Khóa luận Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 4

I. Một số khái niệm cơ bản 4

1. Cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh 4

2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành 7

3. Dịch vụ du lịch và ngành du lịch 8

II. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter 14

1. Tư tưởng chung 14

2. Mô hình kim cương và các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch 18

III. Tính tất yếu phải nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch 30

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 33

I. Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam theo mô hình kim cương của M. Porter 33

1. Điều kiện các yếu tố sản xuất của ngành du lịch 33

1.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên 33

1.2. Nguồn tài nguyên nhân văn 36

1.3. Nguồn vốn và cơ sở hạ tầng 38

1.4. Nguồn nhân lực du lịch 41

2. Điều kiện về cầu du lịch 44

3. Các ngành hỗ trợ và liên quan 45

4. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội địa của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam 51

5. Vai trò của cơ hội 55

6. Vai trò của Chính phủ 58

II. Đánh giá việc phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam 61

1. Những thành tựu đạt được 61

2. Một số hạn chế 67

 Về việc đầu tư nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào của ngành du lịch 67

 Về công tác kích cầu du lịch 69

 Về mối liên kết giữa du lịch với các ngành hỗ trợ và liên quan 69

 Về cơ chế quản lý hoạt động du lịch 71

 Những hạn chế về hoạt động xúc tiến du lịch 72

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 74

I. Định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam 74

1. Dự báo thị trường du lịch trong những năm tới 74

1.1. Thị trường quốc tế 74

1.2. Thị trường Việt Nam 75

2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch đến năm 2010, tầm nhìn 2020 76

 Định hướng tổng quát 76

 Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam 77

II. Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam

1. Nhóm giải pháp đối với điều kiện các yếu tố sản xuất 79

2. Nhóm giải pháp đối với điều kiện về cầu du lịch 84

3. Nhóm giải pháp đối với các ngành hỗ trợ và liên quan 86

4. Nhóm giải pháp đối với chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành 89

KẾT LUẬN . 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC

 

doc102 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí nhân công luôn có khả năng bị các quốc gia khác vô hiệu hóa, bằng chứng là giá nhân công tại các nước trong khu vực đang có xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Số lượng và sự phân bổ nguồn nhân lực du lịch Trước tiên cần đề cập tới số lượng cũng như sự phân bổ lao động du lịch tại Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù lực lượng lao động trong ngành du lịch đã có sự gia tăng không ngừng về số lượng từ chưa đầy 20.000 lao động ở thời điểm năm 1990 tới trên 1 triệu lao động tính đến hết 8 tháng đầu năm 2008 [21, 22]. Mặc dù vậy, với mục tiêu đón 6 triệu khách quốc tế, 25 triệu khách nội địa vào năm 2010, cung nhân lực du lịch Việt Nam vẫn chưa bắt kịp với cầu. Cùng với tình trạng thiếu về số lượng lao động thì việc phân bổ lao động không đồng đều theo lãnh thổ, theo lĩnh vực cũng là một bất cập dẫn tới tình trạng chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu. Luồng di chuyển không ngừng lao động từ các địa phương về khu vực thành thị cùng với tính chất thời vụ của kinh doanh du lịch đã và đang gây ra những khó khăn về nguồn cung nhân lực trong ngành. Bên cạnh đó, những định kiến về công việc lao động trong các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ cũng là rào cản trong việc thu hút nguồn nhân lực gắn bó lâu dài với ngành. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân lực lao động chỉ là khó khăn trước mắt, khó khăn lâu dài đối với ngành du lịch Việt Nam vẫn là chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đây được coi là bất lợi thế đối với ngành du lịch nước nhà bởi du lịch là ngành dịch vụ sử dụng lao động thủ công, trực tiếp của con người là chủ yếu. Do vậy, trình độ của người lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống với tình trạng của nhiều ngành khác, nguồn nhân lực của ngành du lịch vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động chưa được đào tạo, tay nghề thấp và thiếu lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch tính đến hết tháng 10/2008 cho thấy, trong số trên 1 triệu lao động trong ngành du lịch , khoảng 53% dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% trung cấp, 12% cao đẳng và đại học, 0,2% trên đại học (Biểu đồ 2.2) Biểu đồ 2.2: Chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch Đặc biệt trong số 285.000 lao động trực tiếp trong ngành, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% từ ngành khác chuyển sang và 20% còn lại không hề qua đào tạo mà chủ yếu làm việc ngay khi kết thúc chương trình học phổ thông. Đó là chưa kể tới việc nguồn nhân lực du lịch, dù được đào tạo thì hầu hết cũng chỉ ở bề nổi, không gắn liền với thực tế công việc và yếu về khả năng ngoại ngữ. Thực trạng trên xuất phát từ vấn đề đào tạo du lịch chủ yếu vẫn ở bề nổi, chưa gắn liền với thực tế công việc. Vì vậy, mặc dù tính tới thời điểm hiện tại, cả nước đã có trên 40 trường đại học có khoa du lịch, 83 trường cao đẳng và trung cấp du lịch, hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh, sinh viên làm việc trong ngành du lịch nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Với nguồn nhân lực còn thiếu và yếu như vậy, hệ quả tất yếu là Việt Nam bị WTTC xếp ở vị trí gần cuối trong bảng đánh giá năng lực cạnh tranh về nhân lực du lịch thuộc một số nước trong khu vực (Bảng 2.2) Bảng 2.2: Đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của ngành du lịchViệt Nam Tên nước Nguồn nhân lực Singapore 71,60 Malayxia 50,70 Thái Lan 57,80 Indonexia 44,36 Philippines 65,76 Việt Nam 48,51 Capuchia 22,69 Nguồn: WTTC Ghi chú: 1,00 : Cạnh tranh kém nhất 100,00 : Cạnh tranh tốt nhất Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch Việt Nam phải chịu áp lực rất lớn từ chính những đối thủ trong khu vực. Nếu chỉ dựa vào lợi thế ngắn hạn từ nguồn nhân lực giá rẻ mà không chú trọng đầu tư, xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn là nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ cao, Việt Nam sẽ không thể bắt kịp những yêu cầu quốc tế về nguồn nhân lực. Sự phát triển không tương xứng của lực lượng lao động với hạ tầng du lịch trong những năm gần đây là một trở ngại rất lớn đối với Việt Nam khi thu hút du khách, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp. Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu tới năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 1,5 tới 2 triệu lao động trong ngành du lịch và 80% lực lượng này được đào tạo nghiệp vụ du lịch cũng là một bài toán hóc búa với ngành du lịch Việt Nam. Tóm lại, ngành du lịch Việt Nam có lợi thế cạnh tranh quốc gia chủ yếu ở hai nhóm nhân tố: tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, lợi thế về tài nguyên du lịch dồi dào cũng như nhân công giá rẻ chỉ mang tính chất ngắn hạn. Trong dài hạn, những lợi thế này nếu không có chiến lược duy trì, phát huy và mở rộng từ các cấp quản lý sẽ sớm rơi vào tình trạng hao mòn và bị các quốc gia khác vô hiệu hóa. Ngược lại, những bất lợi về nhân tố sản xuất của ngành du lịch Việt Nam như quy mô, chất lượng hạ tầng du lịch hoàn toàn có thể đóng góp vào sự thành công lâu dài của ngành thông qua ảnh hưởng của chiến lược và sự đổi mới. Chính vì vậy, nhân tố sản xuất không thể hạn chế trong khái niệm về những yếu tố có sẵn mà trái lại, hoàn toàn mang tính động, luôn luôn tác động làm biến đổi lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong một lĩnh vực nhất định. Điều kiện về cầu du lịch Nhân tố thứ hai được đề cập tới trong mô hình kim cương của M. Porter là điều kiện về cầu. Trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của mình, M. Porter đã khẳng định vai trò ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện cầu trong nước về hàng hóa dịch vụ đối với sự phát triển ngành kinh doanh mặt hàng, dịch vụ đó. Ngành du lịch cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người e ngại rằng, có lẽ sự toàn cầu hóa cạnh tranh sẽ làm giảm tầm quan trọng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các quốc gia đã và đang tạo được lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà ở đó nhu cầu trong nước tạo cho công ty một bức tranh rõ ràng hơn hay sớm hơn về các nhu cầu quốc tế. Đối với một ngành kinh tế dịch vụ như du lịch, khi mà sản phẩm tiêu thụ gắn chặt và có độ nhạy cảm cao với nhu cầu khách hàng, thị trường trong nước càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh tế mà còn góp phần định hướng, nâng cao, hoàn thiện cơ cấu phát triển ngành, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Số liệu khảo sát về du lịch Việt Nam gần đây đã cho thấy, trong số gần 22 triệu lượt khách du lịch nội địa trong năm qua có hơn 1 triệu lượt khách có khả năng chi trả cao chẳng kém gì khách nước ngoài. Qua đó chúng ta nhận thấy, mức sống chung của người dân Việt Nam, đặc biệt là một bộ phận người dân có thu nhập cao ngày một nâng lên. Bên cạnh những khách hàng mang tính đại chúng đã xuất hiện nhiều hơn những khách hàng nội địa khó tính đối với sản phẩm du lịch. Lượng khách du lịch nội địa đóng vai trò nòng cốt trong việc khẳng định giá trị của một điểm đến du lịch trong nước, từ đó kích thích nhu cầu, ham muốn khám phá những điểm đến đó của du khách quốc tế. Đặc biệt, lượng khách du lịch nội địa đi du lịch nước ngoài, tiếp xúc với những dịch vụ du lịch mang chất lượng quốc tế, khi trở về Việt Nam sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn đối với sản phẩm du lịch trong nước. Đối tượng “khách hàng khó tính” này vừa là thách thức buộc các doanh nghiệp du lịch nội địa phải nâng cao chất lượng phục vụ nếu không muốn mất thị phần vào tay các công ty nước ngoài, vừa là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Dựa vào nhu cầu nội địa để dự đoán nhu cầu quốc tế sẽ đem lại cho ngành du lịch một nước lợi thế cạnh tranh so với nước khác khi đón đầu và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường khách rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Các ngành hỗ trợ và liên quan: Ngành giao thông vận tải Bản chất của du lịch là một ngành mang tính “động”, gắn liền với sự dịch chuyển của du khách. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của hạ tầng giao thông đối với sự phát triển du lịch của một quốc gia. Một quốc gia có lợi thế về hạ tầng giao thông vận tải tức là có lợi thế khá lớn về tiềm năng phát triển du lịch. Nhận thức được vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông đối với nền kinh tế, trong Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã xác định rõ: “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển”. Từ quan điểm phát triển cùng với sự quan tâm, chú trọng của nhà nước cùng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, hạ tầng giao thông Việt Nam những năm gần đây đã có những tiến bộ nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động của ngành du lịch. Vận tải hàng không Trước tiên phải kể tới ngành hàng không dân dụng với loại hình vận tải có số khách du lịch sử dụng trong lộ trình dài và ngắn đều đạt mức cao nhất so với các loại hình vận tải khác. Hệ thống vận tải hàng không trên cả nước hiện có 4 hãng hàng không quốc doanh là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO, SFC và 43 hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam. Đặc biệt, năm 2008 đã đánh dấu sự ra đời của hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam là Indochina Airlines. Tuy tần suất khai thác chưa nhiều nhưng sự ra đời của hãng hàng không này là dấu hiệu cho một thị trường vận tải hàng không sôi động hơn trong tương lai. Bên cạnh đó là hệ thống sân bay gồm 22 cảng hàng không, trong đó có 3 cảng quốc tế và 19 cảng nội địa. Như vậy, so với những năm trước đây, du khách trong và ngoài nước đã có nhiều lựa chọn hơn đối với dịch vụ vận tải hàng không. Mặc dù vậy, sự phát triển của hàng không nội địa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng dày đặc của khách. Hệ thống sân bay vẫn còn mỏng, mật độ các chuyến bay còn thưa, cơ sở lưu trú tại sân bay còn kém chất lượng cùng với sự nghèo nàn về các khu vui chới giải trí gần sân bay phục vụ khách trong thời gian đợi chuyến bay. Vận tải đường bộ Hệ thống đường bộ của Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã được chú trọng mở rộng và nâng cấp. Việc xây dựng những con đường cao tốc đạt chất lượng quốc tế cũng như xây dựng những cây cầu hiện đại đã góp phần rất lớn trong quá trình đi lại, giao thương giữa các vùng trong cả nước, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Các đô thị lớn, tiêu biểu là thành phố Hà Nội đã được đầu tư, xây dựng những cây cầu lớn như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy cùng với các cây cầu vượt trong thành phố như cầu ngã tư Sở, ngã tư Vọng, góp phần hạn chế ách tắc giao thông. Tại các tỉnh khác như Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, một số tuyến đường cũng được mở rộng và tôn tạo, giúp cho việc vận chuyển khách du lịch đường bộ nhanh và thuận tiện hơn rất nhiều. Sự đa dạng hóa các phương tiện giao thông đường bộ của Việt Nam cũng đem đến cho khách du lịch nhiều lựa chọn hơn như ô tô bus, ô tô du lịch, taxi hay xích lô - phương tiện vận tải mang tính đặc thù của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ rõ rệt, vận tải đường bộ vẫn còn khá nhiều tồn tại. Khách du lịch vẫn phàn nàn về hệ thống đường giao thông nhỏ, hẹp, phương tiện giao thông di chuyển với mật độ dày đặc và tình trạng ùn tắc tuy có được giải tỏa bớt nhưng vẫn diễn ra khá phổ biến tại các đô thị lớn. Tắc nghẽn giao thông là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch khá dè dặt khi lựa chọn điểm đến Việt Nam. Thêm vào đó, hệ thống đường xá tại các tỉnh có địa hình hiểm trở cùng với sự chủ quan của chủ phương tiện đã gây ra một số những vụ tại nạn thương tâm cho khách du lịch quốc tế mà gần đây nhất phải kể tới là tai nạn ô tô lật đèo tại Bình Thuận khiến 9 du khách Nga và một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam tử nạn. Thêm vào đó, tình trạng chèo kéo, gian dối cước taxi cũng khiến du khách quốc tế lo ngại. Chính vì vậy, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ, các cấp bộ, ngành cũng cần chú trọng vào nâng cao ý thức lái xe của những người điều khiển phương tiện. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ còn khá cao tại Việt Nam cũng là yếu tố bất lợi đối với phát triển du lịch. Vận tải đường sắt Bên cạnh hai loại hình vận tải là hàng không và đường bộ, không thể không kể đến một loại hình vận tải cũng khá phổ biến, vận tải đường sắt. Khi số du khách vào Việt Nam ngày càng tăng cao, vận tải đường sắt đã và đang ngày càng phát huy công năng của mình. Khách du lịch có thể tìm thấy sự thú vị trong quá trình sử dụng phương tiện vận tải đường sắt khi tận mắt ngắm nhìn cảnh vật trong suốt chặng đường đi. Ngoài ra, vận tải đường sắt còn có ưu điểm giá rẻ, tính an toàn cao. Năm bắt được thị hiếu khách hàng, ngành vận tải đường sắt đã tăng cường thêm nhiều chuyến tàu cao tốc đường dài chất lượng cao phục vụ nhu cầu của du khách như tuyến Bắc - Nam. Phân khúc thị trường vận tải đường sắt hạng sang gần đây cũng được chú trọng với tàu cao tốc 5 sao chạy từ Sài Gòn đi Nha Trang mới được vận hành vào tháng 12-2006 hay các chuyến tàu cao cấp từ Hà Nội đi Hạ Long và Sapa. Sự đầu tư nâng cấp, đổi mới loại hình vận tải đường sắt đã đem đến cho du lịch Việt Nam một nét mới trong ngành vận tải vốn được coi là lạc hậu và kém năng suất như vận tải đường sắt. Đây là trường hợp tiêu biểu cho việc cải tiến những bất lợi của một loại hình vận tải thành lợi thế trong cạnh tranh dịch vụ vận chuyển hành khách của ngành du lịch Việt Nam. Vận tải đường thủy Cuối cùng, không thể không kể tới những đóng góp của vận tải đường thủy với sự phát triển của du lịch Việt Nam. Với một đất nước có loại hình du lịch biển phát triển như ở Việt Nam, hệ thống tầu thuyền là hạ tầng cần được quan tâm đúng mức. Nhiều điểm du lịch tự nhiên hấp dẫn như Vịnh Hạ Long, Phong Nha, biển Nha Trang là những điểm du lịch cần nhiều tầu thuyền nhất để phục vụ việc đi lại, thăm thú của du khách. Đặc biệt, các doanh nghiệp du lịch trong những năm gần đây đã có xu hướng đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống tàu thuyền, bố trí phòng ngủ và các dịch vụ thiết yếu phục vụ những tour du lịch ngủ trên tầu ngoài vịnh rất được ưa chuộng. Dịch vụ này không chỉ níu chân khách du lịch ở lại lâu hơn, khuyến khích mức chi tiêu của du khách cho hàng hóa, dịch vụ du lịch mà còn góp phần khai thác hiệu quả hơn tài nguyên biển. Đặc biệt, bên cạnh các loại tàu thuyền bình dân đã có một số loại tầu tiện nghi sang trọng được đưa vào phục vụ khách như tàu Emerraude Cruise, với sức chứa khoảng 40-50 người, tàu Ginger Cruise gồm 10 cabin với sức chứa khoảng 20-25 hành khách. Đây là những loại tầu có trang thiết bị tiện nghi như những khách sạn 5 sao nổi trên mặt nước, có giá thuê tương đối cao và nhắm vào đối tượng khách hàng hàng cao cấp. Số lượng loại tầu cao cấp còn ở mức hạn chế, phổ biến nhất vẫn là hệ thống tầu hạng trung, chất lượng đủ dảm bảo nhu cầu cơ bản của khách đi thăm vịnh, giúp khách yên tâm khi ngủ lại trên tầu. Như vậy, có thể thấy, tuy còn một số bất cập nhưng mạng lưới giao thông của Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh. Những bất lợi về hệ thống giao thông của Việt Nam không thể khắc phục trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi những nỗ lực từ phía Chính phủ, ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cả ý thức tham gia phương tiện giao thông của người dân. Ngành thông tin và truyền thông Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính liên ngành, liên vùng, phục vụ đối tượng khách hàng trên phạm vi rộng khắp. Chính vì vậy, thông tin liên lạc là một trong những điều kiện tối cần thiết giúp các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tiếp cận gần hơn với những mong muốn của khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng là kênh thông tin giúp các khách hàng chủ động tìm hiểu về sản phẩm du lịch để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Thêm vào đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ngành du lịch vốn được đánh giá là mới khởi đầu so với nhiều nước trong khu vực rút ngắn khoảng cách và tăng tốc độ phát triển. Thực tế cho thấy, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong những năm gần đây. Về hạ tầng viễn thông, trong giai đoạn 8 năm từ năm 2000 tới 2008, lượng thuê bao điện thoại trên cả nước đã tăng trên 25 lần, từ 3.286.405 lên khoảng tới trên 70 triệu thuê bao điện thoại [4]. Cùng với sự phát triển vượt bậc của hạ tầng viễn thông là những cải tiến rõ rệt về hệ thống Internet tại Việt Nam. Nếu như vào năm 1997, thị trường Internet Việt Nam chỉ có nhà cung cấp độc quyền VNPT với tốc độ truy cập 2Mb được đánh giá là quá chậm và mức phí sử dụng khá cao thì 10 năm sau, thị trường internet tại Việt nam đã cạnh tranh hơn rất nhiều và tốc độ đó đã tăng 7.500 lần. Thế thượng phong của VNPT bị phá vỡ khi hàng loạt các doanh nghiệp như FPT, Viettel, SPT, Netnam, EVN Telecom và gần đây nhất là Gtel nhảy vào thị trường này. Tính đến năm 2008, Việt Nam đã có 10 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về số lượng, chất lượng các phương tiện thông tin liên lạc cũng được cải thiện rõ rệt. Tốc độ truy cập cao, mức phí sử dụng cạnh tranh khi chuyển từ phương thức tính theo thời gian sang tính bằng khối lượng thực tế đã phổ cập hóa nhu cầu sử dụng điện thoại và internet của người dân vốn được coi là xa xỉ 10 năm trở về trước. Mạng lưới đường truyền không dây ADSL thay thế cho công nghệ dial-up được phổ biến đến tận cấp xã với hơn 18 triệu thuê bao. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) trong báo cáo xếp hạng chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu (IDI) đã xếp Việt Nam vào danh sách 10 nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông nhanh nhất thế giới [29]. Có thể nói, những tiến bộ về công nghệ thông tin đã đem lại cho du lịch Việt Nam những lợi thế nhất định trong kinh doanh du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch MICE kết hợp giữa du lịch với công tác hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện. Nắm bắt được lợi thế mà những tiến bộ viễn thông và Internet mang lại, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam đã đầu tư vào các dự án tiếp thị điện tử, xây dựng các trang web cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch, các gói sản phẩm du lịch và triển khai dịch vụ đặt tour qua mạng cũng như đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng qua qua các phương tiện thông tin liên lạc điện thoại và Internet. Bên cạnh đó, nhiều gói sản phẩm công nghệ thông tin cao cấp khác cũng đã được một số khách sạn cao sao đưa vào ứng dụng phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của khách hàng. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội địa của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam Cấu trúc ngành du lịch Việt Nam Ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây chứng kiến sự lớn mạnh về mặt quy mô. Hệ thống kinh doanh du lịch không ngừng được mở rộng với hàng nghìn doanh nghiệp. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả 6 thành phần kinh tế (nhà nước; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài).Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến hết năm 2007, cả nước đã có hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đăng ký kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm đa số với 345 công ty, tương đương 57% tổng số (biểu đồ 2.3). Biểu đồ 2.3: Phân loại doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo loại hình doanh nghiệp Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2007 Biểu đồ trên cho thấy số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngoài quốc doanh có xu hướng nở rộ. Đáng chú ý là sự xuất hiện của các công ty liên doanh kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế tại Việt Nam (chiếm 12% tổng số). Đây có thể nói là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp trong nước khi mà những công ty này, với lực lượng hướng dẫn viên thạo tiếng (đặc biệt là những ngoại ngữ hiếm như Hàn Quốc, Nhật Bản) dồi dào và mối liên hệ chặt chẽ với khách du lịch có nguy cơ thâu tóm hầu hết lượng khách Hàn Quốc và Nhật Bản tới Việt Nam. Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, số lượng cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch tuy chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng xu hướng phát triển cũng rất mạnh. Sự nở rộ về số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động nhưng cũng không kém phần gay gắt, phức tạp đòi hỏi vai trò quản lý một cách hệ thống và chặt chẽ từ các cấp bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Tổng cục Du lịch. Với mạng lưới quản lý trực thuộc gồm 13 Sở du lịch, 2 Sở du lịch - thương mại và 46 Sở thương mại - du lịch của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước và từng địa phương. Chính vì vậy, Tổng cục du lịch đóng vai trò quy hoạch, quản lý và giám sát mọi hoạt động thuộc phạm vi của ngành du lịch. Môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam Trên thực tế, môi trường pháp lý ở Việt Nam trong những năm gần đây, dưới cái nhìn khách quan nhất đã có nhiều cải thiện rõ rệt tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Việc nhà nước sáp nhập Tổng cục du lịch về thành cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp du lịch và xây dựng, chỉ đạo những chiến lược phát triển thống nhất cho toàn ngành. Về lĩnh vực thuế, thời gian đóng thuế đã được rút ngắn, thủ tục nộp thuế cũng được đơn giản hóa. Đặc biệt, để hạn chế những tác động tiêu cực từ sụt giảm kinh tế toàn cầu, đầu tháng 2 năm nay, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề, trong đó có dịch vụ du lịch nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có cơ hội thực hiện các hoạt động khuyến mãi, giảm giá kích cầu. Thêm vào đó, để thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm giá 30-50% nhiều tour du lịch nội địa trong khuôn khổ chiến dịch Ấn tượng Việt Nam, ngành du lịch cũng đã kiến nghị Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 5% cho các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, đơn vị vận chuyển, dịch vụ mua sắm tham gia vào chương trình khuyến mãi của ngành. Tuy nhiên, môi trường pháp lý trong kinh doanh du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác tại Việt Nam nói chung còn rất nhiều những bất cập. Trong các bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh được công bố trên thế giới, vị trí của Việt Nam rất thấp, cụ thể là đứng thứ 92 trong bảng xếp hạng về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh của WB năm 2008. Trong đó, nguyên nhân được nhìn nhận nhiều nhận từ những hạn chế trong môi trường pháp lý. Không thể phủ nhận những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Đảng, Nhà nước và các cấp bộ, ngành liên quan trong những năm gần đây về cả môi trường pháp lý và cơ sở hạ tầng du lịch, nhưng tốc độ cải cách còn quá chậm so với các nước khác và do đó, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới về môi trường kinh doanh còn khá hạn chế. Những cân đối của chính phủ chỉ mang tính ngắn hạn và luật pháp tại Việt Nam vẫn bị phàn nàn là thường xuyên thay đổi. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch trong nước và chiến lược phát triển chung của ngành du lịch Sự cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp du lịch trong nước chủ yếu là cạnh tranh về giá. Đặc biệt trong bối cảnh sụt giảm kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc các doanh nghiệp du lịch liên tiếp đưa ra các tour du lịch giảm giá, các hình thức khuyến mãi để hút khách là việc làm cần thiết để hâm nóng thị trường du lịch nội địa. Tuy nhiên, việc giảm giá ồ ạt các gói sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ thu hút mới chỉ được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp du lịch phía Nam trong khi các doanh nghiệp lữ hành phía Bắc lại có thái độ thờ ơ. Nguyên nhân là chi phí đi lại, lưu trú thường chiếm khoảng 70% giá thành tour nên các chuyên gia về lĩnh vực du lịch cho rằng, muốn giảm giá thì có hai lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện đầu tiên là giảm cước vận chuyển hàng không và giá khách sạn. Nhưng cả hai yếu tố này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp lữ hành, việc thống nhất giá phòng khách sạn và chi phí vận chuyển hàng không vẫn mang tính “nội bộ” ngành và chưa tìm được điểm thống nhất. Do đó, vấn đề đặt ra là thị trường kinh doanh du lịch ở Việt Nam khá sôi động nhưng bản chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước vẫn mang tính rời rạc, nhỏ lẻ. Chiến lược phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam vẫn là đạt mức tăng trưởng du lịch gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và hướng tới phát triển du lịch bền vững. Nhưng áp lực cạnh tranh về giá đã khiến nhiều doanh nghiệp du lịch mải mê chạy theo những chỉ tiêu về tăng trưởng lượng khách và thu nhập mà sao nhãng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng như nguồn nhân lực du lịch. Đây là yếu tố bất lợi đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia mang tính dài hạn của của toàn ngành du lịch, nhất là trong thời điểm Việt Nam đã gia nhập WTO và thị trường du lịch chứng kiến thêm nhiều đối thủ cạnh tranh l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2509.doc
Tài liệu liên quan