Khóa luận Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1

MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang

 

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 1

1.3. Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2

1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệ: 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1. Khái niệm về Marketing và kế hoạch Marketing 3

2.1.1. Marketing 3

2.1.2.Kế hoạch Marketing 3

2.1.3. Kế hoạch tiếp thị hàng năm. 3

2.2. Các bước hoạch định Marketing 4

1. Tóm lượt nội dung 4

2. Tôn chỉ hoạt động của công ty 4

3. Phân tích môi trường bên ngoài 4

4. Phân tích môi trường bên trong 5

5. Phân tích SWOT 6

6. Mục tiêu Marketing 7

7. Chiến lược Marketing 7

8. Tổ chức và thực hiện 8

9. Đánh giá kết quả hoạt động Marketing 8

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN

ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1 9

3.1. Cơ sở hình thành 9

3.2. Giới thiệu chung về nhà máy 9

 

 

CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1 12

4.1. Tóm lượt nội dung 12

4.2. Tôn chỉ hoạt động của công ty 12

4.3. Phân tích môi trường bên ngoài 12

4.3.1. Thông tin chung về môi trường vĩ mô 12

4.3.2. Tình hình thị trường ngành chế biến thuỷ sản 13

4.3.2.1. Thị trường thủy sản Thế Giới 13

4.3.2.2. Thị trường thủy sản nội địa và khu vực. 16

4.3.3.Tình hình cạnh tranh 20

4.3.4.Tình hình nhà cung cấp 22

4.3.5. Tình hình hệ thống phân phối 23

4.3.6.Tình hình nhu cầu Khách hàng 24

4.4. Phân tích môi trờng bên trong 27

4.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. 27

4.4.2 Các vấn đề chiến lược 29

4.4.3. Các yếu tố nội bộ khác có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cty 33

4.5. Phân tích SWOT 35

4.6. Mục tiêu Marketing 36

4.7. Chiến lược Marketing 36

4.7.1. Chiến lược cạnh tranh 36

4.7.2. Định vị 36

4.7.3. Chiến lược Marketing hỗn hợp 36

4.8. Tổ chức và thực hiện 39

4.8.1. Kế hoạch hoạt động 39

4.8.2. Ngân sách và nhân sự 40

4.9. Đánh giá kết quả hoạt động Marketing 41

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

51. Kết luận 42

5.2. Kiến nghị 42

 

doc51 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng yêu cầu ngon, bổ, chất lượng đảm bảo và giá cả lại rất cạnh tranh. Có thể đánh giá tổng quát ngành thủy sản theo nhóm thông qua số liệu thống kê dự báo về ngành từ năm 2005 - 2010: Bảng 4.1. NHU CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI THEO NHÓM NƯỚC TỪ 2005 -2010 ĐVT: Triệu tấn Theo nhóm nước 2005 2010 Tỷ lệ tăng (%) Nước đang phát triển 74,5 82,4 10,6 Nước phát triển 33,0 34,8 5,5 Nguồn: www.mofi.gov.vn Qua bảng số liệu dự báo cho thấy, trong 5 năm tỷ lệ nhu cầu ở các nước đang phát triển sẽ tăng (10,6%) nhanh hơn các nước phát triển (5,5%). Vì theo lời các chuyên gia và tổ chức quốc tế thì nhu cầu thủy sản Thế giới tăng mạnh một phần là do dân số Thế giới tăng nhanh, lý do khác là vấn đề triển vọng kinh tế, thu nhập cao ở các nước đang phát triển (Trung quốc, Việt Nam, Singapore). Nếu thống kê tất cả các nhóm nước trên Thế giới thì tổng nhu cầu thủy sản Thế giới năm 2005 là 145 triệu tấn (trị giá 68,3 tỷ USD) và dự báo con số này sẽ lên đến 157 triệu tấn vào năm 2010 sản lượng sẽ tăng bình quân 2,1%/năm (tương đương 77 tỷ USD). Trong 77 tỷ đó thì các nước đang phát triển chiếm 64 tỷ USD và các nước phát triển chiếm 12 tỷ USD, nếu phân theo khối, châu lục thì Bắc Mỹ chiếm 18 tỷ USD, khu vực Châu Âu 25,5 tỷ USD, Khu vực Châu Á 21,7 tỷ USD, Châu Đại Dương 1 tỷ USD và Châu Phi 0,5 tỷ USD. Và dự báo nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng. www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1015030&News_ID=24458147 - 82k Biểu đồ 4.1. Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 2020 2010*: 2010 2019. 2020*: 2020 về sau Nguồn: FAO * dự báo Qua biểu đồ 4.1, nhận thấy nhu cầu thủy sản Thế giới không ngừng tăngqua các năm, nhất là giai đoạn 1995 – 2001 với tốc độ tăng 31,25 % và nhu cầu này về sau vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm dần, trong đó nhu cầu về các sản phẩm cá tăng nhanh hơn các loại sản phẩm khác. Do nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới có xu hướng chuyển sang sản phẩm cá. Đó là thông tin về nhu cầu thủy sản Thế Giới, cùng với lượng cầu ngày càng tăng thì lượng cung cũng tăng lên không ít. Bảng 4.2. MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI 2001 2002 Sơ bộ - prel. 2003 Nước/Lãnh thổ KL – Q GT –V KL – Q GT –V KL – Q GT –V 1000 Tấn Triệu USD 1000 Tấn Triệu USD 1000 Tấn Triệu USD Tổng 26 53 55 683 26 363 57 774 26 987 63239 Trung Quốc 1 858 3 999 1 981 4 485 2 021 5 244 Thái Lan 1 216 4 039 1 244 3 676 1 399 3 906 Na Uy 1 856 3 364 1 886 3 569 1 825 3 624 Mỹ 1 379 3 316 1 293 3 260 1 257 3 399 Ca n a đa 543 2 798 603 3 035 620 3 300 Đan Mạch 1 204 2 660 1 198 2 872 1 135 3 214 TâyBan Nha 916 1 844 812 1 890 855 2 227 Chi lê 1 327 1 939 1 167 1 869 1 203 2 134 Hà Lan 737 1 421 781 1 803 895 2 183 Đài Loan 694 1 815 774 1 663 717 1 299 In đô nê xia 430 1 535 500 1 491 781 1 551 Ai Xơ Len 700 1 271 742 1 429 744 1 508 Ấn Độ 464 1 238 521 1 412 406 1 483 Nga 1 183 1 528 1 229 1 399 1 227 1 307 Anh 688 1 306 620 1 353 700 1 670 Đức 656 1 035 667 1 157 651 1 277 Pháp 430 1 019 395 1 089 468 1 326 Pêru 2 459 1 213 1 852 1 067 1 718 1 031 Hàn Quốc 406 1 156 401 1 046 393 1 003 Ma rốc 365 850 349 940 329 989 Nhật Bản 294 768 294 789 358 923 Ackhentina 482 957 473 728 488 890 Niu Dilân 279 638 319 710 300 703 Êcuađo 304 668 270 700 323 781 Mehico 186 669 185 602 181 635 Bỉ 117 521 120 571 145 762 Thuỵ Điển 444 508 428 562 461 739 Đảo Pharôê 250 502 251 526 252 483 922 Khác 4 685 11 105 5 012 12 083 5 169 14 Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản Qua bảng 4.2, thấy rằng trong các nước xuất khẩu hiện nay trên Thế Giới thì Trung Quốc là nước có sản lượng xuất khẩu lớn nhất, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2003 sản lượng Trung Quốc đạt hơn 2 triệu tấn ứng với trị giá hơn 5 tỷ USD, chiếm khoảng 7,94 % tổng giá trị của các nước xuất khẩu chính. Riêng ở thị trường Mỹ bị biến động về giá trị và sản lượng xuất khẩu, do năm 2002 nước này gặp khó khăn về nguyên liệu nhập khẩu. =>Qua thống kê, tuy sản lượng xuất khẩu của các nước cũng tăng lên đáng kể, nhưng khi cân đối cung cầu thì lượng cung hiện nay vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu thuỷ sản Thế Giới. Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam đầu tư vào ngành kinh doanh, chế biến thuỷ sản. 4.3.2.2. Thị trường thủy sản nội địa và khu vực. Ngành thủy sản nội địa Hiện nay, ngoài việc đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Thương mại thuỷ sản còn là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Vỉệt Nam. Trong những năm qua, mặc dầu ngành thuỷ sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn (đặc biệt là vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa, tôm đông lạnh,... ở thị trường Mỹ) nhưng đến nay ngành vẫn không ngừng phát triển và trở thành ngành kinh tế chiến lược của cả nước. Qua thống kê của Bộ Thuỷ sản đã đưa ra kết quả kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua như bảng số liệu sau: Bảng 4.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2006 ĐVT: USD 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 11thág đầu năm 2006 Kim ngạch xuất khẩu 697 1479 1778 2023 2200 2397 2650 3055 % tăng so với năm trước 12,1 57,5 20,2 13,8 8,7 8,98 10,55 23,4 % so với tổng KNXK của Việt Nam 9,6 8,7 10,3 11,0 9,6 9,04 8,28 Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản Qua bảng 4.3, nhận thấy năm 2006 là cột móc đánh dấu sự thành công của ngành thuỷ sản Việt Nam với tỷ lệ kim ngạch tăng lên rất cao. Năm 2005 chỉ có 10,55% dến 2006 tăng lên 23,4%, sự chênh lệch này đánh dấu sự triển vọng sắp tới cho ngành thuỷ sản cả nước. Vì sao vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam, đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản Việt Nam rút được nhiều kinh và khắc phục được những nhược điểm của mình. Mặc khác vụ kiện cũng góp phần làm cho thương hiệu thủy sản việt nam được các thị trường nhập khẩu khác biết đến. Còn về mặt hàng xuất khẩu, Việt Nam có 6 mặt hàng chính và sự biến động về sản lượng tiêu thụ cũng phụ thuộc vào từng loại mặt hàng. Bảng 4.4. CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SẢN PHẨM 11 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 SO VỚI CÙNG KỲ NĂM 2005 % K.Lượng (tấn) Giá trị (trUSD) K.Lượng (tấn) Giá trị (USD) Tôm đông lạnh 147.987 1.355,181 0,3 6,9 Cá tươi đông lạnh 401.614 1.031,559 63,0 65,8 trong đó cá da trơn 257.555 661,004 108,1 128,2 Cá ngừ 40.394 106,143 48,5 40,9 Mực và bạch tuộc ĐL 62.586 198,228 10,4 19,0 Hàng khô 32.535 128,792 -3,1 8,6 Hải sản khác 93.897 342,236 7,1 13,4 Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản Biểu đồ 4.2. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA VIỆT NAM 11 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản Trong các sản phẩm, thì tôm đông lạnh có tỷ lệ xuất khẩu cao nhất cả về sản lượng và giá trị. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng thì cá tươi đông lạnh lại cao hơn mặt hàng tôm, trong đó cá da trơn là sản phẩm có tốc độ tiêu thụ cao nhất (tăng 108,1% về sản lượng và tăng 128,2% về giá trị) do thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Thế Giới có xu hướng chuyển sang tiêu thụ hàng thuỷ sản tươi sống, có giá trị cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên dần dần mặt hàng khô có xu hướng giảm xuống (về sản lượng giảm 3,1% so với năm 2005) trong thời gian gần đây. Theo thông tin mới đây của Bộ thuỷ sản, tính đến hết tháng 3/2007, tổng sản lượng của ngành thuỷ sản ước đạt 806.400 tấn, đạt 21,22% kế hoạch năm và tăng 4,05% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng lên 2,23% tương ứng 476.400 tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 330.000 tấn tăng 6,8%. Riêng về giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 3 là 250 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản quý I lên 700 triệu USD đạt 12,44% kế hoạch năm và tăng 35,27% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh nhu cầu thuỷ sản Thế Giới tăng thì nhu cầu thuỷ sản nội địa cũng ngày càng tăng. Do những năm trước, Việt Nam phải nhập dây chuyền sản xuất từ nước ngoài nên chi phí rất cao đẩy mức giá sản phẩm lên mức không phù hợp với sức mua của người dân trong nước, Nhưng hiện nay, tình trạng này đã được khắc phục, mặc khác do mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cũng tăng theo. Nên kéo theo nhu cầu nội địa không ngừng tăng lên, nhất là khi dịch cúm gia cầm đã diễn ra trên diện rộng, làm mặt hàng thuỷ sản được tiêu thụ nhiều hơn. Nhu cầu thuỷ sản trong nước chủ yếu là các loại cá nước ngọt như: cá basa, cá tra, cá bông lau, cá lưng, cá thác lát,… Lượng nhu cầu thuỷ sản tăng không chỉ để đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm mà còn là nguyên liệu chính trong ngành chế biến thuỷ sản – đây là ngành kinh tế chiến lược của cả nước. Trước tình hình đó, Bộ thuỷ sản đã khuyến khích các địa phương và các doanh nghiệp chú trọng phát triển thị trường nội địa để dần dần hình thành thương nghiệp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào hệ thống mua bán thuỷ sản trong cả nước. => Tóm lại: Trãi qua những khó khăn và thử thách, hiện nay ngành thuỷ sản Việt Nam đã củng cố đựoc vị trí của mình trên thị trường Thế Giới và tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản ở thị trường trong và ngoài nước. Theo mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ thuỷ sản 16/1/2007 là phấn đấu đạt chỉ tiêu về sản lượng là 3,8 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD và hướng tới phát triển toàn ngành xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,5 – 5 tỷ USD vào năm 2020. Dựa trên điều kiện đó các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có cơ sở để thành lập và tiếp tục đầu tư phát triển. Hoạt động ngành thủy sản ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu long (ĐB SCL) *An Giang An Giang là tỉnh có số lượng bè cá nhiều nhất nước, trong đó cá tra và cá basa chiếm 89,5% trên tổng số bè của Tỉnh nhưng hiện nay việc nuôi bè cá đã chuyển dần sang các hình thức ao hầm có nước thông thoáng và nuôi đăng quầng. Để tận dụng hết mặt nước gia tăng thêm thu nhập cho nông dân. Đặc biệt loại hình nuôi phổ biến nhất là nuôi cá chân ruộng, nuôi tôm cồn bãi. Ngành thủy sản của tỉnh An Giang phát triển rất nhanh từ năm 1998 đến nay thể hiện qua bảng thống kê sau. BẢNG 4.5. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA TỈNH AN GIANG TỪ 1998-2006 Đơn vị tính: tấn Năm 1998* 1998* : 1998 - 2002 2003 2004 2005 2006 Sản lượng 64.700 136.000 153.000 236.476 237.327 Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản Thông qua sản lượng thủy sản của An Giang qua các năm cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế thủy sản của tỉnh ngày càng phát triển nhanh. Đặc biệt là giai đọan từ 2004 sang 2005 sản lượng thủy sản tăng 54,6%, về diện tích thả nuôi tăng từ 1610 ha lên gấp 1,13 lần. Năm 2006 là năm cả nước củng cố lại những khó khăn của ngành trong năm trước, tuy sản lượng và diện tích nuôi tăng lên không đáng kể nhưng cũng khẳng định được vị trí của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường thủy sản Thế Giới. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 244,4 triệu USD tăng gần 99% so với 2005. An Giang đưa ra mục tiêu 2007 là phấn đấu đạt sản lượng nuôi thủy sản lên 217.000 tấn (năm 2006 sản lượng nuôi chỉ có 182.000 tấn) và diện tích nuôi dự kiến sẽ tăng đến con số 2.500 ha. Hiện tại, An Giang có 10 Doanh nghiệp và 11 công ty hoạt động chế biến đông lạnh xuất khẩu với tổng công suất bình quân 600-700 tấn nguyên liệu/ngày. * Đồng Tháp Năm 2005, tổng diện tích nuôi trồng của Đồng Tháp là 3740 ha đạt mức sản lượng 85.855 tấn tăng 23,38% so với 2004. Còn về nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cung cấp khoảng 20.000 tấn tăng 22% cho ngành thủy sản của tỉnh. Hiện tại, nếu so với 2005 thì sản lượng nguồn nguyên liệu và sản lượng nuôi trồng của tỉnh Đồng Tháp tăng lên rất nhanh, trong khi đó ngành khai thác và chế biến thủy sản lại chậm phát triển. Vì vậy, Đồng Tháp vẫn chưa khai thác và phát triển hết tiềm năng về thủy sản của tỉnh nhà. Theo thống kê của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến 10/2005 Đồng Tháp có 3 Doanh nghiệp tư nhân nằm trong 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá hàng đầu Việt nam là: DOCIFISH; VĨNH HOÀN.CO; LTD & QVD FOOD.CO. Bình quân công suất của 3 công ty là 453 tấn nguyên liệu/ngày và bình quân công suất của toàn tỉnh là 500-550 tấn nguyên liệu/ngày. * Kiên Giang Ngoài lợi thế về hải sản, Kiên Giang còn đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản. Năm 2006, Kiên Giang có diện tích nuôi trồng thủy sản là 62 ngàn ha với sản lượng cung cấp 20 ngàn tấn. Trong đó chủ yếu là nuôi tôm, riêng diện tích nuôi tôm là 51 ngàn ha và chiếm 50% trên tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Hiện Kiên Giang có 7 cơ sở đông lạnh với công suất thiết kế là 17 ngàn tấn nguyên liệu/năm. Trong đó, có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn HACCP xuất khẩu vào thị trường EU và 5 công ty chế biến bột cá. =>Tóm lại: Với đặc điểm tự nhiên thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế thủy sản của vùng ĐB SCL đang phát triển rất mạnh trong đó tiêu biểu là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang. Là các tỉnh có sản lượng và diện tích nuôi đứng đầu khu vực đảm bảo được nhu cầu nguyên liệu cho các công ty thủy sản trong vùng. Trong đó, An Giang có năng suất nuôi hiệu quả nhất, Kiên Giang có diện tích nuôi lớn nhất nhưng năng suất lại thấp hơn so với hai Tỉnh còn lại. Tuy nhiên, để tiếp tục khai thác các thị trường Thế Giới và thị trường nội địa tiềm năng thì khu vực nói chung và các tỉnh nói riêng phải phát huy hết lợi thế tiềm năng sẵn có của mình một cách tích cực và hiệu quả hơn. 4.3.3.Tình hình cạnh tranh Sản phẩm chủ yếu của công ty là cá tra, basa đông lạnh. Và khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến là thị trường xuất khẩu. Vì vậy, xem xét trong lĩnh vực chế biến thủy sản trong vùng thì công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như: Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Agifish, Afiex, AFA…Hiện tại các công ty này cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, theo thống kê của Bộ thủy sản, trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt nam thì Nam Việt là công ty đứng đầu với giá trị xuất khẩu là 110 triệu USD, tương đương mức sản lượng 49,2 ngàn tấn. Và theo sau là hai công ty Agifish, Vĩnh Hoàn. Đa số các công ty này đều có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và có một lợi thế riêng. Do đó, tùy vào hiệu quả chiến lược của mỗi công ty mà tạo cho mình một vị thế trên thị trường. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish): Được thành lập năm 1993. Có trụ sở tại 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An giang. Agifish được xem là công ty có bề dày nhiều năm kinh nghiệm nhất trong ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam. Hiện tại, công ty hoạt động với tổng vốn điều lệ là 78,9 tỷ đồng và có 4 nhà máy sản xuất đông lạnh. Sản phẩm chính của công ty gồm cá tra, basa đông lạnh và các mặt hàng giá trị gia tăng và hướng tới thị trường trong và ngoài nước. Đối với thị trường Thế Giới, Agifish ngày càng có uy tín và là thương hiệu mạnh ở các nước Hoa Kỳ, EU, Úc, Hông Kông. Riêng thị trường trong nước sản phẩm chế biến từ cá tra, basa của Agifish có mặt rộng khắp 50 tỉnh thành với hơn 100 loại sản phẩm, được phân phối đến các nơi như: siêu thị, đại lý, nhà hàng…Đặc biệt thương hiệu Agifish đã được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty Agifish đã cộng tác với cơ quan CIRAD của Pháp để nghiên cứu sinh lý và sinh sản cá Basa và cá tra với kết quả đáng khích lệ. Việc nghiên cứu nhằm tạo ra con giống nhân tạo để đáp ứng được nhu cầu con giống cho ngư dân, khi nguồn cung cấp giống từ thiên nhiên ngày càng ít đi. Đây là một thành công lớn trong nghiên cứu khoa học của Công ty Agifish. Và công ty Agifish sẽ tiếp tục hợp tác với Cirad để nghiên cứu các vấn đề về phát triển chất lượng liên quan đến dây chuyền sản xuất cá basa, cá tra tại vùng ĐBSCL nhằm cải tiến chất lượng cá nuôi, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao cho thị trường. Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được chứng nhận bởi SGS, đồng thời đã đưa chương trình quản lý chất lượng SQF1000 áp dụng cho người nuôi. Điều này chứng minh rằng, công ty đã có hướng đi đúng về chất lượng và an toàn thực phẩm. Về hoạt động Marketing hiện nay, công ty đã tham gia vào các hội chợ và có chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho các khách hàng ở phía Bắc. Công ty TNHH Nam Việt (NAVIFISHCO ): Công ty được thành lập năm 1993, có trụ sở giao dịch tại 19 D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quí, TP Long Xuyên, An Giang. Hiện tại Nam Việt là công ty chế biến thủy sản xuất khẩu đứng đầu vùng ĐBSCL. Sản phẩm chủ yếu là cá tra, basa fillet chưa có sản phẩm giá trị giá tăng, nên chưa thâm nhập được ở thị trường nội địa. Tuy bề dày kinh nghiệm không bằng Agifish nhưng công ty có cách quản lý tốt nguồn nguyên liệu kết hợp với nguồn tài chính dồi dào nên Nam Việt đã chiếm thị phần lớn ở thị trường xuất khẩu. Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (VINHHOAN): được thành lập năm 1997, tại Quốc lộ 30, phường 11, TX Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tuy còn non trẻ hơn so với hai công ty trước nhưng Vĩnh Hoàn vẫn được biết đến là một trong những công ty cung ứng thủy sản xuất khẩu đáng tin cậy của Việt Nam. Ngoài sản phẩm chính là cá tra và basa fillet, công ty còn cung cấp các mặt hàng giá trị gia tăng và nhiều loại sản phẩm chế biến khác. Công ty hướng đến thâm nhập cả hai thị trường mục tiêu đó là thị trường trong và ngoài nước. Công ty có diện tích 4500 m2 được trang bị mới với hai dây chuyền cấp đông IQF có công suất 1500kg/h. Chất lượng sản phẩm của công ty được chấp nhận qua kiểm soát theo tiêu chuẩn của EU và hệ thống HACCP. Mục tiêu chủ yếu của công ty là cung ứng các sản phẩm được chế biến phối hợp từ cá, rau quả và gia vị có giá trị dinh dưỡng cao. Bảng 4.6.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. Các đối thủ logo Thị phần xk (%) Điểm mạnh Điểm yếu Nam Việt 32,07 - Thị phần lớn ở thị trường xuất khẩu. - Tài chính mạnh. - Quản lý nguyên liệu tốt. - Chính sách nhân sự tốt. - Trang thiết bị còn thiếu và chưa hiện đại. - Hoạt động Marketing con đơn điệu. - chi phí sản xuất cao. - Chưa có sản phẩm chế biến. Chưa có kênh phân phối ở thị trường nội địa Agifish 16,05 - Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. - Thương hiệu mạnh ở nội địa. - Tài chính dồi dào. - Chi phí sản xuất thấp nhờ quản lý tốt khâu sản xuất. - Hoạt động Marketing tương đối hoàn chỉnh. - Thương hiệu yếu ở thị trường xuất khẩu. - Quản trị và quản lý nhân sự chưa tốt. - Quản lý chất lượng chưa tốt. -Công suất hoạt động chưa đủ nhu cầu. Vĩnh Hoàn 16,52 - Có đội ngũ chuyên viên nghiên cứu giỏi. - Khả năng cạnh tranh về giá tốt. - Thị phần thấp. - Marketing chưa được tổ chức tốt. - Thương hiệu chưa mạnh. (Nguồn: Thị phần của các công ty được lấy từ số liệu của cụcHải quan Việt Nam) =>Tóm lại: So với công ty, các đối thủ phần lớn đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên các trang thiết bị, hệ thống sản xuất của các công ty này không hiện đại và có quy mô nhỏ hơn so với công ty. 4.3.4.Tình hình nhà cung cấp Đối với hoạt động của một công ty chế biến thủy sản đông lạnh thì có rất nhiều yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng cần được quan tâm. Trong đó yếu tố trang thiết bị, nguyên liệu, năng lượng và nhiên liệu là các điều kiện tiên quyết để công ty đi vào hoạt động sản xuất. Về thiết bị chủ yếu là thiết bị công nghệ bao gồm những thiết bị phục vụ cho việc cấp đông. Công ty sẽ nhập từ các nhà cung cấp có uy tín trên Thế Giới như: GRASSO, GEOHARD (Hà Lan); TETKOKU, MYCOM (Nhật); VILTER, NORTHSTAR, CROWN (Mỹ); DANFOSS, HANSEN, ALAFAVAL (EU);POLISTAMP (Italy); GUNTER, CAMHENMATIC, SCHAFER, LINDE (Đức), JACKSTONE, EUROTECH (Uk); MOON (Trung Quốc)...Còn lại một số thiết bị phụ của quá trình cấp đông và các thiết bị khác phục vụ cho quá trình xử lý chế biến sẽ được mua từ các nhà sản xuất trong nước. Dây chuyền công nghệ chính cho công ty chế biến thủy sản với công suất 600 tấn nguyên liệu/ ngày có giá trị và số lượng thiết bị thay đổi tùy theo nhà cung cấp. Công ty sẽ chọn mua các trang thiết bị với giá tối ưu và phù hợp nhất, bằng cách cho đấu thầu cung cấp thiết bị và mức giá trung bình dự đoán là 6 triệu USD. Vấn đề còn lại là sự thỏa thuận giữa công ty và nhà cung cấp sao cho đôi bên cùng có lợi. Về yếu tố nguyên liệu, tuy hiện tại nhu cầu nguyên liệu thủy sản trong cả nước đang thiếu. Ảnh hưởng đến các công ty chế biến thủy sản đông lạnh nhưng công ty có phần thuận lợi hơn vì nằm trong khu vực trung tâm của vùng nguyên liệu. Đảm bảo được vấn đề thu mua và vận chuyển nguyên liệu. Và để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu, công ty định hướng sẽ đề cử chuyên viên đến tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, công ty còn dự kiến sẽ tổ chức lại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng liên kết với các nhà khoa học, nhà quản lý. Để tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Do nằm trong phạm vi cụm công nghiệp Vàm Cống, gồm có 4 công ty chế biến thủy sản đang hoạt động với công suất như nhau (600 tấn nguyên liệu/ngày) nên công ty có sẵn hệ thống phân phối điện công nghiệp và nước dùng cho sản xuất chế biến thuận lợi cho hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng như các doanh nghiệp khác gặp khó khăn khi nguồn nguyên liệu biến động không phù hợp với thị trường. Thời điểm nhu cầu thị trường tăng cao thì nguồn nguyên liệu lại rất hiếm đẩy giá thành lên cao, ngược lại do lượng cung nguyên liệu tăng nên giá lại rẻ hơn nhưng nhu cầu thị trường lại giảm xuống. => Tóm lại: Vấn đề trang thiết bị tương đối ổn địn, và vị trí của công ty cũng tạo lợi thế về nguyên liệu cho công ty. Tuy nhiê, sự biến động nguyên liệu trong cả nước đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng. 4.3.5. Tình hình hệ thống phân phối Hiện tại, nhìn chung đối với các hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu ở các nước. Vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch vừa đảm bảo uy tín giữa người mua và người bán. Về phương tiện vận chuyển thường tàu được sử dụng phổ biến và thuận tiện hơn vừa tiết kiệm chi phí cho ngoại thương, lại vừa an toàn. Còn đối với thị trường nội địa, các công ty thường phân phối cho các siêu thị, cửa hàng, đại lý và các công ty chế biến khác sau đó mới đến tay người tiêu dùng. Ở thị trường này thuận lợi cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp hơn vì có thể trực tiếp nhận phản hồi từ người tiêu dùng để cải tiến sản xuất phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường, còn đối với thị trường xuất khẩu để khảo sát tìm hiểu thị trường là cả một vấn đề khó khăn. => Tóm lại: Đối với thị trường xuất khẩu, hiện tại các doanh nghiệp đều chưa có được hệ thống phân phối hoàn chỉnh mà chỉ đơn giản là giao hàng cho nhà nhập khẩu. Và đây là hệ thống phân phối tối ưu nhất và phù hợp cho các doanh nghiệp. 4.3.6.Tình hình nhu cầu Khách hàng Khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới chủ yếu là thị trường xuất khẩu. Trong đó các thị trường doanh nghiệp có quan hệ buôn bán như: Hoa kỳ (nhu cầu hàng năm cần là 15 tỷ USD, Việt Nam chỉ xuất qua được 3 tỷ USD); Pháp + Đức + Hà Lan + Ý + Nga + Anh + Ba Lan (nhu cầu hàng năm cần là 25 tỷ USD, Việt Nam chỉ xuất qua được 163 USD); Bắc Á + Singarpore + Malaysia (nhu cầu hàng năm cần là 20 tỷ USD, Việt Nam chỉ xuất qua chỉ 38 triệu USD). Cho thấy thị trường tiềm năng vẫn còn rất lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Hiện tại, số lượng khách hàng nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn giới hạn, chính phủ có chính sách tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản trong cả nước hướng tới mở rộng thị trường đến các quốc gia, khu vực khác trên Thế Giới. BẢNG 4.7. MỘT SỐ NƯỚC CHÍNH CÓ QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG VỚI VN Thị Trường 11 tháng đầu năm 2006 Chênh lệch 2006/ 2005 (% ) K.Lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) K.Lượng % Giá trị % Nhật Bản 113.891 774,625 -3,7 2,8 EU 200.601 660,004 72,3 66,6 Đức 26.429 95,179 47,1 53,2 Hà Lan 27.626 91,327 206,4 150,7 Italia 30.843 89,338 42,9 50,9 Tây Ban Nha 33.664 91,724 83,1 90,4 Bĩ 20.935 85,785 16,4 20,5 Mỹ 90.288 607,512 6,8 5,0 Hàn Quốc 76.616 188,635 10,2 26,8 ASEAN 55.463 139,443 24,7 22,2 Trung Quốc 44.184 131,034 3,4 8,5 Trong đó Hồng Kông 23.730 74,494 4,5 13,4 Australia 21.885 115,057 12,5 31,1 Nga 52.568 113,014 350,9 274,6 Đài Loan 28.512 93,416 -12,0 -16,9 Các nước khác 54.611 233,258 68,9 74,3 TỔNG CỘNG: 738.619 3.055,997 29,2 23,4 Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản So với 2005, 11 tháng dầu năm 2006 sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất ở thị trường Nga và Hà Lan (tăng từ 2- 4 lần) nhưng ở thị trường Nhật Bản lại giảm 3,7% (tuy vậy giá trị xuất khẩu vẫn tăng lên có thể do giá tăng hoặc do lạm phát Thế Giới). Sở dĩ nhu cầu thuỷ sản ở Nhật không tăng, thậm chí có xu hướng giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trong những năm 90 ở Nhật. Mặc khác là do sự thay đổi cách sống của thế hệ trẻ ở Nhật và việc giảm nguồn cung cấp thủy sản trong nước cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ ở Nhật Bản. Biểu đồ.4.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT VAM VÀO CÁC NƯỚC 11 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 Nguồn: Hải Q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLập kế hoạch marketing cho công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1.doc
Tài liệu liên quan