MỤC LỤC
Tóm tắt Trang
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ
Danh mục các chữ viết tắt
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 2
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu 2
1.3.2. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1. Các khái niệm và định nghĩa về marketing 4
2.1.1. Các khái niệm về marketing 4
2.1.2. Khái niệm về marketing dịch vụ 4
2.1.3. Các định nghĩa về marketing 5
2.1.4. Định nghĩa về quản trị marketing 5
2.2. Ý nghĩa của lập kế hoạch marketing 5
2.3. Quy trình lập kế hoạch marketing 6
2.3.1. Tóm lược nội dung 6
2.3.2. Tôn chỉ hoạt động 6
2.3.3. Phân tích môi trường marketing bên ngòai 6
2.3.4. Phân tích tình hình và môi trường marketing trong nội bộ 6
2.3.5. Phân tích SWOT 6
2.3.6. Mục tiêu marketing 9
2.3.7. Chiến lược marketing 9
2.3.8. Tổ chức và thực hiện 12
2.3.9. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing 13
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ TT NIIT ANGIMEX 14
3.1. Giới thiệu về NIIT Thế giới và NIIT Việt Nam 14
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Angimex 14
3.3. Quá trình hình thành và phát triển của TT NIIT Angimex 15
3.4. Cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17
3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17
3.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 18
3.5. Hoạt động marketing của TT NIIT Angimex vừa qua 19
CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO TT NIIT ANGIMEX NĂM 2007 20
4.1. Tóm lược nội dung 20
4.2. Tôn chỉ hoạt động 20
4.3. Tình hình môi trường marketing bên ngoài 21
4.3.1. Tình hình thị trường chung/môi trường vĩ mô 22
4.3.2. Thị trường sản phẩm/dịch vụ 24
4.3.3. Tình hình cạnh tranh 24
4.4. Phân tích tình hình nội bộ/marketing nội bộ 26
4.4.1. Kết quả kinh doanh 27
4.4.2. Phân tích những vấn đề chiến lược 27
4.4.3. Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing 30
4.4.4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 31
4.5. Phân tích SWOT 33
4.5.1. Phân tích các chiến lược 34
4.5.2. Lựa chọn chiến lược 34
4.6. Mục tiêu marketing 35
4.7. Chiến lược marketing 36
4.7.1. Chiến lược cạnh tranh 36
4.7.2. Định vị 36
4.7.3. Chiến lược marketing hỗn hợp 37
4.8. Tổ chức và thực hiện 44
4.8.1. Kế hoạch hoạt động 44
4.8.2. Ngân sách marketing 45
4.8.3. Tổ chức thực hiện 46
4.9. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Kiến nghị 49
66 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch Marketing cho trung tâm NIIT ANGIMEX năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào phù hợp với năng lực của TT, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại An Giang, phù hợp với xu hướng phát triển của TT và của công ty Angimex.
Định kỳ TT NIIT Angimex có tổ chức chương trình học bổng lớn vào tháng 08 và tháng 09 hàng năm. Chương trình học bổng này nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu đào tạo CNTT cho học sinh lớp 12, các học sinh trượt kỳ tuyển sinh năm trước, các sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo cao đẳng, đại học.
Chương trình học bổng lớn vào tháng 08 và tháng 09 hàng năm được tiến hành cụ thể theo hình thức sau:
Tên gọi: Global scholarships program.
Mục tiêu: Tăng lượng học viên cho TT, tăng doanh thu cho TT, tăng uy tín và mở rộng tính phổ biến của NIIT.
Mức học bổng cụ thể:
Level
10%
20%
40%
100%
Tổ chức thi cấp học bổng với 2 nội dung thi:
Aptitude test (75% total points)
English test (25% toatal points)
Ngoài ra, TT còn kết hợp tổ chức các chương trình như: tư vấn mùa thi vào tháng 03, các chương trình quảng cáo vào tháng 05, tháng 06 hàng năm nhân ngày thi tốt nghiệp THPT. Các chương trình không định kỳ do TT tổ chức,…
CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO TT NIIT ANGIMEX NĂM 2007
Tóm lược nội dung
TT NIIT Angimex được thành lập từ sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty Angimex, hoạt động của TT với mục đích tăng cường trình độ nhân sự, đào tạo nhân sự cho công ty Angimex, nâng cao kiến thức và kỹ năng về CNTT cho nhân sự tỉnh An Giang. Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại hóa ngày nay, trình độ về CNTT được đánh giá rất cao và là một trong những tiêu chí lựa chọn tuyển dụng hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngòai. TT NIIT Angimex đào tạo và nghiên cứu phát triển về hai công nghệ: công nghệ mạng và công nghệ phần mềm. Đây là hai lĩnh vực đào tạo chính nhằm đáp ứng nhu cầu học tập. Đây là chương trình đào tạo dài hạn mà TT đã giảng dạy. Trong kế hoạch marketing, TT NIIT Angimex sẽ mở rộng thêm chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu phổ thông và cấp tốc cho nhiều đối tượng học tập và làm việc. Bên cạnh đó TT sẽ gia công thêm các phần mềm, xử lý các phần mềm nhằm thu hút đơn đặt hàng từ phía các doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu đề ra, TT NIIT Angimex cần có một kế hoạch marketing cụ thể để tiến hành các hoạt động marketing như: quảng bá về TT NIIT Angimex, thông báo các đợt chiêu sinh hấp dẫn, các dịch vụ đào tạo thu hút học viên,... Kế hoạch marketing được nghiên cứu với các nội dung: tìm hiểu về thị trường bên ngoài/marketing bên ngoài, thị trường nội bộ/marketing nội bộ. Từ đó nhận định, phân tích, đánh giá và lượng hóa khả năng của TT NIIT Angimex nhằm đề ra chiến lược cụ thể cho các đợt chiêu sinh, các chương trình giảng dạy một cách hiệu quả, tăng uy tín, chất lượng đào tạo của TT NIIT Angimex.
Tôn chỉ hoạt động
Tôn chỉ hoạt động trong lĩnh vực đào tạo NIIT là: Bringing People & Computers together…Successfully (mang mọi người và máy tính cùng nhau đi đến thành công).
Sứ mạng của NIIT là giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn cầu đạt được thành công cao hơn bằng cách cung cấp các kiến thức, các kỹ năng, giải pháp và dịch vụ thông qua các nỗ lực tiên phong và công nghệ tích hợp.
Tôn chỉ hoạt động của công ty Angimex là tăng cường hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững và ngày càng vươn xa.
TT NIIT Angimex với tinh thần hoạt động đào tạo CNTT làm tăng nguồn nhân lực có trình độ CNTT, đáp ứng nhu cầu nhân sự của công ty Angimex, của tỉnh An Giang. Hoạt động đào tạo thu hút học viên, làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của TT thông qua chất lượng giảng dạy và hỗ trợ việc làm tốt cho học viên tốt nghiệp.
Tình hình môi trường marketing bên ngoài
Ngày 23/2, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp CNTT Thủ đô Hà Nội về Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010 (Đề án 191) (() Báo VietNamNet. 27/02/2006. Đến năm 2010 sẽ có trên 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007.
).
Theo đề án 191 mà Thủ tướng đã phê duyệt thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tăng cường về trình độ CNTT, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Và tại An Giang đề án 191 được hưởng ứng theo kế hoạch, Sở Bưu chính Viễn thông đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp đại diện của 483 doanh nghiệp trên địa bàn 11 huyện, thị, thành của tỉnh, trong đó có 25% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ và 75% doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, số lượng sử dụng CNTT thì tương đối cao, chỉ có 15% là chưa được trang bị trình độ CNTT (() Ngày 9/11/2006. Ứng dụng CNTT-TT tại An Giang: Hiện trạng và giải pháp. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007.
). Tuy nhiên, mức độ sử dụng trình độ CNTT còn thấp. Với đề án 191, cho thấy tầm quan trọng của CNTT ngày càng được truyền bá rộng rãi và phổ biến. Với nguồn nhân lực dồi dào, năng động, ham học hỏi,… của Việt Nam thì cần được đào tạo, tăng cường kiến thức và trình độ CNTT. Vì thế, hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT trên thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn.
Trên thị trường hiện nay, hoạt động đào tạo CNTT có nhiều phương cách để giới thiệu với khách hàng thông qua các công cụ marketing như: chương trình học bổng của NIIT và các chương trình đào tạo của các TT cùng lĩnh vực đào tạo khác như FPT Aptech, Saigontech, Kent,…, các TT đào tạo CNTT khác,.. Không chỉ vậy, môi trường marketing trong lĩnh vực CNTT được các tổ chức hàng đầu thế giới như: Microsoft, Intel, Cisco, HP, IBM…đến tham dự diễn đàn thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam do Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức vào sáng ngày 22/02/2006 tại Hà Nội. Mục tiêu chung của Diễn đàn là thúc đẩy mọi nỗ lực nhằm xây dựng một thị trường CNTT năng động và đa dạng phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNTT.
Tình hình về đào tạo nhân lực CNTT được quảng bá tại Việt Nam ngày càng phổ biến và nhu cầu xã hội về kiến thức CNTT lại càng cấp thiết. CNTT là một trong những ngành đào tạo cấp bách hiện nay, có nhiều trang website, nhiều thông báo chiêu sinh trên đài truyền hình, nhiều bài báo, tạp chí,… cung cấp đa dạng về “cầu” và “cung” lĩnh vực CNTT. Nhiều nhà doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự có trình độ CNTT từ thấp đến cao, nhiều học viên, nhân viên, công nhân viên chức,.. có nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng về CNTT.
CNTT được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông – điện tử, phương tiện quan hệ xã hội,..., đào tạo nhân sự CNTT đã trở thành một lĩnh vực giáo dục sôi động ở thị trường Việt Nam. Tại Thành phố Long Xuyên – An Giang có hoạt động đào tạo CNTT của các trung tâm như TT NIIT Angimex, TT giáo dục thường xuyên An Giang, Aptech, trường đại học An Giang, ….đã phổ biến thông qua các chương trình chiêu sinh học bổng, các đợt chiêu sinh khóa mới,...
Tình hình thị trường chung/môi trường vĩ mô
Hiện nay, trình độ CNTT được phát triển một cách nhanh chóng, những người làm việc trong môi trường CNTT có mức lương cao, môi trường làm việc tốt, tinh thần làm việc khoa học và phát triển. Vì vậy, đào tạo CNTT để phát triển nguồn nhân lực có trình độ CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức cần thiết.
Tác động của thời đại về sự bùng nổ trong lĩnh vực CNTT đã tạo ra nhu cầu về các thiết kế và công nghệ phần mềm khác. Nhu cầu của người sử dụng và thiết kế, sáng tạo và điều chỉnh các ứng dụng phần mềm hay hệ thống cho máy thông thường, cách sử dụng internet, các ứng dụng của sự truy cập internet trong công việc ngày càng cấp thiết. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên về CNTT cũng ngày càng tăng, đây là cơ hội học tập và nghề nghiệp vững vàng khi bước vào thế giới CNTT trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Theo như nghiên cứu và dự báo của Ông Rajendra S Pawar chủ tịch của NIIT Technologies nói: “Đến năm 2020, các quốc gia phát triển sẽ thiếu hụt khoảng 39 triệu lao động kỹ thuật. Các nước đang phát triển như Việt Nam và Ấn Độ có tiềm năng để nắm lấy cơ hội này bằng việc tiên phong đào tạo nguồn nhân lực của mình về các kỹ năng CNTT” (() Ngày 05/01/2007. Mai Phương. Học viện CNTT NIIT sẽ mở rộng các trung tâm đào tạo tại Việt Nam. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007.
).
Tầm quan trọng của CNTT ngày càng được hữu hóa vào các lĩnh vực và vào các nguồn nhân sự như:
Đại đa số nhân dân hàng ngày đều tiếp cận với nguồn CNTT như máy tính, điện thoại di động, máy điện tử,… Để sử dụng được các chức năng cũng như mục đích cần đạt được của mình thì cần phải có hiểu biết hoặc kiến thức, kỹ năng về CNTT.
Hàng triệu cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức đang đứng trước nhu cầu học tập và trao dồi kiến thức về CNTT để sử dụng máy tính vào công việc của mình.
Hàng triệu thanh niên và người lao động trẻ cần được đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thường xuyên về kiến thức CNTT để đi làm, để giao tiếp, để hỗ trợ vào các lĩnh vực của mình,…
Ngày nay, các bộ phận quản lý, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty luôn quan tâm đến nguồn nhân sự có trình độ CNTT cao. Các lĩnh vực thương mại hoặc phi thương mại có thể sử dụng một hoặc vài phần của CNTT, hoặc sử dụng chuyên môn về CNTT đều cần đến nhân sự am hiểu về lĩnh vực CNTT.
Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu toàn cầu IDC cho thấy, Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 800 chuyên gia mạng lành nghề, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 1.900 vào năm 2009 (() Báo VietNamNet. Ngày 09/04/2007. Thế Phong. Kỹ sư công nghệ mạng, bảo mật của Việt Nam sẽ “đắt hàng?”. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007
).
Sự phát triển càng cao của nền kinh tế cùng với tác động về sự bùng nổ của CNTT, đã và đang đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ CNTT đáp ứng với nhu cầu ngành nghề hiện nay là rất lớn. Theo dự báo của Gartner Group, các công ty truyền thông sẽ cần đến các kỹ sư phần mềm để phát triển thị trường truyền thông cá nhân. Một sự gia tăng về số lượng các kỹ sư phần mềm được tuyển dụng với vị trí tư vấn, những người làm việc cho các công ty chuyên về phát triển, bảo trì website và mạng nội bộ. Ngành CNTT cần hơn 150.000 chuyên viên công nghệ mạng trong những năm sắp tới. Các chuyên viên công nghệ mạng là những người được đánh giá cao nhất trong ngành CNTT và được trả lương cao nhất. Với các thông tin về dự báo sự phát triển của ngành CNTT trong thời gian sắp tới, cho thấy rằng nhu cầu đào tạo và học tập về CNTT ngày càng tăng trên địa bàn TP Long Xuyên và cho cả tỉnh An Giang.
An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số tương đối đông. Hơn hai triệu dân và cơ cấu tuổi của tỉnh An Giang được nhận định là tương đối trẻ. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, trong thời kỳ từ năm 2001 – 2004, tốc độ tăng trưởng 9,84% đưa GDP bình quân đầu người từ 1,1 triệu vào năm 1991 lên 5,2 triệu năm 2000 và 7,2 triệu năm 2004 gấp 6,5 lần so với năm 1991 (() 11/04/2005. An Giang 30 năm (1975-2005) Xây dựng và Phát triển. Đọc từ:
, đọc ngày 10/04/2007.
). Cho thấy tốc độ tăng GDP của tỉnh An Giang ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy, ý thức về trình độ học vấn cũng ngày được nâng cao. Đặc biệt là với xu thế phát triển về các ngành nghề trong lĩnh vực CNTT, đã thu hút rất nhiều lực lượng lao động trẻ năng động, ham học hỏi ở tỉnh An Giang vào các trường, các trung tâm đào tạo CNTT.
Kinh tế An Giang ngày càng phát triển, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, với khoảng 1.850 doanh nghiệp tư nhân, 550 công ty trách nhiệm hữu hạn, 50 công ty cổ phần. Ngoài ra, theo thống kê còn khoảng 47.000 hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản , thủ công mỹ nghệ (() 13/11/2006. Theo PC Wordld Việt Nam. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007.
). Để hỗ trợ nâng cao các kiến thức cho nguồn nhân lực về trình độ CNTT, góp phần phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp, người dân và cả tỉnh An Giang. UBND tỉnh An Giang hợp tác với VCCI (đại diện là viện Tin Học Doanh nghiệp VCCI) được ký vào ngày 30/06/2006 về việc phối hợp triển khai Đề án 191. Chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức, biết được lợi ích của CNTT, từ đó doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư CNTT, mở rộng quảng bá thương hiệu, quy mô kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho tất cả các ngành nghề.
Ngoài ra, với tinh thần của buổi hội thảo triển khai Đề án 191 tại Thành phố Long Xuyên – An Giang, ngày 29/09/2006 vừa qua, CNTT chính là phương tiện hữu ích để nâng tầm hoạt động kinh tế cho các doanh nghiệp trong Tỉnh.
Chính những lý do trên, cho thấy nhu cầu được học tập, đào tạo CNTT tại Thành phố Long Xuyên – An Giang là rất lớn. Các kiến thức về CNTT từ căn bản đến nâng cao sẽ giúp cho nguồn nhân lực An Giang vận dụng vào công việc thực tiễn hiệu quả hơn. TT NIIT Angimex sẽ đáp ứng nhu cầu trên bằng các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm cung cấp các kỹ năng sử dụng máy tính, kiến thức CNTT từ căn bản đến chuyên sâu, khả năng xử lý các tình huống thường gặp trong thực tiễn,…
Thị trường sản phẩm/dịch vụ
Thị trường sản phẩm/dịch vụ CNTT có thể phân ra hai lĩnh vực sau:
- Công nghệ phần mềm: Một trong những lĩnh vực quan trọng trong ngành CNTT ngày nay là công nghệ phần mềm. Các nguyên tắc, kỹ thuật về phát triển phần mềm trong các ứng dụng hoặc phát triển hệ thống sẽ phân tích nhu cầu của người sử dụng, thiết kế, sáng tạo và điều chỉnh các ứng dụng phần mềm hay hệ thống cho máy tính thông thường. Với hai nền công nghệ chính trên thế giới hiện nay là công nghệ .NET (Microsoft) hoặc J2EE (Sun Microsystem).
- Công nghệ mạng: Nhu cầu về các giải pháp mạng đã xuất hiện từ yêu cầu tối thiểu là truyền thông tin và dữ liệu giữa các máy tính. Ngày nay, các giải pháp mạng đã trở thành một thành phần không thể thiếu của một doanh nghiệp để hỗ trợ những lợi thế chiến lược trong kinh doanh. Công nghệ mạng đào tạo kỹ năng xây dựng, bảo trì và quản trị các hệ thống mạng để tích hợp thành hệ thống quản lý. Hiện nay trên thế giới sử dụng phổ biến nhất là một trong hai hệ điều hành Linux hoặc Microsoft trong chuyên môn hệ thống mạng.
Tình hình cạnh tranh
Trên thị trường hiện nay, CNTT là ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 20 – 25 % hỗ trợ các ngành quan trọng phát triển, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế (() Thứ Ba, 30/09/2003. Định hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007.
).
Trong lĩnh vực đào tạo nhân lực CNTT ngày nay cũng đa dạng, nhiều nhà đào tạo CNTT, cạnh tranh về đào tạo, cung cấp kiến thức CNTT cũng càng thấy rõ ở các trình độ khác nhau. Các TT đào tạo cùng lĩnh vực CNTT Quốc tế trên thị trường CNTT Việt Nam hiện nay như: Aptech, Kent, Jata Infotech, Vsic, Saigontech,…Các trường Cao đẳng, các trường Đại học, các TT CNTT tại Việt Nam,...
Các TT và các Học viện đào tạo CNTT trên đã có mặt ở thị trường Việt Nam rất sớm, có liên kết với các Học viện đào tạo nước ngòai lợi thế về tài chính, có nhiều hệ đào tạo như kỹ thuật viên, lập trình viên,…, có uy tín về bằng cấp quốc tế, về phương pháp giảng dạy, về số lượng học viên,…
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Long Xuyên – An Giang, có hai đại gia cùng đào tạo CNTT là NIIT Angimex và Aptech – Việt Nam tại An Giang. Aptech – Việt Nam là nơi đào tạo CNTT hàng đầu tại Việt Nam, bằng cấp quốc tế, có 25 trung tâm tại 16 tỉnh thành trong cả nước. Đối tượng đào tạo của Aptech đa dạng, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,.. Aptech – Việt Nam là một đối thủ cạnh tranh lớn với TT NIIT Angimex trong việc thu hút đào tạo CNTT tại Thành phố Long Xuyên - An Giang.
Ngoài ra, còn có nhiều trung tâm đào tạo CNTT dưới hình thức thi lấy các chứng chỉ A, B, C quốc gia. Chương trình đào tạo này chủ yếu cho các đối tượng đi làm tại Thành phố long Xuyên, muốn có chứng chỉ quốc gia để đáp ứng cho công việc hiện tại, học sinh - sinh viên cũng theo học các chương trình này nhằm đáp ứng theo yêu cầu của các trường theo học để cộng điểm, để làm điều kiện nhận bằng tốt nghiệp,...
So sánh với các đặc điểm của đối thủ cạnh tranh
Bảng 4.1: Điểm mạnh – điểm yếu các TT đào tạo CNTT quan trọng.
Đối thủ
Điểm mạnh
Điểm yếu
NIIT Angimex
- Bằng cấp quốc tế
- Giáo trình gốc, học viên được tiếp xúc kiến thức Anh văn trong các buổi học.
- Giảng viên cơ hữu
- Phương pháp dạy LACC hiện đại
- Hỗ trợ việc làm khi tốt nghiệp
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo
- Có chứng nhận theo từng các Quater đào tạo khi học viên kết thúc chương trình học.
- Công cụ, phòng học hiện đại
- Liên thông đại học
- Có học bổng chuyển kỳ cho học viên.
- Chưa có kế hoạch marketing cụ thể
- Thương hiệu NIIT chưa được rộng rãi do có mặt trễ trên thị trường đào tạo CNTT
An Giang - Aptech
- Bằng cấp quốc tế
- Giáo trình đã dịch sang tiếng việt
- Có mặt sớm trên thị trường đào tạo CNTT
- Phương pháp đào tạo đa kỹ năng multi - modal.
- Công cụ, phòng học hiện đại
- Liên thông đại học
- Không có chứng nhận kiến thức CNTT cho các học viên
- Không hỗ trợ việc làm cho chương trình đào tạo kỹ thuật viên quốc tế.
- Không có học bổng chuyển kỳ cho học viên.
Các trung tâm CNTT chứng chỉ quốc gia
- Phù hợp các đối tượng phổ thông
- Học phí thấp
- Chương trình dạy đơn giản
- Yêu cầu giảng viên không cao
- Bằng cấp không có giá trị quốc tế.
- Kiến thức CNTT không được cập nhật.
- Không liên thông đại học
- Không có học bổng chuyển kỳ cho học viên.
Tóm lại: Các đối thủ đang cạnh tranh với TT NIIT Angimex tại An Giang là không nhỏ. Trong đó, Aptech – Việt Nam tại An Giang là một đối thủ mạnh trong lĩnh vực đào tạo CNTT so với TT NIIT Angimex. Vì vậy, xác định được đối thủ cạnh tranh chính sẽ giúp cho TT có kế hoạch làm việc, cải tiến chất lượng, có biện pháp chiêu sinh hiệu quả, cung cấp cho khách hàng biết về các lợi ích được đào tạo tại TT NIIT Angimex để có thể tăng lợi thế về số lượng, tăng uy tín về chất lượng đào tạo, nghiệp vụ của TT.
Phân tích tình hình nội bộ/marketing nội bộ
TT NIIT Angimex hoạt động tại Thành phố Long Xuyên – An Giang với các lĩnh vực đào tạo là hai chuyên ngành: công nghệ mạng và công nghệ phần mềm.
Công nghệ mạng nhằm đáp ứng các nhu cầu về giải pháp mạng, xây dựng một nền tảng kiến thức vững mạnh trên việc nghiên cứu các thành phần cốt lõi trong lĩnh vực CNTT có liên quan đến chuyên môn hệ thống mạng.
Công nghệ phần mềm tập trung nghiên cứu các thành phần khác nhau trong lĩnh vực CNTT có liên quan đến chuyên môn phát triển phần mềm, các nguyên tắc trong công nghệ phần mềm, hệ thống phát triển doanh nghiệp, quản trị dự án,… nhằm phát huy năng lực của học viên, thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của CNTT ngày nay.
Ngòai hai lĩnh vực đào tạo chính, TT NIIT Angimex định hướng mở thêm các đợt chiêu sinh để thu hút học viên vào các khóa đào tạo ngắn hạn. Đồng thời, học viên được đào tạo từ khóa ngắn hạn sẽ được tư vấn cho chương trình đào tạo dài hạn của TT.
TT NIIT Angimex quản lý học viên thông qua diễn đàn NIIT Angimex nhằm tạo sân chơi, trao đổi và học tập kiến thức kinh nghiệm lẫn nhau, TT còn mở câu lạc bộ Anh Văn với mục đích cải thiện và nâng cao kiến thức ngoại ngữ, trao dồi thường xuyên ngoại ngữ để hỗ trợ cho việc học và là điều kiện để tham dự tuyển dụng việc làm khi tốt nghiệp. TT NIIT Angimex luôn quan tâm và cố vấn học tập cho học viên, đối với các học viên gần cuối khóa học 2 năm sẽ được tư vấn nghề nghiệp, củng cố và đào tạo các kỹ năng làm việc trong môi trường kinh tế thực tiễn.
Hoạt động tài chính của TT thông qua nguồn lực tài chính của công ty Angimex. Hiện tại tất cả các hoạt động thu – chi, đầu tư, kinh doanh,… phải trình báo qua công ty Angimex. Tài chính của công ty Angimex sẽ đáp ứng tất cả các dự án kinh doanh, lĩnh vực đào tạo khả thi của TT. Vì vậy, TT NIIT Angimex không chủ động trong nguồn tài chính, tuy nhiên sẽ được công ty Angimex xét duyệt tài chính vì lợi ích của TT NIIT Angimex và của công ty Angimex.
Với uy tín về công ty Xuất nhập khẩu lương thực An Giang – Angimex, mối quan hệ với cộng đồng được rất nhiều người biết đến. Công ty Angimex có quan hệ rất thân thiện và giúp ích rất nhiều trong công tác tạo điều kiện thực tập cho sinh viên, tài trợ học bổng cho sinh viên ở các trường Đại học, đặc biệt là trường Đại học An Giang. Quan hệ tốt với Ngân hàng, với các đối tác tại Thành phố Long Xuyên An Giang như Agifish, Afiex, siêu thị Coopmark,..
Ngoài ra, Công ty Angimex còn tạo mối quan hệ với cộng đồng xã hội thông qua các chương trình vì người nghèo, chương trình trẻ em hiếu học,....
Kết quả kinh doanh
Biểu đồ 4.1: Doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận 3 năm của TT NIIT Angimex.
(Đvt: đồng)
(Nguồn: TT NIIT Angimex – năm 2007)
Từ biểu đồ báo cáo về kết quả kinh doanh trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Cho thấy, hoạt động của TT NIIT Angimex qua 3 năm liền đều bị lỗ, mặc dù doanh số có tăng, nhưng doanh số tăng ít hơn là tổng chi phí tăng. Nguyên nhân chính là do TT NIIT Angimex đã đầu tư chi phí cho phòng máy, cho phòng làm việc, cho quản lý, cho nhân sự, cho các hoạt động chiêu sinh,…, nhưng số lượng học viên không tăng, doanh thu từ học phí thấp, các hoạt động chiêu sinh chưa hiệu quả với nguồn kinh phí đầu tư,... Vì vậy, mà lợi nhuận qua các năm đều âm. Tuy nhiên, tổng chi phí của TT NIIT Angimex ngày càng tăng, hoạt động giảng dạy đào tạo không tận dụng để tăng học viên, tăng doanh số nhằm giảm được chi phí nhượng quyền cố định qua các năm, chi phí marketing để thu hút học viên,… Không thể sử dụng hiệu quả chi phí marketing, chi phí quản lý,….làm nguồn tổng chi phí cứ tăng mà lượng học viên không đủ doanh thu để bù đắp. Cho nên, kế hoạch marketing của TT NIIT Angimex cần phải được nghiên cứu mức độ khả thi và khả năng thực hiện được kế hoạch đề ra cho TT NIIT Angimex.
Phân tích những vấn đề chiến lược
Trong quá trình đào tạo từ lúc mới đi vào họat động tháng 07/2004 cho đến cuối tháng 12/2006 TT NIIT Angimex đã thu hút được 150 học viên theo học hai chương trình công nghệ mạng và công nghệ phần mềm (gọi chung là chương trình MMS).
Mục tiêu đào tạo của TT NIIT Angimex là sẽ cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng về CNTT trong hai lĩnh vực công nghệ phần mềm và công nghệ mạng.
Trong chương trình chiêu sinh cho khóa học MMS bắt đầu vào tháng 07/2007, TT NIIT Angimex phải thu hút được 80 học viên. Chương trình chiêu sinh cho khóa học kỹ năng văn phòng sẽ chiêu sinh từ tháng 05/2007 đến tháng 12/2007 phải thu hút 180 học viên đăng ký học tại TT NIIT Angimex.
Để tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực hiện có của TT, TT NIIT Angimex sẽ tổ chức chương trình đào tạo các khóa ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu CNTT cho nguồn nhân lực dồi dào tại Thành phố Long Xuyên – An Giang, chương trình với mục đích nâng cao khả năng ứng dụng tinh thông văn phòng, sử dụng thành thạo máy tính, các kỹ năng văn phòng và giải quyết các khó khăn về máy tính trong công việc hàng ngày. Hai chương trình đào tạo là Office Pro và Office Pro Plus.
Trong chiến lược phát triển lâu dài, TT NIIT Angimex sẽ tận dụng nguồn học viên của hai chương trình Office Pro và Office Pro Plus để tư vấn và giới thiệu vào đào tạo các lớp dạy nâng cao: công nghệ phần mềm và công nghệ mạng.
Chương trình chiêu sinh cho lớp công nghệ phần mềm và công nghệ mạng sẽ được triển khai vào đầu tháng 07/2007, đây cũng là thời gian chiêu sinh lớn nhất trong năm của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo CNTT, các trường Đại học chuyên về CNTT. Do đó, tại Thành phố Long Xuyên – An Giang, TT NIIT Angimex sẽ cùng mở đợt chiêu sinh lớn này bằng các suất học bổng thu hút học viên, bằng phương pháp giảng dạy tiên tiến, cung cấp kiến thức về lợi ích của NIIT cho một nghề nghiệp tương lai của học viên để thu hút học viên.
Tóm lại: Vấn đề chiến lược của TT NIIT Angimex có hai vấn đề trọng tâm trong năm 2007 là:
Thứ nhất: TT NIIT Angimex sẽ triển khai chương trình đào tạo ngắn hạn Office Pro và Office Pro Plus.
Thứ hai: TT NIIT Angimex lập kế hoạch cho chương trình chiêu sinh đào tạo dài hạn MMS trong năm 2007.
Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing
Chương trình đào tạo MMS là chương trình đào tạo xuyên suốt trong hoạt động đào tạo CNTT của TT NIIT Angimex. Và cho đến cuối năm 2006, TT NIIT Angimex chưa có chương trình đào tạo nào khác.
Chiến lược marketing cụ thể cho chương trình chiêu sinh khóa đào tạo MMS của TT NIIT Angimex trong năm 2006 thông qua các hoạt động marketing như: chiêu sinh khóa mới, các học bổng tài trợ cho học viên mới, học bổng chuyển kỳ cho học viên cũ,…của TT NIIT Angimex đã có phần tác động đến lượng học viên trong thời gian qua.
Thống kê số liệu trong năm 2007, TT NIIT Angimex từ lúc đi vào hoạt động đến nay đã thu hút được 150 học viên với các lớp giảng dạy cụ thể qua bảng 4.2
Bảng 4.2: Tình hình học viên trong năm 2007 của TT NIIT Angimex.
Stt
Lớp đang học (Quarter)
Số lượng học viên
Thời gian kết thúc(dự kiến)
Thời gian còn học
Đối tượng
Sinh viên
CBCNV
Khác
1
Quarter 07
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập kế hoạch Marketing cho trung tâm NIIT Angimex.doc