MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 5
1. Sự cần thiết của việc chọn đề tài 5
1.1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 5
1.2. Tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh 5
1.3. Chiến lược cạnh tranh 6
1.4. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản 6
1.5. Hình thành các ý tưởng chiến lược cạnh tranh dùng ma trận SWOT 7
2. Vấn đề cạnh tranh trong ngành da giầy Việt Nam 7
3. Quá trình hình thành và đặc điểm của Công ty Da giầy Hà Nội 9
3.1. Quá trình hình thành 9
3.2. Một số đặc điểm của Công ty Da giầy Hà Nội 12
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 12
3.2.2. Đôi nét về tình hình sản xuất, kinh doanh trong vài năm gần đây 16
3.2.3. Văn hoá tổ chức Công ty 17
3.3. Những thành tựu đạt được của Công ty 18
3.4. Những vấn đề đặt ra cho Công ty hiện nay 18
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 21
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
Công ty Da giầy Hà Nội 21
1.1. Nguồn lực tài chính, kinh tế 21
1.1.1. Vốn kinh doanh 21
1.1.2. Doanh thu, lợi nhuận theo mặt hàng 23
1.1.3. Các sản phẩm của Công ty 26
1.2. Nguồn nhân lực của Công ty 28
1.2.1. Thu nhập bình quân 28
1.2.2. Trình độ công nhân, những người quản lý 29
1.3. Công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào 30
1.3.1 Công nghệ, dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất 30
1.3.2 Nguyên vật liệu đầu vào 32
1.4. Thị trường, khách hàng 33
1.4.1. Thi trường tiêu thụ 33
1.4.2. Khách hàng của Công ty 35
1.5. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) 35
1.6. Hoạt động xúc tiến, bán hàng 36
1.6.1. Các hoạt động xúc tiến, bán hàng 36
1.6.2. Hệ thống đại lý, cửa hàng 37
1. 7. Đối thủ cạnh tranh 38
1. 8. Môi trường, chính sách kinh doanh 41
2. Tổng hợp bản điều tra về tình hình tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Da giầy Hà Nội 42
3. Đánh giá chung về tình hình cạnh tranh của Công ty Da giầy Hà Nội 44
3.1. Những thành tựu đạt được về sản xuất kinh doanh 44
3.2. Những mặt còn hạn chế 45
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế đó 46
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 46
3.3.2. Những nguyên nhân khách quan 47
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 50
1. Định hướng phát triển của ngành da giầy và Công ty Da giầy Hà Nội 50
1.1. Định hướng chung của ngành 50
1.2. Dự báo về sản xuất giầy dép thế giới và trong nước 52
1.3. Một số mục tiêu cụ thể của Công ty Da giầy Hà Nội 54
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại
Công ty Da giầy Hà Nội 55
2.1. Về công tác dự báo và nghiên cứu thị trường 56
2.2. Về nguồn nhân lực 57
2.3. Về công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu 57
2.4. Về chất lượng và thiết kế mẫu mã sản phẩm 58
2.5. Về hoạt động xúc tiến, bán hàng 60
2.6. Xây dựng các chiến lược cạnh tranh dựa trên ma trận SWOT 62
2.6.1. Biểu 15: Ma trận SWOT 62
2.6.2. Biểu 16: Hình thành các phương án kết hợp 63
2.7. Những kiến nghị khác 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHẦN PHỤ LỤC 71
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Làm thế nào để sản phẩm của Công ty Da giày Hà Nội có thể cạnh tranh mạnh trên thị trường nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.
Qua bảng trên ta thấy thị trường nội địa của Công ty chiếm khoảng 40-45% sản phẩm tiêu thụ của Công ty trong vài năm trở lại đây. Điều này cho thấy thị trường nội địa còn rất triển vọng so với tiềm năng của Công ty. Thực tế cho thấy, thị trường tiêu thụ trong nước của Công ty chủ yếu là ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền trung. Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất và tiềm năng nhất là ở Hà Nội, nơi nhà máy sản xuất da giầy của Công ty đang hoạt động.
Có thể nói, Công ty Da Giầy Hà Nội đã tạo ra được uy tín nhất định đối với khách hàng trong và ngoài nước, dù phần lớn các sản phẩm của Công ty là xuất khẩu, và thị trường xuất khẩu chính của Công ty là các nước EU. Hiện nay, Công ty đã và đang nỗ lực mở rộng hàng hoá của mình sang thị trường các tỉnh miền nam và miền trung của nước ta.
1.4.2. Khách hàng của Công ty
Khách hàng của Công ty Da giầy Hà Nội nói riêng và của các Công ty da giầy nói chung có yêu cầu các tiêu chuẩn ngày càng cao về chất lượng. Với một kinh nghiệm trong ngành giầy dép chưa lâu và người tiêu dùng trong nước luôn đòi hỏi sự phong phú về mẫu mã sản phẩm, giá cả phải chăng, có tính thẩm mỹ cao, kiểu dáng sản phẩm phải luôn được đổi mới, độ bền của sản phẩm và mức độ ảnh hưởng của sản phẩm đối với sức khoẻ và môi trường là điều mà họ rất quan tâm. Điều này gây không ít khó khăn cho Công ty trên con đường chinh phục thị hiếu người tiêu dùng trong nước.
Với cơ cấu và đặc thù của sản phẩm Công ty Da giầy Hà Nội thì khách hàng chủ yếu của Công ty là những người có thu nhập trung bình và khá trong xã hội.
Bên cạnh đó thì các khách hàng đại lý của Công ty luôn đòi hỏi sự đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với Công ty. Các khách hàng này không chấp nhận các lô hàng có sản phẩm khuyết tật. Nếu trong các lô hàng mà họ nhận có sản phẩm khuyết tật lập tức họ sẽ gửi trả lại toàn bộ lô hàng và có thể bị phạt vi phạm hợp đồng đối với Công ty.
1.5. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
Cuối năm 2000, Công ty đã xây dựng xong trung tâm kỹ thuật mẫu. Hiện nay, không phải đơn vị sản xuất da giầy nào cũng có trung tâm kỹ thuật mẫu như Công ty Da giầy Hà Nội. Đây là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ mà Công ty có được. Nhờ có Trung tâm kỹ thuật mẫu, Công ty có thể thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như nghiên cứu, cải tiến những sản phẩm mới của Công ty trong thời gian tới. Hiện nay, Công ty đang sản xuất và cung cấp cho thị trường 90 sản phẩm sau:
Biểu 13: Số lượng các mẫu mã sản xuất của Công ty Da giầy Hà Nội
STT
Loại sản phẩm
Số lượng mẫu
1
Giầy da nam
15
2
Giầy da nữ
3
3
Giầy thể thao pha chất liệu da
2
4
Giầy vải
16
5
Giầy thể thao trẻ em
6
6
Sandal nữ
8
7
Dép đi trong nhà
9
8
Giầy thể thao
30
9
Sục
6
Nguồn: Theo catalogue giới thiệu sản phẩm của Công ty năm 2004
Bên cạnh đó, Công ty cũng xây dựng được một đội ngũ cán bộ, trung tâm mẫu mốt khá mạnh với 30 công nhân viên thiết kế và thử mẫu. Vì thế trong các năm từ 2001 đến nay, Công ty đã cho ra đời hàng trăm mẫu mốt mới, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
1.6. Hoạt động xúc tiến, bán hàng
1.6.1. Các hoạt động xúc tiến, bán hàng
Kênh phân phối và bán sản phẩm trên thị trường nội địa của Công ty chủ yếu là qua các đại lý, cửa hàng.
Công ty vẫn áp dụng phương pháp quản lý tiếp cận khách hàng theo kiểu cũ. Theo đó Công ty thường không chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mà ngược lại chờ khách hàng đến liên hệ giao dịch với Công ty khi có nhu cầu. Phương pháp tiếp cận này cùng với việc mở rộng thị phần của Công ty tại các thị trường nhập khẩu gặp phải nhiều khó khăn.
Công ty cũng rất chú trọng việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Công ty đến các bạn hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng nhiều công nhân lao động sản xuất, có nhu cầu sử dụng và mua nhiều sản phẩm giầy bảo hộ lao động.
Công ty cũng đã xây dựng và điều hành trang Web ( để khách hàng có thể tham khảo giá cả, mẫu mã và chất lượng của các sản phẩm do Công ty sản xuất.
Hằng năm, Công ty hầu như không bỏ qua một dịp Hội chợ, triển lãm nào được tổ chức trên lãnh thổ nước ta. Ngoài ra, Công ty còn tham gia các hội chợ quốc tế như ở Đức, Campuchia, Thái Lan,…Thông qua đó, vừa có thể giới thiệu sản phẩm của Công ty vừa làm cho người tiêu dùng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu HANSHOES.
Ngoài ra, Công ty còn tham gia quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các trang Web, tạp chí, truyền hình…Tuy còn nhiều hạn chế nhưng có thể nói, Công ty Da giầy Hà Nội là một trong những đơn vị rất chú trọng công tác xúc tiến và bán hàng cũng như việc xây dựng và phát triển thương hiệu hiện nay.
1.6.2. Hệ thống đại lý, cửa hàng
Với khoảng hơn 100 đại lý trên khắp cả nước, Công ty Da giầy Hà Nội chỉ một trong những Công ty có hệ thống đại lý nhiều trung bình của nước ta. Các Công ty có nhiều đại lý là: Adidas, Bitis’, Thượng Đình, Thuỵ Khuê…đã có hệ thống đại lý rộng khắp Việt Nam, thậm chí còn có văn phòng đại diện ở nước ngoài như ở Lào, Campuchia.
Hệ thống đại lý của Công ty Da giầy Hà Nội chủ yếu tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Một số ở các tỉnh miền trung và miền nam.
Trong thời gian gần đây, rất nhiều cửa hàng bán sản phẩm da giầy mang nhãn hiệu của công ty Da giầy Hà Nội mà không làm hợp đồng đại lý. Điều này cũng gây ra những khó khăn nhất định trong công tác chống hàng nhái, hàng giả. Hiện nay, công ty đang gặp khó khăn trong công tác quản lý hệ thống cửa hàng, đại lý.
1. 7. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Công ty Da giầy Hà Nội bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trường (thị trường bộ phận) với ngành nghề kinh doanh của Công ty.
Biểu 14: Mô hình mô trường cạnh tranh ngành của Michael E. Porter ( Giáo trình Chiến lược Kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - ĐH KTQD 2002
)
Khả năng
ép giá
Khả năng
ép giá
Nguy cơ bị các sản phẩm (dịch vụ) thay thế
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới
Trong ngành
Sự ganh đua của các doanh nghiệp hiện có
Người cung cấp
Khách
hàng
Sản phẩm thay thế
Các đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh mới
Việc xác định và định vị rõ về đối thủ cạnh tranh giúp cho Công ty Da giầy Hà Nội có thể có những điều chỉnh hợp lý trong việc hoạch định công suất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…Theo mô hình của Michael E. Porter thì tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh giữa các đối thủ là: Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều hay là ít? Mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm? Chi phí lưu kho hay chi phí cố định là cao hay thấp? Các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách để khác biệt hoá sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh không? Năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không và nếu tăng thì khả năng tăng ở tốc độ nào? Tính chất đa dạng sản xuất – kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh doanh của họ và sự tồn tại các rào cản rời bỏ ngành.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất hơn 220 doanh nghiệp trong nước và khoảng 20 thương hiệu, doanh nghiệp đang tham gia đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng da giầy trên thị trường ( Xem phụ lục 5: Danh sách các doanh nghiệp da-giầy Việt Nam
). Trong đú cú 76 doanh nghiệp nhà nước, 80 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 77 doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài. Tổng năng lực sản xuất giày dộp cỏc loại hàng năm đạt khoảng 420 triệu đụi, trong đú doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47,5%, doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 27,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 25% với những Công ty rất lớn mạnh và có uy tín lâu năm trên thị trường trong nước như: Công ty giày Thượng Đình, Công ty giày Thụy Khuê, Giày Bitis, Giầy Thăng Long, Ts-Milan, Việt Anh, Vina giầy… Đặc biệt, đối với khu vực miền Bắc thì giầy Thượng Đình đã nổi lên như một “anh cả” trong lĩnh vực giầy và đã trở thành một thương hiệu rất gần gũi và thân thuộc với người Việt Nam từ Bắc vào Nam. Chưa kể các tên tuổi giày dép nước ngoài cũng đã và đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam như: Nike, Adidas, Reebook, Gucci, Diadona, Clarks...
Qua bảng so sánh ở biểu 14 dưới đây chúng ta cũng phần nào thấy được thực trạng của Công ty so sánh tương quan với một số doanh nghiệp cùng ngành là tương đối thấp. Trong các doanh nghiệp da giầy mạnh của nước ta trên thị trường nội địa thì Công ty Da giầy Hà Nội chỉ mới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được có hơn 3 năm nay, trong khi các doanh nghiệp khác đã áp dụng và triển khai từ rất sớm như: Công ty Giầy Thuỵ Khuê và Thượng Đình năm 1999, Công ty Giầy Bình Tiên (Bitis’) năm 2000. Vốn kinh doanh của Công ty so với các Công ty cũng chỉ ở mức trung bình (64,4 tỷ năm 2003), kém xa so với các doanh nghiệp da giầy khác như Bitis’ (100,3 tỷ năm 2003) hay Thượng Đình (77,8 tỷ đồng) mặc dù Công ty Da giầy Hà Nội là một trong những đơn vị được sự hỗ trợ cao của Bộ Công nghiệp. Sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân của Công ty Da giầy Hà Nội vẫn còn thấp so với các ‘đại gia’ như Thượng Đình, Thuỵ Khuê, Bitis’. Hiện nay, số cán bộ được đào tạo của Công ty ngày càng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng nói chung vẫn còn ít so với các doanh nghiệp đã thực hiện tiêu chuẩn ISO trước. Công ty Da giầy Hà Nội là một trong những đơn vị thu hút được nhân công lao động đông trong ngành da giầy.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhận được đơn hàng trỏi vụ nhưng giỏ rẻ, đó hạ giỏ gia cụng, giỏ bỏn sản phẩm đến mức khụng lói để lụi kộo đơn hàng, tạo nờn sự cạnh tranh khụng lành mạnh giữa cỏc doanh nghiệp sản xuất giày trong nước. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho Công ty Da giầy Hà Nội trong việc tìm kiếm thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp liên doanh giầy dép với nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất giầy dép hàng đầu Việt Nam cũng đã sử dụng công nghệ ép đùn, công nghệ sản xuất giầy tiên tiến của thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc, một đất nước với hơn 1 tỷ dân, luôn có giá nhân công lao động rẻ, một đối thủ cạnh tranh lớn có đầy đủ tiềm năng và ưu thế như ngành da giầy Việt Nam, nhưng lớn hơn và mạnh hơn rất nhiều lần. Hơn thế, với việc đã chính thức gia nhập WTO làm cho hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông….cũng có những lợi thế cạnh tranh nhất định.
Biểu 15: So sánh một số chỉ tiêu so với doanh nghiệp khác cùng ngành trong vài năm gần đây
Tên DN
Năm
áp dụng ISO 9000:2001
Vốn kinh doanh 2003
(tỷ đồng)
Sản lượng tiêu thụ nội địa trung bình
(triệu đôi/năm)
So với của cả ngành (%)
Số lao động hiện có (người)
Số cán bộ được đào tạo bài bản về da giầy
(người)
Công ty Da giầy Hà Nội
2001
64,4
0,50
1,25
968
30
Công ty Giầy Thuỵ Khuê
1999
62,3
0,65
1,63
873
25
Công ty Giầy Thượng Đình
1999
77,8
1,3
3,25
1.120
40
Công ty Giầy Thái Bình
2002
56,2
0,47
1,12
1.300
33
Công ty Giầy Bình Tiên (Bitis’)
2000
100,3
2,3
5,75
980
76
Nguồn: Ban thư ký Hiệp hội Da giầy Việt Nam & Báo DNNN
1. 8. Môi trường, chính sách kinh doanh
Một lợi thế cho Công ty Da giầy Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp da giầy nước ta nói chung là Việt Nam đó là thành viờn chớnh thức của Hiệp Hiệp hội Da giày quốc tế khu vực Chõu Á- Thỏi Bỡnh Dương được gần 8 năm nay. Khu vực chõu ỏ - Thỏi Bỡnh Dương là khu vực cú tiềm năng sản xuất và xuất khẩu giày dộp lớn nhất thế giới. Cỏc nước trong khu vực này vừa cạnh tranh nhưng đồng thời vừa hợp tỏc với nhau để cựng tồn tại và phỏt triển. Tổ chức này là một tổ chức lỏng lẻo, tuy nhiờn vẫn cú những quy chế riờng của nú. Thụng qua cỏc hoạt động của tổ chức này, cỏc doanh nghiệp da giày Việt Nam cú thể nắm bắt được cỏc thụng tin, đặc biệt là thụng tin về ngành giày của cỏc nước thành viờn về sản lượng, chủng loại, giỏ cả lao động và về tỡnh hỡnh xuất nhập khẩu. Đồng thời, thụng qua tổ chức này, cỏc doanh nghiệp Việt Nam cú điều kiện hội nhập nhiều hơn trong khu vực và từ đú cú thể đẩy mạnh hơn nữa việc thõm nhập thị trường, nõng cao tỷ trọng xuất khẩu.
Theo chiến lược chung của ngành da giầy Việt Nam, Công ty Da giầy Hà Nội là một trong những doanh nghiệp giữ vị thế lãnh đạo dẫn dắt các doanh nghiệp khác cùng hoạt động và phát triển. Công ty Da giầy Hà Nội còn tham gia Hiệp hội da giầy Việt Nam tạo thuận lợi khi tham gia vào thị trường trên thị trường và có thể tránh sự cạnh tranh trực tiếp và khốc liệt của các đối thủ mạnh hơn.
Hiện nay, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, Công ty Da giầy Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và đặt chỉ tiêu hoàn thành trước năm 2005 theo đúng tiến độ của Nhà nước quy định. Điều này cũng gây ra những xáo trộn nhất định trong có cấu tổ chức, kế hoạch hoạt động của Công ty Da giầy Hà Nội.
Bên cạnh đó, theo chủ trương của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Bộ Công nghiệp về việc chuyển dần các Công ty sản xuất, chế biến có quy mô, diện tích lớn và có yếu tố gây ô nhiễm môi trường ra ngoại thành Hà Nội, Công ty Da giầy Hà Nội Da giầy Hà Nội cũng nằm trong diện phải di dời cho nên Công ty đã có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất chính của mình về Hưng Yên, cách trung tâm Hà Nội 25Km. Hiện nay, nhà máy sản xuất da giầy của Công ty đã gần hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động trong năm tới. Đây là điều gây ra bất lợi trước mắt cho Công ty trong thời gian tới, nhưng xét về lâu dài thì đây là một cơ hội tốt cho Công ty trong việc trả mức nhân công rẻ hơn.
Hiện nay, cũng có những chương trình giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất da giầy như: “Chương trỡnh trợ giỳp tư vấn miễn phớ cho cỏc Doanh nghiệp Giầy Việt nam” do Hiệp hội Da - Giầy VN đó và đang phối hợp với Hiệp hội Cỏc nhà sản xuất Mỏy múc thiết bị cho ngành giầy, đồ da và thuộc da của í (ASSOMAC) và Thương Vụ í tại Tp.HCM tổ chức và tài trợ. Chương trỡnh được thực hiện theo hai giai đoạn : giai đoạn thứ nhất từ ngày 14 - 26/10/2002 và giai đoạn thứ hai từ 9-13/12/2002 tại hai khu vực cú ngành giầy phỏt triển (phớa Bắc và Phớa Nam). 10 DN sản xuất giầy da và giầy thể thao đó được lựa chọn để tham gia chương trỡnh này, gồm: Cụng ty Da - Giầy Hà nội, Cụng ty Giầy Thượng Đỡnh, Cụng ty Barotex, Cụng ty 26, Cụng ty Da - Giầy Hải phũng, Viện nghiờn cứu Da - Giầy, Cụng ty TM-DV Đức Triều, Cụng ty Giầy Vinh Thụng, Cụng ty 32, Cụng ty Giầy Thỏi Bỡnh, Cụng ty Giầy Phựng Long.
Trong bối cảnh hội nhập, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất da giầy nước ngoài là một điều tất yếu, việc Công ty đang áp dụng và triển khai nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 là một cơ sở vững chắc đảm bảo cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh tốt và được người tiêu dùng ưu chuộng.
2. Tổng hợp bản điều tra về tình hình tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Da giầy Hà Nội
Là một địa bàn tiêu thụ rộng lớn và tiềm năng, thủ đô Hà Nội cũng là nơi nhà máy sản xuất của Công ty đặt tại đây. Qua điều tra thực tế trên 200 người tiêu dùng ngẫu nhiên đã cho thấy sản phẩm của Công ty Da giầy Hà Nội hiện đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các hãng giầy dép tên tuổi trong và ngoài nước. Dưới đây là tổng hợp một số kết quả điều tra được ( Xem phụ lục 6: phiếu điều tra tình hình sử dụng giầy dép trên địa bàn một số tỉnh miền bắc
):
Thời gian tiến hành: 22/12/2003 - 22/5/2004
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Quân
Sinh viên thực hiện: Hoàng Hồ Quang
Đối tượng điều tra: Người tiêu dùng các sản phẩm giầy, dép
Khu vực điều tra: Địa bàn Thành phố Hà Nội (chợ, khu công cộng, các cửa hàng, đại lý da giầy…)
Hình thức điều tra: phát phiếu nhờ trả lời, phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại…
Số phiếu phát ra: 200 phiếu
Số phiếu thu vào: 200 phiếu
Trong số 200 người được hỏi thì có 39% là cán bộ công chức, sinh viên chiếm 23% và người nội trợ chiếm 15%. Đa số họ cho rằng trong nhà họ có rất nhiều dép nhựa (175) và giầy da (135), còn giầy vải (98) và dép da (93) chỉ chiếm rất ít. Còn giầy thể thao thì hơn 1/2 số người được hỏi trả lời có trong nhà họ. Họ thường đi nhất là giầy da (102), tiếp theo là dép da (83) và giầy thể thao (78). Dép nhựa tuy trong nhà có nhiều nhưng chỉ để đi trong nhà, rất ít người đi ngoài đường với dép nhựa (35). Nói chung, đa số họ đều hài lòng với giầy, dép mà họ đang đi (69%). Đa số họ cho rằng trong thời gian tới họ vẫn có ý định mua giầy da (145), tiếp theo là dép nhựa (125), giầy thể thao (120), dép da (110), không nhiều người có dự định mua giầy vải.
Qua đó cho ta thấy, nhu cầu dùng sản phẩm giầy da là rất lớn. Công ty nên chú trọng thị trường giầy da nội địa để sản xuất trong thời gian tới. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận đó là thương hiệu Da giầy Hà Nội chưa được đông đảo người tiêu dùng mến chọn và đặt niềm tin. Độ yêu thích về sản phẩm của Công ty chỉ ở mức trung bình (121) , kém cả Giầy Thuỵ Khuê và Giầy Thượng Đình. Trong khi đó các thương hiệu như: Adidas (189), Nike (188), Bitis’ (182) là những sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Theo điều tra ngẫu nhiên cho thấy, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền mua hàng da giầy phổ biến ở mức dước 50.000đ (70) dưới 100.000đ (55). Họ có dự định mua ở chợ là chủ yếu (36%), sau đó là muốn mua ở siêu thị (20%) và cửa hàng bách hoá tổng hợp (18%). Đa số cho rằng kể cả các loại giầy dép ‘xịn’ mang nhãn hiệu trong nước thì thời gian sử dụng cũng không kéo dài được lâu vì nhiều nguyên nhân: thị hiếu tiêu dùng, mốt, có điều kiện thay đổi…và thậm chí hỏng sớm (chiếm 59%). Qua đó cho ta thấy, hàng da giầy trong nước có giả rẻ, dễ chấp nhận được để mua tuy nhiên chất lượng chưa cao và chưa làm hài lòng người tiêu dùng.
Nhiều người được điều tra cho rằng thị trường giầy dép Việt Nam là khá yên tĩnh (120) chứ không khốc liệt (8). Hiện nay, hệ thống bán hàng và nhân viên bán hàng của Bitis’ và Adidas là được người tiêu dùng hài lòng hơn cả. Còn Công ty Da giầy Hà Nội vẫn còn hạn chế về hệ thống bán hàng và nhân viên bán hàng. Họ còn cho rằng, nếu Việt Nam được gia nhập WTO thì họ vẫn tiếp tục mua hàng nội (68), và nếu mua của nước ngoài thì Italia và Đức là hai nước được người tiêu dùng quan tâm và tin yêu chất lượng sản phẩm.
3. Đánh giá chung về tình hình cạnh tranh của Công ty Da giầy Hà Nội
3.1. Những thành tựu đạt được về sản xuất kinh doanh
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn yêu cầu khách hàng. Năm 2001 Công ty Da Giầy Hà Nội đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994. Ngày 31/7/2000 Công ty ra quyết định thành lập Hội đồng chất lượng ISO 9002:1994, mở ra các lớp đào tạo chuyên gia đánh giá giá nội bộ, ban hành chính sách chất lượng của Công ty, sổ tay chất lượng ISO-9002, 18 thủ tục ISO 9002:1994 và các biểu mẫu quy trình kiểm tra, bản mô tả công việc của từng cán bộ công nhân viên. Kết quả sau hơn một năm triển khai xây dựng áp dụng thử và hoàn thiện 10/2001 tập đoàn thử và hoàn thiện. Tháng 10/2001 tập đoàn chứng nhận quốc tế - SGS đã giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn hệ thống chất lượng quốc tế ISO 9002:1994 và cấp chứng chỉ ISO 9002:1994 cho Công ty (số 18727 ngày 20/10/2001). Và đến tháng 12 năm 2002, Công ty tiếp tục được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 do tổ chức Chứng nhận Quốc tế SGS Thụy Sỹ cấp cho Công ty Da giầy Hà Nội. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty được đánh giá là một tập thể đoàn kết, vững mạnh, năng động, sáng tạo. Đây là thành quả to lớn của sự phấn đấu liên tục, không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Da Giầy Hà Nội, là điều kiện quan trọng để Công ty đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường và cũng là tờ giấy thông hành để Công ty thâm nhập và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới.
Mặt khác, Công ty cũng xây dựng được một đội ngũ cán bộ, trung tâm mẫu mốt khá mạnh với 30 công nhân viên thiết kế và thử mẫu. Vì thế trong các năm từ 2001 đến nay, Công ty đã cho ra đời hàng trăm mẫu mốt mới, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Bên cạnh đó, việc tham gia vào Hiệp hội Da giầy Việt Nam và sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Công nghiệp cũng tạo ra những cơ hội hợp tác, làm ăn thuận lợi hơn cho Công ty trong thời gian qua cũng như thời gian tới.
3.2. Những mặt còn hạn chế
Một là, trình độ quản lý kỹ thuật công nghệ, thiết kế và phát triển mẫu mốt, quản lý vận hành sản xuất kinh doanh của cán bộ Công ty còn hạn chế. Mặc dù đã cố gắng đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật, chủ yếu là thiết kế và triển khai mẫu mốt nhưng phần lớn sản phẩm của Công ty là do đối tác trung gian nước ngoài cung cấp đơn đặt hàng và mẫu mã sản phẩm, điều này khiến Công ty phụ thuộc bị động nhiều và hiệu quả kinh tế không cao.
Hai là, tình trạng cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành và những sản phẩm da giầy đến từ Trung Quốc, Đài Loan với giá rẻ hơn, nguyên vật liệu phong phú và được hưởng nhiều ưu đãi do các nước này đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Ba là, Công ty vẫn áp dụng phương pháp quản lý tiếp cận khách hàng theo kiểu cũ. Theo đó Công ty thường không chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mà ngược lại chờ khách hàng đến liên hệ giao dịch với Công ty khi có nhu cầu. Phương pháp tiếp cận này cùng với việc mở rộng thị phần của Công ty tại các thị trường nhập khẩu gặp phải nhiều khó khăn.
Bốn là, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn bị mất cân đối, quá gấp gáp vào những tháng đầu và cuối năm nhưng lại quá nhàn rỗi vào những tháng giữa năm.
Năm là, tâm lý người tiêu dùng chưa coi sản phẩm của Công ty Da giầy Hà Nội là sự lựa chọn về hàng nội số một khi mua hàng. Thực tế cho thấy, các sản phẩm của Bitis’, Thuỵ Khuê, Thượng Đình… vẫn thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng so với những sản phẩm da giầy của Công ty Da giầy Hà Nội. Công ty cần phải khắc phục các điểm yếu này trong thời gian tới.
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế đó
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Công ty mới chuyển sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh giầy dép chưa được lâu năm. Đây là lĩnh vực hết sức mới mẻ đối với Công ty. Do đó Công ty chưa có kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.
Thứ hai, do Công ty mới thành lập nên trình độ lao động ở Công ty còn hạn chế, công nhân lành nghề ít, số công nhân đạt bậc 7 chỉ có 15 người, chiếm 1,53% tổng số công nhân. Hơn nữa số công nhân nữ chiếm 50% nên sản xuất cũng gặp khó khăn, ngày công, giờ công cũng khó được bảo đảm do nghỉ thai sản, ốm đau... do vậy ảnh hưởng tới tốc độ sản xuất hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thứ ba, do mới thành lập nên bộ máy quản lý, kỹ thuật của Công ty còn yếu. Mặc dù Công ty đã thành lập được một trung tâm mẫu mốt, nhưng những mẫu mã mà Công ty sản xuất chủ yếu là do nước nhập khẩu đưa sang hoặc là những mẫu mốt cải tiến ít nhiều dựa trên cơ sở các mẫu đã có. Còn thực tế những mẫu mã mà Công ty tự thiết kế tiến tới còn rất hạn chế, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Về cơ sở hạ tầng còn thấp, các thiết bị hiện đại như máy vẽ thông qua hệ thống vi tính, máy thử độ bền... Công ty chưa có.
Thứ tư, do tính mùa vụ sản xuất. Do nhu cầu về giầy thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm (từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau) nên việc sản xuất giầy của Công ty cũng phải sản xuất theo 2 mùa. Về mùa lạnh, Công ty phải tập trung sản xuất giầy xuất khẩu, trong mùa này nhịp độ sản xuất của Công ty lại giảm đi, có phần chậm lại, máy móc không sử dụng hết công suất. Do vậy việc sản xuất của Công ty trở nên mất cân đối, quá gấp gáp vào những tháng đầu năm và cuối năm, nhưng lại quá nhàn rỗi vào những tháng giữa năm.
Năm là, sự yếu kém của khâu tổ chức marketing, chưa có chuyên viên về marketing. Những người làm công tác marketing hiện nay mới chỉ có kinh nghiệm thực tế chứ chưa được đào tạo qua chuyên ngành marketing. Do vậy hoạt động marketing của Công ty không được tiến hành thường xuyên, làm giảm sức cạnh tranh của Công ty.
Sáu là, hoạt động giao dịch, buôn bán trên mạng của Công ty còn hạn chế. Mặc dù Công ty Da giầy Hà Nội đã có Website để giới thiệu về Công ty và sản phẩm, nhưng cũng như những doanh nghiệp khác, những trang Web này tương đối ‘tĩnh’, không thể hiện được việc giao dịch, buôn bán qua mạng. Với xu thế tiêu dùng trong nước và trên thế giới, rất có thể nhiều hợp đồng lớn, có giá trị bị bỏ lỡ chỉ vì một trang web sơ sài, chưa đầy đủ của một tổ chức. Hơn nữa, thực tế cho thấy, việc truy cập vào các trang web của các doanh nghiệp da giầy nói chung rất khó khăn, chỉ đạt hiệu suất 30%. Mặc dù Công ty Da giầy Hà Nội đã có Website để giới thiệu về Công ty và sản phẩm, nhưng cũng như những doanh nghiệp khác, những trang Web này tương đối ‘tĩnh’, không thể hiện được việc giao dịch, buôn bán qua mạng. Với xu thế tiêu dùng trong nước và trên thế giới, rất có thể nhiều hợp đồng lớn, có giá trị bị bỏ lỡ chỉ vì một trang web sơ sài, chưa đầy đủ của một tổ chức. Hơn nữa, thực tế cho thấy, việc truy cập vào các trang web của các doanh nghiệp da giầy nói chung rất khó khăn, chỉ đạt hiệu suất 30%.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan của Công ty, hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty còn chịu tác động từ bên ngoài.
3.3.2. Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, mặt hàng giầy dép là mặt hàng hàng thường xuyên thay đổi mẫu mã và kiểu dáng cho phù hợp với nhu cầu đi lại, ăn mặc... nên khó xác định chính xác nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, ở Việt Nam chưa có trung tâm thiết kế mẫu mốt, về mặt hàng này nên nó cũng gây khó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36176.doc