MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình ảnh
Đặt vấn đề 1
Chương I: Khái quát chung về mai vàng 2
1.1. Phân loại thực vật 2
1.2. Đặc điểm sinh học và hình thái 2
1.2.1. Mai Tứ Quý 2
1.2.2. Mai vàng 3
1.3. Điều khiện sinh trưởng và phát triển 3
1.4. Sơ lược về các loài Mai vàng phổ biến ở nước ta 4
1.4.1. Mai vàng 5 cánh 4
1.4.2. Mai ghép nhiều cánh 5
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ 7
Chương II: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm 8
2.1. Kỹ thuật trồng Mai vàng 8
2.1.1. Trồng trên đất 8
2.1.1.1. Kỹ thuật làm đất 8
2.1.1.2. Kỹ thuật trồng 8
2.1.2. Trồng trong chậu 9
2.1.2.1. Chậu trồng 9
2.1.2.2. Chất trồng 9
2.1.2.3. Kỹ thuật trồng 10
2.2. Chăm sóc cây Mai trưởng thành 11
2.2.1. Tưới nước 11
2.2.1.1. Chế độ tưới 11
2.2.1.2. Phương pháp và kỹ thuật tưới 12
2.2.2. Bón phân 12
2.2.2.1. Các loại phân có thể sử dụng cho cây Mai 12
2.2.2.2. Phương pháp bón phân 13
2.2.2.3. Những nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật 13
2.2.2.4. Bón phân cho cây Mai 13
2.2.3. Phòng trừ sinh vật hại 15
2.2.3.1. Sâu hại 15
a) Sâu tơ 15
b) Sâu đục thân 16
2.2.3.2. Sinh vật chích hút 17
a) Rệp 17
b) Bọ trĩ (bù lạch) 18
c) Nhện đỏ 19
2.2.3.3. Bệnh 20
a) Bệnh vàng lá 20
b) Bệnh đốm lá 21
c) Bệnh cháy lá 22
d) Bệnh nấm hồng 23
e) Bệnh rỉ sắt 23
f) Bệnh thán thư 24
i) Bệnh đốm đồng tiền 25
2.3. Các phương pháp nhân giống Mai vàng 26
2.3.1. Giâm cành 27
2.3.1.1. Những yêu cầu kỹ thuật 27
2.3.1.2. Quy trình thực hiện 27
2.3.1.3. Chăm sóc cành giâm 28
2.3.2. Chiết cành 29
2.3.2.1. Những yêu cầu kỹ thuật 29
2.3.2.2. Quy trình thực hiện 29
2.3.2.3. Chăm sóc cành chiết 30
2.3.3. Phương pháp ghép 30
2.3.3.1. Những yêu cầu kỹ thuật 31
2.3.3.2. Quy trình thực hiện 31
a) Ghép nêm 31
b) Ghép mắt 34
2.3.3.3. Chăm sóc mắt ghép và cành ghép 36
2.4. Điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm 36
2.4.1. Quá trình nở hoa của Mai vàng 36
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của Mai vàng 37
2.4.3. Điều khiển Mai vàng ra hoa 38
2.4.3.1. Kìm hãm và thúc đẩy sự lão hóa của lá Mai 38
2.4.3.2. Chọn thời điểm lảy lá Mai 38
2.4.3.3. Các biện kìm hãm và thúc đẩy Mai ra hoa 39
Chương III: Kết luận và kiến nghị 41
Tài liệu tham khảo
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4675 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùi không phù hợp có thể là một trong những nguyên nhân làm cây Mai bị bệnh, suy yếâu và chết. Do đó số lần và lượng nước tưới cho cây Mai trong ngày (đặc biệt là cây trồng trong chậu) cần phải thật linh động sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của môi trường: những ngày nhiều nắng, nhiều gió, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí giảm, sự thoát hơi nước của cây tăng cần phải tưới nhiều và ngược lại.
- Vào mùa nắng có thể tưới mai từ 2 – 3 lần 1 ngày. Mùa mưa có thể 2 ngày 1 lần hoặc không cần tưới nếu chậu trồng vẫn đảm bảo đủ độ ẩm.
- Bên cạnh đó, việc tưới nước cho cây mai cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản là:
+ Tưới khi cây cần nước: ở đa số thực vật nói chung và cây Mai vàng nói riêng, khi có ánh nắng, khí khổng trên lá cây sẽ mở để thoát hơi nước và quang hợp nên khi đó cây sẽ hút nước. Do vậy, để việc tưới nước đạt hiệu quả cao nhất nên tưới thật đẫm cho cây sau 8 giờ sáng. Những lần sau (khoảng 11 – 15 giờ) có thể tưới bổ sung và tưới giảm nhiệt.
+ Tưới đủ nước: vào những ngày nắng nóng kéo dài, cây thoát hơi nước nhiều mà lượng nước cung cấp không đầy đủ, sự cân bằng nước sẽ bị phá hủy, sự sinh trưởng của cây sẽ ngừng trệ, lá mau bị lão hoá và rụng à ảnh hưởng đến sự ra hoa vào những tháng cuối năm. Vì vậy, để tránh tình trạng trên cần cung cấp đầy đủ nước cho cây Mai.
+ Cây bị suy yếu, ít lá cần lượng nước ít hơn so với cây phát triển tốt, có nhiều lá. Riêng cây Mai vừa bứng, nhu cầu về nước không nhiều chỉ nên tưới vừa ẩm bầu đất.
- Ngoài ra vào những buổi trưa nắng nóng, nhiệt độ quá cao, cây Mai sẽ ngừng quang hợp nên tưới giảm nhiệt nhằm tạo ra khí hậu tiểu vùng với mục đích: tăng độ ẩm môi trường và giảm nhiệt độ giúp cho cây quang tổng hợp tốt.
2.2.1.2. Phương pháp và kỹ thuật tưới:
Tưới phun mưa lên lá và vào mặt chậu là phương pháp thích hợp cho đa số các loài cây được trồng trong chậu nói chung và cây Mai nói riêng vì đáp ứng được yêu cầu: phân phối lượng nước thấm đều khắp bề mặt chất trồng trong chậu, lực của giọt nước rơi xuống mặt chậu nhẹ nhàng.
2.2.2. Bón phân
2.2.2.1. Các loại phân có thể sử dụng cho cây Mai
- Phân hữu cơ: là loại phân có hàm lượng N-P-K thấp nhưng rất cần thiết cho cây Mai nhờ cung cấp đầy đủ các chất khoáùng đa lượng và vi lượng, tạo môi trường thuận lợi cho hệ rễ hoạt động và phát triển, có đặc điểm là phân giải chậm nhưng cây hấp thu dễ dàng và triệt để.
Các loại phân hữu cơ thường được sử dụng cho cây Mai gồm: phân chuồng, phân rác, các phụ phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp như bánh dầu,…
- Phân vô cơ: là phân bón hoá học có tác dụng nhanh và hữu hiệu, có tính chuyên biệt cao, ổn định về hàm lượng tuy nhiên nếu sử dụng không đúng kỹ thuật sẽ gây hại cho cây.
Phân vô cơ gồm có 2 thành phần chính là: khoáng đa lượng (đạm – N, lân – P, kali – K) và khoáng vi lượng (Mn, Zn, Cu,…)
- Phân vi sinh: có nguồn gốc từ phân hữu cơ nhưng được bổ sung thêm những vi sinh vật có ích làm cho đấât trồng tơi xốp, phì nhiêu hơn và rễ cây hoạt động tốt hơn. Nhược điểm của loại phân này là khi sử dụng cần hạn dùng thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.2.2. Phương pháp bón phân
- Bón trực tiếp vào đất: phân bố lượng phân đều quanh rìa vành chậu hay quanh gốc tương ứng với tán cây phía trên và lấp đất.
- Tưới phân lên đất: hoà tan phân và tưới đều khắp mặt chậu hay vùng đất quanh gốc cây.
- Phun phân lên lá: vơí những cây Mai có bộ rễ yếu hay vào mùa mưa đất trồng luôn ẩm ướt việc phun phân qua lá sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cần tránh phun phân khi trời nắng gắt, nhiều gió,…
2.2.2.3. Những nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật
- Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây cần cân đối và hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển ổn định, bền vững.
- Không bón phân quá gần gốc cây và bón dư.
- Không nên bón quá nhiều phân trong một lần mà nên chia nhỏ lượng phân bón thành nhiều lần, cây sẽ hấp thu tốt hơn và hạn chế tình trạng dư phân.
- Nếu cây Mai đang trong giai đoạn đâm chồi, có lá non khi bón không nên xới đất.
- Những cây Mai sinh trưởng mạnh có nhiều cành lá cần lượng phân bón cao hơn so với cây sinh trưởng kém ít cành lá.
- Bón phân khi cây có lá và lá đã trưởng thành, không bị sâu bệnh.
- Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây sau khi bón.
2.2.2.4. Bón phân cho cây mai
Trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mai có 3 thời kỳ quan trọng và có ảnh hưởng lẫn nhau là:
- Thời kỳ 1: từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch). Đây là giai đoạn phục hồi và sinh trưởng mạnh của cây Mai. Thời kỳ này cây cần lượng dinh dưỡng lớn để phục hồi và tạo cành, nhánh mới. Do đó cần cung cấp nhiều đạm cho cây. Và nên sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu hoặc có thể phối hợp với các loại phân hoáù học có hàm lượng đạm cao.
- Thời kỳ 2: từ tháng 6 đến tháng 9. Từ cuối tháng 5, lá cây Mai đã thành thục và sung mãn, nụ hoa bắt đầu phân hoá và hình thành. Vậy nên nhu cầu về lân của cây trong giai đoạn này rất cao. Nếu bón thừa đạm thiếu lân trong giai đoạn này những mầm ở nách lá sẽ phát triển thành chồi mới à số lượng nụ hoa hình thành không nhiều, hoa nở muộn và chất lượng không cao. Đồng thời khả năng chống chịu của cây sẽ thấp, cây dễ bị bệnh.
- Thời kỳ 3: từ tháng 10 đến tết Nguyên Đán. Đây là giai đoạn hình thành hoa. Cuối tháng 9 bộ lá cây Mai đã lão hóa và hầu như ngừng sinh trưởng. Nó bắt đầu chuyển màu, bề mặt lá không còn xanh bóng (Hình 2.3), chất dinh dưỡng đang dần được trả lại cho cây để nuôi dưỡng nụ. Vì vậy, giai đoạn này nếu quá trình lão hóa của cây diễn ra chậm cần cung cấp Kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây mau lão hóa và thúc đẩy nụ hoa chín đều; hoa nở rộ, đẹp, lâu tàn.
Hình 2.3: Lá Mai bị mất màu xanh bóng
Bảng 2.1: Lịch bón phân chi tiết cho cây Mai vào các thời kỳ
Tháng (âm lịch)
Loại phân bón
Ghi chú
1 - 5
- Bánh dầu + Dyamic (tỷ lệ 2 :1)
- Bánh dầu + lân hữu cơ sinh học Sông Gianh (tỷ lệ 2 :1)
- Phân chuồng (đã ủ hoai)
Chỉ sử dụng một trong 3 dạng bên. Nếu phối hợp với dạng khác phải đảm bảo lượng N cao hơn P và K
6 - 9
- Lân hữu cơ sinh học Sông Gianh + Dynamic (tỷ lệ 3 : 1)
10 – 12
- Seaweed (rong biển)
- KNO3
Cả 2 loại phân bên đều là phân bón qua lá.
Tuỳ thuộc quá trình lão hóa của lá mai mà chọn lựa loại phân và số lần phun thích hợp.
2.2.3. Phòng trừ sinh vật hại
2.2.3.1. Sâu hại
Sâu là một trong những đối tượng gây hại cho cây Mai, nhất là trong giai đoạn Mai ra lá non, đọt non. Nó làm gián đoạn sự phát triển thân và cành của cây Mai.
Trên cây Mai thường có thể có nhiều loại sâu như : sâu tơ, sâu lông, sâu cuốn lá, sâu đục thân,… Nhưng phổ biến nhất là sâu tơ và sâu đục thân.
a) Sâu tơ (Delias aglaia)
- Thuộc Bộ Cánh Vẩy: Lepidoptera
- Họ Bướm phấn: Pieridae
Đặc điểm hình thái:
- Sâu trưởng thành là loài bướm phấn đen đốm trắng, dài khoảng 20 – 25 mm, sải cánh rộng 60 – 70 mm. Thân và cánh màu đen, trên cánh có nhiều đốm màu trắng, ở cánh sau có hai đốm màu vàng hình bầu dục.
- Trứng hình thoi, màu vàng, bề mặt có các vân sọc.
- Sâu non thân màu xanh trong, đầu màu nâu đen, dài 25 – 28 mm. (Hình 2.4)
Hình 2.4: Sâu tơ hại lá Mai
Tác hại: sâu non gặm nhấm làm khuyết lá. Khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá à diện tích quang hợp của lá giảm.
Biện pháp phòng trừ: loại bỏ các ngọn bị sâu hoặc bắt sâu. Nếu mật độ sâu cao, sử dụng các loại thuốc: Delfin, Abamectin, Regent, Biocin,… để tiêu diệt.
b) Sâu đục thân
Đây là loại sâu rất nguy hiểm đối với Mai và rất khó phát hiện vì chúng sống ở trong thân hoặc cành cây, dùng lõi và nhựa cây làm thức ăn.
Tác hại: những cành Mai có sâu đục thân thường sinh trưởng kém. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời cành sẽ dần héo rũ và chết. Đặc biệt khi hiện diện ở trong thân cây chúng có thể làm chết cả cây Mai.
Biện pháp phòng trừ: muốn phát hiện sớm loại sâu này cần quan sát kỹ thân và cành Mai. Khi phát hiện trên thân và cành xuất hiện nhiều bột gỗ mịn như mạt cưa tập trung tại một vị trí cần diệt sâu ngay hoặc dùng các loại thuốc có tên thương mại như: Lannate, Sherol, Trebon Regent,… phun vào nơi trú ẩn của chúng.
2.2.3.2. Sinh vật chích hút
a) Rệp
Trên cây Mai có thể có nhiều loại rệp nhưng phổ biến nhất là rệp sáp. Loại này có tên khoa học là Dysmiccocus sp. (Hình 2.5)
Hình 2.5: Rệp sáp
Đặc điểm sinh học và tác hại:
- Rệp cái đẻ trứng thành ổ xếp chồng lên nhau. Sau một tuần, rệp non sẽ nở và lột xác nhiều lần.
Vòng đời rệp khoảng 40 – 60 ngày tùy điều kiện nhiệt độ. Khí hậu nóng và ẩm thích hợp cho rệp phát triển.
- Rệp thường bám vào nách lá, hoặc các vết nứt trên vỏ, cành chích hút nhựa làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Chúng còn là nhân tố truyền bệnh cho cây.
Biện pháp phòng trừ: dùng tay giết rệp. Khi mật độ rệp cao thì phun các loại thuốc: Admire, Supracide, Polytrin,…
b) Bọ trĩ (bù lạch) (Thrips sp.)
Đặc điểm hình thái: Bọ trĩ có kích rất nhỏ, dài 1 - 2 mm. Bọ trưởng thành có màu vàng sậm hoặc nâu đen (Hình 2.6). Ấu trùng hình dạng giống bọ trưởng thành có màu vàng ngà (Hình 2.7).
Hình 2.6: Bọ trĩ trưởng thành Hình 2.7: Aáu trùng bọ trĩ
Đặc điểm sinh thái và tác hại:
Bọ trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở đọt non, gân lá non. Khi những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không còn phù hợp, chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bọ trĩ thường phát triển và gây hại mạnh vào mùa nắng nóng, khô hạn.
Bọ trĩ thường tấn công vào phần lá non và đỉnh sinh trưởng, làm lá non bị thương tổn nặng: bị biến dạng, xoăn, nhỏ và mau rụng (Hình 2.8). Cây kiệt sức.
Hình 2.8: Bọ trĩ hại lá Mai
c) Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
Đặc điểm hình thái: Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 – 0,4 mm), hình bầu dục, có 8 chân, di chuyển nhanh. Nhện non có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng và đỏ sậm (Hình 2.9)
Hình 2.9: Nhện đỏ trưởng thành
Đặc điểm sinh thái: nhện đỏ thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Nhện non và nhện trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới các lá già, chích hút nhựa. Đôi khi nhện còn tập trung ở các mắt lá.
Triệu chứng và tác hại:
- Nhện trưởng thành và nhện non đều ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đoạn trưởng thành trở đi, làm lá trở nên nâu rám (Hình 2.10), đôi khi lại tạo thành đốm lá trắng vàng ở mặt trên của lá; còn ở mặt dưới của lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám và đôi khi lá có thể phồng lên như bánh tráng (Hình 2.11).
- Mật độ nhện cao có thể làm lá vàng khô, dễ rụng, cây sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến sự ra hoa vào cuối năm.
Hình 2.11: Lá Mai bị phồng do nhện đỏ
Hình 2.10: Lá Mai bị nâu rám do nhện đỏ
Hình 3.10
Biện pháp phòng trừ:
- Thường xuyên tưới nước lên bộ lá cây Mai.
- Nếâu mật độ lây lan nhiều dùng các loạïi thuốc có hoạt chất như: Dicofol, Fenpyroximate, Hexythiazox, Piradaben,...
2.2.3.3. Bệnh
a) Bệnh vàng lá
Tác nhân: bệnh sinh lý
Triệu chứng và tác hại: lá mất màu xanh (vàng lá, lá có sọc xanh) (Hình 2.12). Khi bị vàng lá cây sẽ sinh trưởng chậm lại.
Hình 2.12: Bệnh vàng lá trên cây Mai
Nguyên nhân:
- Cây thiếu dinh dưỡng
- Cây thiếu hoặc dư một vài nguyên tố
- Chậu ngập úng hoặc đất không thoát nước
- Bón dư phân
- Bón phân và xới đất lúc lá cây còn non
- Sau khi bón phân, cung cấp nước không đầy đủ cho cây
- Chất lượng nguồn nước xấu tích tụ trong chậu hoặc đất lâu ngày
Biện pháp khắc phục: cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp.
b) Bệnh đốm lá
Tác nhân: do nấm Pestalotia palmarum
Triệu chứng và tác hại:
- Đầu tiên mô bệnh chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó nó lan nhanh ra cả lá. Viền vết bệnh có màu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng màu vàng nhạt (Hình 2.13).
- Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non. Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá biến dạng. Ở nhánh non bị bệnh, lá rụng, đọt cháy khô, cây chậm phát triển.
Hình 2.13: Bệnh đốm lá trên cây Mai
Biện pháp phòng trừ
- Trồng với mật độ vừa phải để cây Mai được thông thoáng.
- Vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu hủy để tránh lây lan.
- Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali giúp cây kháng bệnh.
- Dùng thuốc hoá học Viben C phun ướt đều cả hai mặt lá.
c) Bệnh cháy lá
Tác nhân: do nấm Pestalotia funerea
Triệu chứng và tác hại: bệnh xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu hình dạng bất định và lan dần vào lá (Hình 2.14). Khi bị bệnh lá hoạt động kém và khô rụng sớm.
Hình 2.14: Bệnh cháy lá trên cây Mai
Điều kiện phát sinh bệnh: bệnh thường phát sinh ở những cây phát triển yếu, lá mỏng, bộ rễ hoạt động kém vào đầu và giữa mùa mưa và lây lan rất nhanh.
Biện pháp phòng trừ:
- Bón phân đầy đủ và cân đối
- Loại bỏ các lá bệnh
- Sử dụng những thuốc có tên thương mại như: Anvil, Coc 85, Vicarben,...phun 2 lần cách nhau khoảng 7 ngày. Và nên phun lại sau 15 – 20 ngày.
d) Bệnh nấm hồng
Tác nhân: do nấm Coniothyrium fuckelli
Điều kiện phát sinh bệnh: nấm hồng phát triển mạnh vào những tháng nắng (nhiệt độ 25oC - 30oC) và ẩm độ cao. Bệnh hại chủ yếu trên cành, thân của những cây sinh trưởng kém, bị lão hoá, già cỗi.
Triệu chứng và tác hại:
- Trên lớp vỏ thân, cành xuất hiện những đốm bệnh màu hồng (hay cam đỏ) (Hình 2.15), sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao quanh cả đoạn cành, đồng thời cũng phát triển lên cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh.
- Khi vết bệnh đã bao quanh kín một đoạn cành thì đa số những lá Mai phía trên chỗ bị bệnh có hiệu tượng bạc trắng hoặc màu xanh nhạt hẳn trên lá song gân lá vẫn còn xanh; đoạn cành phía trên chỗ bị bệnh trở nên khô, nứt, giòn, dễ gãy. Bệnh nặng làm cành khô và chết.
Hình 2.15: Bệnh nấm hồng trên cành Mai
Biện pháp phòng trừ: sử dụng các laọi thuốc như: Validan, Carbenzim,Anvil,...
e) Bệnh rỉ sắt
Nguyên nhân: do nấm Phragmidium mucronatum
Điều kiện phát sinh bệnh: bệnh thường gây hại nặng vào mùa mưa.
Triệu chứng và tác hại:
- Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu nâu đỏ, xung quanh có viền màu nhạt thường tập trung thành một quần thể (Hình 2.16). Bệnh thể hiện ở cả mặt trên và mặt dưới của lá mai.
Hình 2.16: Bệnh rỉ sắt trên lá Mai
- Nếu bệnh gây hại nặng mà không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho bộ lá của cây Mai mất dần màu xanh vốn có và chuyển dần sang màu vàng, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ:
- Loại bỏ các cành lá bệnh, tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali nhằm tăng sức chống bệnh cho cây.
- Khi cây bị bệnh nặng có thể phun một trong những loại thuốc sau: Derosal, Score, Anvil,…
f) Bệnh thán thư
Nguyên nhân: do Collectotrichum sp.
Điều kiện phát triển bệnh: Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Trong mùa mưa bệnh thường phát sinh gây hại nặng chủ yếu trên lá non và lá bánh tẻ.
Triệu chứng và tác hại:
- Lá bị thối nhũn tại một điểm trên bề mặt và lan dần ra toàn lá. Vết bệnh có màu nâu và không có hình dạng nhất định (Hình 2.17).
- Bệnh nặng sẽ làm lá bị khô và rụng hàng loạt.
Hình 2.17: Bệnh thán thư trên lá Mai
Biện pháp phòng trừ:
- Dọn sạch lá khô bằng cách thu gom, vùi chôn hoặc đốt
- Bón phân cân đối, đầy đủ, không bón quá nhiều phân đạm.
- Dùng thuốc hóa học: Vicarben, CocMan, Dithane M45,…
i) Bệnh đốm đồng tiền
Tác nhân: Địa y
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: bệnh thường phát triển trên các thân cây lâu năm, già cỗi, lớp mô vỏ cây đã chết. Ban đầu bệnh chỉ tập trung ở phần thân sát gốc, về sau bệnh phát triển dần lên các nhánh cấp 1, nhánh cấp 2,… Những cây có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng, ẩm thấp rất thích hợp cho địa y phát triển.
Triệu chứng và tác hại:
- Ban đầu trên thân và cành Mai già có các đốm bệnh nhỏ từ 2 - 3 mm, sau đó phát triền dần lên có đường kính 3 - 5 cm.
- Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh (Hình 2.18). Nếu nặng, nhiều vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có hình dạng bất định, loang lổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây dày lên.
- Địa y chỉ sống bên ngoài vỏ cây nên tác hại không lớn, nhưng nếu địa y phát triển nhiều trên thân cây làm cây kém đẹp và có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Hình 2.18: Bệnh đốm đồng tiền trên thân cây Mai
Biện pháp phòng trừ:
- Tạo sự thông thoáng cho vườn Mai.
- Giữ cho vườn Mai không ẩm ướt.
- Đặt cây Mai ở nơi mà vị trí phía dưới tán cây, gốc cây có thể nhận được ánh sáng mặt trời.
- Định kỳ hàng năm phun ướt đều thân cây 2 – 3 lần bằng các thuốc gốc đồng như : Bordeaux, CoC 85, Funguran,…
- Đối với những gốc Mai đã bị bệnh: dùng thuốc Norshield 86.2 WG (3 g/lít nước) làm ướt đều thân, cành và gốc liên tục 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
2.3. Các phương pháp nhân giống Mai vàng
Mai vàng có thể được nhân giống bằng các phương pháp như: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô. Tuy nhiên phương pháp nuôi cấy mô Mai vàng thường có chi phí đầu tư lớn song lợi nhuận không cao nên không phổ biến.
2.3.1. Giâm cành
2.3.1.1. Những yêu cầu kỹ thuật
- Thời điểm giâm cành: tốt nhất là khoảng tháng 2 – 6 dương lịch
- Yêu cầu về cây Mai giống: trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, cành lá sum xuê và không bệnh. Đặc biệt gần như toàn bộ cây phải ở trong giai đoạn ổn định. Nhất là những cành cắt để giâm.
- Yêu cầu về cành Mai giống: ở những nơi cao và có nhiều ánh sáng.
- Độ lớn của cành: nên chọn cành có đường kính 3 - 5mm vì khả năng tái sinh của nó cao.
- Tuổi của cành: nên chọn cành có độ tuổi từ 4 – 10 tháng. Một cành chúng ta có thể cắt thành nhiều đoạn.
- Chất trồng: giữ ẩm vừa phải và thoát nước tốt. Chất liệu phù hợp là:
+ Tro của trấu
+ Bột xơ dừa khô
+ Cát to
2.3.1.2. Quy trình thực hiện
- Chọn cành Mai đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật: khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không quá già cũng không quá non.
- Trên cành đã chọn, cắt thành nhiều đoạn cành ngắn có chiều dài từ 8 – 12 cm (phụ thuộc vào độ lớn của cành) và chỉ nên lấy đoạn giữa của cành, không lấy đoạn cành ngọn (Hình 2.19). Bên cạnh đó, đoạn cành dùng để giâm phải có ít nhất từ 2 – 3 nách lá.
- Loại bỏ 2/3 diện tích lá để giảm sự thoát hơi nước, giúp cành giâm hồi phục tốt khi giâm.
- Dùng dao vát một góc khoảng 45 độ, loại bỏ những phần bị giập ở phía trên và phía dưới cành giâm. Vết cắt nên gần với nách lá (khoảng 0.5 – 1 cm) (Hình 2.20)
- Dùng que nhọn xoi lỗ sâu khoảng 1 cm vào chất trồng rồi giâm cành và dùng tay ém chặt gốc cành (có thể dùng thêm đoạn cây nhỏ để giữ cành giâm không bị lay động do gió hay khi tưới (Hình 2.21).
- Tưới nước cho chậu giâm.
- Khoảng 20 – 25 ngày sau khi cây ra rễ là có thể mang trồng.
Hình 2.21: Cành giâm được cố định
bởi một đoạn cây nhỏ
Hình 2.20: Đoạn cành giâm đã loại
bỏ diện tích lá và vát nhọn
Hình 2.19: Đoạn cành giâm
2.3.1.3. Chăm sóc cành giâm
- Nên đặt chậu giâm cành nơi thoáng mát, ít nắng.
- Luôn duy trì độ ẩm của chất trồng và không khí trong vườn ươm.
- Phun thuốc ngừa bệnh cho cành giâm
- Trong thời gian cành giâm chưa ra chồi và lá non, không bón phân. Và chỉ nên bón phân loãng hoặc phun qua lá khi số lá mơí đã có màu xanh lục.
2.3.2. Chiết cành
2.3.2.1. Những yêu cầu kỹ thuật
- Thời điểm chiết cành: đầu mùa mưa
- Yêu cầu về cành chiết: khoẻ mạnh, không hoặc rất ít sâu bệnh, phần lớn lá phải ở trạng thái ổn định (lá xanh sậm nhưng chưa già).
- Kích thước cành chiết: từ 0.5 – 1 cm. Nếu cành chiết quá lớn thời gian ra rễ lâu và cành kém phát triển.
- Vị trí cành chiết: nên chọn những đoạn cành ở phía ngoài cùng, nơi cao và có nhiều ánh sáng.
- Độ dài cành chiết: khoảng 15 – 20 cm.
- Các vết cắt không được phạm vào phần gỗ
- Bầu chiết không nên quá lớn. Nếu quá lớn bầu chiết thường có tình trạng dư độ ẩm à hư rễ. Trường hợp quá nhỏ sẽ không đủ diện tích cho rễ bám vào.
2.3.2.2. Quy trình thực hiện
- Chọn cành Mai đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật (Hình 2.22)
- Dùng dao cắt 2 vòng quanh thân tại vị trí cần chiết. Khoảng cách giữa 2 vết cắêt từ 2 – 2.5 cm so với đường kính cành tại vị trí tách vỏ.
- Dùng dao nhọn lấy đi hết phần vỏ giữa 2 vết cắt (Hình 2.23) và giữ vết thương như thế trong 1 – 2 giờ. Mục đích nhằm giúp lớp nhựa giữa phần vỏ và phần gỗ khô lại.
- Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết thương
- Dùng vật liệu chiết như: xơ dừa khô, rễ lục bình, bột xơ dừa,… đã được làm ẩm tạo thành bầu chiết (Hình 2.24)
- Sau khi bầu chiết ra rễ và rễ đã chuyển sang màu vàng. Lúc đó ta có thể cắt và mang đi trồng (Hình 2.25)
Hình 2.22: Cành Mai dùng để chiết Hình 2.23: Cành chiết đã dược tách vỏ
Hình 2.25: Cành Mai chiết được cắt
khỏi thân cây mẹ
Hình 2.24: Bầu chiết
2.3.1.3. Chăm sóc cành chiết
- Khi cắt cành chiết, cần loại bỏ khoảng 1/3 chiều dài và diện tích lá của cành chiết, nhằm giúp cành cân đối và sinh trưởng mạnh.
- Đặt cây chiết vào nơi râm mát cho đến khi chồi và lá non mới phát triển thì chuyển cây chiếât ra nắng dần cho đến khi cây có thể chịu được nắng hoàn toàn.
2.3.2. Phương pháp ghép
Phương pháp ghép có nhiều cách như: ghép áp, ghép nêm, ghép mắt,… trong đó ghép nêm và ghép bo là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất.
- Ghép nêm (ghép chồi) là phương pháp dùng một đoạn chồi ngọn của cây giống ghép vào thân hay cành của gốc ghép. Ghép nêm có 2 dạng là: ghép ngọn (cắm đọt) và ghép bên (ghép hông).
- Ghép mắt (ghép bo) là phương pháp tạo ra một cành mới từ một mắt lá (chồi ngủ) của cây giống.
2.3.2.1. Những yêu cầu kỹ thuật
- Gốc ghép
+ Gốc ghép có thể là những loại Mai vàng 5 cánh hoặc Mai Tứ Quý sinh trưởng, phát triển tốt và đang trong thời kỳ “động”.
+ Cành đã ra được 2 – 3 đợt lộc non.
- Vị trí ghép: càng gần với gốc hoặc cành chính, chồi hoặc mắt gh