MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Chương I: Những vấn đề chung về lựa chọn sản phẩm 6
I. Vai trò của việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam
1. Bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới 6
2. Vai trò của lựa chọn sản phẩm và thị trường XK 8
II Cơ sở để lựa chọn sản phẩm và thị trường XK 10
1. Nguồn lực đầu vào 11
2. Cầu về sản phẩm trên thị trường thế giới 11
3. Năng lực cạnh tranh 12
III Các chính sách lựa chọn sản phẩm và thị trường XK 14
1.Chính sách lựa chọn sản phẩm XK 14
2. Chính sách lựa chọn thị trường XK 21
Chương II: Thực trạng của việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu
của Việt Nam 23
I. Thực trạng của việc lựa chọn tiềm năng (sản phẩm) xuất khẩu. 23
1. Lợi thế so sánh của Việt Nam - cơ sở để lựa chọn sản phẩm XK 23
2. Cơ chế chính sách điều chỉnh việc lựa chọn sản phẩm và thị trường XK 28
3. Tổng quan về tình hình XK của VN những năm qua(1991- 2002). 32
4. Tình hình XK các mặt hàng XK chủ lực. 36
II. Thực trạng của việc lựa chọn thị trường XK của Việt Nam 57
1. Vài nét về cơ cấu thị trường xuất khẩu củaViệt Nam trong thời gian vừa qua. 58
2. Các thị trường XK trọng điểm của Việt Nam 61
Chương III: Thách thức, định hướng và giải pháp cho việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam 91
I.thách thức đối với việc xuất khẩu của việt nam hiện nay và những định hướng đặt ra 91
1.Thách thức đối với việc lựa chọn sản phẩm và thị trường XK của Việt Nam 91
2. Định hướng phát triển sản phẩm và thị trường XK của Việt Nam 97
II Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của việt nam 103
1. Các giải pháp về sản phẩm 103
2. Các giải pháp về thị trường 112
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5,8
7,5
Nam Mỹ
0,0
0,0
0,1
0,6
0,5
0,7
0,3
Châu Phi
0,5
0,2
0,1
0,2
0,4
0,2
0,2
Châu Đại dương
1,1
1,0
2,2
5,2
7,3
8,8
7,05
Nguồn: Niên giám Thống kê và Tổng cục Hải quan
Trong số các nước châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn. Trong thời kỳ 1991-1995, Nhật Bản thường xuyên chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng tỷ trọng của Nhật giảm đều qua các năm. Tới năm 1999 chỉ còn chiếm 15,5% kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2000, tỷ trọng của Nhật đã tăng trở lại và đạt 18,1%. Tỷ trọng của các nước ASEAN, ngược lại, không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991-1998 (năm 1991 chiếm 25,1%, năm 1998 cũng chiếm 25,1%). Từ năm 1998 trở lại đây, tỷ trọng của ASEAN có xu hướng giảm, chủ yếu là do giảm xuất khẩu gạo.
Tỷ trọng của EU nói riêng và châu Âu nói chung tăng khá đều trong những năm qua. Năm 1991 EU mới chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng năm 2000 đã chiếm 19,3%, góp phần đưa tỷ trọng của toàn châu Âu lên gần 22%. Bước đột biến trong quan hệ thương mại với EU đến vào năm 1992, khi ta ký với EU Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may.
Quan hệ thương mại với Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là Mỹ, đã có bước phát triển nhanh kể từ khi Việt nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ vào năm 1995. Tới năm 1995, năm đầu tiên bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã đạt 170 triệu USD, đưa tỷ trọng của Mỹ từ 0% lên 3,1%. Đến năm 2000, dù hàng xuất của ta còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường Mỹ do chưa được hưởng quy chế MFN, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vẫn đạt 732 triệu USD, chiếm 5,8% kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu sang thị trường châu Đại dương (chủ yếu là Ôxtrâylia) cũng đã có nhiều tiến bộ trong thời kỳ 1991-2000. Tỷ trọng của thị trường này trong xuất khẩu của Việt nam đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 8,8% vào năm 2000. Thị trường châu Phi và Nam Mỹ không có biến chuyển rõ rệt trong toàn kỳ, cho tới nay vẫn chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của ta.
Điểm đáng chú ý là trong thời kỳ 1991-2001 công tác đàm phán kiến tạo thị trường đã được nâng cao một bước. Việt nam đã ký Hiệp định Thương mại với hơn 60 quốc gia trên thế giới. Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng, hàng hoá của Việt nam đều được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN)hoặc cao hơn nữa là GSP. Nhờ đàm phán mà Nhật Bản đã dành cho ta chế độ thuế nhập khẩu tối huệ quốc vào năm 1999; xuất khẩu dệt may, giày dép và thuỷ sản vào EU được mở rộng; thị trường Mỹ cũng đã dành quy chế tối huệ quốc cho hàng hoá của ta sau khi Hiệp định thương mại song phương được phê chuẩn năm 20001.
Xét riêng trên khía cạnh thị trường, có thể nhận thấy công tác thị trường của ta chưa được tiến hành trên thế chủ động. Quá trình chuyển dịch thị trường chưa được định hướng trên tầm nhìn dài hạn, chủ yếu mới là sự tự thích ứng của các doanh nghiệp trước các thay đổi đột biến của tình hình. Từ chỗ phụ thuộc vào khối bạn hàng XHCN, xuất nhập khẩu của ta hiện nay lại chuyển sang dựa hẳn vào thị trường châu á với mức độ phụ thuộc thậm chí còn lớn hơn mức đã phụ thuộc vào Liên Xô và Đông Âu trước đây. Vào cuối năm 1996, dù đã nỗ lực chuyển hướng, châu á vẫn còn chiếm tới 71% kim ngạch xuất khẩu của Việt nam và việc này đã gây khó khăn rất lớn cho ta trong hai năm 1997 và 1998 vừa qua, khi khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế nổ ra trong khu vực. Nhiều thị trường mới, giàu tiềm năng chưa được quan tâm khai phá. Hàng hoá Việt nam mất dần chỗ đứng trên thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu ... . Cơ cấu thị trường, vì vậy, vẫn còn khá bất hợp lý, thậm chí trên phương diện nào đó còn bất hợp lý hơn thời gian trước đây.
Tồn tại trên là hệ quả của nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là nền kinh tế của ta có xuất phát điểm thấp, lại đang trong giai đoạn chuyển đổi nên tích luỹ nội bộ chưa cao. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa hoàn toàn thuận lợi. Cơ cấu đầu tư chưa phù hợp. Sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, còn khá phân tán. Hoạt động xuất khẩu, với ý nghĩa là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất, bị ảnh hưởng là lẽ đương nhiên. Bên cạnh đó, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng đầu tư phát triển sản xuất, tổ chức thông tin và tiềm lực thâm nhập thị trường còn yếu nên kinh doanh vẫn thiên về thụ động là chính, chưa chủ động vươn lên tìm tòi cơ hội kinh doanh, chưa quen với tư duy kinh doanh theo định hướng thị trường, khách hàng và chất lượng. Về phía Nhà nước, nhiều quan điểm, trong đó có những vấn đề hết sức quan trọng như hội nhập kinh tế quốc tế, bảo hộ sản xuất trong nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu, phương thức quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ... chậm được làm rõ trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nên chưa có được những định hướng rõ ràng và dài hạn ở tầm vĩ mô. Nguồn lực có hạn bị dàn trải vào nhiều mục tiêu. Điều hành xuất nhập khẩu còn thiếu nhất quán, thiếu dứt khoát, có lúc có nơi còn tuỳ tiện, vừa tạo tâm lý thụ động, "đánh quả" trong các doanh nghiệp, vừa làm chậm quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát huy tính cạnh tranh.
Cuối cùng, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều cố gắng để theo sát tình hình thực tế nhưng nhìn chung thì vẫn còn khá thụ động và trì trệ. Sự liên kết giữa các định chế quản lý khá lỏng lẻo, chưa tạo thành một thể thống nhất với chuyển động hướng đích nên vừa cản trở quá trình ra quyết định nhanh và chính xác, vừa lãng phí nhân lực, vật lực. Công tác quy hoạch, kế hoạch, thu thập và phổ cập thông tin cũng như công tác xúc tiến còn có những bất cập, gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Để có thể tìm hiểu sâu hơn về các thị trường nhập khẩu của Việt Nam đồng thời tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới, chúng ta cần nhìn lại tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường chính yếu trong giai đoạn vừa qua, để từ đó rút ra những bất cập còn tồn tại.
2. Các thị trường XK trọng điểm của Việt Nam
Thị trường Châu á
2.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN
2.1.1 Vài nét về thị trường ASEAN
ASEAN là thị trường khá lớn với hơn 500 triệu dân, ở sát nước ta và Việt Nam là một thành viên. Lâu nay chiếm khoảng 1/3 kim ngạch buôn bán của Việt Nam và tuy trước mắt gặp nhiều khó khăn tạm thời song tiềm năng phát triển còn lớn. ASEAN có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giống Việt Nam và đều hướng vào thị trường khác là chính chứ chưa phải là buôn bán trong khu vực là chính, hơn nữa, khi AFTA hình thành chúng ta càng có thêm cơ hội xuất khẩu vào thị trường này.
Kể từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN vào tháng 7/1995, hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam với các nước trong khu vực đã có những bước tiến nhanh, toàn diện và vững chắc.
2.1.2. Về qui mô, tốc độ:
Theo số liệu của Bộ Thương mại, cho đến nay, thị trường khu vực ASEAN chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó chiếm khoảng 22% của tổng kim ngạch xuất khẩu và 32% tổng giá trị nhập khẩu.
Bảng 16: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang ASEAN giai đoạn 1994 - 2000.
Đơn vị: triệu USD
Kim ngạch
1991-1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Xuất khẩu
3.792,4
1778,7
2022,5
2349,4
2514,3
2619
2551,4
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK (%)
22,1
24,5
21,2
25,1
21,8
18,3
17
Tốc độ tăng(giảm)
-
78,42
13,71
16,16
7,02
4,16
-2,58
Nguồn: Tổng cục thống kê và Kỷ yếu KH 55 năm ngành TM, Bộ TM,2000..
Bảng 17: Trị giá xuất khẩu của Việt Nam
sang các nước ASEAN 1994 - 2000.
Đơn vị: triệu USD
Nước
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Campuchia
77,3
94,6
99,0
108,9
75,2
82,5
140,7
146,0
Inđônêxia
35,3
53,8
45,7
47,6
316,1
466,2
265,73
264,3
Lào
20,9
20,6
24,9
30,4
73,3
197,5
61,87
62,4
Malaixia
64,8
110,5
77,7
141,6
115,0
222,5
358,4
337,2
Philipines
3,6
41,5
132,0
240,6
393,0
403,8
563,1
368,4
Singapore
593,5
689,8
1290,0
1215,9
1080,0
870,0
905,73
1.043,7
Thái Lan
97,6
101,3
107,4
235,3
295,0
252,5
363,16
322,8
Tổng
892
1112,1
1778,7
2022,5
2349,4
2514,3
2619
2551,4
Nguồn: Tổng cục thống kê, Số liệu năm 1999 của Bộ Thương mại.
Sau 7 năm (1995 - 2001) gia nhập khối ASEAN, Việt Nam đã xuất được sang thị trường này tổng số hàng hoá có giá trị là 14.428,3 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng bình quân 19,48%/năm. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng rất nhanh, nếu năm 1994 chỉ mức 892 triệu USD thì năm 2001 đạt 2551,4 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần, tuy nhiên, kim ngạch này đã giảm 2,58% so với năm 2000 và chiếm 16,98% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là tỷ lệ thấp nhất từ năm 1995 đến nay. Sở dĩ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có điều kiện tăng nhanh vì khi tham gia Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), hàng hoá Việt Nam xuất sang các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế quan theo Chương trình CEPT mà các nước đã công bố.
Từ giữa năm 2000 trở đi, qua quá trình phát triển kinh tế của các nước ASEAN đứng trước những khó khăn lớn như: sự suy yếu của đa số các đồng tiền nội tệ, sự tăng giá dầu mỏ trên thị trường thế giới, những diễn biến về giá trị của đồng euro và sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ. Và tất cả đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là đến hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, năm 2001, xuất khẩu của cả nước nói chung và sang thị trường ASEAN nói riêng vẫn chưa đạt được tốc độ mục tiêu đề ra.
Bảng 18: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang ASEAN
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
1998
1999
2000
2001
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Dầu thô
1,136.41
58.05
1503.98
53.53
1447.33
58.33
1310.79
49.00
Cà phê
118.80
6.07
96.29
3.43
58.89
2.37
22.87
0.85
Cao su
14.48
0.74
38.56
1.37
21.58
0.87
25.35
0.95
Gạo
562.22
28.72
569.59
20.27
233.87
9.43
240.61
8.99
Hải sản
57.14
2.92
73.96
2.63
79.89
3.22
62.79
2.35
Rau qủa
8.51
0.43
21.07
0.75
7.6
0.31
9.21
0.34
Than đá
8.38
0.43
16.36
0.58
20.65
0.83
22.9
0.86
Giày dép
8.58
0.44
18.19
0.65
20.71
0.83
68.21
2.55
Dệt may
43.16
2.20
67.87
2.42
58.77
2.37
345.56
12.92
Linh kiện máy tính
-
-
393.06
13.99
522.64
21.06
559.41
20.91
TC mỹ nghệ
-
-
10.78
0.38
9.37
0.38
7.25
0.27
Tổng
1,957.68
100.00
2809.71
100.00
2481.3
100.00
2674.95
100.00
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN là dầu thô, gạo, lạc, đay, sợi, cao su, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, muối, chè, rau quả...Tuy nhiên hàng hoá của Việt Nam mới chỉ chiếm 3% tổng giá trị nhập khẩu của các nước ASEAN. Năm 1998, tỷ trọng của hàng nông sản và nguyên liệu chiếm tới 95,64% tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN và con số này năm 2000 là 70,2%. Nhìn vào cơ cấu mặt hàng có thể thấy rõ vị trí quan trọng của thị trường ASEAN đối với Việt Nam. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xuất sang các nước ASEAN với khối lượng và tỷ trọng lớn năm 1998 như: gạo 2.050.963 tấn chiếm tỷ trọng 55% so với tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước; cà phê: 50.068 tấn, chiếm 13,1%; cao su: 26,711 tấn, chiếm 14%; thuỷ sản: 57.142.749 USD, chiếm 6,6%; hàng rau quả: 8.135.256 USD, chiếm 15,2%; hàng dệt may: 43,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,2%; dầu thô 2.740.749 tấn, chiếm 22,6%; than đá: 275.022 tấn, chiếm 8,7% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Năm 2001, xuất khẩu gạo sang các nước ASEAN chiếm 42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, dầu thô là 31,2%; lạc 95,5%, hạt tiêu 29,1%; than đá 23,1%. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tập trung quá mức vào một số sản phẩm đã tạo nên tính bất ổn và dễ bị tổn thương.
2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.2.1 Đặc điểm thị trường Nhật Bản
Nhật Bản (với số dân 126,3 triệu người và tổng sản phẩm quốc dân GNP đạt trên 5000 tỷ yên) là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và cũng là nước nhập khẩu lớn. Nhập khẩu của Nhật Bản tăng trung bình 21%/năm, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp. Nguồn nhập khẩu của Nhật Bản tập trung chủ yếu từ các nước đang phát triển hơn là các nước công nghiệp phát triển.
Người tiêu dùng Nhật Bản được đánh giá là người tiêu dùng khắt khe nhất. Họ đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền và độ tin cậy của sản phẩm. Nhiều người rất nhạy cảm với thay đổi theo mùa, nhất là hàng quần áo và đồ nội thất. Họ thường chọn nhiều loại sản phẩm nên người bán cần cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm như cataloge có ghi giá và hình ảnh sản phẩm, mẫu hàng, lượng tối thiểu chấp nhận được (số lượng và giá trị), nhận đặt hàng theo các thông số cụ thể, giao hàng đúng thỏa thuận, giới thiệu về công ty và dịch vụ hậu mãi.
Hệ thống phân phối của Nhật Bản có sự tham gia của các công ty thương mại, các nhà buôn và các nhà bán lẻ. Hệ thống này bao gồm hai cấp: cấp bán buôn và cấp bán lẻ. Bên cạnh đó, hoạt động và chức năng của các công ty thương mại giữ một vai trò quan trọng: nhà trung gian; cung cấp vốn, gánh chịu rủi ro, phát triển nguồn nhân lực, buôn bán, tổ chức và đầu tư. Ngoài ra, các công ty thương mại còn có chức năng cung cấp thông tin.
Hầu hết hàng nhập khẩu vào Nhật Bản là tự do không cần xin phép Bộ Công nghiệp và Thương mại. Đối với nông sản nhập khẩu, cho đến nay, Nhật vẫn đang cố gắng để tự do hàng nhập khẩu và mở rộng cửa thị trường cho các nông sản. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của ta vẫn cần áp dụng các biện pháp quản lý và các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt vì chất lượng là yếu tố quyết định, cơ bản mà bất cứ người tiêu dùng nào của Nhật Bản cũng không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, thời gian giao hàng cũng cần được thực hiện đúng, việc giao hàng tin cậy và cung cấp hàng ổn định
2.2.2 Qui mô, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam mặc dù tỷ lệ có giảm. Kể từ 26/5/1999, Nhật Bản và Việt Nam đã dành cho nhau MFN. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chỉ tăng 15% năm 1999 lên 17% năm 2000, thấp hơn so với dự kiến trước đó là 22%. Nguyên nhân là do sức mua của Nhật Bản tăng chậm. Hiện nay, khoảng 50% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản dưới dạng thô và sơ chế, sau đó lại được tái chế và xuất khẩu sang các nước khác. Trong thời gian tới cần xuất khẩu trực tiếp không thông qua trung gian.
Bảng 19: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
Đơn vị: triệu USD
Năm
Tổng KNXK cả nước
Trị giá XK
Tỷ trọng (%)
Tốc độ
tăng, giảm (%)
1995
5448,9
1461,0
26,81
- - -
1997
9185,0
1675,4
18,24
+ 14,67
1998
9361,0
1514,5
16,18
- 9,60
1999
11541,4
1786,2
15,48
+ 17,94
2000
14482,7
2575,2
17,78
+ 44,17
2001
15030,0
2509,8
16,70
- 2,54
Nguồn: Tổng cục Hải Quan và Kỷ yếu 55 năm ngành thương mại
Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 7 năm (1995-2001) không ổn định do Nhật Bản bị ảnh hưởng trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Năm 1997, xuất khẩu tăng 14,67% so với năm 1995 nhưng tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu cả nước lại giảm xuống mức thấp nhất - 9,6%, đây cũng là năm khó khăn nhất của nền kinh tế Nhật Bản, suy thoái kinh tế trầm trọng. Mặc dù vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn đen tối của nền kinh tế Nhật Bản song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2000 đã tăng tới 44,17%, nâng tỷ lệ trong tổng KNXK của cả nước lên 17,78% nhưng vẫn thấp hơn con số năm 1997. Sang năm 2001, do nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới tiếp tục bị suy thoái, chưa khôi phục nên xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật lại gặp khó khăn, kim ngạch giảm 2,54% so với năm 2000 và chỉ đạt 2509,8 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân KNXK Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 1995-2001 chỉ đạt 10,77% với tổng kim ngạch của 7 năm là 11522,1 triệu USD – con số và tốc độ này không tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cũng như khả năng của thị trường Nhật Bản, thị trường đã từng đứng đầu về xuất khẩu của Việt Nam.
2.2.3 Một số mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là các mặt hàng chủ yếu sau: dầu thô, hàng dệt may, thủy sản, giày dép và linh kiện điện tử. Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2000 và 2001 đã có những tiến bộ, đã được đa dạng hóa, trong đó những mặt hàng đạt kim ngạch khá như dây điện và dây cáp điện (145,66 triệu USD); gỗ (100,39 triệu USD); nhựa (28,27 triệu USD) nhưng các mặt hàng chủ lực như dầu thô, giày dép, dệt may, thủy sản, linh kiện điện tử lại giảm mạnh làm cho KNXK năm 2001 giảm.
Bảng 20: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
1997
1998
2000
2001
Dầu thô
416,47
294,31
502,39
384,69
Hàng dệt may
325,05
320,92
619,58
519,5
Thủy sản
360,41
347,10
488,02
474,76
Giầy dép
- - -
27,38
78,15
64,40
Linh kiện điện tử
- - -
- - -
78,42
50,82
Than đá
46,86
46,78
34,76
35,59
Rau quả
1,96
8,48
11,73
14,53
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan 1997, 1998, 2000, 2001
Hàng rau quả
Rau quả gồm chủ yếu là hành, bí ngô, cải bắp, súp lơ xanh.. Thời tiết và thời vụ có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhập khẩu rau quả tươi của Nhật Bản. Rau quả tươi nhập khẩu vào Nhật chịu sự kiểm tra theo luật bảo vệ thực phẩm. Ngoài ra, tất cả các loại rau quả nhập khẩu chịu sự kiểm tra theo quy định của luật vệ sinh thực phẩm. Thị trường rau quả tươi của Nhật Bản có tính ổn định. Những nước cung cấp rau quả chủ yếu cho Nhật là Mỹ (42%), Trung Quốc (30%), Đài Loan (8%), Thái Lan (6%), New Zealand (4%). Đây đều là những nhà xuất khẩu cạnh tranh của Việt Nam nên Việt Nam cần đa dạng hóa mặt hàng trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên của mình và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hàng thuỷ hải sản
Nhật Bản là nước nhập khẩu các sản phẩm ngư nghiệp lớn nhất thế giới với khoảng trên 25% tổng sản lượng thuỷ sản nhập khẩu trên toàn thế giới. Tôm hùm đen đông lạnh là lượng tôm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập cả tôm pan dan nuôi. Hầu hết lượng tôm, mực đông lạnh chào hàng của ta đều được khách hàng Nhật Bản đặt mua. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản từ 1997 - 1999 liên tục giảm. Năm 1997 đạt 360,41 triệu USD, đến năm 1999 chỉ còn 340,80 triệu USD, giảm 19,61 triệu USD, tương đương giảm 5,4%. Tuy nhiên, sang năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã tăng trở lại 43,2% và chiếm tới 37% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thị trường Nhật Bản tuy vẫn tăng về giá trị nhưng tỷ trọng giảm dần từ 42,3% năm 1998 xuống còn 26,14% năm 2001 và năm 2001 thị trường này tụt xuống vị trí thứ 2 sau Mỹ.
Hàng dệt may:
Thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng rất nhanh đặc biệt từ 1994. Năm 1997 Việt Nam trở thành 1 trong 7 nước XK lớn nhất vào Nhật Bản. Trong khi kim ngạch XK hàng dệt may của hầu hết các nước sang thị trường Nhật Bản giảm sút thì XK của Việt Nam vẫn tăng.
Hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản không chỉ tăng nhanh về kim ngạch mà còn đa dạng về chủng loại. Các loại áo khoác gió nam, quần áo cho người lái xe, áo sơ mi,... là những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng nặng nề tới XK hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tuy nhiên, những năm sau kim ngạch XK lại gia tăng mạnh mẽ, đưa kim ngạch XK hàng dệt may vào thị trường này đạt trên 600 triệu USD.
Bảng21: Kim ngạch XK hàng dệt may sang Nhật Bản
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch
352,3
441,9
501
400
573,645
619,580
591,501
Nguồn: Vụ XNK Bộ Thương mại
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 1998 là 3% so với 7,4% của ý; Trung Quốc 67,9%. Nhật Bản là thị trường hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Họ thường chú ý đến các chi tiết như đường chỉ, đường khâu ẩn, ... Các nhà cung ứng hàng may mặc phải tránh những sai phạm tối kỵ như: màu sắc không chuẩn, sai kích cỡ, không đủ số lượng hoặc giao chậm ... Hiện có 3 cách chính để thâm nhập vào thị trường may mặc Nhật Bản. Thứ nhất, bán hàng cho một số khách hàng sau đó chọn một trong số đó làm đại lý. Thứ hai, thành lập chi nhánh ở Nhật Bản, cách này rất tốn kém nhưng kết quả cao hơn. Thứ ba, cho các công ty Nhật Bản sử dụng nhãn hiệu hàng của mình, tuy nhiên họ sẽ mất quyền kiểm soát về nhãn hiệu hàng hóa.
Hàng giày dép:
Nhật Bản nhập khẩu 3 loại giày chính là: giày da, giày thể thao và giày vải. Hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu giày vải nhiều sang Nhật Bản, chiếm 4% thị trường nhập khẩu giày vải của Nhật Bản. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng từ 45 – 60 tỷ yên. Thị trường giày vải, theo số liệu thống kê tương đối ổn định nhưng lại có chiều hướng giảm sút. Nguyên nhân là do sự giảm sút dân số ở độ tuổi đến trường tại Nhật Bản, lực lượng tiêu dùng lớn của mặt hàng này.
2.3 Thị trường Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc đại lục
2.3.1 Đặc điểm thị trường Trung Quốc đại lục
Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới với KNNK chiếm 47% GDP. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về thể chế và trình độ phát triển. Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng, vừa là đối thủ cạnh tranh đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO . Nhu cầu của thị trường trong nước khá đa dạng và được xem như là một thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau. Trên thị trường cũng tồn tại nhiều loại hàng hóa quy cách, chất lượng khác nhau xa đến mức chênh lệch giá đến tới hàng chục, hàng trăm lần. Thị trường Trung Quốc là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài, giữa các hãng trong nước với nhau.
Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc ngày càng cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm, việc kiểm tra đối với hàng nhập khẩu ngày càng trở nên khắt khe hơn. Do đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam không thể không chú trọng đến chiến lược, kế hoạch xuất khẩu của mình sang thị trường Trung Quốc. Trong quan hệ với Việt Nam, các doanh nhân Trung Quốc thích làm biên mậu vì Chính phủ Trung Quốc khuyến khích biên mậu thông qua việc giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, các doanh nhân Trung Quốc thường sẵn sàng mua hàng biên mậu giá cao hơn chính ngạch. Tuy mhiên, kiểu kinh doanh này có thể gây rủi ro cho các nhà xuất khẩu vì họ không được thanh toán thông qua ngân hàng.
2.3.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Bảng 22: Tỷ trọng KNXK của Việt Nam sang Trung Quốc
Đơn vị: triệu USD
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng KNXK
9.185,00
9.360,30
11.541,40
14.482,70
15.030,00
KNXK sang TQ
521,38
487,93
858,87
1.400,00
1.418,10
Tỷ trọng (%)
5,68
5,21
7,44
9,67
9,44
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan năm 1997, 1998, 2000
Năm 1998 kim ngạch XK sang Trung Quốc có giảm nhưng sang năm 1999 lại tăng mạnh, từ 487,93 triệu USD lên 1.400 triệu USD. Thời kỳ 1991-1995 tỷ trọng KNXK sang Trung Quốc trung bình đạt 5,3%, đến năm 2000 con số này đã tăng lên 9,67%. Mặc dù tỷ trọng này không cao bằng tỷ trọng KNXK sang Nhật nhưng cũng là con số không nhỏ so với Mỹ (7%). Nếu xét về thị trường quốc gia thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam sau Nhật, Singapore và Đức.
Cơ cấu XK của Việt Nam và Trung Quốc tương tự nhau nhưng chính điều đó giúp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này được thuận lợi hơn. Đối với biên mậu các doanh nghiệp Việt Nam cần rất thận trọng trong việc chọn đối tác để đảm bảo khả năng thanh toán, quan hệ lâu dài.
Bảng 23: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
1997
1998
2001
Cà phê
3,56
2.028.887
2.606.057
Dầu thô
92,39
64,83
51,22
Gạo
87,77
86,72
591,44
Hải sản
32,81
51,54
240,01
Hàng dệt may
2,60
639.460
15,26
Hàng rau quả
24,85
10,45
15,26
Hạt điều
87,22
58,61
30,65
Than đá
19,12
5,23
18,65
Giày dép
-
1,90
5,07
Tổng
521,38
487,93
1.418,1
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan năm 1997, 1998, 2001.
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn là hàng nông sản như cao su, điều, rau quả. KNXK nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tuy chưa lớn song Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu số một của chúng ta ( đậc biệt là cao su). Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định Biên Mậu (2/1999); Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu chính ngạch cao su Việt Nam. Năm 2001, chúng ta chỉ xuất được 51,22 triệu USD bằng 55,44% năm 1997. Hiện nay, Trung Quốc đã cấp bổ sung hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam lên 50 nghìn tấn, điều này đã có những ảnh hưởng tích cực tới ngành cao su Việt Nam.
Năm 1998, kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đều giảm mạnh nhất là gạo từ 3,18 triệu USD năm 1997 xuống chỉ còn 0,33 triệu USD; hàng dệt may từ 2,60 triệu USD xuống còn 0,37 triệu USD; hàng rau quả từ 24,85 triệu USD xuống 10,45 triệu USD; chỉ có mặt hàng hải sản là giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, sang năm 2001 đã đạt 240,01 triệu USD. Năm 2001, KNXK sang Trung Quốc đã tăng đạt 1,418 tỷ USD đó là do sự gia tăng của các mặt hàng dầu thô, gạo, hải sản, rau quả, than đá, g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KLTN_2002.doc