Lời mở đầu 1
Phần Nội Dung 4
Chương 1 4
Các nguồn lực tự nhiên và x• hội ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Liên Bang Nga 4
1.1. Đất nước rộng nhất thế giới – nguồn tài nguyên khổng lồ 4
1.1.1. Đất nước rộng nhất thế giới 4
1.1.2. Sự đa dạng về địa hình 5
1.1.3. Khí hậu nhiều kiểu đa dạng thay đổi theo địa hình 6
1.1.4. Mạng lưới thủy văn 7
1.1.5. Tài nguyên khoáng sản 8
1.2. Một quốc gia đông dân, một cường quốc văn hóa và khoa học 9
1.2.1. Dân số 9
1.2.2. Văn hoá khoa học 9
Chương 2 11
Kinh tế Liên Bang Nga những năm đầu thế kỉ XXI. Thực trạng Quan hệ Thương mại Việt – Nga 11
2.1. Kinh tế Liên Bang Nga những năm đầu thế kỉ XXI 11
2.1.1. Kinh tế Liên Bang Nga trước năm 1990 11
2.1.1.1. Cách mạng tháng Mười thành công 1917, 11
2.1.1.2. Một thời chao đảo, một cuộc thử nghiệm đầy chông gai, Liên bang Xô Viết tan d• và sự ra đời cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 12
2.1.2. Kinh tế Liên bang Nga trong những năm 1990 14
2.1.3. Kinh tế Liên bang Nga từ sau năm 2000 16
2.1.3.1. Tổng quan 16
2.1.3.2. Nguyên nhân thành công và chiến lược kinh tế mới 21
2.2. Quan hệ Thương mại Việt – Nga 24
2.2.1. Tiến trình phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga 24
2.2.1.1. Giai đoạn 1991- 1999 24
2.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 27
2.2.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Nga sang Việt Nam 31
2.2.2.1. Xuất khẩu 31
2.2.2.2. Nhập khẩu: 31
2.2.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu 32
2.2.4. Đánh giá chung 34
2.2.4.1. Trong giai đoạn trước 34
2.2.4.2. Trong giai đoạn hiện nay 35
Chương 3 37
Triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Thương mại Việt – Nga 37
3.1. Triển vọng hợp tác Việt – Nga 37
3.1.1. Những căn cứ 37
3.1.2. Triển vọng 39
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nga 45
3.2.1.Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu sang Liên bang Nga 45
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 46
3.2.3. Tổ chức xuất nhập khẩu 48
3.2.4. Phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam đang kinh doanh tại Liên bang Nga 49
3.2.5. Cải thiện các phương thức thanh toán 50
3.2.6. Một số giải pháp khác 51
Kết Luận 53
Tài liệu tham khảo 55
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh tế Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI. Quan hệ thương mại Việt – Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khiếm khuyết trước đây, đặc biệt trong điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tạo ra những động lực mới cho phát triển kinh tế. Đường lối cải cách của Tổng thống Putin trước hết vẫn khẳng định tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế thị trường mà cựu Tổng thống Yelsin đã tiến hành nhưng bước đi và phương pháp tiến hành thận trọng hơn, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, duy trì sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế.
Nhằm đạt được mục tiêu trên Tổng thống Putin đã có hàng loạt các chính sách và biện pháp cải cách đúng đắn và phù hợp như:
Cải cách hành chính nhằm nâng cao quyền lực của Nhà nước Trung ương, khắc phục sự chia rẽ giữa các vùng và địa phương. Ngay sau khi nhận chức hai tháng, Tổng thống đã thực hiện cuộc cải cách hành chính bằng việc thành lập bảy vùng trực thuộc Trung ương, đại diện của Tổng thống được cử xuống để lãnh đạo các vùng này. Xoá bỏ quyền là thượng viện đương nhiên của các Tỉnh trưởng, ra sắc lệnh mới: Tổng thống có quyền cách chức các Tỉnh trưởng mà điều này trước kia không có. Thông qua các biện pháp cải cách hành chính như vậy đã nâng cao thực sự quyền lực của Nhà nước Trung ương, tạo điều kiện ổn định chính trị, thống nhất mục tiêu chung của cải cách.
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Đây là điều trước đây Chính phủ đã không làm được. Có một chiến lược phát triển rõ ràng mới có thể thống nhất được sự đồng bộ giữa mục tiêu và các biện pháp thực hiện.
Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường, đồng thời với việc tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước trở thành người điều tiết và quản lý có hiệu quả toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, tránh tình trạng phát triển vô Chính phủ, buông lỏng mọi hoạt động của quản lý kinh tế. Xác định rõ vai trò của Nhà nước điều tiết đến mức nào, tuân thủ nguyên tắc “Nhà nước ở mức cần thiết và tự do ở mức cần thiết”.
Nga trở thành siêu cường nhờ một chính sách mà theo đó chính phủ kiểm soát phần lớn ngành dầu khí và doanh thu từ ngành này. Nga hiện là nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ 2 thế giới.
Các biện pháp và chính sách cải cách tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách đang đặt ra cho nền kinh tế. Trước hết, kích thích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giải quyết những vấn đề xã hội, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, giữ vững ổn định xã hội.
Tăng sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức phi chính phủ, tái lập quyền kiểm soát của nhà nước đối với các ngành kinh tế chiến lược.
Nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng và đang đi lên để lấy lại vị trí cường quốc. Năm 2000 Liên bang Nga bắt đầu vào thời kì mới với những quyết sách đứng đắn, năng động, tích cực của chính phủ. Nền kinh tế Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang trong thế ổn định và đi lên. Đất nước đang trở lại là một cường quốc kinh tế. Vị trí của Nga ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế qua việc giải quyết các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế lớn của thế giới và tổ chức các hội nghị quốc tế, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G8 được khai mạc tại Xanh Pêtécbua tháng 7/2006 mà Nga làm chủ tịch.
- Chiến lược mới kinh tế mới của Liên bang Nga sau năm 2000 và những năm tiếp theo
Các chiến lược cơ bản của chính phủ là chương trình kinh tế mới của Liên bang Nga thực hiện từ giữa năm 2000 như: Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng; Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường; Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7%; ổn định đồng Rúp; Kiềm chế lạm phát; Nâng cao đời sống của nhân dân; Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu á; Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi dân tộc Nga; Về lãnh thổ hành chính chia thành 7 vùng liên bang; Lấy lại vị trí cường quốc…
Chiến lược đến năm 2020 tăng trưởng kinh tế đạt 7%, đưa đồng Rúp trở thành ngoại tệ mạng có khả năng chuyển đổi trên thế giới, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của dân tộc, lấy lại vị trí cường quốc kinh tế. Liên bang Nga là nước giàu có: giàu tài nguyên thiên nhiên với tiềm lực lớn về dân số và lao động của dân cư Nga, tiềm lực khoa học và kĩ thuật cao, tiềm lực về kinh tế, một cường quốc quân sự hùng mạnh và các thành tựu xã hội đạt đựơc. Đó là tài sản vô giá của quốc gia để đảm bảo Nga lấy lại vị trí cường quốc kinh tế.
Nhờ những bước đi chiến lược đúng đắn, đất nước đã vượt qua khỏi khủng hoảng, vực dậy lại nền kinh tế đưa nền kinh tế phát triển trở lại. Cùng với đó là đời sống nhân dân được nâng lên, tình hình chính trị xã hội ổn định.
2.2. Quan hệ Thương mại Việt – Nga
2.2.1. Tiến trình phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga
2.2.1.1. Giai đoạn 1991- 1999
Sự kiện Liên bang Liên Xô cũ tan rã, khối SEV giải thể vào năm 1991 đã ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế nói chung, cũng như tình hình ngoại thương của Việt Nam nói riêng.
Trước hết, thị trường mới cho hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp (hàng may mặc, giầy da, mây tre, mỹ nghệ) lâu nay là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô và Đông Âu vẫn chưa thể tìm ngay được để thay thế. Tình trạng đình đốn sản xuất ảnh hưởng đến việc làm của hàng chục vạn người lao động ở các ngành nói trên. Năm 1991 dự kiến xuất khẩu sang Liên Xô cũ khoảng 1 tỷ USD, trong đó hàng nông lâm sản chiếm 25%, gia công trong công nghiệp nhẹ chiếm 22%… nhưng thực tế tổng mức chu chuyển chỉ đạt 465 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 214 triệu USD.
Bên cạnh đó còn có những khó khăn khác như điều kiện mậu dịch của Việt Nam xấu đi trong buôn bán với Liên Xô, vì theo cơ chế thị trường thì giá hàng xuất khẩu phải giảm khoảng 20 - 30%, trong khi giá hàng nhập khẩu vẫn như cũ. Việc thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi cũng sẽ làm cho giá thành nhập khẩu từ Liên Xô tăng lên. Ngoài ra, trong quan hệ thanh toán do chưa có cơ chế thanh toán và thiếu ngoại tệ nên giữa ta, Liên bang Nga và các nước SNG chủ yếu thực hiện hàng đổi hàng. Nhưng việc đổi hàng cũng gặp không ít khó khăn. Nhiều đơn vị kinh tế cùng nhau ký kết được những hợp đồng hàng đổi hàng mà theo tính toán có lợi cho cả hai bên, nhưng những hợp đồng này nhiều khi không thực hiện được do chính sách của Liên bang Nga có sự thay đổi (về thuế hoặc các qui định về mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu), hoặc do vận tải: nhiều năm ta luôn giao hàng theo điều kiện FOB, mua hàng theo điều kiện CIF và nhận được nhiều ưu đãi của bạn trên cơ sở Hiệp ước Thương mại hàng hải ký ngày 12/3/1958, giờ đây, chúng ta xuất hàng theo điều kiện CIF và phải tự bỏ ngoại tệ để nhập hàng về theo điều kiện CIF trong hoàn cảnh ngoại tệ mạnh trở nên khan hiếm đối với cả hai bên; hơn thế, Nga ở quá xa nên chi phí vận tải lớn dẫn đến giá thành cao hơn nhiều so với hàng nhập từ các nước châu á.
Như vậy, từ chỗ là thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, Liên bang Nga đã mất hẳn vai trò dẫn đầu trong kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Tuy nhiên, khoảng thời gian tạm thời bị thu hẹp đã nhanh chóng được khắc phục. Ngay từ tháng 6 năm 1992 Việt Nam và Liên bang Nga đã ký được Biên bản về hợp tác thương mại. Theo biên bản này, các thanh toán hàng hoá theo mọi hợp đồng được thực hiện theo giá hiện hành của thế giới và bằng ngoại tệ có khả năng chuyển đổi. Như vậy, quan hệ thương mại giữa hai nước được thiết lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng, trao đổi ngang giá, cùng có lợi.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã tăng dần lên, đặc biệt từ năm 1997 đến năm 1999. Năm 1999 tuy xuất khẩu có giảm đi chút ít nhưng nhập khẩu vẫn tăng. Để đạt được kết quả đó, ngoài những nguyên nhân chủ quan do nỗ lực của cả hai phía còn có nguyên nhân khách quan không kém phần quan trọng: đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á vào năm 1997. Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á khiến chúng ta một lần nữa nhận ra tầm quan trọng của thị trường các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, đồng thời cũng cho ta thấy một thực tế là quá phụ thuộc vào một thị trường nào dù quy mô lớn đến đâu cũng sẽ đưa đến những khó khăn lớn khi thị trường đó có sự xáo động.
Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá với Nga trong giai đoạn này vẫn thiên về nhập khẩu là chủ yếu, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là những mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng chưa có khả năng sản xuất như ô tô, xe máy, thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các ngành công nghiệp trong nước. Trong số 11 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của giai đoạn này là khối lượng nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nguyên vật liệu nhìn chung tăng dần qua các năm, đặc biệt là sắt thép các loại, nhôm, phân bón, chất dẻo. Hàng tiêu dùng chủ yếu là vải may mặc và xe máy nguyên chiếc nhưng khối luợng nhập khẩu không lớn lắm.Từ năm 1996 trở đi, một số mặt hàng như phân bón, sắt, thép có khối lượng nhập khẩu tăng nhanh, trong khi các mặt hàng ô tô nguyên chiếc và xăng dầu các loại lại giảm xuống.
Về xuất khẩu, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Liên bang Nga cũng tăng dần qua các năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là hàng nông sản, hàng tiểu thủ công nghiệp và hàng gia công chế biến.
Giai đoạn 1992 - 1995 có khối lượng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga có sự biến động thất thường. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là quan hệ buôn bán Việt – Nga mới bước đầu được khôi phục, nên nhìn chung chưa ổn định, lượng hàng hoá trao đổi không nhiều. Năm 1998 chúng ta xuất khẩu thêm một số các mặt hàng mới là giầy dép, hạt điều. Các hàng gạo, cà phê, hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, trong đó gạo, cà phê có tốc độ tăng khá cao (tương ứng 45% và 74%/năm). Một số mặt hàng như cao su, rau quả, chè lại có xu hướng giảm. Về cơ bản, các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vẫn ở dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp, chất lượng chưa cao, bao bì mẫu mã còn kém hấp dẫn. Đó là những nguyên nhân làm giảm khả năng canh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Nga nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu sang Nga dần được đa dạng hơn như xuất khẩu các mặt hàng thuỷ hải sản…
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam – Trần Đức Lương tháng 8 năm 1998 là một mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới được mở rộng trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Trong thời gian này đã mở ra những hy vọng mới, lạc quan hơn về khả năng hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, trong đó có hợp tác thương mại đầu tư ngày càng được mở rộng.
2.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Cho đến trước năm 2000, quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt – Nga nói chung và quan hệ thương mại nói riêng, được đánh dấu bằng sự kiện Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải sang thăm Nga vào tháng 9 năm 2000. Trong chuyến thăm này một loạt Hiệp định đã được ký kết, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng hợp tác hợp tác song phương. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga V. Putin vào 3/2001 lần 1, lần 2 vào tháng 11 năm 2006 với việc Tuyên bố chung Nga – Việt và một loạt các Hiệp định được ký kết lại một lần nữa củng cố và tạo dựng thêm cơ sở pháp lý cho một số lĩnh vực hợp tác mũi nhọn, nhất là phát triển hợp tác thương mại. Tháng 9 năm 2007 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm chính thức Nga theo lời mời của Tổng thống V. Putin càng thắt chặt thêm tình hữu nghị hợp tác thương mại giữa hai nước.
Chiều 11/9/2007, tại điện Cremli, Tổng thống Liên bang Nga tiếp Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (ảnh: P. Tuấn)
Theo số liệu của Bộ Phát triển Kinh tế Nga hoạt động ngoại thương giai đoạn 2000-2007 diễn ra trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh tăng cao và nhu cầu nội địa được mở rộng, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới hết sức thuận lợi. Kim ngạch ngoại thương năm 2005 tăng lên đến hơn 1 tỷ USD , tăng 15%, so với những năm 90 khi kim ngạch thương mại là 350 - 400 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương năm 2005 được giải thích bởi khối lượng xuất khẩu giảm do giá trên thị trường của các mặt hàng năng lượng và các mặt hàng khác giảm.
Nhìn chung theo đánh giá của Bộ phát triền kinh tế Nga thì kim ngạch ngoại thương năm 2008 sẽ tăng lên. Cho đến năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD.
Xuất khẩu từ 2000 – 2001 đạt khối lượng cao nhất, tuy nhiên năm 2001 nhập khẩu tăng với tốc độ cao. Trong bối cảnh giảm tỷ giá của đồng Rúp thì hiệu quả của các thương vụ xuất khẩu tăng lên đáng kể. Mặc dù nhu cầu trong nước ngày càng lớn, song lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu không ngừng tăng đã làm cho hạn ngạch xuất khẩu trong công nghiệp phát triển khai thác và trong các ngành kinh tế mũi nhọn.
Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Liên bang Nga cho biết, kim ngạch buôn bán giữa hai nước trong năm 2001 đạt hơn 517 triệu USD, tăng 60% so với năm trước đó. Khối lượng trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Nga 6 tháng đầu năm 2002 đạt gần 330 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2001, trong năm 2002 - 2003, con số này tăng lên 700 - 800 triệu USD; năm 2004 đạt 820 triệu USD, đến năm 2006 con số này là 650,9 triệu USD.
Bảng 2.5: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Liên bang Nga
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Kim ngạch XK của Việt Nam
Kim ngạch NK từ Nga
Tổng Kim nghạch XNK
1996
85
186,5
271,5
1997
125
158
283
1998
126,2
216,3
342,2
1999
115
245,6
360,6
2000
123
240,5
363,5
2001
195
376,8
571,8
2002
187,4
501
688,4
2003
160
492
652
2004
170
650
820
2006
349,3
303,6
652,9
Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại – Bộ Công Thương – 2007
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nga
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam - Liên bang Nga (triệu USD)
Năm 2006, Việt Nam nhập khẩu từ Nga khoảng 349,3 triệu USD và Việt Nam xuất khẩu sang Nga 303,6 triệu USD. Cũng như trước đây, Việt Nam nhập khẩu của Nga chủ yếu là máy móc, thiết bị toàn bộ cho ngành điện và khai thác dầu lửa, ô tô tải và phụ tùng, kim loại đen và các sản phẩm kim loại, phân hoá học, sản phẩm hoá học và dầu mỏ. Bộ phát triển Kinh tế và Thương mại Nga cho rằng, mức độ gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu của Nga sang Việt Nam còn hạn chế vì phí vận tải rất tốn kém, hơn nữa có sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước Tây Âu và Mỹ. Nga nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu như cao su, dược thảo, đồ gia vị, các mặt hàng thực phẩm như chè, cà phê, gạo, thịt, mì ăn liền và nhu yếu phẩm. Trong năm 2000, Liên bang Nga đứng thứ 21 về xuất khẩu và đứng thứ 14 về nhập khẩu của Việt Nam, còn quá thấp so với tiềm năng và thế mạnh của hai nước.
Do bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực sẽ còn suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng chủ yếu như dệt may, da giầy, hàng điện tử, hàng nông sản,… thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga là một công việc trọng tâm. Điều này xuất phát từ thực tế là sau một thời gian dài suy thoái, thì nền kinh tế Nga đã đạt được thành tựu tăng trưởng bền vững trong gần 8 năm trở lại đây. Cụ thể, GDP năm 2003 tăng 7,3%; năm 2004 và năm 2005 mức tăng là 7,5%; năm 2006 đạt 6,7%; năm 2007 đạt 8,1%. Điều này có nghĩa là thị trường Nga ngày càng phát triển ổn định và Nga sẽ là một thị trường có triển vọng đang lên và nhu cầu chắc chắn vẫn tiếp tục tăng. Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này không những giúp nước ta có thêm thị trường để phát triển sản xuất, mà còn có thể giảm mạnh được tỷ lệ nhập siêu đã quá lớn hiện nay.
Quan hệ thương mại kim ngạch trao đổi hai bên từ chỗ 350 – 400 triệu USD vào những năm 90 và đã lên tới hơn 1 tỷ USD năm 2005, trung bình tăng 15%/ năm và Việt Nam luôn là nước nhập siêu. Nhưng từ năm 2006 trở lại đây tỷ lệ nhập siêu giảm đi đáng kể.
2.2.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Nga sang Việt Nam
2.2.2.1. Xuất khẩu
Bảng 2.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang Việt Nam( 2006)
Mặt hàng
Trị giá (Nghìn USD)
Tốc độ tăng trưởng từ 2002-2006 (%)
Tổng xuất khẩu
303.630
5
Nhiên liệu thô, dầu khí, sản phẩm chưng cất
106.429
57
Sắt thép
82.109
- 4
Thiết bị cho lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, nồi chưng cất, thiết bị và máy móc,…
19.886
2
Phân bón
12.017
- 8
Thiết bị điện, điện tử
10.616
23
Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007
Nhờ việc giá khí thiên nhiên tăng cho nên thu nhập ngoại tệ từ việc xuất khẩu gas trong những năm gần đây sẽ tăng. Tuy nhiên, do giá của các mặt hàng năng lượng khác giảm nên tổng mất mát từ việc thay đổi giá của nhiên liệu khoáng đạt 3,2 tỷ USD.
2.2.2.2. Nhập khẩu:
Khối lượng nhập khẩu tăng tạo điều kiện ổn định tỷ giá ngoại tệ và củng cố đồng rúp, thống nhất thuế nhập khẩu, dẫn đến giảm lượng thuế trong giá các mặt hàng nhập khẩu, mở rộng tiêu dùng trong nước và nhu cầu đầu tư.
Bảng 2.7: Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nga từ Việt Nam năm 2006
Các sản phẩm chính
% Tổng NK (nghìn USD)
Tăng trưởng (2002 – 2006)
Các sản phẩm chính (% của KNNK theo lĩnh vực)
Tổng nhập khẩu
137,727,919
31%
Nhập khẩu từ Việt Nam
349,295
(0,25%)
45%
Cá, tôm, cua, ghẹ, động vật mềm…
106,173
(30,39%)
159%
Cá phi lê, miếng tươi hay đông lạnh (83,77%), cá xông khói, cá thịt ăn kiêng (7,74%); loại khác (8,48%)
Giày dép
41,745
(11,95%)
93%
Giày da (62,21%); giày dép vải bố (18,09%); giày dép đế bằng nhựa và cao su (16,47%); loại khác 3,33%)
Càfê, trà và gia vị
41,738
(11,95%)
26%
Càfê (70,27%); trà (24,53%); tiêu bột và tiêu hạt (4,9%); gia vị khác (0,29%)
Các loại quần áo, trang phục
25,891
(7,41%)
92%
Quần áo nam nữ (52,1%); Vest nam nữ 24,6%; loại khác (7,95%)
Ngũ cốc
17,974
(5,15%)
3%
Gạo (100%)
Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007
Nga nhập khẩu chủ yếu là máy móc và thiết bị mà tỷ trọng của các mặt hàng này năm 2002 chiếm 37 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2001, nhập khẩu các sản phẩm chế tạo máy tăng 28,8%. Năm 2001, nhập khẩu máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải đạt 14 tỷ USD, tăng 31,7%, trong đó, nhập khẩu ô tô con tăng 1,6 lần, đạt 115 chiếc và nhập khẩu xe ô tô tải tăng 1,6 lần. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu 164,7 tỷ USD.
2.2.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã và đang có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hơn so với trước, bởi ngoài các mặt hàng truyền thống như nông sản thì hiện nay Việt Nam xuất sang Nga cả những mặt hàng hải sản và thủ công mỹ nghệ, những mặt hàng truyền thống. Nhìn chung hàng hoá của Việt Nam xuất sang Nga phần lớn là những mặt hàng có mức thuế thấp, việc xuất khẩu những mặt hàng này có lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam chủ yếu là hải sản, giầy dép, hàng dệt may, cà phê, hạt tiêu, điều, gạo, cao su, chè, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ.
Bảng 2.8: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga (triệu USD)
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
Hải sản
10,9
21,0
128,7
118,6
Giày dép
8,1
4,7
18,7
28,3
Dệt may
44,8
29,8
62,4
78,3
Thủ công mỹ nghệ
2,7
3,1
4,0
10,0
Rau quả
0,8
12,8
22,0
22,4
Hạt tiêu
6,2
6,0
8,1
13,1
Hạt điều
4,4
9,2
18,1
21,6
Gạo
29,3
10,8
17,3
13,4
Chè
6,8
6,8
10,1
11,8
Cà phê
0,2
0,7
12,6
27,6
Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007
Các mặt hàng từ Nga được nhập khẩu về Việt Nam, với một nền kinh tế phát triển, Nga có khả năng cung cấp cho Việt Nam rất nhiều hàng hoá quan trọng từ máy móc thiết bị đến nguyên liệu cần thiết. Chính vì vậy khi mở rộng quan hệ với Nga thì Việt nam có thể nhập trực tiếp các mặt hàng đó.
Bảng 2.9: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga (TriệuUSD)
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
Xăng dầu
0,1
129,9
128,7
162,7
Phân bón
69,5
42,8
53,3
55,7
Gỗ và các sản phẩm gỗ
2,7
2,1
1,6
2,0
Nguyên phụ liệu dệt may
1,2
1,0
0,9
0,2
Sắt thép
329,7
405,7
141,4
179,3
Linh kiện điện tử
2,2
0,4
1,3
0,4
Ôtô nguyên chiếc
23,2
13,9
7,1
4,4
Hoá chất
0,7
1,7
5,5
3,7
Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007
2.2.4. Đánh giá chung
2.2.4.1. Trong giai đoạn trước
Nhìn chung nhịp độ tăng trưởng thương mại giữa hai nước vẫn chưa bằng thời kỳ còn tồn tại Liên Xô và càng chưa tương xứng với quan hệ truyền thống và tiềm năng của hai nước. Quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay có thời kỳ giảm, có thời kỳ tăng đáng kể, nhưng nếu so sánh với trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của cả nước thì mức độ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn ở mức độ quá thấp. Vì sao Việt Nam và Liên bang Nga, cả hai nước có tiềm năng lớn về sản xuất hàng hoá, nhưng kim ngạch buôn bán giữa hai nước còn ở mức độ thấp, nhất là thời kỳ đầu của những năm 90. Tình hình này có thể được giải thích bằng những lý do cơ bản sau:
Trong giai đoạn đầu của những năm 90 (1991-1993), quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga, trong đó có quan hệ kinh tế – thương mại bị ngưng trệ. Nguyên nhân của sự ngưng trệ này là do chính sách đối ngoại mà theo đó mọi quan hệ kinh tế của Nga thời kỳ này chỉ chú trọng tới quan hệ với các nước châu Âu - Đại Tây Dương, mà trước hết là Mỹ, nghĩa là chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương”, còn quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong đó có Việt Nam gần như bị lãng quên. Nga đã coi Việt Nam như một nước cần phải trả nợ, chứ không phải một đối tác để làm ăn. Việt Nam khi đó rất khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác thương mại mới, cho nên đã nhanh chóng mở rộng quan hệ thương mại của mình với các nước láng giềng trong khu vực.
Về nhập khẩu từ Nga, nhìn chung có tiến triển tốt, (trừ năm 1995 bị giảm mạnh tới 49,9% so với năm 1994), không phải do Việt Nam không có khả năng mua hàng hoá của Nga theo giá cả thế giới, mà là do: sự giảm sút của các xí nghiệp Nga trước đây vẫn sản xuất hàng xuất khẩu sang Việt Nam, tính cạnh tranh gay gắt ở thị trường Việt Nam, chất lượng hàng hóa của Nga thường thua kém so với hàng hoá của các nước tư bản đang được lưu thông trên thị trường Việt Nam, thuế xuất khẩu, chi phí vận tải hàng hoá ở Nga cũng cao, hơn nữa khả năng tự trang trải về tài chính của các doanh nghiệp Nga thời kỳ đó quả thực rất khó khăn.
Những phân tích ở trên chứng tỏ rằng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga là quan hệ hợp tác truyền thống, sau thời kỳ Liên Xô tan rã, mà cụ thể là giai đoạn 1991-1999, do những hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế của mỗi nước mà quan hệ thương mại giữa hai nước tạm thời bị thu hẹp. Hiện nay Việt Nam đang là một trong những bạn hàng chính của Nga ở Đông Nam á, chiếm khoảng 15% khối lượng buôn bán hai chiều giữa Nga với khu vực Đông Nam á, và 20% buôn bán của Nga với ASEAN. Nhu cầu về hàng hóa trên thị trường đối với hai nước rất lớn, Việt Nam vẫn là một thị trường quan trọng và có nhiều triển vọng đối với các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Nga, như máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, dầu lửa, sắt thép, phân bón, bông sợi… Riêng kim loại đen và phân bón chiếm tới hơn 50% nhập khẩu của Việt Nam từ Nga. Ngược lại, Việt Nam cũng là nguồn cung cấp nhiều sản phẩm truyền thống mà thị trường Nga vốn ưa thích như: lương thực, thực phẩm, cao su, chè, cà phê, rau quả nhiệt đới, giầy dép, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, Nga là thị trường ngày càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp Việt Nam vì khó thâm nhập và có độ rủi do cao.
2.2.4.2. Trong giai đoạn hiện nay
Kim ngạch thương mại hai chiều vượt được 1 tỷ USD năm 2005 nhưng sau đó lại theo chiều đi xuống và năm 2007 khó đạt được con số 1 tỷ USD. Nga cũng chỉ có 40 dự án đầu tư vào Việt Nam. Vì thế hai nước xác định đạt kim ngạch 5 tỷ USD vào năm 2010 USD.
Trong giai đoạn 1991- 2006, Việt Nam và Nga đã ký 50 văn kiện hợp tác song phương. Quan hệ Việt Nam và Nga đã có bước phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2006 đạt 800 triệu USD, Việt Nam xuất sang Nga chủ yếu là hạt điều, hoa quả, cà phê, gạo, thuỷ sản đông lạnh, hàng dệt may, giầy dép và nhập khẩu từ Nga các mặt hàng sắt, thép, phân bón, xăng dầu và máy thiết bị … Dầu khí và năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước và là hướng ưu tiên trong quan hệ thương mại của hai nước.
Để tăng cường sự có mặt của hàng hóa của Việt Nam tại Nga và ngược lại, các khoá họp thường niên của Uỷ ban liên chính phủ được tổ chức lần lượt ở hai nước nhằm báo cáo tình hình quan hệ hai bên, đồng thời đưa ra các biện pháp cấp thiết nhằm tăng cường quan hệ thương mại hai bên. Chúng ta có thể tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong những năm tới.
Hiện nay năm 2008 tổng thống mới đắc cử ông Đ.Medvedev do tổng thống Putin bổ nhiệm đang thiết lập một chính sách kinh tế, ngoại thương mới. Hi vọng quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa hai nứơc sẽ đẩy lên một tầm cao mới. Chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9 năm 2007 đã thắt chặt mối quan hệ truyền thống giữa hai nước, và chắc chắn tình hợp tác hữu nghị sẽ đựơc nâng lên một tầm cao mới. Buôn bán hai chiều Việt – Nga sẽ đạt 5 tỷ USD như chuyến thăm Liên bang Nga của thủ tướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28534.doc