Khóa luận Kỹ thuật biên tập tác phẩm từ báo in sang báo điện tử

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài: 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 2

5. Ý nghĩa của vịêc nghiên cứu đề tài. 2

6. Kết cấu. 3

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOẠI HÌNH 4

BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ 4

1.1.Đặc điểm, đặc trưng của loại hình báo in. 4

1.1.1 Tính thời sự và tính định kỳ của báo in 4

1.1.2 Sự đồng hiện thông tin và đặc trưng việc tiếp nhận thông tin của công chúng báo in 5

1.2. Đặc điểm và đặc trưng của báo điện tử 8

1.2.1. Tính thời sự và tính phi định kỳ. 8

1.2.2. Sự đồng hiện thông tin và sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo trực tuyến. 9

1.2.2.1 Sự đồng hiện thông tin 9

1.2.2.2 Sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử. 13

1.2.3 Tính tương tác trên báo điện tử (Interactivity) 14

Chương 2: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM BÁO IN CHO BÁO ĐIỆN TỬ 18

2.1. Việc sử dụng tít của tác phẩm báo in cho báo điện tử. 18

2.2. Việc sử dụng sapô của tác phẩm báo in cho báo điện tử 30

2.3. Việc sử dụng chính văn và kết cấu của tác phẩm báo in cho báo điện tử. 40

Chương 3: KỸ THUẬT BIÊN TẬP TÁC PHẨM TỪ BÁO IN SANG BÁO ĐIỆN TỬ 49

2.1. Kỹ thuật chuyển tít từ báo in sang báo điện. 49

• Một số kỹ thuật để chuyển tít của báo in sang báo điện tử đó là: 50

2.2. Kĩ thuật chuyển sapô báo in sang báo điện tử. 58

2.3. Kỹ thuật chuyển phần chính văn và kết cấu của báo in sang báo điện tử. 61

2.3.1. Kỹ thuật chuyển phần chính văn. 61

2.3.2. Kỹ thuật chuyển kết cấu. 67

C. PHẦN KẾT LUẬN 70

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kỹ thuật biên tập tác phẩm từ báo in sang báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả rất nhiều do xuất phát từ những đặc điểm công chúng tiếp nhận đã nêu ở trên. Đó là chưa kể tới những tít được chuyển đổi để giật gân, câu khách, thu hút độc giả nhưng ngược lại lại làm cho độc giả cảm thấy bối rối trong tiếp nhận từ tít báo điện tử của tờ Thanh niên. Ví dụ như: - Taxi “mù” (Chuyên mục Kinh tế - Thứ tư, ngày 19/3/2008) - Bệnh viện “4 không, 2 nhanh” (Chuyên mục Bạn đọc - Thứ tư, nhày 16/4/2008) - Đêm truy quét “Yêng hùng” (Chuyên mục Chính trị-Xã hội - Thứ hai, ngày 21/4/2008)… Khi đọc những thông tin mà các tít giật gân nêu trên đem lại, độc giả cảm thấy lúng túng không hiểu được Taxi “mù” là gì? Và “4 không, 2 nhanh” là như thế nào? Và khả năng rất lớn là họ sẽ nhanh chóng bỏ qua những tít loại này trên báo điện tử. Nói tóm lại việc biên tập lại các tít của bài báo in chuyển sang báo điện tử là công việc cần thiết và quan trọng của tác giả báo điện tử. Vẫn biết rằng có những tít không thể biên tập lại, hay những tít nếu biên tập lại sẽ làm mất đi giá trị thông tin ban đầu mà tác giả muốn đề cập đến như những câu phát biểu, câu trả lời, hay ý kiến quan trọng nào đó của một người nổi tiếng, quan trọng hoặc có những tít không thể đặt hay hơn. Tuy nhiên, đa số những tít trên tờ báo in nếu muốn sử dụng cho tờ báo điện tử thì tác giả của tờ báo điện tử cần phải tiến hành biên tập lại sao cho nó phù hợp với những đực điểm của báo điện tử và của người đọc báo điện tử nếu có thể hãy làm cho nó trở thành một tờ báo độc lập so với báo in chứ không phải là phụ thuộc vào thông tin của báo in như hiện nay. Cần phải hiểu rằng công chúng tìm đến báo điện tử là để biết một cách nhanh chóng thông tin sự kiện vì vậy phải tránh những sử dụng lại những tít với những câu hỏi hay câu phủ định, những thông tin mang tính đánh tư duy của độc giả, những câu nước đôi vì chúng sẽ làm cho độc giả cảm thấy chán nản. Nếu có thể hãy tiến hành biên tập lại tít sao cho chúng có thể cung cấp thông tin một cách khái quát nhất, rõ ràng nhất, đầy đủ và đúng đắn nhất về bài viết. 2.2. Việc sử dụng sapô của tác phẩm báo in cho báo điện tử Tiếp theo tít của các bài báo điện tử sau khi đã gây được sự chú ý cho độc giả để độc giả thực hiện liên kết với phần nội dung bài viết thì cái mà độc giả được tiếp nhận đầu tiên trong phần nội dung theo quy trình đọc đó là sapô. Sapô được tiếp nhận ngay sau tít và là phần đầu của bài viết, sapô là một đoạn văn ngắn mà chỉ với vài từ nó cho phép người đọc nắm đọc ý chính của bài báo mà họ sẽ đọc. Ở báo điện tử sapô phải “đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó”. Nếu một vài dòng của sapô đã đủ thông tin cho một độc giả không có nhiều thời gian, thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Trái lại, nó phải làm cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết. Về sapô của các tờ báo điện tử Tuổi trẻ và Thanh niên cũng trong tình trạng tương tự như của tít. Cũng được sử dụng chuyển nguyên từ báo in sang mà không hề có sự biên tập cho phù hợp với những đặc điểm của sapô báo điện tử, điều đó gây cản trở lớn cho sự tiếp nhận thông tin của độc giả đối với các tờ báo điện tử này. Các tác giả của báo điện tử không mấy quan tâm đến yêu cầu thông tin và yêu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả báo điện tử với sapo nên đã lấy nguyên sapo các bài báo in chuyển sang. Ví dụ như: - Tính thuế áp đặt dân kiện ra tòa (Chuyên mục Thời sự- thứ ba, ngày 11/3/2008). Tác giả báo điện tử sử dụng nguyên sapo của báo in “vụ việc “bùng nổ” sau khi hàng chục tiểu thương chợ gạo khiếu nại, nhưng chi cục thuế huyện và chi cục thuế tỉnh Tiền Giang có văn bản trả lời khẳng định việc ấn định doanh thu cũng như mức thuế như vậy là đúng. Vẫn trong ngày hôm qua hơn chục tiểu thương khác ở chợ gạo cũng nói đang khẩn trương chuẩn bị hồ sơ khởi kiện chi cục thuế với nội dung tương tự”. Với một sapô như trên ở báo in có thể là đã dài. Với đặc điểm của độc giả báo điện tử là đọc lướt để nhanh chóng thu nhận thông tin do không có nhiều thời gian thì sẽ nhanh chóng bỏ qua những sapo dài. Như vậy cho dù có hay, có hấp dẫn hoặc nó có cụ thể hơn thông tin của phần tít và khái quát được nội dung của bài báo đi ca hứng nữa. Nếu có thể hãy biên tập sapo trên lại thành: Sau khi hàng chục tiểu thương chợ gạo khiếu nại về mức thuế cao, chi cục thuế của huyện và tỉnh Tiền Giang có văn bản trả lời rằng việc ấn định doanh thu và mức thuế như vậy là đúng. Vẫn trong nagỳ hôm qua, các hộ tiểu thương khác ở chợ gạo nơi đang khẩn trương chuẩn bị hồ sơ khởi kiện chi cục thuế. Ví dụ khác: Trong bài: Lan Hà hồn nhiên hơn 20 tuổi (chuyên mục văn hoá nghệ thuật giải trí, thứ ba, ngày 11/3/2008) Tác giả báo điện tử caủa tờ báo tuổi trẻ sử dung nguyên văn phần sapô của báo in Tuổi trẻ: “13 tuổi, Hà gặp “chú Vân” đóng phim lần đầu giành giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 (vai Gianh phim Đời cát), 20 tuổi cô đóng vai chính, cũng trong phim của “Chú Vân” và được trao giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của cánh diều vàng 2007 (vai Mai trong phim Trái tim bé bỏng)”. Có thể nói nếu chuyển sang báo điện tử thì đây là một sapo không ăn khớp với nhiều phần tít. Phần tít tác giả muốn nói đến sự hồn nhiên của diễn viên Lan Hà trong những vai diễn của mình nhưng trong phần sapo theo như độc giả thấy tác giả nói tới giai đoạn hoạt động đóng phim của diễn viên Lan Hà và những thành tích là những giả thưởng mà cô đạt được. Như vậy, khi độc giả của báo điện tử đọc xong phần sapo của bài viết mà vẫn chưa nhận ra được bài viết của tác giả nói về vấn đề gì? Và có lẽ là độc giả sẽ bỏ qua phần nội dung tiếp theo vì nghĩ rằng nó cũng sẽ không ăn nhập gì với phần tít vừa đọc, và những thông tin trong nội dung không phải là cái mà họ muốn đọc. Ví dụ khác trên báo điện tử tuổi trẻ: Trong bài: Con tàu 50 tỷ đồng trở thành … “của nợ” (Chuyên mục Thời sự, thứ tư, ngày 26/3/2008). Tác giả báo điện tử sử dụng phần sapo của báo in “ một chiếc tàu cao tốc được đóng mới với số tiền trên 50 tỉ đồng đang được giao bán. Con tàu này được phát hiện sai ngay từ khâu thiết kế, không phù hợp với luồng tuyến, có dấu hiệu bị rút ruột nhiều tỉ đồng… Khi độc giả báo điện tử đọc phần tít đã thấy khó hiểu mơ hồ về mặt thời gian, không gian, địa điểm (đã phân tích ở phần trên) và hy vọng rằng trong phần sapo của nó sẽ nhanh chóng phần nào biết được những thông tin quan trọng về con tàu 50 tỉ đồng này. Nhưng kết quả là sau khi đọc xong phần sapo độc giả vẫn không biết thêm gì về thông tin của con tàu ngoài việc con tàu “vô danh” này được nhắc đến với những chi tiết rườm rà như việc nó đã bị sai phạm ngay từ đầu trong việc thiết kế và do bị rút ruột nhiều tỉ đồng. Những thông tin đó hoặc có thể được nói trong phần sapo hoặc cũng có thể nói trong phần nội dung mà không ảnh hưởng gì đến bài viết. Cùng với sự không phù hợp trong việc sử dụng nguyên sapo của báo in cho báo điện tử, trên báo điện tử Tuổi trẻ có bài - Sẽ có triển lãm sách lậu (chuyên mục văn hoá- nghệ thuật- giải trí, thứ tư, ngày 26/3/2008) Với sapo “ Bà Quách Thu Nguyệt - Giám đốc NXB Trẻ đặt lên bàn quyển sách quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi có dán mảnh decal với hai chữ ghi bằng bút bi “sách lậu”. “Kỹ thuật in bìa sách lậu đã đạt đến độ tinh xảo đến mức nếu không ghi thế này, nhân viên NXB sẽ nhầm lẫn sách thật với sách giả”. – Bà giám đốc phân trần. Tít trên là một tít mơ hồ, về không gian và thời gian. Nhưng rồi đọc đến hần sapo cũng chỉ một sự mơ hồ như vậy. Ý kiến của bà Quách Thu Nguyệt- Giám đốc NXB Trẻ hoàn toàn nói về việc bùng nổ sách lậu hiện nay, cũng như việc sách lậu hiện nay tinh vi, tinh xảo rất khó nhận biết mà không nói thêm một thông tin nào khác xung quanh cuộc triển lãm sách lậu đã đưa ở phần tít của bài. Như vậy báo điện tử hai phần được chuyển là tít và sapo của bài không ăn khớp với nhau. Điều đó cũng có nghĩa là, khi độc giả báo điện tử đọc đến sapo sẽ cảm thấy thất vọng vì cái họ được đọc không phải cái họ muốn đọc thông tin ở phần tít khác so với thông tin ở phần sapo và họ sẽ không mất thời gian để đọc tiếp cái họ không muốn đọc vì nghĩ rằng phần nội dung cũng sẽ không liên quan gì đến phần tít. Thêm một ví dụ nữa trên báo điện tử Tuổi trẻ đó là bài: - Những ngành học mới ( chuyên mục giáo dục- thứ sáu, ngày 11/4/2008) Với phần sapo được lấy nguyên từ báo in “Kỳ tuyển sinh năm nay xuất hiện thêm một số ngành học mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và mong muốn của người đọc”. Sapo nói trên được chuyển sang báo điện tử mà không có sự biên tập, nó thực chất mới chỉ là sự nhắc lại của tít. Sapo trên mới chỉ khái quát được ý của tác giả còn phần nội dung thì chưa khái quát được. Đọc xong Sapo độc giả không biết một thông tin quan trọng nào khác vẫn chỉ là sự chung chung mơ hồ, độc giả không biết được một cách khái quát tác giả muốn nói đến ngành học mới là những ngành nào. Tuy là một tít ngắn gọn phù hợp với báo điện tử nhưng nó không nêu được thông tin chính một cách cô đọng thì cũng không có giá trị, vì độc giả nghĩ rằng phần nội dung bên trong cũng chung chung, mơ hồ như vậy. Cũng trong chuyên mục Giáo dục của báo điện tử Tuổi trẻ, thứ sáu, ngày 18/4/2008 có bài: - Nhiều thí sinh phía Bắc “Nam tiến” với sapo lấy nguyên từ báo in: “Hôm qua (17/4) là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 theo lịch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Lượng hồ sơ ĐKDT vào hầu hết các trường đều tăng với những mức độ khác nhau”. Cũng với trường hợp tương tự tít và sapo không có sự ăn khớp với nhau mà không được biên tập lại. Ở báo in như đã nói ở trên do yếu tố đồng hiện các yếu tố thông tin cùng lúc trên trang báo. Chính vì vậy, độc giả của báo in có thể phần nào hiểu được nội dung, cũng như ý tưởng mà tác giả muốn nói tới trong bài báo. Còn ở báo điện tử khi đọc phần tít nói về thí sinh phía Bắc “Nam tiến” còn khi đọc sapo lại nói về lượng hồ sơ đăng ký vào các trường đều tăng với các mức độ khác nhau điều đó sẽ chỉ tạo ra sự nghi ngờ của độc giả báo điện tử về nội dung bài báo, độc giả sẽ không hiểu tác giả đang muốn nói đến vấn đề gì. Tiếp một ví dụ nữa trong bài: - Tiền đi đâu? (Chuyên mục Đầu tư tài chính- thứ ba, ngày 22/4/2008) Bài này trên báo điện tử tuổi trẻ sử dụng nguyên tít và sapo của tờ báo in tuổi trẻ cùng ngày “chỉ trong hai tuần, lượng tiền gửi tại các ngân hàng (NH) trên địa bàn thành phố HCM đã giảm 9000 tỷ đồng. Tại Hà Nội, tiền gửi cũng giảm 4% so với cùng kì năm ngoái, lượng tiền này đi đâu và tới đây có còn giảm?” Có thể nói khi chuyển sang báo điện tử tít của bài báo này đã không phù hợp vì ở báo điện tử những tít thường là những câu chủ động và khẳng định còn đây lại là một câu hỏi. Độc giả mong rằng sang phần sapo của nó có thể phần nào biết được câu trả lời cho câu hỏi đó, nhưng điều mà độc giả nhận được chỉ là những thông tin về lượng tiền giảm ở các ngân hàng và tiếp tục là một câu hỏi “lượng tiền này đi đâu và tới đây có còn giảm?” Có lẽ tới đâyb độc giả không đọc tiếp vì nghĩ rằng bài báo sẽ không đưa ra được một câu trả lời thích đáng cho vấn đề đã nêu ra ở phần tít, và công sức của tác giả khi thực hiện phần nội dung của bài báo cũng sẽ trở nên vô giá trị. Trong bài “khát nhân lực bậc cao” trên báo điện tử tuổi trẻ chuyên mục giáo dục thứ năm, ngày 24/4/2008 với sapo “ Hội nghị trực tuyến triển khai đào tào nhân lực theo nhu cầu các ngành thông tin, du lịch, đóng tàu, tài chính, ngân hàng và thực hiện chủ trương đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố HCM, Hà Nội đã diễn ra ngày 23/4 do phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì”. Tít và sapo này được chuyển từ báo in tuổi trẻ cùng ngày nhưng không qua biên tập, sửa chữa. Có thể thấy tít và sapo không nói về cùng một vấn đề. Tít của bài báo thì đưa thông tin về vấn đề hiện nay nước ta đang thiếu nhân lực bậc cao, có trình độ chuyên môn. Phần sapo lại nói về một cuộc hội nghị triển khai đào tạo nhân lực cho nhu cầu một số ngành công nghiệp với thời gian và địa điểm rõ ràng. Nhưng điều mà độc giả quan tâm khi phần tít đó là việc khát nhân lực bậc cao và điều này có ảnh hưởng như thế nào tới tình hình kinh tế xã hội của đất nước thì lại không được nhắc tới. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp trên báo in chỉ có phần tít và nội dung bài viết nhưng khi chuyển sang sử dụng cho báo điện tử vẫn giữ nguyên, như vậy chỉ có phần tít và nội dung mà không có sapo mà tác giả không hiểu rằng sapo rất quan trọng trong bài viết của báo điện tử. Nhất thiết phải viết sapo cho bài báo địên tử dù cho bài báo đó được chuyển từ tờ báo in mà không có sapo. Ví dụ như trong bài: - Phát hiện một ổ dịch tả mới với 30 bệnh nhân (Chuyên mục Thời sự, thứ 4, ngày 16/4/2008), được sử dụng của báo in tuổi trẻ, trên báo in không có phần sapo và trên báo điện tử cũng vậy, theo quy trình độc giả sẽ đọc phần tít sau đó đọc luôn phần nội dung với tuần tự các vấn đề được trình bày. Đối với người có nhiều thời gian để nghiên cứu thông tin trên báo điện tử thì không sao nhưng đối với đa số những người đọc báo địên tử không có nhiều thời gia thì việc phải đọc ngay phần nội dung thông tin sau tít sẽ làm cho họ cảm thấy thực sự gây khó chịu cho họ vì cái mà họ muốn ngay sau phần tít là phần sapo cụ thể hoá hơn nội dung của tít và tóm tắt một cách khái quát nhất về nội dung thông tin cảu bài viết để rồi nếu thấy quan tâm hoặc nếu là vấn đề có liên quan đến họ thì họ sẽ đọc lại trong thời gian rảnh rỗi sau đó. Tình trạng sử dụng nguyên sap của báo in không qua biên tập, không phù hợp với những đặc điểm của sapo báo điện tử hay không có sapo cho bài viết báo điện tử như đã nói trên không chỉ ra cho báo điện tử của tờ Tuổi trẻ mà ở tờ Thanh niên cũng có nhiều trường hợp tương tự. Ví dụ như trong bài: - Thêm nhiều thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn (Chuyên mục Thời sự, thứ năm, ngày 20/3/2008). Với sapo “theo nhận định của cục quản lí lao động ngoài nước- Bộ Lao Động- Thương binh và xã hội (LĐ- TB- XH), xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong năm 2008 sẽ tập trung khu vực Trung Đông, khi tại các thị trường được coi là truyền thống và cao cấp đang gặp khó khăn” được lấy trên báo in Thanh niên cùng ngày. Có thể thấy phần tít và sapo ở trên không thống nhất với nhau. Tít thì nói về việc có thêm nhiều thị trường lao động hấp dẫn, còn sapo lại nói về tình trạng của các thị trường lao động hiện nay. Ví dụ tiếp trong bài là: - Quảng Nam cần 6000 nhân lực ngành du lịch (Chuyên mục Giáo dục, thứ tư, ngày 26/3/2008). Với sapo được lấy trên báo in của Thanh Niên cùng ngày “Với không khí sôi nổi, chương trình tư vấn mùa thi của báo Thanh niên đã diễn ra tại hội trường Đại học Quãng Nam ngày 25/3 với sự tham dự của hơn 1200 học sinh đến từ các trường THPT trong tỉnh’. Đây cũng là một bài viết có tít và sapo không thống nhất.Tít thì nói về nhu cầu tuyển dụng của 6000 lao động trong lĩnh vực du lịch caủa Quảng Nam. Chính những sự không thống nhất này đã dẫn tới sự không thống nhất tư duy của độc giả trong việc nắm bắt thông tin về bài viết. Trong một bài khác: - Bệnh viện “bốn không, hai nhanh” (Chuyên mục Sức khỏe, thứ tư, ngày 16/4/2008) Là bài viết trên báo điện tử Thanh niên sử dụng nguyên sapo của báo in Thanh niên “đã có một bệnh viện tại thành phố HCM hết lòng vì người bệnh khi đưa ra phương châm: Bốn không, hai nhanh. Đó là bệnh viện Quân dân miền Đông”. Sapo của báo trên khi chuyển sang báo điện tử làm rõ hơn phần tít cho độc giả năm được thông tin phương châm “bốn không, hai nhanh” là thế nào? Thì sapo này vẫn chưa làm được, vì vậy khó hiểu, độc giả vẫn còn nguyên cảm giác khó hiếu khi đọc sapo của bài báo. Một ví dụ tiếp theo là trên báo điện tử Thanh niên: - Vẫn chỉ là “lãnh địa” của hãng phim nhà nước? (Chuyên mục văn hoá- nghệ thuật, thứ hai, ngày 28/4/2008). Với sapo được lấy nguyên từ báo in “Dự thảo lần cuối thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hoá- Thể thao du lịch, cùng Bộ tài chính gửi đến tất cả các hãng phim đều được nhận chung một dòng phản hồi: rối như canh hẹ và còn qua nhiều bất cập” Tít của bài báo là câu hỏi về tình trạng đấu thầu sản xuất phim vẫn là “lãnh địa” của hãng phim nhà nước thì sapo phải phần nào trả lời được câu hỏi đó nhưng sapo ở bài báo này lại nói về sự phản hồi của các hãng phim về thông tư liên tịch của Bộ Văn hoá- Thể thao và du lịch và Bộ Tài chính không hề có liên quan gì đến tít của bài báo đã nêu ở trên tạo ra cho độc giả sự thất vọng trong tiếp nhận thông tin do không được cung cấp đúng thông tin mà họ muốn đọc. Cũng trên báo điện tử thanh niên có bài: - Thành phố HCM: kệt xe ngày càng trầm trọng! (chuyên mục kịnh tế, thứ hai, ngày 21/4/2008). Có sapo ‘số lượng tuyến đường tại thành phố HCM bị rào chắn để thi công các công trình hạ tầng ngày càng tăng lên trong khi tiến độ thi công cả công trình cũ lẫn mới đều hết sức chậm” lấy từ báo in thanh niên cùng ngày Sapo trên khi được chuyển sang báo điện tử đã không đảm nhiệm vai trò làm rõ thông tin của tít và khái quát nội dung bài viết. Tít của bài báo nói về tình trạng lụt xe ngày càng trầm trọng ở Tp Hồ Chí Minh, còn Sapo lại nói về số lượng công trình có rào chắn trên đường ngày càng tăng lên và tiến độ thi công các công trình đó đều chậm. Sapo trên hoàn toàn không phù hợp bvới tít và những yêu cầu của độc giả về thông tin của bài báo. Tiếp theo là bài trên báo điện tử Thanh niên: -Vụ 104 tàu than trái phép: “Phải xem xét có tổ chức tội phạm nào đứng sau không” (Chuyên mục chính trị-xã hội, thứ hai, ngày 28/4/2008) - Đình chỉ công tác cô giáo có hành động “kinh dị” (Chuuyên mục Thời sự, thứ tư, ngày 19/3/2008) - Công nhân kéo đến toà yêu cầu xử việc nợ lương (Chuyên mục Thời sự, thứ tư, ngày 19/3/2008) - Đa dạng hoá ngoại tệ (Chuyên mục Kinh tế, thứ ba, ngày 11/3/2008) - “Kéo” học sinh trở lại trường (Chuyên mục Thanh niên và cuộc sống, thứ ba, ngày 11/3/2008) - Giá giảm vẫn trên trời (Chuyên mục Địa ốc, thứ ba, ngày 11/3/2008) Tóm lại, khi viết bài cho báo điện tử hay chuyển bài từ báo in sang báo điện tử, tác giả của báo điện tử cần phải hết sức quan tâm đến phần Sapo của bài báo, cần phải nhận thức rõ vai trò của Sapo cho bài báo, đặc biệt là báo điện tử vì nó là cầu nối giữa tít và nội dung của bài viết. Đối với độc giả đọc báo điện tử thì tít và Sapo của bài viết là phần được quan tâm nhiều nhất, Sapo của bài báo điện tử với vai trò gần như là quyết định trong việc thu hút độc giả đến với bài viết. Việc độc giả báo điện tử có tiếp tục đọc nội dung của bài viết hay không phụ thuộc rất nhiều vào Sapo. Chính vì vậy, khi biên tập bài viết hay chuyển bài viết từ báo in sang báo điện tử, việc biên tập và biên tập lại tít cho phù hợp với đặc điểm của báo điện tử và đặc điểm tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử như ngắn gọn, súc tích, phát triển hoá phần nội dung của tít, cũng như việc khái quát được nội dung của bài viết, nêu bật được ý tưởng của tác giả trong bài viết là một việc hết sức cần thiết. Và cần chú ý đến việc nhất thiết phải có Sapo cho bài viết của báo điện tử, dù cho bài báo ngắn hay dài, hoặc được chuyển từ bài viết của báo in mà không có Sapo thì tác giả của bài báo điện tử vẫn phải làm Sapo cho bài viết của mình. Chỉ có như vậy, báo điện tử mới không nhàm chán và có khả năng thu hút được công chúng, tạo ra được hứng thú của công chúng với bài viết. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin nhanh chóng của công chúng báo điện tử và góp phần làm cho tờ báo điện tử độc lập hơn, không phụ thuộc nhiều vào tờ báo in. 2.3. Việc sử dụng chính văn và kết cấu của tác phẩm báo in cho báo điện tử. Sau phần tít và phần Sapo là phần chính văn và kết cấu thông tin của bài viết trên báo điện tử. Sau khi bị thu hút của tít và sapo của bài báo, công chúng báo điện tử nếu có thời gian học nếu là vấn đề họ đang quan tâm hoặc liên quan đến nhu cầu của họ thì họ sẽ đọc đến phần nội dung bao gồm phần chính văn và kết cấu của bài viết trên báo điện tử sẽ quy định cách đọc hay cách tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử. Một thực tế hiện nay đó là cũng như phần tít hay phần Sapo, phần chính văn cũng như kết cấu của báo viết trên báo điện tử cũng được bê nguyên si từ các tờ báo in chuyển sang mà không hề quan tâm đến việc người đọc báo điện tử tiếp nhận thông tin từ bài viết trên báo điện tử khác hoàn toàn so với báo in, dẫn đến việc những bài viết trên báo điện tử không được biên tập trở nên quá dài dòng và những thông tin quan trọng thì lại không được chú trọng đưa lên hàng đầu, buộc người đọc báo điện tử mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm những thông tin chính đó. Từ đó không đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận thông tin nhanh chóng của công chúng đọc báo điện tử. Ví dụ: Bài báo trên trang điện tử của tờ Tuổi trẻ: - Xét thầu “khu đất vàng” ở Tp Hồ Chí Minh Một nhà đầu tư khiếu nại (Chuyên mục Thời sự, thứ sáu, ngày 21/3/2008) Phần nội dung của nó được chuyển nguyên bản từ báo in Tuổi trẻ sang. Ở báo in phần nội dung kết cấu của cuộc đấu thầu “khu đất vàng” ở thành phố Hồ Chí Minh (Khu chợ Văn Thánh và khu Tam giác Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão-Nguyễn Thái Học). Sau đó, tác giả mới nói đến việc có một nhà đầu tư không đồng ý với kết quả đấu thầu và khiếu nại đến lãnh đạo Thành Uỷ, UBND, TP, Hội đồng đấu thầu xem xét đến các vấn đề liên quan đến Pháp luật trong việc xét thầu, chọn nhà đầu tư và cuối cùng tác giả nói đến vấn đề các cơ quan chức năng đã được giao nhiệm vụ xem xét các hồ sơ về quá trình đấu thầu phải có nhiệm vụ trả lời kết quả xem xét, trong vòng 10 ngày nhưng đến nay vẫn chưa được công bố. Xét theo kết cấu phân bố thông tin trên của báo in Tuổi trẻ, chúng ta thấy thông tin quan trọng là có một nhà đầu tư khiếu nại và đến nay vẫn chưa có kết quả được đưa xuống phần sau. Nhưng khi nó được chuyển sang báo điện tử thì vẫn được giữ nguyên kết cấu như vậy. Đối với các yêu cầu của báo điện tử thì điều này không hợp lý. Do những người đọc báo in là những người có nhiều thời gian nên có thể nói họ vừa đọc vừa nghiên cứu bài báo in. Chính vì vậy việc đặt kết cấu theo thời gian đưa thông tin quan trọng xuống phần sau không ảnh hưởng nhiều đến việc đọc báo của họ. Nhưng ngược lại người đọc báo điện tử là những người không có nhiều thời gian, vì vậy cái họ cần khi đọc bài viết trên báo điện tử là nhanh chóng nắm được thông tin của bài viết đã được khái quát ở phần tít mà họ đã đọc. Chính vì vậy những thông tin quan trọng, những thông tin gắn liền với tít của bài báo giải thích cụ thể thông tin mà tít đưa ra cần phải được ưu tên đưa lên đầu. Ngoài ra, trong bài viết trên những câu chữ chưa đạt yêu cầu như “Do nhận thấy quá trình xét thầu có nhiều vấn đề lấn cấn” và sự phân đoạn còn ít, cả một phần nội dung dài gần 500 chữ mà tác giả chỉ phân thành hai đoạn, điều này cũng gây ra sự khó khăn trong tiếp nhận thông tin của độc giả, không có những điểm nghỉ cho mắt khi đọc. Ví dụ tiếp là bài: - Sẽ có triển lãm sách lậu (Chuyên mục Văn hoá-Nghệ thuật- Giải trí, thứ tư, ngày 26/3/2008) Là bài báo trên trang điện tử của tờ Tuôi trẻ có nội dung được sử dụng từ tờ báo in Tuổi trẻ Trên báo in, ở phần đầu tác giả nói đến việc sách lậu hiện nay đang trở thành vấn nạn và công nghệ in lậu ngày một tinh xảo, với những mánh khoé hết sức tinh vi khó có thể bị phát hiện. Sau đó tác giả mới nói đến một triển lãm sách lậu sẽ được tổ chức và những ý tưởng của cuộc triển lãm này. Ở phần kết là “và một triển lãn sách lậu vô tiền khoáng hậu” đang được chuẩn bị để ra mắt công chúng thủ đô sẽ lại là tiếng kêu cứu giữa ban ngày về vấn nạn in lậu. Nỗ lực của người bị hại như thế nhưng không ai chắc rằng người bị hại sẽ được an toàn chỉ bằng với nỗ lực của chính mình? Như vậy có thể thấy trên báo in tác giả đã để dành phần quan trọng nhất cho phần kết. Trên báo in điều đó không có vấn đề gì do độc giả có nhiều thời gian có thể họ sẽ đọc tuần tự nhưng ở báo điện tử do không có nhiều thời gian nên không ngoại trừ khả năng độc giả bỏ dở giữa chừng sẽ không không nắm được thông tin chính của bài báo và như vậy hiệu quả thông tin của bài báo sẽ bị giảm sút. Nếu có thể hãy đưa những thông tin quan trrọng đó lên trước và kết cấu theo kiểu: tính quan trọng của thông tin giảm dần. Như vậy độc giả báo điện tử sẽ nắm bắt được nhanh chóng các thông tin chính kể cả khi họ ngưng đọc giữa chừng. Về phần chính văn của bài báo này trên trang điện tử, tác giả vẫn chưa chú ý đến việc phân đoạn phân ý rõ ràng. Các ý tưởng đan xen vào nhau gây khó khăn cho việc tiếp nhận thông tin cho độc giả. Ví dụ khác trong báo điện tử Tuổi trẻ - Có thể tránh ung thhư gan (Chuyên mục sống khoẻ, thứ 3 ngày 15/4/2008). Nội dung của bài viết trên cũng được lấy nguyên từ nguồn báo in Tuổi trẻ. Trên báo in trước hết tác giả nói đến số lượng người mắc bệnh viêm gan siêu vi B và nói đến sự nguy hiểm của căn bệnh này, trong đó nó là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư gan. Tác giả nói rõ về mối quan hệ giữa viêm gan siêu vi B và ung thư gan. Cuối cùng tác giả nói đến việc có thể phòng ngừa ung thư gan bằng cách tiêm chủng phòng ngừa viêm gan siêu vi B, nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan và nói đến những con số thống kê quan trọng để chứng minh cho ý kiến này. Cũng như ở ví dụ trên thông tin quan trọng nhất được tác giả đưa xuống hết bài, có thể điều đó khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC1020.doc
Tài liệu liên quan