mục lục
PHẦN CHUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG 6
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 6
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 8
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC- KIẾN TẠO 12
1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC 12
2. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO 13
IV. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG VÀ THẠCH HỌC 17
1. THÀNH TẠO ĐÁ MÓNG TRƯỚC KAINOZOI 19
2. THÀNH TẠO TRẦM TÍCH KAINOZOI 20
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MỎ RUBY 24
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 24
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG 28
III. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO 32
IV. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ 34
1. ĐẶC ĐIỂM TẦNG SINH 34
2. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHỨA 35
3. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN 36
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN 38
A. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN 38
1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN NHÂN TẠO 38
2. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN THẾ PHÂN CỰC TỰ NHIÊN TRONG ĐẤT ĐÁ 43
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ TRONG ĐẤT ĐÁ 46
B. PHƯƠNG PHÁP PHÓNG XẠ 46
1. PHƯƠNG PHÁP GAMMA RAY TỰ NHIÊN 47
2. GAMMA GAMMA CAROTA 50
3. NƠTRON CAROTA 51
C. PHƯƠNG PHÁP SÓNG ÂM 55
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN
ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT GIẾNG KHOAN RUBY 3X 57
I. CÁC BƯỚC GIẢI ĐOÁN TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN 58
II. KẾT QUẢ MINH GIẢI LOG 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định và đánh giá khả năng thấm chứa của vỉa sản phẩm ở giếng khoan RB-3X, mỏ ruby, bồn trũng Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ở rìa Đông Nam của đới nâng Trung Tâm. Thành phần thạch học bao gồm granodiorit biotit, granit biotit.
Phức hệ Định Quán: được phân bố rộng rãi ở khu vực trung tâm mỏ Bạch Hổ và có khả năng phân bố ở địa hình nâng cao nhất thuộc gờ nâng trung tâm của bồn trũng Cửu Long. Các đá của phức hệ có sự phân dị chuyển tiếp thành phần từ diorit-diorit thạch anh tới granodiorit và granit, trong đó các đá có thành phần granodiorit chiếm phần lớn khối lượng của phức hệ.
Phức hệ Cà Ná: tương tự như phức hệ Định Quán, phân bố ở phần trung tâm và sườn Tây Bắc của gờ. Thành phần thạch học bao gồm: granit sáng màu, granit hai mica và granit biotit.
Do các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ trước và trong Kainozoi, các cấu tạo bị phá hủy bởi các đứt gãy kèm theo các nứt nẻ, đồng thời các hoạt động phun trào andesit, basan đưa lên thâm nhập vào một số đứt gãy và nứt nẻ. Tùy theo khu vực các đá khác nhau mà chúng bị nứt nẻ phong hóa với các mức độ khác nhau.
Đá móng bị biến đổi bởi quá trình biến đổi thứ sinh ở những mức độ khác nhau. Trong số các khoáng vật biến đổi thứ sinh thì phát triển nhất là canxit, zeolit và kaonilit. Tuổi tuyệt đối của đá móng kết tinh thay đổi từ 245 triệu năm đến 89 triệu năm. Granit tuổi Kreta có hang hốc và nứt nẻ cao, góp phần thuận lợi cho việc dịch chuyển và tích tụ dầu trong đá móng. Hiện nay, sản lượng dầu chủ yếu được khai thác trong đá móng từ khối trung tâm cấu thành bởi phức hệ granit Cà Ná và được phân tích là bị phá hủy mạnh mẽ bởi các hoạt động đứt gãy nghịch ở ranh giới Đông Bắc khối. Sản lượng dầu ở phức hệ Định Quán và phức hệ Hòn Khoai không nhiều.
2. CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH KAINOZOI:
Các thành tạo trầm tích Kainozoi được các nhà địa chất phân chia như sau:
a. Các thành tạo trầm tích Paleogene:
Trầm tích Eocene (Ք2):
Cho tới nay được coi là trầm tích cổ nhất ở trũng Cửu Long tương ứng với tầng cuội, sạn sỏi, cát sét xen lẫn với những lớp sét dày (được thấy ở giếng khoan Cửu Long 1- Phụng Hiệp- Cần Thơ). Cuội có kích thước lớn hơn 10cm bao gồm: granit, andesit, gabro, tầng sét đen, xanh, nâu đỏ. Chúng đặc trưng cho trầm tích Molas được tích tụ trong điều kiện dòng chảy mạnh, đôi chỗ rất gần nguồn cung cấp. Trong trầm tích này nghèo hóa thạch. Các thành tạo này chỉ gặp trong một số giếng khoan ngoài khơi bể Cửu Long, tuy nhiên có sự chuyển tướng cũng như môi trường thành tạo.
Trầm tích Oligocene (Ք3):
Theo kết quả nghiên cứu địa chất, thạch học, địa tầng cho thấy trầm tích Oligocene của bồn trũng Cửu Long được thành tạo bởi sự lấp đầy địa hình cổ, bao gồm các trầm tích lục nguyên sông hồ, đầm lầy, trầm tích ven biển, chúng phủ bất chỉnh hợp lên móng trước Kainozoi, ở khu vực trung tâm của bồn trũng có trầm tích Oligocene được phủ bất chỉnh hợp lên các loạt trầm tích Eocene.
Trầm tích Oligocene được chia thành: điệp Trà Cú- Oligocene hạ và điệp Trà Tân-Oligocene thượng.
Trầm tích Oligocene hạ- điệp Trà Cú (Ք13tr.c):
Bao gồm các tập sét kết màu đen, xám xen kẽ với các lớp cát mịn đến trung bình, độ lựa chọn tốt, gắn kết chủ yếu bằng ximăng Kaolinit, lắng đọng trong môi trường sông hồ, đầm lầy hoặc châu thổ. Phần bên trên của trầm tích Oligocene là lớp sét dày. Trên đỉnh nâng thường không gặp hoặc chỉ gặp các lớp sét mỏng thuộc phần trên của Oligocene hạ. Chiều dày của điệp thay đổi từ 0-3500 m.
Trầm tích Oligocene thượng- điệp Trà Tân (Ք23tr.t):
Gồm các trầm tích sông hồ, đầm lầy và biển nông. Ngoài ra vào Oligocene thượng bồn trũng Cửu Long còn chịu ảnh hưởng của các pha hoạt động magma với sự có mặt ở đây các thân đá như basan, andesit. Phần bên dưới của trầm tích Oligocene thượng xen kẽ các lớp cát kết hạt mịn và trung, các lớp sét và các tập đá phun trào. Lên phía trên, đặc trưng là những lớp sét đen dày. Ở khu vực đới nâng Côn Sơn ở phần trên của mặt cắt có tỉ lệ cát nhiều hơn. Ở một vài nơi tầng trầm tích Oligocene thượng có dị thường áp suất cao. Chiều dày của điêïp thay đổi từ 100-1000m.
b. CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH NEOGENE:
Trầm tích MIOCENE hạ –điệp Bạch Hổ (N1bh):
Trầm tích điệp Bạch Hổ có mặt trong hầu hết các giếng khoan đã được khoan ở bồn trũng Cửu Long. Trầm tích điệp này nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích trẻ hơn. bề mặt các bất chỉnh hợp này được phản xạ khá tốt trên mặt địa chấn. Đây là mặt bất chỉnh hợp quan trọng nhất trong địa tầng Kainozoi.
Dựa trên tài liệu thạch học, cổ sinh, địa vật lý điệp này được chia hành ba phụ điệp:
Phụ điệp Bạch hổ dưới (N11bh1). Trầm tích của phụ điệp này gồm các lớp cát kết lẫn với các lớp sét kết và bột kết. Càng gần với phần trên của phụ điệp khuynh hướng cát hạt thô càng thấy rõ. Cát kết thạch anh màu xám sáng, hạt độ từ nhỏ đến trung bình, được gắn kết chủ yếu bằng ximăng sét kaolinit lẫn với cacbonat. Bột kết có màu từ xám đến nâu, xanh đến xanh tối, trong phần dưới chứa nhiều sét. Trong phần rìa của bồn trũng Cửu Long, cát chiếm một phần lớn (60%) và giảm dần ở trung tâm bồn trũng.
Phụ điệp Bạch Hổ giữa (N11bh2): phần dưới của phụ điệp này là những lớp cát hạt nhỏ lẫn với những lớp bột rất mỏng. Phần trên chủ yếu là sét kết và bột kết, đôi chỗ gặp vết than và glauconit.
Phụ điệp Bạch Hổ trên (N11bh3): nằm chỉnh hợp trên các lớp phụ điệp Bạch Hổ giữa . Chủ yếu là sét kết xám xanh, xám sáng. Phần trên cùng của mặt cắt là tầng sét kết Rotalit có chiều dày từ 30-300m, chủ yếu trong khoảng 50-100m, là tầng chắn khu vực tuyệt vời cho từng bể.
Trong trầm tích điệp Bạch Hổ rất giàu bào tử Magnastriaties howardi và phấn Shorae. Trầm tích của điệp có chiều dày thay đổi từ 500-1250, được thành tạo trong điều kiện biển nông ven bờ.
Trầm tích MIOCENE trung- điệp Côn Sơn (N12cs): Trầm tích điệp này phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích MIOCENE hạ, bao gồm sự xen kẽ giữa các tập cát dày gắn kết kém với với các lớp sét vôi màu xanh thẫm, đôi chỗ gặp các lớp than.
Trầm tích MIOCENE thượng-điệp Đồng Nai (N13đn): Trầm tích được phân bố rộng trên toàn bộ bồn Cửu Long và một phần của đồng bằng sông Cửu Long trong giếng khoan Cửu Long-1. Trầm tích của điệp này nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích điệp Côn Sơn. Trầm tích phần dưới gồm lớp cát xen lẫn những lớp sét mỏng, đôi chỗ lẫn với cuội, sạn kích thước nhỏ. Các thành phần chủ yếu là thạch anh, một ít những mảnh đá biến chất, tuff và những thể pyrit. Trong sét đôi chỗ gặp than nâu hoặc bột xám sáng. Phần trên là cát thạch anh với kích thước lớn, độ lựa chọn kém, hạt sắc cạnh. Trong cát gặp nhiều mảnh hóa thạch sinh vật, glauconit và đôi khi cả tuff.
Trầm tích Pliocene-Đệ từ—điệp Biển Đông (N2-Qbđ): Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích MIOCENE, đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển trên toàn bộ trũng Cửu Long, cho thấy tất cả bồn được bao phủ bởi biển. Điệp này được đặc trưng chủ yếu là cát màu xanh, trắng có độ mài tròn trung bình, độ lựa chọn kém, có nhiều glauconit. Trong cát có cuội thạch anh nhỏ. Phần trên các hóa thạch giảm, cát trở nên to hơn, trong cát có lẫn bột, chứa glauconit.
CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN VỀ MỎ RUBY
I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
I.1/ Vị trí địa lý
Mỏ Ruby (thuộc lô 01 và 02) phân bố ở phần Đông Bắc của bồn trũng Cửu Long, cách Vũng Tàu 155 km về phía Đông. Vùng nghiên cứu là một trong những vùng có triển vọng về tiềm năng dầu khí. Mỏ Ruby thuộc rìa phía Đông Bắc của bồn trũng Cửu Long, phía Tây tiếp giáp lô 15.1, phía Tây Nam tiếp giáp với lô 15.2, phía Nam giáp lô 09.2. Phía Tây Bắc của mỏ Ruby được giới hạn bởi đơn nghiêng Thuận Hải, đồng thời sự dịch chuyển của đơn nghiêng này đóng vai trò phân định ranh giới của bồn trũng Cửu Long.
Hình 3: Vị trí các mỏ trong bồn trũng Cửu Long
Hình 4: Vị trí mỏ Ruby trong lô 01 và lô 02
I.2/ Lịch sử nghiên cứu
Mỏ Ruby lô 01-02 được công ty Petronas Carigali Việt nam phát hiện vào tháng 6-1994. Đây là dự án thăm dò và khai thác tại nước ngoài đầu tiên do chính Petronas điều hành theo phương pháp ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm.
Vào tháng 8-1995, mỏ Ruby được tuyên bố có trữ lượng thương mại. Dầu khí đã được phát hiện ở ba tầng chứa Mioxen, Oligoxen và tầng đá móng.
Ngày 22-10-1998, dòng dầu đầu tiên đã được khai thác từ mỏ Ruby. Sự kiện này đáng để ghi nhớ vì thủ tướng Malayxia và thủ tướng Việt Nam đến dự mừng dòng dầu đầu tiên vào ngày 17-12-1998 tậi Hà Nội. Trung bình sản lượng khai thác tại mỏ Ruby là 12500 thùng/ngày. Tính đến hết năm 2000, khai thác được 2,260 triệu tấn dầu thô.
Năm 2004, đã có 40,79 triệu thùng dầu thô được khai thác tại nay. Giàn Ruby -B đã được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2004, nâng mức khai thác dầu của mỏ này lên 20.000 thùng/ngày.
Sáng 30/9/2005 tại cảng Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí, Công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã tổ chức lễ hạ thủy giàn đầu giếng Ruby B (WHP-RBDP-B). Giàn đầu giếng Ruby B là giàn khai thác tự động không người ở, có 4 chân đế ở độ sâu khoảng 50 m, 12 miệng giếng, 1 sàn chân đế và phần thượng tầng Topsides có sân đậu cho máy bay trực thăng. Trên giàn có lắp đặt nhiều máy móc hiện đại của công nghệ khai thác dầu khí như: các hệ thống điều khiển tự động quá trình khai thác, hệ thống đìều khiển bằng thủy lực, hệ thống máy phát điện (diesel và tua bin khí), hệ thống xử lý dầu, nước, hóa chất, hệ thống thông tin liên lạc... với tổng trọng lượng hơn 1.140 tấn. Giàn Ruby B do cán bộ, kỹ sư, công nhân viên Công ty PTSC thực hiện trong hơn 10 tháng với 800.000 giờ làm việc an tòan, tổng trị giá 18 triệu USD.
Giàn đã được chủ đầu tư Petronas và cơ quan đăng kiểm giám định quốc tế Germanischer Lloyd đánh giá cao.
II/ ĐẶC ĐIỀM ĐỊA TẦNG
Phức hệ trước Đệ Tam được biết như là đá móng kết tinh bao gồm: Granit, Granodiorit Biotit, Quartz Diorit, Granit Biotit …Đá móng tại đây bị nứt nẻ, phong hóa và hình thành lổ rỗng bên trong chúng, đây là sản phẩm của quá trình phong hóa. Móng đá nứt nẻ và phong hóa là các vỉa dầu khí quan trọng.
Phức hệ tuổi Đệ Tam được đại diện bởi các thành tạo tuổi Paleogen và Neogen. Trong đó Paleogen bao gồm các thành tạo tuổi Eoxen và Oligoxen, còn Neogene gồm các thành tạo Mioxen và Plioxen.
Các trầm tích tuổi Eoxen trong bồn trũng Cửu Long được xác lập trong hệ tầng Trà Cú. Chúng không được nhận thấy qua các giếng khoan trong vùng nghiên cứu nhưng các trầm tích của hệ tầng này thường gặp trong các lõi khoan trên đất liền
( CL-1 và HG-1 ) ( Cửu Long-1 và Hậu Giang-1 ) trong vùng rìa Tây Nam của bồn trũng Cửu Long. Hệ tầng này có nguồn gốc lục địa với các quần thể động vật và thực vật gồm các trầm tích sông có thành phần cuội kết, cát có hạt độ trung bình.
Các trầm tích tuổi Oligoxen trong hệ tầng Trà Tân được quan sát hầu hết trong các giếng khoan và bao gồm: Trà Tân hạ ( loạt “E” ), Trà Tân giữa ( loạt “D” ) và Trà Tân thượng ( loạt “C” ). Theo các dữ liệu về cổ sinh học và trầm tích học cho thấy các trầm tích tuổi Oligoxen được hình thành trong giai đoạn tạo rift ( trầm tích đồng tạo rift ) trong lịch sử thành tạo bồn trũng Cửu Long.
Loạt “E” bắt đầu được hình thành vào thời gian bắt đầu của pha tạo rift. Các đá của loạt này được quan sát chỉ trên các tuyến địa chấn, nhưng hiếm khi gặp được trong giếng khoan, bởi vì chúng trải dài trong các đới chôn vùi của bề mặt móng đá trước Đệ Tam. Cổ môi trường xác định là môi trường đầm hồ tại vùng trung tâm lún chìm ( tạo bồn trũng từ rift nội lục ), cát phù sa và sông trong phần rìa lún chìm. Các trầm tích của loạt này đóng vai trò là đá sinh và lớp kênh dẫn trong hệ thống dầu khí của vùng.
Giai đoạn tạo rift kéo dài liên tục cho đến kỳ Oligoxen muộn. Bằng chứng cho sự thay đổi này là sự phân bố rộng lớn của các thành tạo than bùn đầm hồ trong khu vực của bồn trũng. Than bùn đầm lầy không chỉ phát triển trong đới trung tâm mà còn trong hầu hết bồn trũng, từ lô 17 trong vùng Tây Nam đến lô 01 trong vùng Đông Bắc. Trên mặt cắt địa chấn, các trầm tích này được đánh dấu loạt “D”. Trong phòng thí nghiệm các đá của tầng này được mô tả là phân lớp lớn của đá phiến sét xám phớt nâu và giàu vật liệu hữu cơ và chắc hẳn là một đá sinh dầu tốt. Đồng thời loạt trầm tích “D“ cũng đóng vai trò là đá bẫy cho các vỉa chứa hình thành từ đá móng phong hóa và nứt nẻ.
Phần bên trên Oligoxen muộn là loạt “C”, được hình thành vào giai đoạn cuối của thời kỳ đồng tạo rift. Cổ địa lý môi trường thời kỳ này là đầm hồ với khuynh hướng chuyển sang môi trường biển và kết thúc tại đây. Vì vậy kích thước của hạt trầm tích loạt “C” là thô dần khi đi từ dưới lên, các đá của loạt “C” thì từ tốt đến giàu khả năng sinh dầu khí. Các lớp chắn nằm trong phần thấp hơn và vỉa chứa nằm ở phần bên trên.
Thành tạo tuổi Mioxen sớm phủ bất chỉnh hợp lên các thành tạo tuổi Oligoxen bao gồm cát kết xen kẹp với bột kết có màu phớt lục và xám. Một tầng sét được gọi tên là “Tập Rotalid” tại phần trên của Mioxen hạ. Thời Oligoxen sớm là thời kỳ bắt đầu chế độ biển của bồn trũng Cửu Long.
Thành tạo tuổi Mioxen giữa trong phần trung tâm và các vùng phía Đông của bồn trũng, thành tạo Mioxen bao gồm cát kết có kích thước hạt trung bình đến thô và thay đổi dần dần sang sét kết màu xám ở vùng ven rìa. Chế độ biển tiếp tục ảnh hưởng đến điều kiện trầm tích.
Thành tạo tuổi Mioxen muộn mang các đặc trưng biển với sự có mặt của cát kết hạt độ từ mịn đến trung bình, xen kẹp bột kết với sét kết có màu xám.
Thành tạo tuổi Mioxen – Đệ Tứ phủ lên trên các trầm tích của Mioxen thượng. Trầm tích bao gồm cát hạt mịn và mang đặc trưng của trầm tích biển.
Về mặt địa tầng, một vài bất chỉnh hợp được tìm thấy. Gián đoạn đầu tiên do xói mòn địa tầng được tìm thấy giữa thành tạo tuổi Oligoxen với Mioxen (loạt “C”). Tại phần kết thúc của Oligoxen có một thời kỳ ngắn tạm dừng dẫn đến xói mòn các trầm tích. Trong các phần cao của bồn trũng, vật liệu trầm tích tại đỉnh của Oligoxen có thể bị vắng mặt một phần. Trong thời kỳ kết thúc Mioxen sớm, pha biển tiến xảy ra lần nữa. Đây là lý do để giả thuyết cho sự thiếu mất bề dày tại phần đỉnh của Mioxen sớm (B1). Chiều dày bị bào mòn ước tính là khoảng 150 đến 300m tùy thuộc từng nơi và có thể nhận diện qua được trong các giải đoán địa chấn vùng. Một gián đoạn khác được tìm thấy tại phần kết thúc của Mioxen là kết quả của sự hạ thấp dần mực nước biển tĩnh, gây ra một bào mòn nhỏ trong Mioxen giữa. Sự gián đoạn cũng có thể xác định được trên địa chất khu vực ở độ sâu từ 1000 m đến 1200 m trong vùng.
Dựa theo các đặc điểm vừa đề cập ở bên trên. Lịch sử địa chôn vùi của vùng được tái lập lại trong quá trình nghiên cứu với các sự kiện địa chất.
Hình 5: Bảng địa tầng mỏ Ruby
III/ ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO:
Hình 6: Bồn Cửu Long và Nam Côn Sơn trong mối quan hệ bối cảnh kiến tạo của biển đông
Hình 7: Bản đồ cấu trúc mỏ Ruby – Mặt cắt ngang theo hướng TN–ĐB
IV/ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ
1/ ĐẶC ĐIỂM TẦNG SINH
Ở mỏ Ruby, ta nghiên cứu các kết quả phân tích địa hóa khác nhau như chỉ số TOC (tổng hàm lượng cacbon hữu cơ), nhiệt phân, tách chiết từ các mẫu vụn khoan, các mẫu sườn, và các mẫu lõi từ các giếng trong các lô lân cận (15-1, 15-2). Trong số các mặt cắt ngang qua các giếng RD-3X, 15-C-1X, Jade-1X, đá phiến sét giàu vật liệu hữu cơ Oligocen có TOC là 1 – 6 %. TOC trong đá phiến sét của loạt “D” là cao nhất và tiềm năng sinh của nó là rất tốt.
Hầu hết các mẫu có chỉ số hydrogen hơn 350mgHC/gTOC. Trong đá phiến tại giếng 15-2-RD-3X của loạt “D” và “E” có giá trị từ tốt đến rất tốt về tiềm năng sinh dầu.
Trong số 19 mẫu phân tích chỉ có 02 mẫu của loạt “C” là rơi vào hướng tạo dầu khí, 17 mẫu của loạt “D” và “E” là có chiều hướng xuất hiện dầu. Trong loạt “B1” ( Mioxen dưới ) hầu hết các mẫu phân tích cho biểu hiện kém vật liệu hữu cơ. Chỉ có một vài mẫu trong giếng 15-C-1X và 02-C-1X có thể là đá sinh dầu khí từ khá đến tốt.
Phân tích thành phần maceral được thực hiện cho mặt cắt Oligoxen của giếng khoan 02-c-1X ( Jade-1X ) và Pearl-1X. Trong Jade-1X có trên 80% mẫu chứa từ 10-40% lipinite ( kiểu vật liệu hữu cơ có khuynh hướng tạo dầu ).
Trong 5 mẫu đá phiến sét lấy trong độ sâu từ 2490 – 2950 m của giếng Pearl-1X, vật liệu hữu cơ kiểu tạo dầu ( amorphous OM, alginite, cutinite, cporite, resinite…) thay đổi từ 60 – 80%. Điều này là một điềm chỉ tốt cho kerogen kiểu II và III.
Nhiều thông số địa hóa được sử dụng để đánh giá nguồn gốc vật liệu hữu cơ. Tổng quát được biểu hiện trên đồ thị mốâi quan hệ giữa C27-C28-C29. Sự tập trung cao của C30 với sự phong phú và sự giảm của nó theo hướng làm cao hơn số nguyên tử Cacbon là một bằng chứng tốt cho các vật liệu hữu cơ có nguồn gốc không phải từ biển. Sự hiện diện của C30 4-Methyl sterane nói lên vai trò đóng góp vật liệu hữu cơ từ các vi khuẩn mono skeleton (sinh vật đơn bào ) hoặc các vi khuẩn sống trong môi trường đầm hồ ( đôi khi có biển). Sự phong phú của sterane thường liên quan đến các tướng trầm tích ở môi trường nước (đầm lầy hay biển). Khi quan sát các tướng hữu cơ cho thấy có tướng đầm hồ trong các trầm tích Oligoxen.
Phân tích chi tiết từ các vùng riêng biệt chứng tỏ nguồn gốc vật liệu hữu cơ thuộc kiểu hỗn hợp và được duy trì trong các điều kiện khác nhau.
2/ ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHỨA
Các đá kênh dẫn
Các tầng đá mà hydrocacbon đi xuyên qua nó để đến bẫy. Cuội kết tại tầng đáy và tầng cát kết bên trên của loạt “E” là đường kênh dẫn tốt cho dầu từ đá sinh của loạt “D” và “E” đến các vỉa của móng đá phong hóa và nứt nẻ.
Các đá chứa
Ở mỏ Ruby đá chứa hydrocacbon là cát kết thuộc trầm tích Oligoxen – Mioxen. Trong mỏ Bạch Hổ, dầu được phát hiện ban đầu có nguồn gốc từ Mioxen hạ và cát kết Oligoxen. Sau này dầu được phát hiện trong các đá móng nứt nẻ, phong hóa.
Đá móng nứt nẻ, phong hóa là đá chứa quan trọng trong bồn trũng Cửu Long. Kinh nghiệm trong thăm dò và khai thác dầu khí tại bồn trũng Cửu Long chứng rỏ rằng có hơn 80% dầu chứa trong các tầng của bồn trũng là thuộc các bẫy nơi đá móng. Các khối nâng lên của đá móng có thể là đối tượng quan tâm cho thăm dò và khai thác dầu khí.
Ở mỏ Ruby, hệ tầng Bạch Hổ trung có thể được chia hai phần. Phần trên chủ yếu là phiến sét, phần dưới là cát. Dựa vào sự phân tích vật lý thì độ rỗng hiệu dụng trung bình 13,2% - 16,3%, độ bão hòa nước trung bình là 51,1% - 58,2%. Còn ở hệ tầng Trà Tân trung thì độ rỗng hiệu dụng là 12,4% - 15% và độ bảo hòa nước trung bình 50,5% - 64,1%.
3/ ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN
Tầng chắn là một bộ phận không thể thiếu trong bẫy dầu. Đá chắn là đá có độ rỗng và độ thấm thấp đủ để ngăn ngừa sự dịch chuyển của hydrocacbon. Đá chắn còn gọi là đá mái nằm ở trên, trong trường hợp dầu dịch chuyển nằm ngang đá chắn gọi là đá tường. Đá chắn chính là đá bị xi măng hóa mạnh hoặc do quá trình trầm tích tiếp theo chứa nhiều phần tử sét. Đá chắn thực hiện được nhiệm vụ của mình khi có một áp lực vừa đủ. Vì vậy khi áp lực thay đổi, áp xuất tăng cao thì đá chắn không còn chắn được nửa. Hầu hết các đá mái có độ thấm < 10-4 Darcy. Đá chắn tốt nhất là đá trầm tích có tính dẻo là đá sét và đá phiến.
Trong bồn trầm tích Cửu Long, các thành tạo sét có bề dày khá lớn và phân bố khá rộng lớn. Chúng vừa đóng vai trò là đá sinh dầu và tầng chắn có hiệu quả.
Như đã mô tả ở trên, đá trong các bẫy nơi đá móng của mỏ Ruby là đá phiến loạt “D”. Thu thập từ các trầm tích cho thấy có thể các tầng mịn hạt phủ bên trên là tầng chắn cho các tích tụ dầu khí.
Tầng Rotalid là tầng chắn tốt mang tính khu vực trong Mioxen dưới với hàm lượng sét 90 – 95 %, kiến trúc phân tán với cỡ hạt < 0.001 m.m. Thành phần khoáng sét chủ yếu là montmoriolit. Đây là tầng chắn tốt cho cả dầu lẫn khí.
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN ĐỂ XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THẤM CHỨA CỦA VỈA SẢN PHẨM Ở GIẾNG KHOAN RB-3X, MỎ RUBY, BỒN TRŨNG CỬU LONG
CHƯƠNG I :
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN
A. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN:
1. PHUƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN NHÂN TẠO
Theo độ dài của dôn (khoảng cách sắp xếp giữa các điện cực) người ta chia làm 2 loại :
Đo sườn
Đo vi điện cực
I. Đo sườn
1) Đo sườn định hướng 7 điện cực
Ao là điện cực trung tâm , ba cặp điện cực bố trí đối xứng qua qua Ao là M1 và M2 ; M’1 và M’2 ; A1 và A2
Nguyên lý: Ao , A1 , A2 phóng ra dòng điện định hướng. Dưới tác dụng của dòng điện không đổi Io được phóng ra bởi điện cực Ao, dòng điện định hướng được phóng ra từ điện cực định hướng A1 và A2 được điều chỉnh sao cho không phụ thuộc điện trở của đất đá kế bên và điện trở của dung dịch trong giếng khoan , đảm bảo sự cân bằng điện thế giữa các điện cực Ao, A1 và A2. Điều kiện để điện thế giữa các điện cực được cân bằng là hiệu điện thế giữa hai cặp điện cực ghi M1M’1 và M2M’2 bằng 0 dưới sự thay đổi cường độ dòng điện định hướng. Nếu như điện thế của điện cực Ao, A1, A2 là bằng nhau thì sẽ không có dòng điện chạy dọc theo giếng khoan mà chỉ hướng vào đất đá nghiên cứu . (Hình 8)
2) Đo sườn định hướng 3 điện cực
Bao gồm 3 điện cực hình trụ dài Ao, A1, A2. Ao là điện cực trung tâm , hai điện cực đối xứng qua Ao là A1 và A2.
Nguyên lý hoạt động: cũng giống như 7 điện cực
3) Đo sườn định huớng đôi DLL: (Dual Laterolog)
3.1. Đo sâu sườn LLD: (deep laterolog)
Bao gồm 9 điện cực Ao, A1, A’1, A2, A’2, M1, M1’, M2, M2’. Nguyên lý hoạt động cũng giống như 7 điện cực .
A1, A1, A2’, A2’ được nối với nhau và dùng để phóng ra dòng điện định hướng. Dòng này sau khi đi qua đất đá sẽ bị uốn cong và quay trở lại điện cực thu.
3.2. Đo nông LLS: (shallow laterolog)
Cũng bao gồm 9 điện cực nhưng khác phương pháp đo sâu là điện cực A1,A1’ phóng ra dòng điện định hướng còn A2,A2’ được sử dụng như là điện cực thu.
Ứng dụng:
Phương pháp đo sâu sườn LLD và đo nông LLS dùng để nghiên cứu:
Điện trở thực của vỉa
Điện trở của vùng thấm
Đường kính của vùng thấm
LLD LLS
A2
A1
M2
M1
Io AO
M’1
M’2
A’1
A’2
HÌNH 8 : MÔ HÌNH CẤU TẠO CỦA LLD và LLS
II. Đo vi điện cực
1) Đo vi điện cực không định hướng ML (MicroLog)
Gồm 3 điện cực Ao, M1, M2 được bố trí trên một đệm lót cao su dùng để chống lại sự nén ép của thành giếng khoan khi thiết bị tiếp xúc với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định và đánh giá khả năng thấm chứa của vỉa sản phẩm ở giếng khoan rb-3x, mỏ ruby, bồn trũng cửu lon.doc