách tính như sau:
MP = 1,665,000 (USD)
Threshold = min(MP*45%, DT*15%) (gọi là Công thức A)
Bảng 1.20: Bảng ước tính doanh thu
ps
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội
ĐT: (84.4) 852 4123
Fax: (84.4) 852 4143/4119
43
81
Khách hàng
Công ty ôtô XYZ
Người lập: NTH
Kỳ
31/12/2009
Người xoát xét: THC
Nội dung
Ước tính DT, giải thích chênh lệch
Mục tiêu: Ước tính DT, giải thích chênh lệch
Nguồn: Sổ cái.
Thực hiện: Thu thập các dữ liệu về doanh thu từ sổ cái.
Ước tính và phân tích sự biến động của doanh thu so với năm trước.
Đánh giá kết quả thực hiện.
Ước tính doanh thu = số lượng x đơn giá
Đối với số lượng: KTV sử dụng tài liệu từ 3 nguồn độc lập đó là Phòng Marketing và Phòng kinh doanh và từ kho của Công ty, giấy tờ làm việc thể hiện ở [8145]
Đối với giá bán: KTV thu thập bảng tổng hợp giá bán được phê duyệt bởi ban giám đốc. Cần chú ý rằng giá bán đã thay đổi rất nhiều lần trong năm 2009 và thông thường giá bán trên hóa đơn thực tế bé hơn giá niêm yết theo thỏa thuận giữa người bán và người mua. Kiểm toán viên từ số liệu thu thập được, tiến hàng tính toán giá bán trung bình trong năm để ước tính doanh thu (giấy tờ làm việc thể hiện ở [8144]) và tiến hành phân tích những biến động lớn.
Mẫu xe
KTV ước tính
DT ghi sổ
Threshold (tính theo Công thức A ở trên)
Chênh lệch
KQ
T/m
Số lượng
Giá bao gồm VAT
Giá chưa có VAT
Doanh thu
[1]
[2]
[3=4/1.05]
[4=1*3]
CAPTIVA LT
29,298,857
28,619,877
749,250
(678,980)
Đạt
Captiva LT
495
33,640
32,038
15,858,857
New Captiva LT
420
33,600
32,000
13,440,000
CAPTIVA AUTO
18,714,714
18,503,521
749,250
(211,193)
Đạt
Captiva LT Z
255
35,750
34,048
8,682,143
New Captiva LT Z-G
291
36,200
34,476
10,032,571
MATIZ (M200-VAN)
6,422,143
6,028,073
749,250
(394,069)
Đạt
Spark VAN
675
9,990
9,514
6,422,143
VIVANT CHEV SE
2,113,305
2,054,229
308,134
(59,075)
Đạt
Vivant SE
101
21,970
20,924
2,113,305
GENTRA SX
57,312,857
52,481,403
749,250
(4,831,455)
KT
{e}
Gentra SX
3,225
18,660
17,771
57,312,857
M200 LT
51,964,190
47,223,753
749,250
(4,740,437)
KT
{e}
SPARK LT
3,856
14,150
13,476
51,964,190
MATIZ SE
101,333
86,472
12,971
(14,861)
KT
{e}
Matiz SE
8
13,300
12,667
101,333
…….
….
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
14,062
240,713,066
Ghi chú: KTV giải thích đến các chênh lệch lớn hơn Threshold đối với từng loại sản phẩm
{e}: KTV kiểm tra đến bảng “Báo cáo số lượng” của phòng kinh doanh để kiểm tra số lượng đặc biệt là đối với các mặt hàng bán chạy nhất, kiểm tra chính sách bán hàng, đối chiếu với hợp đồng, hóa đơn. Sau khi kiểm tra, KTV nhận thấy do chính sách bán hàng của Công ty có thay đổi lớn đối với các mặt hàng trên (do thay đổi giá bán) nên có sự chênh lệch giữa doanh thu ước tính và doanh thu ghi sổ, nhưng việc ghi nhận của khách hàng là hợp lý. Qua đây, KTV xác định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31577.doc