MỤCLỤC
Trang
Chương 1: MỞĐẦU. 1
1.1. Lý do chọn đềtài.1
1.2. Mụctiêu nghiên cứu. 1
1.3. Nộidung nghiên cứu . 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 2
1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu. 3
1.5. Phạmvinghiên cứu. 3
1.6. Lợiích củalập kếhoạch kinh doanh. 3
Chưong 2: CƠSỞLÝLUẬN. 5
2.1. Kháiniệmkếhoạch kinh doanh.5
2.2. Tómtắtđềtài“lập kếhoạch kinh doanh cho bưu điện tỉnh An Giang năm2005”. 5
2.3. So sánh haibản kếhoạch. 6
Chương 3: TỔNGQUANDNTNPHƯỚCCHUNG. 7
3.1. Giớithiệu. 7
3.2. Lịch sử hình thành. 7
3.3. Sản phẩm, dịch vụ chính. 8
3.4. Tình hình hoạtđộng kinh doanh củadoanh nghiệp trong thờigian qua. 8
Chương 4. PHÂNTÍCHCÁCYẾUTỐMÔITRƯỜNGKINHDOANH. 10
4.1. Môitrường vĩmô. 10
4.1.1. Yếu tố tự nhiên.10
4.1.2. Yếu tố kinh tế- xãhội.10
4.1.3. Yếu tố công nghệ. 12
4.1.4. Yếu tố chính phủ - chính trị. 12
4.1.5. Yếu tố văn hoá– dân số. 12
4.2. Môitrường tácnghiệp.12
4.2.1. Đốithủ cạnh tranh .12
4.2.2. Khách hàng. 15
4.2.3. Nhàcung cấp.16
4.2.4. Đốithủ tìmẩn. 17
4.2.5. Sản phẩmthay thế. 17
4.3. Môitrường nộibộ. 17
4.3.1. Tổ chứcvàquản trịnhân sự. 18
4.3.2. Sản xuấtvàquản lý chấtlượng. 19
4.3.3. Marketing. 19
4.3.4. Tàichính vàkếttoán. 21
4.3.5. Chuổigiátrị. 22
4.3.6. Cáchệthống thông tin. 24
4.4. Matrận SWOT.25
4.4.1. Matrận SWOT.25
4.4.2. Phân tích cáckếhoạch. 25
4.4.3. Lựachọn kếhoạch. 28
Chương 5: XÂYDỰNGCÁCMỤCTIÊU. 28
5.1. Cáccăn cứ dự báo. 28
5.2. Cácmụctiêu . 28
5.2.1. Mụctiêu ngắn hạn .28
5.2.2. Mụctiêu dàihạn.28
Chương 6: XÂYDỰNGKẾHOẠCHKINHDOANHCHODNTNPHƯỚCCHUNG .30
6.1. Kếhoạch sản xuất– tácnghiệp - quản trịchấtlượng. 30
6.2. Kếhoạch marketing. 35
6.2.1. Kếhoạch sản phẩm. 35
6.2.2. Kếhoạch giá. 35
6.2.3. Kếhoạch phân phối. 35
6.2.4. Kếhoạch chiêu thị. 35
6.3. Kếhoạch nhân sự. 36
6.4. Kếhoạch tàichính - kếtoán. 41
6.3. Kiến nghị.43
Chương 7:KẾTLUẬN. 44
54 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho doanh nghiệp tư nhân Phước Chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 hệ thống đánh bóng 6 tấn/giờ và công suất chứa của
kho khoảng 10.000 tấn. Hàng năm, Hội An thu mua khoảng 35.000 tấn gạo liệu để
sản xuất.
Điểm mạnh
- Sức chứa của nhà kho lớn 10.000 tấn vượt xa công công suất nhà kho của
DNTN Phước Chung.
- Nhà kho được đặt tại sông Vàm cống là sông lớn thuận lợi vận chuyển
- Chi phí vận chuyển thấp do nhà kho đặt tại sông lớn và gần hơn DNTN
Phước Chung
Điểm yếu
- Hệ thống đánh bóng được đầu tư đã lâu
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 18 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
- Tiếp cận nguồn nguyên liệu khó hơn DNTN Phước Chung
- Phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở gần đó về giá thu mua
- Đường vận chuyển gạo liệu xa
- Nhân viên không nhã nhận
Chi nhánh Hiệp Thanh
Đây là một chi nhánh của DNNN nên chi nhánh này được đầu tư 100% vốn
nhà nước. Và nhà kho tương đối lớn, năng lực hoạt động mạnh các chi phí và hoạt
động của chi nhánh được Hiệp Thanh tài trợ, và chi phối. Chi nhánh này hoạt động
theo nhu cầu và mục tiêu của Hiệp Thanh mẹ đề ra.
Điểm mạnh
- Chủ động được nguồn tài chính: do Công ty mẹ tài trợ
- Cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh
- Vị trí thuận lợi trong vận chuyển
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Chú trọng nghiên cứu và phát riển
Điểm yếu
- Phải lệ thuộc vào các quyết định của công ty mẹ
- Nhân viên hoạt động không hết mình
- Không tạo được niềm tin vào thương buôn
Bảng 4.5: Doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2003-2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2003 2004 2005
DNTN Phước Chung 35,938 65,706 88,309
DNTN Tân Phước 50,399 54,704 58,293
DNTN Hội An 65,978 78,937 90,101
Chi nhánh Hiệp Thanh 45,909 50,129 51,962
Nguồn: Tổ kế toán của từng doanh nghiệp
Biểu đồ 4.1: Biểu hiện doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2003-2005
0
20
40
60
80
100
2003 2004 2005
Năm
D
oa
nh
th
u
(t
ỷ đ ồ ng
)
DNTN Phước Chung
DNTN Tân Phước
DNTN Hội An
Chi nhánh Hiệp
Thanh
Từ biểu đồ cho thấy doanh thu của DNTN Hội An, luôn cao hơn các doanh
nghiệp khác từ năm 2003- 2005. Chứng tỏ DNTN Hội An lớn mạnh hơn các doanh
nghiệp còn lại. Kế đó, là DNTN Phước Chung có bước tăng trưởng doanh thu cũng
khá mạnh, năm 2004 đứng hàng thứ 2 sau DNTN Hội An
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 19 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Bảng 4.6: Các yếu tố thành công cốt lõi
ST
T Các yếu tố
Trọng
số
DNTN
Phước cung
DNTN
Tân Phước
DNTN
Hội An
Chi nhánh
Hiệp Thanh
Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm
1 Kinh nghiệm quản lý 0,12 4 0,48 4 0,48 3 0,36 2 0,24
2 Chủ động nguồn nguyên liệu 0,12 4 0,48 4 0,48 3 0,36 3 0,36
3 Am hiểu khách hàng 0,11 4 0,44 4 0,44 3 0,33 3 0,33
4 Quản trị và quản trị nhân sự 0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3 3 0,3
5 Khả năng tài chính 0,1 3 0,3 2 0,2 4 0,4 4 0,4
6 Khả năng cạnh tranh về giá 0,1 3 0,3 3 0,3 4 0,4 4 0,4
7 Uy tín doanh nghiệp 0,1 3 0,3 2 0,2 3 0,3 3 0,3
8 Quản trị chất lượng 0,09 2 0,18 3 0,27 3 0.27 3 0,27
9
Khâu vận
chuyển thành
phẩm
0,09 2 0,18 2 0,18 2 0,18 3 0,27
10 Nghiên cứu và phát triển 0,07 1 0,07 1 0,07 1 0.07 4 0,28
Tổng 1 3,03 2,92 2,97 3,15
Qua ma trận yếu tố thành công cốt lõi, cho thấy DNTN Phước Chung đã tận
dụng điểm mạnh của mình khá hợp lý, và vị thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp khác có sự chênh lệch. Cho thấy sức cạnh tranh của DNTN Phước
Chung tạm đứng thứ 2 với 3,03 điểm, chi nhánh Hiệp Thanh đứng thứ 1 với 3,15
điểm, DNTN Hội An đứng thứ 3 và DNTN Tân phước đứng cuối.
4.2.2. Khách hàng
DNTN Phước Chung có hoạt động chính là thu mua gạo, chuốt gạo, đánh
bóng gạo, xuất gạo. Xuất gạo ở đây là doanh nghiệp chỉ xuất cho các công ty trung
gian, vì doanh nghiệp không trực tiếp xuất cho các đối tác nước ngoài. Các công ty
trung gian này có thể coi là khách hàng của doanh nghiệp. Để xuất được hàng,
DNTN Phước Chung phải theo dõi thông tin của các công ty trung gian, xem nhu cầu
của họ, để doanh nghiệp đang ký đấu thầu giành quyền xuất gạo mà công ty trung
gian đó cần.
Các công ty trung gian mà doanh nghiệp thường xuất gạo bao gồm:
Công ty DOXIMEXCO
Công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long
Công ty KIGIFAX
Công ty Lương Thực Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long
Công ty Thương Mại Kiên Giang
Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc
Tổng công ty Lương Thực Miền Nam
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 20 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Các công ty này đều có nhu cầu xuất gạo thành phẩm: 5%, 10%, 15%, 20%,
25% tấm. Chỉ có công ty Lương Thực Miền Bắc là không có nhu cầu xuất gạo 5%,
và gạo 25% tấm.
Nắm bắt được thông tin của các công ty này, để biết họ cần loại gạo nào, số
lượng bao nhiêu, cho nên doanh nghiệp đã tạo được mối quan hệ với các công ty đó,
họ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, về lô hàng mà họ cần. Từ đó, doanh nghiệp
đưa mẫu và hồ sơ đến các công ty trung gian để tham gia đấu thầu. Đến ngày đấu
thầu, doanh nghiệp cử nhân viên đến để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu doanh
nghiệp mới ký hợp đồng xuất gạo, và thực hiện theo các điều khoản trong hợp đồng
do công ty trung gian đưa ra.
Việc đấu thầu, và ký hợp đồng với các điều khoản do công ty trung gian đưa
ra, DNTN Phước Chung phải chịu nhiều rủi ro: về giá, về chất lựong gạo, về vận
chuyển,.
4.2.3. Nhà cung cấp
Các nhà cung ứng gạo liệu cho DNTN Phước Chung
Nguyên liệu chính của doanh nghiệp là gạo sô và gạo trắng, các thương buôn
và các nhà máy xây xát thu mua gạo là nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thương buôn
Doanh nghiệp và thương buôn phụ thuộc lẫn nhau
• Thương buôn cần doanh nghiệp vì:
Các thương buôn là những người mang lúa gạo từ nơi này, đến nơi khác để
bán, nếu khâu vận chuyển của các thương buôn xa làm chi phí sẽ tăng, và lợi nhuận
của các thương buôn giảm. Các thương buôn là những người mua bán lượng gạo
nhỏ, còn doanh nghiệp là người mua lượng lớn.
Và lúa gạo không có khác biệt lớn, các doanh nghiệp có thể hợp đồng với
các thương lái khác, mà không tốn thêm chi phí nào khác.
• Doanh nghiệp cần thương buôn vì:
Thương buôn chính là người thu mua gạo liệu cho doanh nghiệp, khi thiếu
gạo liệu doanh nghiệp liên hệ với họ để họ thu mua.
Và khu vực này có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo, nên có thể cạnh
tranh với nhau về giá thu mua vào.
Các nhà cung ứng thiết bị công nghệ
Doanh nghiệp nào hoạt động bắt buột cũng phải có tài sản, thiết bị, máy móc
mới có thể hoạt động được. Và các trang thiết bị đó phải được công ty có uy tín cung
cấp để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Từ đó, DNTN Phước Chung đã
chọn nhà cung ứng các trang thiết bị cho công nghệ chế biến sau thu hoạch, là công
ty cơ khí Bùi Văn Ngọ ở thành phố Hồ Chí Minh, và tiệm cân Minh Phương cũng ở
thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp các loại cân cho doanh nghiệp. Còn các băng
tải, các thiết khác được công ty cơ khí An Giang cung cấp. Còn các máy may bao,
doanh nghiệp chọn sản phẩm của Trung Quốc, các máy đo ẩm độ được các cơ quan
kiểm phẩm cung cấp. Với chọn lựa nhà cung cấp đó đã tạo được sự chắc chắn trong
sản xuất, và công suất hoạt động của doanh nghiệp ngày được tăng lên.
Về lao động phần lớn công nhân được chọn từ thanh niên xã, còn công nhân
đã qua đào tạo doanh nghiệp liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh để
tuyển người. An Giang là tỉnh có lực lượng lao động không ngừng lớn mạnh, đã tạo
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 21 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên. Nhìn chung, cơ cấu
trình độ, năng lực của đội ngủ lao động của doanh nghiệp hiện nay, tương đối phù
hợp với hoạt động và qui mô của doanh nghiệp, và tình hình phát triển kinh tế của
địa phương.
4.2.4. Đối thủ tìm ẩn
Hiện nay, xung quanh khu vực của DNTN Phước Chung, có khoảng 20
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh gạo. Chủ yếu là ven hai bờ sông Long Xuyên và
Vàm Cống. Và lĩnh vực kinh doanh gạo tương đối dễ hoạt động, đây là ngành kinh
doanh có lợi nhuận không cao nhưng ổn định. Tuy nhiên, số vốn đầu tư cao, và hoạt
động ít rủi ro, là cơ hội cho các nhà đầu tư mới tham gia vào để kinh doanh. Hoặc
các doanh nghiệp cũ sẽ mở thêm chi nhánh để mở rộng qui mô sản xuất, cũng có thể
là các nhà máy xây xát sẽ đầu tư thêm hệ thống đánh bóng để kinh doanh gạo. Từ đó,
tạo cho các doanh nghiệp cạnh tranh giá thu mua gạo với nhau nhiều hơn.
Các doanh nghiệp trong ngành có thể không trả đũa với doanh nghiệp, hay cơ
sở kinh doanh gạo mới thành lập. Vì tốc độ tăng trưởng của ngành chậm, và có thêm
doanh nghiệp mới mà không làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp còn lại.
Lĩnh vực kinh doanh này hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, vào chính phủ,
vào các công ty trung gian. Đặc biệt, là giá thu mua phụ thuộc vào mùa vụ, còn giá
bán phụ thuộc vào các công ty trung gian.
4.2.5. Sản phẩm thay thế
Gạo là nhu cầu thiết yếu cho con người, tuy nhiên có một số nước nhu cầu
gạo của họ ít, mặc dù số dân tương đối đông, do họ có thói quen sử dụng thứ khác để
thay gạo. Và ngày nay nền kinh tế thế giới luôn phát triển, mọi người bận rộn nhiều
hơn, từ đó con người có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh nhiều hơn. Nhu cầu ăn cơm
sẽ giảm xuống, các thực phẩm ăn liền thay cơm sẽ bán chạy hơn. Cho nên, các sản
phẩm có thể thay thế gạo là: mì, và ngô
4.3. Môi trường nội bộ
4.3.1. Tổ chức và quản trị nhân sự
DNTN Phước Chung trong 9 năm qua hoạt động đều có lãi, và hàng năm đều
đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoảng thuế. Có được thành công đó là do
kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên năng động và lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp tương đối đơn giản.
Là một DNTN và lĩnh vực hoạt động tương đối dễ, cho nên cơ cấu tổ chức
của Phước Chung tương đối đơn giản. Công việc của các nhân viên luôn chồng chéo
nhau, do doanh nghiệp muốn các nhân viên đều làm được tất cả các công việc của
doanh nghiệp, đã tạo cho các nhân viên linh hoạt hơn trong hoạt động. Với ý tưởng
đó đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động khi vào mùa vụ.
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 22 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Cơ cấu tổ chứchiện tại:
Nguồn: Tổ thủ kho
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của DNTN Phước Chung
Trình độ nhân viên của doanh nghiệp năm 2005:
Bảng 4.7: Trình độ hiện tại của nhân viên
Nhân viên Số lượng Trình độ
Kế toán 2
1 đại học
1 sơ cấp
KCS 2 2 trung cấp
Thủ kho 1 Cấp 2
Kỹ thuật máy 6
4 cấp 3
2 cấp 2
Quản đốc 1 Trung học
Nguồn: Tổ kế toán doanh nghiệp
Về quản trị: thể hiện 4 chức năng:
Hoạch định: Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp chưa lập bản kế hoạch
kinh doanh nào, và chưa bao giờ đặt ra mục tiêu để phấn đấu. Hầu như, doanh nghiệp
chỉ hoạt động theo thời vụ, và thị trường. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quản lý của
chủ doanh nghiệp, và quản đốc đã điều hành doanh nghiệp hoạt động khá thành
công. Quản đốc đã tạo được môi trường làm việc thuận lợi cho các nhân viên, và tạo
được sự gắn kết trong nhân viên.
Tổ chức: Doanh nghiệp chỉ hoạt động ở lĩnh vực khá đơn giản, cho nên khâu
tổ chức nhân sự của doanh nghiệp tương đơn giản và được chia thành 4 tổ: kế toán,
KCS, kỹ thuật máy, thủ kho. Và các tổ này chịu sự quản lý của quản đốc.
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 23 -
Chủ DN
Quản đốc
Kỹ thuật
máy KCS Thủ kho
Công nhân
Kế toán
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Lãnh đạo:Chủ doanh nghiệp đã tạo được sự kết dính của các nhân viên, và
đối sử các nhân viên công bằng. Từ đó, tạo cho doanh nghiệp hoạt động khá thành
công trong thời gian qua.
Kiểm soát: Doanh nghiệp chưa thiết lập được hệ thống đánh giá nhân viên, để
kiểm tra công việc của nhân viên. Về chi phí doanh nghiệp chưa thành lập được hệ
thống quản lý tốt, doanh nghiệp còn bị các chi phí không mong muốn xảy ra, làm cho
lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống nhưng không đáng kể.
4.3.2. Sản xuất và quản lý chất lượng
Sản xuất
DNTN Phước Chung đã xây dựng được cơ sở vật chất, tương đối phù hợp với
thực tế hiện nay. Và các trang thiết bị được trang thích hợp với qui mô sản xuất của
doanh nghiệp. Với công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay, ngoài hệ thống
đánh bóng cũ được đầu tư từ khi thành lập, doanh nghiệp đã đầu tư hai hệ thống đánh
bóng mới, để sản xuất gạo 5% và 20% đúng với chất lượng xuất khẩu. Và công suất
của doanh nghiệp hiện nay là 100 tấn/ngày, công suất mỗi hệ thống đánh bóng là 4
tấn/giờ. Và nhận thấy nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp đã đầu tư 2 cây cân điện
tử. Từ đó, sản lượng gạo nhập hàng ngày của doanh nghiệp nhiều hơn, tạo cho công
nhân làm việc nhanh hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được hết nhu
cầu sản lượng cho các công ty trung gian, có lúc doanh nghiệp phải bỏ một số cuộc
đấu thầu, và nhường hợp đồng cho doanh nghiệp khác cung cấp gạo thành phẩm, do
thuế gạo liệu.
Quản lý chất lượng:
Ngày nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay rắt, từ đó các doanh nghiệp phải
sản xuất sản phẩm có chất lượng đúng nhu cầu thị trường, mới có thể tồn tại được.
Nhận thấy điều đó, DNTN Phước Chung đã trang bị các hệ thống đánh bóng gạo,
bảo trì bảo dưỡng, và lắp đặt các thiết bị cần thiết, để đảm bảo công việc diễn ra
đúng tiến độ.
Về gạo thành phẩm, doanh nghiệp sản xuất luôn bám sát vào tiêu chuẩn xuất
khẩu gạo của quốc gia. Đảm bảo gạo đúng với mẫu đã chào hàng cho khách hàng, và
thành phẩm được giao đúng thời hạn theo hợp đồng. Với hệ thống đánh bóng hiện tại
của doanh nghiệp, đủ đảm bảo đúng theo chất lượng của thành phẩm. Để gạo được
đấu đúng với tiêu chuẩn xuất khẩu, doanh nghiệp có nhân viên có chuyên môn theo
dõi và giám sát, vì đây là khâu rất quan trọng, nó đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại,
và phát triển.
4.3.3. Marketing
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, thì marketing luôn
là yếu tố quan trọng, vì nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với khác hàng. Ngày nay,
marketing đã trở thành hoạt động không thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có bán được hay không, nhiều
hay ít, và có được nhiều người quan tâm đến hay không, được trả lời thông qua
hoạt động marketing.
a. Sản phẩm – dịch vụ
Các sản phẩm của DNTN phước Chung được giới thiệu đến khách hàng
thông qua các mẫu, và các mẫu này bám theo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu ở bảng sau:
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 24 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Bảng 4.8 : Tiêu chuẩn các loại gạo xuất khẩu
Các tiêu chuẩn Loại gạo (% tấm)
5 10 15 20 25
Tấm 5%(3/4) 10%(3/4) 15%(5/3) 20%(2/3) 25%(1/5)
Thủy phần 14% 14% 14% 14% 14%
Tạp chất 0,1% 0,1% 0,2% 0,2% 0,2%
Hạt bạc bụng 5% 6% 7% 7% 7%
Hạt đỏ và sọc đỏ 0,5% 0,5% 2% 2% 5%
Hạt hỏng 0,5% 0,5% 1% 1% 5%
Hạt ẩm vàng 0,5% 0,5% 0,5% 1% 1%
Mức độ xây xát
Đánh bóng
2 lần
Đánh bóng 2
lần
Bình
thường
Bình
thường
Bình
thường
Thóc lẫn 15 hạt/kg 15 hạt/kg 20 hạt/kg 20 hạt/kg 25 hạt/kg
Chiều dài trung bình hạt
gạo 6,2 mm 6,2mm 6,2mm 6,2mm 6,2mm
Nguồn: Tổ KCS của doanh nghiệp
Gạo 5% tấm
Là gạo tốt nhất mà DNTN Phước Chung đang chú trọng phát triển, tăng sản
lượng gạo xuất, vì loại gạo này mang lại nhiều lợi nhuận và gạo liệu để sản xuất ra
gạo 5% tấm được các nông dân trong tỉnh trồng rất nhiều. Gạo này được sản xuất cẩn
thận, và được kiểm tra rất kỹ, vì các loại gạo 5% tấm phần lớn xuất sang các nước
tương đối giàu, và phần lớn là người thành thị dùng, năm 2005 Phước Chung đã xuất
khá nhiều.
Gạo 10% tấm
Là loại gạo tốt hàng thứ 2, nhưng loại gạo này năm 2005 doanh nghiệp ít sản
xuất do không có hợp đồng, và chỉ xuất được 400 tấn. Loại gạo này cũng đòi hỏi về
chất lượng tương đối khó, vì nó là loại gạo có chất lượng chỉ sau gạo 5%
Gạo 15% tấm
Đây là loại gạo có chất lượng đứng hàng thứ 3 loại gạo này thường xuất qua
các nước nghèo, như Philippin, Nam Phi. Đây là loại gạo mà hàng năm doanh nghiệp
xuất đi với khối lượng tương đối lớn.
Gạo 20% tấm
Đây là loại gạo có chất lượng tương đối kém, và nó được doanh nghiệp sử
dụng để đấu gạo 25% tấm.
Gạo 25% tấm
Là loại gạo có chất lượng kém nhất, loại gạo này hầu như chỉ xuất qua các
nước nghèo. Loại gạo này được đấu tấm vào gạo 20% tạo ra.
b. Giá cả
Giá cả thị trường luôn biến động, giá gạo liệu luôn thay đổi theo mùa vụ. Từ
đó, các doanh nghiệp thu mua gạo liệu cũng theo mùa vụ, còn trái mùa phần lớn gạo
liệu được hợp đồng để mua. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá mua gạo liệu thích
hợp theo giá gạo xuất. Và tùy theo lượng gạo tồn kho mà chủ doanh nghiệp điều
chỉnh giá mua để đủ sản lượng gạo liệu phục vụ cho các hợp đồng xuất. Để đảm bảo
lợi nhuận cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thường mua giá gạo liệu thấp hơn giá
gạo xuất từ 500-700 đồng/kg. Và giá gạo liệu cho từng loại gạo cũng khác nhau:
Năm 2005 doanh nghiệp đã mua gạo liệu mua theo từng thời điểm với các
khoảng giá như sau:
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 25 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Giá gạo liêu giao động từ 2.950-3.100 đồng/kg đối với gạo sô, và 3.300-3.380
đồng/kg đối với gạo trắng.
Khi vào mùa thường giá gạo cao lúc đầu mùa, vì doanh nghiệp muốn thu mua
gạo có chất lượng đúng với chất lượng gạo thành phẩm, để đủ lượng dự trữ cho kinh
doanh. Biến động giá gạo cũng làm cho các thương buôn di chuyển luồng bán, thông
thường họ bán nơi nào mua giá cao.
Giá gạo thành phẩm của DNTN Phước Chung xuất cho khách hàng năm
2005.
Bảng 4.9: Giá gạo thành phẩm bán năm 2005
Loại gạo
(% tấm)
Giá bán
(đồng/kg)
5 3.700-3.980
10 3.650-3.800
15 3.600-3.700
20 3.500-3.650
25 3.450-3.500
Nguồn: Tổ kế toán của doang nghiệp
Giá gạo xuất thường do doanh nghiệp đấu thầu trúng,
c. Phân phối
DNTN Phước Chung không trực tiếp xuất hàng đến tay người tiêu dùng, chỉ
bán cho các công ty trung gian. Nên vấn đề phân phối của doanh nghiệp tương đối
đơn giản. Nghĩa là sau khi ký hợp đồng xuất hàng, doanh nghiệp chuẩn bị hàng, đến
ngày giao hàng tàu sẽ đến ăn hàng. Chi phí chuyên chở này doanh nghiệp chịu hoàn
toàn. Tuy nhiên, việc vận chuyển này luôn xảy ra thuận lợi, do doanh nghiệp đã tạo
được uy tín và liên kết với nhiều chủ tàu. Nhìn chung, về phân phối doanh nghiệp
phụ thuộc hoàn toàn vào chủ tàu, vì doanh nghiệp chưa chủ động được khâu vân
chuyển.
d. Chiêu thị
DNTN Phước Chung không có hoạt động chiêu thị, mà chỉ có hoạt động chào
hàng với các công ty trung gian, khi họ cần gạo thành phẩm để xuất khẩu.
4.3.4. Tài chính và kết toán
Bảng thống kê kết quả kinh doanh dưới đây cho thấy tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong những năm qua.
Bảng 4.10 : Kết quả kinh doanh năm 2005
Đơn vị tính: đồng
Các thành phần Thành tiền
Doanh thu 88.308.986.854
Giá vốn hàng bán 85.845.855.777
Lãi gộp 2.463.131.077
Chi phí bán hàng 633.153.179
Chi phí quản lý 1.700.584.281
Lợi nhuận trước thuế 129.393.617
Thuế 36.230.213
Lợi nhuận sau thuế 93.163.404
Nguồn: Tổ kế toán của doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 26 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Bảng 4.11: Doanh thu và chi phí năm 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Doanh thu 35,937 65,706 88,309
Chi phí 35,49 65,41 88,18
Nộp ngân sách nhà nước 0,0672 0,0364 0,03612
Tài sản cố định 20 1,95184439 1,58361138
Nguồn: tổ kế toán của doanh nghiệp
Từ khi thành lập đến nay, chỉ có năm 2005 là năm mà doanh nghiệp có doanh
thu lớn nhất.
Xét về các tỷ số
Bảng 4.12: Tỷ số tài chính
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành 1,49702266
Khả năng thanh toán ngắn hạn 0,39711847
Khả năng thanh toán nhanh 0,28394436
Đòn cân nợ
Tỷ số nợ 3526,14918
Tỷ số về hoạt động
Số vòng quay hàng tồn kho 5,41774034
Số vòng quay tài sản cố định 55,7643042
Số vòng quay toàn bộ vốn 72,9686577
Số vòng quay các khoản phải
thu 0,19310529
Kỳ thu tiền bình quân 1890,16054
Các tỷ số doanh lợi
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 0,00105497
Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có 0,08017952
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 0,00212291
Nhìn qua các tỷ số thấy, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt,
khả năng thanh toán của doanh nghiệp đủ sức. Về tỷ số nợ của doanh nghiệp khá lớn
gây rủi ro cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, và
tỷ số lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp qua thấp, một phần do khấu hao tài sản
của doanh đầu tư mới năm 2003, và chi phí vận chuyển gạo ở các khâu tương đối
nhiều, và gạo liệu đánh bóng cho ra gạo thành phẩm không đảm bảo được tỷ lệ.
4.3.5. Chuỗi giá trị
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cũng trãi qua chuỗi giá trị sau:
Hình 4.2: Chuỗi giá trị
Nhà cung ứng:
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 27 -
Nhà cung
ứng Hoạt động Phân phối
Bán hàng và
Marketng
Dịch vụ hậu
mãiLợi nhuận
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Nguyên liêu: do các thương buôn quen thu mua, và các nhà máy xây xát, như
nhà máy: Đại Thành 1, Đại Thành 2, Đại Thành 3, Đại Thành 4, Huy Hoàng,
.Doanh nghiệp không cần mướn tàu vận chuyển.
Công nghệ thiết bị: Công ty cơ khí Bùi Văn Ngọ, tiệm cân Minh PhươngLà
những nhà cung cấp có tiếng trên thị trường.
Lao động: Tuyển từ thanh niên ở các xã lân cận.
Hoạt động
Sau khi hàng nhập hàng, doanh nghiệp đưa gạo liệu qua hệ thống đánh bóng,
vận chuyển giữa các khâu từ vị trí này, sang vị trí khác hoàn toàn phụ thuộc vào sức
lao động.
Hiện nay, doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên năng động chịu khó, và
người quản lý doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm là điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp hoạt động trong thời gian tới.
Phân phối
Doanh nghiệp chưa chủ động được khâu phân phối, còn phụ thuộc vào các
chủ tàu, khi cần phân phối doanh nghiệp mới liên hệ với chủ tàu vận chuyển, thêm
vào đó vị trí của doanh nghiệp không thuận lợi cho vận chuyển, cho nên giá vận
chuyển thành phẩm cao hơn các doanh nghiệp khác.
Bán hàng và marketing
Doanh nghiệp bán hàng thông qua đấu thầu tại các công ty trung gian, từ việc
đấu thầu này, đã làm cho giá bán gạo thành phẩm không như mong muốn của các
doanh nghiệp. Còn hoạt động marketing, thì doanh nghiệp chưa chú ý đến, chỉ đợi
các công ty trung gian có nhu cầu thì doanh nghiệp chào hàng và đăng ký đấu thầu.
Dịch vụ hậu mãi
Hiện tại, doanh nghiệp chưa có dịch vụ hậu mãi nào, chỉ có các hoạt động
tặng quà cho các công nhân, và thưởng các nhân viên, vào ngày tết.
Lợi nhuận
Do doanh nghiệp chưa kiểm soát được các hao hụt, và chi phí các thể khắc
phục được, và các khoản chi phí khác còn cao, nên lợi nhuận của doanh nghiệp thấp.
Từ chuỗi giá trị trên cho thấy doanh nghiệp còn tốn nhiều chi phí, và các chi
phí thường cao hơn đối thủ cho nên, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thấp hơn
các doanh nghiệp khác.
4.3.6. Các hệ thống thông tin
Từ trước đến năm 2005, doanh nghiệp chỉ hoạt động dựa vào nhu cầu của các
công ty trung gian. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã tạo được mối quan hệ với một số
công ty xuất khẩu gạo. Từ mối quan hệ này, doanh nghiệp sẽ có được thông tin về số
lượng gạo mà công ty trung gian cần. Tuy nhiên, còn thông tin về đối thủ cạnh tranh
doanh nghiệp chưa chú trọng đến, cho nên có lúc doanh nghiệp mua giá gạo liệu cao
hơn các doanh nghiệp khác, làm cho các thương buôn tập trung rất đông vào doanh
nghiệp.
4.4. Ma trận SWOT
4.4.1. Ma trận SWOT
Bảng 4.13: Ma trận SWOT
SVTH: Nguyễn văn Ngại - 28 -
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SWOT
Điểm mạnh(S)
S1: Nhân viên năng động.
S2: Chủ doanh nghiệp và
quản đốc có kinh nghiệm
quản lý tốt.
S3: Hoạt động chưa hết
công suất.
S4: Có được mối quan hệ
với thương buôn, công ty
trung gian, một số chủ tàu.
S5: Tạo được niền tin đối
với khách hàng và đối tác
hiện tại.
Điểm yếu(W)
W1: Chưa chủ động được
phương tiện phân phối.
W2: Còn phụ thuộc nhiều
vào sức lao động.
W3: Không nắm bắt thông
tin đối thủ cạnh tranh.
W4: Còn bị động trong
liên hệ tìm đầu ra.
W5: Giá gạo thành phẩm
còn phụ thuộc vào các
công ty trung gian.
W6: Chưa đáp ứng hết nhu
cầu của khách hàng.
Cơ hội(O)
O1: Các năm qua sản
lượng gạo của tỉnh An
Giang luôn tăng.
O2: Hàng năm khách hàng
còn thiếu sản lượng xuất
khẩu.
O3: Có nhiều chủ tàu vận
chuyển.
O4: Có nhiều thương
buôn.
O5: Nông dân còn dự trữ
lúa lại hàng năm với sản
lượng tương đối nhiều.
O6: Chính phủ có chính
sách xuất khẩu gạo liên
tục trong các năm tới.
O7: Còn nhiều công ty
trung doanh nghiệp chưa
liên hệ.
S1,S2,S3,S4+ O1,O2,O5,O6:
Công suất của doanh
nghiệp còn, nhu cầu của
khách hàng chưa đủ
=> Tăng công suất hoạt
động
S1,S2,S4+O3,O4,O7: Kế
hoạch tăng cường các mối
quan hệ, đẩy mạnh quan hệ
hợp tác với các đối tác củ,
và tạo các quan hệ mới.
=> Mở rộng quan hệ với
thương buôn và công ty
trung gian, và trở thành đối
tác hàng đầu đối với họ.
W1,W6+O3,O4: Để vận
chuyển dễ dàng, và ổn
định đầu vào cho doanh
nghiệp
=> Kế hoạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1068.pdf