Khóa luận Lập kế hoạch nguyên liệu gạo nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007-2012

Mục Lục

Chương 1: Mở đầu 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3. Phạm vi nghiên cứu 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu 2

1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin: 2

1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin: 3

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 3

1.6. Bố cục của khóa luận 3

Chương 2: Cơ sở lý thuyết 5

2.1. Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo 5

2.2. Bản Kế hoạch nguyên liệu 5

2.2.1. Thị trường 5

2.2.2. Kế hoạch sản xuất lúa 6

2.2.3. Kế hoạch nhân sự 7

2.2.4. Kế hoạch tài chính 7

2.2.5. Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu 8

2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu 8

2.3. Tiến độ thực hiện đề tài 9

2.4. Tóm tắt 9

Chương 3: Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu An Giang, huyện Tịnh Biên và giống lúa Nàng Nhen 10

3.1.Giới thiệu về ANGIMEX 10

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 10

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 11

3.1.3. Bộ máy tổ chức 11

3.1.4. Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 13

3.1.5. Phương hướng phát triển của Công ty 14

3.2. Giới thiệu về huyện Tịnh Biên 14

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên 14

3.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội 15

3.2.3. Giới thiệu xã Vĩnh Trung 15

3.3. Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen 16

3.4. Tóm tắt 16

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu 18

4.1. Thiết kế nghiên cứu 18

4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 18

4.1.2. Nghiên cứu chính thức 18

4.2. Mẫu 19

4.3. Thang đo 19

4.4. Tiến độ phỏng vấn 21

4.5. Kết quả nghiên cứu chính thức của các biến phân loại 21

4.5. Tóm tắt 23

Chương 5: Kết quả nghiên cứu nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen 24

5.1. Kết quả từ bảng hỏi A: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 24

5.1.1. Cách bán lúa của Nông dân 24

5.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen 26

5.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 27

5.2. Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen: 28

5.2.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự. 28

5.2.2. Nội dung 29

5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31

5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31

5.3.2. Mong muốn của nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 32

5.3.3. Phương thức hợp tác Nông dân mong muốn 33

5.4. Kết quả thảo luận nhóm với các nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 34

5.4.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự 34

5.4.2. Nội dung 35

5.5. So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại cây khác 36

5.5.1. So sánh hiệu quả lúa Nàng Nhen và lúa khác 36

5.5.2. Đánh giá của Nông dân về chi phí, doanh thu, giá bán, lợi nhuận giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác. 36

5.6. Tóm tắt 37

Chương 6: Bản kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012 38

6.1. Thị trường gạo Nàng Nhen 38

6.1.1. Khách hàng 38

6.1.2. Dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen 38

6.1.3. Đối thủ cạnh tranh 40

6.2. Kế hoạch sản xuất lúa Nàng Nhen 40

6.2.1. Điều kiện ảnh hưởng đến lúa Nàng Nhen 40

6.2.2. Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu 43

6.2.2.1. Vị trí vùng nguyên liệu 43

6.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí 43

6.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu 44

6.2.4. Kế hoạch nhân sự cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen. 46

6.2.4.1. Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết. 47

6.2.5. Kế hoạch tài chính để cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen 47

6.2.5.1. Doanh thu gạo Nàng Nhen 47

6.2.5.2. Chi phí 48

6.2.5.3. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen 49

6.2.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen 49

6.2.6. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 49

6.2.6.1. Các dạng rủi ro 49

6.2.6.2. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 50

6.2.6.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro 50

6.2.7. Hiệu quả kinh tế- xã hội tại vùng nguyên liệu. 51

6.3. Tóm tắt 52

Chương 7: Kết luận và kiến nghị 53

7.1. Kết luận 53

7.2. Kiến nghị 54

7.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 54

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch nguyên liệu gạo nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiền mặt và có 70% người mua thích mua lúa vì lợi nhuận từ việc mua bán lúa Nàng Nhen cao hơn nhiều so với loại lúa khác. Số liệu được thể hiện qua biểu đồ 5.8 Biểu đồ 5.8: Thuận lợi trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen Khó khăn Đầu ra của lúa Nàng Nhen gặp hai khó khăn lớn là: (1) 70% Nông dân trả lời có ít người mua lúa, đầu mùa vụ DNNN kí hợp đồng bao tiêu lúa cho Nông dân đến vụ thu hoạch do giá thị trường cao hơn nhiều so với giá hợp đồng, nên Doanh nghiệp mua lúa của Nông dân với số lượng ít; (2) người mua quyết định giá mua chiếm 43%, khi lúa không đúng tiêu chuẩn về độ ẩm, tạp chất thì người bán bị ép giá. Số liệu thể hiện qua biểu đồ 5.9. Biểu đồ 5.9: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen Tóm lại, trong khâu sản xuất lúa Nàng Nhen Nông dân có nhiều thuận lợi về kinh nghiệm trồng lúa Nàng Nhen, được cung ứng giống lúa từ phòng Nông Nghiệp địa phương, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, thời tiết và điều kiện tự nhiên cũng mang đến nhiều thuận lợi. Bênh cạnh đó cũng có một số khó khăn trong khâu sản xuất là không đủ giống đúng chất lượng, thời tiết thay đổi thất thường và thiếu nước tưới là những khó khăn lớn của Nông dân. Giá lúa cao, không cần vận chuyển đến nơi bán, thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, người mua thích mua, tìm mua là những thuận lợi trong khâu tiêu thụ lúa Nàng Nhen. Tuy nhiên, những khó khăn cho đầu ra lúa Nàng Nhen là ít người mua lúa và người mua quyết định giá mua. 5.2. Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen. 5.2.1 Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. Mục đích: Tìm hiểu khái quát về đặc điểm những hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen. Thảo luận các biện pháp kết nối giữa Nông dân và Doanh nghiệp tại vùng nguyên liệu như: quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, phương thức hợp tác với Doanh nghiệp về cách thức mua bán, thanh toán, giá cả, giao nhận. Buổi PRA được tiến hành trên cơ sở thảo luận giữa Nông dân và người thực hiện đề tài xoay quanh các nội dung trên. Địa điểm: văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Trung Cuộc họp thứ nhất diễn ra vào sáng ngày 7/4/2007 Thành phần tham gia: Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung Cùng 8 Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen có 6 nam và 2 nữ trong đó có 4 nông dân sản xuất giỏi cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tây xã Vĩnh Trung. Cuộc họp thứ hai diễn ra vào chiều ngày 7/4/2007 Thành phần tham gia: Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung Cùng 10 Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen có 8 nam và 2 nữ trong đó có 3 Nông dân sản xuất giỏi cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung. 5.2.2. Nội dung Kết quả từ buổi PRA với Nông dân hai ấp: Vĩnh Tây, Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung. Khâu trồng lúa Nàng Nhen Đất đai tại đây chủ yếu là đất ruộng trên, Nông dân chỉ làm một vụ lúa bắt đầu vào mùa mưa, những tháng khác người dân bỏ đất trống không canh tác vì thời tiết nắng nóng khó có loại hoa màu nào thích hợp. Nông dân trồng lúa Nàng Nhen, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như đất đai, giống lúa nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, hạt gạo thơm dẻo, bán được giá cao cũng có những khó khăn lớn đó là thiếu giống và thời tiết thất thường: hạn hán, không mưa, không đủ nước tưới làm giảm năng suất thậm chí mất mùa. Khâu tiêu thụ lúa Nàng Nhen Giá lúa cao là điều kiện thuận lợi nhất cho Nông dân, là động lực khuyến khích Nông dân trồng với diện tích lớn, được doanh nghiệp bao tiêu cũng là điều kiện thuận lợi đảm bảo đầu ra cho Nông dân. Tuy nhiên, Doanh nghiệp mua theo giá hợp đồng khi giá thị trường cao hơn khá nhiều là khó khăn cho Nông dân. Ý kiến của họ cho rằng: khi họ kí hợp đồng bằng văn bản đã thỏa thuận giữa hai bên về mức giá sàn là 3.200đ/kg, nếu giá vào lúc thu hoạch cao hơn mức giá sàn trong phạm vi 10% Công ty vẫn mua. Năm 2006 do thời tiết nắng nóng, hạn hán Nông dân trồng lúa Nàng Nhen mất mùa năng suất khoảng 200kg/1.000m2, giá lúa lúc thu hoạch tăng cao nhưng Công ty chỉ mua theo phạm vi dao động tối đa là 10%. Do vậy, một số Nông dân không bán lúa cho Công ty mà bán cho thương lái với giá 3.900đ/kg. Phương thức hợp tác với Công ty Sau khi nghe những ý kiến phản hồi của Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen về những thuận lợi, khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ. Vì mục tiêu của đề tài tác giả muốn hợp tác cùng mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen, đồng ý bao tiêu tất cả lượng lúa sản xuất ra và thảo luận các biện pháp hợp tác với Nông dân để hai bên cùng có lợi. Các biện pháp thảo luận như sau: Công ty hỗ trợ giống, vốn cho Nông dân Năm 2006 Nông dân mất mùa, không đủ vốn tái sản xuất với diện tích lớn. Tất cả Nông dân tham gia thảo luận đều yêu cầu phía Công ty hỗ trợ giống đạt chất lượng cụ thể hỗ trợ 10kg giống/1.000m2 và 30kg phân bón/1000m2. Điều khoản giá Do giá lúa năm 2007 tăng cao so với năm trước nếu tiếp tục bao tiêu với giá như những năm trước Nông dân không đồng ý, họ thống nhất đề nghị mức giá sàn khi kí hợp đồng bao tiêu là 3.500đ/kg, khi giá tại thời điểm thu hoạch cao hơn giá đã kí trong hợp đồng thì Công ty phải mua theo giá thị trường. Mức giá sẽ thay đổi theo mỗi mùa vụ cho phù hợp với từng thời điểm. Hiện nay, diện tích lúa Nàng Nhen ít, năng suất không cao, sản lượng rất ít so với các loại lúa khác. Do đó, để khuyến khích Nông dân trồng với diện tích lớn, Công ty sẽ áp dụng mức giá như trên. Phương thức giao nhận Khi Nông dân liên hệ bán lúa, báo số lượng về phía Công ty, Công ty cử nhân viên đến thu mua. Địa điểm giao nhận theo hai cách: (1) Nếu xe tải tìm đường vào được nơi để lúa thì nhân viên của Công ty sẽ mua lúa tại nơi có lúa; (2) Nếu xe tải không vào được thì Nông dân vận chuyển đến nơi thuận tiện như lề đường, khoảng trống xe tải có thể vào ...và mua lúa tại đó. Người mua tự thuê nhân công cân lúa, tự vận chuyển về kho của mình. Phương thức thanh toán Thanh toán ngay tại nơi bán lúa bằng tiền mặt cho Nông dân. Chất lượng hạt lúa Hai bên thỏa thuận về tiêu chuẩn lúa Nàng Nhen như giống lúa được trồng là loại giống do Phòng Nông nghiệp cung ứng, hạt lúa phải có màu nâu sẩm, đảm bảo độ sáng, độ dài, độ ẩm, không lẫn nhiều tạp chất,… Liên kết Nông dân liên hệ qua tổ liên kết sản xuất những người trồng lúa Nàng Nhen: đăng kí diện tích sản xuất, giống, phân bón, số lượng lúa,...tổ liên kết sẽ liên hệ với cán bộ phụ trách vùng nguyên liệu của Công ty. Công ty có người phản hồi lại cho tổ liên kết sản xuất và bà con Nông dân. Phương thức xử lý khi có rủi ro Trong trường hợp Nông dân được hỗ trợ vật tư trồng lúa Nàng Nhen, quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa bị ảnh hưởng bởi thiên tai như: thời tiết hạn hán, ít mưa, năng suất lúa thấp, người Nông dân không đủ lúa bán cho Công ty như cam kết sẽ được giải quyết như sau: - Khoản tiền hỗ trợ ở năm mất mùa Nông dân xin nợ lại và chuyển qua mùa vụ năm sau. Mùa vụ năm sau Nông dân có lúa đem bán cho Doanh nghiệp, khoản tiền Nông dân nhận được bằng khoản tiền bán lúa ở năm hiện tại trừ vào khoản tiền Doanh nghiệp đã hỗ trợ vật tư vào mùa vụ năm hiện tại và năm mất mùa. - Nếu mùa vụ năm sau lại tiếp tục thất thu, mất mùa thì Nông dân cam kết với Công ty hỗ trợ vật tư sẽ trả dần khoản tiền hỗ trợ trong thời hạn 6 tháng, đề nghị được tiếp tục hỗ trợ vật tư và bao tiêu lúa Nàng Nhen. Biện pháp khắc phục thiếu nước Lý do Nông dân ở xã Vĩnh Trung mất mùa năm 2006 là xuống giống muộn so với lịch thời vụ hàng năm. Vì gieo trồng muộn nên khi lúa ở giai đoạn quan trọng cũng là thời điểm mùa mưa sắp hết, lúa gặp hạn hán nên năng suất giảm. Do vậy, để tránh tình trạng thiếu nước Nông dân phải theo dõi dự báo thời tiết của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với kinh nghiệm của mình để xác định được thời gian mưa từ đó có thể gieo trồng lúa đảm bảo ăn chắc. Hiện tại, Chính quyền địa phương đang xây dựng hệ thống bơm nước từ xã An Cư đến xã Vĩnh Trung có thể cung cấp nước khi thời tiết ít mưa và giúp Nông dân sản xuất loại cây trồng khác vào vụ Đông xuân nhưng chưa hoàn thành. Doanh nghiệp và Nông dân cần đề nghị Chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ công việc, nhanh chóng hoàn thành hệ thống bơm nước để phục vụ lợi ích của người dân. Tóm lại, kết quả việc thảo luận nhóm với Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen tìm hiểu thêm những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiên thụ lúa Nàng Nhen. Nông dân có mong muốn duy trì và phát triển giống lúa đặc sản này. Buổi PRA cũng thảo luận các biện pháp hợp tác với Nông dân, cách liên kết giữa Nông dân và Doanh nghiệp về hỗ trợ vật tư cho Nông dân, các điều khoản của hợp đồng bao tiêu về định giá, phương thức giao nhận, thời gian, địa điểm, cách thức thanh toán,... 5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Hiện tại, những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen đều trồng loại lúa khác là: lúa IR64, OM1490, OM2514,… Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen được thể hiện qua biểu đồ 5.10 Biều đồ 5.10: Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 80% Nông dân trả lời thiếu nước tưới, 77% thời tiết bất lợi do tháng 10 hàng năm là giai đoạn lúa trổ nếu gặp thời tiết nắng nóng, khô hạn, thiếu mưa, cây lúa không đủ nước làm giảm năng suất. 70% thiếu vốn sản xuất, 60% chưa biết kỹ thuật trồng. Nông dân có nghe thông tin về lúa Nàng Nhen nhưng không thể biết cụ thể quá trình chăm sóc, sinh trưởng, phát triển, công đoạn thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. 60% chưa có giống, nông dân ở đây phần lớn là dân nghèo sống chủ yếu vào mảnh đất trồng lúa và làm thuê, để có giống sản xuất họ phải có tiền đặt cọc trước cho phòng Nông nghiệp huyện nên là một khó khăn đối với họ. Đó là những lý do mà nông dân chưa thể trồng lúa Nàng Nhen. Tuy người dân chưa trồng nhưng họ biết được gạo Nàng Nhen ngon cơm, hạt gạo dài, thon, ửng hồng có mùi thơm, dẽo. Họ biết người tiêu dùng rất thích ăn gạo Nàng Nhen cũng như chính gia đình họ. Tất cả người được hỏi đều biết giá lúa Nàng Nhen bán cao hơn các loại lúa họ đang trồng khoảng 800đ/kg và họ đều có mong muốn được trồng loại lúa Nàng Nhen này nếu như được hỗ trợ các điều kiện cần thiết. 5.3.2. Mong muốn của nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Mong muốn của Nông dân nếu được đáp ứng tương đối đầy đủ thì việc mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dễ dàng. Những mong muốn ấy thể hiện cụ thể qua biểu đồ 5.11 Biểu đồ 5.11: Mong muốn của Nông dân khi trồng lúa Nàng Nhen 100% Nông dân muốn bao tiêu đầu ra của sản phẩm, họ quan tâm nhiều về lúa bán cho ai, bán như thế nào. 77% người trả lời mong muốn có hệ thống thủy lợi hoạt động vì nước góp phần quan trọng vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, quyết định năng suất, phẩm chất hạt lúa. 67% muốn được tập huấn kỹ thuật canh tác từ khâu làm đất, gieo mạ, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. 67% và 63% lần lượt là các mong muốn được hỗ trợ giống và vốn sản xuất. Đối tượng Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen thích bán lúa Tập quán của Nông dân thích bán lúa cho đối tượng không có nhiều yêu cầu về sản phẩm, được thanh toán nhanh chóng dễ dàng, thuận mua vừa bán. Qua khảo sát ý kiến của Nông dân thích bán lúa cho các đối tượng như thương lái, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh doanh Nhà nước với tỷ lệ và những lý do được thể hiện qua biểu đồ 5.12 và 5.13. Biều đồ 5.12: Nông dân thích bán lúa cho người mua Bảng 5.1: Lý do Nông dân thích bán lúa cho người mua DN Nhà nước Thương lái DN tư nhân Không liên hệ Được bao tiêu Giá cao Dễ bán Giá cao Dễ bán 44% 56% 61% 39% 54% 46% 54% 33% 13% 54% Nông dân thích bán cho DNNN vì được bao tiêu sản phẩm và không cần liên hệ với người mua. Trong đó, 56% Nông dân cho biết được DNNN bao tiêu đầu ra của lúa, 44% không cần liên hệ với người mua vì khi có lúa Nông dân chỉ cần báo cho Hội nông dân xã biết và Hội nông dân xã liên hệ với DNNN đến mua lúa. 13% Nông dân trả lời thích bán cho Doanh nghiệp tư nhân trong đó: 54% do DNTN mua giá cao, 46% dễ bán vì họ không yêu cầu chất lượng hạt lúa cao. 33% thích bán cho thương lái trong đó: 61% bán với giá cao, 39% dễ bán. 5.3.3. Phương thức hợp tác Nông dân mong muốn Cách thức liên kết, mong muốn của Nông dân tại đây như: cách định giá, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán được thể hiện qua biểu đồ 5.14. Biểu đồ 5.13: Phương thức hợp tác với Nông dân 83% người trả lời người mua ra giá mua lúa trước, còn lại 17% Nông dân ra giá bán lúa trước và sau đó hai bên thỏa thuận giá mua lúa phù hợp. Phương thức giao nhận được 100% Nông dân trả lời là người mua tự đến nơi mua lúa, tự tìm phương tiện vận chuyển, thuê nhân công, tự vận chuyển lúa về kho của mình. Và 100% Nông dân yêu cầu thời gian thanh toán ngay khi bán và địa điểm thanh toán tại nơi bán lúa. Hợp đồng mua bán Nông dân muốn bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, họ đều mong muốn người mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm của mình. Tất cả các Nông dân đều trả lời muốn kí hợp đồng bao tiêu với người mua, hình thức hợp đồng là kí kết bằng văn bản giữa Nông dân và Doanh nghiệp có sự chứng kiến của Chính quyền địa phương, họ mong muốn hai bên phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã kí để bảo đảm quyền lợi cho cả hai. Số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 5.14. Biều đồ 5.14: Mong muốn bao tiêu đầu ra Tóm lại, những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen đều trồng loại lúa khác cùng lịch thời vụ với lúa Nàng Nhen, những lý do khiến họ chưa trồng loại lúa này là thiếu giống đảm bảo chất lượng, thiếu vốn sản xuất, chưa biết rõ kỹ thuật, quá trình sinh trưởng và phát triển, thời tiết bất lợi, thiếu nước tưới là lý do lớn nhất khiến họ chưa thể canh tác lúa Nàng Nhen. Tất cả Nông dân đều biết người tiêu dùng thích ăn loại gạo này, giá bán cao hơn loại lúa họ đang trồng, họ có mong muốn được trồng loại lúa này và cần sự hợp tác với người mua, muốn được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, được bao tiêu tất cả lúa sản xuất ra bằng hợp đồng được kí kết bằng văn bản có tính pháp lý cao. 5.4. Kết quả thảo luận nhóm với các nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen: 5.4.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. Mục đích: Tìm hiểu khái quát về đặc điểm những hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen. Tìm hiểu nhu cầu Nông dân muốn trồng lúa Nàng Nhen. Thảo luận các biện pháp kết nối giữa Nnông dân và Doanh nghiệp tại vùng nguyên liệu như: quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, phương thức hợp tác với Công ty về cách thức mua bán, thanh toán, giá cả, giao nhận. Buổi PRA được tiến hành trên cơ sở thảo luận giữa Nông dân và người thực hiện đề tài xoay quanh các nội dung trên. Địa điểm: văn phòng ủy ban nhân dân xã Vĩnh Trung Cuộc họp thứ ba diễn ra vào sáng ngày 8/4/2007 Thành phần tham gia: Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung Cùng 6 nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen trong đó có 6 nam cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tây xã Vĩnh Trung. Cuộc họp thứ tư diễn ra vào chiều ngày 8/4/2007 Thành phần tham gia: Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung Cùng 7 Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen trong đó có 5 nam và 2 nữ cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung. 5.4.2. Nội dung Kết qủa từ buổi PRA với Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen ở hai ấp: Vĩnh Tây, Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen. Những Nông dân có đất sản xuất ở hai ấp Vĩnh Tây và Vĩnh Tâm đều trồng lúa vào mùa mưa, cùng thời vụ với lúa Nàng Nhen. Những loại lúa họ thường trồng là lúa thần nông như: lúa IR 64, OM2517... Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen do: để có được giống lúa họ phải đến Hội nông dân xã đăng kí lượng giống, diện tích trồng và trả tiền trước, Hội nông dân xã tập hợp danh sách chuyển về phòng Nông nghiệp huyện và chờ đợi phòng Nông nghiệp cung ứng giống, như vậy sẽ mất nhiều thời gian dẫn đến trễ lịch thời vụ. 100% Nông dân ngại trồng lúa Nàng Nhen vì sợ thiếu nước tưới. Lúa Nàng Nhen dài ngày hơn loại cây trồng khác nên giai đoạn trổ chín lại gặp hạn hán thì ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa và cuộc sống của người dân. Nông dân có nhu cầu trồng lúa Nàng Nhen Nông dân có hiểu biết nhiều về lúa Nàng Nhen như: cách trồng, cách chăm sóc, được bao tiêu đầu ra, giá bán lúa cao hơn loại lúa Nông dân đang trồng, hiệu quả hơn so với trồng lúa thường, phẩm chất gạo ngon cơm, bột gạo làm bánh ngon hơn loại bột thông thường. Họ đều có mong muốn trồng lúa Nàng Nhen nhưng còn gặp khó khăn về giống và kỹ thuật canh tác, chăm sóc lúa, đảm bảo nước tưới. ANGIMEX có nhu cầu mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen và Nông dân cũng muốn trồng loại lúa này là điều kiện thuận lợi để hai bên cùng hợp tác phát triển. Phương thức hợp tác với Công ty Ngoài những yêu cầu được hỗ trợ giống, vốn kỹ thuật, phương thức liên kết, phương thức giao nhận, thanh toán, định giá giống như kết quả thảo luận nhóm từ các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen ở trên. Nông dân có thêm yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất từ phía Công ty như tập huấn kỹ thuật canh tác, cán bộ kỹ thuật có thể theo dõi cách trồng của Nông dân, đến vùng nguyên liệu khảo sát, chỉ dẫn khi cần thiết thời gian khoảng 1 tuần/lần. Tóm lại, kết quả buổi PRA đối với Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen tìm ra các lý do Nông dân chưa muốn trồng lúa Nàng Nhen trong đó có điều kiện thiếu nước tưới là lý do lớn nhất, Nông dân đều muốn chuyển sang trồng lúa Nàng Nhen để có hiệu quả kinh tế hơn loại lúa đang trồng và cùng thảo luận phương thức liên kết giữa Doanh nghiệp và Nông dân về giá, giao nhận, phương thức, thời gian, địa điểm thanh toán,… 5.5. So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại cây khác 5.5.1. So sánh hiệu quả lúa Nàng Nhen và lúa khác Qua bảng 5.2 cho thấy doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen và loại lúa khác tương đối bằng nhau, chi phí trung bình của lúa Nàng Nhen thấp hơn chi phí của lúa khác và lợi nhuận trung bình trồng lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn. Bảng 5.2: So sánh hiệu quả trồng lúa Nàng Nhen và lúa khác ĐVT: 1000đ/1.000m2 Danh mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lúa NN (1) Lúa khác (2) (1) - (2) Lúa NN (3) Lúa khác (4) (3) - (4) Lúa NN (5) Lúa khác (6) (5) - (6) Doanh thu 1,244 1,207 37 1,222 1,224 -2 619 641 -22 Chi phí 629 697 -68 660 739 -79 699 781 -82 Lợi nhuận 615 510 105 562 485 77 -81 -141 60 Năm 2004, doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen là 1.244.000 đồng, doanh thu trung bình của lúa khác là 1.207.000 đồng. Do đó, doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen cao hơn lúa khác 37.000 đồng, chi phí thấp hơn 68.000 đồng nên lợi nhuận trung bình của lúa Nàng Nhen cao hơn lúa khác là 105.000 đồng/1.000m2. Năm 2005, doanh thu trung bình lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác 2.000 đồng, nhưng chi phí trung bình thấp hơn nên lợi nhuận trung bình của lúa Nàng Nhen cao hơn lúa khác là 77.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận của lúa Nàng Nhen năm 2005 thấp hơn năm 2004 là 28.000 đồng/1.000m2. Năm 2006, do thời tiết nắng nóng, hạn hán dẫn đến năng suất lúa Nàng Nhen lẫn loại lúa khác đều thấp, doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen là 619.000 đồng, chi phí là 699.000 đồng nên người trồng lúa Nàng Nhen bị lỗ 81.000 đồng/1.000 m2. Doanh thu trung bình của lúa khác là 641.000 đồng, chi phí là 781.000 đồng, người trồng lúa khác bị lỗ 141.000 đồng/m2. Như vậy, người trồng lúa Nàng Nhen bị lỗ ít hơn người trồng lúa khác là 60.000 đồng/1.000m2. Qua bảng số liệu có thể kết luận lợi nhuận do trồng lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn trồng lúa khác nên trồng lúa Nàng Nhen có hiệu quả hơn trồng loại lúa khác. 5.5.2. Đánh giá của Nông dân về chi phí, doanh thu, giá bán, lợi nhuận giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác. Bảng 5.3: Đánh giá của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen về doanh thu, chi phí, giá bán, lợi nhuận. Đánh giá của nông dân Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Lúa Nàng Nhen cao hơn Lúa Nàng Nhen thấp hơn Lúa Nàng Nhen cao hơn Lúa Nàng Nhen thấp hơn Chi phí 3% 97% 17% 83% Doanh thu 27% 73% 27% 73% Giá bán 100% 0% 100% 0% Lợi nhuận 100% 0% 100% 0% Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen đánh giá giữa canh tác lúa Nàng Nhen và loại lúa khác đã từng trồng hoặc đang trồng được thể hiện trên bảng 5.3. Chi phí lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác chiếm 97%, doanh thu lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác chiếm 73%, giá bán và lợi nhuận của lúa Nàng Nhen được 100% Nông dân thống nhất là cao hơn lúa khác. Bảng 5.3 thể hiện Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen cũng đồng ý những ý kiến giống như Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen cụ thể có 83% Nông dân trả lời lúa Nàng Nhen có chi phí thấp hơn, doanh thu lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác chiếm 73%, 100% Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen thừa nhận giá bán và lợi nhuận của lúa Nàng Nhen cao hơn loại lúa khác. Tóm lại, qua sự so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận có thể thấy trồng lúa Nàng Nhen hiệu quả hơn lúa khác, sự đánh giá của Nông dân cũng phản ánh kết quả trên là giá bán và lợi nhuận của lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn lúa khác. 5.6. Tóm tắt Qua kết quả từ hai bảng hỏi và 4 cuộc PRA với những Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen, tìm được những thuận lợi như: điều kiện tự nhiên, lúa ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc, giá bán lúa cao, người mua thích mua lúa Nàng Nhen. Bên cạnh đó, những khó khăn là thiếu nước tưới, hạn hán, thiếu giống, người mua ép giá trong quá trình trồng và tiêu thụ lúa Nàng Nhen. Những Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen trong thời gian qua đa số bán cho người mua với hình thức kí hợp đồng nhưng chưa thực hiện nghiêm túc. Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen với lý do thiếu giống, vốn, kỹ thuật, thiếu nước tưới. Họ đều có mong muốn được trồng giống lúa Nàng Nhen và được bảo đảm đầu ra cho sản phẩm của mình bằng những hợp đồng được kí kết bằng văn bản mang tính pháp lý cao giữa hai bên. Sau cùng, so sánh hiệu quả của lúa Nàng Nhen và loại lúa khác về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta thấy rằng lúa Nàng Nhen mang lại hiệu quả cao hơn cho Nông dân và đánh giá của Nông dân giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác cũng cho rằng lúa Nàng Nhen mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chương 6: Bản kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012 Chương 5 đã trình bày kết quả nghiên cứu tại xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên đối với Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen. Chương này sẽ trình bày nội dung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu bao gồm: (1) thị trường gạo Nàng Nhen; (2) kế hoạch sản xuất lúa Nàng Nhen; (3) kế hoạch nhân sự; (4) kế hoạch tài chính; (5) phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế xã hội vùng nguyên liệu. 6.1. Thị trường gạo Nàng Nhen 6.1.1. Khách hàng Mức sống của người dân được nâng cao, một bộ phận hộ gia đình có thu nhập cao, quan tâm đến sức khỏe bản thân và người thân của mình. Họ mong muốn sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhất là các sản phẩm thiết yếu sử dụng hàng ngày. Gạo là thức ăn không thể thiếu trong gia đình người Việt, gạo không chỉ thơm, ngon, dẻo, mềm cơm mà còn đảm bảo sạch nghĩa là không có hóa chất độc hại, không có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Gạo Nàng Nhen thơm Bảy Núi đáp ứng được nhu cầu đó của những người khó tính nên rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Theo phong tục người Việt, phụ nữ thường đảm nhiệm vai trò nội trợ trong gia đình, họ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình và là người quyết định loại gạo gia đình sử dụng chủ yếu, tuy nhiên cũng có một bộ phận nam giới tham gia quyết định mua loại gạo sử dụng có “73% người vợ quyết định loại gạo cho gia đình sử dụng và 27 % người chồng quyết định”. Nguyễn Thị Kim Nhị. 2006. Hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long Xuyên. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp. Khoa KT-TKD. Đại học An Giang. Gạo Nàng Nhen ngon cơm và chỉ trồng ở nơi thích hợp về địa hình, đất đai và sản lượng ít nên giá bán cao hơn các loại gạo khác. Tuy nhiên, người sử dụng quan tâm đến chất lượng gạo nhiều hơn giá cả nên họ sẵn lòng trả giá cao để mua được loại gạo họ cần. 6.1.2. Dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen Gạo Nàng Nhen được phục tráng thành công năm 2001 và Nông dân bắt đầu sản xuất giống lúa được phục tráng nên sản lượng rất ít, chỉ khoảng 100 tấn lúa. Do vậy, người tiêu dùng ít biết đến loại gạo thơm ngon này. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người tiêu dùng được sử dụng và rất muốn được mua gạo Nàng Nhen với số lượng nhiều. Do đó, gạo Nàng Nhen trên thị trường hiện nay rất khan hiếm mà hiện tại nguồn cung gạo Nàng Nhen chưa có khả năng đáp ứng. Hiện tại, công ty ANGIMEX chưa có một nghiên cứu thị trường chính thức nào về nhu cầu gạo Nàng Nhen, về hành vi tiêu dùng gạo đặc sản. Và các nhà nghiên cứu thị trường cũng chưa nghiên cứu về hành vi tiêu dùng gạo Nàng Nhen, chưa có một dự báo chính thức nào về loại gạo này. ANGIMEX chỉ mới thu mua lúa Nàng Nhen trong năm 2006, trong 3 năm qua từ 2004 – 2006 chưa có một số liệu quá khứ nào về doanh số tiêu thụ gạo Nàng Nhen. Đó là những hạn chế để dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen trong tương lai. Do vậy, cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012.doc
Tài liệu liên quan