MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 10
1. Tính cấp thiết của đề tài 10
2. Mục đích nghiên cứu 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 12
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 12
1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO DOANH NGHIỆP 13
1.1 Khái quát về lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp 13
1.1.1 Thế nào là lập kế hoạch marketing 13
1.1.2 Vai trò của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp 13
1.2 Lập kế hoạch marketing trong mối quan hệ với quản trị marketing 14
1.2.1 Khái niệm quản trị marketing 14
1.2.2 Những nội dung cơ bản của quản trị marketing 14
1.2.3 Lập kế hoạch marketing - nội dung quan trọng của quản trị marketing 35
1.3 Bản chất và nội dung của kế hoạch marketing 35
1.3.1.Bản chất của kế hoạch marketing 35
1.3.2. Nội dung của kế hoạch marketing 36
1.4 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại 50
1.4.1 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại 50
1.4.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp thương mại 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN 52
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên 52
2.1.1 Những nét cơ bản về Công ty 52
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 52
2.1.2. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty 54
- Quy trình công việc của dịch vụ 54
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 55
2.1.3.1. Số cấp quản lý của công ty 55
2.1.3.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 55
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 60
2.1.3 Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty 61
2.1.4 Phân tích và đánh giá những kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 62
2.1.5 Những nhận định về vai trò của hoạt động marketing đối với hoạt động kinh doanh của Công ty 69
2.2. Phân tích và đánh giá hiện trạng các hoạt động marketing của Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên 70
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường 70
2.2.2 Hoạt động chăm sóc khách hàng 71
2.2.3 Chính sách sản phẩm 72
2.2.4 Chính sách giá cả 76
2.2.5 Chính sách phân phối 79
2.2.6 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 84
2.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện các hoạt động marketing trong mối quan hệ với kế hoạch marketing 85
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 86
3.1 Những căn cứ để tiến hành việc lập kế hoạch marketing cho Công ty 86
3.2 Những nội dung cơ bản của kế hoạch marketing cho Công ty trong giai đoạn tới 86
3.2.1 Tóm lược nội dung bản kế hoạch marketing 86
3.2.2 Hiện trạng hoạt động marketing phục vụ cho bản kế hoạch 87
3.2.3 Phân tích cơ hội và vấn đề 87
3.2.5. Chiến lược marketing 110
3.2.6 Chương trình hành động 113
3.2.7 Những tính toán kinh tế - kỹ thuật của bản kế hoạch marketing 116
3.2.8 Kiểm tra kế hoạch marketing 116
3.3 Những nhận định về bản kế hoạch marketing khi triển khai 117
3.3.1 Triển vọng thành công và mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp (thuận lợi) 117
3.3.2 Nguy cơ thất bại và biện pháp phòng ngừa (khó khăn) 117
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xăng dầu của công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h marketing đối với doanh nghiệp thương mại
Trong quá trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp thương mại đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc phải quản lý các hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ dựa trên cơ sở các loại kế hoạch marketing.Vì vậy, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc lập kế hoạch marketing hàng năm. Do đó các doanh nhgiệp đã đạt được những thành tích nhất định. Cụ thể là:
- Công tác lập kế hoạch đã phát huy tối đa quyền chủ động, sáng tạo của cán bộ lập kế hoạch.
- Công tác lập kế hoạch của các doanh nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở định hướng của Cấp quản lý. Tuy nhiên, không vì thế mà kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp được lập ra mang tính thụ động.
- Công tác lập kế hoạch đi theo một trình tự xây dựng cũng rất hợp lý. Do đó tăng sự chủ động trong việc lập kế hoạch năm tới.
- Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch được trình bày một cách hợp lý. Các chỉ tiêu trong loại kế hoạch không những được theo dõi theo chủng loại mà còn kết hợp luôn với từng đối tượng khách hàng, hình thức bán nên đã giảm bớt được hình thức kế hoạch, tăng khả năng quản lý. Từ đó giúp cho ban lãnh đạo, cán bộ quản lý dễ dàng theo dõi tình hình thực hiện dựa trên sự so sánh giữa các tháng, giữa các đối tượng khách hàng.
- Lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp thương mại còn làm tối ưu hoá lợi nhuận
- Tối ưu hoá marketing- mix
- Tối ưu hoá việc phân bổ kinh phí marketing
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên
2.1.1 Những nét cơ bản về Công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên
- Địa chỉ: 309 Đường Lương Ngọc Quyến – TP.Thái Nguyên – T.Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0280.6252008
- Fax: 02803.855292
- Tài khoản: 39010000010215 Tại NH đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
- Quyết định thành lập Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên (trước đây là Công ty thương nghiệp II – Thái Nguyên ) được thành lập theo quyết định số 99/ QĐ ngày 1/7/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên (trước đây là Công ty thương nghiệp II – Thái Nguyên) được thành lập theo quyết định số 99/QĐ ngày 1/7/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) công ty ra đời trên cơ sở hợp nhất 7 công ty: Công ty kinh doanh tổng hợp, công ty thu mua gia công, công ty thương nghiệp huyện Đại Từ; Định Hoá; Phú Lương; Võ Nhai; Đồng Hỷ.
Ngày 8/12/1992 UBND Bắc Thái có quyết định số 642/UB-QĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên là Công ty thương nghiệp II - Bắc Thái.
Năm 2001, công ty tiếp nhận thêm của hàng thương nghiệp huyện Phổ Yên, cửa hàng thương nghiệp huyện Phú Bình.
Thực hiện Nghị quyết Trung Ương lần thứ II của Ban chấp hành Trung Ương khoá VII với nội dung “chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kện thành công ty cổ phần”
Ngày 20/1/2004 UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định số 161/QĐ - UB về việc sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước của Công ty thương nghiệp II - Thái Nguyên thành công ty cổ phần.
Ngày 4/6/2004 công ty tiến hành đại hội cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên và Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2004.
Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân có đăng ký kinh doanh số 1703000108. Công ty chịu sự chỉ đạo về chính sách của UBND tỉnh Thái Nguyên, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều lệ công ty dựa trên cơ sở đúng pháp luật của Nhà nước, tự chủ trong kinh doanh, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước. Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về lao động và việc làm, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo pháp luật.
Từ khi được thành lập đến nay công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cả về số lượng và chất lượng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ chính sách xã hội trên địa bàn được giao. Để đạt được những thành tích trên là sự phấn đấu không ngừng của tập thể CBNV trong toàn công ty. Công ty đã thực hiện hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả SXKD, xây dựng quy chế quản lý phù hợp trong điều kiện đặc thù riêng của mình. Trong những năm qua công ty luôn tổ chức tốt việc khai thác nguồn hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ cải tiến khoa học công nghệ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty
- Quy trình công việc của dịch vụ
Mặc dù công ty có rất nhiều các ngành nghề kinh doanh. Nhưng mặt hàng chính mà công ty kinh doanh là xăng dầu (Xăng dầu chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty).
Tổng công ty XD Bắc Thái
Petrolimex
Công ty CPTM Thái Nguyên
Các chi nhánh trực thuộc
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công việc dịch vụ của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP PTTM Thái Nguyên)
Quy trình công việc dịch vụ của Công ty CPPTTM Thái Nguyên từ khâu nhập hàng đến phân phối được tiến hành như sau:
Bước 1: Căn cứ vào tình hình xăng dầu của chi nhánh. Các chi nhánh trực thuộc ra quyết định đặt hàng với Công ty CPPTTM Thái Nguyên
Bước 2: Căn cứ vào đơn đặt hàng của các chi nhánh, Công ty CPPTTM Thái Nguyên đặt hàng cho Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái. Hợp đồng Công ty CPPTTM Thái Nguyên được ký trong một năm đối với Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái từ 1/1/Y đến 31/12/Y.
Bước 3: Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái viết một giấy giới thiệu, giới thiệu công ty CPPTTM Thái Nguyên cho Petrolimex.
Nhân viên lái xe của công ty CPPTTM Thái Nguyên sẽ cầm giấy giới thiệu lên đến kho Petrolimex lấy hàng, trên tổng công ty Petrolimex nhân viên lái xe sẽ nhận được một hoá đơn giá trị gia tăng xuất vè công ty xăng dầu Bắc Thái và giấy kết quả thử nghiệm, và hoá đơn đỏ của lượng hàng đó. Lái xe mang hoá đơn giá trị gia tăng đến Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái và đổi lấy hoá đơn của Công ty CPPTTM Thái Nguyên và hàng được vận chuyển trực tiếp đến các chi nhánh của công ty CPPTTM Thái Nguyên.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1. Số cấp quản lý của công ty
Bộ máy của công ty được chia thành 2 khối:
- Khối quản lý gồm hội đồng quản trị và 3 phòng ban chức năng.
- Các chi nhánh trực thuộc.
2.1.3.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Là một công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty nên mô hình bộ máy tổ chức của công ty cấu tạo phù hợp với đặc điểm ngành nghề SXKD của công ty, mô hình tổ chức quản lý của công ty là mô hình trực tuyến - chức năng. Hệ thống quản lý trực tuyến - chức năng có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng chủ yếu được tổ chức ở cấp doanh nghiệp, trong đó quyền ra mệnh lệnh quản trị thuộc cấp trưởng trực tuyến và cấp trưởng chức năng. Theo cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm 3 cấp quản lý: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở được trình bày ở hình 2.2 sau (xem trang bên).
- Hội đồng quản trị:
Gồm 6 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Có trách nhiệm quản trị công ty theo điều lệ, nghị định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định kết quả SXKD và nộp ngân sách hàng năm. Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược, do hội đồng cổ đông thông qua.
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng công ty, duyệt phương án tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị trực thuộc.
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TCHC
P. KINH DOANH
P. KẾ TOÁN
CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC
(Nguồn:Phòng kinh doanh - Công ty CPPTTM Thái Nguyên)
+ Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị.
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc công ty: Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động, mạng lưới kinh doanh của công ty, chỉ đạo và điều hành và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất giữ vững và nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Phó giám đốc công ty: Giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thay mặt giám đốc giải quyết mọi công việc khi được giám đốc uỷ quyền.
- Phòng Tổ chức hành chính:
Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy SXKD và bố trí nhân sự phù hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân viên, quản lý hồ sơ lý lịch của CBCNV trong toàn công ty, hướng dẫn thực hiện các chính sách với CBCNV như: Tiền lương, bồi dưỡng, thi tay nghề, xét duyệt nâng lương, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, tuyển dụng, phê duyệt, bổ nhiệm. Ngoài gia phòng còn có chức năng lưu trữ công văn, giấy tờ, sổ sách….giải quyết các công việc hành chính cho công ty, giám sát việc thực hiện pháp luật của các thành viên trong công ty.
- Phòng Kế toán:
Tham mưu cho lãnh đạo trong công ty định hướng hoạt động SXKD ngắn, trung, dài hạn cho công ty, giao kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc, giúp lãnh đạo công ty chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ SXKD đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động SXKD của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, lập kế hoạch về sử dụng các nguồn lực về vốn như: Vốn, tiền mặt, vật tư, tài sản giúp giám đốc thanh tra, giám sát và quản lý các nguồn vốn, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính. Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất của công ty, phân tích hoạt động kinh doanh, từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo những phương pháp điều hành về quản lý sản xuất công ty có hiệu quả cụ thể:
Giúp cho giám đốc biết rõ nguồn tài chính do đó việc thực hiện kế hoạch tài chính, phân bổ cho các đơn vị dưới chính xác.
+ Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác hạch toán theo đúng chế độ quy định. Kiểm tra giám sát công ty về tài sản, nguồn vốn và phát hiện sai sót kịp thời và hạn chế những hiện tượng sai phạm về tài chính.
- Các chi nhánh trực thuộc công ty có 11 đơn vị:
Mạng lưới khu vực trong thành phố gồm các đơn vị:
+ Chi nhánh xây dựng và thương mại II
+ Chi nhánh thương mại tổng hợp I
+ Chi nhánh sửa chữa ôtô Bắc Thái
+ Chi nhánh thương mại Trung Tâm
Mạng lưới các đơn vị thuộc địa bàn Huyện gồm các đơn vị:
+ Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
+Chi nhánh thương mại Võ Nhai
+ Chi nhánh thương mại Đại Từ
+ Chi nhánh thương mại Định Hoá
+ Chi nhánh thương mại Phú Lương
+ Chi nhánh thương mại Phổ Yên
+ Chi nhánh thương mại Phú Bình
Các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán độc lập và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với công ty và Nhà nước như: Nộp thuế, BHXH…quản Các chi nhánh trực thuộc công ty đều có một giám đốc chi nhánh trực lý lao động, quản lý kinh tế theo đúng chế độ chính sách đối với Nhà nước.
Ở các địa bàn khác nhau các đơn vị tổ chức thực hiện kinh doanh có hiệu quả tổ chức lưu thông hàng hoá, đảm bảo về chất lượng, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Thực hiện công tác kế toán tại văn phòng công ty gồm 5 cán bộ kế toán: 01 kế toán trưởng, 01 phó phòng kế toán và 03 nhân viên phụ trách các phần hạch toán kế toán. Phòng được trang bị 03 máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán, đội ngũ cán bộ phòng kế toán đều có trình độ Đại học. Cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng người như sau:
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán thuộc phòng Kế toán của Công ty CPPTTM Thái Nguyên
Trưởng phòng Kế toán
Phó phòng Kế toán
Kế toán mua hàng
Kế toán bán hàng
Thống kê thủ quỹ
Kế toán các đơn vị trực thuộc
(Nguồn:Phòng kinh doanh - Công ty CPPTTM Thái Nguyên)
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tổ chức công tác kế hoạch kế toán của phòng cũng như công tác kế hoạch kế toán của toàn công ty, có trách nhiệm hướng dẫn kế toán viên thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và Ban giám đốc về công tác tài chính kế toán của toàn công ty, đôn đốc kiểm tra số liệu quyết toán theo định kỳ, quý, năm.
- Kế toán tổng hợp: Là phó phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp quyết toán của toàn công ty, đồng thời là kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi tiền mặt của công ty, theo dõi tài sản…
- Kế toán mua hàng và theo dõi nguồn hàng: Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả, theo dõi quá trình mua hàng, theo dõi ngân hàng, các khoản nợ nội bộ công ty.
- Kế toán bán hàng: Theo dõi toàn bộ hoạt động bán buôn, bán lẻ của văn phòng công ty.
- Thống kê thủ quỹ: Thu chi tiền mặt tại quỹ, kiêm công tác thống kê, hạch toán chế độ BHXH cho toàn công ty.
Qua từng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán và sơ đồ tổ chức kế toán của toàn công ty ta thấy chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính như sau:
+ Căn cứ vào kế hoạch SXKD, xây dựng kế hoạch tài chính của công ty đáp ứng nhu cầu phục vụ SXKD kịp thời.
+ Quản lý mọi nguồn vốn của doanh nghiệp, theo dõi đôn đốc thanh toán công nợ.
+ Mở sổ sách kê toán, hạch toán thu chi, phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính toán phân bổ chi phí, kết quả lãi lỗ, kiểm tra kiểm soát chứng từ đảm bảo đúng pháp lệnh thống kê của Nhà nước ban hành.
+ Hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tài chính đầy đủ, đúng quy định, đảm bảo độ chính xác, trung thực kịp thời.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chức năng, nhiệm vụ của công ty chủ yếu là:
+ Tổ chức cung ứng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng chính sách xã hội phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa.
+ Tổ chức kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Ký kết hợp đồng với các đơn vị bạn để phát triển kinh doanh.
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ, chính sách nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước.
+ Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty theo chế độ chính sách của nhà nước. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao về trình độ văn hoá, chính trị, chuyên môn cho cán bộ.
2.1.3 Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty
2.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
Là một Công ty cổ phần phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh dịch vụ mà mặt hàng chủ yếu của Công ty là xăng dầu (thu nhập từ xăng dầu khoảng 70% thu nhập toàn công ty)
2.1.3.2. Các loại dịch vụ của công ty
Tổng công ty kinh doanh nhiều mặt hàng như: xăng dầu, vận tải, khách sạn,…Nhưng trên tổng công ty chỉ kinh doanh chủ yếu mặt hàng xăng dầu.
+ Xăng: Chủ yếu xăng 90,92, 95.
+ Dầu: Dầu DIESEL và dầu hoả.
Hình 2.4: Một số mẫu Logo sản phẩm chính của Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty CPPTTM Thái Nguyên)
2.1.4 Phân tích và đánh giá những kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
- Kết quả hoạt động SXKD của Công ty CPPTTM Thái Nguyên phản ánh nỗ lực của toàn bộ CBCNV trong Công ty, sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo nên nó rất quan trọng. Kết quả sản xuất năm trước là tài liệu để xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo. Do là một công ty mới được chuyển đổi, qua số liệu thu thập được ta có bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây.
Bảng 2.1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(năm 2007, 2008)
( Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
So sánh (%)
1-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
155.562.668.331
199.138.865.246
112,3
Trong đó: DT nội bộ
104.844.346.100
127.215.970.906
109,6
DT bán buôn
50.718.322.681
70.475.094.026
116,3
DT vận tải
1.447.800.314
200
2- Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
3- DT thuần và bán hàng và CCDV
155.562.668.781
199.138.865.246
112,3
4- Giá vốn hàng bán
154.870.691.197
198.450.341.717
112,3
Giá vốn bán nội bộ
104.844.346.100
127.215.970.906
109,6
Giá vốn BB+ vận tải
50.026.345.097
71.234.370.811
117,5
5- Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
691.977.584
688.523.529
99,75
6- Doanh thu hoạt động tài chính
2.770.404.715
4.630.474.023
125,1
Trong đó: Thu lãI TG + công nợ
425.939.482
1.170.882.523
146,7
Thu đơn vị nội bộ
2.344.465.233
3.459.591.500
119,2
7- Chi phí tài chính
2.290.849.579
3.949.383.082
126,6
Trong đó: Chi phí phục vụ KDVP
-53.615.654
489.791.582
224,6
Trả thay đơn vị
2.344.465.233
3.495.591.500
119,7
8- Chi phí bán hàng
74.510.556
200
9 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
533.134.241
660.311.756
110,7
10- Lợi nhuận thuần từ HĐKD
638.398.479
634.792.158
99,72
11- Thu nhập khác
368.225.107
0
0
12- Chi phí khác
272.763.163
0
0
13- Lợi nhuận khác
95.461.944
0
0
14 Tổng lợi nhuận trước thuế
733.860.423
634.792.158
92,76
15- Chi phí thuế TNDN
205.480.918
177.741.804
92,76
16- Lợi nhuận sau thuế TNDN
528.379.505
457.050.354
92,76
17- Lợi nhuận trả nhà đầu tư
39.275.742
-16.016.239
-138
18 Lợi nhuận của doanh nghiệp
489.103.763
473.066.593
98,33
(Nguồn: Phòng kế toán - Công ty CPPTTM Thái Nguyên)
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy các loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008 tăng xấp xỉ 1,28 lần so với năm 2007 nhưng tổng lợi nhuận sau thuế lại giảm xuống từ 528.379.505 (đồng) vào năm 2007 xuống còn 457.050.354 (đồng) vào năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại chi phí đều tăng đặc biệt là giá xăng dầu trong năm 2008 biến động rất lớn (thời điểm giá xăng dầu cao nhất là 19.000 đồng/ lít), nguồn vốn hạn chế do lãi suất ngân hàng tăng cao (vào thời điểm tháng 7 năm 2008 lãi xuất là 1,9%/ tháng), hoa hồng xăng dầu giảm mạnh chỉ còn 200 đồng/ lít. Mặt khác do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho lợi nhuận của công ty giảm từ 489.103.763 xuống 473.066.593 nhưng lợi nhuận trả nhà đầu tư giảm xuống đáng kể, điều này khiến doanh nghiệp không huy động được vốn tù các nhà đầu tư.
Hình 2.5: Biểu đồ về lợi nhuận sau thuế của năm 2007 và 2008
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CPPTTM Thái Nguyên)
Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy sự chênh lêch không đáng kể về lợi nhuận sau thuế của năm 2008 và năm 2007, năm 2008 tuy sản lượng tăng cao nhưng do giá mua đầu vào, chi phí khác lại cao (thời điểm giá xăng cao nhất là 19.000 đồng/ lít) nên lợi nhuận sau thuế không cao hơn so với năm 2007 (ít biến động về giá cả).
- Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định.Như vậy bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp:
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Ta có bảng cân đối kế toán năm 2008 của công ty
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán
(Đơn vị tính: Đồng)
Stt
Tài sản
Số cuối năm
Số đầu năm
A
TÀI SẢN NGẮN HẠN
14.498.733.167
7.995.774.987
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
4.479.214.555
1.724.706.856
1
Tiền
4.479.214.555
1.724.706.856
2
Các khoản tương đương tiền
0
0
II
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
1
Đầu tư nhắn hạn
0
0
2
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn(* )
0
0
III
Các khoản phải thu ngắn hạn
9.784.135.512
4.774.131.043
1
Phải thu khách hàng
9.107.812.568
3.617.356.949
2
Trả trước cho người bán
188.664.614
597.527.883
3
Phải thu nội bộ ngắn hạn
0
0
4
Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD
0
0
5
Các khoản phảI thu khác
487.658.330
559.246.211
6
Dự phòng phảI thu ngắn hạn khó đòi (*)
0
0
III
Hàng tồn kho
0
0
1
Hàng tồn kho
0
0
2
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*)
0
0
IV
Tài sản ngắn hạn khác
235.383.100
1.496.937.088
1
Chi phí trả trước ngắn hạn
105.000.000
76.000.000
2
Thuế GTGT được khấu trừ
0
53.345.708
3
Thuế và các khoản phải thu nhà nước
0
0
4
Tài sản ngắn hạn khác
130.383.100
1.367.591.380
B
TÀI SẢN DÀI HẠN
20.995.438.827
21.570.082.864
I
Các khoản phải thu dài hạn
18.481.655.548
20.345.535.935
1
Phải thu dài hạn của khách hàng
0
0
2
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
18.481.655.548
20.345.535.935
3
Phải thu dài hạn nội bộ
0
0
4
Phải thu dài hạn khác
0
0
5
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(* )
0
0
II
TSCĐ
2.321.826.462
1.150.499.329
1
TSCĐ hữu hình
2.166.526.462
1.150.499.329
Nguyên giá
3.034.244.662
1.747.214.506
Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
-867.718.200
-596.715.177
2
TSCĐ thuê tài chính
0
0
Nguyên giá
0
0
Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
0
0
2
TSCĐ vô hình
0
0
Nguyên giá
0
0
Giá trị hao mòn luỹ kế( *)
0
0
3
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
155.300.000
0
III
Bất động sản đầu tư
0
0
Nguyên giá
0
0
Giá trị hao mòn luỹ kế( *)
0
0
IV
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
94.826.000
0
1
Đầu tư vào công ty con
0
0
2
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
94.826.000
0
3
Đầu tư dài hạn khác
0
0
4
Dự phòng giảm giá chứng khoán ĐTDH
0
0
V
Tài sản dài hạn khác
97.130.817
74.047.600
1
Chi phí trả trước dài hạn
97.130.817
74.047.600
2
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
0
0
3
Tài sản dài hạn khác
0
0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
35.494.171.994
29.565.857.851
NGUỒN VỐN
A
NỢ PHẢI TRẢ
28.070.314.928
21.691.270.716
I
Nợ ngắn hạn
20.316.109.478
12.199.172.334
1
Vay và nợ ngắn hạn
14.795.516.000
10.429.137.102
2
Phải trả người bán
32.418.281
128.264.263
3
Người mua trả tiền trước
200.486.461
17.344.237
4
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
115.338.426
258.651.910
5
Phải trả người lao động
100.417.650
62.565.631
6
Chi phí phải trả
0
13.510.000
7
Phải trả nội bộ
4.286.163.845
688.379.339
8
Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD
0
0
9
Các khoản phải trả, phải nộp khác
785.768.815
601.319.852
10
Dự phòng phải trả ngắn hạn
0
0
II
Nợ dài hạn
7.754.205.450
9.492.098.382
1
Phải trả dài hạn người bán
0
0
2
Phải trả dài hạn nội bộ
0
0
3
Phải trả dài hạn khác
0
0
4
Vay và nợ dài hạn
7.665.926.738
9.445.159.454
5
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
0
0
6
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
88.278.712
46.938.928
7
Dự phòng phải trả dài hạn
7.178.603.102
0
B
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
7.423.857.066
7.874.587.135
I
Nguồn chủ sở hữu
7.178.603.102
7.707.632.299
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
5.689.070.841
6.142.541.625
2
Thặng dư vốn cổ phần
0
0
3
Vốn khác của chủ sở hữu
16.362.728
0
4
Cổ phiếu quỹ(* )
0
0
5
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
0
0
6
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
0
0
7
Quỹ đầu tư phát triển
1.098.069.417
708.171.798
8
Quỹ dự phòng tài chính
122.817.062
84.180.116
9
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
0
0
10
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
243.283.054
772.738.7600
11
Nguồn vốn đầu tư XD cơ bản
0
0
II
Nguồn kinh phí và quỹ khác
245.253.964
166.954.836
1
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
33.938.465
5.850.000
2
Nguồn kinh phí
211.315.499
161.104.836
3
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
0
0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
35.494.171.994
29.565.857.851
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CPPTTM Thái Nguyên)
Nhận xét:
Đánh giá khái quát về biến động tài sản và nguồn vốn
Tổng tài sản của công ty giảm:
29.565.857.851 - 35.494.171.994 = -5.928.314.143
tương ứng giảm 16,70% điều này chứng tỏ quy mô của công ty giảm, quy mô của công ty giảm nguyên nhân ảnh hưởng là:
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm từ:
94.826.000 - 0 = 94.826.00 0
trong đó chỉ đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
-TSCĐ hữu hình giảm:
2.166.526.462 – 1.150.499.329 = 1.016.027.133
tương ứng giảm 46,89%. Là do nguyên giá giảm 10287.030.156 và TSCĐ khấu hao và chi phí xây dựng cơ bản tăng lên.
- Các khoản phải thu giảm:
9.784.135.512 - 4.774.131.043 = 5.010.004.469
tương ứng giảm 51,2 % điều này chứng tỏ Nhà máy đã có những biện pháp, kế hoặch, công tác thu hồi công nợ tiến bộ
- Tổng nguồn vốn giảm:
35.494.171.994 - 29.565.857.851 = 5.928.314.140
điều này chứng tỏ công ty không huy động vốn làm quy mô giảm, các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên là do:
- Nợ phải trả giảm:
28.070.314.928- 21.691.270.716 = 6.379.044.210
tương ứng là 22,72% là do nợ ngắn hạn giảm đáng kể 8.116.937.140 tương ứng là 39,95% và nợ dài hạn tăng không đáng kể là 1.737.892.932
- Nguồn vốn chủ sở hữu không thay đổi đáng kể.
- Nguồn kinh phí và quỹ khác giảm:
245.253.964 - 166.954.836 = 78.299.128
tương ứng giảm là 31,92% là do: Quỹ khen thưởng phúc lợi giảm (33.938.465-5.850.000 = 28.088.465), nguồn kinh phí của công ty cũng giảm 50.210.663.
2.1.5 Những nhận định về vai trò của hoạt động marketing đối với hoạt động kinh doanh của Công ty
Kế hoạch marketing cung cấp phương hướng chung và các hướng dẫn cụ thể để tiến hành những hoạt động theo đúng các mục tiêu của tổ chức, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khái quát về công ty của mình đồng thời nhận ra được các yếu tố sau:
- Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty.
- Thị phần h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa_luan_Thuy_K2mkt123.doc