MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CÁC NƯỚC 5
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 5
I/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH: 5
1. Khái niệm chung về du lịch: 5
2. Các loại hình du lịch 6
2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi: 7
2.1.1 Du lịch tham quan: 7
2.1.2 Du lịch giải trí: 7
2.1.3 Du lịch kinh doanh: . 7
2.1.4 Du lịch công vụ: 7
2.1.5 Du lịch thể thao: 8
2.1.6 Du lịch nghỉ dưỡng: 8
2.1.7 Du lịch lễ hội: . 8
2.1.8 Du lịch tôn giáo: , 9
2.1.9 Du lịch mạo hiểm: 9
2.1.10 Du lịch nghiên cứu, học tập: 9
2.1.11 Du lịch thăm thân: 10
2.2 Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác: 10
2.2.1 Du lịch sinh thái (Du lịch thiên nhiên): 10
2.2.2 Du lịch hoài niệm: 12
2.2.3 Du lịch văn hoá:. 12
2.2.4 Du lịch di sản: ,. 12
2.2.5 Du lịch nông nghiệp: 12
2.2.6 Du lịch vườn: l 12
2.2.7 Du lịch hành hương: 12
2.2.8 Du lịch sức khoẻ:. 12
2.2.8 Du lịch vũ trụ: . 13
2.2.9 Du lịch thưởng thức rượu vang: 13
3. Vai trò của Ngành du lịch 13
3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước 14
3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội: 16
3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa: 17
3.4 Vai trò của Du lịch đối với môi trường: 18
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch: 18
4.1 Tài nguyên du lịch: 18
4.2 Điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách 21
4.3 Cơ sở hạ tầng: 22
4.4 Điều kiện kinh tế: 22
4.5 Điều kiện về an toàn đối với du khách. 23
4.6 Một số điều kiện khác 23
II/ KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 24
1. Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á: 24
2. Ngành du lịch ở các nước Đông Nam Á 25
CHƯƠNG II 31
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC RÚT RA 31
CHO VIỆT NAM 31
I/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 31
1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI LAN 31
1.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Thái Lan 31
1.2 Chiến lược phát triển du lịch Thái Lan hiện tại: 33
1.2.1 Chủ trương lôi kéo du khách theo “số đông trước ” của Thái Lan 33
1.2.2 Kết hợp du lịch với Thương Mại để tăng doanh thu ngành du lịch 35
1.2.3 Tư nhân hoá các cơ sở du lịch để xây dựng một hệ thống cơ sở du lịch hoàn hảo, dịch vụ đa dạng. 37
1.2.4 Phát triển hình thức du lịch MICE 39
1.2.5 Thu hút khách nhờ chính sách miễn thị thực nhập cảnh: 41
1.3 Kết quả đạt được. 41
2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI SINGAPORE 44
2.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Singapore 44
2.2 Chiến lược phát triển du lịch Singapore hiện tại 46
2.2.1 Không ngừng đầu tư và tu bổ danh lam thắng cảnh, cơ sở du lịch: 46
2.2.2 Cải thiện hệ thống phương tiện giao thông 48
2.2.3 Hoàn thiện cơ sở tiện nghi, tạo nhiều loại hình du lịch độc đáo 48
2.2.4 Dịch vụ hỗ trợ tốt 52
2. 3 Kết quả đạt được 54
3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MALAYSIA 56
3.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Malaysia 56
3.2 Chiến lược phát triển du lịch Malaysia hiện tại 57
3.2.1 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch bắt kịp nhu cầu thị trường du lịch quốc tế 57
3.2.2 Chính sách ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch 59
3.2.3 Đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch qua chiến dịch giảm giá 59
3.2. 4 Hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành du lịch 60
3.2.5 Khuyến khích khách du lịch bằng chính sách miễn thị thực nhập cảnh 63
3.3 Kết quả đạt được: 63
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 65
1. Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam 65
2. Thực trạng của ngành du lịch du lịch Việt Nam hiện tại: 66
2.1 Thị trường khách: 66
2.1.1 Thị trường khách quốc tế 66
2.1.2 Thị trường khách nội địa: 70
2.2 Về thu nhập 70
2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 72
3.4 Về nguồn nhân lực 74
III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 75
1. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam 75
2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước Đông Nam Á 76
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 80
I/ DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020: 80
1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hiện tại: 80
2. Dự báo phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: 81
II/ THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 85
1. Thời cơ của ngành du lịch Việt Nam. 85
2. Thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam 86
III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020: 88
1. Định hướng chính xác thị trường, phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng cầu du lịch. 88
2. Đầu tư phát triển cung du lịch: 89
3. Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch 91
4. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch 93
5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch: 93
6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực. 94
7. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá di lịch 95
8. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt. 95
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
106 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ok
Thái Lan
10.21
Singapore
Singapore
10.1
New York
Mỹ
9.5
Kuala Lumpur
Malaysia
8.94
Hong Kong
Hồng Kông, Trung Quốc
7.94
Dubai
United Arab Emirates
7.58
Istanbul
Thổ Nhĩ Kỳ
7.05
Thượng Hải
Trung Quốc
6.7
Nguồn: Tổ chức du lịch Thế giới, năm 2008“Most visited countries by international tourist arrivals” -
Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã đưa ra danh sách bình chọn 10 thành phố du lịch tốt nhất Châu Á. Trong đó, 2 thành phố đầu tiên thuộc về Thái Lan (xếp thứ nhất là thủ đô Bangkok và thứ 2 là TP Chiang Mai); Thành phố Kathmandu của Nepal (xếp thứ 3), Hồng Công (5) và Bắc Kinh (8).
Theo thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới năm 2008, thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng được xếp thứ 3 trong danh sách 10 thành phố có số lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới, với 10,21 triệu lượt khách (Bảng 5).
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI SINGAPORE
Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Singapore
Singapore là một đất nước xinh đẹp ở Đông Nam khu vực Đông Nam Á, diện tích: 710.2 km2, dân số là 4.839.100 người (2009) “ Singapore – Area and Population in brief 2009” -
. Đơn vị tiền tệ của Singapore là đồng đô la Singapore (SGD).
Vị trí chiến lược nằm ở một trong những ngã tư của thế giới đã giúp Singapore phát triển thành một trung tâm thương mại, viễn thông và du lịch lớn. Singapore nối với Malaysia bởi hai cây cầu vượt. Chỉ cần đáp một chuyến phà tốc hành là đến được các hòn đảo trong quần đảo Riau của Indonesia. Một chuyến bay ngắn sẽ đưa du khách từ Singapore đến Thái Lan và Philippines
Singapore có một thiên nhiên không hề ưu đãi. Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác. Khí hậu nước này đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt, có độ ẩm cao và mưa nhiều. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu Vietsciences.free.fr - Nguyễn Lân Dũng – “ Singapore – Vì sao hấp dẫn du khách” –2006
.
Bờ biển của Singapore chỉ dài vẻn vẹn 193 km và không có bãi tắm nào, trừ một bãi tắm nhân tạo ở đảo du lịch Sentosa. Cả nước không có một ngọn núi nhỏ nào, nơi cao nhất (Bukit Timah) chỉ cao hơn mặt biển có 166m. Vì chỉ mới giành được độc lập từ năm 1965 nên nền văn hóa của Singapore không có gì riêng biệt. Cả nước có tới 76% là người Hoa, 13,7% là người Mã Lai , 8,4% là người Ấn Độ, và 1,8% là các dân tộc khác. Singapore không có ngôn ngữ riêng mà dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Không có nông nghiệp nên lương thực, thực phẩm của Singapore đều phải nhập hết từ nước ngoài. Chi phí nhập khẩu hàng năm cho lĩnh vực này lên đến trên 5,7 tỷ USD, cho dầu và mỡ là 529 triệu USD, cho rượu và thuốc lá là 8,5 tỷ USD Vietsciences.free.fr - Nguyễn Lân Dũng – “Singapore – Vì sao hấp dẫn du khách” –2006
.
Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Singapore nhờ mức đóng góp 5 % GDP. Chỉ có dân số khoảng 4 triệu người nhưng trong giai đoạn từ 2004 – 2009, hàng năm Singapore thu hút hơn 8 triệu khách du lịch, tạo thu nhập khoảng 11 tỉ USD và hơn 150.000 việc làm cho đất nước. Tổng cục Du lịch Singapore STB - “Tourism Statistics Publications”-– 2004 -2009
Dù không có thiên nhiên ưu đãi nhưng ngành du lịch Singapore vẫn không ngừng phát triển nhờ một hệ thống cơ sở vật chất hoành tráng và chính sách đầu tư hợp lý của Chính phủ Singapore.
Tổng cục Du lịch Singapore -STB (Singapore Tourism Board) hiện là cơ quan quản lý du lịch nhà nước
Chiến lược phát triển du lịch Singapore hiện tại
Dù chỉ là một quốc đảo nhỏ bé trong khu vực Đông Nam Á nhưng Singapore lại được đánh giá là quốc gia có ngành du lịch phát triển vào loại nhất nhì khu vực. Có điều này là do ngành du lịch Singapore luôn tạo ra những sản phẩm mới để hấp dẫn du khách, gắn kết hoạt động du lịch với các hoạt động thương mại, nhằm tạo ra hình ảnh đất nước Singapore độc đáo và thực sự hấp dẫn trong tiềm thức của du khách. Thành công của ngành du lịch Singapore chính là thành công trong điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch trước những thay đổi kinh tế và xã hội bên ngoài.
Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).
2.2.1 Không ngừng đầu tư và tu bổ danh lam thắng cảnh, cơ sở du lịch:
Ngay từ giữa những năm 1980, Chính phủ Singapore đầu tư hàng trăm triệu USD nâng cấp các điểm thắng cảnh, khu nghỉ dưỡng, di tích văn hóa và lịch sử. Điều này khiến cho khách du lịch cảm thấy ở Singapore hàng tuần vẫn không thiếu chỗ tham quan. Chỉ riêng trên hòn đảo nhỏ bé Sentosa, du khách đã có thể tận hưởng không khí tuyệt của các khu nghỉ ngơi đẳng cấp cao (Sijori Resort, The Sentosa Resort & Spa, Shangri-La’s, Rasa Sentosa Resort.), khu thủy cung huyền diệu (Underwater World), Tháp Carlsberg (cao 110m), Khu âm nhạc nước ( Musical Fountain ), Khu trượt xe cảm giác mạnh (Sentosa Luge), Sân gôn (Sentosa Golf Club), Khu biểu diễn Cá heo (Dolphin Lagoon), Vườn Bướm và Côn trùng, Triển lãm Hình ảnh Singapore, Tháp Sư tử biển mà du khách có thể leo lên bên trong đến tận miệng sư tử. Năm 2008, riêng hòn đảo trên đã đón tiếp tới 7 triệu lượt du khách. Đến năm 2009, con số này đạt gần 10 triệu lượt khách. Đầu năm 2010, tập đoàn Genting Group – tập đoàn điều hành các khu giải trí lớn nhất Châu Á đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ 6,59 SGD, tương đương 4,3 tỉ đô la Mỹ để xây dựng khu nghỉ dưỡng Resort World Sentosa (RWS) quy mô và đắt tiền nhất trên thế giới. Theo số lượng du khách thống kê hiện tại thì ước tính đến cuối năm 2010, RWS sẽ đón được khoảng 12-13 triệu khách đến tham quan. Và với tốc độ phát triển hiện tại, khu nghỉ dưỡng 49ha này sẽ đóng góp 2,7 tỉ USD, tương đương với 0.8 % vào giá trị GDP hàng năm của Singapore và giúp cho quốc đảo này đạt con số du khách 17 triệu người vào năm 2015. Thúy Bình – Báo du lịch, Cơ quan trực thuộc Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch – “Resort World Sentosa 6 sao khai trương tại Singapore”-2010
Ngoài hòn đảo Sentosa, Singapore còn rất nhiều điểm du lịch khác hấp dẫn du khách như công viên chim Jurong ( rộng 20,2 ha với 9000 chim thuộc 600 loài khác nhau), Vườn Thú (với 300 loài khác nhau, trong đó có tới 30 loài khỉ -vượn), Bảo tàng Mỹ thuật Singapore, Phố chợ Trung Hoa, Trung tâm Di sản Malaysia, v.v Singapore – Vì sao hấp dẫn du khách” – Vietsciences.free.fr - Nguyễn Lân Dũng, 16/4/2006
.Làm gì khách du lịch cũng phải chi tiền, từ đi cáp treo, thăm Thủy cung, nghe nhạc nước, trượt xe... Ấy vậy mà tại đây, du khách vẫn xếp hàng đông nghịt để dốc hầu bao mua vé vì thấy được sự hấp dẫn của các danh lam thắng cảnh nơi này. Như vậy, có thể thấy sự đầu tư hoành tráng, cải thiện các điều kiện tự nhiên của chính phủ Singapore đã thúc đẩy du lịch phát triển.
Singapore đang tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm và hội nghị hàng đầu châu Á, trung tâm dịch vụ và giải trí bậc nhất nhằm thực hiện tham vọng tăng lượt khách du lịch lên 17 triệu người, thu nhập từ du lịch 30 tỉ đôla Singapore và tạo 250.000 việc làm vào năm 2015 Tuoitre.com.vn - “5 chữ A của du lịch Singapore”- 2006
.
2.2.2 Cải thiện hệ thống phương tiện giao thông
Tại Singapore, du khách đi lại rất thuận tiện nhờ hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và an toàn. Xe buýt, xe con và xe taxi thay thế hoàn toàn cho các phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp. Xe đi với tốc độ rất nhanh mà không thấy có tai nạn giao thông nhờ tính tự giác cao và hệ thống đèn đường hiện số khắp mọi nơi.Chính phủ Singapore hiện rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của ngành hàng không để thúc đẩy cầu du lịch quốc tế. Sân bay Changi dù liên tục được bầu là sân bay tốt nhất thế giới vẫn đang được đầu tư 1,8 tỉ đôla Singapore để nâng cấp Tuoitre.com.vn “5 chữ A của du lịch Singapore” –2006
2.2.3 Hoàn thiện cơ sở tiện nghi, tạo nhiều loại hình du lịch độc đáo
Du lịch kết hợp – BTMICE
Công nghệ du lịch BTMICE (Business Traveller, Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions - du lịch thương mại, gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị và triển lãm) hiện đem lại nguồn thu chính cho ngành du lịch Singapore. Năm 2008, nó đã giúp ngành du lịch Singapore đạt mức doanh thu 15,5 tỷ USD . Năm 2009, con số này đạt xấp xỉ 16 tỷ USD. Xa hơn vào năm 2015, nhờ tiềm năng phát triển du lịch BTMICE, Tổng cục Du lịch Singapore dự đoán, ngành du lịch nước này sẽ đón tiếp 17 triệu du khách và thu về 30 tỉ SGD. Hiện tại, Chính phủ Singapore đang đầu tư khoản tiền cỡ 2 tỉ SGD phục vụ riêng cho mục tiêu phát triển BTMICE trong thời gian tới.
Hai trung tâm lớn nhất hiện nay phục vụ cho hoạt động hội nghị, triển lãm của Singapore là Suntec Singapore và Singapore EXPO. Suntec Singapore được mệnh danh là “thành phố hội nghị của châu Á” vì nó không chỉ để phục vụ cho hội nghị, triển lãm, mà còn bao gồm nhiều dịch vụ khác. Đây là khối năm tòa nhà được xây dựng như một cụm năm ngón tay trên bàn tay trái mà ở giữa lòng bàn tay là đài phun nước lớn nhất thế giới (theo phong thủy là để đem lại may mắn và thịnh vượng). Suntec Singapore rộng 75.000 m2 dành cho các hoạt động hội họp, có tới 5.200 phòng khách sạn, 1.000 cửa hàng, 300 nhà hàng và một trung tâm trình diễn nghệ thuật hàng đầu thế giới. Trung bình hàng tháng nơi đây đón tiếp hai triệu khách tham quan. Tất cả đều có thể diễn ra ở đây, từ một hội nghị có quy mô nhỏ đến một sự kiện cho mười ngàn người tham gia. Hội trường lớn nhất của Suntec Singapore rộng tới 10.600m2, được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, có thể đáp ứng được cho nhiều mục đích khác nhau, từ một buổi trình diễn nhạc trẻ, thời trang cho đến các buổi hội họp có tính chất trang trọng. Hệ thống chỗ ngồi có thể cơ động để sắp xếp cho phù hợp với quy mô của từng sự kiện.
Từ Sân bay quốc tế Changi, chỉ cần bắt một tuyến MRT là có thể đến với Singapore EXPO. Khai trương vào năm 1999, Singapore EXPO bao gồm sáu khu triển lãm, mỗi khu rộng 10.000 m2, có mười hội trường lớn và chín phòng họp. Có thể xem đây là một trong những trung tâm triển lãm hội nghị hàng đầu của khu vực. Với hơn 400 sự kiện diễn ra hàng năm, trung bình mỗi năm ở đây thu hút khoảng sáu triệu khách tham quan. Cũng tập trung ở đây là nhiều nhà hàng, quán cà phê, vì vậy, dù chỉ ghé thăm một thời gian ngắn, ai cũng có thời gian để thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị phương Đông tại các nhà hàng như Lerk Thai, Daawat Tandoori, v.v
Vẫn không dừng lại ở đó, chính phủ Singapore còn đang đầu tư cho hai dự án lớn mà Singapore đang thực hiện là Marina Bay Sands (khai trương năm 2009) và Resort World (khai trương năm 2010). Cả hai đều được đánh giá là có quy mô lớn, đáp ứng được tất cả các nhu cầu từ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, mua sắm đến hội nghị triển lãm và hứa hẹn mang đến nhiều điều mới lạ, độc đáo cho du khách Doanh nghiệp Sài Gòn cuối tuần - Nam Khương - BITMICE – Công nghệ du lịch của Singapore” –2010
.
Singapore luôn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu hút du khách. Đó cũng là bí quyết để một đất nước Singapore có diện tích bé nhỏ, không giàu tài nguyên nhưng luôn thành công trong việc phát triển kinh tế, văn hóa.
Du lịch kết hợp với mua sắm thuận tiện
Để đẩy mạnh cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, Singapore xây dựng hệ thống siêu thị mọi chỗ mọi nơi. Tất cả các nhà cao tầng tại Singapore đều có vài tầng dưới là Siêu thị. Chỗ nào cũng gặp Siêu thị. Các khách sạn cũng có Siêu thị xen vào. Bên dưới các Khu Hội thảo quốc tế hết sức khang trang cũng gắn liền với Siêu thị. Có cả các chợ nhỏ bán hàng giá hạ. Có thể nói không sai là đến Singapore, khách du lịch có thể mua hàng hiệu của toàn thế giới, có thể mua thượng vàng hạ cám, từ hàng rẻ nhất đến hàng đắt giá nhất. Có cả một Thư thành gồm vài chục hiệu sách bán phong phú sách và đĩa nhạc, đĩa hình của rất nhiều nước. Người bán hàng chỗ nào cũng vồn vã, lịch sự. Khắp nơi có chỗ đổi tiền cho nên dù không đâu nhận bán bằng ngoại tệ nhưng du khách không thấy có gì trở ngại.
Du lịch kết hợp với chữa bệnh
Ngoài việc không ngừng cải thiện các điểm đến du lịch, chính phủ Singapore còn đầu tư không ít tiền của vào việc xây dựng các trung tâm y tế có uy tín nhằm khuyến khích du khách đi du lịch vì mục đích chữa bệnh. Trong những năm gần đây Singapore còn nổi lên như một trung tâm khám chữa bệnh thu hút rất đông người nước ngoài. Nổi bật lên là việc khám và điều trị ung thư, bệnh thận, bệnh thần kinh. Mỗi năm trung bình có tới 200.000 bệnh nhân đến từ nước ngoài, mặc dầu chi phí không phải là thấp Vietsciences - Nguyễn Lân Dũng - “Singapore – Vì sao hấp dẫn du khách” – 2006
. Các bác sĩ Singapore cũng nổi tiếng về việc ghép nội tạng . Từ năm 1987 đã ra đời Tổ chức ghép phủ tạng ( HOTA- The Human Organ Transplant Act ) và từ đó đến nay hàng năm đã cứu sống được rất nhiều người nhờ ghép thận, ghép gan, ghép tim và ghép giác mạc. Luật pháp Singapore cho phép sử dụng nội tạng của những người đột tử do tai nạn giao thông để cứu sống người khác. Chính phủ Singapore ước tính vào năm 2012, nước này sẽ là điểm đến chữa bệnh của khoảng 1 triệu bệnh nhân đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, tạo ra khoảng 13,000 việc làm mới và đem về cho nước này nguồn lợi khoảng 3 tỷ USD “Tourism in Singapore 2010” -
.
Du lịch kết hợp với học tập, nghiên cứu
Ngoài việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch, Singapore còn hoàn thiện một hệ thống giáo dục đẳng cấp cao để thu thút được nguồn khách lâu dài đi du lịch khi đang tham gia học tập, nghiên cứu
Hệ thống giáo dục phổ thông ở Singapore bao gồm 172 trường Tiểu học, 158 trường Trung học cơ sở, 16 trường Trung học Phổ thông đều được giảng dạy dựa vào giáo trình của các nước tiên tiến trên thế giới với các kiến thức bằng tiếng Anh khá cập nhật. Vì học toàn bằng tiếng Anh cho nên nhiều gia đình ngoại quốc gửi con em đến học ngay từ bậc phổ thông. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) là một Đại học đẳng cấp cao với 13 Khoa khác nhau, hiện đang có mặt 22 000 sinh viên và tới 8000 nghiên cứu sinh. Đại học Bách khoa Nanyang (NTU) là Đại học danh tiếng nhất trong số 5 Đại học Bách khoa ở Singapore. Hiện có 5 377 sinh viên và 2180 nghiên cứu sinh đang theo học ở NTU. Tổng số sinh viên đang theo học tại các trường Đại học ở Singapore hiện là 97 676 sinh viên Dantri.com.vn - “Hệ thống giáo dục Singapore” –- 2008
.
2.2.4 Dịch vụ hỗ trợ tốt
Đến với Singapore, khách du lịch quốc tế sẽ nhận được mọi sự hỗ trợ tốt nhất từ một xã hội phồn vinh của quốc đảo sư tử. Nói xã hội Singapore phồn vinh quả không sai khi bình quân thu nhập đầu người của nước này năm 2007 lên tới 29700 USD / năm , hơn cả Nhật Bản ( 29400USD / năm) dù mật độ dân số đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau có Monaco). Năm 2009, Singapore là nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong số 10 nước thành viên ASEAN với trị giá 516 tỷ USD về mặt số tuyệt đối, chiếm hơn 1/3 trị giá hang hoá xuất khẩu cả cả khu vực. Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này là 245,785 triệu USD Hải quan Việt Nam “Tổng kim ngạch thương mại hang hoá của ASEAN trong năm 2009”- www.customes.vn - Cập nhật 10/5/2010
. Singapore chỉ là một dấu chấm nhỏ xíu trên bản đồ thế giới nhưng là một thành phố hiện đại. Nhà cửa, các cơ sở lưu trú phần lớn được xây dựng theo quy hoạch từ sau ngày độc lập và gồm nhiều nhà cao tầng rất đẹp. Đường phố đầy những hàng cây xanh nhập nội với tán lá xòe rộng như được uốn từ nhỏ. Dòng sông Singapore thơ mộng và những bờ biển được trang điểm bằng các hàng ăn hải sản chạy dài. Không thấy ai nghèo khổ. Tất cả các khuôn mặt đều rạng rỡ và thân thiện. Ai cũng tự giác chấp hành pháp luật nên không có bất kỳ ai vứt ra đường dù một chiếc giấy gói kẹo hay một mẩu thuốc lá.
2.2.5 Điều chỉnh về chính sách giá, chính sách đầu tư quảng bá du lịch và miễn thị thực nhập cảnh.
Chính sách giảm giá: Bằng nhiều chính sách giảm giá khách nhau như giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn; bằng cách biến cả nước thành một trung tâm mua sắm của khu vực với chính sách hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp xuống 0% để giảm giá bán, Singapore đã kích thích được nhu cầu mua sắm của du khách và mang về cho đất nước 14,8 tỉ SGD, tương đương 9,8 tỉ USD vào năm 2008 dù trên thực tế chỉ với hơn150 000 nhân viên phục vụ trong ngành du lịch. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, đến năm 2009 doanh thu toàn ngạch du lịch Singapore có giảm nhưng vẫn giữ được mức 12 tỉ SGD, tương đương gần 8 tỉ USD Doanh nhân Sài gòn Online – Nguyễn Anh - “Ly do để du lịch Singapore”-2009
.
Chính sách đầu tư quảng bá du lịch: Hàng năm, chính phủ Singapore đều đầu tư hàng tỉ đô la Singapore để thực hiện các chính sách quảng bá du lịch. Là trung tâm tài chính, kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng như của Châu Á và thế giới, Singapore đặc biệt có thế mạnh trong phát triển du lịch MICE. Hiện nước này đã đặt trụ sở của hơn 7 nghìn Cty đa quốc gia của mình trên thế giới và bỏ ra hàng tỉ đôla Sing để xây dựng thêm những trung tâm tổ chức hội nghị hội thảo và các khu du lịch sang trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều những đoàn khách MICE tới đảo quốc này “Bùng nổ du lịch MICE 2009” -
Chính sách liên quan đến thị thực nhập cảnh – Visa:
Chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp quốc đảo sư tử phát triển ngành công nghiệp du lịch. Thông thường du khách đến Singapore thường được miễn thị thực. Quốc đảo sư tử hiện có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì đã miễn thị thực cho du khách của 143 quốc gia. Khi đang ở Singapore với tư cách là du khách, bạn có thể được phép lưu lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Tuy nhiên, du khách cần có hộ chiếu còn hiệu lực, vé nối chuyến/vé khứ hồi, các giấy tờ mang theo (thị thực, giấu phép nhập cảnh…) đến điểm dừng chân kế tiếp và chi phí đủ tiêu trong thời gian lưu trú tại Singapore. Nhưng nếu nằm trong danh sách các nước bị yêu cầu thị thực, du khách cũng chỉ cần 24 đến 48 giờ để được cấp visa (đối với khách nộp trực tiếp), còn với khách nộp hồ sơ xin cấp thị thực gửi qua đường bưu điện thì mất từ 24 giờ đến 7 ngày để được cấp thị thực với mức phí $ 55.00 mỗi lần “Độc đáo Singapore”- hanoituorist.com.vn - 2009
Chính sách miễn thị thực của Singapore đã thu hút một lượng lớn khách quốc đến đến nước này. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Singapore, khách quốc tế đến Singapore năm 2009 đạt 9.7 triệu lượt. Khách quốc tế đến Singapore trong giai đoạn 2003 – 2009 trung bình là 8,68 triệu khách/năm, trong đó 82,85% du khách được miễn thị thực. Số du khách còn lại phải có thị thực ở mức thấp 17,15 % “Tourism Statistics Publication”- Tổng cục du lịch Singapore- STB 2009
.
2. 3 Kết quả đạt được
Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn tại Singapore nhờ mức đóng góp 5% GDP. Trong những năm qua, khách du lịch quốc tế đến Singapore ngày càng tăng lên, thu nhập từ du lịch quốc tế chiếm một tỷ lệ đáng kể trong GDP quốc gia.Theo Tổng cục du lịch Singapore - STB, từ năm 2001-2007, khách du lịch quốc tế đến Singapore tăng trung bình là 6,67%/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào giữa năm 2008, lượng khách du lịch đến Singapore trong giai đoạn 2008 – 2009 đã có chiều hướng giảm xút. Năm 2008, tổng lượt khách quốc tế đến Singapore chỉ đạt 10,1 triệu lượt, giảm 1,6% so với năm 2007. Năm 2009, con số này còn giảm mạnh hơn, ở mức 9.7 triệu lượt khách, giảm 4,1 % so với con số năm 2008. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Singapore, riêng trong tháng 2 năm 2010, Singapore đã đón được 857,000 lượt khách, tăng 2,4 2% so với cùng kì năm 2009 Tourism Statistics Publication”- Tổng cục du lịch Singapore- STB 2/2010
.
Tỷ lệ khách tăng hàng năm không cao, nhưng do chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, thời gian lưu trú của du khách dài, do vậy thu nhập về của ngành du lịch Singapore vẫn tăng cao. Năm 2006 thu nhập từ khách du lịch quốc tế là 12,4 tỷ Dolar Singapore, tăng 14% so với năm 2005. Năm 2007, con số này đạt mức 13,8 tỷ Dolar Singapore, tăng hơn năm 2006 là 11,3%. Năm 2008, thu nhập từ du lịch là 15,2 tỷ, tăng 7,4 % so với năm 2007 mặc dù lượng khách tới giảm 1.6 %, chỉ đạt 10,1 triệu lượt. Đến năm 2009, tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế đã biểu hiện rõ rệt khi doanh thu của ngành du lịch Singapore chỉ đạt mức 12,4 tỷ USD, giảm 19 % so với năm 2008 Tổng cục du lịch Singap - STB “Perfomance of the Tourism Sector January – December 2009
. Thời gian cư trú trung bình của du khách quốc tế taị Singapore năm 2008 là 3,96 ngày , tăng 9,1 % so với năm 2007. Singapore hy vọng đến năm 2015 sẽ đón 17 triệu du khách quốc tế đem về thu nhập là 30 tỷ Dolar Singapore “Tourism Statistics Publication”- Tổng cục Du lịch Singapore – STB 2001 -2009
.
Bảng 6: Khách du lịch đến Singapore và tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch
giai đoạn (2001-2009)
Đơn vị tính: Triệu lượt khách
Năm
Khách quốc tế đến
Tỷ lệ (%)
2001
7,52
-2,2
2002
7,57
0,59
2003
6,13
-8,0
2004
8,25
34,6
2005
8,94
7,3
2006
9,74
9,0
2007
10,27
5,4
2008
10,1
-1,6
2009
9,7
- 3,6
Nguồn: Tổng cục Du lịch Singapore – STB, Tổng hợp từ “Tourism Statistics Publication”2001- 2009
3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MALAYSIA
3.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Malaysia
Với diện tích 329,758 km2, dân số 27,17 triệu người (2007), Malaysia hiện được xếp vào danh sách các nước phát triển du lịch thuộc hàng top của khu vực Đông Nam Á. Mỗi năm quốc gia này đón trung bình 13,18 triệu khách quốc tế đến thăm trong giai đoạn 2001- 2009 (Xem bảng 7). Đơn vị tiền tệ của Malaysia là Ringgit.
Malaysia là một đất nước có lãnh thổ bị tách rời thành hai phần biệt lập: Một nửa ở phần phía Nam của bán đảo Malay và nửa kia ở phần Bắc của đảo Borneo. Hai phần này nằm xa cách nhau, bị ngăn cách bởi biển và đoạn gần nhất để liên lạc cũng cách khoảng 500km.
Malaysia là một đất nước đa sắc tộc, là nơi ba nền văn minh Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ hòa quyện với nhau. Người dân Malaysia chủ yếu theo đạo Hồi.
Malaysia có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía đông bắc (từ tháng 10 đến tháng 2) và có độ ẩm cao ở tây nam (tháng 4 đến tháng 10). Malaysia quanh năm nắng nóng, mưa nhiều. Chính đặc trưng này đã tạo cho Malaysia một hệ cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng gồm các đầm lầy, rừng nhiệt đới, bờ biển vàng và nhiều núi non, trong đó ngọn núi Kinabalu cao 4101m là ngọn núi cao nhất Đông Nam Á.
Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bạt ngàn sắc xanh của cây cỏ, gam màu sặc sỡ của hoa dâm bụt - biểu tượng của đất nước Malaysia đã thu hút hang ngàn khách du lịch đến thăm mỗi năm.
Đặt chân lên đất nước Malaysia xinh đẹp, du khách có thể chọn lựa vô khối những điểm đến thú vị, thu hút hàng triệu khách du lịch hàng năm của Malaysia như: Thủ đô Kuala Lumpur, Bán đảo Malaysia, Malacca - Miền đất đa sắc màu, Bang Sabah, Bang Pahang, Tiểu bang Terengganu, Đảo Batam, Thành phố mới Putrajaya, Genting - Thành phố trong mây, Đồi Fraser, Langkawi - Đảo Đại Bàng, Ốc đảo Penang, Bang Peark, Tanjung tuan, Kuantan, Đảo, Tioman, Đảo Pulau Besar, Đỉnh Gunung Jeral. Malaysia có tòa tháp đôi Petronas, tính đến năm 2003 là ngọn tháp cao nhất thế giới. Cột cờ ở Kuala Lumpur - một biểu tượng cho sự độc lập của nước này, cũng được xếp vào loại cao nhất thế giới.
3.2 Chiến lược phát triển du lịch Malaysia hiện tại
Bộ du lịch Malaysia, thành lập ngày 01/04/2004. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân nên đã có những đầu tư, phát triển mạnh mẽ ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao 10,1% (Quí I năm 2010) Báo Thị trường Việt Nam- “Kinh tế Malaysia tăng trưởng 10,1 % trong quý I ” – Cập nhật 14/5/2010
đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Du lịch Malaysia là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước.
Bộ Du lịch Malaysia sẽ triển khai nhiều biện pháp, trong đó có các chiến lược nhằm đa dạng hóa dịch vụ du lịch; đẩy mạnh phát triển thị trường; nâng cao tính chiến thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch; kịp thời nắm bắt diễn biến quốc tế tác động tới thị trường du lịch...
3.2.1 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch bắt kịp nhu cầu thị trường du lịch quốc tế
Nắm bắt được nhu cầu đang không ngừng tăng lên của Châu Á về loại hình du lịch MICE, chính phủ Malaysia đã có những chính sách đầu tư hợp lý để đưa nước này vươn lên vị trí của một trung tâm du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng, hội thảo, triển lãm) hàng đầu khu vực. Đơn cử, chỉ riêng Trung tâm hội nghị nghị quốc tế Kuala Lumpur, cạnh tòa tháp đôi Petronas cũng đã được nước này đầu tư gần 180 triệu đô la Mỹ để hoàn thiện.
Ngoài những danh lam thắng cảnh trời phú, Ngành du lịch Malaysia luôn biết khai thác các yếu tố văn hoá đa dạng của đất nước 27 triệu dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam.doc