Khóa luận Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 6

I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 6

1. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận 6

2. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp 9

3. Lợi nhuận là một mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp 10

II.Các yếu tố cấu thành lợi nhuận 11

1. Doanh thu 11

1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11

1.2. Doanh thu hoạt động tài chính 12

1.3. Thu nhập khác 13

2. Chi phí 13

2.1. Giá vốn hàng bán 13

2.2. Chi phí bán hàng 13

2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13

2.4. Chi phí tài chính 13

2.5. Chi phí khác 13

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 14

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp 14

1. Nhóm nhân tố chủ quan 14

2. Nhóm nhân tố mang tính khách quan 21

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (1999 - 2001) 25

I. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 25

1. Khái niệm 25

1.1. Khái niệm doanh nghiệp của một số quốc gia Châu Á 26

1.2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 28

2.Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam 29

2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước 29

2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần giải quyết công ăn việc làm với hiệu suất cao, tạo thu nhập cho dân cư 30

2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp lớn cho xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, đảm bảo thực hiện định hướng chiến lược của toàn bộ nền kinh tế 31

2.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn 32

II. Một số đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 33

1. Đặc điểm về ngành nghề, phạm vi kinh doanh và địa bàn kinh doanh, hoạt động: 35

2. Năng lực, quy mô sản xuất kinh doanh 38

3. Năng suất lao động, giá thành sản phẩm 41

4. Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý 43

5. Chất lượng sản phẩm 44

6. Vị thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên thị trường 45

II. Tình hình thực hiện lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam thời gian qua ( 1999 - 2001 ) 46

1. Về tình hình doanh thu 48

2. Lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam 49

III. Đánh giá chung 51

CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 53

I. Sự cần thiết phải tăng lợi nhuận 53

1. Đối với nhà nước 54

2. Đối với doanh nghiệp 55

3. Đối với người lao động trong doanh nghiệp 56

II. Một số chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước trên thế giới 57

1. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á 57

2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 59

III. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đến năm 2010 60

1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 60

2.Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành lựa chọn. 61

3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích phát triển trong một số ngành nhất định mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia 62

4. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn. 62

5. Cần nghiên cứu thành lập một số khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 62

IV. Một số đề xuất nhằm tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 63

1. Đối với các doanh nghiệp 63

1.1. Về vấn đề sử dụng vốn: 63

1.2. Tăng cường khả năng công nghệ 65

1.3. Tối thiểu hoá chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm 65

1.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên cơ sở những điều kiện sẵn có 66

1.5. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh 67

1.6. Đào tạo nguồn nhân lực 67

1.7. Chủ động xây dựng chiến lược hội nhập 68

2. Đối với Nhà nước 69

2.1.Hoàn thiện sự tiếp cận tài chính-tín dụng và vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 69

2.2. Hoàn thiện việc tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ 72

2.3. Thành lập các chương trình và các Quỹ hỗ trợ 74

2.4. Sửa đổi bổ sung một số cơ chế, chính sách 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

doc80 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân cá quy mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân (1990); - Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã (1996); - Các hộ tư nhân và nhóm sản xuất kinh doanh dưới vốn pháp định đăng ký theo Nghị định 66-HĐBT. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 31/12/2000, số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, phân loại theo tiêu chí vốn, như sau: Bảng 2: Số doanh nghiệp phân theo quy mô vốn trong các khu vực kinh tế Doanh nghiệp Tổng số DN Vốn < 0,5 tỷ đồng Vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng Vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng Vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ Số DN Tỷ lệ Số DN Tỷ lệ Số DN Tỷ lệ Số DN Tỷ lệ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Tổng số 39.762 14.723 37,0 6071 15,3 10336 26,0 2714 6,9 1.Dn trong nước 38.223 14.707 38,5 6052 15,8 10184 26,6 2525 6,6 1.1.DNNN 5531 110 1,9 154 2,8 1228 22,2 888 16,1 1.1.1.DNNN TƯ 1877 8 0,4 20 1,1 150 7,9 201 10,7 1.1.2.DNNN địa phương 3654 102 2,8 134 3,7 1078 29,5 687 18,8 1.2.Hợp tác xã 3187 1204 27,8 464 14,6 1205 37,8 180 5,6 1.3.DN tư nhân 18226 11552 63,4 3205 17,6 3021 16,6 300 1,6 1.4.Công ty hợp danh 4 - - - - 3 75 1 25 1.5.Công ty TNHH 10485 1794 17,1 2180 20,8 4444 42,4 1012 9,7 1.6.Công ty cổ phần có vốn nhà nước 368 8 2,2 14 3,8 95 25,8 84 22,8 1.7.Công ty cổ phần không có vốn NN 432 39 9,0 35 8,1 188 43,5 60 13,9 2.DN có vốn đầu tư nước ngoài 1529 16 1,0 19 1,2 152 9,9 189 12,4 2.1.DN 100% vốn nước ngoài 858 6 0,7 11 1,3 111 12,9 116 13,5 2.2.DNNN liên doanh với nước ngoài 513 8 1,6 3 0,6 29 5,7 40 7,8 2.3.HTX liên doanh với nước ngoài 4 - - - - - - 1 25 2.4.Các loại hình DN khác liên doanh với nước ngoài 132 - - 4 3,0 8 6,0 29 21,9 2.5.Hợp đồng hợp tác kinh doanh 22 2 9,1 1 4,5 4 18,2 3 13,6 (Nguồn: Tổng cục Thống kê-Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp –NXB Thống kê-2001) Như vậy, trong tổng số 39.762 doanh nghiệp của cải nước tính đến thời điểm 31/12/2000, có tới 33.844 doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô vốn dưới 10 tỷ VND), chiếm tỷ lệ 85,2%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99,2% ((4)+(6)+(8)+(10)) trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân; chiếm 95,8% trong tổng số các hợp tác xã; chiếm 90% trong tổng số các công ty TNHH; chiếm 54,6% trong tổng số các công ty cổ phần có vốn Nhà nước và 74,5% trong tổng số các công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; chiếm 43% trong tổng số các doanh nghiệp Nhà nước. Còn theo tiêu chí phân loại dựa theo số lao động thì trong tổng số 39.762 doanh nghiệp, có 36.302 doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người, chiếm khoảng 91,3%. Số lao động bình quân ở các loại hình doanh nghiệp như sau: Bảng 3: Số lao động trung bình trong các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Đơn vị: người 1999 2000 2001 -DNNN -Công ty tư nhân -Công ty cổ phần -Công ty TNHH 152 12 111 35 151,2 12,7 110,1 36 150 13 111,8 36,5 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Báo cáo nghiên cứu- Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tai Việt Nam ) Vậy, có thể xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là một lực lượng kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam. Ngoài những đặc điểm chung như hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn có một số đặc thù ngành nghề kinh doanh , địa bàn hoạt động, về thị trường, về vốn, nhân sự, Cụ thể: 1. Đặc điểm về ngành nghề, phạm vi kinh doanh và địa bàn kinh doanh, hoạt động: Về ngành nghề, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: thương mại và dịch vụ đời sống; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách. Ta cùng xét bảng sau: Bảng 4: Phân bố các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế căn cứ vào tiêu chí vốn Ngành Tổng số < 0,5 tỷ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ DNVVN Tổng số Tỷ lệ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng số 39762 14723 6071 10336 2714 33844 85,1 1.Nông nghiệp và lâm nghiệp 831 34 47 253 169 503 60,5 2.Thuỷ sản 60 6 6 26 6 44 73,3 3.Công nghiệp khai thác mỏ 430 126 57 100 43 326 75,8 4.Công nghiệp chế biến 10403 3134 1549 2529 826 8038 77,3 5.Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 113 24 7 10 9 50 44,2 6.Xây dựng 3984 639 706 1362 376 3083 77,4 7.Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình 17364 8686 2770 3906 786 16148 92,9 8.Khách sạn và nhà hàng 1917 788 333 515 100 1736 90,5 9.Vận tải và thông tin liên lạc 1789 407 250 602 211 1470 82,2 10.Tài chính,tín dụng 1026 134 81 581 79 875 85,3 11.Hoạt động khoa học và công nghệ 7 4 2 1 - 7 100,0 12.Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản,dịch vụ tư vấn 1372 542 212 360 67 1181 86,1 13.Giáo dục và đào tạo 81 53 10 7 4 74 91,9 14.Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội 24 3 3 9 4 19 79,2 15.Hoạt động văn hoá thể thao 118 14 9 44 11 78 66,1 16.Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 243 129 29 31 23 212 87,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê-Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp-NXB Thống kê,2001) Như vậy, có thể thấy phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam là khá rộng, chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết các ngành. Trong tổng số 33.844 doanh nghiệp vừa và nhỏ, có 16148 doanh nghiệp tham gia vào các ngành thương nghiệp,sửa chữa, chiếm 92,9% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành này; 8038 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chiếm 77,3% trong tổng số doanh nghiệp cùng ngành. Tiếp đó, ngành xây dựng có 3083 doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, chiếm 77,4% trong tổng số doanh nghiệp cùng ngành; số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chiếm 90,5%. Các ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội, giáo dục và đào tạo, hoạt động văn hoá thể thao, tuy số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo, song so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước thì con số này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Còn về địa bàn hoạt động, doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn tập trung ở đô thị và vùng ven đô. Tỷ lệ hoạt động ở vùng nông thôn rất thấp. Hơn nữa, trong những năm đổi mới, hàng loạt những doanh nghiệp mới ra đời, nhất là ở khu vực ngoài quốc doanh, trong khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại thông qua sát nhập, đóng cửa hoặc giải thể. Tình hình đó có tác động lớn đến thực trạng phân bổ doanh nghiệp trong cả nước, trong đó có cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các vùng đô thị tập trung đông dân cư, các vùng gần thị trường tiêu thụ và các trung tâm công nghiệp được hình thành từ trước thời kỳ đổi mới là nơi thuận lợi cho việc ra đời các doanh nghiệp mới. ở các vùng nông thôn - nơi các làng nghề truyền thống bị mai một trong những năm bao cấp - nay lại được chính sách đổi mới tác động nên nhiều doanh nghiệp với các loại hình khác nhau đã ra đời, góp phần duy trì và phát triển các nghề truyền thống. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn vẫn chưa tương xứng. Tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng tới sự phân bố doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Riêng vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm trên 55% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước. Hai vùng có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn tiếp theo là đồng bằng sông Hồng (18,1%) và duyên hải miền Trung (10,1%). 2. Năng lực, quy mô sản xuất kinh doanh Như đã phân tích, khi nói tới năng lực và quy mô sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là nói tới các yếu tố vốn, công nghệ và lao động và nó có tác động mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và lợi nhuận nói riêng. Song trên thực tế, đây lại là những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gặp phải. Về vốn, mặc dù số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số doanh nghiệp cả nước, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giải quyết được nhiều lao động song tổng vốn cho sản xuất kinh doanh mới chỉ bằng 30% so với tổng vốn của các doanh nghiệp trong cả nước. Điều này, một mặt phản ánh mức độ thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, mặt khác phản ánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung đều gặp phải khó khăn thiếu vốn để mở rộng sản xuất, và tình trạng ấy ở các doanh nghiệp là không giống nhau. Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2000, nếu xét chung tổng số các doanh nghiệp thì tỷ lệ thiếu vốn là 43,6%, còn nếu xét riêng khu vực ngoài quốc doanh, tỷ lệ này lên tới trên 90%. Việc cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay được đánh giá là chủ yếu được thực hiện qua thị trường tài chính phi chính thức. Các chủ doanh nghiệp thường vay vốn của người thân, bạn bè và vay của những người cho vay lấy lãi. Hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức, tức tín dụng của hệ thống Ngân hàng, một phần do hệ thống Ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian còn yếu kém, chưa tiếp cận được với cầu về tín dụng; song một phần không nhỏ là do bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có đủ khả năng đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của Ngân hàng về các thủ tục như lập dự án, thế chấp, Các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng thường e ngại khi vay vốn của Ngân hàng vì như vậy họ buộc phải xuất trình các báo cáo chính xác về tình hình tài chính và các kết quả sản xuất kinh doanh - điều mà nhiều doanh nghiệp không muốn làm vì nhiều lý do khác nhau. Ngoài vấn đề thiếu vốn, thì việc chiếm dụng vốn của nhau, công nợ không thanh toán được càng làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam giảm trong tương quan với các nước trong khu vực. Về trình độ công nghệ, đánh giá tổng quan về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay so với thời kỳ trước đổi mới đã có nhiều cơ hội và nhiều thay đổi hơn. Song so với các nước trong khu vực, thế giới thì phổ biến công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn thấp kém, lạc hậu 30 – 50 năm. Vì vậy, chi phí đầu vào ở các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn 30% – 50% so với các đối tác ASEAN. Khả năng đổi mới công nghệ lại rất hạn chế kể cả trong những năm tăng trưởng cao vừa qua. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước – cũng chỉ khoảng 10%/năm tính theo vốn đầu tư. Như vậy, phải mất khoảng 10 năm mới đổi mới được hết máy móc thiết bị. Trong khi đó nhiều sản phẩm công nghệ trong công nghiệp hiện nay như điện tử, viễn thông, hoá thực phẩm thường trở nên lạc hậu rất nhanh. Tỷ lệ công nghệ lạc hậu lại quá cao nên với tốc độ đổi mới máy móc thiết bị như vậy thì khó có thể tránh khỏi tụt hậu. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là là do chúng ta thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Riêng vốn lưu động của các doanh nghiệp Việt Nam mới đáp ứng được 60% nhu cầu. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn kém, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn còn cao qua các năm: “ năm 1997: 3,7; 1998: 4,5; 1999: 5,7; 2000: 6,9; trong khi đó năm 2000 ở Hàn Quốc là 2,5; Malaixia là 4 lần”. Lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Số liệu điều tra cho thấy: chỉ có 5,3% lao động trong khu vực ngoài quốc doanh có trình độ đại học, trong đó chủ yếu tập trung vào các công ty TNHH và công ty cổ phần (hơn 80%). Phần lớn các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh-các doanh nghiệp mới được thành lập trong những năm gần đây-chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh. Trong số các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 42,7%là những người đã từng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước, trên 60% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có độ tuổi trên 40, khoảng 48,4% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có 31,2% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ từ cao đẳng trở lên. 3. Năng suất lao động, giá thành sản phẩm Bảng 5: Doanh thu trung bình trên một lao động trong các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh thu (đồng) Doanh thu trung bình của một lao động (đồng) Doanh thu trung bình trên 1 lao động (đồng) DNNN 182419363 31060,68 206 Công ty tư nhân 11419661 1046,14 87 Công ty CP 2742742 23243,58 209 Công ty TNHH 19702605 4644,65 133 ( Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô vốn và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà nội, 2000 ) Từ những số liệu trong bảng trên về doanh thu trên 1 lao động, có thể thấy rằng năng suất lao động trung bình của các công ty cổ phần cao hơn một chút so với các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng cả hai loại hình doanh nghiệp này đều có năng suất lao động cao hơn khoảng 2,5 lần so với các doanh nghiệp tư nhân, cao hơn 2 lần so với các công ty TNHH, trong đó phần lớn các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đạt được năng suất lao động cao hơn, các doanh nghiệp lớn hơn, mà cụ thể là các doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần, dường như đã đầu tư một lượng vốn trên một lao động cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu trong Niên giám thống kê 2000, lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong công ty cổ phần là 130,39 triệu đồng và trong các doanh nghiệp Nhà nước là 87,55 triệu đồng, trong khi đó lượng vốn cho một chỗ làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và trong các công ty TNHH là 45 triệu đồng. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bởi vì giá thành sản phẩm còn rất cao so với các nước khác ở Đông Nam á. Cụ thể: - Phí tổn lớn cho dịch vụ thông tin liên lạc quốc tế, một phương thức cần thiết cho việc tìm kiếm và duy trì khả năng tiếp cận với các thị trường trên thế giới, - Phí tổn lớn cho vận chuyển hàng hoá ở trong nước do thiếu cạnh tranh giữa các công ty vận tải và cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn, - Phí tổn lớn cho quản lý và nhân sự có chuyên môn ở Việt Nam do mức thuế thu nhập cá nhân đánh vào nhữn người có thu nhập cao còn cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực, - Chi phí giao dịch cao do tệ nạn quan liêu, tức là các thủ tục quan liêu và gây tốn kém thời gian mà nhiều giao dịch kinh doanh phải thực hiện để có sự phê chuẩn của Chính phủ, - Các mức thuế quan còn cao đến mức mà lợi nhuận thu được từ việc buôn lậu có thể bù đắp đầy đủ cho các rủi ro liên quan đến việc thực hiện các biện pháp bắt buộc. Mức thuế quan bảo hộ cao của Việt Nam, kết hợp với chi phí sản xuất thấp ở các nước láng giềng, đã tạo ra những động cơ thúc đẩy việc buôn lậu, dẫn đến việc có một luồng hàng nhập lậu với giá rẻ hơn đang tràn vào trong nước. 4. Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý Do những đặc điểm mang tính chất đặc thù nên cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng khá linh hoạt, hệ thống tổ chức gọn nhẹ, công tác điều hành quản lý mang tính trực tiếp. Thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng nhân viên ít, các nhân viên này phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng. Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phải đảm nhiệm vai trò quản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) lại vừa phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo kinh doanh (tìm kiếm và quyết định cơ hội đầu tư). Do vậy, cơ cấu tổ chức đơn giản gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, dễ thay đổi phù hợp với điều kiện mới. Đây là một nhân tố tích cực ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vì nhờ đó, chi phí gián tiếp thường thấp, tạo lợi thế cạnh tranh về giá cho các sản phẩm cuối cùng. Hơn nữa, quan hệ giữa người lao động và người quản lý (quan hệ chủ – thợ) khá chặt chẽ và thường không có tầng lớp lãnh đạo tách biệt như trong các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động dựa trên tính chất gia đình nên thiếu một sơ đồ tổ chức rõ ràng (quy định các chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn,), chưa có một quy chế làm việc cụ thể (không phổ biến rộng rãi, thay đổi liên tục,). Lỗi thường gặp trong việc tổ chức là dễ dẫm chân lên nhau, hay sót việc do không có người chịu trách nhiệm về một công việc cụ thể. Nhìn chung giới quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chính là những người chủ sở hữu doanh nghiệp. Đa số họ quản trị doanh nghiệp bằng kinh nghiệm và theo cách suy nghĩ, hiểu biết riêng. Theo các chuyên gia tư vấn của Hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh thì thực trạng quản lý ở doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có 3 yếu điểm chính: Về hiệu quả công việc: người quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tham gia vào quá nhiều công việc, không tin cậy khi giao việc cho người khác nên thường dẫn đến nhiều sai sót do công việc vụn vặt, cùng với nguồn nhân lực ít nên không có thời gian để sửa chữa những sai lầm Hiệu năng các nguồn lực: nguồn nhân lực đã ít lại không phát huy hết năng lực làm việc nên thường không hoàn thành công việc đúng hạn do công việc quá nhiều, từ đó dẫn đến không tận dụng hết nguồn lực khách hàng Quan hệ nội bộ: không phân định nhiệm vụ rõ ràng, gặp người nào thì giao việc cho người ấy, không có ai chịu trách nhiệm về một vấn đề cụ thể và ổn định nên không thể đôn đốc họ hoàn thành sớm công việc, nảy sinh nhiều bất hoà, xung đột do nhiều người cùng giải quyết một công việc với cách giải quyết khác nhau Do vậy, doanh nghiệp mất nhiều thời gian cho việc quản lý và giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Điều đó gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có những trường hợp dẫn đến các hành động trái pháp luật hoặc có tính bột phát, phá vỡ sự ổn định lâu dài. Đồng thời, việc tổ chức, quản lý không tốt vừa gây lãng phí do chi phí không hợp lý ở nhiều khâu, vừa ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả chung. 5. Chất lượng sản phẩm Đánh giá về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đa số các ý kiến cho rằng các sản phẩm nhìn chung có chất lượng chưa cao, nhất là chưc đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặc dù vậy, nếu xét về khía cạnh riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì trong thời gian qua, chất lượng và mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp đã có những bước cải thiện đáng kể. Đó là sự phát triển tất yếu vì tất cả các doanh nghiệp này đang hoạt động theo cơ chế thị trường, trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Nhiều doanh nghiệp đã đặt ra khẩu hiệu cho mình là “ Chất lượng hay là chết ”. Song tuyệt đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thiếu bộ phận quản lý chất lượng theo đúng nghĩa của nó. Lý do có nhiều song chủ yếu là do quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, vốn ít, doanh số không nhiều, lãi không lớn, các doanh nghiệp không đủ tiềm lực để quản lý chất lượng tốt. Kết quả là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất chủ yếu dựa vào phản ứng của thị trường để thực hiện công tác quản lý chất lượng theo kiểu vừa và nhỏ của mình. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn duy trì chính sách bảo hộ nghiêng về thay thế hàng nhập khẩu; điều này không khuyến khích doanh nghiệp sản xuất những hàng hoá có chất lượng tốt hơn, và do vậy đã tạo ra các ngành công nghiệp thiếu khả năng cạnh tranh. 6. Vị thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên thị trường Việt Nam là một thị trường lớn của gần 80 triệu dân nhưng có mức độ yêu cầu về chất lượng hàng hoá và dịch vụ chưa cao, nhất là ở nông thôn, nơi cư trú của khoảng 80% dân số của cả nước. Vì vậy, thị trường trong nước là tiềm năng rất lớn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ . Tuy nhiên, hiện tại, thị trường Việt nam đang bị ảnh hưởng rất lớn của hàng hoá nhập lậu,nhất là hàng hoá tiêu dùng, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đó là thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khác với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể đủ lực để hạ giá hàng nhằm cạnh tranh với hàng nhập lậu trong thời gian ngắn để giành lại thị trường. Nhìn chung doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam có vị thế chưa cao trên thị trường do nhiều nguyên nhân cả về công nghệ, thiết bị lạc hậu, lẫn do sự hạn chế về trình độ quản lý và kinh doanh trên thương trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đôi khi lại ở thế yếu do sự độc quyền của một số doanh nghiệp lớn mà không bị cản trở bởi luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt nam hầu như chưa tạo được một chỗ đứng nào trên thị trường quốc tế. Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thấp hơn so với hàng nhập khẩu vì trình độ kỹ thuật thấp, kỹ năng quản lý kém do không được đào tạo và thiếu kinh nghiệm quản lý hiện đại. Hơn nữa thông tin về thị trường quốc tế còn hạn chế dẫn tới sức cạnh tranh không cao và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Tóm lại, qua trình bày trong phần trên, chúng ta thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và có tiềm năng phong phú để phát triển. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy loại hình doanh nghiệp này hoạt động chưa hiệu quả và không phát huy đầy đủ tiềm năng và vai trò to lớn của mình. Sau đây sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể tình hình lợi nhuận - một động lực kinh doanh quan trọng - ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam thời gian qua, từ đó nhằm làm rõ nguyên nhân và những khó nhăn chính mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt. II. Tình hình thực hiện lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam thời gian qua ( 1999 - 2001 ) Như đã phân tích, mặc dù doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào, song ở Việt Nam, chỉ đến những năm gần đây vấn đề này mới được nhận thức một cách rộng rãi và sâu sắc. Những nghiên cứu, thống kê về tình hình hoạt động nói chung của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế, mới chỉ dừng lại ở những con số về số lượng, quy mô vốn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mà chưa thực sự có các cuộc điều tra sâu sát hay các chi tiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cho riêng khu vực kinh tế này. Do thiếu nguồn tư liệu trực tiếp nên trong quá trình phân tích, đánh giá sau đây về tình hình thực hiện lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người viết phải sử dụng các số liệu, tư liệu gián tiếp liên quan đến vấn đề này, thông qua việc thu thập, tính toán dựa trên số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cả tất cá các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; các số liệu sẵn có về doanh nghiệp vừa và nhỏ như số lượng, doanh thu bình quân, chi phí bình quân, lao động bình quân,Điều này trên thực tế là có thể chấp nhận được và phù hợp với tổng quan chung về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ . Trước hết, ta xem xét quy mô vốn trung bình: Bảng 6: Quy mô vốn trung bình của các loại hình doanh nghiệp Đơn vị: triệu đồng Năm DN tư nhân Công ty TNHH Công ty CP DNNN 1999 203,85 810,11 11.492,17 66.895,05 2000 178,54 817,90 10.977,51 26.865,34 2001 182,27 1.032,37 10.412,09 11.688,26 Trung bình giai đoạn 1996-2001 184,64 919,17 17.525,90 15.863,256 ( Nguồn: Tính toán theo niên giám thống kê 1996- 2001 ) Ta thấy rằng số lượng vốn nhỏ bé của mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là điều khó hiểu, bởi vì tiêu chí chủ yếu xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là lượng vốn tương đối nhỏ. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2001, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp tư nhân là 184,64 triệu đồng; công ty TNHH có quy mô vốn trung bình khoảng 920 triệu đồng; công ty cổ phần có quy mô vốn trung bình trên 17,5 tỷ đồng và DNNN là 15,7 tỷ đồng. Như vậy, công ty cổ phần có quy mô vốn đăng ký trung bình lớn nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp kể cả các DNNN, mặc dù số lượng các công ty này không nhiều (xem bảng 2). 1. Về tình hình doanh thu Bảng 7: Doanh thu thuần trung bình trong các loại hình doanh DN vừa và nhỏ Đơn vị: triệu đồng 1999 2000 2001 00/99 01/00 Số tiền % Số tiền % DNNN 102.598,7 44.775,5 17.926,7 -57823,2 -56,3 -26848,8 -59,9 DN tư nhân 710,2 595,1 655,6 -115,1 -16,2 +60,5 +10,2 Công ty TNHH 2.231,7 2.253,1 2.294,1 +21,4 +0,9 +41 +1,8 Công ty CP 8.456,3 8.077,6 7.333,0 -379 -4,5 -744,6 -9,2 ( Nguồn: Tính toán từ bảng 6 và số liệu về tổng vốn trên doanh thu qua các năm – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) Như vậy, doanh thu ở tất cả các loại hình doanh nghiệp có sự biến động không đều qua 3 năm. Doanh nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu cao nhất, trong đó năm 1999 đạt mức cao nhất là gần 102,6 tỷ đồng. Năm 2000, doanh thu bình quân của một doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ là 44,77 tỷ, giảm 57.823,2 về số tuyệt đối so với năm 1999, tức là khoảng 56,3%. Sự giảm sút về doanh thu tiếp tục gia tăng sang năm 2001. Mức doanh thu thuần b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVMAI.doc
  • docb×aluanvan.doc
Tài liệu liên quan